TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn
V. Chư Tổ sư Tây Thiên
Khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn, ngài truyền lại cho đại đức Ca-diếp đứng đầu giáo hội mà hộ trì Chánh pháp ở Tây thiên. Ngài biết rằng, trong tăng chúng, Ma-ha Ca-diếp là người xứng đáng hơn hết, có thể lãnh lấy trách nhiệm. Như vậy, ngài Ca-diếp trở thánh vị Tổ sư thứ nhất nối truyền pháp Phật.
Từ ngài Ca-diếp trở về sau, chư vị Tổ sư đều là những người tài cao đức lớn, là những vị Bồ-tát xiển dương pháp giáo của Phật truyền lại. Trong lịch sử đạo Phật ở Ấn Độ, có tất cả là hai mươi tám vị Tổ sư, bắt đầu từ ngài Ca-diếp, cho đến ngài Bồ-đề Đạt-ma là cuối, vì Tổ Bồ-đề Đạt-ma mang Chánh pháp sang truyền ở Trung Hoa, sau đó không thấy ghi chép việc truyền nối ở Ấn Độ nữa.
Hai mươi tám vị Tổ sư đã từng làm cho cõi Ấn độ được vẻ vang về mặt đạo lý, cho đến nay dấu xưa tích cũ hãy còn nơi những cảnh chùa tháp cũ. Dần dần về sau, vì lòng từ bi muốn truyền rộng đạo giải thoát, chư vị đem đạo Phật truyền ra các nước ngoài, cho đến vị Tổ thứ hai mươi tám thì đạo Phật qua đến Trung Hoa.
Cho nên khi đạo Phật không còn được hưng thạnh lắm nơi xứ Ấn Độ, thì ngọn đuốc huệ đã bắt đầu soi tỏ các nước khác trên toàn cõi Á châu. Và mỗi nơi cũng đều nhờ ánh sáng đó mà làm nên những công trình vĩ đại, như các nước Miến Điện, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên... đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật trong đời sống văn hóa và tinh thần. Còn như ở Việt Nam ta, lần xem lại những trang sử hiển hách vinh quang của các đời Lý, Trần, cũng có thể thấy rất rõ ảnh hưởng tích cực của đạo Phật.
HAI MƯƠI TÁM VỊ TỔ SƯ TÂY THIÊN
Phật Thích-ca bắt đầu truyền cho
Tôn giả Ma-ha Ca-diếp là Tổ thứ nhất, truyền tiếp qua hai mươi tám đời, đến tổ thứ hai mươi tám là
Bồ-đề Đạt-ma.
Tên tuổi các vị được ghi đủ dưới đây:
01. Ma-ha Ca-diếp (Mahākāśyapa – 摩訶迦葉)
02. A-nan-đà (Ānanda – 阿難陀)
03. Thương-na Hòa-tu (Śānavāsin – 商那和修)
04. Ưu-bà-cúc-đa (Upagupta – 優婆掬多)
05. Đề-đa-ca (Dhītika – 提多迦)
06. Di-già-ca (Miśaka – 彌遮迦)
07. Bà-tu-mật (Theá Höõu, Vasumitra – 婆須密)
08. Phật-đà Nan-đề (Buddhanandi – 佛陀難提)
09. Phật-đà Mật-đa (Buddhamitra – 佛陀密多)
10. Bà-lật-thấp-bà(
Hiếp Tôn giả, Pārśva –
婆栗濕婆)
11. Phú-na Dạ-xa (Punayaśa – 富那夜奢)
12.
A-na Bồ-đề(
Mã Minh, Ānabodhi –
阿那菩提, ,馬鳴)
13. Ca-tì-ma-la (Kapimala – 迦毘摩羅)
14.
Long thụ(Nāgārjuna – 龍樹)
15. Ka-na-đề-bà(
Thánh Thiên, Kānadeva –
迦那提婆 , 聖天)
16. La-hầu-la-đa(Rāhulabhadra – 羅睺羅多)
17.
Tăng-già Nan-đề (Sanghanandi – 僧伽難提)
18.
Tăng-già Xá-đa (Sanghayathata – 僧伽舍多)
19. Cưu-ma-la-đa (Kumāralāta –鳩摩羅多)
20. Xà-dạ-đa (Śayata – 闍夜多)
21.
Thế Thân (Vasubandhu – 世親)
22. Ma-noa-la (Manorata – 摩拏羅)
23. Hạc-lặc-na (Haklenayaśa – 鳩勒那)
24.
Sư Tử Bồ-đề (Sinhabodhi – 師子菩提)
25.
Bà-xá Tư-đa (Baśanita –婆舍斯多)
26.
Bất-như Mật-đa (Punyamitra – 不如密多)
27. Bát-nhã Đa-la (Prajnādhāra – 般若多羅)
28.
Bồ-đề Đạt-ma (Bodhidharma – 菩提達磨)
Trong 28 đời Tổ
Tây thiên, có bốn vị là hoàng tử vì
mộ đạo giải thoát mà bỏ ngôi vua, lìa mọi sự
vinh hoa phú quí ở
nhân gian. Ấy là:
1. Tổ đời thứ 17,
Tăng-già Nan-đề, con vua Bảo
Trang Nghiêm, thành Thất-la-phiệt.
2. Tổ đời thứ 22, Ma-noa-la con vua Thường
Tự Tại, nước Ma-đề.
3. Tổ đời thứ 26,
Bất-như Mật-đa, con vua
Đắc Thắng ở miền Nam
Ấn Độ.
4. Tổ đời thứ 28,
Bồ-đề Đạt-ma, con vua Hương Chí miền Nam
Ấn Độ.
Nếu kể luôn
đức Phật Thích Ca, vốn là hoàng tử của vua
Tịnh Phạn tại Ca-tỳ-la-vệ, thì trong 29 đời
Phật Tổ, có tất cả năm vị hoàng tử bỏ ngôi vua chúa mà đi
tu hành và
truyền bá giáo lý.
Phật
truyền đạo năm trăm năm trước Dương lịch. Các
Tổ sư nối nhau mà giữ mãi đến đời thứ hai mươi tám là năm trăm năm sau Dương lịch, nghĩa là
Phật pháp thạnh hành trong một ngàn năm ở
Ấn độ.
Đạo Phật bắt đầu phát triển mạnh ở Trung Hoa kể từ một ngàn năm sau khi
Phật diệt độ, vì
Tổ sư Đạt-ma sang Quảng đông vào năm 520. Bắt đầu từ đây,
Trung Quốc được
truyền bá Phật giáo chân truyền, khỏi phải có những sự
lầm lạc như trước. Khoảng trăm năm sau nữa, ngài
Huyền Trang qua
Ấn Độ để tìm học
Phật pháp với các
cao tăng Ấn Độ và thỉnh về Trung hoa rất nhiều
kinh điển.
1.
TỔ MA-HA CA-DIẾP
摩訶迦葉祖
Ngài sanh ra tại xứ Ma-ha-tích-tha, là
đệ tử được Phật giao cho
trách nhiệm lãnh đạo và
điều hành Giáo hội sau khi Phật
nhập diệt.
Tên của ngài viết đầy đủ là Ca-diếp-ba, Hán dịch là
Ẩm Quang. Ngài là người giữ theo lời dạy của Phật rất nghiêm túc, từng được Phật khen là
Đầu đà đệ nhất, tức là tu theo lối
khổ hạnh khắc khổ hơn hết trong các
đệ tử của Phật. Từ lúc nhỏ,
lòng mộ đạo và tấm lòng
thanh bạch của Ngài đã
nổi tiếng khắp nơi rồi.
Đến tuổi
trưởng thành, ngài Ca-diếp thưa với
cha mẹ rằng: “Khi
cha mẹ còn
tại thế, xin cho con lo phần phụng dưỡng. Đến khi
cha mẹ mãn phần, con sẽ
xuất gia cầu đạo.”
Bà mẹ lấy làm
lo lắng về việc ấy, chỉ muốn ngài phải
lập gia đình, sinh con cái để
nối nghiệp nhà. Ngài biết vậy, muốn
tìm cách làm cho mẹ bớt
lo lắng, liền thuê người tạc một tượng mỹ nữ, mặc áo đẹp và trang điểm giống như người thật. Rồi ngài mang tượng ấy cho mẹ xem và nói rằng: “Thưa mẹ, khi nào con gặp một người giống như pho tượng này thì con xin cưới làm vợ.” Ý ngài làm thế là muốn kiếm cớ để kéo dài
thời gian, tránh được sự thúc ép của
cha mẹ về việc
lập gia đình. Bởi vì, chỉ là một pho tượng
ngẫu nhiên làm ra, làm sao lại có người giống với tượng ấy?
Không ngờ bà mẹ tin thật lời ấy, liền nhờ mấy người Bà-la-môn đem pho tượng ấy đi khắp nơi để tìm người. Họ đến xứ Xá-kiệt-la, để pho tượng ấy bên bờ một con sông và ngồi cách đó xa xa nhìn.
Lúc ấy, người vú nuôi của cô Bạt-đà vừa
đi xuống sông để tắm. Vú già thấy pho tượng từ xa thì nghĩ rằng: “Quái lạ! Sao hôm nay tiểu thư lại mặc
y phục lạ thế này?” Vú già chạy lại xem, vả nhẹ trên má mới biết đó chỉ là một pho tượng, mà sao
giống hệt cô Bạt-đà. Mấy người Bà-la-môn
quan sát thấy hết
mọi việc, mới
đến gần vú già dọ hỏi. Bà vú già đưa họ về nhà ông Cố-xi-da-gô-ta, được
tiếp đãi rất
niềm nở. Sau khi trình bày việc đi tìm người của mình rồi, họ xin được lưu lại đó mấy hôm và gởi thư về cho ông Ca-bi-la là cha của ngài Ca-diếp, trình bày việc đã tìm được người và dặn ông nên đưa lễ sang hỏi cưới.
Ngài buộc lòng
vâng lời cha mẹ mà cưới vợ. Nhưng cả ngài và cô Bạt-đà đều không ai muốn kết dây
ân ái.
Vì vậy, trong hai mươi năm sống chung một nhà, họ chỉ
cư xử với nhau như hai người bạn mà bên ngoài không ai biết cả.
Đến khi
cha mẹ đã qua đời, ngài Ca-diếp và nàng Bạt-đà liền bàn nhau cùng
xuất gia nhập đạo. Ngài Ca-diếp nhờ
đạo tâm vốn đã rất
thuần thục, nên chỉ vừa
xuất gia được chín ngày đã
chứng đắc thánh quả A-la-hán.
Về sau, ngài có làm
bài kệ dưới đây để chỉ rõ sự
lợi ích trong cuộc
thoát trần:
Hễ là giữ phận
nhà sư,
Việc đời dầu được, dầu hư chớ sờn.
Lánh mình nơi chốn lâm sơn,
Chẳng màng
so sánh thua hơn làm gì.
Kẻ nào
vui sướng ly bì.
Thì phần
Chánh đạo lạc đi xa đàng.
Làm sư,
danh lợi chớ màng,
Giữ mình cho khéo mới sang được bờ,
Chớ nên đày ải thể cơ,
Thân hình khổ nhọc, khó chờ
tính an.
Đại đức Ma-ha Ca-diếp cũng có làm
bài kệ sau đây để tả
phong cảnh đẹp chỗ ngài
ưa thích:
Mấy nhà
hiền đức xưa nay,
Ai mà lại chẳng vui vầy cảnh xinh?
Những là
sơn thủy hữu tình,
Rừng cao cây phủ tươi xanh bốn mùa.
Đá hoa
rực rỡ chen đua,
Xa nghe có tiếng voi đùa cùng nhau.
Giọt mưa rỉ rả lào xào.
Ngồi trên hòn đá cảm bao nhiêu tầng!
Những là non núi bao giăng,
Thoảng chừng có bóng
sư tăng qua vùng.
Tư bề
êm ái vô cùng,
Lâu lâu nghe có tiếng công kêu chào.
Cảnh tình
vui thích làm sao!
Tham thiền nhập định lúc nào cũng yên.
Ví mình muốn dứt nợ duyên,
Khá tìm
cảnh tịnh mà chuyên dưỡng thần.
Non cao là chốn
tu thân,
Hồng trần giải thoát,
dự phần Phật Tiên.
Khi ngài Ca-diếp đã già,
biết mình sắp tịch, liền gọi A-nan-đà đến và dạy rằng: “Lúc trước, khi Phật
nhập diệt, có dặn ta rằng về sau có thể giao quyền chấp chưởng
Giáo hội lại cho ngươi. Nay ngươi hãy
cố gắng làm tròn
trách nhiệm ấy. Hiện nay trong thành Vương-xá có Thương-na-tu là người
trí huệ và
đức hạnh, chính là người về sau có thể làm
Tổ sư đời thứ ba,
tiếp nối cho ngươi đó.”
