Nghiệp & dị thục

25/09/20191:03 SA(Xem: 10526)
Nghiệp & dị thục

NGHIỆP & DỊ THỤC
[Theo hệ thống lý Bốn loại nghiệp trong 
A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận]

Thích Phước Nguyên dịch và chú

blank

Bốn nghiệp: 1. Nghiệp đen dị thục đen. 2. Nghiệp trắng dị thục trắng. 3. Nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng. 4. Nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp[1].

i. Thế nào là nghiệp đen dị thục đen?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một hạng Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại. Kẻ kia đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại. Kẻ kia đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại. Kẻ kia đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại rồi, tức sinh trong thế gian có tổn hại. Kẻ kia do sinh trong thế giantổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại. Kẻ kia đã xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại, hoàn toàn không đáng yêu, hoàn toàn không đáng thích, hoàn toàn không đáng vui, hoàn toàn không vừa ý, như các loại hữu tình Na-lạc-ca. Kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế. Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp đen dị thục đen”.

Tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại: Tức là tạo các thân, ngữ, ý hành bất thiện.

Ở trong nghĩa này, ý nói: các thân, ngữ, ý hành bất thiện gọi là các thân, ngữ, ý hành có tổn hại.

Kẻ kia đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại: tạo các thân, ngữ, ý hành bất thiện rồi, thì tạo tác, tăng trưởng các pháp bất viễn ly.

Ở trong nghĩa này, ý nói: tạo tác, tăng trưởng các pháp bất viễn ly, gọi là tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại.

Kẻ kia đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại: Tạo tác, tăng trưởng các pháp không viễn ly rồi, thì thủ đắc trung hữu của địa ngục.

Ở trong nghĩa này, ý nói trung hữu của địa ngục gọi là tự thể có tổn hại. Vì sao như vậy?

Vì khi đã trụ trong trung hữu đó, sắc được thấy bởi mấy, tiếng được nghe bởi tai, hương được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, xúc được cảm bởi thân, pháp được thông tri bởi ý, tất cả không vừa ý, không hợp ý, không thích ý, không xứng ý, không có hình thái vừa ý, không có hình thái hợp ý, không có đặc điểm quân bình, không phải là đặc điểm quân bình. Kẻ kia do duyên này, cảm thọ thuần túy ưu khổ.

Kẻ kia đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại: đã chiêu cảm được trung hữu của địa ngục rồi, tức sinh vào thú hướng địa ngục.

Ở trong nghĩa này, ý nói: thú hướng địa ngục, gọi là thế giantổn hại[2]. Vì sao?

Vì khi sinh vào thú hướng địa ngục rồi, thì sắc được thấy bởi mắt, cho đến: pháp được thông tri bởi ý, tất cả không vừa ý, không thích ý, nói chi tiết cho đến: không có đặc điểm quân bình, không phải là đặc điểm quân bình. Kẻ kia do duyên này, cảm thọ thuần túy ưu khổ.

Kẻ kia do sinh trong thế giantổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại: khi sinh vào thú hướng địa ngục rồi, thì xúc chạm với xúc địa ngục.

Ở trong nghĩa này, ý nói: xúc ở địa ngục, gọi là xúc có tổn hại.

Kẻ kia đã xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại: khi xúc chạm các loại xúc như thế thì nhất định cảm nghiệm loại thọ như thế, tức khi xúc chạm với xúc thuận dẫn cảm thọ khổ, tất cảm nghiệm khổ thọ. Do đây nên nói: xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại.

Hoàn toàn không đáng yêu, hoàn toàn không đáng thích, hoàn toàn không đáng vui, hoàn toàn không vừa ý: những khổ thọ kia, tất cả hữu tình đều trọn không yêu mến, không ưa thích, không vui mừng, cũng không vừa ý. Do đây nên nói: hoàn toàn không đáng yêu, cho đến: không vừa ý.

