08 Phá Tác - Tác Giả – Phẩm 8

03/07/201012:00 SA(Xem: 13086)
08 Phá Tác - Tác Giả – Phẩm 8

TRUNG QUÁN LUẬN 13 PHẨM
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch
Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh 2007

Phá TÁC - TÁC GIẢ 

TÁC GIẢ là chỉ cho chủ thể tạo tác. TÁC, chỉ cho tác nghiệp, là hành động tạo tác. Có tác giả mới có tạo tác. Ngược lại, nhờ có hành động tạo tác mới thấy có người tạo tác. Chúng là một cặp duyên khởi - không tánh

Như tên ăn trộm. Tên ăn trộmtác giả. Hành động ăn trộmtác nghiệp. Có người ăn trộm, hành động ăn trộm mới hiện hành. Có hành động ăn trộm, mới gọi chủ thể thực hiện hành động đó là người ăn trộm. Không có người ăn trộm thì không có hành động ăn trộm. Không có hành động ăn trộm, cũng không có người ăn trộm. Cả hai nương nhau mà khởi như thế nên nói DUYÊN KHỞI. Nói KHÔNG TÁNH vì nếu có tánh thì chúng tự có, duy nhấtthường trụ, tức chúng không nương nhau hiện hành. Nhưng người ăn trộm và hành động ăn trộm phải nương nhau mới có, nên biết chúng không tánh

Khi CHẤP CÓ tác giả hoặc KHÔNG tác giả - tức cho chúng có tự tánh - thì xảy ra các việc sau :

決定有作者 Tác giả quyết định có 
不 作決定業 Không tạo nghiệp quyết định
決 定無作者 Tác giả quyết định không 
不 作無定業 Không tạo nghiệp vô định (1)
決 定業無作 Quyết định nghiệp vô tác
是 業無作者 Nghiệp ấy không tác giả
定 作者無作 Định tác giả vô tác
作 者亦無業 Tác giả cũng không nghiệp (2)

NGHIỆP : Hành động

Tác giả QUYẾT ĐỊNH CÓ, QUYẾT ĐỊNH KHÔNG, là cho tác giả thực có hay thực không. Nếu vậy sẽ xảy ra trường hợp là không có tác nghiệp. Vì sao? Vì có tánh thì pháp tồn tại độc lập

QUYẾT ĐỊNH NGHIỆP, là cho nghiệp có tự tánh. Đây cũng dựa vào tính chất ĐỘC LẬP của tự tánh mà biện. Độc lập thì không có tác giả mà nghiệp vẫn xuất hiện. Nghĩa là, không có chủ thể mà hành động ăn trộm vẫn có. Không cần nương vào tác nghiệptác giả vẫn hình thành. Tức không có hành động ăn trộm mà vẫn gọi người đó là người ăn trộm. Điều này so với thực tế thì không đúng. 

Như vậy, tác giảtác nghiệp không thể thành lập nếu ta gắn cho chúng tánh CÓ hay KHÔNG. 

Hỏi : Nếu có tự tánhtác giảtác nghiệp vẫn có thì sao? 
若 定有作者 Nếu quyết có tác giả
亦 定有作業 Cũng quyết có tác nghiệp
作 者及作業 Tác giảtác nghiệp
即 墮於無因 Liền rơi vào vô nhân (3)

VÔ NHÂN là không có nhân. Nếu cả hai cùng có mà đều có tự tánh thì cái này không phải là nhân của cái kia, nên nói VÔ NHÂN

若墮於無因 Nếu rơi vào vô nhân
則 無因無果 Thì không nhân không quả
無 作無作者 Không tác không tác giả
無 所用作法 Không sở dụng tác pháp (4)
若 無作等法 Nếu không tác, tác pháp
則 無有罪福 Thì không có tội phước
罪 福等無故 Vì tội phước … đều không
罪 福報亦無 Báo tội phước cũng không (5)
若 無罪福報 Nếu không báo tội phước
亦 無有涅槃 Cũng không có niết bàn 
諸 可有所作 Những cái có thể tác
皆 空無有果 Đều không, không có quả (6)

Đây là hệ quả nhận được khi pháp rơi vào vô nhân. Không nhân thì không quả. Không quả thì không nhân. Đó là qui luật tất yếu của luật Nhân quả. Nghĩa là, nếu tác giảtác nghiệp đồng có, mà đều có tự tánh thì cả hai sẽ … đồng không. 

