Chương 6. Giác Ngộ

11/12/20163:07 CH(Xem: 2735)
Chương 6. Giác Ngộ
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Chương 6

Giác Ngộ

(73 tụng)

 

     Sự giải thích điểm kim cương thứ năm về mặt cấu trúc tương tự như đại cương của chương Phật tính. Sẽ có một tóm lược về tám điểm quan hệ với giác ngộ và rồi mỗi điểm sẽ được trình bày với nhiều chi tiết.

 

Những Đặc Tính của Giác Ngộ

 

1. Thanh tịnh, đắc, tự tại,

    lợi mình và lợi người,

    căn bản, sâu, bao la,

    vĩ đại của bản tính,

    kỳ hạn và như như

 

      Một người phải bước vào con đường dẫn đến giác ngộ và khi con đường này hoàn thành, người ấy chứng đạt Phật quả. Điểm thứ nhất là bản tính của giác ngộtính thanh tịnh bởi vì không còn ám chướng nữa. Điểm thứ nhì là trên con đường ấy người ta tham học, tư duy, và tu tập thiền định. Khi những sự tu tập này phát triển đầy đủ, người ta chứng ngộ Phật quả. Điểm thứ ba là một khi hoàn toàn thoát khỏi ám chướng, người ta không còn bất cứ cái gì để buông bỏ. Điểm thứ tư gọi là vận dụng và đây là tạo kết quả tốt nhất khả hữu cho mình và người khác. Đạt được giác ngộ là kết quả tốt nhất khả hữu bởi vì người ta sẽ không bao giờ phải trở lại luân hồiđau khổ nữa. Điều này có giá trị to lớn đối với người khác bởi vì nó sẽ giúp vô số chúng sinh đạt đến cùng cảnh giới ấy. Điểm thứ năm miêu tả những phẩm tính khác nhau mà chúng là căn bản cho hai thức ngộ đưa đến giác ngộ. Điểm thứ sáu là cách giác ngộ hiện thân qua các phẩm tính độ sâu, tính bao la, và sự vĩ đại của bản tính liên hệ với ba thân (kāyas). Độ sâu liên hệ với với pháp thân tiêu biểu cho chân tính của tất cả pháp (hiện tượng). Tính bao la liên hệ với báo thân bởi vì nó có thể hành động rất nhiều cách khác nhau. Tính vĩ đại của bản tính liên hệ với hóa thân bởi vì thân này do bản tính rất thanh tịnh và làm việc trợ giúp chúng sinh. Điểm thứ bảy miêu tả sự giác ngộ theo cách bao lâu hoạt động này còn tiếp tục. Điểm cuối cùng ám chỉ thực tính của các pháp liên hệ với tính bất khả tư nghị của nó.

 

2.   Đây nói cảnh giới Phật

      theo tính, nhân, quả, nghiệp,

      phú bẩm, thị hiện, thường,

      và bất khả tư nghị.

 

    Mỗi khía cạnh này được xác định qua những phương diện khác nhau mà chúng biểu thị. Thanh tịnh biểu thị bản tính của giác ngộ; thành tựu biểu thị kết quả của con đường; không vướng mắc tất cả mọi bất tịnh biểu thị thành quả của con đường. Giá trị cho mình và người khác biểu thị cái dụng của giác ngộ. Căn bản cho hai giá trị là tất cả những phẩm tính hiện diện trong giác ngộ. Độ sâu, tính bao la, sự vĩ đại của bản tính theo thứ tự ám chỉ pháp thân, báo thân, hóa thân và cách các thân này thị hiện. Thời gian của các thân này biểu thị tính thường hằng. Thực tính được định nghĩa như là bất khả tư nghị.

 

Bản Tính và Nhân của Giác Ngộ

 

3.  Cái được miêu tả bằng  

     “bản tính nó trong sáng”

     như mặt trời bầu trời

     bị che bởi những lớp

     “mây” dày của ô nhiễm

     và chướng ngại nhận thức

     nhưng chỉ là ngẫu nhiên.

     Tính phật không cấu uế,

     được phú phẩm tính Phật,

     là thường hằng, vĩnh viễn,

     và không có thay đổi.

     Sự thành tựu của nó

     tùy thuộc vào tuệ giác,

     vô niệm, và phân tích

     về tất cả các pháp.

 

     Bản tính của giác ngộ biểu thị tính thanh tịnh và nhân của giác ngộ là những duyên cần thiết để đạt giác ngộ. Phật tính trong bản tính là tịnh quang (Tạng: ösel) có nghĩa là do bản tínhhoàn toàn thanh tịnh. Ngay cả đối với người thường trong bản tính Phật tính cũng là thanh tịnh. Khi nó hiện thân vào lúc giác ngộ, nó không có những tì vết nhất thời do bốn đặc tính.

     Ba đặc tính đầu quan hệ với bản tính của giác ngộđặc tính thứ tư quan hệ với nhân duyên giác ngộ. Đặc tính thứ nhất là tính trong sáng và nó được ví với mặt trời. Mặt trời ám chỉ tự tính, bầu trời ám chỉ bản tính. Thí dụ mặt trời và bầu trời ám chỉ hai phương diện của giác ngộ. Mặt trời ám chỉ tri kiến và bầu trời ám chỉ sự thanh tịnh không có tất cả những ám chướng. Điều này song song với chữ Tây tạng chỉ đức Phật là “sang gay.” “Sang” có nghĩa là “hoàn toàn thanh tịnh”   ám chỉ khía cạnh thanh tịnh, trong khi “gay” có nghĩa là “thức tỉnh” từ giấc ngủ vô minh ám chỉ khía cạnh giác ngộ.

     Đặc tính thứ nhì là tính thanh tịnh có nghĩa đen là “đã loại bỏ tất cả những cái bất tịnh.” Những ám chướng của phiền nãosở tri được ví với những đám mây che mặt trời. Đặc tính thứ ba là sự sở hữu những phẩm tính Phật. Đức Phật có tất cả những những phẩm tính tự tại và những phẩm tính thành thục không phải là tạm thời, mà là vĩnh viễn và không thay đổi. Khi một người thành Phật có một nhân duyên của tuệ giác vừa có tính cách vô niệm vừa có tính cách phân tích khiến cho sự thành tựu khả hữu. Khi thành Phật, người ta có tri kiến như thực (tuệ giác vô niệm) và tri kiến sai biệt (tuệ giác phân tích). Ở mức độ Bồ-tát, hai tuệ giác này đã hiện diện và hành tác nhưng chỉ phát triển đầy đủ khi thành Phật. Tuệ giác vô niệm vận hành trong lúc thiền định khi người ta đạt được nội kiến trực tiếp thấy chân tính của các pháp. Tuệ giác phân tích vận hành trong lúc sau thiền định khi người ta biết được sự sai biệt to lớn của các pháp tương đối. Quả Phật (Buddhahood) thành tựu bằng phương tiện của hai khía cạnh tuệ giác này. Nói một cách chi tiết hơn :

    

 4.  Quả phật không thể chia

      nhưng có thể xếp loại

      theo phẩm tính thanh tịnh;

      tuệ giáctự tại

      như mặt trời bầu trời.

 

5.  Tính trong sáng quang minh

     không phải do tạo tác

     thấm nhập không phân biệt,

     có đủ phẩm tính Phật,

     nhiều hơn cát sông Hằng.

 

6.  Ô nhiễm, màn nhận thức

     tựa như đám mây che

     do bản tính, vô hữu

     lan khắp chỉ ngẫu nhiên.

 

7.  Nguyên nhân giải thoát được

     hai tấm màn che này

     là hai thứ tuệ giác:

     tuệ giác vô phân biệt

     và tuệ giác hậu đắc.[1]

 

     Đặc điểm thứ nhất quan hệ với bản tính của giác ngộ. Trước kia, điểm này đã được ví với mặt trời và bầu trời, với mặt trời tượng trưng cho tính trong sáng quang minh của tuệ giác và bầu trời tượng trưng cho tính thanh tịnh đến từ sự lìa bỏ tất cả những cái bất tịnh. Tính giác thì không thể phân chia có nghĩa là nó không thể tách rời khỏi Phật tính. Nó cũng hoàn toàn thanh tịnh, có sự thanh tịnh của bản tính và sự thanh tịnh của sự loại bỏ những cái bất tịnh. Như thế tuệ giác này giống như mặt trờisự giải thoát này giống như hư không.

     Điểm thứ nhì là những phẩm tính không thể tách rời nhau. Người ta nói rằng ánh sáng thanh tịnh không do tạo tác mà có và tự tính Phật, do bản tính, là tính trong sáng như vậy tính trong sáng này là vốn có như vậy. Tính trong sáng này nhuần khắp tất cả chúng sinh không có sự phân biệt nào cả và những phẩm tính tốt này còn nhiều hơn số cát sông Hằng.

     Thứ ba, mặc dù những cái bất tịnh thực ra không hiện hữu (không có), chúng hiện diện nơi người thường giống như những đám mây che mặt trời. Những đám mây xuất hiện trên bầu trời không thuộc về bản tính của bầu trời, nhưng chỉ là ngẫu nhiên đối với bầu trời. Tương tự, sự vẩn đục trên thỏi vàng không phải là phần của vàng; nhưng là một cái gì đó có thể loại bỏ được bởi vì nó không phải là phần vốn có trong bản tính của nó.

     Bởi vì những bất tịnh này không phải là phần của Phật tính, có thể loại bỏ được. Những bất tịnh này được xác định là không hiện hữu, lan tỏa khắp mọi nơi, và là ngẫu nhiên. Tương tự, những đám mây tượng trưng cho hai ám chướng che mờ Phật tính; khi chúng bị loại bỏ, Phật tính thị hiện trong tính thanh tịnh đầy đủ của nó.

     Điểm thứ tư là những ám chướng này có thể loại bỏ được bằng phương tiện hai tuệ giác. Sự thị hiện của Phật tính tương tự như khi các đám mây được loại bỏ. Những ám chướng của phiền não che lấp khía cạnh giải thoát và những ám chướng của sở tri che lấp khía cạnh biết tất cả của Phật tính. Hai tuệ giác này, như thực và sai biệt, dần dần hiện ra cho đến khi chúng thuần thục trọn vẹn để giác ngộ. Tri kiến như thực phát triển từ thiền định vô niệm về bản tính của tất cả các pháp hiểu tính không của chúng.  

     Sau-thiền-định cho phép tuệ giác sai biệt thị hiện cho thấy những gì có liên quan ở bình diện tương đối (gọi là khía cạnh “bao la” của các pháp) và những gì thuộc về bình diện tối hậu (gọi là khía cạnh “sâu xa” của các pháp). Điều này đánh tan những ám chướng của sở tri. Như vậy do sự phát triển của đường đạo, hai phẩm tính này trở thành hiển nhiên đến độ có thể loại bỏ những ám chướng đó và Phật tính có thể thị hiện.

 

3. Quả của Giác Ngộ     

 

     Có hai cách hợp lý mà quả giác ngộ có thể xảy ra. Có thể là nó do một vật nào khác tạo ra hay có thể nó là kết quả của sự gỡ bỏ sự che phủ. Trong Luận Phật Tính (Uttara Tantra) nói sự tịnh hóa xảy ra do loại bỏ các ám chướng. Nếu các phẩm tính của Phật có là do thâu hóa thay vì do bản tính chúng là hợp tạo và chịu sự thay đổi. Tuy nhiên, chúng vốn hiện diện trong tâm của tất cả mọi chúng sinh và do đó không thể do thu nhận mà có.

 

8.   Như hồ nước tinh khiết

      hoa sen phủ kín dần.

      Như trăng tròn thoát khỏi

      miệng của quỉ La-hầu (Rahu),

      như mặt trời thoát khỏi

      những đám mây ô nhiễm.

      Đây sáng ngời thị hiện

      không tì vết cùng với

      mọi phẩm tính sở hữu.

  

     Sự thoát khỏi ô nhiễm tham dục được ví với tỉ dụ cái hồ được  hoa sen bao phủ. Thoát khỏi sự giận dữ dùng tỉ dụ mặt trăng thoát khỏi bị La-hầu ăn [La-hầu là biểu tượng nguyệt thực]. Sự thoát khỏi vô minh dùng tỉ dụ mặt trời và những đám mây.

 

9.  Như thế tính Phật

     giống như bậc chiến thắng,

     đệ nhất trong tất cả,

     như mật ong, gạo, vàng,

     rất giá trị, kho tàng,

     đại thụ, hình Thiện Thệ,

     quí báu và tinh khiết,

     giống như vua thế gian

      và pho tượng bằng vàng.

 

     Trong chương trước cho chín thí dụ, trước hết, là để chứng minh rằng tính Phật giống như thân của đức Phật, mật ong có thể dùng được sau khi lấy từ bầy ong, các loại hạt có thể ăn được một khi đã lột bỏ vỏ trấu, v.v…Nói một cách chi tiết hơn:

 

10.  Tính thanh tịnh – không có

        những ô nhiễm ngẫu nhiên

       (tham và những thứ khác) –

       giống như nước trong hồ, v.v…

       Vắn tắt, nó là quả

       của tuệ giác vô niệm

 

     Tính thanh tịnh do tuệ giác vô niệm [hay trí vô phân biệt] và sau-thiền-định đạt đượcthành quả của sự tịnh hóa những ám chướng phiền não. Điều này được miêu tả bằng ba thí dụ cái hồ mọc đầy hoa sen, nguyệt thực, và mây che mặt trời. Khi những thứ này bị loại bỏ, người ta có thể thấy được nước trong sạch của cái hồ, mặt trăng tròn, và mặt trời, theo thứ tự. Cũng vậy, khi các ô nhiễm được loại bỏ, người ta có thể thấy tự tính Phật một cách rõ ràng không có bất cứ ám chướng phiền não nào. Tuệ giác vô niệm mà nó là sự trực tiếp nhận ra chân tính của các pháp, khiến có thể loại bỏ những ám chướng phiền não. Tuệ giác này hoàn toàn không có khái niệm nào về sự vật như thế nào; nó chỉ nhận thức các pháp như thực.