Như các loại hữu tình Na-lạc-ca: chỉ rõ thú hướng địa ngục của các loại hữu tình nơi thế gian. Do đây nên nói: ncác loại hữu tình Na-lạc-ca.

Kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này: hữu tình kia có cứ sự sở y, có nhân, có duyên mà sinh ra ở nơi đó. Do đây nên nói: kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này.

Sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế: sinh trong địa ngục rồi thì xúc chạm với xúc ở địa ngục. Do đây nên nói: sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế.

Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo:

Giả sử tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, hoặc không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, đồng thời tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, hoặc đồng thời không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại;

Hoặc tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, hoặc không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, đồng thời chiêu cảm được tự thể có tổn hại, hoặc đồng thời không chiêu cảm được tự thể có tổn hại;

Hoặc chiêu cảm được tự thể có tổn hại, hoặc không chiêu cảm được tự thể có tổn hại, đồng thời sinh trong thế giantổn hại, hoặc đồng thời không sinh trong thế giantổn hại;

Hoặc sinh trong thế giantổn hại, hoặc không sinh trong thế giantổn hại, đồng thời xúc chạm với xúc có tổn hại, hoặc đồng thời không xúc chạm với xúc có tổn hại;

Hoặc xúc chạm với xúc có tổn hại, hoặc không xúc chạm với xúc có tổn hại, đồng thời cảm nghiệm các thọ có tổn hại, hoặc đồng thời không cảm nghiệm các thọ có tổn hại.

Tức không thể nói: Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Nhưng do tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, tức tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại;

Nếu không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, thì không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại;

Nếu đã tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, tức chiêu cảm được tự thể có tổn hại;

Nếu không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, thì không chiêu cảm được tự thể có tổn hại;

Nếu đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại, tức sinh trong thế giantổn hại;

Nếu không chiêu cảm được tự thể có tổn hại, thì không sinh trong thế giantổn hại;

Nếu đã sinh trong thế giantổn hại, tức xúc chạm với xúc có tổn hại;

Nếu không sinh trong thế giantổn hại, thì không xúc chạm với xúc có tổn hại.

Nếu đã xúc chạm với xúc có tổn hại, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại;

Nếu không xúc chạm với xúc có tổn hại, thì không cảm nghiệm các thọ có tổn hại.

Vì thế, nên nói: Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Đó gọi là nghiệp đen dị thục đen: nghiệp này là bất thiện, chiêu cảm dị thục không đáng yêu.

ii. Thế nào là nghiệp trắng dị thục trắng?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một hạng Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại. Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại. Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể không tổn hại. Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể không tổn hại rồi, tức sinh trong thế gian không tổn hại. Vị ấy do sinh trong thế gian không tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc không tổn hại. Vị ấy đã xúc chạm với xúc không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ không tổn hại, hoàn toàn đáng yêu, hoàn toàn đáng thích, hoàn toàn đáng vui, hoàn toàn vừa ý, như các loại hữu tình thiên giới siêu việt đoàn thực. Hữu tình kia do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm với loại xúc như thế. Do đó Ta nói: các hữu tình đó tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp trắng dị thục trắng”.

Tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại là gì?

Tạo các thân, ngữ, ý hành thiện.

Ở trong nghĩa này, ý nói: các thân, ngữ, ý hành thiện gọi là các thân, ngữ, ý hành không tổn hại.

Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại: tạo các thân, ngữ, ý hành thiện rồi, thì tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly.

Ở trong nghĩa này, ý nói: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly gọi là tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại.

Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể không tổn hại: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly tức chiêu cảm được trung hữu của Sắc giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: trung hữu của Sắc giới gọi là tự thể không tổn hại. Vì sao?

Vì khi đã an trụ trong trung hữu ấy thì sắc thấy bởi mắt, tiếng nghe bởi tai, hương ngửi bởi mũi, vị nếm bởi lưỡi, xúc được cảm nhận bởi thân, pháp thông tri bởi ý, tất cả đều vừa ý, không phải là không vừa ý, là hợp ý, không phải là không hợp ý, là đặc điểm vừa ý, không phải là đặc điểm không vừa ý, là hình thái bình đẳng, không phải là hình thái không bình đẳng. Vị ấy, do các duyên như thế nên cảm thọ thuần túy hỷ lạc.

Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể không tổn hại rồi, tức sinh trong thế gian không tổn hại: đã chiêu cảm trung hữu của Sắc giới rồi, tức sinh lên thiên thú thuộc Sắc giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: thiên thú thuộc Sắc giới gọi là thế gian không tổn hại. Vì sao?

Vì trong thiên thú thuộc Sắc giới thì sắc được thấy bởi mắt, cho đến: pháp được thông tri bởi ý, tất cả đều vừa ý, không phải là không vừa ý, nói chi tiết cho đến: hình thái bình đẳng, không phải là hình thái không bình đẳng. Vị ấy do các duyên như thế nên cảm thọ thuần túy hỷ lạc.

Vị ấy do sinh trong thế gian không tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc không tổn hại: khi sinh trong thiên thú thuộc Sắc giới thì xúc chạm với xúc của thiên thú thuộc Sắc giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: xúc của thiên thú thuộc Sắc giới gọi là xúc không tổn hại.

Vị ấy đã xúc chạm với xúc không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ không tổn hại: khi xúc chạm với loại xúc như thế thì nhất định cảm nghiệm các loại thọ như thế, tức khi xúc chạm với xúc thuận dẫn lạc thọ tất thọ nhận lạc thọ. Do đây nên nói xúc chạm với xúc không tổn hại rồi thì cảm nghiệm các thọ không tổn hại.

Hoàn toàn đáng yêu, hoàn toàn đáng thích, hoàn toàn đáng vui, hoàn toàn vừa ý: những lạc thọ kia, vô lượng hữu tình đều đáng yêu mến, đáng ưa thích, đáng vui mừng, đáng vừa ý. Do đây nên nói là hoàn toàn đáng yêu mến, cho đến: đáng vừa ý.

Như các loại hữu tình chư thiên siêu việt đoàn thực: chỉ rõ thú hướng thế gian thuộc sắc giới. Do đây nên nói như các loại hữu tình chư thiên siêu việt đoàn thực.

Vị ấy do loại này, nên có loại sinh này: hữu tình kia có cứ sự sở y, có nhân, có duyên, mà sinh ra ở nơi đó. Do đây nên nói: vị ấy do loại này, nên có loại sinh này.

Sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế: đã sinh nơi Sắc giới rồi thì xúc chạm với xúc của Sắc giới. Do đây nên nói: sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế.

Do đó Ta nói, các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo:

Giả sử tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, hoặc không tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, đồng thời tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, hoặc đồng thời không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại;

Hoặc tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, hoặc không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, thì đồng thời chiêu cảm được tự thể không tổn hại, hoặc đồng thời không chiêu cảm được tự thể không tổn hại;

Hoặc chiêu cảm được tự thể không tổn hại, hoặc không chiêu cảm được tự thể không tổn hại, thì đồng thời sinh trong thế gian không tổn hại, hoặc đồng thời không sinh trong thế gian không tổn hại;

Hoặc đã sinh trong thế gian không tổn hại, hoặc không sinh trong thế gian không tổn hại, thì đồng thời xúc chạm với xúc không tổn hại, hoặc đồng thời không xúc chạm với xúc không tổn hại;

Hoặc xúc chạm với xúc không tổn hại, hoặc không xúc chạm với xúc không tổn hại, thì đồng thời cảm nghiệm các thọ không tổn hại, hoặc đồng thời không cảm nghiệm các thọ không tổn hại.