Rồi ngài lại nói rằng:
“Ngày xưa, Phật có
phó chúc Chánh pháp cho ta. Nay ta đem giao lại cho ngươi. Vậy ngươi khéo
hộ trì Chánh pháp ấy. Hãy nghe kệ đây:
Pháp
pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Hà ư
nhất pháp trung
Hữu pháp hữu phi pháp?
Dịch nghĩa
Pháp là
pháp tự xưa nayPháp và
phi pháp thảy rày vốn không.
Tại sao trong một pháp ròng,
Pháp và
phi pháp thảy đồng dự chen?
Sau đó, ngài Ca-diếp đến từ biệt vua A-xà-thế nhưng không gặp vua, ngài mới
đi thẳng vào núi Kê-túc, chọn một chỗ hang động và phát
lời nguyện rằng: “Thân thể này nguyện sẽ còn mãi
cho đến khi đức Di-lặc ra đời
thành Phật độ sanh.” Ngài
phát nguyện xong, mặt đất
rung rinh chấn động.
Hôm sau, vua A-xà-thế
nằm ngủ,
chiêm bao thấy cây trụ cái
trên trời đột nhiên gãy đổ. Vua hoảng hốt.
Thức dậy mới
hay tin rằng ngài Ca-diếp đã tịch.
Vua cùng với Tổ A-nan-đà vào núi Kê-túc. Khi ấy cửa động liền tự mở ra để hai người nhìn thấy được ngài Ca-diếp và
lễ bái ngài lần cuối. Vua than khóc rất lâu rồi mới
trở về.
Đến nay người ta vẫn truyền rằng, trong núi Kê-túc, ngài Ca-diếp hiện vẫn còn ngồi,
thân thể không hề hoại mất, chờ khi đức Di-lặc đản sanh ngài sẽ
trở lại cõi thế.
2.
TỔ A-NAN-ĐÀ
阿難陀祖
Tổ sư A-nan-đà, thường gọi là A-nan, Hán dịch là Khánh hỷ,
Hoan hỷ. Ngài là
đệ tử thân cận nhất của Phật, từng
làm thị giả cho Phật rất lâu. Ngài A-nan được Phật khen là
đa văn nhất trong số các
đệ tử. Nhờ
làm thị giả cho Phật, nên mỗi khi
Phật thuyết pháp ở đâu, ngài A-nan-đà đều có mặt để nghe đầy đủ.
Vì vậy mà sau này, tất cả
kinh điển được
kết tập, đều do ngài theo
trí nhớ mà đọc lại cho các vị khác ghi chép, nên bao giờ cũng phải mở đầu bằng câu: “Tôi nghe như thế này.”
Khi sắp tịch, ngài gọi
đại đức Thương-na Hòa-tu đến dạy rằng: “Ngươi hãy cố giữ lấy
sự nghiệp Phật pháp. Nay ở xứ Ma-đột-la có một nhà
gia thế, sanh con tên Ưu-ba-cúc-đa. Đứa trẻ ấy là bậc
pháp khí, sau này sẽ lãnh
trách nhiệm nối tiếp cho ngươi đó.”
Khi
truyền pháp cho Thương-na Hòa-tu làm
Tổ sư đời thứ ba, Tổ A-nan có đọc
bài kệ dưới đây:
Bổn lai phó
hữu pháp,
Phó liễu ngôn
vô Pháp;
Các các tu
tự ngộ,
Ngộ liễu vô
vô Pháp.
本來付有法
付了言無法
各各須自悟
悟了無無法。
Dịch nghĩa
Xưa nay pháp có mới truyền,
Truyền rồi lại nói pháp truyền là không.
Mọi người nên
tỉnh ngộ lòng,
Ngộ rồi không đó, là
không pháp nào.
3.
TỔ THƯƠNG-NA HÒA-TU
商那和修祖
Tôn giả Thương-na Hòa-tu vốn là người nước Ma-đột-la.
Thuở xưa, trong
tiền kiếp có lần ngài làm chủ một đoàn khách buôn lữ hành. Một hôm, trong khi đi đường, ngài gặp một thầy
tu khổ hạnh có bệnh, nằm
một mình không ai
săn sóc. Ngài
động lòng thương, ngừng đoàn buôn lại, và đi kiếm thuốc cho
nhà sư. Ngài ra công
săn sóc,
tốn kém rất nhiều
tiền của mới cứu được thầy.
Theo “Kế đăng lục” quyển nhất, Thương-na Hòa-tu họ Tỳ-xá-da, cha tên là Lâm Thắng, mẹ tên là Kiều-xa-da. Ngài là một vị La-hán
thánh nhân giáng sanh, ở trong thai mẹ đến sáu năm mới ra đời.
Tục truyền ngài Thương-na Hòa-tu vừa sanh ra đã sẵn có áo mặc nơi thân. Khi lớn lên dần thì áo cũng lớn theo. Đến khi A-nan, Tổ thứ hai độ cho Thương-na Hòa-tu
xuất gia, thì cái áo ấy hóa ra thành
pháp phục. Đến lúc ngài Thương-na Hòa-tu
thọ Cụ túc giới, thì áo
tự nhiên biến thành áo Tăng-già-lê. Khi gần
tịch diệt,
Tôn giả Thương-na Hòa-tu có
phát nguyện lưu cái áo ấy lại
cho đến chừng nào đạo của
đức Phật Thích-ca truyền lại phải dứt đi thì áo cà-sa ấy mới bị
hoại diệt.
Trong
Kế Đăng Lục, quyển nhất ghi lại rằng:
“Khi Thương-na Hòa-tu được Tổ A-nan
truyền pháp rồi, ngài đi
hóa độ đã lâu, đến xứ Trá-lỵ gặp Ưu-ba-cúc-đa. Ngài hỏi rằng: Nhà ngươi được bao nhiêu tuổi? Đáp rằng: Mười bảy. Lại hỏi: Thân mười bảy hay Tánh mười bảy? Đáp: Thân mười bảy, chẳng phải Tánh mười bảy.
Tổ Thương-na Hòa-tu biết là bậc
pháp khí, liền xuống tóc cho. Về sau, nhận cho
thọ giới cụ túc làm tỳ-kheo.
Một hôm, Tổ gọi Ưu-ba-cúc-đa đến dạy rằng:
Chánh pháp của
Như lai thuở xưa,
lần hồi truyền đến ta. Nay ta truyền
Chánh pháp ấy cho ngươi và
bài kệ dưới đây:
Phi pháp diệc
phi tâm,
Vô tâm diệc
vô pháp.
Thuyết thị tâm pháp thời,
Thị pháp
phi tâm pháp.
非法亦非心
無心亦無法
說是心法時
是法非心法。
Dịch nghĩa
Chẳng phải pháp, chẳng phải tâm,
Không có tâm, cũng
không pháp.
Ngay khi nói
tâm pháp,
Chẳng phải là
tâm pháp.
4.
TỔ ƯU-BA-CÚC-ĐA
優婆掬多祖
Tổ sư là người
thông minh từ rất sớm, đã phát huệ khi mới mười hai tuổi. Về sau, nhờ có Tổ đời thứ ba truyền dạy, ngài
tu học rất mau
tiến bộ. Chẳng những về
đạo lý ngài tiến rất nhanh, mà về
đức hạnh ngài cũng nêu
gương sáng chói, không một chỗ tỳ vết.
Theo
Kế Đăng Lục, quyển nhất, ngài Ưu-ba-cúc-đa là người nước Trá-lỵ, họ Thủ-đà, cha tên là
Thiện Ý. Ngài
xuất gia hồi mười bảy tuổi, đến hai mươi tuổi thì
chứng quả. Ngài
hóa độ được rất nhiều
đệ tử và
tín đồ.
Sách còn chép lại rằng, lúc nhỏ ngài đã khéo dùng một
phương pháp để
thống trị tâm trí,
kiểm điểm tự tâm và trau dồi
đức hạnh. Ngài lấy những viên đá trắng làm biểu trưng cho
tư tưởng tốt và những viên đá đen biểu trưng cho
tư tưởng xấu. Mỗi ngày, khi có nghĩ đến việc gì xấu thì ngài đặt một viên đá đen. Ngược lại, khi nghĩ đến việc tốt thì đặt một viên đá trắng.
Lúc đầu, đá đen vượt hơn đá trắng rất nhiều, ngài nhờ đó mà
chú tâm kiểm điểm những
tư tưởng xấu để gạt bỏ.
Dần dần về sau, đá đen ngày một ít đi, và đá trắng mỗi ngày mỗi nhiều.
Cho đến khi chỉ còn đá trắng mà không có đá đen nữa. Cũng chính nhờ sự
rèn luyện,
tu tập đức hạnh từ nhỏ như vậy, nên về sau ngài
trở thành một bậc
đại đức, nối tiếp
sự nghiệp do Phật truyền phó mà làm
Tổ sư đời thứ tư.
Vì ngài Ưu-ba-cúc-đa rất
tinh tấn làm Phật sự, nên người đương thời còn
xưng tụng ngài bằng
danh hiệu là
Vô Tướng Hảo Phật.
Khi ngài còn chưa
xuất gia, tại xứ Ma-đột-la có một cô gái làng chơi
nổi tiếng tên là Hoa-xá-hoa-đà. Con hầu của cô này thường đến mua hương phấn tại hiệu của Ưu-ba-cúc-đa. Cô biết chuyện, hỏi rằng: “Chắc em
ưa thích cậu ấy lắm, nên mới thường đến mua đồ chỗ ấy phải không?” Con hầu đáp rằng: “Thưa cô, không phải thế. Cậu ấy là một người khôi ngô
tuấn tú,
hiền lành, tài trí, lại thường noi theo
đạo lý mà
cư xử, nên ai gặp rồi cũng đều
mến phục.” Cô Hoa-xá-hoa-đà nghe nói, đem lòng yêu chàng. Cô sai con hầu đến nói với Ưu-ba-cúc-đa rằng: “Cô tôi muốn gặp cậu và mong rằng sẽ được giao duyên với cậu.” Ưu-ba-cúc-đa liền bảo con hầu về thưa lại với cô chủ rằng chưa phải lúc
gặp nhau.
Hồi ấy, khách làng chơi mỗi lần đến với cô Hoa-xá-hoa-đà đều phải mất đến năm trăm
đồng tiền vàng. Cô nghĩ rằng chàng Ưu-ba-cúc-đa từ chối hẳn là vì không muốn tốn năm trăm
đồng tiền vàng. Cô liền sai con hầu đến lần nữa, nói rằng: “Cô tôi không lấy tiền cậu đâu, chỉ muốn được chung vui với cậu mà thôi.” Nhưng chàng Ưu-ba-cúc-đa cũng
đáp lại như lần trước, rằng chưa phải lúc cô có thể gặp chàng.
Ngày kia, có người con của một ông nhà giàu lớn đến nghỉ chơi ở chỗ cô Hoa-xá-hoa-đà.
Cùng lúc ấy, lại có một
đại thương gia từ miền Bắc mới đến,
đem theo năm trăm con ngựa vào thành Ma-đột-la để bán,
hỏi thăm muốn tìm những chỗ làng chơi
nổi tiếng trong xứ. Người ta chỉ đến cô Hoa-xá-hoa-đà. Người
thương gia liền đến viếng cô, chịu trả cho cô đủ năm trăm
đồng tiền vàng với rất nhiều quà tặng quý giá. Vì lòng tham, cô liền giết chết chàng trai con ông nhà giàu kia, mang xác ra giấu dưới đống đồ dơ sau nhà, để có thể giao tình với khách mới. Vài hôm sau,
cha mẹ chàng kia cho người tìm được xác con mình dưới đống đồ dơ sau nhà cô, liền đi
tố cáo việc con mình bị giới. Vua
tra xét ra chính cô Hoa-xá-hoa-đà là kẻ giết người, liền
xử phạt chặt đứt tay chân, cắt lỗ tai, lỗ mũi, rồi mang bỏ cô nơi nghĩa địa.
Bấy giờ, Ưu-ba-cúc-đa nghe biết việc ấy. Chàng
suy nghĩ rằng: “Ngày trước, người đàn bà ấy muốn gặp ta đẻ
thỏa lòng dục vọng, nhưng ta không muốn cho gặp. Bây giờ cô ta đã mất hết tay chân, lỗ tai, lỗ mũi rồi. Chính là lúc mà người ấy phải gặp ta vậy.”