 

11.  Đạt thân Phật chân chính,

       có phẩm tính tối thượng,

       ấy được dạy là quả

       của tuệ giác hậu đắc.

 

      Khi những ám chướng của sở tri bị loại bỏ, người ta có thể chứng đắc các thân Phật tương ứng tối thượng. Chúng bị loại bỏ bằng tuệ giác sau-thiền-định nhận thức tất cả các pháp trong toàn bộ sai biệt mà không nhầm lẫn. Như thế trong lúc thiền định, người ta thấy một cách trực tiếp tướng của mọi sự vật thực sự không hiện hữu và trong lúc sau-thiền-định người ta thấy sự sai biệt rất lớn của những ảo ảnhchúng sinh chìm đắm trong đó. Tuệ giác sau-thiền-định đặc biệt này sẽ xóa bỏ những ám chướng sở tri như vậy tất cả các thân Phật có thể thị hiện.

 

12.  Đây như hồ nước trong, v.v…

       đã loại bỏ bùn tham,

       khiến cho nước thiền định       

       hộ trì các chúng sinh

       như hoa sen tu luyện.

       

     Điểm kế tiếp cho thấy tính Phật thoát khỏi ba độc như thế nào. Trong thí dụ cái hồ, người được ví với hoa sen và “những hoa sen” này được nước thiền định tinh khiết tẩy sạch bùn tham dục.    

 

13.  Như trăng tròn không vết,

       khỏi “La-hầu”sân hận,

       nó ôm trùm tất cả

       chúng sinh bằng ánh sáng

       đại bitừ ái.

 

     Thí dụ thứ nhì là mặt trăng bị nguyệt thực che mờ. Bình thường, ánh sáng của mặt trăng rất sáng, mát mẻ, và êm ả. Trong lúc nguyệt thực nó trở thành hơi đỏ, rồi đen, không còn đẹp và sáng nữa. Tương tự, có sự thay đổi rất mạnh xảy ra khi một người nào đó bị giận dữ ảnh hưởng. Một người rất ôn hòayêu thương trở thành một người không tử tế và phát triển ý muốn làm hại người khác khi bị giận dữ ảnh hưởng. Như thế sự giận dữ này làm mờ những phẩm tính tốt tự nhiên của người ấy. Khi một người thoát khỏi giận dữ, thì giống như mặt trăng tròn ra khỏi nguyệt thực.

 

14.  Như mặt trời không vết,

       khi Phật tính thoát khỏi

       tất cả mây vô minh,

       Nó đánh tan bóng tối

       của tất cả chúng sinh

       bằng hào quang tuệ giác.

 

     Thí dụ thứ ba so sánh sự thoát khỏi vô minh với những đám mây trước mặt trời. Vô minh không mang hình thức giống y như các loại bất an phiền não khác. Nó không phải là một cảm giác dữ dội như người ta có với giận dữ hay tham dục. Nó giống như một giọng nói nhỏ hơn, như một cái gì lúc nào cũng ở đó. Sống trong vô minh cũng không mang lại nhiều sự đau khổ hiển nhiên. Tương tự, khi những đám mây làm mặt trời u ám, mặt trời không thể thi hành nhiệm vụ của nó làm nở hoa và chín hoa màu. Cũng vậy, khi một người bị vô minh ám chướng, ánh sáng trí bát-nhã và tuệ giác không thể chiếu sáng và những phẩm tính này không thể phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, khi một người được giải thoát khỏi vô minh, ánh sáng tuệ giác có thể đánh tan bóng tối vây quanh người ấy và có thể tỏa sáng tất cả chúng sinh. Đây là lý do tại sao mặt trời Phật tính vĩ đại có thể đánh tan bóng tối vô minh của tất cả chúng sinh.

     Những ám chương phiền não được liệt kê trong luận A-tì-đat-ma (Abhidharma) là mười ô nhiễm căn bản và hai mươi ô nhiễm thứ cấp. Những ô nhiễm này còn được chia thành những ám chướng có thể loại bỏ bằng nội kiến và những ám chướng có thể loại bỏ bằng tu dưỡng nội kiến. Nhưng những phiền não ấy cũng có thể tóm lược thành ba độc tương ứng với ba thí dụ vừa cho. Đôi khi những phiền não này cũng được giải thích bằng những hạn từ năm độc: ràng buộc [tham], xâm hại [sân], và vô minh cộng thêm kiêu mạn và ganh tị. Tuy nhiên, ganh tị có cùng bản tính như xâm hại; và kiêu mạn có rễ ăn sâu trong vô minh bởi vì nó là niềm tin rằng mình tài giỏi và thông minh hơn người khác. Vì thế một khi loại bỏ được ba độc này, tất cả những phẩm tính Phật có thể thị hiện.

     Sự giải thích chi tiết này về sự tự tại khi thoát khỏi những ám chướng sở tri cho chín thí dụ. Thứ nhất, Phật tính đã giải thoát những bất tịnh được ví với thân Phật, bởi vì không có gì khác người ta có thể dùng được vì Phật là vô song.

 

15.  Có phẩm chất vô song,

       cho mùi vị chân pháp,

       thoát khỏi vỏ vô minh,

       nó như bậc Thiện Thệ,

       như mật ong và hạt.

 

     Thứ nhì, nó được ví với mật ong bởi vì một khi đạt Giác ngộ, nó có khả năng cho tất cả chúng sinh mùi vị của pháp toàn hảo bằng cách đem lại an lạc cho họ.

     Thứ ba, nó được ví với hạt gạo đã thoát khỏi vỏ trấu bởi vì một khi tất cả những phẩm tính đã thoát khỏi cái vỏ vô minh, người ta có thể nếm những phẩm tính ấy với tất cả sự tốt lành.

    

16. Nó thanh tịnh tự nhiên,

      nó đánh tan những cảnh

      nghèo khó của chúng sinh

      bằng sự giàu phẩm tính,

      nó cho quả giải thoát,

      nó giống như vàng ròng,

      như kho tàng, cây lớn.

    

     Trong ba thí dụ kế tiếp, Phật tính được ví với vàng, kho tàng vĩ đại và cây cổ thụ. Phật tínhbản tính rất thanh tịnh vì tất cả những cái bất tịnh nhất thời đã bị loại bỏ và nó được trang nghiêm bằng hàng vạn phẩm tính. Bởi vì nó có sự giàu sang phẩm tính, nó có thể loại bỏ sự nghèo khó của tất cả những ai vướng mắc trong sự hiện hữu do nhân duyên qui định và những ai đau khổ vì thiếu thông minh, thiếu niềm tin, và thiếu hạnh phúc. Nó có thể đánh tan sự nghèo khó của những chúng sinh khác bằng cách chuyển bánh xe pháp. Chuyển bánh xe pháp không phải chỉ là sự giúp đỡ ngắn hạn; nó là cách để đạt sự an lạc tối hậu qua giải thoát hoàn toàn. Phật tính được ví với vàng bởi vì tính thanh tịnh tự nhiên của nó. Bởi vì nó đánh tan sự nghèo khó của tất cả chúng sinh, nó được ví với kho tàng vĩ đại. Bởi vì nó đưa đến quả toàn hảo, nó được ví với cây mọc lên từ trái.

 

17.  Vì nó là “hiện thân

       những phẩm tính trân quí,”  

       vì nó là “chúa tể

       tối thượng của loài người,”

       và vì tướng của nó

       là tượng quí sáng tạo,

       nó giống như những vật

       làm bằng ngọc trân quí,

       hay một bậc quân vương

       và những vật bằng vàng.

     

     Ba thí dụ vừa rồi chứng tỏ làm sao Phật tính, khi thoát khỏi nhừng ám chướng sở tri, có bản tính của ba thân. Pháp thân được ví với viên trân châu bởi vì nó không phải là do những yếu tố khác hợp thành. Nó cũng không phải là một bản tính hư huyễn vì thế nó được ví với pho tượng làm bằng những chất quí.

     Báo thân được ví với vị vua của tất cả chúng sinh Chuyển Luân Vương (Phạn: Chakravartin) ở trong thai cung của một bà mẹ nghèo và xấu xí. Báo thân ở đây người ta nói là chúa tể của tất cả chúng sinh trên trái đất. Báo thân có thể giúp, bảo vệ, và chăm lo tất cả chúng sinh.

     Cuối cùng, hóa thân được ví với pho tượng quí bên trong khuôn đất sét. Nó được ví với một pho tượng rất quí bởi vì nó có phẩm tính đặc biệt của chúng sinh như ngọc như ý. Khi đức Phật xuất hiệnthế gian, sự an lạc của chúng sinh gia tăng. Như thế, đó là lý do tại sao ở đây nó được ví với pho tượng làm bằng những chất rất quí, như ngọc như ý.

     Chín thí dụ này về Phật tính khi đã thoát khỏi tất cả những ám chướng do sở tri. Mỗi bộ ba thí dụ cũng có những ý nghĩa đặc biệt. Ba thí dụ đầu – Phật được giải thoát khỏi hoa sen, mật ong lấy ra khỏi đàn ong, gạo lấy ra khỏi vỏ trấu – minh họa quả Giác ngộ một khi những ám chướng do sở tri được loại bỏ. Loại bỏ những ám chướng phiền não chỉ cho phép người ta đạt đến cảnh giới của A-la-hán, Thanh văn, hay Bích chi Phật mà không đạt đến quả Phật cuối cùng. Để thành Phật, cũng phải loại bỏ những ám chướng do sở tri. Lúc giác ngộ, tất cả những phẩm tính thân, ngữ, và ý của Phật đều thị hiện. Tướng của thân thị hiện như trong thí dụ khi Phật được giải thoát khỏi hoa sen. Ngữ của ngài hiện ra khi ngài bắt đầu ban cho chúng sinh hương vị mật ong của pháp. Tướng của tâm ngài hiện ra khi chính tự tính, hạt gạo, được giải thoát khỏi vỏ trấu.

     Ba thí dụ cuối cùng minh họa sự chứng ngộ tối hậu hiện ra trong hình tướng ba thân của đức Phật dùng những thí dụ vàng, kho tàng, và đại thụ. Vàng thì tinh khiết tự nhiên, kho tàng thì phong phú tự nhiên, và đại thụhiện thân đầy đủ của quả. Như vậy những cái này được ví với Phật tính mà nó là sự giải thoát hoàn toàn khỏi tất cả mọi ám chướng.

 

4. Cái Dụng của Giác Ngộ

 

18.  Tính Phật – không cấu uế

       và thấm nhuần tất cả –

       có bản tính bất hoại

       bởi vì nó vĩnh viễn,

       bình yên, thường, bất tử,

       là nền tảng lợi ích

       cho tất cả chúng sinh.

       Như lai như hư không,

       căn bản cho đối tượng

       của cả sáu giác năng

       các bậc trí kinh nghiệm.

 

     Có bốn phẩm tính kết hợp với sự vận hành của Phật tính. [Thứ nhất], nó không bị các ô nhiễm hay dấu vết tồn tại của tâm nhuộm màu. Thứ nhì, nó bao trùm tất cả, liên hệ với khía cạnh tri kiến của Phật tính. Thứ ba, nó bất diệt, liên hệ với bản tính không tạo tác của Phật tính. Thứ tư, nó là nền tảng của mọi sự vật. Ba phẩm tính đầu liên quan đến lợi mình và phẩm tính thứ tư liên hệ đến lợi người.

     Thuộc tính bất hoại thứ nhất được giải thích với bốn cách. Nó bất hoại bởi vì nó không có già, bệnh, sinh, hay chết. Vì không già, nó vĩnh viễn; vì không bệnh, nó bình yên; vì không sinh, nó thường hằng; vì không chết, nó bất tử. Thuộc tính thứ tư của Phật tính là nền tảng của mọi sự vật minh họa bởi chư Phật được ví với hư không bởi vì bản tính của nó là vô vi. Hư không chỉ là ở đó, nó không làm gì cả, nhưng nó cung cấp sự khả hữu cho mọi sự vật khác xảy ra. Cũng vậy, chư Phật cung cấp không gian bên trong mà trong ấy tất cả mọi khả năng của những người chứng ngộ có thể kinh nghiệm.

 

19.  Nó là duyên để thấy

       sắc bên kia bốn đại,

       để nghe âm thanh tịnh,

       để ngửi hương thanh tịnh

       của đạo hạnh toàn hảo  

       của các bậc Thiện Thệ,

       để nếm vị chánh pháp

       của các bậc thâm ngộ.

     Đối tượng các thức của những bậc chứng ngộ được kinh nghiệm theo cách ở bên kia bốn đại [bốn yếu tố]. Đây ám chỉ các sắc thân của Phật mà những bậc tâm linh thuần thục có thể thấy được. Tai của những người chứng ngộ có thể nghe âm thanh thanh tịnh của pháp đại thừa. Mũi của họ có thể ngửi được mùi hương rất thanh tịnh của đạo hạnh toàn hảo của Phật. Lưỡi của họ có thể nếm được vị của chánh pháp, thực sự nếm được nghĩa của nó. Bởi vì họ đạt được sự làm chủ thiền định, họ có thể kiểm soát sự thiền định của họ và nó đem lại sự an lạc lớn. Kinh nghiệm an lạc này biểu thị kinh nghiệm xúc giác thanh tịnh. Họ cũng có kinh nghiệm của tâm về chân tính của mọi sự vật. Đây là cách những bậc chứng ngộ kinh nghiệm tất cả tình cảm đều thanh tịnh.

