10. Trí tuệ trong sángẩn dụ về bản giác

07/11/20164:40 CH(Xem: 2770)
10. Trí tuệ trong sáng và ẩn dụ về bản giác

KHỞI TÍN LUẬN 
ĐĐ. TS. Thích Trí Minh 
(Giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh)

10. Trí tuệ trong sángẩn dụ về bản giác

 

I. NGUỒN GỐC CỦA TÂM VÀ VÔ MINH

Hơn nữa, cái gọi là “nguyên khởi của tâm” thực ra không có sự bắt đầu để nhận biết; lấy đâu mà nói “biết được sự bắt đầu”, nên nói là “vô niệm”. Do điều này, con người và loài hữu tình không được gọi là giác ngộ. Vì từ trước đến giờ, niệm niệm tương tục, chưa từng lìa niệm, nên gọi là “vô minh không có bắt đầu”.

- “Tâm khởi” (心起) có nghĩa là: (i) sự bắt đầu của tâm, (ii) sự bắt đầu ở tâm

- “Sơ tướng” (初相), tướng trạng của sự bắt đầu là không thực hữu

Hơn nữa, cái gọi là “nguyên khởi của tâm” thực ra không có sự bắt đầu để nhận biết; lấy đâu mà nói “biết được sự bắt đầu”, nên nói là “vô niệm”. Do điều này, con người và loài hữu tình không được gọi là giác ngộ. Vì từ trước đến giờ, niệm niệm tương tục, chưa từng lìa niệm, nên gọi là “vô minh không có bắt đầu”.

- “Tâm khởi” (心起) có nghĩa là: (i) sự bắt đầu của tâm, (ii) sự bắt đầu ở tâm

- “Sơ tướng” (初相), tướng trạng của sự bắt đầu là không thực hữu

- Do vô niệm (= bất giác) nên con người không được giác ngộ

- “Vô thủy vô minh” (无始无明) không có sự bắt đầu của vô minh. Không truy nguyên.

Khi đạt được trạng thái vô niệm thì biết rõ được tâm có sinh, trụ, dị, diệt, vì vô niệm, mà thật ra không có “giác ngộ mới” nào khác. Vì bốn tướng trạng [sinh, trụ, dị, diệt] có đồng thời và không biệt lập nhau, xưa nay bình đẳng và đồng nhất với giác ngộ.

- Nhờ vô niệmnhận thức được sinh diệt của thế giới hiện tượng

- Thủy giác chỉ là sự quay về với bản giác

1. Trí tuệ trong sáng

Mặt khác, giác ngộ gốc theo nhiễm mà phân biệt, sinh ra hai tướng trạng. [Hai tướng trạng này] vốn không tách rời giác ngộ gốc là trí tuệ trong sángnghiệp không thể nghĩ bàn.

“Trí tuệ trong sáng” là do nương vào sức mạnh của chánh pháp, rèn luyệntu hành đúng phương pháp, đầy đủ các phương tiện, nên phá được “thức hòa hiệp”, trừ diệt được “tâm liên tục”, làm hiển bày pháp thântrí tuệ thuần tịnh. Điều này nên hiểu thế nào? Vì tất cả tâm trạng đều thuộc vô minh [bất giác], mà vô minh thì không tách rời khỏi tánh giác, nên không phải “có thể hủy diệt” hay “không thể hủy diệt”.

- Để có trí tuệ: (a) Nương chánh pháp, (b) Tu tập đúng pháp, (c) Khéo sử dụng phương tiện, (d) Kết thúc được thức hòa hợptâm liên tục

- Tất cả tâm trạng đều thuộc vô minh

Như nước đại dương, mặc dù do gió tạo ra sóng, gió và sóng không tách rời nhau, bản chất của nước vốn chẳng động. Khi gió dừng thổi, sự giao động của sóng kết thúc và tánh ước của nước vẫn y nguyên. Tương tự, tâm thể thanh tịnh của con ngườihữu tình, do gió vô minh mà lay động. Tâm và vô minh đều không có hình tướng, không tách rời nhau. Vì bản thể của tâm là không dao động nên khi vô minh bị trừ diệt thì không còn tâm liên tục, trí tuệ không bị diệt mất.