Tức không thể nói: Do đó, Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Nhưng do tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, thì tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại;

Nếu không tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, thì không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại;

Nếu tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, thì chiêu cảm được tự thể không tổn hại;

Nếu không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, thì không chiêu cảm được tự thể không tổn hại;

Nếu chiêu cảm được tự thể không tổn hại, thì sinh trong thế gian không tổn hại;

Nếu không chiêu cảm được tự thể không tổn hại, thì không sinh trong thế gian không tổn hại;

Nếu sinh trong thế gian không tổn hại, thì xúc chạm với xúc không tổn hại;

Nếu không sinh trong thế gian không tổn hại, thì không xúc chạm với xúc không tổn hại;

Nếu xúc chạm với xúc không tổn hại, thì cảm nghiệm các thọ không tổn hại;

Nếu không xúc chạm với xúc không tổn hại, thì không cảm nghiệm các thọ không tổn hại;

Vì thế nên nói: Do đó, Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Đó gọi là nghiệp trắng dị thục trắng: nghiệp này là thiện, chiêu cảm dị thục đáng yêu.

iii. Thế nào là nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một hạng Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại không tổn hại. Vị ấy do sinh trong thế giantổn hại không tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại, pha tạp, tương tạp, như các loại hữu tình thuộc nhân loại và một phần thiên giới. Hữu tình kia do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế. Do đó, Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng”.

Tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại: tạo các thân, ngữ, ý hành thiện, bất thiện.

Ở trong nghĩa này, ý nói: các thân, ngữ, ý hành thiện, bất thiện gọi là các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại.

Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại: đã tạo các thân, ngữ, ý hành thiệnbất thiện rồi, thì tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly và không viễn ly.

Ở trong nghĩa này, ý nói: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly và không viễn ly gọi là tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại.

Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly và không viễn ly, tức chiêu cảm được trung hữu của nhân loạichư thiên thuộc Dục giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: trung hữu của nhân loạichư thiên thuộc Dục giới gọi là tự thể có tổn hại không tổn hại. Vì sao?

Vì an trụ nơi trung hữu ấy thì sắc thấy bởi mắt, tiếng nghe bởi tai, hương ngửi bởi mũi, vị nếm bởi lưỡi, xúc được cảm nhận bởi thân, pháp thông tri bởi ý, tất cả là vừa ý cũng không vừa ý, là hợp ý cũng không hợp ý, có đặc điểm vừa ý cũng có đặc điểm không vừa ý, có hình thái bình đẳng, cũng có hình thái không bình đẳng. Vị ấy do các duyên như thế nên cảm thọ pha tạp khổ lạc.

Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại không tổn hại: chiêu cảm được trung hữu của nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi, thì sinh vào thú hướng nhân loại và thú hướng chư thiên thuộc Dục giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới gọi là thế giantổn hại không tổn hại. Vì sao?

Vì đã sinh trong thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi thì sắc được thấy bởi mắt, cho đến: pháp được thông tri bởi ý, tất cả là vừa ý cũng không vừa ý, nói chi tiết cho đến: có hình thái bình đẳng cũng có hình thái không bình đẳng. Vị ấy do các duyên như thế nên cảm thọ pha tạp khổ lạc.

Vị ấy do sinh trong thế giantổn hại không tổn hại rồi, nên xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại: sinh trong thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi, thì xúc chạm với các xúc của thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: xúc của thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới gọi là xúc có tổn hại không tổn hại.

Vị ấy đã xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại: khi xúc chạm với loại xúc như thế thì nhất định cảm nghiệm các loại thọ như thế, tức khi xúc chạm với các xúc thuận khổ lạc tất cảm nghiệm các khổ thọ lạc. Do đây nên nói: xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại.

Pha tạp, tương tạp: khổ thọ, lạc thọ trộn lẫn, tạp loạn hiện tại hiền tiền. Do đây nên nói: pha tạp, tương tạp.

Vị ấy do loại này, nên có loại sinh này: các hữu tình kia có cứ sự sở y, có nhân, có duyên mà sinh ra nơi đó. Do đây nên nói: vị ấy do loại này, nên có loại sinh này.

Sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế: sinh vào thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi, lại xúc chạm với các xúc của thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới. Do đây nên nói: sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế.

Thế nên Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo:

Giả sư tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, hoặc không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại;

Nếu tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, hoặc không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại;

Nếu chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, hoặc không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại;

Nếu sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, hoặc không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, thì đồng thời xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại;

Nếu xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, hoặc không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại.

Tức không thể nói: Do đó, Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

[[3]] Nhưng do tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, tức tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại;

Nếu không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, thì không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại;

Nếu tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, tức chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại;

Nếu không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, thì không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại;

Nếu chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, tức sinh trong thế giantổn hại không tổn hại;

Nếu không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, thì không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại;

Nếu sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, tức xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại;

Nếu không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, thì không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại;

Nếu xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại;

Nếu không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, thì không cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại.

Do đây nên nói: Thế nên Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Đó gọi là nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng: nghiệp này là thiện bất thiện, chiêu cảm dị thục đáng yêu không đáng yêu.

iv. Thế nào là nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Nếu có thể tận diệt các tư nghiệp đen dị thục đen. Hoặc có thể tận diệt các tư nghiệp trắng dị thục trắng. Hoặc có thể tận diệt các tư nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp”.

Ở đây, không phải đen: do đen, không hợp ý, nên gọi là đen, nghiệp này không phải như nghiệp bất thiện ấy. Đó gọi là không phải đen.

Không phải trắng: do trắng, hợp ý, nên gọi là trắng, nghiệp này không phải như thiện nghiệp hữu lậu. Đó gọi là không phải trắng.

Không đưa đến dị thục: nghiệp này không phải như ba nghiệp trước có khả năng chiêu cảm dị thục, đó gọi là nghiệp không đưa đến dị thục.

Có thể tận diệt các nghiệp: nghiệp này là học tư, có thể hướng đến tổn giảm. Vì sao?

Vì nếu học tư, có thể hướng đến tổn giảm, tức đối với ba nghiệp trước có thể tận diệt, hoàn toàn tận diệt, tùy thuận chứng đắc sự diệt tận vĩnh viễn.

Ở trong nghĩa này, ý nói gọi là nghiệp vì có thể tận diệt các nghiệp.

Do đây nên nói: nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp.



[1] Skt. catvāri karmāṇi | asti karma kṛṣṇaṃ kṛṣṇavipākam | asti karma śuklaṃ śuklavipākaṃ | asti karma kṛṣṇaśuklaṃ kṛṣṇaśuklavipākaṃ | asti karmākṛṣṇam aśuklam akṛṣṇāśuklavipākaṃ karmakṣayāya saṃvartate; Pāli: Cattāri kammāni—atthāvuso, kammaṃ kaṇhaṃ kaṇhavipākaṃ. Atthāvuso, kammaṃ sukkaṃ sukkavipākaṃ. Atthāvuso, kammaṃ kaṇhasukkaṃ kaṇhasukkavipākaṃ. Atthāvuso, kammaṃ akaṇhaasukkaṃ akaṇhaasukkavipākaṃ kammakkhayāya saṃvattati.

[2] cf. Abhidh-k-vy, tr. 28: lụyatelụyate támāl lokaḥ, “Nó băng hoại. Do đó, nó được gọi là thế gian”. Theo đây, từ thế gian (loka) do động từ căn √luj (ruj): tan vỡ. Pāli, S. iv. 52: loko loko ti bhante vuccati. kittāvatā nu kho bhante loko ti vuccatīti. lujatīti kho bhikkhu tsamā loko ti vuccati, “Thế gian, bạch Thế Tôn, được nói là thế gian. Bạch Thế Tôn, như thế nào mà được nói là thế gian? Nó băng hoại, Tỷ-kheo, do đó nó được nói là thế gian”.

[3] Bản Hán: quyển 8.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39015)
03/09/2014(Xem: 26245)
24/11/2016(Xem: 15642)
29/05/2016(Xem: 7744)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.