 

20.  Để kinh nghiệm an lạc

       cảm thấy trong thiền định

       để chứng ngộ tự tính,

       cái bản tính thâm sâu,

       Nên khi diệu quán sát,

       Như lai, sinh chân lạc,

       như hư không, không nhân.

 

     Theo nghĩa tối hậu, Như lai giống như hư khônghư không thì trống không và đồng thời nó cũng cung cấp tính năng khả hữu cho mọi sự vật xảy ra trong đó. Chư Phật được ví với hư không bởi vì phẩm tính không tạo tác và không thay đổi của hư không. Cũng vậy, chư Phật không phải được tạo ra và tự động hiện diện không có bất cứ nỗ lực nào về phần các ngài. Hoạt động của các ngài xảy ra để giúp những chúng sinh khác không có bất cứ lý do nào và các ngài không nghĩ là phải giúp và làm điều gì đó để giúp. Toàn bộ sự việc xảy ra một cách tự phát.

 

21.  Dụng của hai tuệ giác,

       như đã nói giản lược,

       và được biết như là

       hoàn thiện thân giải thoát

       và thành tựu pháp thân.

 

     Bốn điểm này sẽ được giải thích chi tiết trong ba phần. Phần thứ nhất là giải thích làm thế nào đạt được hai lợi ích bằng phương tiện  tuệ giác như thực và sai biệt. Trong khi Bồ-tát đang tu tập trên đường đạo, hai tuệ giác dần dần thị hiện. Trong thiền định, tuệ giác vô niệm [vô phân biệt trí] hiện diện cố gắng hiểu bản tính tối hậu của các pháp. Trong sau-thiền-định, tuệ giác phân tích khảo sát tính sai biệt [diệu quán sát trí] của các pháp để hiểu những đặc thù của nó. Khi hai tuệ giác này phát triển đầy đủ, chúng tự phát biểu trong hình tướng hai thân của Phật mà thực tế nó là phần của pháp thân. Một thân được biết như là Thân giải thoát (vimuktikāya) nghĩa là “sự hiện thân của giải thoát.” Thân kia là Pháp thân hay “sự hiện thân của Pháp.” Thân giải thoát đạt được từ tuệ giác vô niệm loại bỏ tất cả những ám chướng.

     Tuệ giác thứ nhì là sự chứng ngộ đầy đủ về các pháp biểu thị khía cạnh trong sáng của Phật tính do Pháp thân hiện thân. Pháp thân đạt được là kết quả của tuệ giác sau-thiền-định. Nó là khía cạnh hiểu các pháp có tính cách phân tích tìm thấy sự biểu hiện trong Pháp thân lúc thành quả.

     Như vậy giác ngộ được chia thành Thân giải thoátPháp thân với Thân giải thoát biểu thị những phẩm tính không ô nhiễmPháp thân biểu thị những phẩm tính của tính thấm nhập tất cả bởi vì Pháp thân thấm nhập tất cả các pháp. Các thân này cũng có phẩm tính chung là vô vibất hoại.

     Ba phẩm tính không bị ô nhiễm, bao trùm tất cả, và bất hoại này biểu thị sự viên mãn toàn hảo cho mình và có năng lực thành tựu sự viên mãn toàn hảo cho người khác mà nó là phẩm tính thứ tư, sự an lạc của người khác. Như vậy Thân giải thoátPháp thân biểu thị sự thành toàn cho mình và sự thành toàn cho người khác, như vậy chúng là nền tảng cho tất cả mọi phẩm tính khác.

 

22.  Vô cấutrùm khắp,

       chúng căn bản vô vi,

       nên biết thân giải thoát

       và pháp thân thì có

       hai thuộc tính và một.

 

     Khi các ô nhiễm đã hoàn toàn bị loại bỏ, tính Phật trở nên viên mãn toàn hảo và tất cả những dấu ấn vi tế của tâm được loại bỏ hoàn toàn. Điều này trái với hàng Thanh văn hay Bích chi phật bởi vì những dấu ấn tâm trí của họ không được loại bỏ. Nhưng tất cả những thứ này biến mất hoàn toàn và phẩm tính thanh tịnh biểu hiện bằng không cấu uế.

 

23.  Một là không cấu uế

       bởi vì các ô nhiễm

       và tùy duyên đã dứt.

 

       Tuệ giác được xem là

       bao trùm khắp tất cả

       bởi vì không dính mắc

       và không bị chướng ngại.

 

     Khía cạnh thứ nhì của chứng ngộ toàn hảo do Pháp thân biểu thị là phẩm tính tuệ giác thấm nhập tất cả. Một khi tất cả những ám chướng đã được loại bỏ, tuệ giác Phật có thể thấm nhập mọi sự vật và không bị những nhận thức sai lầm chướng ngại.

 

24.  Chúng không do tạo tác

       vì bản tính của chúng

       thì luôn luôn bất hoại.

       Tính bất hoại đã được

       nói đến và giải thích

       là vĩnh viễn, v.v…

 

     Những phẩm tính của thanh tịnh toàn hảo và chứng ngộ toàn hảo theo thứ tự biểu thị tính không cấu uế và tính thấm nhập tất cả. Chúng cùng có phẩm tính chung là bất hoại. Tính bất hoại này, đã được nói đến, có các khía cạnh là vĩnh viễn, an tĩnh, thường hằng, và bất tử.

 

25.  Tính hoại diệt được biết

       qua bốn khía cạnh này

       vì chúng là đối tác

       của trường tồn, v.v…

       suy đồi, thay đổi mạnh,

       gián đoạn, sự biến đổi  

       ngoài nghĩ bàn của chết.

 

     Giác ngộ có phẩm tính bất hoại mà các pháp không dự phần. Mọi sự vật do tạo tác hay hợp tạo do bản tính phải trải qua sinh, già, bệnh, và chết. Tính hoại diệt thị hiện như là sự suy đồi tương ứng với tuổi già, sự thay đổi kịch liệt tương ứng với bệnh, sự gián đoạn tương ứng với chết.    

 

26.  Nên biết, vì giác ngộ

       không có những thứ này,

       nó vĩnh viễn, bình an,

       thường hằng, và bất tử.

       Trí này là cứ địa

       hoàn toàn không cấu nhiễm

       vì nó là nền tảng

       cho tất cả phẩm hạnh.

 

     Phẩm tính của trí tuệ không cấu uế là căn cứ địa để làm lợi ích chúng sinh bởi vì nó là căn bản của tất cả những phẩm tính đạo đức. Trí tuệ không ô nhiễmtự tính Phật một khi tất cả những bất tịnh được loại bỏtri kiến của một người phát triển trọn vẹn. Như vậy ở điểm này trí tuệ không cấu uế là căn cứ địa của tất cả những phẩm tính cho tất cả chúng sinh. Nhiệm vụ của những khả năng và tài năng của một người là cung cấp cho y cơ hội để làm những hành động đạo đức. Do đó, Phật tínhcăn bản của tất cả mọi phẩm hạnh.

 

27.  Như hư không vô nhân

       là nhân để thấy, nghe,…

       sắc tướngâm thanh,

       mùi, vị, xúc, và pháp.

      

28.  Cũng vậy, đây là duyên

       khiến cho các phẩm tính

       không cấu nhiễm phát sinh

       như đối tượng các căn

       của chúng sinh ổn định

       qua con đường nối kết

       với hai thân vô ngại.

      

     Thí dụ, hư không không phải là nguyên nhân của sắc, thanh, mùi, vị, xúc, hay pháp. Nó không tạo ra chúng, nhưng là môi trường trong đó tất cả những thứ này có thể hiện ra, như vậy sắc tướng có thể thấy được, âm thanh có thể nghe được, v.v… Cũng vậy, khi những đệ tử tu tập con đường nối kết, họ thấy hai thân của Phật, (Thân giải thoátPháp thân) mà không có chướng ngại nào.

 

5. Phú Bẩm

 

29.  Phật tính ngoài nghĩ bàn,

       thường hằngvĩnh viễn,

       bất biếnan nhiên,

       trùm khắpvô niệm.

       Như hư không, vô chấp,

       hoàn toàn không chướng ngại,

       không có cảm xúc thô,

       không thể nhìn thấy được,

       cũng không thể nhận thức,

       thiện lành, không tì vết.

 

     Phật tính thì không thể nghĩ bàn bởi vì chỉ có thể hiểu được nó bằng tuệ giác tự tri; nó thường hằng bởi vì nó không có sinh; nó vĩnh viễn bởi vì nó không có tuổi già; nó bất biến bởi vì nó không có chết; nó hoàn toàn bình an bởi vì nó hoàn toàn không có nghiệp quả của đau khổ; nó bao trùm tất cả bởi vì tri kiến sai biệt; nó vô niệm bởi vì tri kiến như thực; nó không vướng mắc bởi vì nó không có ám chướng phiền não; nó hoàn toàn vô ngại bởi vì nó không có ám chướng sở tri; nó không có cảm xúc thô bởi vì nó ở trong cảnh giới chân thiền định; nó không thể thấy được bởi vì nó không có sắc; nó không thể nhận thức được bởi vì nó không có tướng; nó thanh tịnh bởi vì do bản tính; và nó không tì vết bởi vì nó không có những ô nhiễm bất ngờ.

 

30.  Sự thành tựu của mình

       và lợi ích cho người

       thị hiện qua hai thân:

       pháp thân, thân giải thoát.

       hai [thân]căn bản này,

       lợi mình và lợi người,

       đều có những phẩm tính

       không thể nghĩ bàn trên, v.v…

 

     Có mười lăm phẩm tính của Phật tính hiện ra nơi thân giải thoátpháp thân. Chữ Tây tạng cho “Phật” là “sang gye” với “sang” có nghĩa là “thức tỉnh từ giấc ngủ vô minh”, và “gye” có nghĩa là “nở hoa trọn vẹn.” Điều này cho thấy hai mặt của Phật tínhtính thanh tịnh và tính giác ngộ. Những điều này cũng có thể tìm thấy trong các chữ Tây tạng cho “giác ngộ” mà nó được tạo bằng hai âm tiết “chang” có nghĩa là “được tịnh hóa” và “chub” có nghĩa là “được đồng hóa” hay “được nhận vào” hay “được nội hóa.” Âm tiết thứ nhất cho thấy mặt của giác ngộ, của giải thoát hoàn toàn không có tất cả những tì vết và điều này biểu thị khía cạnh thân giải thoát. Âm tiết thứ hai ám chỉ khía cạnh giác ngộ của Phật tính, biểu thị bằng pháp thân. Thân giải thoátpháp thân, theo thứ tự, có giá trị cho mình và cho người. Nói một cách chi tiết hơn:

 

31.  Phật tính là lãnh địa

       của tuệ giác toàn tri

       không ở trong phạm vi

       của ba trí bát-nhã.[2]

       Do vậy nên hiểu rằng

       đối với các chúng sinh

       thân tuệ giác thực là

       không thể nào nghĩ bàn.

 

     Phẩm tính thứ nhất của giác ngộ là không thể nghĩ bàn mà nó được giải thích trước hết bởi vì nó là phẩm tính chính chạy suốt qua tất cả những phẩm tính khác của một vị Phật. Những phẩm tính chân thực của một vị Phật thực sự không ai khác có thể hiểu được ngoại trừ chính vị Phật ấy. Những chúng sinh khác có thể có một ý niệm nào đó về Phật tính là gì, nhưng chỉ có Phật biết được Phật

tính một cách trực tiếp.

 

32 . Bởi vì rất vi tế,

       nó không phải đối tượng

       của nghiên cứu [suy tư],

       Là chân lý tối hậu,

       nó không phải lãnh vực

       của chiêm nghiệm [thông thường].

       Là tự tính thâm mật,

       nó không thuộc phạm vi

       của thiền định thế tục, v.v…

 

     Giác ngộ không thể hiểu được bằng phương tiện ba loại trí nghiên cứu, tư duy, và thiền định. Điều này đúng cho người thường cho đến các Bồ-tát của địa thứ mười. Giác ngộ ở bên kia điều này bởi vì nó quá ư vi tế không ở trong phạm vi nghiên cứu. Khi một người nghiên cứu, người ấy chỉ có thể đạt được một tri kiến rất tổng quát và không trực tiếp về giác ngộ. Đây tương tự như khi một người thấy hình tướng hay nghe âm thanh người ấy hiểu chúng theo cách khá thô thiển vì y không thể nhận thức chúng một cách trực tiếp. Giác ngộ cũng không thể là đối tượng của tư duy. Khi một người tư duy về một điều gì đó dùng ý nghĩ phân biệt, đối tượng ấy chỉ có thể là thô và người ấy không thể biết được thực tính của đối tượng. Như thế tư duy không thể áp dụng cho một cái gì đó vi diệu như  giác ngộ bởi vì giác ngộ thì thuộc lãnh vực tối hậu. Cuối cùng, giác ngộ không thể là đối tượng thiền định của hạng người thường. Tuy nhiên, trí bát-nhã trong thiền định của Bồ-tát có thể hiểu được giác ngộ. Trí biết này có thể gọi là bát-nhã, nhưng nó giống tuệ giác (jñāna) hơn. Nó là trí bát-nhã thị hiện càng lúc càng nhiều theo mức độ phát triển của vị Bồ-tát. Kết quả thiền định của họ không nhiều như quá trình khai mở tổng quát của tuệ giác.

 

33.  Nó ở ngay phía trước,

       nhưng người thường không thấy –

       như người mù trước vật.

       Ngay cả người thâm ngộ

       cũng như bé mới sinh

       nhìn thấy ánh mặt trời

       từ trong phòng của nó.

 

     Người tầm thường không có khả năng tham học về giác ngộ được ví với người mù. Dù cho bên ngoài có nhiều vật thể thấy được, nhưng người mù không có ý niệm nào về nó trông giống cái gì hay nó là cái gì. Cũng như người tầm thường không thể có kinh nghiệm giác ngộ. Họ không thể thấy, biết, hay kinh nghiệm thân giải thoátpháp thân.