BÁO là chỉ cho quả báo

KHÔNG QUẢ, là không có quả báo tốt đẹp ở các cõi trời người, cũng không có các cõi xấu ác như ở địa ngục, ngạ quỉsúc sanh. Nghĩa là, việc làm phước và tu thiện trở thành vô ích.

SỞ DỤNG TÁC PHÁP là chỉ cho những pháp được dùng trong khi tạo tác. NIẾT BÀN là chỉ cho các cõi giới lành, cũng là cõi giới của hàng La-hán, Bồ-tát và Phật. Nếu lấy Thập thiện làm nhân thì tùy mức độ thô tế mà ta có cái quả là Trời, Thanh văn, Bồ-tát. Nếu Phật tánh là nhân, thì quả là niết bàn Phật.

Hỏi : Nếu tác giảtác nghiệp vừa định vừa không định thì sao? 

作者定不定 Tác giả định vô định
不 能作二業 Không thể tạo hai nghiệp
有 無相違故 Vì có không trái nhau
一 處則無二 Một chỗ ắt không hai (7)

ĐỊNH và VÔ ĐỊNH là hai tướng trái nhau. Nếu pháp có tự tánh thì hoặc là có cái này, hoặc là có cái kia, không thể có trường hợp vừa cái này vừa cái kia. 

有不能作無 Có chẳng thể tạo không 
無 不能作有 Không chẳng thể tạo có
若 有作作者 Nếu có tác tác giả
其 過如先說 Lỗi kia như trước nói (8)

Đây là phần tổng kết. Khi khẳng định tác giảtác nghiệp là CÓ, thì quả báo tội phước đều KHÔNG. Nhân CÓ quả KHÔNG là điều vô lý,[20] nên nói “Có chẳng thể tạo không”. Trên thực tế, vẫn thấy có quả báo, có tội phúc … thì biết không thể từ một cái KHÔNG mà tạo thành một cái CÓ, nên nói “Không chẳng thể tạo có”. Những thứ này đã được lý luậnbiện giải trên, nên nói “Lỗi kia như trước nói”.

作者不作定 Tác giả không tạo định 
亦 不作不定 Cũng không tạo bất định
及 定不定業 Cùng định bất định nghiệp 
其 過如先說 Lỗi kia trước đã nói (9)
作 者定不定 Tác giả định bất định
亦 定亦不定 Vừa định vừa bất định
不 能作於業 Chẳng thể tạo nên nghiệp
其 過如先說 Lỗi kia trước đã nói (10) 

Đây là tổng kết những phần trên để nêu bày thực tướng của TÁC và TÁC GIẢ. Khẳng định tác nghiệptác giả là CÓ, là KHÔNG, là VỪA CÓ VỪA KHÔNG đều không thể được. Vì thực tánh của chúng là KHÔNG CÓ CŨNG KHÔNG KHÔNG. [21]

因業有作者 Nhơn nghiệp có tác giả 
因 作者有業 Nhơn tác giả có nghiệp
成 業義如是 Thành nghiệp nghĩa như vậy
更 無有餘事 Không sự gì khác nữa (11)

TÁC và TÁC GIẢ chỉ có thể hình thành theo quan hệ nhân duyên. Nhân duyên thì không tánh.

如破作作者 Như phá tác tác giả
受 受者亦爾 Thọ thọ giả cũng thế
及 一切諸法 Và hết thảy các pháp
亦 應如是破 Cũng nên như thế phá (12)

THỌ là thọ nhận. THỌ GIẢ là kẻ thọ nhận. Nếu cho thọ, thọ giảvạn pháp là CÓ thì cũng theo cách trên mà phá. 

Tong kết

Phẩm này chủ ý nói về chủ thể và hành động tạo tác. Chúng tồn tại trong quan hệ Duyên khởi. Đã là Duyên khởi thì không thể khẳng định là CÓ hay KHÔNG, hay VỪA CÓ VỪA KHÔNG. Phẩm này nhằm phá đi những cái nhìn thiên lệch hoặc về bên này hoặc về bên kia của người đời. 

