II. Quá khứ thủ đẳng luận (Atītahatthādikathā)

03/07/20173:13 SA(Xem: 2017)
II. Quá khứ thủ đẳng luận (Atītahatthādikathā)
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ năm.
“KATHĀVATTHU” PHÊ PHÁN NHẤT THIẾT HỮU LUẬN THỜI PHẬT GIÁO BỘ PHÁI [2]

 

II. Quá khứ thủ đẳng luận (Atītahatthādikathā)

        “Quá khứ thủ đẳng luận” (Atītahatthādikathā), Atīta (quá khứ) + Hattha (tay) + Ādi (vân…vân…) + Kathā (lời, nói, luận). Dùng quan điểm “quá khứ hữu” của Hữu bộ, ngoại trừ cho rằng có “phiền não quá khứ” như tiết I trên, ở dưới bị Thượng Toạ bộ phê phán liên quan đến “Quá khứ thủ đẳng luận”, nó nhắm vào thân thể quá khứ, động tác của thân thể quá khứ, vũ khí và tác dụng quá khứ v.v…

 

        1. Quá khứ thủ đẳng luận (Atītahatthādikathā) [1]

   I. (Tự): Tay của quá khứ là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Tay của quá khứ có lúc biết nắm bỏ ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   II. (Tự): Chân của quá khứ là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Chân của quá khứ có lúc biết tiến thoái ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   III. (Tự): Ngón khớp của quá khứ là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Ngón khớp của quá khứ có lúc biết co duỗi ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   IV. (Tự): Bụng của quá khứ là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Bụng của quá khứ có lúc biết đói khát ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[1]

   (C.S.) Atītā hatthā atthīti? Āmantā. Atītesu hatthesu sati ādānanikkhepanaṁ paññāyatīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   atītā pādā atthīti? Āmantā. Atītesu pādesu sati abhikkamapaṭikkamo paññāyatīti? Na hevaṁ vattabbe …pe… atītā pabbā atthīti? Āmantā. Atītesu pabbesu sati samiñjanapasāraṇaṁ paññayatīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   atīto kucchi atthīti? Āmantā. Atītasmiṁ kucchismiṁ sati jighacchā pipāsā paññāyatīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

    Luận I.

  1. Tay quá khứ là có hả? (Atītā hatthā atthi)

(Tha): Phải!

  1. Tay quá khứhiển thị nắm, buông à? (Atītesu hatthesu sati ādānanikkhepanaṁ paññāyati)

(Tha): Không!

n X.1: Nếu tay quá khứ có (A ͻ B)

n X.2: thì sẽ hiển thị động tác nắm, buông của tay quá khứ (A ͻ B)

n Nhưng “tay quá khứ có” không bằng với “hiển thị động tác nắm, buông của tay quá khứ”

Vì vậy “tay quá khứ có” không thể thành lập, (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

Luận II.

  1. Chân quá khứ là có hả? (Atītā pādā atthi)

(Tha): Phải!

  1. Chân quá khứ có, hiển thị tiến, lùi à?  (Atītesu pādesu sati abhikkamapaṭikkamo paññāyati)

(Tha): Không!

n X.1: Nếu chân quá khứ có (A ͻ B)

n X.2: thì phải hiển thị động tác tiến, lùi của chân quá khứ (A ͻ B)

n Nhưng “chân quá khứ có” không bằng với “hiển thị động tác tiến, lùi của chân quá khứ”

     ∴ Vì vậy “chân quá khứ có” không thể thành lập, (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

Luận III.

  1. Ngón khớp quá khứ là có hả? (Atītā pabbā atthi)

(Tha): Phải!

  1. Ngón khớp quá khứ có, hiển thị co, duỗi à? (Atītesu pabbesu sati samiñjanapasāraṇaṁ paññāyati)

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu ngón khớp quá khứ có (A ͻ B)

n   X.2: thì nên hiển thị động tác co, duỗi của ngón khớp quá khứ (A ͻ B)

n   Nhưng “ngón khớp quá khứ có” không bằng với “hiển thị động tác co, duỗi của ngón khớp quá khứ”

   ∴ Vì vậy “ngón khớp quá khứ có” không thể thành lập,    (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

Luận IV.