Chàng liền cùng một đứa tiểu đồng
đi thẳng đến nghĩa địa. Con hầu của nàng Hoa-xá-hoa-đà là người có nghĩa, nhớ ơn chủ nên vẫn theo đến nghĩa địa mà đuổi không cho loài diều quạ
đến gần làm hại nàng. Khi thấy chàng Ưu-ba-cúc-đa đến, con hầu liền nói với nàng rằng: “Thưa cô, chính là người mà trước đây cô đã nhiều lần sai tôi đến mời nhưng không chịu đến, giờ đây đang đi chỗ
chúng ta đó.” Nghe con hầu nói, cô than rằng: “Em ơi, giờ đây ta đã mất hết
nhan sắc xinh đẹp ngày nào,
trở thành một cục thịt nhầy nhụa ghê tởm nằm trên chỗ đất dơ nơi nghĩa địa này, có còn chút
lạc thú nào có thể mang lại cho người mà người tìm đến đây?”
Lúc ấy, chàng Ưu-ba-cúc-đa đi tới đứng ngay
trước mặt nàng Hoa-xá-hoa-đà. Nàng thấy vậy, nói rằng: “Chàng ơi, ngày trước
thân thể em còn
xinh đẹp, khỏe mạnh, em rất thích sự khoái lạc
ái tình với chàng, đã nhiều lần sai người tìm chàng, nhưng chàng đều từ chối, bảo rằng chưa phải lúc. Giờ đây em đã bị chặt mất hết chân tay, lại bị cắt mất cả lỗ tai, lỗ mũi, khác nào một đống thịt nhầy nhụa, máu me ghê tởm, lẽ nào chàng lại cho là phải lúc mà đến đây sao?”
Chàng Ưu-ba-cúc-đa đáp rằng:
“Này cô, tôi không phải vì
ham thích tình ái mà đến với cô. Bởi vậy, khi cô còn tràn đầy
lòng dục, thật là chẳng phải lúc cho tôi đến gặp. Nay
thân thể cô đã không còn đầy đủ,
xinh đẹp như xưa, chính là lúc tôi có thể đến để nhắc nhở cô về sự giả tạm,
không thật và nhơ nhớp của
thân thể con người. Nay cô đã thấy được điều đó, lẽ nào còn mê đắm trong những
ý nghĩ về dục lạc?”
Được
nghe lời thuyết giảng của chàng Ưu-ba-cúc-đa đúng vào
lúc ấy, cô gái
hoàn toàn tỉnh ngộ,
hết sức hối hận. Ngay khi ấy, lòng cô dứt bỏ hết các mối
tình ái,
tham dục,
tâm hồn được
an lạc,
thoát khỏi mọi
phiền não ràng buộc trong
tâm trí.
Về sau, ngài chọn được một vị
đệ tử tài đức là Đề-đa-ca, người rất
thông đạt. Ngài truyền lại cho Đề-đa-ca làm Tổ đời thứ năm, có
bài kệ truyền pháp như dưới đây:
Tâm tự bổn lai Tâm,
Bổn Tâm
phi hữu Pháp;
Hữu Pháp hữu bổn Tâm,
Phi Tâm phi bổn Pháp.
心自本來心
本心非有法
有法有本心
非心非本法。
Dịch nghĩa
Tâm là vốn tự
xưa nay,
Bổn Tâm chẳng có pháp này pháp kia.
Nếu có pháp, tâm chẳng lìa,
Không tâm thì pháp chẳng hề
hiện ra.
5.
TỔ ĐỀ-ĐA-CA
提多迦祖
Tổ sư thứ năm là người nước Ma-già-đà.
Tên thật của ngài là
Hương Tượng, đến khi
thọ giới xuất gia thì Tổ thứ tư là ngài Ưu-ba-cúc-đa mới
ban cho pháp danh là Đề-đa-ca.
Khi ngài Đề-đa-ca mới sanh ra, cha ngài nằm
chiêm bao, thấy điềm mộng thế này. Ông thấy một vành
mặt trời màu
vàng ròng, từ trong nhà
hiện ra, chiếu sáng trời đất. Phía trước có một hòn núi lớn bằng các món báu trang sức
xinh đẹp. Từ trên đỉnh núi, có bốn nguồn suối phun nước ra và chảy xuống mãi.
Sau đó, ông gặp Ưu-ba-cúc-đa, Tổ đời thứ tư. Ông đem điềm mộng trên kể với Tổ, Tổ
giải thích rằng: “Hòn núi bằng các món báu, tức là thân người. Dòng suối chảy mãi, tức là
Pháp giáo vô tận.
Mặt trời từ trong nhà
hiện ra, tức là người con của ông sau này sẽ
xuất gia nhập đạo.
Mặt trời ấy chiếu sáng trời đất, tức là người con ấy sau sẽ
chứng đắc trí huệ sáng suốt.” Đó là điềm ứng trước về Tổ Đề-đa-ca vậy.
Lúc ngài cầu
xuất gia, Tổ thứ tư có hỏi ngài rằng: “Thân ngươi
xuất gia hay tâm ngươi xuất gia?”
Ngài đáp rằng: “Con đến
xuất gia, đều chẳng phải thân, chẳng phải tâm. Tâm chẳng sanh, chẳng diệt, tức là
thường đạo, chư Phật cũng là thường.
Tâm không hình tướng, thân cũng như vậy.”
Về sau, trước khi tịch, ngài
phó chúc đạo pháp cho Tổ thứ sáu là ngài Di-già-ca, có truyền
bài kệ rằng:
Thông đạt bổn pháp tâm,
Vô pháp,
vô phi pháp;
Ngộ liễu đồng vị ngộ,
Vô tâm diệc
vô pháp.
通達本法心
無法無非法
悟了同未悟
無心亦無法。
Dịch nghĩa
Nếu thông nguồn cội pháp, tâm,
Pháp và
phi pháp chẳng cầm làm chi.
Ngộ và chưa ngộ đồng ghi,
Cả tâm và pháp hai bề đều không.
6.
TỔ DI-GIÀ-CA
彌遮迦祖
Tôn giả vốn người miền
trung Ấn Độ. Sau khi được
Tổ sư thứ năm
truyền pháp, ngài thường
du hành lên miền Bắc mà
giáo hóa.
Tổ vốn biết rằng có một người tên là Bà-tu-mật sẽ nối tiếp làm Tổ đời thứ bảy, nên
vẫn có ý đi tìm. Khi đi đến miền Bắc
Ấn Độ, Tổ gặp một người đang cầm bầu rượu trong tay. Tổ nói rằng: “Ai đụng tới bầu rượu ấy, thì
trái với lẽ
trong sạch.”
Người ấy hỏi Tổ rằng: “Ngài có biết tôi chăng?”
Tổ đáp: “Ta không biết. Người thử nói tên họ, rồi ta sẽ chỉ nói rõ
căn duyên cho nghe.” Người ấy đáp: “Tôi họ Phả-la-đọa, tên Bà-tu-mật.” Tổ
vui mừng nói rằng: “Thầy ta là Đề-đa-ca có nói rằng,
thuở trước khi
Thế Tôn vân du đến miền Bắc có nói với A-nan rằng: ‘Ba trăm năm sau khi ta
nhập diệt, ở xứ này sẽ ra đời một bực
thánh nhân, họ Phả-la-đọa, tên Bà-tu-mật. Người ấy sẽ làm
Tổ sư đời thứ bảy.’
Đức Thế Tôn đã có lời
báo trước như vậy, nay ngươi nên
xuất gia nhập đạo.”
Bà-tu-mật liền buông bầu rượu xuống mà
đảnh lễ Tổ sư, theo hầu làm
đệ tử của ngài.
Về sau, khi
truyền pháp lại cho Bà-tu-mật, Tổ Di-già-ca có bài rằng:
Vô tâm vô
khả đắc,
Thuyết đắc bất danh đắc.
Nhược liễu tâm
phi tâm,
Thủy liễu tâm,
tâm pháp.
無心無可得
說得不名得
若了心非心
始 了心心法。
Dịch nghĩa
Vô tâm thì chẳng thể đắc,
Nói là
chứng đắc, thật đâu đắc gì?
Nếu rõ biết tâm,
phi tâm,
Tâm và
tâm pháp tức thì rõ thông.
7.
TỔ BÀ-TU-MẬT
婆須密祖
Ngài vốn người miền Bắc
Ấn Độ. Trước khi
thọ pháp xuất gia, ngài thường
rong chơi đó đây trong các thôn xóm, tay cầm bầu rượu, miệng thì
ca ngâm và
kêu la lớn tiếng. Người ta cho ngài là người điên.
Cho đến khi ngài gặp đức
Lục Tổ Di-già-ca.
Tổ nhắc lại
lời nói của
đức Như Lai, đã
báo trước rằng Bà-tu-mật sẽ giáng sanh ở miền Bắc và làm
Tổ sư đời thứ bảy. Ngài
tỉnh ngộ và nhớ lại
tiền duyên của mình, liền
qui y,
thọ giáo pháp. Về sau, ngài được
truyền y bát, làm Tổ đời thứ bảy.
Tổ Bà-tu-mật trên đường hoằng
hóa Phật pháp đến xứ Ca-ma-la, gặp một
bậc trí giả tên là Phật-đà Nan-đề. Đôi bên
đối đáp về
đạo lý, Tổ
vượt trội hơn Phật-đà Nan-đề một bậc. Nhân đó, ngài
thu phục Phật-đà Nan-đề làm
đệ tử, sau lại truyền phó cho làm
Tổ sư đời thứ tám. Khi
truyền pháp, ngài có đọc
bài kệ này:
Tâm đồng
hư không giới,
Thị đẳng
hư không pháp;
Chứng đắc hư không thời,
Vô thị,
vô phi pháp.
心同虚空界
是等虚空法
證得虚空時
無是無非法。
Dịch nghĩa
Tâm này như cõi
hư không,
Đó đây các pháp,
hư không đó mà.
Hư không nếu đã chứng qua,
Thị, phi mọi pháp đều là bặt tăm.
Tôn giả Bà-tu-mật lại dạy rằng: “Chánh
pháp nhãn tạng của
Như Lai, nay ta
giao phó lại cho ngươi, vậy ngươi khá
hộ trì.”
Phó pháp và truyền kệ xong, Tổ Bà-tu-mật vào
thiền định Tam-muội,
thị hiện Niết-bàn.
Đại chúng mai táng ngài và xây tháp thờ
toàn thân của ngài. Sau đó, Phật-đà Nan-đề nối tiếp mà làm Tổ đời thứ tám.
8.
TỔ PHẬT-ĐÀ NAN-ĐỀ
佛陀難提祖
Vị Tổ thứ tám này người xứ Ca-ma-la, họ Cồ-đàm. Ngài có một cục thịt trồi lên trên đỉnh đầu cũng giống như của
đức Phật. Ngài có tài
biện luận thông suốt mọi việc và rất nhanh lẹ,
sáng suốt.
Vì muốn độ cho vị Tổ tương lai là Phật-đà Mật-đa, lúc ây đang ở xứ Đề-già xa xôi, ngài liền tìm đến đó. Khi ngài đến nơi, vào trong thành ấy, có một vị
trưởng lão đến làm lễ thưa hỏi rằng: “Bạch
đại đức, ngài cần việc chi?” Tổ đáp: “Ta cần một người
thị giả.” Vị
trưởng lão ấy bạch rằng: “Tôi có một đứa con trai tên Phật-đà Mật-đa. Năm nay đã năm mươi tuổi, nhưng miệng chưa từng nói ra lời, chân chưa hề cất bước đi.” Tổ nói: “Theo như lời cụ nói đó, người ấy thật là
đệ tử của ta.”
Vị
trưởng lão liền mời
Tổ sư về nhà. Đến nơi, vừa nghe giọng nói của
Tổ sư, Phật-đà Mật-đa liền
đứng dậy bước đi bảy bước. Vị
trưởng lão vui mừng lắm, liền cho con mình
xuất gia thọ giới.
Về sau, Phật-đà Mật-đa quả là bậc
đệ tử kiệt xuất, được Tổ cho truyền nối
Chánh pháp. Khi
truyền pháp, Tổ Phật-đà Nan-đề có dạy rằng: “Chánh
pháp Nhãn tạng của
Như Lai, nay ta
phó chúc cho
đệ tử.” Nhân đó, ngài đọc kệ rằng:
Hư không vô
nội ngoại,
Tâm pháp diệc như thử.
Nhược liễu
hư không cố,
Thị đạt
chân như lý.
虚空無内外
心法亦如此
若了虚空故
是達眞如理。
Dịch nghĩa
Hư Không chẳng ở trong, ngoài,
Pháp tâm
cũng thế, chẳng ngoài, chẳng trong.
Nếu ai hiểu được
hư không,
Chân như diệu lý tự
thông đạt liền.
9.