Như có người tin vào thuyết số mạng, chấp nhận số mạng như một loại định nghiệp có sao chịu vậy, không nghĩ việc phước thiện có thể cải hóa được vận mạng của mình, nên buông xuôi theo nghiệp lực. Có người lại sống hoàn toàn không có nhân quả. Cho mọi hành động đều không, chẳng có kẻ tạo tác cũng chẳng có tội báo, nên hành nghiệp bất thiện vô số. Sống với thái độ nghiêng về CÓ hay KHÔNG như vậy, đều không đúng. 

Theo cái nhìn của đức Phật, nghiệp được chia làm hai loại : Một là định nghiệp, hai là bất định nghiệp. ĐỊNH NGHIỆP là loại nghiệp xem như đã đủ duyên, chỉ chờ lãnh quả, không thể lấy việc thiện ác trong hiện đời thay đổi. Nếu quả xấu là một loại định nghiệp, thì hiện đời dù làm thiện bao nhiêu, tu hành chân chánh thế nào, ta vẫn phải trả loại nghiệp ấy. Như đức Phật trả quả báo đau đầu. [22] Ngài Mục Kiền Liên bị ngoại đạo lấy đá đè chết, dù ngài đã chứng quả La-hán. Hiện đời đây, có những vị mình thấy tu hành chân chánh, nhưng vẫn gặp những tai nạn ghê rợn, chẳng qua vì cái nhân đã gieo trong quá khứ là một loại định nghiệp, không hẳn vì đời này các vị tu hành không chân chánh. 

Ngược lại, nếu quả tốt là một loại định nghiệp thì dù hiện đời sống ác thế nào, vẫn hưởng được cái quả tốt đó. Những nhân ác gây tạo trong hiện đời không cản được cái tốt gieo trong quá khứ đã thành định nghiệp. Đó là lý do vì sao mình thấy có những vị tà đạo, tàn ác hết chỗ nói, mà đời sống hiện tại lại quá sung túc phồn vinh. Chẳng qua là vì cái nhân gieo trong quá khứ là một loại thiện định nghiệp. 

BẤT ĐỊNH NGHIỆP là loại nghiệp có thể thay đổi theo duyên hiện đời. Quả xấu có thể được thay đổi nếu hiện đời ta sống phước thiện chân chánh. Quả tốt có thể thay đổi, nếu hiện đời ta sống tàn hoại bất nhân. Các pháp không tánh chỉ tùy duyên hiện tướng như thế, nên tùy hành động mà có tác giả, quả báotội phúc tương ưng. Hành động chuyển thì quả báo, tội phúc chuyển theo. Bản thân pháp không có tánh quyết định.

Tuy có định nghiệp, nhưng lại có bất định nghiệp, nên không phải ai cũng bị chi phối bởi một số mệnh nhất định như một số người đã nghĩ, có sao chịu vậy, rồi cúi đầu cam chịu, không biết lấy việc phước thiện tu hành để cải hóa. Mọi thứ đều có thể cải hóa nhờ thân, khẩu và ý thiện. Song sống phước thiện rồi mà thấy vẫn có những quả xấu không thay đổi, thì biết là đã gặp phải cái quả định nghiệp. Nhưng dù là định nghiệp, tức cảnh giới bên ngoài không thể thay đổi, nhưng nếu tâm đã không, thì cảnh bên ngoài cũng thành không. Nên tuy là định nghiệp, mà cũng như là bất định, tuy thấy không chuyển mà thật là đã chuyển. 