     Giác ngộ cũng có phần bất khả tư nghị đối với những Bồ-tát thâm ngộ, chỉ có một kinh nghiệm nhỏ về nó. Họ được ví với đứa bé mới sinh trong một căn nhà. Nếu bên ngoài mặt trời đang chiếu sáng và đứa bé ở trong nhà, nó sẽ thấy vài tia sáng mặt trời rọi vào nhà và cảm thấy một chút hơi ấm của mặt trời. Cũng vậy, những Bồ-tát đã chứng ngộkinh nghiệm nào đó về các phẩm tính Phật khi họ tiến lên theo các địa của Bồ-tát, nhưng nó khác xa với kinh nghiệm Phật tính viên mãn.

 

34.  Thường hằng, vì không sinh,

       vĩnh viễn, vì không diệt,

       an tĩnh, vì không hai

       bất biến, vì chân tính.

 

35.  tịch tĩnh, vì diệt đế

       bình dẳng, vì toàn tri

       vô niệm, vì không trụ

       vô chấp, vì tất cả

       ô nhiễm đã giải trừ.

 

36.  vì đã được tịnh hóa

       những ám chướng sở tri,

       nên luôn luôn vô ngại,

       không có cảm xúc thô,

       không cả hai [thứ chướng]

       và thích nghi cao độ.

 

37.  vô hình, không thể thấy,

       vô tướng, bất khả đắc,

       thiện, vì tính thanh tịnh,

       bất tịnh đã trừ sạch

       nên không có tì vết.

      

     Phẩm tính thứ nhì là tính không biến đổi, thực tếbao gồm các phẩm tính từ thứ nhì đến thứ năm: thường hằng, vĩnh viễn, tịch nhiên, và bất biến. Giác ngộ không biến đổi vì nó hiện diện nơi tất cả chúng sinh ngay từ đầu. Nó không phải do những nhân duyên khác nhau tạo ra vì thế nó thường hằng. Nếu nó đã không bao giờ bắt đầu, thì rõ ràng nó không có sự dừng lại, và do đó nó vĩnh viễn. Nếu không có bắt đầu và chấm dứt, thì không có các kiểu lộn xộn ở khoảng giữa. Như thế giác ngộtịch nhiên. Không có gì quấy rầy bản tính của giác ngộ như thế nó không bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự thay đổi nào. Nó bất biến bởi vì giác ngộ thì luôn luôn an nhiênchân tính của nó không bao giờ thay đổi.

     Các phẩm tính từ thứ sáu đế thứ mười một biểu thị sự viên mãn hoàn hảo của tịnh hóa và chứng ngộ. Phẩm tính thứ sáu là hoàn toàn an nhiên bởi vì tất cả đau khổ đã được nhổ rễ hoàn toàn. Điều này tương ứng với chân lý diệt khổ (diệt đế) – khi tất cả mọi bất tịnh đã được loại trừ, không còn bất cứ cơ hội nào cho đau khổ phát sinh. Nếu bất tịnh vẫn còn hiện diện, đây vẫn do phiền não quấy rầy gây ra. Như thế Phật tính hoàn toàn an nhiên và không có những ám chướng phiền não.

     Phẩm tính thứ bảy là tính bình đẳng (sự ôm trùm tất cả) liên hệ với tính trong sáng không có những ám chướng của sở tri. Khi những ám chướng này được loại trừ, thì có tri kiến rất rõ ràng về mọi sự vật. Mọi sự vật rõ ràng tựa như ở trong lòng bàn tay.

     Phẩm tính thứ tám là vô niệm bởi vì giác ngộ không trụ trên bất cứ ý niệm hay khái niệm nào. Phẩm tính thứ chín là vô chấp. Điểm này cũng có thể dịch theo nghĩa “không dính mắc vào bất cứ cái gì.” Giác ngộ rốt ráo không dính mắc vào bất cứ cái gì nên không có ám chướng phiền não khiến cho người ta bám vào cái này hay cái khác.

     Phẩm tính thứ mười là không bị trở ngại. Ở điểm này tri kiến hoàn toàn không bị trở ngại bởi vì không còn bất cứ ám chướng sở tri nào nữa. Phẩm tính thứ mười một là không có những cảm xúc thô là khả năng thiền định không có hôn trầmtrạo cử quấy rầy. Hôn trầm trong thiền định khơi dậy trạng thái trì trệ của tâm, sự vắng mặt của tính trong sáng. Trạo cử gây ra sự cử động không ngừng của các ý nghĩ ngăn ngừa thiền định tốt. Như vậy ở tại điểm giác ngộ, không còn bất cứ sức phân tán nào trong thiền định. Bởi vì không có chướng ngại, thiền định không có những cảm xúc thô.

     Bốn phẩm tính cuối của giác ngộ được miêu tả bằng những hạn từ của bốn phẩm tính thanh tịnh. Phẩm tính thứ nhất là không thể thấy được (vô hình). Giác ngộ vô tướng và do đó không thể thấy được. Phẩm tính thứ mười hai là bất khả đắc (nắm bắt) được bởi vì Giác ngộ không có các tướng cứng chắc. Phẩm tính thứ mười ba là thanh tịnh và cũng có thể dịch là “thiện lành,” nghĩa là ở nó không có gì bất tịnh. Phẩm tính cuối cùng là không tì vết bởi vì tất cả những cái bất tịnh cản trở sự thiền định đúng đắn đã bị loại trừ.

 

6. Sự Thị Hiện của Giác Ngộ

 

     Trong bản văn, điểm thứ sáu gọi là “sự thị hiện.” Nhưng nghĩa đen của nó là, “đi vào giác ngộ”  hay “nhập ngộ” như thế nó có nghĩa làm giác ngộ hiện thực.

 

38.  Không đầu, giữa, và cuối,

       hoàn toàn bất khả phân,

       không hai, ba, nhiễm, niệm –

       pháp tính là như vậy.

 

       Hiểu bản tính nó là

       cái thấy của hành giả

       du-già trong thiền định.

 

     Thị hiện đầu tiên của giác ngộđặc tính không do tạo tác bởi vì nó vĩnh viễn, không giữa, và không cuối. Điều này có nghĩa là giác ngộ không khởi đầu ở một điểm cho sẵn và do đó cũng không

thể chấm dứt ở một điểm cho sẵn hay trụ ở giữa hai điểm ấy.

      Tướng thứ nhì là tính không thể phân chia của tính khôngtuệ giác (jñāna). Mọi sự vật là tính không ám chỉ phẩm tính pháp tính (dharmadhātu) của mọi sự vật. Tính khôngtuệ giác không thể hiện hữu tách rời, thí dụ, như một sợi dây thừng dùng chỉ trắng và đen xe thành. Do bản tính chúng không thể tách rời nhau vì cái này không thể hiện hữu mà không có cái kia. tuệ giác, nhưng bản tính của tuệ giác ấy là tính không. Có tính không, nhưng bản tính của tính không ấy là tuệ giác. Cũng vậy, tính không chính là tuệ giác. Nó có phẩm tính trong sáng mà nó không phải là cái trống không như sự không hiện hữu của sừng thỏ. Nó rất sống động, như thế, tính không này tạo ra sự khả hữu cho mọi sự vật thị hiện một cách rõ ràng.

     Tướng thứ ba là “không hai” chỉ sự không có tất cả những quan niệm cực đoan. Đặc tính của sự hiểu đúng này là người ta không tạo ra bất cứ sự cả quyết nào hay bất cứ sự phủ nhận không đúng nào về nó. Một sự cả quyết sai sẽ qui cho một vật một thuộc tính mà nó không có phẩm tính đó. Một phủ định không đúng không thừa nhận một phẩm tính, nếu nó thực sự hiện hữu. Như thế “không hai” là không có hai sự bóp méo chân tính này của sự vật. 

     Tướng thứ tư là không có tất cả những ám chướng hay “màn che” vì vậy không còn bất cứ ám chướng phiền não, ám chướng sở tri hay ám chướng thiền định nào. Khi ba cái này được loại trừ, tính không ô nhiễm xuất hiện.

     Tướng cuối cùngvô niệm bởi vì giác ngộ không phải là một đối tượng bên ngoài vì thế suy nghĩ phân biệt không thể hiểu nó được. Cách duy nhất để hiểu nó là thiền định. Hành giả yoga vô thượng (đức Phật) lúc ấy an nhiên bên trong bản tính của pháp giới (dharmadhātu) và có thể hiểu nó trong thiền định.

 

Những Phẩm Tính của Pháp Thân

 

39.  Không thể dò và nhiều

       hơn số cát sông Hằng,

       không thể nghĩ bàn và

       không gì bằng là những

       phẩm tính của như lai

       như hư không không vết –

       sạch hết mọi khiếm khuyết

       và các duyên liên hệ.

 

     Bốn phẩm tính đầu của Pháp thân tiêu biểu tri kiến toàn hảo. Pháp thân có những phẩm tính không thể dò và không thể hiểu được bởi vì tính bao la của chúng. Pháp thân không có bất cứ thực tại kiên cố nào, do đó nó hiện diện khắp mọi nơi. Bản tính không thể dò này có nghĩa là có rất nhiều phẩm tính mà chúng rất bao la và rất thâm sâu đến độ người ta không thể phân biệt chính xác chúng là gì. Phẩm tính thứ nhì là không thể đếm được. Pháp thân có nhiều phẩm tính đến độ người ta không thể đếm chính xác được. Phẩm tính thứ ba là không thể nghĩ bàn bởi vì Pháp thân rất thâm sâu đến độ người ta không thể hiểu nó dễ dàng. Phẩm tính thứ tư là không thể so sánh bởi vì không có cái gì khác có thể so sánh với nó. Không thể so sánh nó với các pháp thông thường bởi vì các pháp thông thường bị phiền não ô nhiễm và không thể so sánh nó với quả của con đường tiểu thừa. Phẩm tính thứ năm biểu thị tính hoàn toàn thanh tịnh của Phật tính. Tụng nói, “hư không không tì vết của như lai” có nghĩa là Pháp thân thì hoàn toàn không có tất cả những ám chướng kể cả những dấu vết rất vi tế do những ám chướng đó để lại phía sau.

 

Những Phẩm Tính của Báo Thân

 

40.  Nhiều mặt của chánh pháp,

       qua các thân sáng ngời

       và tinh tấn thành tựu

       mục đích của nó là

      giải thoát cho chúng sinh,

       những hành vi của nó

       giống vua ngọc như ý.

       Dù có nhiều hình tướng

       có “bản chất” khác nhau,

       nó thực sự không có

       một tướng nào như thế.

 

     Báo thân biểu hiện khía cạnh thâm sâubao la của pháp. Khía cạnh thâm sâu của pháp ám chỉ tính không và khía cạnh bao la của pháp ám chỉ những mức độ tu tập khác nhau trên đường đạo. Báo thân cho thấy khía cạnh ngôn ngữ với pháp xảy ra không có sự gián đoạn. Phẩm tính thứ hai của báo thân là thân Phật trang nghiêm với 32 tướng chính và 80 vẻ đẹp giống như một thân sáng ngời. Điều này thị hiện đối với các Bồ-tát đã chứng ngộ trong hình tướng rất rạng rỡ, thanh tịnh này.

     Phẩm tính thứ ba của tâm Phật trong Báo thân là tâm của ngài luôn luôn gắn liền với mục đích giúp giải thoát tất cả chúng sinh. Bi tâm này thị hiện đối với những Bồ-tát đã chứng ngộ.

     Phẩm tính thứ tư liên hệ với sự hoạt động của Báo thân. Những hành động của Báo thân được ví với ngọc như ý có thể thành tựu bất cứ việc gì mà không cần suy nghĩ hay nỗ lực. Cũng thế, những hành vi của Báo thân được thành tựu một cách tự phát, không có bất cứ nỗ lực nào.

     Phẩm tính thứ năm cho thấy làm sao hoạt động này của Báo thân thực sự thị hiện bằng cách xuất hiện trong nhiều hình tướngbản chất khác nhau đối với chúng sinhthực hiện nhiều loại hành vi khác nhau dẫn dắt họ đến giải thoát. Trong khi vẫn thị hiện như những hình tướngbản chất, nó không có bản chất.

 

Những Phẩm Tính của Hóa Thân

 

41.  Sắc tướng ấy là nhân,

       xác minh cho thế gian

       về con đường an tĩnh,

       khiến họ trưởng thành

       thọ ký họ [thành Phật].

       Hơn nữa, sự hiện diện

       của họ, thế giới này

       luôn luôn được ân huệ,

       như sắc tố bao giờ

       cũng ở trong không giới.

 

     Hóa thân của Phật là nguồn gốc giải thoát của chúng sinh trong ba giai đoạn khác nhau. Trong sắc tướng Hóa thân, Phật khiến cho người thường đi vào con đường giải thoát khiến họ xa lìa sinh tử luân hồi. Một khi chúng sinh đã bước vào con đường ấy, Phật giúp họ tẩy sạch các ô nhiễm và đạt chứng ngộ. Ở giai đoạn thứ ba, nếu có người đã phát triển đầy đủ trên đường đạo, Hóa thân sẽ nói trước khi nào người ấy thành Phật, người ấy sẽ đi đến Phật địa nào và sẽ có danh hiệu gì.