  1. Bụng quá khứ là có hả? (Atīto kucchi atthi)

(Tha): Phải!

  1. Bụng quá khứ có, hiển thị đói, khát ư? (Atītasmiṁ kucchismiṁ sati jighacchā pipāsā paññāyati)

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu bụng quá khứ có (A ͻ B)

n   X.2: thì nên hiển thị cảm giác đói, khát của bụng quá khứ (A ͻ B)

n   Nhưng “bụng quá khứ có” không bằng với “hiển thị cảm giác đói, khát của bụng quá khứ”

        ∴ Vì vậy “bụng quá khứ có” không thể thành lập, (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

 

      2. Quá khứ thủ đẳng luận (Atītahatthādikathā) [2]

   I. (Tự): Thân của quá khứ là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Thân của quá khứ là trên dưới, đoạn hoại, là cái mà chim quạ chim diều cùng có ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   II. Đối với thân của quá khứ bị nhập độc, vũ khí, vào lửa thì sao?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   III. (Tự): Cái thân quá khứ bị sự trói trong ràng buộc, sự trói của lưới buộc, với việc bị trói trong xóm, bị trói trong tụ lạc, bị trói trong thành ấp, bị trói trong ràng buộc năm thứ chi thủ[2] ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[3]

   (C.S.) Atīto kāyo atthīti? Āmantā. Atīto kāyo paggahaniggahupago chedanabhedanupago kākehi gijjhehi kulalehi sādhāraṇoti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   atīte kāye visaṁ kameyya satthaṁ kameyya, aggi kameyyāti? Na hevaṁ vattabbe …pe… 

   labbhā atīto kāyo addubandhanena bandhituṁ, rajjubandhanena bandhituṁ, saṅkhalikabandhanena bandhituṁ, gāmabandhanena bandhituṁ, nigamabandhanena bandhituṁ, nagarabandhanena bandhituṁ, janapadabandhanena bandhituṁ, kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitunti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

    Luận I.

I.     Thân quá khứ là có hả?

        (Tha): Phải!

II.    Thân quá khứ, nó (bị) khen ngợi, phạt tội, trũng, hoại, chỗ chung với chim quạ chim diều ư?

        (Tha): Không!

n X.1: Nếu thân quá khứ có (A ͻ B)

n X.2: thì thân quá khứ phải có những tác dụng như được khen ngợi, bị phạt tội (A ͻ B)

n Nhưng “thân quá khứ có” không bằng với “thân quá khứ có những tác dụng như được khen ngợi, bị phạt tội”

   ∴  Vì vậy “thân quá khứ có” không thể thành lập, (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

         Luận II.

I.          Thân quá khứ, nó bị trúng độc, vũ khí, vào lửa thì sao?

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu thân quá khứ có (A ͻ B)

n   X.2: thì nó phải bị những tác dụng như bị trúng độc… (A ͻ B)

n   Nhưng “thân quá khứ có” không bằng với “nó phải bị những tác dụng như bị trúng độc…”

   ∴ Vì vậy “thân quá khứ có” không thể thành lập,  (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

Luận III.

I.          Thân quá khứ nó bị trói trong ràng buộc ư?

(Tha): Không!

n X.1: Nếu thân quá khứ có (A ͻ B)

n X.2: thì nó phải bị những tội trói buộc ràng (A ͻ B)

n Nhưng “thân quá khứ có” không bằng với “nó phải bị những tội trói buộc ràng”

Vì vậy “thân quá khứ có” không thể thành lập, (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

 

      3. Quá khứ thủ đẳng luận (Atītahatthādikathā) [3]

   I. (Tự): Nước của quá khứ là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nương nước ấy mà làm sự tạo ra nước ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   II. (Tự): Lửa của quá khứ là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nương lửa ấy mà làm sự tạo ra lửa ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   III. (Tự): Gió của quá khứ là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nương gió ấy mà làm sự tạo ra gió ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[4]  

   (C.S.) Atīto āpo atthīti? Āmantā. Tena āpena āpakaraṇīyaṁ karotīti? Na hevaṁ  vattabbe …pe… 

   atīto tejo atthīti? Āmantā. Tena tejena tejakaraṇīyaṁ karotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   atīto vāyo atthīti? Āmantā. Tena vāyena vāyakaraṇīyaṁ karotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

    Luận I.