Song dù định nghiệp hay bất định nghiệp, tất cả đều bắt nguồn từ một NHÂN, đủ DUYÊN, cho ra một QUẢ. Tức hình thành theo quan hệ Nhân duyên. Theo duyên, thì pháp không tánh. Không tánh thì tuy nghiệp có định và bất định, nhưng thực tướng của cái định và bất định đó là không. Nói theo Trung LuậnKHÔNG ĐỊNH CŨNG KHÔNG BẤT ĐỊNH. Đây là một dạng của BÁT BẤT. Luận tới luận lui gì, chủ yếu chỉ muốn hiển ra chỗ trọng yếu này. Đó là thực tướng của tác giảtác nghiệp, của định nghiệpbất định nghiệp

Trong đời sống bình thường đây, ta hay có thái độ gắn chặt tánh cho pháp mà chỉ do một duyên nào đó nó hiện hữu. Như một lần bắt gặp ai đó lấy trộm đồ của mình. Có khi chỉ một lần lỡ tay đó thôi, nhưng mình lại có khuynh hướng lấy luôn hành động nhất thời ấy làm tánh của anh ta. Điều này được thể hiện rõ mỗi khi mình bị mất đồ. Mất đồ mà mình nghĩ ngay đến anh ta, tức là mình đã gắn chặt tánh ăn trộm cho anh ta. Song “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”. Thấy biết mà dựa vào cái thấy biết đã qua như thế, gốc của nó là vô minh. Nhìn vạn pháp qua cội gốc vô minh như thế, nên cuộc sống của ta trở nên phức tạp và khiến ta nhìn sự vật không còn đúng như chính nó. 

Các pháp vốn không tánh cố định, tùy nhân tùy duyênsanh khởi thay đổi. Như ví dụ ăn trộm trên, có thể ăn trộm chỉ là một việc nhất thời, vì trong điều kiện khó khăn. Trong những điều kiện khác anh ta không ăn trộm nữa. Nhưng ăn trộm cũng có thể là tánh của anh ta, vì nó đã được huân tập thành thói quen v.v… Do tập quen thành tánh, nên hở cái là ăn trộm, bất kể duyên chung quanh thế nào. Cho nên, người mà ta cho là ăn trộm đó, có thể là kẻ ăn trộm chuyên nghiệp mà cũng có thể không phải kẻ ăn trộm chuyên nghiệp. Muốn biết chính xác anh ta có ăn trộm không, phải nhờ vào nhiều duyên khác. Như việc điều tra, phải nương vào nhiều duyên mới có thể kết luận chính xác về một hành động phạm tội. Người có trí tuệ là người có thể nhìn pháp đúng như chính nó trong điều kiện nó đang an trụ, không bị một niệm chấp trước nào chi phối

Nhìn đúng, là nhìn vạn pháp như trong tình trạng nó đang hiện hình. Như người đang sân, ta thấy người đang sân. Người tham ta thấy là người tham v.v... Không phải người sân mà mình thấy thành vui, người tham mình thấy thành sân. Tu để cuối cùng nhìn mọi thứ đảo lộn như thế thì tu chi cho cực? Tu là để nhìn đúng thực tánh của vạn pháp. Sân thì biết đúng là sân, tham thì biết đúng là tham … như Phật nói, tâm tham biết tâm tham, tâm sân biết tâm sân v.v… 

Trong đời thường, không phải không có lúc ta nhìn đúng hiện trạng mà pháp đang an trụ. Có điều, không phải khi nào cũng đúng, vì “Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa”. Mình dễ bị quan niệmđịnh kiến chi phối, nên trong 10 chuyện, 1 chuyện đúng mà có đến 9 chuyện sai. 

Có khi nhìn đúng mà vẫn thành sai, vì tuy sân nhìn đúng sân, tham nhìn đúng tham, nhưng lại chạy theo cái đúng ấy mà nổi tham sân. Nên tuy đúng mà vẫn thành sai. Sai vì tướng mình thấy đó không tánh. Không tánh tức không thực. Không thực mà nổi sân hay tham, thì biết mình đã thấy nó thực. Thấy vạn pháp thực, là cái thấy đã bị điều kiện hóa bởi tâm thức của chúng sanh, không phải là cái thấy tương hợp với thực tướng của vạn pháp. Sai là vì đó.

Song muốn nhìn đúng thực tướng của vạn pháp thì trước tiên phải “Phản quan tự kỷ bổn phận sự”. Trong cái duyên còn đang tu hành thì phải PHẢN QUAN là chính. Phải biết tâm tham, tâm sân, tâm si của mình trước, mới biết đúng tâm tham, tâm sân, tâm si của người sau. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38289)
03/09/2014(Xem: 25868)
24/11/2016(Xem: 15475)
29/05/2016(Xem: 7680)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.