     Hóa thân của Phật thì luôn luôn hiện diện trong thế giới chúng ta. Trong bản tính, hóa thân không thường hằng, nhưng là sự thường hằng tương tục của Phật hạnh. Một vị Phật đi vào thế giới chúng ta, rồi ngài diệt độ, và người ta có thể nghĩ rằng lúc ấy Phật hạnh ngừng lại. Nhưng trường hợp này không đúng bởi vì một khi một vị Phật diệt độ thì một vị Phạt khác đến tiếp tục việc làm của Phật. Sự hiện diện tự phát của Phật hạnh trong thế giới chúng ta có thể ví với con đường trong đó các cõi sắc trụ trong hư không. Phật hạnh luôn luôn hiện diện trong thế giới chúng ta theo cách ấy. 

 

42.  Cái gọi là Phật tính,

       là tính biết tất cả

       của bậc Tự-phát-sinh,

       là Niết-bàn vô thượng,

       sự bất khả tư nghị,

       sự chiến thắng kẻ thù,

       và cũng là tự tính.

 

     Giác ngộ mang ba khía cạnh khác nhau; qua pháp thân, báo thân, và hóa thân người ta có thể miêu tả bằng những hạn từ của bảy danh hiệu. Thứ nhất, giác ngộ được gọi là “hiện diện tự phát” bởi vì nó không nương tựa bất cứ cái gì khác tùy thuộc hoàn toàn vào sự hiện diện của tự tính Phật bên trong chúng ta. Danh hiệu thứ hai là “biết tất cả” hay “toàn tri” ám chỉ tri kiến toàn hảo của đức Phật. Danh hiệu thứ ba là “Phật tính” (Buddhahood) phát xuất từ chữ Pháp thân (Dharmakāya) và bao gồm cả phẩm tính hoàn toàn thanh tịnhtri kiến viên mãn. Danh hiệu thứ tư là “Niết-bàn vô thượng” với chữ “vô thượng” thêm vào chữ “Niết-bàn” bởi vì Niết-bàn thì ở bên kia đau khổ. Các bậc A-la-hán cũng tin rằng họ đi qua bên kia đau khổ vì thế chữ “vô thượng” thêm vào chứng tỏ sự đi qua bên kia sự đau khổ này. Danh hiệu thứ năm là “Bất khả tư nghị” bởi vì giác ngộ không phải là đối tượng của suy luận lý trí và chỉ có thể hiểu được qua khía cạnh tri kiến sâu xa nhất, trí Bát-nhã. Danh hiệu thứ sáu là “sự chiến thắng kẻ thù” ở đây sinh-tử luân-hồi được ví với kẻ thùGiác ngộ là sự toàn thắng kẻ thù đó. Thứ bảy là “bản tính tự tri” bởi vì Giác ngộ là đối tượng chứng ngộ của tuệ giác tự tri. Như vậy, ấy là bản tính tự biết.

 

43   được chia thành phạm trù

       theo phẩm tính thâm sâu,

       bao lađại lượng

       qua thân tự tính, v.v – ba thân.

 

     Giác ngộ cũng có ba khía cạnh: khía cạnh thâm sâu liên hệ với Pháp thân bởi vì nó rất khó hiểu; khía cạnh bao la liên hệ với Báo thân như vậy để có được những năng lực vĩ đại để giúp chúng sinh; và khía cạnh vĩ đại ám chỉ Hóa thân và phẩm tính bi mẫn vô cùng cho phép Hóa thân hành động trong tất cả những cách khác nhau tùy theo nghiệp và căn cơ của chúng sinh.

 

Thân Tự Tính (Svābhāvikakāya)

 

44.  Và trong các thân này,

       nên biết thân tự tính

       của chư Phật có năm

       thực tướng, nói đúng hơn,

       ấy là năm phẩm tính.

 

45.  Nó không do tạo tác

       và không thể phân chia,

       hoàn toàn được tẩy sạch,

       được tịnh hóa hai biên

       quyết định đã giải thoát

       khỏi cả ba ám chướng

       các ô nhiễm, vô minh

       và những cái ngăn ngại

       việc làm chủ thiền định.

 

46.  Vì nó không cấu nhiễm,

       và hoàn toàn vô niệm,

       nó là lãnh vực của

       các hành giả du-già,

       qua pháp tính thanh tịnh,

       nó là tính trong sáng.

 

     Thân tự tính (Phạn: svābhāvikakaya) của pháp thân có năm đặc tính nội tại và năm phẩm tính.

     Đặc tính thứ nhất là không do tạo tác. Pháp thân thì không do tạo tác mà có, bởi vì nó không khởi đầu, không trụ lại, và không chấm dứt. Nó cũng là sự hợp nhất không thể phân chia của pháp tính không ô nhiễmtuệ giác viên mãn. Pháp tính này có nghĩa là khía cạnh tính không của chân tính hoàn toàn tự tại với bốn biên (bốn cực đoan) và tám cấu tạo của tâm. Tính không này được giải thích trong lần chuyển pháp luân thứ nhì. Theo nghĩa tương đối, mọi sự vật xuất hiện, nhưng rốt ráo mọi sự vật là tính không. Điều này tương ứng với các giáo lý về sự hiện diện của tự tính Phật trong tâm của tất cả chúng sinh đã được ban cho trong lần chuyển pháp luân thứ ba. Như thế pháp tính và tuệ giác được hợp nhất một cách toàn hảo.

     Đặc tính thứ hai của pháp thânhoàn toàn không vướng mắc hai quan niệm cực đoan: cố gắng thêm vào nó một cái gì đó vốn không có ở đó hay cố gắng loại trừ một cái gì đó mà nó không cần phải loại trừ. Như vậy nó chỉ là nó. Khi tu tập trên đường đạo, nó ở bên trong bản tính này mà người ta không phải dừng nghỉ tâm trong thiền định và người ta phải nhận biết tuệ giác của nội kiến. Lúc khởi đầu một người học một cách lý thuyết rằng chân tính của hiện hữutính không thể phân chia của tính không và tính trong sáng. Rồi y có được niềm tin quyết rằng nó là chân thậtcho phép mình chìm vào bên trong chân tính đó trong thiền định.

     Đặc tính thứ ba là hoàn toàn không vướng mắc những ám chướng phiền nãosở tri và không vướng mắc ám chướng ngăn chặn thiền định đúng.

     Đặc tính thứ tư là không vướng mắc những ám chướng, vậy thân tự tính (svābhāvikakāya) là không tì vết.

     Đặc tính thứ năm là tính trong sáng. Bởi vì pháp thân thì không tì vết, nó không phải là đối tượng của suy luận lý trí mà là đối tượng nhận thức của những hành giả yoga tối thượng trụ liên tục trong sự hợp nhất của trí tuệphương tiện thiện xảo (Phạn: upāya). Nó cũng là tính trong sáng bởi vì pháp tính, do bản tính, tự nó hoàn toàn thanh tịnh.

 

47.  Thân tự tính phú bẩm

       các phẩm tính vô lượng,

       vô sốvô song,

       cũng không thể nghĩ bàn,

       và cực kỳ thanh thịnh.  

 

     Có năm đặc tính bên ngoài của Thân tự tính (svābhāvikakāya). Phẩm tính thứ nhất là không thể đo lường bởi vì nó không thể thăm dò được bằng bất cứ cách nào. Nó không  giống như một vật hợp tạo thông thường có thể thẩm tra màu sắc, hình thể, và những thuộc tính khác nhau của nó. Phẩm tính thứ nhì là không thể tính toán. Nếu một người lấy một vật thông thường, y có thể đếm nó, nhưng không thể làm như vậy đối với Thân tự tính. Phẩm tính thứ ba là không thể nghĩ bàn. Người ta có thể làm việc bằng lý trí với tất cả những vật thông thường bởi vì chúng có sắc thể, âm thanh, hình dạng, mùi vị, và v.v… nhưng Thân tự tính thì không có bốn cực đoan (bốn biên) và tám cấu tạo của khái niệm. Tuy nhiên, Thân tự tính không hoàn toàn trống trơn bởi vì tính trong sáng vĩ đại của nó có thể lãnh hội được bởi hành giả yoga có thể hiểu nó bằng tuệ giác tự tri. Phẩm tính thứ năm là vô cùng thanh tịnh trong đó tất cả những dấu vết vi tế của những ám chướng phiền não, sở tri, và thiền định đã được loại bỏ.

 

48.  Theo thứ tự nó là

       vô lượngquảng đại

       vô lượng, ngoài suy lý

       độc nhất, sạch rỉ lậu.

 

     Có năm lý do cho những phẩm tính này. Thân tự tính (svābhā-vikakāya) không thể đo lường bởi vì không thể tính toán được bằng những phương tiện thông thường vì nó quảng đại. Không thể đếm được bởi vì không có gì cụ thể để đếm. Nó hoàn toàn không thể đo lường vì nó ở bên kia bốn cực đoan và tám cấu tạo của khái niệm. Nó không thể nghĩ bàn bởi vì nếu chúng ta cố gắng khảo sát nó bằng ý nghĩ phân biệt, nó không thể hiểu được bởi vì nó không có những đặc tính của những vật thông thường. Nó cũng không thể hiểu được bằng những hạn từ hiện hữu hay không hiện hữu và đó là lý do tại sao một người thường không thể lãnh hội được Thân tự tính (svābhāvikakāya). Nó không thể so sánh được bởi vì Phật có những phẩm tính mà người thường không thể chia xẻ được. Cuối cùng, nó là tính thanh tịnh tột cùng và cũng vì nó thiếu ngay cả những dấu vết rất vi tế của các ám chướng của tâm.

 

Báo Thân

 

49.  Nó mang thân biểu thị

       toàn hảo bởi vì nó

       dùng một cách hoàn hảo

       các thứ pháp khác nhau,

       thị hiện các thuộc tính,

       hành động không gián đoạn

       làm lợi ích chúng sinh,

       sự tuôn tràn tự nhiên

       của bi tâm thanh tịnh

 

50.  Nó hoàn thành tâm nguyện

       đầy đủ và chính xác,

       tự phát, không bối rối,

       vì nó có diệu lực

       giống như ngọc như ý.

 

     Nói chung, đức Phật có hai sắc thân: một là sắc thân tối hậu, báo thân, mà nó thị hiện đối với các Bồ-tát có nghiệp rất thanh tịnh. Đây không phải vì đức Phật nghĩ, “Người này có thể thấy ta bởi vì y tốt.” Ấy chỉ là cái dụng của cách chúng sinh nhận thức các thân tướng của Phật. Những chúng sinh hoàn toàn thanh tịnh có thể nhận thức báo thân. Những chúng sinh ít thanh tịnh chỉ có thể nhận thức tướng của hóa thân. Điều này có thể minh họa bằng thí dụ ảnh phản chiếu của mặt trăng trong nước. Nếu mặt trăng phản chiếu trong một cái ao rất trong, ảnh của mặt trăng rất rõ. Nếu nó phản chiếu trong nước rất đục, ảnh của mặt trăng ít rõ. Cũng vậy, các Bồ-tát ở mười địa hoàn toàn thanh tịnh, như vậy họ có thể nhận thức sắc tướng báo thân của Phật. Những chúng sinh ít thanh tịnh chỉ có thể nhận thức hóa thân, dù cho hoạt động của Phật đang tiếp tục trong toàn thể thời gian. Khi chúng sinh không sẵn sàng, đức Phật sẽ dạy họ cách nhìn sự vật đơn giản hơn, dần dần đưa họ đến chỗ hiểu chân lý có thực. Nhưng mức của báo thân luôn luôn dạy nghĩa tuyệt đối của sự vật. Đức Phật ở mức này không cần dùng những thí dụ hay những giải thích đã được đơn giản hóa bởi vì ngài thị hiện với những chúng sinh đã chứng ngộ. Như vậy phẩm tính thứ nhất của báo thânlời nói biểu thị tất cả các khía cạnh của Pháp ở tất cả mọi thời.

     Phẩm tính thứ hai của báo thân là thân trong đó hoạt động của Phật không ngừng và thị hiện qua nhiều cách phát xuất khác nhau. Báo thân tiêu biểu cho những cách phát xuất rất trung thành với bản tính của chính pháp thân. Trong thí dụ ảnh phản chiếu của mặt trăng trong nước, hình tướng của báo thân tạo ra rất nhiều phản ảnh các phẩm tính rất trung thành của pháp thân. Vì thế nên nói các phẩm tính của thân báo thân thị hiện những phẩm tính có thực của pháp thân.

     Phẩm tính thứ ba của báo thân là tâm mà nó là bi tâm thanh tịnh của đức Phật, vì thế sự tuôn tràn tự nhiên của bi tâm này không ngừng trợ giúp tất cả chúng sinh. Từ bi tâm của pháp thân phát sinh báo thân, và báo thân là nguồn của Phật hạnh. Ngay cả sự hoạt động của hóa thân cũng phát sinh từ bi tâm của báo thân cũng là sự biểu thị bi tâm của pháp thân.

     Phẩm tính thứ tư của báo thân là sự hoạt động của Phật (Phật hạnh). Sự hoạt động của báo thân hoàn toàn tự phát và không cần bất cứ ý nghĩ nào để xảy ra và hoàn toàn thỏa mãn tất cả những ước muốn của chúng sinh.

     Phẩm tính thứ năm của báo thân thị hiện một cái gì đó không thực sự là chân tính của nó, giống như ngọc như ý.[3] Nếu một người đặt một viên ngọc lên bối cảnh của một màu nào nó sẽ hiện màu đó, mặc dù màu đó không phải là bản tính của viên ngọc. Cũng vậy, báo thân thị hiện theo cách xuất hiện kỳ diệu mà không phải là thực tính của nó, bởi vì báo thân không bao giờ lìa khỏi pháp thân – nó mãi mãi ở trong pháp thân.

 51.  Nó cho thấy ở đây

       ở trong năm phương diện

       Lời nói, sự phát xuất,

       hành vi không gián  đoạn

       những cái này hoàn toàn

       không có sự dự tính

       và nó không thị hiện

       bản tướng[4] thực của nó.