TỔ PHẬT-ĐÀ MẬT-ĐA
佛陀密多祖
Tổ sư thứ chín là Phật-đà-mật-đa, người nước Đề-già, họ Tỳ-xá-lỵ. Khi được truyền nối làm Tổ thứ chín, ngài tự nghĩ rằng: “Thầy ta là Tổ Phật-đà Nan-đề đã giao cho ta
trọng trách nối truyền
Phật pháp. Vậy ta phải
truyền bá đạo đức ra khắp nơi và
cứu độ chúng sanh. Hiện nay, vua nước này là người chẳng có
đức tin, ta trước hết phải nên làm cho người qui phục mới được.”
Ngài liền
nhân lúc vua ngự giá đi trong thành, cầm một cây phướn mà
đi trước xa giá.
Vua thấy lạ, hỏi: “Ngươi là ai vậy?”
Ngài đáp: “Tâu bệ hạ,
bần tăng là một nhà
hiền triết rất ham
biện luận và muốn đem sự
hiểu biết của mình trình lên bệ hạ.”
Vua liền cho
triệu tập tất cả những thầy Bà-la-môn, những nhà
thông thái trong nước, để
tranh biện với ngài.
Bao nhiêu những
bậc trí giả,
học thức, đều quy tụ về đền vua. Vua cho làm một tòa nhà rộng lớn, có đủ chỗ ngồi.
Tổ sư Phật-đà Mật-đa
bước lên đài và khởi sự thuyết lý. Người ra
tranh luận với ngài nhiều lắm. Nhưng chỉ trong chốc lát, ngài làm cho những kẻ đối nghịch đều phải lặng thinh vì thua lý.
Nhân dịp ấy, vua được nghe sự
tranh luận giữa các
học phái và
tôn giáo khác nhau, và lấy làm lạ là không ai có thể
lập luận vững chãi hơn để thắng được
Tổ sư.
Vô cùng kính phục, vua
đảnh lễ ngài xin được
quy y Tam bảo. Sau khi vua
trở thành tín đồ thuần thành của
đạo Phật,
đạo Phật mới dễ dàng lan rộng ra khắp nước.
Tổ sư rộng lòng tiếp độ và
giáo hóa cho rất nhiều người.
Tổ Phật-đà Mật-đa về sau
truyền pháp cho
Hiếp Tôn giả làm Tổ đời thứ mười, có để lại
bài kệ như sau:
Chân lý bổn
vô danh,
Nhân danh hiển
chân lý.
Thọ đắc chân thậtpháp,
Phi chân diệc phi ngụy.
眞理本無名
因名顯眞理
受得眞實法
非眞亦非僞。
Dịch nghĩa
Chân lý vốn
thật không tên,
Muốn bày
chân lý mượn tên mà dùng.
Pháp chân thật đã thọ xong,
Không chân, không ngụy là
Trung đạo này.
10.
TỔ BÀ-LẬT THẤP-BÀ
婆栗濕婆祖
Ngài là
Tổ sư đời thứ mười, vốn người miền
Trung Ấn. Tương truyền rằng ngài ở trong thai mẹ đến sáu mươi năm. Khi vừa sanh ra thì râu và lông mày đều đã bạc trắng.
Vì vậy nên người trong
gia đình của ngài gọi ngài là Nan Sanh. Ngày Nan Sanh sắp ra đời, người cha mộng thấy một con voi trắng lớn, trên lưng có tòa báu, trên tòa báu có một hạt
minh châu sáng rực, chiếu khắp
mười phương. Con voi ấy từ ngoài cửa
đi thẳng vào nhà. Ông lão giật mình
tỉnh giấc thì vừa
đúng lúc ấy bà mẹ sanh ra Nan Sanh.
Từ ngày sanh ra, Nan Sanh đã
nhàm chán cả
ngũ dục, không giống như người thường. Ngài không thích cảnh sống trong
gia đình, tự mình tìm đến chùa ra mắt vị
Tổ sư thứ chín là Phật-đà Mật-đa,
lễ bái cầu được
xuất gia. Khi làm
lễ truyền giới cho ngài, có ánh sáng
tự nhiên chiếu sáng chỗ ngài đang ngồi, và trên không trung có ánh sáng lấp lánh tỏa xuống như mưa ngọc xá-lỵ.
Ngài
tu hành rất
tinh tấn,
dũng mãnh, chưa từng có lúc nào đặt lưng xuống chiếu để
nằm ngủ. Vì thế, mặc dù hiệu của ngài là Bà-lật Thấp-bà, nhưng người đời thường
xưng tụng là
Hiếp Tôn giả.
Một hôm, ngài đi đến xứ Hoa-thị, ngồi nghỉ nơi cội cây,
chỉ tay xuống đất nói với chúng
đệ tử rằng: “Khi nào chỗ đất này hóa ra
vàng ròng, sẽ có bậc
thánh nhân xuất hiện.”
Ngài nói vừa dứt lời, chỗ đất ấy tức thì hóa ra màu vàng rực.
Cùng lúc ấy, có một người tên là Phú-na Dạ-xa từ xa đi đến
trước mặt Tổ mà
lễ bái.
Hiếp Tôn giả biết ý
cầu pháp của Phú-na Dạ-xa và
cơ duyên đã đến, bèn độ cho
xuất gia và trao
giới cụ túc. Về sau Phú-na Dạ-xa
trở thành vị
Tổ sư thứ mười một.
Khi
truyền pháp cho Tổ Phú-na Dạ-xa,
Hiếp Tôn giả dạy rằng: “Chánh
Pháp Nhãn tạng của
Như Lai, nay
giao phó cho ngươi. Vậy ngươi hãy khéo
giữ gìn và truyền lại cho
đời sau.” Rồi ngài nói kệ rằng:
Chân thể
tự nhiên chân,
Nhân
chân thuyết hữu lý.
Lãnh đắc chân
chân pháp,
Vô hành diệc vô chỉ.
眞體自然眞
因眞說有理
領得眞眞法
無行亦無止。
Dịch nghĩa
Này chân thể
tự nhiên chân,
Nói năng có lý nhờ
chân thật bồi.
Chân
chân pháp lãnh hội rồi,
Không đi lại, cũng không ngồi đứng chi.
11.
TỔ PHÚ-NA DẠ-XA
富那夜奢祖
Vị
Tổ sư thứ mười một này gốc người xứ Hoa-thị, nơi mà trước kia vua A-Dục
khai hội kết tập để
bảo tồn Chánh pháp. Ngài họ Cồ-đàm. Cha tên là Bảo Thân.
Nghe danh Tổ thứ mười là
Hiếp Tôn giả tu hành rất
tinh tấn, ngài đến
đảnh lễ.
Tôn giả hỏi rằng:
“Ngươi ở đâu đến đây?”
Ngài đáp:
“Tâm con chẳng phải đến.”
“Rồi ngươi sẽ đi đâu?”
“Tâm con chẳng có đi.”
“Ngươi không
an định sao?”
“Chư Phật cũng như thế.”
“Nhưng ngươi không phải là chư Phật.”
“Chư Phật lại cũng chẳng phải.”
Nhận biết là bậc
pháp khí, Tổ thứ mười bèn độ cho
xuất gia,
truyền giới cụ túc, và về sau
truyền y bát cho ngài làm Tổ thứ mười một.
Tổ Phú-na Dạ-xa sau khi được
truyền pháp, liền đi khắp nơi
truyền pháp độ sanh, trong
chúng hội có rất nhiều người được chứng
thánh quả. Ngày kia, ngài lập đàn
thuyết pháp tại xứ Ba-la-nại. Trong lúc đang
giảng pháp bỗng có một người đến sau. Tổ dừng lại hỏi chúng
đệ tử rằng: “Các ngươi có biết người mới đến là ai chăng?” chúng
đệ tử không ai biết. Tổ liền nói tiếp: “Xưa kia
đức Thế Tôn có lời
di ngôn rằng: Sau khi ta
diệt độ chừng 600 năm, sẽ có một vị Bồ-tát tên là
Mã Minh ra đời tại xứ Ba-la-nại, ở trong thành
Hoa Thị mà
thuyết pháp độ sanh, số đông
vô kể.”
Rồi Tổ lại nói: “Trước đây khi ta
nhập định có nhìn thấy nước trong biển lớn tràn cả về một góc. Trong chốc lát lại tràn chảy khắp
mọi nơi. Này các ngươi, ấy là cảnh ứng trước với hôm nay đây. Người mới đến chính là biển lớn. Người ấy tên là
Mã Minh, sẽ theo ta
xuất gia và đem
giáo pháp của Phật truyền độ cho khắp muôn người. Ấy là nước chảy tràn khắp nơi đó vậy.”
Mã Minh nghe
Tổ sư gọi đúng tên mình,
hết sức thán phục, tin nhận, liền
bước ra lễ bái Tổ và hỏi:
“Con muốn biết Phật, thế nào là Phật?”
Tổ sư đáp:
“Ngươi muốn biết Phật, cái chẳng biết là phải.”
Mã Minh nói:
“Đã chẳng biết Phật, làm sao biết là phải?”
Tổ hỏi lại:
“Như ngươi chẳng biết Phật, sao lại biết là chẳng phải?”
Mã Minh liền nói:
“Đây chỉ là nghĩa cưa.”
Tổ nói:
“Đó là nghĩa cây. Ngươi nói nghĩa cưa là thế nào?”
Mã Minh đáp:
“Là con và thầy chia nhau mỗi người một nửa. Còn thầy nói nghĩa cây là thế nào.”
Tổ đáp:
“Ngươi bị ta xẻ rồi.”
Mã Minh ngay khi ấy
tỉnh ngộ, liền
chí thành lễ bái cầu xin xuất gia.
Tổ Phú-na Dạ-xa nhận cho
Mã Minh làm
đệ tử rồi, về sau
trở thành một vị
cao tăng lừng lẫy trong
giới học Phật. Người người đều tôn xưng là
Mã Minh Đại Sĩ hoặc Bồ-tát
Mã Minh. Khi
truyền pháp lại cho
Mã Minh, Tổ đọc kệ rằng:
Mê, ngộ như ẩn, hiển,
Minh, ám bất tương ly;
Kim phó, ẩn, hiển pháp,
Phi nhất diệc phi nhị.
迷悟如隱顯
明暗不相離
今付隱顯法
非一亦非二。
Dịch nghĩa
Mê ngộ như ẩn hiện,
Sáng tối chẳng lìa nhau.
Nay
truyền pháp ẩn hiện.
Chẳng một, cũng chẳng hai.
12.
TỔ A-NA BỒ-ĐỀ
阿那菩提祖
Tổ sư sanh ra ở xứ Ba-la-nại, thuộc dòng tộc Bà-la-môn. Ngài vốn là một
học giả rất
uyên thâm về
văn chương, triết lý và mỹ thuật, thường được nhiều người biết đến hơn với
danh hiệu là Bồ-tát
Mã Minh. Ngài từng làm chức
Đạo sư,
cố vấn tinh thần ở
triều Đại đế Ca-nhị-sắc-ca.
Lúc ấy là khoảng đầu thế kỷ thứ hai Dương lịch,
công nghiệp của ngài đã
rực rỡ lắm rồi. Trong nền
văn chương Phật giáo Đại thừa,
tên tuổi ngài
nổi bật lên trên hết. Ngài là người học Phật, mà vua Ca-nhị-sắc-ca, người bạn
tinh thần của ngài, lại cũng là một người
hâm mộ Phật giáo, nên ngài có nhiều
điều kiện để khảo cứu kinh sách và
truyền bá tư tưởng cho chúng dân.
Hai
con người kiệt xuất ấy cùng
hiệp sức mà làm cho triều vua Ca-nhị-sắc-ca
trở thành ra một
thời kỳ vẻ vang về
Phật học. Hai thế kỷ trước, đã có nhà vua Ménandre
hộ trì tăng chúng. Lúc này lại có vua Ca-nhị-sắc-ca là một nhà vua trọng
đạo kính tăng. Lại nhờ có ngài
Mã Minh xiển dương
chánh giáo, nên nhà vua làm được rất nhiều điều
công ích. Vua cho
xây dựng nhiều tháp thờ
dấu tích của Phật,
xây dựng chùa ở các địa phương cho
tăng chúng có chỗ
tu học,
tụng niệm. Vua còn cho
đúc tượng Phật và khi đúc tiền còn cho in hình Phật lên đó nữa.
Kinh sách do
Mã Minh Đại sĩ viết, về sau người ta in bằng chữ Phạn
đến nay thất lạc rất nhiều, một số chỉ còn những bản đã dịch sang chữ Hán mà thôi. Trong số đó có bộ
Phật sở hành tán được viết theo lối
ca kệ,
đến nay vẫn còn. Trong sách ấy kể rõ
lịch sử đức Phật Thích-ca từ khi đản sanh
cho đến khi
thành Chánh giác. Đây là bộ
Phật sử sớm nhất bằng
Phạn ngữ, chỉ tiếc là nguyên tác
Phạn ngữ không còn nữa. Tương truyền rằng bộ
Đại thừa khởi tín luận cũng là do ngài soạn, mặc dù có nhiều
học giả cho rằng bộ ấy
xuất hiện quá xa về sau này nên có thể là
tác phẩm của
Phật giáo Trung Quốc.
