Chương 2. Phật

11/12/20163:06 CH(Xem: 3114)
Chương 2. Phật
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Chương 2

Phật

(5 Tụng)

    

     Sự giải thích về Phật được chia thành ba phần: một phần miêu tả thế nào là Phật bằng phương tiện lời lễ chào, một phần miêu tả những phẩm tính của Phật, và một phần giải thích chi tiết hơn về những phẩm tính này.

 

Lời Lễ Chào

 

4.  Con cúi đầu kính lễ           

  bậc chứng ngộ Bồ-đề,       

     không đầu, giữa hay cuối,

     an nhiên, tự tỉnh giác        

     tự nở hoa trọn vẹn,                        

     một khi được tịnh hóa       

     và làm cho thị hiện,           

     liền chỉ ra con đường        

     vô úythường hằng

     đem lại sự chứng ngộ

     cho những người chưa ngộ,

     vung kiếm, chày kim cương

     vô thượng của trí bi

     chặt đứt mầm đau khổ,

     phá tan tường nghi ngờ

     do tà kiến vây quanh.

 

     Phật được miêu tả trong lời lễ chào. Một vị Phật là một người đã đạt viên mãn hoàn toàn. Quả Phật (Buddhahood) là sự hoàn thành tối hậu cho chính mình bởi vì nó hoàn toàn không vướng mắc tất cả đau khổ và tất cả sự khả hữu của đau khổ. Nếu một người là một vị Phật, thì không còn bất cứ sợ hãi nào, bất cứ lo âu nào, hay bất cứ nghi ngờ nào mà đau khổ sẽ không bao giờ trở lại. Khi đã đạt được Phật quả, người ấy sẽ không ích kỷ vui hưởng riêng mình mà còn từ sự Giác ngộ này tự động giúp đỡ tất cả những chúng sinh khác. Trong bản văn, lời lễ chào được tạo thành trong hình thức, “Con cúi đầu…” và liệt kê ra sáu phẩm tính của Phật. Ba phẩm tính đầu của Phật thì quan hệ với giá trị đối với chính mình và ba phẩm tính cuối quan hệ với giá trị đối với người khác.

     Phẩm tính Phật thứ nhất là phẩm tính không do tạo tác mà có và không là kết hợp của bất cứ cái gì. Bản văn nói Phật thì vĩnh viễn, không giữa, và không cuối. Vĩnh viễn có nghĩa là không có sinh hay điểm khởi đầu của Phật. Không giữa có nghĩa là không có chỗ Phật cư ngụ. Không cuối có nghĩa là không có sự chết, không có sự gián đoạn của Phật. Sự sinh, chỗ trụ, và sự chấm dứt, ám chỉ điều kiện thay đổi. Nếu có sự thay đổi, dù cho có hạnh phúc trong khởi đầu, hạnh phúc này có thể thay đổi thành đau khổ. Thay đổi một cách tự động có nghĩa là vô thườngvô thường ám chỉ đau khổ. Không do tạo tác, Phật không thuộc về các pháp tùy duyên thay đổi.

     Phẩm tính Phật thứ nhì là an nhiên hay bình thản ám chỉ sự hiện diện tự phát của mọi sự vật có lợi ích. Sự bình an này có nghĩa là tất cả sự lay động của ý niệm đã hoàn toàn chấm dứt. Một người không ngừng bị hàng triệu ý nghĩ lay động thì tâm không bao giờ bình yên. Chúng ta phải luôn luôn tận lực với mọi sự việc khó khăn và quấy nhiễu. Bất cứ điều gì một người muốn thì không khả dụng bởi vì luôn luôn có một cái gì đó trên đường đi. Điều này tạo nên khổ não và những khó khăn thân xác bởi vì người ta luôn luôn đấu tranh để làm những điều không phải chỉ một lần mà là nhiều lần. Trái lại, Phật với tâm bình an không cần nỗ lực nào cả và mọi sự vật xảy ra một cách tự phát và không gắng sức.