 

     Báo thân có năm khía cạnh khác nhau. Thứ nhất là lời nói không gián đoạn, vì liên tiếp ban cho các đệ tử thanh tịnh những giáo lý rất thâm sâubao la.

     Thứ nhì là phẩm tính phát xuất của thân không có sự gián đoạn. Báo thân thị hiện những phẩm tính giác ngộ chân thực với các Bồ-tát đã chứng ngộ. Những gì các Bồ-tát đã chứng ngộ thấy được là hình tướng trang nghiêm với tất cả các tướng tốt và vẻ đẹp của một vị Phật.

     Phẩm tính thứ ba là tâm của báo thân liên tục dấn thân hoạt động giúp chúng sinh như là kết quả của bi tâm thanh tịnh vô niệm. Bi tâm này giúp những chúng sinh thanh tịnh, như thế Phật hạnh không phải chỉ nhằm mục tiêu những chúng sinh bất tịnh.

     Phẩm tính thứ tư của báo thân là luôn luôn hành động tự phát với thân, ngữ, và ý của nó. Thân của báo thân luôn luôn thị hiện về mặt thân xác, ý liên tục hành động giúp những chúng sinh thanh tịnh, và ngữ luôn luôn ban giáo lý cho tất cả mà không nghĩ về nó.

     Phẩm tính thứ sáu là có thể thị hiện ở bên kia chân tính của nó. Báo thân tự hiện ra trong những hình tướng tương ứng với sự trưởng thành tâm linh của chúng sinh. Đối với những chúng sinh thanh tịnhhiện ra trong hình tướng báo thân; đối với những chúng sinh bất tịnh nó tự hiện ra trong hình tướng hóa thân. Nó phô bày những hình tướng thấy được, nhưng những hình tướng này không phải là thực tính của nó bởi vì thực tính của nó là pháp thân.

 

52.  Như viên ngọc không phải

       là những màu khác nhau

       đến từ các vật khác,

       cũng vậy sự bao trùm

       tất cả không phải là

       cách mà nó xuất hiện

       do chúng sinh dị biệt.

 

     Thí dụ, một viên ngọc có thể cho ra những màu sắc khác nhau theo các màu nền của nó, nhưng chính nó không có những màu như thế. Viên ngọc không có bản tính là trắng, vàng, xanh, v.v… nhưng vì nó rất trong suốt, các màu nền của nó có thể thấy được nơi viên ngọc. Cũng vậy, giác ngộ có thể thị hiện thân trong nhiều hình tướng khác nhau tùy theo hoàn cảnh khác nhau do chúng sinh tạo ra. Pháp thân tự nó không thay đổi, nhưng phản ảnh tất cả những cơ duyên khác nhau của chúng sinh theo cách nó hiện ra với họ.

 

Hóa Thân

 

     Hóa thân nói đến ở đây là hóa thân vô thượngđức Phật lịch sử với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp trên thân ngài và 60 phẩm tính khác nhau của lời nói. Đây là hình tướng của đức Phậtchúng ta biết như là Phật Thích-ca Mâu-niPhật Di Lặc người sẽ thị hiện trong vị lai. Hóa thân được một ngàn vị Phật đại diện sẽ đến trong chu kỳ hiện tại của thế giới. Tất cả những vị Phật này sẽ biểu hiện những hành vi khác nhau để giúp chúng sinh. Phật Thích-ca Mâu-ni đã thực hiện mười hai việc làm chính trên con đường đến giải thoát.

 

Mười Hai Việc Làm của Phật

 

 53.  Do bi tâm vĩ đại

        biết hết thảy thế giới,

        thấy hết thảy thế giới,

        trong khi không bao giờ

        xa lìa khỏi pháp thân,

        thị hiên những hình tướng

        khác nhau, do bản tính,

        một lần sinh tuyệt diệu

        thành sinh cao quí nhất.  

 

54.  từ “cõi Đại Lạc” xuống,

       nhập thai cung hoàng hậu,

       sinh cao quí cõi trần,

       thiện xảo tuyệt vời trong

       mọi khoa học, nghệ thuật,

     

55.  vui vẻ với thê thiếp

       trong hoàng cung vua cha,

       khước từ chốn Ta-bà,

       xuất gia tu khổ hạnh,

       đến cung điện gọi là

      “Trái Tim của Giác Ngộ,”

       chiến thắng đám ma vương.

 

     Căn cứ hoạt động của Phật là pháp thân. Báo thânhóa thân hiện ra để giúp chúng sinh, xuất phát từ pháp thân không có bất cứ thay đổi nào và không xa lìa pháp thân. Đức Phật thấy tất cả mọi thế giới như thực và với bi tâm ngài nhận thức sự đau khổ của chúng sinh. Đức Phật biết rằng nếu những chúng sinh này tu tập, họ sẽ đạt giác ngộ bởi vì tất cả chúng sinh đều được phú cho tự tính Phật. Vì vậy khi thấy thế gian qua tâm đại bi và thấy cần giúp chúng sinh mà không xa lìa pháp thân, đức Phật giúp họ qua các sắc thân.

     Thứ nhất, đức Phật nhận sinh làm thần ở cõi trời gọi là Đâu-suất (Phạn: Tuśita) là nơi đại an lạc. Khi ở cõi trời Đâu-suất, ngài đã dạy cho các thiên thần. Mặc dù đây là việc làm đầu tiên của đức Phật, nó không được tính như là một trong mười hai việc làm bởi vì mười hai việc làm ám chỉ những hoạt động trong thế giới chúng ta. Trước khi rời cõi trời Đâu-suất, ngài đã chỉ định Bồ-tát Di Lặc làm đại diện của các Phật ở trời Đâu-suất cho phép Di Lặc giảng dạy ở đó.

     Trước khi đức Phật đến thế giới chúng ta, ngài đã thực sự có năm thị kiến. Ngài thấy mẹ ngài, nơi sinh của ngài, thời gian và loại người ngài sẽ hợp tác trong đời ngài. Ngài thấy giai cấp của ngài là hoàng gia bởi vì nếu ngài sinh ra trong giai cấp thấp ngài sẽ tự động cắt đứt với đa số người. Đức Phật trước, Phật Ca-diếp (Phạn: Kāśyapa), đã sinh ra trong gia đình Bà-la-môn vì lý do tương tự bởi vì thời ấy những người Bà-la-môn có uy tín lớn nhất. Phật Thích-ca Mâu-ni đã sinh ra trong hoàng gia bởi vì giai cấp hoàng giauy tín lớn nhất vào thời ấy. Rồi ngài thấy mẹ ngài xứng đáng cưu mang một vị Phật với tất cả những tướng toàn hảo và vẻ đẹp toàn hảo bên trong thai cung của bà. Ngài cũng thấy rằng những người hợp tác với ngài sống ở Ấn độ, vì thế Ấn độ sẽ là nơi thích hợp cho ngài hiện thân. Ngài cũng thấy thời gian thích hợp để thị hiện là khoảng 500 trước K.N. bởi vì chúng sinh về mặt tinh thần đã sẵn sàng cho ngài đến. Ngài đã thấy xứ sở mà ngài sẽ đến bởi vì ngài sẽ có thể giúp chúng sinh nhiều nhất. Đã thấy trước năm

điều này, đức Phật rời cõi trời Đâu-suấtđi vào thế giới chúng ta.

     Việc làm thứ hai là nhập vào thai cung của mẹ và mẹ ngài đã nhận thức điều này trong hình tướng con voi trắng có sáu ngà đi vào thai cung của bà.

     Việc làm thứ ba là nhận sinh ra theo cách bình thường (thai cung của mẹ ngài). Thực ra đức Phậtnăng lực sinh ra trong bất cứ cách nào – ngài có thể xuất hiện một cách thần diệu từ một hoa sen hay chỉ xuất hiện từ bầu trời, nhưng ngài chọn hiện thân theo cách sinh bình thường bởi vì tất cả chúng sinh ngài liên hệ, kể cả đệ tử của ngài, đều là thai sinh. Nếu ngài sinh theo cách thần diệu, người ta có thể nghĩ, “Ô, chúng ta không giống như ngài bởi vì ngài từ trên trời rơi xuống và có thể làm tất cả những việc này, nhưng chúng ta không thể làm những việc ấy được bởi vì chúng ta chỉ là người thường.” Vì vậy ngài đã nhận cách sinh bình thường để chứng tỏ rằng ngài chia xẻ những điều kiện của tất cả loài người.

     Việc làm thứ tư là ngài trở thành rất thiện nghệ trong tất cả mọi nghệ thuật và ngành thủ công. Khi đức Phật còn là một cậu bé, ngài đã học những khía cạnh kiến thức khác nhau. Ngài đã học viết sáu mươi ngôn ngữ khác nhau, đã học tất cả những kỹ năng khác nhau, võ thuật các phái, và tất cả các ngành tri thức. Ngài đã trở thành rất thông thạothiện nghệ trong tất cả những ngành đó. Lý do ngài đã làm tất cả điều này là sau đó ngài sẽ dạy, không có gì bất lợi cho ngài khi người ta nói rằng “À, ngài đang dạy tất cả những điều này liên quan đến đời sống tinh thần bởi vì ngài đã thất bại trong những sự việc thế gian.”

      Việc làm thứ năm là ngài vui hưởng sự đồng hành của vợ và tỳ thiếp của ngài trong cung điện của vua cha. Đây là để loại bỏ niềm tin rằng đức Phật rất phi thường bởi vì ngài đã không biết khoái lạc là gì cả. Để bù lại niềm tin này ngài đã cho thấy rằng ngài đã thực sự vui hưởng những khoái lạc của thế gian này. Về sau ngài đã chứng tỏ rằng không cần phải vướng mắc và bám vào những khoái lạc này, bởi vì chúng là những khoái lạc vô ích vì không kéo dài mãi mãi. Thay vì người ta nên tu tập theo con đường đưa đến giải thoát mà không bị ràng buộc.

     Các việc làm thứ sáu và thứ bảy là loại bỏ cực đoan đắm mình trong những khoái lạc và thú vui mà không quan tâm đến bất cứ việc gì khác và cực đoan tu tập quá nhiều khó nhọc nghĩ rằng điều này sẽ đem đến giải thoát. Để chứng tỏ sự vô mục đích của các cực đoan này, đức Phật đã từ bỏ thế gian. Vào thời gian ấy đức Phật đã sống với tất cả những khoái lạc ở cung điện với vợ và tỳ thiếp của ngài. Để chứng tỏ điều này là quá nhiều xiềng xích, ngài đã bí mật chạy trốn khỏi hoàng cung lúc ban đêm, cắt bỏ tóc, và nhận lấy đời sống của một người khổ hạnh. Một khi rời hoàng cung và tìm thầy, ngài đã tu tập những khổ hạnh cực đoan bên một bờ sông trong sáu năm. Đây là để chứng minh rằng tu tập khổ hạnh không phải là con đường để đạt giác ngộ. Thay vì, sự giác ngộ cuối cùng là hiểu chân tính của tâm.

     Việc làm thứ tám là đến Bồ-đề Đạo tràng (Bodhgaya, ở Ấn độ) nơi được biết như là “trái tim của giác ngộ.” Đây là nơi một ngàn vị Phật của chu kỳ này sẽ đến để đạt giác ngộ.

     Việc làm thức chín của ngài là chiến thắng đám ma vương là những con quỉ. Nghĩa đích thực của việc làm này là qua kim cương định đức Phật trở thành người chiến thắng tất cả những ô nhiễm được biết như là con quỉ các uẩn, con quỉ các ô nhiễm  và v.v… Những con quỉ hay những chướng ngại này xuất hiện trước ngài để ngăn chận ngài đạt Phật quả. Chúng cố gắng ngăn chận ngài bằng ràng buộc, gây hấn, và vô minh. Để ràng buộc, lũ quỉ đã tạo ra một người đàn bà rất đẹp cố gắng quyến rũ Phật, nhưng ngài đã vượt qua. Rồi chúng cố gắng mê hoặc ngài bằng cách tạo ra một sứ giả nói rằng cha ngài đã chết và Đề-bà Đạt-đa (Devadatta), kẻ thù của Phật, sắp đoạt lấy vương quốc. Chúng cũng cố gắng làm cho ngài tức giận bằng cách tạo ra một đoàn quân quỉ khủng khiếp cố gắng tấn công Phật bằng cách diễn bày những phép thuật xấu ác kỳ lạ của chúng. Nhưng suốt thời gian ấy, Phật vẫn ở trong thiền định và nhập vào trạng thái từ ái không bị tham, sân, hay si lay động. Kết quả, ngài đã chứng minh việc làm thứ mười là đạt giác ngộ viên mãn.

 

56.   Rồi, giác ngộ viên mãn,

        ngài chuyển bánh xe pháp,

        và nhập vào niết-bàn –

        ở tại những nơi đó,

        tất cả rất bất tịnh,

        hóa thân cho thấy những

        việc làm này chừng nào

        thế gian còn tồn tại.

      

     Khi đã đạt giác ngộ, đức Phật thực hiện việc làm thứ mười một là chuyển pháp luân. Lần chuyển thứ nhất bốn chân lý cao quí (bốn diệu đế) là để giúp những đệ tử tiểu thừa. Lần chuyển thứ nhì là giáo lý về tính khôngbản tính của mọi sự vật, của pháp giới. Lần chuyển thứ ba là các giáo lý về khía cạnh trong sáng của tuệ giác (jñāna) chứng tỏ rằng chân tính của mọi sự vật là sự hợp nhất của tính trong sángtính khôngchủ ý là cho hàng Bồ-tát có thể đạt giác ngộ.  

     Việc làm thứ mười hai của Phật là diệt độ. Đức Phật thấy rằng nếu lúc nào ngài còn ở lại giữa loài người, họ sẽ không thực sự phát triển ý nghĩa của khước từ. Để khơi ngọn lửa nhàm chán sinh tử luân hồi và phát triển ước mong giải thoát chúng sinh, đức Phật thị hiện diệt độ.