Ngài
Mã Minh có soạn bộ Sutrlamkra là một bộ sách đã có dịch ra chữ Hán và bản
Phạn ngữ cũng vẫn còn. Vào đầu thế kỷ thứ hai mà soạn bộ Sutrlamkra
quả thật là một
công trình vĩ đại, cũng là dấu hiệu cho thấy rằng
Phật giáo Đại thừa sắp đến giai đoạn
thịnh hành vậy. Dưới đây xin
trích dịch một số bài trong bộ sách này để
giới thiệu cùng quý
độc giả.
MỰC TRUNG
Ta nhờ
trí huệ trau dồi,
Nên đường
lầm lạc tránh rồi nẻo xa.
Làm người biết rõ chánh tà,
Cần gì
hành xác mới là
chân tu.
Muốn cho thấu đạt huệ mầu,
Trước là
giữ Giới, kế sau Định thần.
Ta đây sống ở
cõi trần,
Đã toan
thoát nạn thì cần dưỡng tâm.
Phải nên
ăn uống vừa tầm,
Áo quần đủ ấm, giường nằm
thảnh thơi,
Nhưng mà không lấy làm chơi,
Không ham
no ấm, nghỉ ngơi quá đà.
Tránh xa hai mức vượt phần,
Chớ ưa
nóng nảy, chớ cầu lạnh thân,
Đừng gần với lửa cháy rần,
Cũng đừng ở chỗ tuyết vây quanh mình.
Ai mà biết cách dưỡng sinh,
Cuộc đời được khỏi
gập ghềnh, lao xao.
SỰ
BỐ THÍCon người chẳng hiểu làm doan,
Hễ nghe
bố thí thì toan cho liền,
Nhưng trong cách giúp của tiền,
Ai mà biết giúp, phước hiền mới cao.
Ta từng để mắt trông vào,
Thấy cha cùng mẹ, đồng bào
giúp nhau.
Mọi người cố ý về sau,
Mong chờ món nợ trả vào tận nơi.
Nếu mình biết thí
lâu dài,
Ở đời
tránh khỏi nạn tai dập dồn.
Lòng lành
bố thí luôn luôn,
Thì phần phước lại như luồn bóng theo.
Đi đâu cũng khỏi
hiểm nghèo,
Dẫu cho cảnh khó, lái lèo cũng yên.
Gió, mưa, tuyết, lạnh
liên miên,
Nhưng nhờ
bố thí mà
yên ổn lòng,
Nhằm khi phải bước xa trông,
Có đồ
vật dụng là lòng
thương yêu,
Trong cơn mệt nhọc
buồn hiu,
Mình mà
bố thí đỡ nhiều phần suy.
Giữa khi đường sá hiểm nguy,
Tấm lòng bố đức, bạn đi với mình.
Rủi cơn nạn khổ
thình lình,
Lòng từ bố thí sức lành cứu cho.
Hoặc xa giặc nghịch, cường đồ,
Làm doan là có gươm to đỡ liền.
Phải cơn bịnh hoạn chẳng hiền
Đức lành là món
thuốc tiên cứu thường.
Đến khi qua nẻo hố hang,
Lòng nhân là gậy đỡ đàng vững chân.
HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ ĂN XOÀI
Hai người đàn bà kia, mỗi người được mấy trái xoài.
Một người ăn trái rồi vất bỏ hạt, còn người kia ăn xong lại giữ hạt. Người sau này thấy xoài ăn rất ngon, mới đem hạt ra trồng ngoài chỗ đất tốt. Người
trông nom và năng tưới cây. Về sau được rất nhiều trái ngon.
Ở đời
cũng thế, có nhiều biết người gieo giống tốt. Họ gieo được nhiều nhân tốt thì về sau họ có quả tốt và được hưởng quả ngon. Còn người đàn bà ăn trái mà không giữ
hạt giống, có khác nào những người không hiểu
nghiệp quả là gì, nên không lo gieo cấy quả lành, đến sau
hối hận thì đã muộn rồi.
Nên có
bài kệ rằng:
Kìa người được hưởng quả ngon,
Ăn rồi liệng hột, chẳng khôn đâu là.
Đến sau nhìn thấy người ta,
Hưởng nhiều quả tốt, lòng mà tiếc than.
Còn người gieo hạt
chứa chan,
Quả ngon là phước lo toan bởi mình.
Vui thay kẻ chứa đức lành!
SỰ GIẢI THOÁTPhật rằng có ái, có ly,
Đã thương thì
sớm muộn gì cũng xa.
Vô thường, số mạng người ta
Cùng trong muôn vật chịu là luật chung.
Xem qua, ta luống
hãi hùng,
Khắp trong
Tam giới cháy bùng như than.
Người yêu ta đến số ngàn,
Người mà ta mến cũng tràn khắp nơi.
Nhưng ta có thể tách rời,
Cam lòng ly biệt những người
yêu thương.
Cõi đời là chốn ngục đường,
Là nơi
u ám, là trường nạn nguy.
Con người chẳng biết nghĩ suy,
Cứ ham
thương mến, dứt đi không đành,
Chết kia nào có vị tình,
Lại mong đánh đổ,
tranh giành, cướp đi.
Yêu nhau ví chẳng
biệt ly,
Cần chi
giải thoát tu trì nữa chăng?
Càng nhiều
âu yếm lăng xăng,
Thì giờ vĩnh quyết lại càng đến mau.
Hiền nhân là đấng
chí cao,
Tìm đường giải thoát, chẳng cầu trí ai.
BÌNH ĐẲNG TRƯỚC
PHẬT PHÁPThế tôn là đấng
Đại bi,
Sang giàu,
nghèo khó chẳng vì chẳng phân.
Phái môn,
giai cấp chẳng cần,
Chỉ coi theo nghiệp kiếp trần đã qua.
Ai gây
tội lỗi gian tà,
Khó trông
giải thoát đặng ra cõi ngoài.
Sanh, già, bệnh, chết, bi ai,
Cùng là vui, khổ chung vai ở đời.
Bà-la-môn được
thảnh thơi,
Còn người các cấp sao thời lại không?
Bà-la-môn học rất thông,
Còn người các cấp cũng trông biết nhiều.
Qua sông, chỗ cạn thuận chiều,
Bà-la-môn, các cấp đều được đi.
Bà-la-môn động tác chi,
Người trong các cấp cũng bì dự lây.
Qui y theo Phật từ đây,
Vì chưng
Phật pháp chẳng tây vị gì.
Công bình với các tăng, ni,
Giúp trong dân chúng,
hộ trì các nơi.
Chẳng như
ngoại đạo dối đời,
Lạc lầm, tăm tối, chia rời
chúng sanh.
Lấy lòng bác ái công minh,
Chẳng hề
thóa mạ, ghét khinh ai nào.
Đến khi thuyết giáo thanh cao,
Đem điều
công lý chỉ vào tận nơi.
Đạo ta ngay thẳng, rạng ngời,
Ấy là đường chánh giúp đời, giúp dân.
Chợ đông bán đủ thứ cần,
Đạo ta cũng cả ngàn phần món mua.
Ta không so tính phân bua,
Không chia
giai cấp, hơn, thua, hèn, hào.
Đạo ta chẳng khác suối trào,
Nước trong lại ngọt, cấp nào cũng tôn:
Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn,
Thủ-đà, Phệ-xá ôn tồn uống theo.
Lựa là
nhân loại bấy nhiêu,
Chúng sanh tất cả cũng đều uống đa.
Chẳng riêng nam, nữ
xuất gia,
Đạo ta là để giúp qua toàn cầu,
Tiên, phàm chi khỏi khổ đau,
Ta cho
linh dược về sau thì lành.
Tổ
Mã Minh trong khi đi
giáo hóa có gặp một nhà đạo trưởng trong phái
ngoại đạo tên là Ca-tỳ-ma-la. Người này dùng tà thuật hóa ra một con rồng vàng lớn, làm
chấn động cả vùng, muốn làm cho Tổ phải sợ sệt. Tổ ngồi
điềm nhiên, rồng chẳng làm hại chi được. Ca-tỳ-ma-la lại dở ra nhiều tà thuật nữa, nhưng đều bị Tổ
hàng phục.
Cuối cùng ông này liền chịu phục,
lễ bái Tổ mà
cầu xin được
xuất gia theo học Phật.
Về sau, Tổ
phó chúc lại cho Ca-tỳ-ma-la nối tiếp mà làm Tổ đời thứ mười ba. Có
bài kệ truyền pháp rằng:
Ẩn, hiển tức bổn pháp,
Minh, ám nguyên
bất nhị.
Kim phó ngộ liễu pháp,
Phi thủ diệc phi ly.
Dịch nghĩa
Ẩn hiện đều là gốc pháp,
Sáng tối vốn thật chẳng hai.
Nay truyền trao pháp
liễu ngộ,
Chẳng giữ, cũng chẳng
lìa bỏ.
13.
TỔ CA-TỲ-MA-LA
迦毘摩羅祖
Trong quyển “Phật tổ thống ký”, có chép rằng
Tổ sư đời thứ mười ba Ca-tỳ-ma-la là người nước Ma-yết-đà. Trước khi về
quy y Phật, ngài tu theo
ngoại đạo, có đến ba ngàn
đệ tử. Ngài
thông suốt kinh điển, lại có nhiều phép
thần bí. Nhân một cuộc
đối đầu với Tổ thứ mười hai là
Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la dùng nhiều tà thuật nhưng không thắng được
Tổ sư, liền chịu khuất phục,
lễ bái xin theo làm
đệ tử. Sau được
truyền pháp rồi, ngài đi lần xuống miền Nam mà
hóa đạo,
cứu độ chúng sanh.
Ngài
thu phục được
Long Thọ Bồ-tát là một nhà
học giả thông thái lúc bấy giờ. Sau, ngài
truyền pháp cho
Long Thọ, nối tiếp mà làm Tổ đời thứ mười bốn. Ngài có truyền cho
Long Thọ bài kệ sau đây:
Phi ẩn phi hiển pháp,
Thuyết thị chân thật tế.
Ngộ thử ẩn hiển pháp,
Phi ngu diệc phi trí.
非隱非顯法
說是眞實際
悟此隱顯法
非愚亦非智。
Dịch nghĩa
Pháp chẳng ẩn, chẳng hiện.
Thuyết lẽ
chân thật ấy.
Ngộ pháp ẩn hiện này,
Chẳng ngu, cũng chẳng trí.
14.
TỔ LONG THỤ
龍樹祖
Là vị
Tổ sư thứ mười bốn, ngài ra đời vào thế kỉ thứ hai Dương lịch.
Tiểu sử của ngài có lắm chuyện kỳ lạ, trong đó có nhiều phần thật, mà cũng có lắm sự khó tin. Nhưng người ta biết chắc rằng ngài sanh tại xứ Bérar, thuộc dòng tộc Bà-la-môn, và ngài hưởng thọ được chừng sáu mươi tuổi.
Ngài soạn nhiều sách, nhưng đã thất lạc đi rất nhiều, không thể nào tìm lại đủ.
Tác phẩm của ngài được dịch sang chữ Hán rất nhiều.
Tên tuổi ngài
nổi bật trong lịch sử văn chương Phật giáo. Tương truyền chính ngài đã soạn cuốn “Di-lan-đà vấn đạo” hay còn gọi là kinh Na-tiên Tỳ-kheo, là một quyển kinh rất có
giá trị. Nhưng một số người khác không
đồng ý, cho rằng kinh ấy
xuất hiện về sau nên không thể do ngài trước tác được.
Ngài là người
sáng lập ra phái
Trung luận, một trong các
học phái quan trọng của
Đại thừa.
Đệ tử của ngài rất đông, đều giỏi
lý thuyết cao siêu.
Trong những cuộc
thuyết pháp của ngài, người nghe phần đông là những người Bà-la-môn
học rộng, và vua cũng về phái Bà-la-môn. Ngài
luận thuyết rất cao siêu và đánh đổ được hết những kẻ muốn
chống lại giáo lý Phật đà.
Học phái Trung luận của ngài lấy thuyết Không làm điểm
cốt lõi để phát triển
luận thuyết.
Những đoạn mà
chúng tôi trích dịch sau đây đều là trước tác của ngài
Long Thụ.
QUẢ VỊ BỒ TÁTĐức tánh cốt yếu của chư Bồ-tát là
lòng từ ái tràn đầy và lên đến
cực điểm. Các ngài thương tất cả
chúng sanh,
vạn vật. Bởi vậy cho nên không muốn riêng hưởng cảnh Niết-bàn. Dù
tâm trí các ngài đã được an hòa,
thanh tịnh, nhưng các ngài vẫn vì
tình thương mà làm những
việc lành, không phải bởi tham hưởng quả tốt về sau.