     Phẩm tính Phật thứ ba là không nương tựa vào những điều kiện bên ngoài. Tự tính Phật thì tự nhiên, như vậy không ai có thể tặng Phật tính cho người khác. Người ta cũng không thể nhìn bên ngoài chính mình để trở thành giác ngộ. Bồ-đề tự nó giác ngộ và không liên quan gì với quá trình bên ngoài.    

     Ba phẩm tính trên liên hệ với giá trị đối với mình. Từ sự có mặt của những phẩm tính này phát sinh ra ba phẩm tính kế tiếpgiá trị đối với người khác. Khi đạt Giác ngộ, người ta đi qua bên kia đau khổ và tất cả những nguyên nhân của đau khổ. Nói cách khác, một người thức tỉnh khỏi vô minh và đây là đạt được an lạc tối hậu. Có sự thấu hiểu trọn vẹn về bản tính của tất cả các pháp mà nó là sự nở hoa đầy đủ của tuệ giác (jñāna). Khi điều này xảy ra, một vị Phật có năng lực giúp những người khác và chỉ cho chúng sinh con đường không sợ hãi (vô úy). Làm như vậy, người ấy có phẩm tính tri kiến đến từ sự chứng ngộ hoàn toàn về bản tính của mọi sự vật và phẩm tính bi ái tạo ra sự ham muốn chia xẻ tri kiến này với người khác.

     Bi và trí được so sánh với lưỡi kiếm và chày kim cương (vajra). Lưỡi kiếm cắt đứt tất cả đau khổ. Chày kim cương phá hủy bức tường nghi ngờ bị tà kiến dày đặc bao quanh. Như thế Phật dùng bi và trí để loại bỏ cho chúng sinh sự đau khổ, những tà kiến, và hiểu sai. Ba phẩm tính của một vị Phật liên hệ với giá trị đối với người khác là: trí tuệ, bi tâm, và năng lực giúp người khác.

     Câu trả lời ngắn cho những phẩm tính của Phật là sự hoàn thành viên mãn cho chính mình và người khác. Câu trả lời dài hơn là liệt kê sáu phẩm tính trên. Câu trả lời đầy đủ nhất là nói Phật có tám phẩm tính là sáu phẩm tính cộng với giá trị cho mình và giá trị cho người khác.[1] Học tám phẩm tính này và giữ chúng trong tâm, không phải chỉ đọc trong bản văn, là lợi ích cho người tu Phật giáo.

 

Những Phẩm Tính của Phật

 

5. Tính giác được phú cho

    với hai giá trị

   Vô vi và tự phát –

   ngộ không do ngoại nhân.

   Sở hữu trí, bi, dũng.

 

     Phẩm tính thứ nhất của Phật là “vô vi” (không do tạo tác) (Tạng: du ma che) cũng có nghĩa là “không do duyên” trong Tạng ngữ. Một phần của chữ Tây tạng này có nghĩa là “tụ tập” hay “tụ họp với nhau.” Nhiều nhân duyên khác nhau tụ họp với nhau tạo nên sự vật. Thí dụ, khi trồng hoa, trước tiên chúng ta cần hạt giống là cái nhân căn bản cho sự hiện hữu của hoa. Chúng ta cũng cần một lô nhân duyên thứ yếu như nước, phân bón, và hơi ấm khiến cho hoa có thể lớn lên. Do đó, hoa phát triển không phải là “không duyên” bởi vì nó là kết quả của hạt giống và tất cả những thành tố cần cho sự trưởng thành. Chúng ta có thể hỏi một vật được cấu tạo từ sự kết hợp của nhiều sự vật khác nhau có gì là sai? Vấn đề là nếu một trong những yếu tố bị thiếu thì vật ấy sẽ không phát triển hay hiện ra. Chẳng hạn, nếu thiếu nước, hoa sẽ héo và chết hay nếu thiếu hơi ấm, hoa sẽ không nở. Trái lại, tự tính Phật không phải do các nhân và duyên khác nhau tạo ra. Tự tính Phật hiện diện trong tâm của tất cả chúng sinh ngay từ đầu. Bởi vì không do tạo tác mà có, bản tính Phật không thay đổi.