 

Tu Luyện Tiến Bộ

 

57.  Biết các phương tiện

      (qua những hạn từ 

      “vô thường,” “khổ,”

      “vô ngã,” và “an tĩnh”)

       hóa thân khiến chúng sinh

       ba cõi chán thế gian

       nhờ đó họ tự dùng

       mà siêu việt đau khổ.

 

     Cách thứ nhất đức Phật trợ giúp là mười hai việc làm đó trong hóa thân. Cách thứ hai là qua việc giúp chúng sinh đạt giải thoát hay làm họ “thuần thục.” Với những chúng sinh bình thường, đức Phật giúp họ vào tiểu thừa bằng cách hướng dẫn họ trong sự hiểu biết con đường đó. Khi chúng sinh đã phát triển hơn về mặt tinh thần, ngài hướng dẫn họ đi vào con đường đại thừa và giúp họ giải trừ những ám chướng phiền nãosở tri cho đến khi họ đạt giác ngộ.

     Đức Phật giúp chúng sinh, kể cả những người chưa có sự tiếp xúc nào với các giáo lý của Phật, đi vào con đường tiểu thừa bằng cách dạy chân lý tương đối bởi vì chân lý tối hậu thì rất khó hiểu lúc ban đầu. Ngài dạy rằng tất cả các pháp do hợp tạo đều vô thường và mọi sự vật bị ô nhiễm bởi những bất tịnh phiền não tự động ám chỉ đau khổ. Rồi ngài dạy rằng tất cả những điều kiện này và các pháp bị ô nhiễm đều không có ngã và chủ thể dường như am hiểu các pháp này tự nó không có thực. Như vậy quả thực chúng sinh được dạy ba tướng của luân hồi: vô thường, khổ, và ngã.

     Một khi chúng sinh hiểu vô thường và khổ, họ sẽ muốn loại trừ những cái đó. Một khi họ hiểu không có “ngã,” họ sẽ bỏ ảo tưởng này và hiểu nó. Như thế giáo lý “vô ngã” có lợi ích làm cho chúng sinh muốn vượt qua bên kia đau khổ, vô thường, và sự tin nhầm về ngã, và khiến họ muốn đạt Niết-bàn. Như thế lợi ích của những giáo lý này là đưa chúng sinh lên con đường đạo trong tương lai tức thì và giúp họ tự giải thoát mình khỏi luân hồi, đạt cảnh giới bình an trong vị lai xa hơn.

 

58. Với những ai an định

      trên con đường an tĩnh,

      tin mình đạt Niết-bàn,    

      ngài dạy tính chân như

      của tất cả các pháp

      trong kinh “Diệu Pháp Hoa”

      và trong các kinh khác.

 

     Lần chuyển luân thứ hai và các giáo lý Bồ-tát đạo được ban cho những chúng sinh đã nhập vào con đường đến an tĩnh, nhưng tin nhầm rằng họ đã đạt được Niết-bàn. Vì thế những giáo lý như Kinh Pháp Hoa (Phạn: Saddharmapuṇḍarīka Sūtra) miêu tả thực tính của các pháp và dạy rằng họ chưa đạt được giác ngộ cuối cùng và để đạt đến giác ngộ cuối cùng này, họ phải tu tập hai phẩm tính. Họ phải phát triển trí Bát-nhã đưa họ đến chỗ hiểu rằng họ phải đi qua bên kia sự hiện hữu do nhân duyên mà có. Đồng thời họ phải phát triển bi tâm chân thực không có bất cứ khái niệm nào hộ trợ. Điều này khiến họ muốn đi qua bên kia sự an tĩnh chỉ vì mình. Vì vậy những chúng sinh này đã đạt được an tĩnh cho chính họ được dạy rằng họ phải đi tiếp đến giác ngộ viên mãn.

59.  Khiến bỏ niềm tin trước

       phấn khởi theo trí tuệ

       và phương tiện thiện xảo,

       đưa họ đến thuần thục

       ở trong thừa tối thượng

       và thọ ký rằng họ

       sẽ giác ngộ viên mãn.

 

     Qua các giáo lý này những hành giả của tiểu thừa được đưa đến cửa đại thừa. Họ sẽ trải qua sự thay đổi động cơ và có được trí bát-nhã đích thực. Họ sẽ hiểu ngã cá nhân không hiện hữu và ngã của các pháp không hiện hữu. Nhờ những thay đổi này, họ sẽ tu dưỡng các phương tiện thiện xảo của bi tâm (tính không) hợp nhất với sự thấu hiểu sâu xa hơn (bát-nhã).

     Kết quả tức thời của các giáo lý về hóa thân này đưa chúng sinh đến con đường an tĩnh và đem họ vào cánh cửa đại thừa. Sau đó, đức Phật ban cho họ nghĩa tối hậu của những giáo lý và đưa họ lên con đường đại thừa.

     Khía cạnh thứ ba của Phật hạnh là giác ngộ. Khi chúng sinh đã đạt đến các địa thanh tịnh thứ tám, thứ chín, và thứ mười của Bồ-tát, đức Phật thọ ký sự giác ngộ tương lai của họ. Ngài sẽ nói, “Về sau trong kiếp (Phạn: kalpa) như thế và như thế, ông sẽ thành Phật với danh hiệu như vậy và như vậy, và sẽ có đệ tử có tên như vậy và như vậy, giáo lý của ông sẽ trải qua trong kỳ hạn như thế và như thế, và đất Phật của ông sẽ gọi là như thế và như thế.”

 

Các Thân Được Xếp Nhóm Như Thế Nào

 

60.  Sâu xa, đại năng lực

       hướng dẫn khôn ngoan nhất

       những kẻ chưa trưởng thành

       theo nhu cầu cụ thể,

       theo thứ tự như vầy

      “sâu xa,” “bao la,” và

      “vĩ đại” do bản tính.

     Các thân của đức PhậtPháp thân, Báo thân, và Hóa thân. Pháp thân là khó hiểu nhất bởi vì nó ở bên kia bốn cực đoan và tám cấu tạo của tâm.

     Báo thân có phẩm tính của đại năng lực. Hóa thân, mặt khác, tự biểu thị theo khía cạnh những gì chúng sinh cần. Khi Hóa thân thị hiện ở một chỗ đã định, tất cả chúng sinh ở đó sẽ không nhất thiết nhập vào pháp (dharma). Tuy nhiên, khi Báo thân dạy ở một cõi Phật đã định, tất cả chúng sinh ở đó nhập vào pháp bởi vì họ đã rất gần với sự giác ngộ cuối cùng. Sự thực, Báo thân dạy sự chứng ngộ cuối cùng và cực kỳ uy lực bởi vì báo thân nói liên tục về nghĩa tối hậu của sự vật.

     Hóa thân biểu thị các giáo lý theo cách chúng sinh có thể liên hệ với nó và dạy nghĩa tương đối nhiều hơn nghĩa tối hậu. Đây là lý do tại sao Hóa thân xuất hiện trong các hình tướng những kinh nghiệm thực tế của chúng sinh.

 

61.  Thứ nhất là Pháp thân

       hai [thân]sau là sắc thân.

       Như sắc trong hư không,

       hai [thân]sau trong thân trước.

 

      Tóm lại, Pháp thân là cái thâm sâu, chính là biểu hiện của pháp giới. Báo thân tượng trưng cho sự bao la của Phật hạnh đầy năng lực. Và Hóa thân tiêu biểu sự vĩ đại của bản tính nghĩa là nó có tâm đại bi khiến nó có thể làm Phật hạnh tự biểu hiện theo những cách chúng sinh có thể liên hệ. Các thân Phật cũng có thể chia thành Pháp thân biểu thị chân tính của sự vật và các sắc thân khác. Báo thânHóa thân được gọi là sắc thân bởi vì là những thân mà người ta có thể thực sự thấy và liên hệ được. Tuy nhiên, hai sắc thân này luôn luôn hiện diện trong Pháp thân theo cách những đối tượng có thể thấy được hiện diện trong hư không.

 

7. Thường Hằng

62.  Do nguyên nhân vô cùng,

       số chúng sinh vô tận,

       từ bi, sức thần thông,

       và tri kiến toàn hảo,

       nhất là, quyền làm chủ

       tất cả mọi phẩm tính,

       đã chiến thắng quỉ chết,

       không bản thể, thường hằng

       bậc bảo vệ thế gian.

 

     Bản tính của giác ngộ thì không thay đổi, bất biến, và sẽ được giải thích bằng cách dùng mười lý do khác nhau – bảy cho các sắc thân và ba cho Pháp thân. Pháp thân có sự thường hằng của bản tính, Báo thân có sự thường hằng của tính tương tục, và Báo thân có sự thường hằng của tính không gián đoạn. Lý do thứ nhất cho sự thường hằng của Pháp thân là vì các duyên vô tận có nghĩa là Phật quảthể đạt được qua sự phối hợp của nhiều nhân khác nhau. Một điều kiện (duyên) để chứng đắc Phật tínhtích lũy công đức bằng cách tu tập sáu ba-la-mật (lục độ). Điều kiện kia là tích lũy  nội kiến qua thiền định. Khi đầy đủ hai sự tích lũy này thì hai sắc thân sẽ thị hiện như là kết quả của những nguyên nhân vô cùng này và sẽ thị hiện một cách thường hằng với những chúng sinh khác nhau: Báo thân với sự thường hằng của tính tương tụcHóa thân với sự thường hằng là bị không gián đoạn.

     Lý do thường hằng thứ hai của các thân là con số vô tận chúng sinh và Phật hạnh sẽ còn đó bao lâu còn có chúng sinh. Tuy nhiên, số chúng sinh thì bất tận đến độ các sắc thân sẽ luôn luôn phải thị hiện để giúp họ. Nếu có một chúng sinh được giải thoát, thì vẫn còn nhiều, nhiều chúng sinh khác để giải thoát.

     Lý do thường hằng thứ ba của các sắc thân là tâm đại từ bi của Phật. Nếu chư Phật không được bi tâm tiếp tục phấn khích, thì sự hoạt động của các ngài sẽ dừng lại. Tuy nhiên, chư Phật có bi tâm không gì bằng như thế sự hoạt động của các ngài tiếp tục tất cả thời gian như người mẹ luôn luôn thương yêu đứa con trai duy nhất của mình.

     Lý do thứ tư là nguyên nhân thần thông. Dù cho chư Phật có bi tâm, nếu các ngài không có năng lực làm cho hoạt động này khả hữu, thì nó sẽ không xảy ra. Nhưng chư Phật có năng lực thần thông nên các ngài có thể giúp một cách liên tục những gì cần thiết cho điều tốt của chúng sinh.

     Lý do thường hằng thứ năm của các sắc thân là chư Phật đã chứng ngộ tính nhất như của luân hồi và niết-bàn và không thấy chính mình bị luân hồi làm ô nhiễm khi giúp chúng sinh trong luân hồi. Lý do thứ sáu là các ngài sở hữu sự an lạc không tì vết. Và lý do thứ bảy là các ngài làm chủ tất cả các phẩm tính.

     Ba lý do kế tiếp biểu thị sự thường hằng của Pháp thân. Pháp thân thường hằng bởi vì sự chết ác nghiệt đã biến mất. Thứ chín là Pháp thân không có bản thể vật chất. Nó không phải là một bản tính do duyên sinh, do đó nó thường hằng. Thứ mười là Pháp thân là cái bảo vệ thế gian và thấm nhập mọi sự vật. Nói một cách chi tiết hơn:

 

63.  Vì hiến thân, cuộc đời,

       và phương tiện của mình,

       các ngài giữ chính pháp    

       làm tròn nguyện ban đầu

       vì lợi ích chúng sinh.

 

     Bốn lý do đầu để giải thích làm sao các sắc thân thường xuyên hiện diện trong luân hồi và ba lý do cuối giải thích làm sao các ngài không từ bỏ luân hồi.

     Bắt đầu, các sắc thân luôn luôn hiện diện trong luân hồi bởi vì chư Bồ-tát duy trì chánh pháp, đã hiến thân, cuộc đời, và phương tiện của họ cho việc này hằng vô số kiếp. Các sắc thân thị hiện vì những nguyên nhân vô tận là tất cả những đạo hạnh do các Bồ-tát thực hiện trong hằng vô số kiếp. 

     Lý do thường hằng thứ nhì là chư Phật hành động vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Các ngài không làm việc chỉ cho đồng hương, thân nhân, hay đệ tử của các ngài bởi vì khi bắt đầu đi trên con đường đại thừa, các ngài đã nguyện đạt giác ngộ vì tất cả chúng sinh.

 

 64.  Bi tâm không tì vết,

        thanh tịnh của chư Phật

        nhuần khắp mọi chúng sinh,

        vì các ngài thị hiện,

        bằng năng lực thần thông,

        bằng cách ấy các ngài

        phô bày sự an trụ.

 

     Vì có con số chúng sinh vô tận để giải thoát khỏi luân hồi, nên các sắc thân thường hằng. Tuy nhiên, nếu chư Phật không có bi tâm, sự hoạt động này sẽ ngừng lại ở một điểm nào đó. Được bi tâm phấn khởi, các ngài hằng luôn giúp chúng sinh vì thế các ngài thị hiện một cách liên tục. Thứ tư, ngay cả nếu chư Phật có thiện chí trợ giúp, nếu các ngài không có năng lực để giúp, không Phật hạnh nào có thể xảy ra. Tuy nhiên, chư Phật sở hữu đầy đủ các năng lực thần thông nên các ngài có thể giúp chúng sinh trong bất cứ cách nào họ cần.