- Ảnh dụ sóng do gió, nước bất động.

- Tự tánh thanh tịnh tâm do vô minh sai sử, lúc đó, trí tuệ không phát huy được

II. TRÍ TUỆ TRONG SÁNG VÀ HOẠT DỤNG SIÊU VIỆT

2. “Nghiệp bất tư nghị” là do nương vào trí tuệ trong sáng, tạo ra các cảnh giới mầu nhiệm thù thắng. Đó là công đức vô lượng, [vừa] thường hằng, [vừa] không bị đoạn tuyệt. Tùy theo căn cơ của con ngườihữu tìnhtương ứng rất tự nhiên các chủng loại và tướng trạng, ai cũng được lợi ích.

- Hoạt dụng siêu việt = “nghiệp bất tư nghị” là do trí tuệ

- Vai trò của trí tuệ tạo ra cảnh giới thù diệu

- Giúp cho mọi loài được lợi lạc

III. BỐN ẨN DỤ VỀ BẢN GIÁC

1. [Như đài gương không tính]

Nói thêm về bản giác. Bản giác có bốn nghĩa, đồng với hư không và giống đài gương sáng. Một là [như] đài gương không tính, như thật, vốn tách rời khỏi tất cả tâm trạng, không hiển thị sự vật nào, do không chiếu soi gì.

- Khái niệm “như thật không kính” (如实空镜).

- Thể là rỗng không, tịch diệt. Dụng là như thật, bất biến.

- Không bị tâm trạng (tâm sở) tác động, chi phối

- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đời

- Thoát khỏi bốn phán đoán triết học

2. [Như đài gương huân tập nhân]

Hai là [như] đài gương huân tập nhân, nghĩa là như thật, chẳng rỗng tuếch. Tất cả cảnh giới thế gian đều biểu hiện trong đó; không xuất ra, không nhập vào, không biến đổi, không hủy diệt; tâm thể là đồng nhất, [bất biến], vì tất cả pháp tức là tính chân thật. Tất cả vật nhiễm ô không thể làm tâm ô nhiễm; thể của trí tuệ là không dao động, đầy đủ [công đức] vô lậu, làm [nhân] huân tập con ngườihữu tình.

- Khái niệm: “nhân huân tập kính” (因熏习镜)

- Bản chất: Chân thật nhưng không rỗng tuếch (如实不空). Không xuất, không nhập, không đổi, không diệt. Đồng nhất.

- Diệu dụng: Chiếu soi mọi cảnh trạng thế gian. Không bị vật nào làm nhiễm ô. Không dao động. Đầy đủ công đức. Giúp chúng sinh lìa sinh tử, đạt niết-bàn.

3. Như đài gương xuất ly

Ba là đài gương siêu thoát nghĩa là các sự vật chẳng phải không thực thể, thoát khỏi chướng ngại của phiền nãochướng ngại của kiến thức, tách rời sự hòa nhập [vào pháp nhiễm], nên tâm thuần tịnh và trong sáng.

- Khái niệm “đài gương siêu thoát” là dịch thoát nghĩa của “pháp xuất ly kính” (法出离镜)

- Bản chất: Đây là bản giác xuất triền, thuần tịnh, trong sáng

- Diệu dụng: Thoát khỏi phiền não chướngsở tri chướng. Không hòa tan với nhiễm ô.

4. Như đài gương huân tập duyên

Bốn là đài gương huân tập duyên, nghĩa là nương pháp xuất ly, khắp soi tâm của chúng sinh, giúp họ tu tập căn lành, thị hiện theo tâm niệm.

- Khái niệm “duyên huân tập kính” (缘熏习镜)

- Diệu dụng của bản giác sau khi thoát khỏi trói buộc

- Chiếu soi, dẫn dắt chúng sinh hữu duyên

- Hướng dẫn tu tập các căn lành

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38522)
03/09/2014(Xem: 25996)
24/11/2016(Xem: 15534)
29/05/2016(Xem: 7697)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.