     Phẩm tính thứ nhì của Phật là sự hiện diện tự phát của tất cả những phẩm tính tốt của Phật. Tính tự tự phát có nghĩa là sự vắng mặt của nỗ lực. Tất cả những phẩm tính của Phật, những phẩm tính của tính thanh tịnh của pháp thânsắc thân đều hiện diện một cách tự nhiên và không phải bị biến đổi hay phát triển theo bất cứ cách nào. Chúng luôn luôn ở đó không có bất cứ nỗ lực nào.

     Phẩm tính thứ ba là chứng ngộ không nương vào ngoại duyên nào. Nếu một người phải nương tựa vào một vật nào đó  bên ngoài y sẽ bị các ngoại duyên kiểm soát để chứng ngộ nó. Phật không cần nương tựa vào bất cứ vật nào hay điều kiện bên ngoài nào. Người ta có thể hỏi, “Cái gì khiến chuyện chứng ngộ này thành Phật?” Đó là tuệ giác (jñāna), hình thái của trí thông sáng thanh tịnh của tâm. Tuệ giác này tự nhận biết nó không có sự giới thiệu của bất cứ một nhân tố bên ngoài nào như thế giác ngộ trở thành quá trình của tuệ giác thấy bản tính riêng của nó.

     Ba phẩm tính kế tiếp liên hệ với giá trị đối với người khác. Phẩm tính thứ tư là tri kiến toàn hảo. Nếu một người chỉ đường cho người khác, người ấy cần tự mình biết con dường; hoặc không có gì để chỉ. Điều này có nghĩa là sự thấu hiểu của Phật không thể thiên lệch và Phật phải liên lục nhận thức bản tính của tất cả các pháp, không phải chỉ thoáng thấy nó. Tri kiến toàn hảo của Phật có hai hình thái: tri kiến thấy các pháp như thật và tri kiến thấy cái nhiều và đa dạng của các pháp.

     Nếu Phật nhận thức bản tính của các pháp mà không có bi tâm, ngài sẽ giữ tri kiến này cho chính mình. Như thế phẩm tính thứ năm là từ bi. Phật được phú bẩm bi tâm toàn hảo hoàn toàn tương tự, mà còn mạnh hơn, tình yêu của người mẹ đối với đứa con duy nhất của mình. Tình yêu đó ám chỉ một người muốn giải thoát người khác khỏi đau khổ và khiến cho người đó hạnh phúc. Phật có tướng toàn hảo nhất của bi tâm và điều này khiến ngài có thể giúp chúng sinh.

    Phật có tri kiếnbi tâm toàn hảo, nhưng hai phẩm tính này không thể giúp tất cả chúng sinh nếu thiếu phẩm tính thứ sáu. Để loại bỏ tất cả đau khổnguyên nhân của đau khổ, người ta phải có năng lực làm điều đó. Phật có khả năng này để giúp người khác thoát khỏi đau khổnguyên nhân của đau khổ với bi tâmtri kiến. Với những phẩm tính này, ngài đoạn tiệt những hạt giống đau khổ và hủy diệt bức tường nghi ngờ.

 

Tóm Lược Các Phẩm Tính  

 

6.  Vô vi do bản tính

     không đầu, giữa, hay cuối.

     Nên nói là tự phát

     Vì nó là an tĩnh,

     kẻ nắm giữ pháp thân.

