11. Không giác ngộcác loại thức

07/11/20164:40 CH(Xem: 2289)
11. Không giác ngộ và các loại thức

KHỞI TÍN LUẬN 
ĐĐ. TS. Thích Trí Minh 
(Giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh)

11. Không giác ngộcác loại thức

 

I. BẤT GIÁC

1. Khái niệm và ẩn dụ về bất giác

Cái gọi là “bất giác” [thực ra] là không biết đúng như thật về chân như. Khi tâm bất giác xuất hiện, ý niệm phân biệt có mặt. Ý niệm phân biệt vốn không có tự tướng, nhưng [cũng] tách rời bản giác.

Cũng như người đi lạc đường là do có [nhiều] phương hướng, [không biết chọn phương hướng nào] mới đi lạc. Nếu không chấp phương hướng thì không bị lạc đường. Cũng như vậy, con người bám vào giác ngộ mà có bất giác. Không chấp vào giác tính thì không rơi vào bất giác. Do có tâm vọng tưởng, bất giác, [con người] biết được danh xưng, ý nghĩa… và nói về chân giác. Khi thoát khỏi tâm bất giác thì cũng không còn tự tướng của chân giác để được đề cập đến.

2. Ba phương diện của bất giác

Mặt khác, từ bất giác mà phát sinh ba trạng thái không tách rời khỏi nó. Ba trạng thái đó là :

Một là nghiệp vô minh, do nương vào bất giác mà tâm bị dao động nên gọi là nghiệp. Giác ngộ thì không bị dao động. Còn động là còn khổ, vì quả không tách rời nhân.

Hai là chủ thể nhận thức,  vì nương vào vọng động mà có nhận thức, không có vọng động thì không có nhận thức.

Ba là đối tượng nhận thức,  vì nương vào chủ thể nhận thứccảnh giới vọng hiện, lìa nhận thức thì không còn đối tượng được nhận thức.

2. Ba phương diện của bất giác

Mặt khác, từ bất giác mà phát sinh ba trạng thái không tách rời khỏi nó. Ba trạng thái đó là :

Một là nghiệp vô minh, do nương vào bất giác mà tâm bị dao động nên gọi là nghiệp. Giác ngộ thì không bị dao động. Còn động là còn khổ, vì quả không tách rời nhân.

Hai là chủ thể nhận thức,  vì nương vào vọng động mà có nhận thức, không có vọng động thì không có nhận thức.

Ba là đối tượng nhận thức,  vì nương vào chủ thể nhận thứccảnh giới vọng hiện, lìa nhận thức thì không còn đối tượng được nhận thức.

3. Sáu duyên của bất giác

Do duyên của đối tượng được nhận thức nên có sáu loại khác. Sáu loại đó là.

Một là nhận thức,  tâm khởi sự phân biệt thương hoặc ghét đối với đối tượng được nhận thức.

Hai là tính liên tục, do có nhận thức, nên tâm khởi lên cảm nhận khổ và vui, [một cách] tương thích, không dứt mất.

Ba là chấp thủ, do tính liên tục mà niệm bám vào đối tượng được nhận thức, bám trụ vào khổ và ui, tâm bị vướng dính.

3. Sáu duyên của bất giác

Bốn là chấp ngôn ngữ, văn tự,  [tức] bám vào vọng chấp, phân biệt các ngôn ngữ mặc định.

Năm là tạo hành động,  [tức] dựa vào ngôn ngữ, tìm kiếm ngôn từ, chấp dính đủ thức, tạo các hành động.

Sáu là khổ đau do hành động, [tức] do hành động mà chịu hậu quả, mất hết tự do.

4. Đồng nhất và dị biệt của bất giác

Nên biết rằng vô minh thường sinh ra tất cả yếu tố ô nhiễm, vì ô nhiễm thuộc bất giác.

Hơn nữa, giác và bất giác có hai loại: Một là đồng nhất và hai là dị biệt.