  1. Nước quá khứ là có à?

(Tha): Phải!

  1. Nhờ nước ấy mà có thể làm sự tạo ra nước ư?

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu nước quá khứ có (A ͻ B)

n   X.2: thì phải (hiển thị) nước quá khứ nước (có thể) sở tác (A ͻ B)

n   Nhưng “nước quá khứ có” không bằng với “(hiển thị) sự tạo ra nước”

   ∴ Vì vậy “nước quá khứ có” không thể thành lập, (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

Luận II.

  1. Lửa quá khứ là có à?

(Tha): Phải!

  1. Nhờ lửa ấy mà có thể làm sự tạo ra lửa ư?

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu lửa quá khứ có (A ͻ B)

n   X.2: thì phải (hiển thị) lửa quá khứ có thể làm sự tạo ra lửa” (A ͻ B)

n   Nhưng “lửa quá khứ có” không bằng với “(hiển thị) có thể làm sự tạo ra lửa”.

   ∴ Vì vậy “lửa quá khứ có” không thể thành lập, (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

Luận III.

  1. Gió quá khứ là có à?

(Tha): Phải!

  1. Nhờ gió ấy mà có thể làm sự tạo ra gió ư?

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu gió quá khứ có (A ͻ B)

n   X.2: thì phải (hiển thị) gió quá khứ có thể làm sự tạo ra gió” (A ͻ B)

n   Nhưng “gió quá khứ có” không bằng với “(hiển thị) có thể làm sự tạo ra gió”.

   ∴ Vì vậy “gió quá khứ có” không thể thành lập, (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

        Từ tư tưởng “quá khứ hữu” của Hữu bộ, cách nhìn này lấy “tất cả” (nhất thiết) bất luận cụ thể hay là trừu tượng đều được liền trong một khối, cho nên cuộc thảo luận trong tiết I và tiết II trong Chương này thì có thể nhìn ra, Thượng Toạ bộ phê phán sự có của Hữu bộ, sự có (hữu) bao gồm khảo sát “có phiền não quá khứ” của bậc Thánh nhân như A-la-hán, hoặc giả khảo sát so sánh về cụ thể về lập luận “có tay quá khứ” và động tác của nó. Nếu nói nó chân thật có trong quá khứ thì tác dụng hoặc hiệu quả hiển thị của nó phải tồn tại bất diệt, nhưng trên hiện thực thì nó căn bản không hề tồn tại, bất luận là tâm thái, cảm giác, xúc chạm, tác dụng v.v… điều này mâu thuẫn theo chủ trương của Hữu bộ. Vì vậy trong cuộc vấn đáp, chúng ta có thể nhìn ra đáp án thứ nhất và thứ hai của Hữu bộ thường hay xuất hiện tình trạng tự mâu thuẫn nhau, bởi vì trên căn bản cái mà Hữu bộ chủ trương không thể phơi bày chân thật, chúng đều có giai đoạn thời gian khác nhau, nếu coi ba thời là đánh đồng thì sẽ xuất hiện vấn đề như trên. Từ sự phê phán của Thượng Toạ bộ, điểm đáng được chú ý, hai tiết trên chỉ tham thảo “quá khứ hữu”, vẫn chưa có phê phán “hiện tại hữu” hay là “vị lai hữu”, trở xuống là nhắm vào chủ trương của Hữu bộ tại tồn hữu trong ba thời càng không thể thành lập phát khởi. Đó gọi là tồn tại trong ba thời có những điều gì bị Thượng Toạ bộ dùng để phê phán, bản văn sẽ tiến một bước tham thảo tại phần “Quá khứ uẩn tập đẳng luận”.      



   [1] (P.T.S.) Kvu. p. 136; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 148 – 149 (bản chữ Hán).

   [2] (MCU.) (Thái dịch) Kvu. p.208: bị trói trong ràng buộc năm thứ chi thủ: hai cái tay, hai cái chân, một cái cổ.

   [3] (P.T.S.) Kvu. p. 137; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 149 (bản chữ Hán).

   [4] (P.T.S.) Kvu. p. 137; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 149 (bản chữ Hán).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39274)
03/09/2014(Xem: 26345)
24/11/2016(Xem: 15745)
29/05/2016(Xem: 7769)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.