 

65.  Có tri kiến toàn hảo,

       các ngài luôn tự tại

       với niềm tin nhị nguyên

       về luân hồi –  niết-bàn,

       bởi vì các ngài có

       sự an lạc tuyệt hảo

       của thiền định miên mật

       và không thể nghĩ bàn.

 

     Các sắc thân thường hằng bởi vì chư Phật không bỏ rơi luân hồi vì ba lý do. Nếu chư Phật thấy luân hồi là xấu và niết-bàn là tốt, thì các ngài sẽ có khuynh hướng bỏ rơi luân hồi và đạt niết-bàn. Điều này sẽ là chướng ngại cho sự thành tựu Phật hạnh giúp những chúng sinh khác. Tuy nhiên, các ngài sở hữu tri kiến toàn hảo nên hiểu tính bất khả phân ly của niết-bàn và luân hồi, do đó các ngài thị hiện liên tục trong luân hồi để trợ giúp chúng sinh. Chư Phật cũng không bỏ rơi thế gian bởi vì các ngài sở hữu cực lạc tối thượng của thiền định (samādhi). Dù cho chư Phật có thể thấy tính không thể phân chia của luân-hồi và niết-bàn, nếu các ngài phải trải qua những đau khổ khủng khiếp trong luân-hồi, sau một thời gian các ngài sẽ không thể chịu đựng được nó. Tuy nhiên, thay vì thế các ngài kinh nghiệm cực lạc tối thượng của thiền định.

 

66.  Dù các ngài hoạt động

       ở trong  cõi thế gian,

       cũng không bị ô nhiễm

       những phẩm tính thế gian,

       bất tử và đã đạt

       được cảnh giới an tĩnh,

       không còn cơ hội nào

       sót lại cho quỉ chết.

 

     Nếu chư Phật đã thấy tính không thể phân ly của luân hồi và niết-bàn nhưng vẫn còn ác nghiệpám chướng, thì thỉnh thoảng các ngài sẽ kinh nghiệm lại sự khổ của luân hồi. Đây sẽ trở thành chướng ngại cho sự trợ giúp chúng sinh và đương nhiên sẽ khiến các ngài trở thành không còn năng lực. Như vậy lý do thứ ba các sắc thân thường hằng là vì các ngài không bị cái những bất tịnh của thế gian ô nhiễm, các ngài có thể ở lại thường xuyên trong thế gian trợ giúp chúng sinh.

     Lý do thứ nhất trong bốn lý doPháp thân thường hằng là nó bất tử. Trong luân hồi, một người phải kinh nghiệm sự sinh mà nó bao gồm bệnh, già, và chết. Nhưng trong Phật quả không còn có bất cứ sự chết nào bởi vì các nguyên nhân của chết đã được loại trừ. Chư Phật đã hoàn toàn nhổ rễ được tất cả những ám chướng khiến các ngài tự tại với nghiệp và do đó đặt các ngài ở bên kia tầm

với của tử thần.

 

67.  Vì các bậc chiến thắng,

       bản tính không tạo tác,

       đã mãi mãi an tĩnh

       một cách rất toàn hảo,

       vì các ngài là nơi

       qui y thích hợp nhất, v.v…

       cho ai không chỗ nương.

 

     Thứ nhì, bản tính của Pháp thân là không tạo tác. Ngay từ đầu Phật tính đã tự tại với sự chết. Chư Phật đã chứng ngộ chân tính không tạo tác này bằng nhận thức nó như thực và khiến nó thị hiện như thực. Bản tính này thì hoàn toàn an tĩnh và ở bên kia tất cả các pháp do duyên sinh. Tính không tạo tác bản nguyên này của chân tính thị hiện trong Phật tính và đó là lý do tại sao Phật tính thường hằng.

     Lý do thứ ba là Phật tính tạo thành nơi nương náu cho những ai không có sự trợ giúp. Tại sao như vậy? Chúng sinh phải chịu vô thường, khổ, và những nguy hiểm; nhưng khi đã đạt được giác ngộ tối hậu thì tất cả các tướng này biến mất. Như thế người hiện thân tự tại với vô thường trở thành sự bảo vệ cho tất cả chúng sinh vẫn còn phải chịu biến dịch.

 

68.  Bảy lý do đầu chứng minh

       các sắc thân hường hằng,

      ba lý do cuối chứng minh

      Pháp thânthường hằng.

 

     Các sắc thân không có cùng tính thường hằng của bản tính. Như cái tên ngụ ý, các sắc thân nhận hình tướng và ngay khi có hình tướng thì không còn tướng không tạo tác nữa. Như vậy trong bản tính chúng không phải là thường hằng và không thoát khỏi vô thường. Tuy nhiên, Báo thân có sự thường hằng của tính không gián đoạn bởi vì nó có năm tướng nhất định mà nó thị hiện, như vậy Phật địa nơi Báo thân đang thị hiện không bao giờ có thể thay đổi. Và Báo thân tự nó không bao giờ diệt độ, như thế nó có sự thường hằng của tính không đoạn diệt.

     Hóa thân có sự thường hằng của tính tương tục. Một vị Phật đến và ban cho giáo lý, rồi diệt độ, nhưng Phật hạnh của ngài không ngừng lại. Sắc thân của Hóa thân này sẽ bắt đầu ở một nơi khác, như thế Phật hạnh vẫn tiếp tục.

 

8. Tính Bất Khả Tư Nghị của Giác Ngộ

 

69.  Vì không thể diễn đạt,

       chứa chân lý tối hậu,

       nó không là đối tượng

       của thương lượng lý trí,

       ở bên kia thí dụ,

       vô song và không chứa

       sự hiện hữu nhân duyên

       cũng không chứa “an tĩnh,”

       lãnh vực của chư Phật

       ngay cả bậc thâm ngộ

       cũng không thể nghĩ bàn.

 

     Giác ngộ thì không thể nghĩ bàn vì sáu lý do. Thứ nhất, nó không thể nghĩ bàn bởi vì nó không thể diễn đạt được nghĩa là những phẩm tính của giác ngộ không thể miêu tả được bằng lời. Thứ nhì, nó là chân lý tối hậu. Tiếng Tây tạng gọi “chân lý tương đối” hay thực tếkunzop. Chữ kun nghĩa là “tất cả,” và ám chỉ rằng tất cả chúng sinh (đúng hơn là chỉ những người phi thường) có thể lãnh hội những đối tượng này. Chữ thứ nhì là zop có nghĩa là “sai.” Mọi người nhận thức những điều này theo cách sai lầm. Giác ngộ gồm cả chân lý tối hậuchân lý tuyệt đối hay cách sự vật thực sự hiện hữu. Thứ ba, nó không phải là đối tượng của khảo nghiệm lý trí bởi vì nó ở bên kia bốn cực đoan và tám cấu tạo của tâm. Thứ tư, nó ở bên kia mọi so sánh như vậy người ta không thể tìm được bất cứ thí dụ nào để miêu tả nó. Thứ năm, nó vô song, là phẩm tính cao nhất khả hữu như thế người ta không thể tìm được bất cứ vật gì để so sánh với nó. Thứ sáu, nó không phải là sự hiện hữu do nhân duyên cũng không phải là sự an tĩnh của các bậc A-la-hán. Nói một cách chi tiết hơn:

 

70.  Không thể nghĩ bàn vì

       nó không thể diễn tả,

       không thể diễn tả

       là chân lý tối hậu,    

       là chân lý tối hậu

       nó không thể thương lượng,

       không thể thương lương vì

       nó không thể suy luận.

 

71.  không thể suy luận vì nó vô song,

       vô song vì nó không bị bao gồm,

       không bị bao gồm bởi vì nó không trụ

       vì phẩm tính và lỗi lầm

       không bị biến thành khái niệm.

 

     Giác ngộ không thể nghĩ bàn bởi vì nó không thể diễn tả. “Không thể diễn tả” có nghĩa là không diễn đạt được bằng lời. Những vật thông thường của thế giới tương đối, ví dụ, một cây trụ hay một cái bát, người ta co thể diễn tả nó bằng lời. Nếu một vật được trình bày bằng lời, thì cũng có thể suy nghĩ được bằng tâm. Tuy nhiên, Phật tính không thể miêu tả được bằng lời vì thế nó không thể hiểu được một cách đầy đủ bằng tâm. Nó không thể diễn tả bởi vì nó là chân lý tôi hậu. Tất cả những vật thông thường đều có âm thanh, vị, mùi, v.v… và có thể lãnh hội được bằng phương tiện như tên, biểu tượng, miêu tả sự hiện hữu và v.v… Tuy nhiên, giác ngộ không thể miêu tả bằng lời bởi vì nó ở bên kia bốn cực đoan và tám cấu tạo của tâm. Tất cả những gì người ta có thể làm được là miêu tả những gì không phải là nó.

     Giác ngộchân lý tối hậu và nó không thể thương lượng bằng lý trí. Nếu có người muốn thương lượng một vật, y sẽ phải lãnh hội nó bằng lý trí hoặc trực tiếp hoặc qua lý luận diễn dịch. Thương lượng nó bằng lý trí, người ta phải dùng lý luận và dùng lý luận người ta phải dựa vào những hạn từ so sánh. Vì giác ngộvô song không có gì có thể so sánh với nó. Nếu không thể diễn dịch, người ta không thể suy luận về giác ngộ bởi vì nó không bao gồm trong luân hồi hay Niết-bàn. Do đó không có gì có thể so sánh với nó.

     Ngoài sáu lý do đầu này của tính không thể nghĩ bàn của Phật tính có hai đặc tính của Phật tính. Phẩm tính đặc biệt của Phật tính là nó không bao giờ trụ trong sinh tử hay trong sự an tĩnh vị kỷ của A-la-hán. Nó không trụ bởi vì nó không có khái niệm nào về các phẩm tính của Niết-bàn hay những khuyết điểm của luân hồi. Do đó, lý do thứ bảy và thứ tám của tính bất khả tư nghị của giác ngộvô trụ và không có khái niệm về những lỗi lầm của luân hồi.

 

72.  Vì năm lý do [đầu]

       pháp thân không thể nghĩ bàn,

       do đó, cực kỳ vi tế,

       và lý do thứ sáu,

       các sắc thân không thể nghĩ bàn,

       vì chúng không bản thể.

 

     Có năm lý do Pháp thân không thể nghĩ bàn. Pháp thân thì không diễn tả được, nó gồm có chân lý tối hậu, nó không phải là đối tượng của thương lượng bằng lý trí; nó ở bên kia so sánh; và nó vô song. Do đó pháp thân cực kỳ vi tế, và là vi tế, nó không thể lý giải bằng tâm, ý tưởng, hay khái niệm. Lý do thứ sáu là nó không bao gồm sự hiện hữuđiều kiện hay sự an tĩnh vị kỷ. Có hai lý do nữa cho điều này là không trú trong luân hồi hay niết-bàn và không có ý nghĩ nào về những khuyết điểm của luân hồi. Vì các lý do thứ bảy và thứ tám không phải là phần của các bình diện hiện hữu, chúng cũng không thể nghĩ bàn bằng tâm.

73.  Qua thuộc tính của tuệ giác vô song,

       tâm đại bi và những phẩm hạnh tương tự,   

       các bậc chiến thắng đã hoàn thiện

       mọi phẩm tính và không thể nghĩ bàn.

       Do vậy, đây là điểm cuối cùng, hiện diện tự phát,

       ngay cả các bậc đại thánh đã thọ mệnh cũng không hiểu được.

 

     Tóm lại, chư Phật có những phẩm tính vô song: tri kiến vô thượng của tuệ giác, bi tâm vô thượngnăng lực trợ giúp. Những phẩm tính đó ở bên kia tất cả những miêu tả vì thế Phật tính được miêu tả bằng những hạn từ tám điểm cho đến bây giờ, thực sự, là ở bên kia tất cả mọi miêu tả. Chư Phật cũng được gọi là “những bậc tự động hiện diện,” nghĩa là Phật tính không do bất cứ cái gì khác tạo ra hay tùy thuộc vào một cái gì bên ngoài. Các ngài liên tục tự xuất hiệnnhận ra Phật tính của mình. Khi các bậc tự động hiện diện này đạt giác ngộ, đây là điểm cuối cùng trong cuộc hành trình của các ngài. Các ngài bắt đầu với quyết tâm chứng ngộ Phật tính

 vì tất cả chúng sinh. Khi các ngài đạt giác ngộ, đây cũng là điểm cuối cùng gọi là nơi nương náu hay mục đích cuối cùng của mọi chúng sinh. Như vậy điểm đến cuối cùng này thì không thể nghĩ bàn đối với tất cả chúng sinh. Ngay cả đối với các vị Bồ-tát địa thứ mười, nó cũng không thể nghĩ bàn. Lại càng không thể nghĩ bàn hơn đối với các Bồ-tát ở các địa thấp hơn, kể chi hạng chúng sinh tầm thường.

 

     Đây là chương thứ nhì, về giác ngộ, theo sự Phân tích Tiềm năng những điều Hy hữuTối thượng trong “Luận Đại Thừa Cứu cánh về Tính Liên tục Không hay đổi của Chân Tính.”



[1] Tức “trí vô phân biệt” và  “trí hậu đắc.” ND.

[2] Nguyên Phạn ngữ “prajñās”  trong bản văn tiếng Anh, nhưng ở đây chỉ ba lọa trí của nghiên cứu, tư duy, và thiền định; không phải là tuệ giác (jñāna) toàn tri.  ND.

[3] Thrangu Rinpoche nói rằng trong những thời trước kia khi nghiệp tốt hơn ngày nay nhiều, ngọc như ý là một vật có thực tạo ra những gì người ta ước muốn.

[4] Tiếng Anh “identity”. ND.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38986)
03/09/2014(Xem: 26229)
24/11/2016(Xem: 15633)
29/05/2016(Xem: 7741)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.