Tuy thế,
công đức của các ngài
tự nhiên giúp cho các ngài được
an nhiên,
tự tại.
Phẩm vị của các ngài cao hơn phẩm vị của hàng
Thanh văn La-hán. Các ngài đi đến đâu cũng đều cứu vớt cho
chúng sanh, không muốn để họ còn chịu
khổ não khi mình đã đi qua rồi. Các ngài làm việc
xuất phát từ tâm đại từ đại bi, hướng đến quả
Phật Như Lai.
Các ngài cũng
lấy lòng thương mà nhìn xuống
chúng sanh đang chịu
hành khổ dưới
địa ngục A-tỳ, vì họ đã làm những việc
gian ác. Chính
địa ngục là một cõi
vô cùng vô tận, mà lại ở đó, sự khổ cũng là
vô số tùy theo các
nghiệp ác của
chúng sanh chiêu cảm lấy. Bồ-tát là đấng
đại từ đại bi, thấy
chúng sanh chịu khổ, lấy làm
thương xót và muốn chịu khổ thay cho họ.
Nhưng các ngài đã
chứng đắc được
chân lý này: những sự
khổ não hành hạ người ta, một phần là không có thật, chỉ như
bào ảnh,
mộng ảo vậy thôi, và một phần là có thật. Các ngài cũng biết rằng những bậc thấu rõ
lý Không của
vạn vật đều biết được rằng tại sao
nghiệp quả khi thì như thế này, có khi lại như thế khác.
Bởi
thế cho nên muốn
cứu độ chúng sanh khỏi mọi cảnh khổ, chư Bồ-tát luôn dùng
hết sức lực và
tinh thần, dấn mình vào
vòng sanh tử. Tuy các ngài tự nguyện
đi vào cõi
luân hồi, mà lòng các ngài không hề uế trược vì
tội lỗi, và cũng không có những
hệ lụy chốn
trần tục. Các ngài như
hoa sen trong sạch, tuy mọc trong đám bùn mà không
vấy bùn.
Trong khi
tu tập dần lên
cho đến địa vị toàn giác, các ngài luôn
lấy lòng đại từ đại bi mà
cứu độ, không muốn để còn có một
chúng sanh nào phải chịu khổ nảo. Các ngài luôn
quán sát vạn vật chỉ là
hư không, song
việc làm của các Ngài vẫn là ở trong cảnh trần ác lụy, khổ nguy, đặng
tế độ cho
chúng sanh vậy.
THƯ KHUYẾN THIỆN
Đây là một
bức thơ mà ngài
Long Thụ dâng lên vua, vì vua là người
mộ đạo, thường
gần gủi và
nghe lời khuyến thiện của ngài. Bởi thấy vua
hâm mộ đạo đức và triết lý, nên
đại đức vui lòng đem
chân lý mà giải bày với vua.
“Nên giữ
thân thể,
lời nói và tâm ý theo
Mười điều lành. Không nên uống rượu say. Hãy dùng phương thế
chân thật mà sống đời.
Nên hiểu rằng
tiền của tan rã và mau đổi dời.
Tốt hơn là nên
bố thí cho kẻ nghèo, cứu giúp bè bạn khi khó khăn và
cúng dường cho những bậc
tu hành. Không có gì quí bằng
nhân đức.
Lòng nhân là bạn quí của mình, nó trợ tiếp mình trong những
đời sau.
Nên
trân trọng lấy sự
tinh khiết. Không nên tự bôi nhọ mình, tự làm xấu lấy mình bằng những hành động
thô bỉ,
đê hèn.
Tinh khiết ở tâm ý là nền tảng các đức tánh, cũng như đất là nền tảng chịu lấy tất cả
động vật và
thực vật.
Nên giữ lấy
nhân đức,
tinh khiết, bền chí,
sốt sắng,
nghiêm trang, giữ cho được
vô cùng,
vô tận. Và nếu có
đạo đức làm cho mình mạnh thêm, tiếp giúp với mình thì mình có thể
lướt qua biển
trầm luân để mau
thành quả Phật.
Phải
kính trọng cha mẹ, bằng hữu
hiền lành và thầy dạy mình. Biết
kính trọng người làm cho mình có được
thanh danh và làm cho mình được
hạnh phúc đời sau.
Không nên
nói hành, đánh đập,
trộm cắp,
láo xược, phạm đều nhơ nhuốc, say sưa, ham ăn trái giờ, ham ngủ chỗ nệm cao mền ấm, hát
xướng ca múa và lòe loẹt se sua.
Nếu được như
vậy thì có thể bước theo đúng đường của chư vị La-hán, được
dự phần vào cõi thánh, và nên dùng những
lời khuyên ấy mà truyền dạy cho
thiện nam tín nữ.
Nên coi là giặc nghịch những tánh bỏn sẻn,
gian trá,
tham lam,
cộc cằn, ghét ganh,
giận dữ, tự cao tự đại vì
giai cấp, của tiền,
tuổi trẻ và sự
thông hiểu. Nên coi
quyền cao là giặc nghịch.
Những ai trước đã phóng đãng chơi bời và tham ác, nhưng sau tự thấy mình
sai lầm liền
sửa đổi tánh tình, sẽ được
tốt đẹp như
mặt trăng không còn bị mây che phủ.
Không có
khổ hạnh nào hơn sự
kiên nhẫn. Vậy không nên để sự
giận dữ thắng được mình.
Nếu mình nghĩ rằng: “Những kẻ chửi mắng,
rầy rà, ăn xén của mình làm cho mình nghèo hèn.” Nghĩ như vậy sẽ sanh ra oán giận. Vậy mình nên sớm
từ bỏ những điều so đo ấy và nghỉ ngơi cho yên tĩnh.
Nên biết rằng những
hình ảnh lộ trên
tâm trí giống như nước, đất hoặc kho tàng. Khi những
tình dục làm
xao xuyến tâm thức, thì ta cho
chúng nó giống như nước. Còn
tư tưởng chân thật thì ta coi giống như kho tàng.
Có ba thứ
lời nói: Lời ngọt ngào, lời
chân thật và lời xảo trá. Loại đầu tiên giống như mật. Loại thứ hai giống như hoa. Và loại
cuối cùng như những thứ đồ dơ nhớp. Nên tránh xa và
từ bỏ loại này.
Trong
nhân loại, có những người khởi đầu từ chỗ sáng đi đến chỗ sáng. Có kẻ lại từ
chỗ tối đi đến
chỗ tối. Cũng có người từ chỗ sáng đi đến
chỗ tối. Và lại có người từ
chỗ tối đi đến chỗ sáng. Nên học theo những người luôn vươn đến chỗ sáng vậy.
Nên hiểu rằng
con người như trái xoài. Người thì có vẻ như chín mà không chín. Có kẻ giống như chín mà lại không chín. Có kẻ không chín mà dường như muốn chín. Và có kẻ chín, nhìn có thể biết là chín. Phải khéo biết rõ mà
phân biệt.”
PHÓ PHÁP VÀ TRUYỀN KỆ
Long Thụ Bồ-tát
giáo hóa đạo pháp rất thạnh. Nghe ngài
giảng thuyết Chánh pháp, rất nhiều người
đốn ngộ pháp
vô sanh. Nhiều người khác
phát nguyện xuất gia để cầu
giải thoát.
Về sau, ngài gọi
đệ tử lớn là Ca-na-đề-bà đến dạy rằng: “Nay ta đem
Chánh pháp nhãn tạng của
Như Lai mà
phó chúc cho ngươi. Vậy ngươi hãy khéo
hộ trì.” Và ngài đọc
bài kệ rằng:
Vị minh ẩn hiển pháp,
Phương thuyết
giải thoát lý.
Ư pháp tâm bất chứng,
Vô sân diệc vô hỷ.
爲明隱顯法
方說解脫理
於法心不證
無瞋亦無喜。
Dịch nghĩa
Muốn rõ pháp ẩn hiện,
Nên nói lý
giải thoát.
Tâm không chứng đắc pháp,
Không giận cũng
không vui.
Tổ Ca-na-đề-bà
迦那提婆祖
Sau khi ngài
Long Thọ tịch, vị
Tổ sư nối tiếp là Ca-na-đề-bà, hay Bồ-tát Đề-bà, làm
Tổ sư thứ mười lăm.
Ngài là người miền Nam
Ấn Độ, họ Tỳ-xá-la, thuộc dòng tộc Bà-la-môn. Thuở nhỏ, ngài đã rất
thông minh và giỏi
biện luận, lại hay
làm việc phước thiện. Truyện kể lại rằng, có
một lần ngài đến viếng đền thờ thần
Đại Tự tại Thiên, nhìn thấy tượng thần
nghiêm sức đầy những vàng ngọc,
châu báu, ngài liền
quở trách rằng: “Thần linh là những vị dùng linh khí để nhiếp phục người. Nay ngươi lại
nghiêm sức thân mình bằng những thứ
châu báu quý giá như thế, làm sao không
hao tốn nhiều
tiền của trong dân? Thật
đáng trách lắm.”
Mấy hôm sau, ngài trở vào đền thờ ấy, thấy
hình tượng của thần dường như
tiều tụy, đổi khác, con mắt trái trủng sâu vào. Ngài thương cảm, liền nói: “Thần
linh không nên để
thân thể khiếm khuyết như thế, để ta cho ngươi con mắt trái vậy.”
Vừa nói, ngài vừa tự tay móc con mắt bên trái của mình mà cho thần. Nhưng ngài vừa móc ra thì lại sanh một con mắt khác, hoàn
y như cũ. Liền đó, trên không trung nghe có tiếng
ca ngợi rằng: “Đại bồ-tát! Đáng phục thay tâm
bố thí của ngài.”
Khi Bồ-tát
Long Thụ đi
giáo hóa đến miền Nam
Ấn Độ, ngài tự mình tìm đến ra mắt, cầu được
xuất gia theo làm
đệ tử và được
Tổ sư thâu nhận.
Bồ-tát Đề-bà đem tài
biện luận của mình mà xiển dương
Chánh pháp, khuất phục hết thảy hàng
trí giả ngoại đạo,
cứu độ cho rất nhiều người. Về sau ngài có soạn bộ
Bách luận, nói rộng thêm
học thuyết Trung đạo của thầy mình. Nhân bộ luận ấy, về sau người ta xem ngài là người
sáng lập ra
Tam luận tông.
Theo
Kế Đăng Lục, quyển nhất, Tổ Ca-na-đề-bà đi
hóa đạo đến xứ Ca-tỳ-la có gặp một vị
trưởng giả tên là Phạm-ma Tịnh-đức. Ông này rất
giàu có, có hai người con trai là La-hầu-la-điểm và La-hầu-la-đa. Trong vườn ông
trưởng giả này có một thân cây sanh ra một loại nấm lạ, ăn rất ngon. Nhưng kỳ dị một điều là chỉ có riêng ông với người con thứ là La-hầu-la-đa mới có thể nhìn thấy và ăn được loại nấm ấy, còn tất cả những người khác không ai nhìn thấy cả.
Trong nhiều năm, ông Tịnh-đức và người con thứ của ông ôm ấp thắc mắc về loại nấm lạ ấy, tìm hỏi rất nhiều người mà không ai có thể
giải thích được. Người con thứ là La-hầu-la-đa có làm
bài kệ rằng:
Thử mộc sanh kỳ nhĩ,
Ngã thực bất khô khao.
Trí giả giải thử nhân,
Ngã
hồi hướng Phật đạo.
此木生奇耳
我食不枯犒
智者觧此因
我迴向佛道。
Dịch nghĩa
Cây sanh ra nấm lạ,
Ăn hoài vẫn không hết.
Bậc trí nói rõ được,
Ta theo về
Phật đạo.
Ấy là lời
báo trước nhân duyên xuất gia của người con này vậy.
Khi Tổ Ca-na Đề-bà đi
hóa đạo đến nơi ấy, ông
trưởng giả Tịnh-đức liền cùng với người con thứ tìm đến ra mắt,
lễ bái cúng dường. Sau, ông mới đem
câu chuyện nấm lạ mà thưa hỏi. Tổ thấu rõ
nhân duyên việc ấy, liền nói cho ông Tịnh-đức biết như sau:
“Ngày trước, khi còn trẻ ngươi thường thỉnh một vị tỳ-kheo về nhà mà
cúng dường. Tỳ-kheo ấy tuy cũng có phần
giới hạnh, nhưng
quả thật chưa tỏ ngộ được
đạo lý. Thế mà thọ nhận sự
cúng dường trọng hậu của ngươi, thành ra một món nợ. Nay vị ấy đã thác, phải sanh làm loại nấm kia để trả nợ cho ngươi. Lại nữa, khi ngươi
cúng dường cho tỳ-kheo ấy, người trong nhà không ai tán đồng,
tùy hỷ, chỉ có riêng người và người con thứ
phát tâm cung kính, đem
lòng thành mà
cúng dường thôi. Vì
nhân duyên ấy, ngày nay chỉ có riêng ngươi và đứa con ấy được ăn loại nấm này.”