[Về phương diện đồng nhất], như các sản phẩm đồ gốm đều cùng bản chất với vi trần; tương tự, vô lậu [=giác] và vô minh [=bất giác] cũng như các loại nghiệp huyễn… đều đồng tính chất với chân như. Vì thế, Kinh [Phật] dựa vào nghĩa chân như này, nói rằng tất cả chúng sinh từ xưa đến nay vẫn thường trú trong niết-bàn. Bồ-đề không phải là có thể tu, không phải có thể tạo tác, vốn không có chỗ đắc, cũng không có hình tướng để nhìn thấy. Sở dĩtình trạng thấy sắc tướng là do chạy theo nghiệp nhiễm ô mà vọng thấy có, chẳng phải là hình tướng của tuệ giác,  vì hình tướng của trí tuệ thì không thể thấy được. 

[Về phương diện dị biệt], như các sản phẩm đồ gồm không có loại nào giống loại nào; cũng vậy, vô lậu [=giác] và vô minh [=bất giác] do chạy theo ô nhiễm và giả huyễn mà có khác biệt, vì sai biệttính chất của huyễn dụng.

II. CÁC LOẠI THỨC

1. Tâm, ý và thức

Nhân duyên của sinh diệt là do chúng sinh dựa vào tâm mà chuyển ra ý và ý thức. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là do thức A-lại-da mà có vô minh. Khi bất giác có mặt, thì chủ thể nhận thức, biểu hiện, chấp thủ vào đối tượng nhận thứcphân biệt xuất hiện liên tục, đó gọi là ý.

2. Năm loại thức

Ý có năm loại. Một là nghiệp thức (业识), tức do vô minh mà tâm bất giác hoạt động.

Hai là chuyển thức (转识), tức do tâm động mà thấy được hình tướng.

Ba là hiện thức (现识), cái gọi là “thường hiện ra tất cả cảnh giới” cũng như gương sáng phản chiếu hình tượng, màu sắc trong nó; hiện thức cũng vậy, tùy theo [năm] trần cảnhhiện thức có mặt thích ứng, không có trước sau, vì hiện thức uyển chuyển xuất hiện trong mọi thời điểm.

Bốn là trí thức (智识), tức phân biệt đâu là ô nhiễmthanh tịnh.

Năm là tương tục thức (相续识), vì phân biệt tương ứng, không gián đoạn, duy trì các hành vi thiện, ác trong vô lượng kiếp quá khứ, không làm chúng mất đi, đồng thời, làm chúng chín muồi trong hiện tại, dẫn đến kết quả hạnh phúc hay khổ đau trong tương lai, không hề sai sót. [Thức này] làm ta bỗng nhiên nhớ lại những sự việc đã qua và nghĩ tưởng ra những việc chưa đến.

3. Thức và cảnh giới

Do vậy, ba cảnh giớihư ngụy, do tâm chuyển biến; tách lìa tâm thì sáu đối tượng nhận thức  cũng không thành. Nghĩa này thế nào? Vì mọi sự vật hiện tượng đều khởi từ tâm và sinh từ vọng niệm. Tất cả phân biệt thực raphân biệt tự tâm. Tâm không thể thấy được tâm nên không có tướng trạng nào có thể thấy.

Nên biết rằng tất cả cảnh giới của thế gian, duy trì được là do vọng niệm, vô minh của con người. Vì thế, mọi sự vật, hiện tượng như bóng trong gương, không có thực thể, vọng hiện ở tâm, vì khi tâm sinh thì mọi sự vật hiện tượng sinh, khi tâm ngừng thì tất cả sự vật ngừng.

Cần lưu ý rằng, ý thức chính là tương tục thức nêu trên. Người phàm chấp thủ vào ngã, ngã sở hữu và các thứ vọng chấp một cách sâu nặng, phan duyên theo việc, phân biệt sáu đối tượng trần cảnh, gọi là ý thức, cũng gọi là phân biệt thức hay phân biệt sự thức.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 30081)
03/09/2014(Xem: 21403)
24/11/2016(Xem: 13227)
29/05/2016(Xem: 6958)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.