 

     Phẩm tính thứ nhất là không do tạo tác mà có (vô vi). Nếu một vật có sự khởi đầu, một cảnh giới trung gian nơi nó đang ở, và chấm dứt khi nó tan rã, thì nó có ba tướng hiện hữu của sinh, sống, và chết là các tướng của những vật hợp tạo (hữu vi). Phật tính không do tạo tác mà có bởi vì nó vốn có trong tâm của tất cả chúng sinh ngay từ đầu. Bởi vì nó luôn luôn hiện diện, Phật tính không có đoạn diệt. Nó ở đó liên tục giúp chúng sinh chừng nào luân hồi còn tiếp tục. Ở giữa không có sự hiện diện thực tế của Tính Giác theo nghĩa nó kiên cố bởi vì tự tính của nó là tính khôngbản tính của nó là tính trong sáng. Do đó, nó là sự hợp nhất của tính không và tính trong sáng.

     Phật có sự hiện diện tự phát bởi vì sự bình ansở hữu pháp thân của ngài. Do bản tính, Phật bình an bởi vì ngài không có động cơ làm hại bất cứ vật gì. Cũng không có xúc động nào là kết quả của tham dục đẩy một vị Phật vào hành động tạo ra tất cả nỗ lực này và toàn bộ sự gắng sức này bởi vì trong Phật tính, tất cả những hình thái gắng sức và khởi lên ý nghĩ đã biến mất và đã được tịnh hóa. Như thế Phật bình an và có bản tính của pháp thân hoàn toàn không có tất cả những gắng sức và tạo tác của tâm. Đây là lý do để nói Phật là tự phát và có sự hiện diện tự phát của tất cả những phẩm tính tốt.

 

7.   Ngộ không do ngoại duyên

     Phải ngộ bằng tịnh thức

     Trí –  ngộ ba cái này.

     Đại bichỉ đường.

 

     Phẩm tính Phật thứ ba là không chứng ngộ nó qua các duyên bên ngoài. Để chứng ngộ Phật tính chúng ta không cần tùy thuộc vào bất cứ vật gì bên ngoài. Điều này không có nghĩa là ở chỗ khởi đầu con đường đạo, chúng ta không cần sự trợ giúp để học cách tu tập. Khởi đầu con đường đạo, chúng ta không thể thấy được tự tính Phật thanh tịnh này nơi tất cả chúng sinh, vì thế chúng ta phải nương tựa các nguồn bên ngoài. Tuy nhiên, lúc chứng ngộ Phật tính, chúng ta không thể nương tựa vào bất cứ ai hay cái gì khác; chúng ta phải nương tựa vào tuệ giác vốn hiện diện nơi tâm. Khi những bất tịnh che khuất tuệ giác được loại bỏ, tính trong sáng mạnh mẽ của tuệ giác này hiện diện và nó tự nhận biết.

 

8.  Dũng là vì loại bỏ

     khổ, nhiễm bằng trí bi

     Ba cái trước lợi mình

     Ba cái sau lợi người.

 

     Tất cả chúng sinh đều có tự tính Phạt, nhưng họ không biết nó và do đó cần trợ giúp để thấy được Phật tính. Tri kiến toàn hảo của Phật biết cách giúp họ. Ngoài tri kiến biết cách trợ giúp này còn có bi tâm thấy sự thống khổchúng sinh phải trải qua bao lần. Bi tâm này thấy nhu cầu trợ giúp chúng sinh nhận ra Phật tính là cách duy nhất để giải thoát họ.

     Phật có năng lực giúp xóa bỏ đau khổ và tất cả ô nhiễm của những chúng sinh đang gây ra đau khổ. Như thế Phật thấy cần giúp những người khác, biết cách giúp họ, và có năng lực giúp họ.



[1] Xem hệ thống đánh số này ở Bản 1 trang 46. Những con số ở trước là phương pháp sáu-phẩm-tính và những con số ở sau các phẩm tính là phương pháp tám-phẩm-tính.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39054)
03/09/2014(Xem: 26252)
24/11/2016(Xem: 15658)
29/05/2016(Xem: 7747)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.