Tổ sư lại hỏi: “Ngươi năm nay bao nhiêu tuổi?”
Đáp: “Đệ tử 79 tuổi.”
Tổ sư đọc kệ rằng:
Nhập đạo bất thông lý,
Phục thân hoàn
tín thí.
Nhữ niên
bát thập nhất,
Thử thụ diệc vô nhĩ.
入道不通理
復身還信施
汝年八十一
此樹亦無耳。
Dịch nghĩa
Tu hành không rõ lý,
Thác sanh trả nợ người.
Năm ngươi tám mốt tuổi,
Cây ấy không còn nấm.
Ông
trưởng giả Tịnh-đức nhớ lại sự việc quả có đúng như lời
Tổ sư nói,
hết sức kính phục, quỳ lạy thưa rằng:
“Con nay
tuổi già sức yếu, tiếc rằng không thể theo
phụng sự thầy. Nay đứa con thứ của con, chí ý mộ việc
tu hành từ nhỏ, xin cho được theo
làm thị giả cho thầy.”
Tổ sư liền quay sang hỏi người con thứ rằng: “Ngươi tên là gì?” Đáp: “Con tên La-hầu-la-đa.”
Tổ sư vui mừng nói; “Quả đúng như lời
Thế Tôn xưa kia đã nói. Ngươi
xuất gia sẽ mau
chứng đạo.”
Tổ liền nhận cho
xuất gia,
truyền giới cụ túc cho La-hầu-đa-la.
Về sau, La-hầu-la-đa
trở thành đệ tử lớn nhất của
Tổ sư, được ngài truyền cho làm
Tổ sư thứ mười sáu. Khi
truyền pháp, ngài có
bài kệ rằng:
Bổn đối
truyền pháp nhân,
Vị thuyết
giải thoát lý;
Ư pháp thật
vô chứng,
Vô chung diệc
vô thủy.
本對傳法人
為說解脫理
於法實無證
無終亦無始。
Dịch nghĩa
Trước khi
truyền pháp cho ai,
Hãy đem
giải thoát đề tài giảng sâu.
Thật mình không
chứng pháp đâu,
Không chung không thủy, đuôi đầu vốn không.
15.
TỔ LA-HẦU-LA-ĐA
羅睺羅多祖
Tổ sư đời thứ mười sáu sanh ra tại xứ Ca-tỳ-la. Theo quyển “Phật Tổ
lịch đại thông tải”, khi
du hành hóa độ đến thành Thất-la-phiệt, sông
Kim thủy. Ngài nói với chúng
đệ tử rằng: “Ở nơi kia có
thánh nhân tên là Tăng-già-nan-đề. Phật có
nói trước rằng người ấy sẽ là
Tổ sư đời thứ mười bảy.”
Ngài bèn bảo
đệ tử đưa thuyền cho ngài lên nguồn sông. Đến nơi, ngài thấy Tăng-già-nan-đề đang an tọa
nhập định. Đủ hai mươi mốt ngày, ông này ra khỏi cơn thiền. Hai vị sư bèn
biện luận nghĩa lý phép định. Tăng-già-nan-đề hội được ý Tổ, Tổ bèn phó cho
pháp nhãn, truyền làm
Tổ sư đời thứ mười bảy. Có truyền
bài kệ này:
Ư Pháp thật
vô chứng,
Bất thủ diệc bất ly;
Pháp
phi hữu vô tướng,
Nội ngoại vân hà khởi?
於法實無證
不取亦不離
法非有無相
內外云何起
Dịch nghĩa
Thật là không
chứng pháp chi,
Chẳng cầm giữ cũng chẳng
lìa bỏ đâu.
Pháp không các tướng có không,
Nội tâm ngoại cảnh há lay động mình?
16.
TỔ TĂNG-GIÀ NAN-ĐỀ
僧伽難提祖
Tổ sư thứ mười bảy vốn là một vị hoàng tử, con vua Bảo
Trang Nghiêm, sanh ra tại thành Thất-la-phiệt.
Tục truyền rằng khi ngài mới vừa sanh ra thì đã biết nói, thường
xưng tán Phật sự.
Trong quyển “Phật Tổ chánh tông đạo ảnh” có chép rằng:
Sau khi
xuất gia,
tôn giả tìm đến một cái động đá, vào ngồi trong ấy mà
nhập định. Sau khi
xuất định, ngài nhìn thấy
Tổ sư thứ mười sáu là La-hầu-la-đa đang đứng
trước mặt mình.
Tổ sư hỏi rằng:
“Thân ngươi định hay tâm ngươi định?”
Đáp rằng:
“Cả thân và tâm đều định.”
“Thân và tâm đều định thì cái gì xuất nhập?”
“Tuy có xuất và nhập, mà không mất cái tướng định.”
Nhân được
luận bàn với
Tổ sư trong dịp ấy, ngài
liễu ngộ được bổn tâm, được
Tổ sư ấn chứng và
truyền pháp cho, làm
Tổ sư đời thứ mười bảy.
Về sau, Tổ Tăng-già-nan-đề
truyền pháp lại cho Tăng-già-da-xá,
kế nghiệp cho ngài mà làm Tổ thứ mười tám. Ngài có truyền kệ rằng:
Tâm địa bổn
vô sanh,
Nhân địa tùng
duyên khởi;
Duyên chủng bất tương phường,
Hoa quả diệc phục nhĩ.
心地本無生
因地從緣起
緣種不相妨
華果亦復爾。
Dịch nghĩa
Này
tâm địa vốn
vô sanh,
Nhân là cảnh đắc duyên hình khởi lên.
Nhân duyên chẳng ngại mọi bên,
Hoa và quả cũng kết trên nhánh cành.
17.
TỔ TĂNG-GIÀ XÁ-ĐA
僧伽舍多祖
Ngài sanh ra tại nước Ma-đề, họ Uất-đầu-lam, cha tên là Thiên-cái mẹ tên là Phương-chánh. Trong quyển “Phật Tổ chánh tông đạo ảnh” có ghi rằng: Khi Tổ đời thứ mười bảy, Tăng-già-nan-đề
du hành và hằng hóa đến nước Ma-đề, ngài gặp một đứa trẻ cầm kính đi tới phía ngài. Tổ bèn hỏi rằng:
“Ngươi mấy tuổi?”
Đứa trẻ đáp:
“Một trăm tuổi.”
Tổ hỏi:
“Ngươi còn
thơ ấu mà sao nói là một trăm tuổi?”
Đáp rằng:
“Có kẻ sống đến một trăm tuổi mà không hội được
cơ duyên của chư Phật. Chẳng bằng người sanh ra chưa đầy một ngày mà đã
quyết liễu được ý đạo.”
Lúc ấy, có gió thổi làm cho
tiếng chuông treo trên điện ngân lên. Tổ hỏi:
“Đó là chuông kêu hay là gió kêu?”
Đứa trẻ đáp:
“Không phải gió kêu, cũng không phải chuông kêu. Chính
tại tâm mình kêu vậy.”
“Tâm lại là cái gì?”
“Tâm vốn là
tịch tĩnh.’
Tổ khen rằng:
“Lành thay! Lành thay!”
Liền đó, Tổ
thu nhận đứa trẻ ấy làm
đệ tử. Về sau, lại đem
Chánh pháp nhãn tạng mà truyền phó cho. Đứa trẻ ngày ấy chính là ngài
Tăng-già Xá-đa.
Về sau, Tổ
Tăng-già Xá-đa du hóa đến xứ Nguyệt Chi, độ cho ngài Cưu-ma-la-đa. Ngài truyền phó
Chánh pháp cho Cưu-ma-la-đa làm Tổ đời thứ mười chín, có truyền
bài kệ dưới đây:
Hữu chủng,
hữu tâm địa,
Nhân duyên năng phát manh.
Ư duyên bất tương ngại,
Đương
sanh sanh bất sanh,
有種有心地
因緣能發萌
於緣不相礙
當生生不生。
Dịch nghĩa
Có giống sẵn, có đất tâm,
Nhân duyên đầy đủ thì đâm mộng liền.
Nếu không trở ngại các duyên,
Lần hồi sanh nảy, nhưng tuyền chẳng sanh.
18.
TỔ CƯU-MA-LA-ĐA
鳩摩羅多祖
Ngài thuộc dòng tộc Bà-la-môn, sanh tại nước Đại Nguyệt-chi.
Theo quyển “Phật Tổ
lịch đại thông tải”, khi
Tăng-già Xá-đa,
Tổ sư đời thứ mười tám
du hóa đến nước Nguyệt-chi, ngài nhìn thấy từ nơi nhà một người Bà-la-môn có luồng khí lạ xông lên. Tổ định bước vào nhà ấy.
Vừa lúc đó, Cưu-ma-la-đa
bước ra, hỏi rằng:
“Ngài là
đồ chúng nào?”
“Ta là
đệ tử Phật.”
Cưu-ma-la-đa vừa nghe tiếng Phật thì
tâm thần hoảng hốt, liền
đóng cửa lại. Tổ chờ một hồi lâu, kế đến gỏ cửa. Cưu-ma-la-đa nói:
“Không có ai ở nhà cả.”
“Không có, vậy ai nói đó?”
Nghe tiếng nói, biết là bậc
dị nhân, Cưu-ma-la-đa liền mở cửa và đón tiếp rất
cung kính.
Tổ nói rằng: “Đức Phật có
nói trước rằng: Sau khi ta
nhập diệt, rồi sẽ có một bực
đại sĩ xuất hiện tại nước Nguyệt-chi. Nay gặp ngươi đây,
quả thật đúng theo lời ấy.”
Lúc ấy, ngài Cưu-ma-la-đa phát sanh
Túc mạng trí, nhớ biết được các đời trước của mình, liền cầu được
xuất gia và
thọ giới cụ túc với
Tổ sư.
Về sau, ngài đến miền Bắc
Ấn Độ, thâu nhận được người
đệ tử kế nghiệp là Xà-dạ-đa. Ngài
truyền pháp cho Xà-dạ-đa làm Tổ đời thứ hai mươi. Nhân đó, ngài có truyền
bài kệ này:
Tánh thượng bổn
vô sanh,
Vị đối cầu
nhân thuyết;
Ư pháp ký vô đắc,
Hà hoài quyết bất quyết.
性上本無生
為對求人說
於法既無得
何懷決不決。
Dịch nghĩa
Tánh nguyên là một không sanh
Có ai
cầu pháp, vị tình nói ra.
Không
đắc pháp, thấy rõ là,
Quyết và chẳng quyết thì ta lo gì?
19.
TỔ XÀ-DẠ-ĐA
闍夜多祖
Tổ sư đời thứ hai mươi là ngài Xà-dạ-đa người miền Bắc
Ấn Độ,
trí huệ cao sâu,
hóa độ được rất nhiều người.
Trong quuyển “Phật Tổ chánh tông đạo ảnh” có ghi lại rằng:
Khi gặp Tổ Cưu-ma-la-đa vào nước mình, ngài Xà-dạ-đa hỏi rằng:
“Cha mẹ tôi ở nhà
thuở nay có
lòng tin mộ
Tam bảo, thế mà thường vướng phải tật bệnh luôn; còn hễ khuếch trương làm việc gì thì đều thất bại cả. Gần nhà tôi lại có một người chiên-đà-la mà
thân thể được
tráng kiện, làm việc chi cũng được
toại ý. Chẳng biết kẻ ấy có phước chi và
chúng tôi có tội gì?”
Ngài Cưu-ma-la-đa đáp rằng:
“Nhân quả
thiện ác vay trả trong
ba đời. Kẻ
phàm phu chỉ thấy người
nhân từ chết yểu, kẻ ác
sống thọ, hoặc kẻ
vô ân gặp may mắn, người có nghĩa phải
hoạn nạn, bèn cho là không có
nhân quả, tội phước. Họ có biết đâu
ảnh hưởng của
việc thiện ác đeo mãi theo mình, dẫu
cho đến muôn kiếp cũng không tan mất.”
Nghe xong, Xà-dạ-đa liền dứt sự
nghi ngờ. Tổ Cưu-ma-la-đa lại giảng thêm rằng:
“Tuy ngươi đã tin
nghiệp báo trong
ba đời, nhưng mà chưa rõ rằng
nghiệp quả cũng là theo nơi chỗ
mê lầm mà ra. Nhân nơi thức mà lầm, thức
tùy theo chỗ không
giác ngộ, chỗ không
giác ngộ tùy theo nơi tâm. Mà bổn tánh của tâm thì
thanh tịnh, không
sanh diệt, không tạo tác, không
báo ứng, không hơn thua,
tịch nhiên, linh nhiên. Nếu ngươi
nhập diệu pháp môn ấy thì ngươi với chư Phật đâu có khác gì? Khi ấy các sự
thiện ác,
vô vi,
hữu vi đều là
mộng huyễn cả.”
Liền đó, Xà-dạ-đa
phát khởi túc huệ,
thọ pháp với
Tổ sư và sau được truyền làm Tổ đời thứ 20.
Tổ là người
trí huệ sâu rộng,
hóa đạo được
vô số đệ tử và
tín đồ. Ngài đến thành La-phiệt, xiển dương
giáo lý Đại thừa. Trong hàng
đệ tử, có một vị
biện luận cao tài hơn hết tên là Bà-tu-bàn-đầu. Người này hỏi rằng: “Tự ngài đã
đắc pháp Vô não hay chưa?”
Tổ Xà-dạ-đa đáp: “Ta nhớ rằng đã bảy kiếp rồi, ta thường sanh nơi
An lạc quốc. Mỗi khi ta
nghe lời ác, dường như gió thoảng, tiếng dội, không động được ta. Huống chi nay ta được uống nước
cam lộ vô thượng, thì làm sao còn sanh
nhiệt não được nữa?”
Bà-tu-bàn-đầu thưa: “Xin đấng
đại bi đem
diệu đạo mà truyền dạy cho con.”
Tổ sư nói:
“Ngươi đã trồng cội lành từ lâu, sẽ là người
tiếp nối ta mà truyền mối đạo. Hãy nghe
bài kệ này:
Ngôn hạ hiệp
vô sanh,
Đồng ư
pháp giới tánh.
Nhược năng
như thị giải,
Thông đạt sự lý cánh.
言下合無生
同於法界性
若能如是解
通達事理竟。
Dịch nghĩa
Nghe giảng, hiểu lẽ
vô sanh,
Tánh linh cõi pháp với mình như nhau.
Lẽ như vậy nếu hiểu làu,
Đạt thông
sự lý cạn sâu đủ rồi.
20.
TỔ BÀ-TU-BÀN-ĐẦU
婆修盤頭祖
Bà-tu-bàn-đầu, cũng phiên âm là Phật-tô-bàn-độ, thường gọi theo những tên khác nữa là
Thiên Thân hay Bồ-tát
Thế Thân, là
Tổ sư đời thứ hai mươi mốt.
Ngài sanh vào đầu thế kỷ thứ năm Dương lịch, nơi xứ Càn-đà-la, tại thành Purushapura là nơi rất thạnh về
Phật pháp. Anh ruột ngài là A-tăng-già, cũng gọi Bồ-tát
Vô Trước. Lúc
ban đầu, cả hai anh em đều theo học
giáo lý Tiểu thừa, nhưng về sau thấy
Tiểu thừa không
thích hợp với mình, và
nhận ra được sự cao siêu,
thâm diệu của
Đại thừa, hai ngài bèn chuyển sang tu theo
Đại thừa.
Bồ-tát
Vô Trước nhập
Đại thừa trước, sau mới
hóa độ cho em cùng vào theo.
Ngài
Thế Thân lúc nhỏ có sang xứ Khắc-thập-mễ-nhĩ,
thọ giáo một
học giả thông thái của
Tiểu thừa tên là Tăng Hiền. Ngài học trong mấy năm, và sau khi đã thành một vị
Pháp sư, ngài qua xứ Oudh ở một
thời gian. Bấy giờ, ngài theo phái Tát-bà-đa-bộ của
Tiểu thừa,
thường dùng tài
biện luận của mình mà
kích bác triết lý Du-già của
Đại thừa một cách hùng hồn lắm.
Ngài
Vô Trước lúc ấy đã
tin theo Đại thừa rồi, có
ý muốn hóa độ cho em. Ngài hẹn với
Thế Thân đến một ngôi chùa ở xứ A-du-đà. Khi
Thế Thân đến, vị
trụ trì liền mời tiếp rất tử tế và cùng
trò chuyện mấy việc tầm thường qua loa. Rồi sau khi ăn, ngài đưa
Thế Thân lên một căn phòng cất trên đồi cao, nhìn ngay xuống
sông Hằng. Đêm ấy nhằm
mùa thu, trời
thanh cảnh tốt, không có một cụm mây. Đứng trên nhìn xuống, thấy mấy cây da, mấy cây dừa đưa cành, rọi bóng xuống hồ sen, nước sông đầy tràn, bóng trăng
soi sáng cả mặt sông. Có một tỳ-kheo đứng nơi cửa sổ phòng bên dưới,
giả vờ như vô tình ngâm nga một
bài kệ hàm chứa
ý nghĩa rất cao siêu. Ngài
Thế Thân vừa nghe liền chú ý, cảm nhận ngay được
ý nghĩa bài kệ, sau lại càng hiểu sâu hơn, bừng ngộ ra
ý nghĩa đại thừa. Ngài
cảm động đến chảy nước mắt. Bấy giờ, ngài mới thấy
giáo lý Tiểu thừa là nhỏ hẹp, hạn cuộc. Nhớ lại lúc trước đã từng
hết lòng công kích giáo lý Đại thừa, ngài lấy làm
ân hận, định tự tay cắt lưỡi mình. Khi ấy ngài
Vô Trước liền
xuất hiện, cản lại và nói rằng: “Không nên cắt lưỡi, từ đây nó sẽ giúp em rộng truyền
chân lý vậy.”
Quả thật, sau khi theo
giáo lý Đại thừa, ngài
Thế Thân trở thành một bậc
học giả uyên thâm,
thông thái hơn hết ở
Ấn Độ. Ngài đến làm
giảng sư tại viện Na-lan-đà,
cùng chung sức với ngài
Vô Trước soạn nhiều kinh sách rất
giá trị. Viện Na-lan-đà là trường
Phật học lớn hơn hết ở
Ấn độ, rèn đúc các vị
cao tăng, và chư vị
Tổ sư nối nhau mà
truyền Đạo, phần nhiều đều giảng dạy tại trường ấy.
Đệ tử của hai ngài
Vô Trước và
Thế Thân vẫn nối tiếp nhau mà làm
thượng tọa tại Na-lan-đà. Khi ngài
Huyền Trang từ Trung Hoa sang
Ấn Độ vào năm 633, có đến viện Na-lan-đà này
học đạo với
luận sư Giới Hiền. Ngài
Giới Hiền chính là
đệ tử của hai vị
Vô Trước và
Thế Thân,
lúc ấy đã hơn trăm tuổi, nhưng vì một điềm mộng
báo trước việc ngài
Huyền Trang từ Trung Hoa sang
cầu pháp, nên ngài vẫn chưa
viên tịch, chính là muốn nán lại để truyền dạy cho vị tăng sĩ người Trung Hoa này.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài
Thế Thân để lại là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá-luận.
Câu-xá tông cho rằng bộ luận này là do đức Di-lặc truyền dạy cho ngài. Ngài còn soạn rất nhiều sách khác nữa, trong mỗi quyển, đều có phần
giảng giải về
giáo lý Đại thừa. Quyển
Duy thức luận của
Pháp tướng tông cũng do ngài soạn.
LÀM THẾ NÀO ĐƯỢC
BỒ ĐỀ TÂM?
… Chư Phật trong
mười phương,
ba đời, khi mới bước chân
lên đường đạo để đến cõi
toàn giác, đều không
tránh khỏi những chỗ lầm lỗi như ta bây giờ. Nhưng đến sau, các ngài đều được
Giác ngộ hoàn toàn và thành những Đấng cao thượng hơn hết trong
chúng sanh.
Chư Phật nhờ dùng hết
nghị lực trong tâm nên mới có
thể đạt được sự
toàn giác. Nếu các ngài có
thể đạt được sự
toàn giác, thì ta sao chúng lại không thể được?
Trong khi chư Phật đưa
đuốc huệ lên cao để dắt dẫn
chúng sanh ra khỏi nơi
hắc ám vô minh và giữ
lòng từ bi
hỷ xả, thì các ngài
cam chịu biết bao
khổ hạnh, rồi mới
thoát khỏi nghiệp chướng trong
Tam giới. Bây giờ ta cứ bước
lần theo chân Phật, rồi đây ta cũng sẽ
được giải thoát vậy.
Chư Phật đều
lướt qua biển
khổ não sanh tử,
chúng ta đây là những
bậc trí giả, ta cũng có thể
lướt qua biển
trầm luân, sao lại không được?
Chư Phật
dùng sức mạnh trong
nội tâm mà dứt bỏ những
của cải,
thân danh,
hy sinh cả mạng sống để
đạt đến chỗ
khoát nhiên đại ngộ, thấy biết
mọi việc. Ta đây cũng có thể noi các gương
vẻ vang ấy vậy, để cùng được
khoát nhiên đại ngộ như các ngài…
Đời sống xác thịt của thân
Ngũ uẩn và
Tứ đại này của ta, đã phạm biết bao nhiêu việc xấu. Ta
cần phải dứt bỏ nó đi.
Đời sống bằng xác thịt với
chín lỗ đưa ra những món uế trược tanh hôi, ta
cần phải dứt bỏ nó đi.
Đời sống bằng xác thịt
chất chứa những sự giận hờn,
tham lam, ngạo mạn và biết bao tánh xấu khác. Nó làm cho tâm ta bỏ
việc lành theo việc ác, ta
cần phải dứt bỏ nó đi. Cái mạng sống bằng xác thịt của ta tựa hồ như một chút hơi, một bọt nước, nó ngày càng mòn mỏi đi dần. Ta quí gì nó mà chẳng bỏ nó đi? Cái xác thịt của ta
chìm đắm trong cõi dốt nát
vô minh, nó cứ gây nghiệp xấu làm cho ta quanh lộn mãi trong
sáu đường luân hồi.
… Các
chúng sanh đều làm
nô lệ cho sự
vô minh. Họ ham mê theo tánh
ngu dại và
kiêu căng của họ, nên bị
đau khổ rất nặng nề. Không
tin theo luật
nghiệp báo, họ cứ làm ác thêm hoài. Tách xa đường ngay nẻo chánh, họ
cứ theo đạo tà.
Say đắm trong vòng tình dục, họ cứ chìm mất trong bốn biển
tội ác.
Họ bị các sự
đau khổ hành hạ. Họ sợ mãi những nỗi sanh, lão, bệnh, tử. Cái sợ đó đâu có đỡ cho họ chút nào, vì họ không tìm theo đường
giải thoát. Họ những đau ốm mỏi mòn, vì sầu ưu,
xao xuyến, mà nào họ có
chừa bỏ những việc
gian ác đâu.
Tham muốn được
gần gủi với kẻ
yêu thương và lấy làm sợ những cuộc
biệt ly, họ nào có hiểu cuộc sống là
giả dối, tạm bợ. Cuộc sống giả ấy há đáng
để ý sao? Họ muốn tránh những sự
tham lam,
sân hận,
si mê và
khổ não, nhưng họ cứ gieo thêm những sự ấy mãi mãi…
Chư Phật Như Lai hạnh đức đủ đầy, có những vẻ
nghiêm trang đoan chánh, khiến cho những kẻ trông thấy liền tưởng việc
hiền lành mà
lánh xa nạn khổ.
Pháp thân của chư Phật và
trường tồn không hoại mất,
thanh bạch, không bận những nỗi
luyến ái thấp hèn.
Chư Phật Như Lai đều
hiền đức,
thanh tịnh, có đủ
trí huệ và
thoát khỏi trần tục.
Tâm trí các ngài không phải
xao xuyến vì những
lý thuyết thành kiến, mà là những ngôi đền chứa những đức quí hóa tinh sạch. Các ngài có đến
mười lực thần trí, bốn đức oai hùng chẳng sợ. Các ngài
đại từ bi và có đủ ba phép
thiền định. Các ngài thấy biết
mọi việc, và lòng thương những sanh vật
đau khổ tràn trề khiến cho những
chúng sanh lầm lạc đều
trở lại đường ngay.
Bài
thuyết pháp của Bồ-tát
Thế Thân PHÓ PHÁP VÀ TRUYỀN KỆ
Theo quyển “Phật Tổ chánh tông Đạo ảnh”, khi
Tổ sư đời thứ hai mươi mốt, Bà-tu-bàn-đầu vào đến nước Ma-đề của vua Thường
Tự Tại, thì vua thỉnh vào đền. Tổ nói rằng: “Đức Phật có
nói trước rằng: Chưa được một ngàn năm sau khi ta nhập Niết-bàn, sẽ có hai vị
đại sĩ ra đời ở xứ Na-đề, làm
lợi lạc cho
chúng sanh nhiều
vô kể. Hai người ấy, một người là Ma-noa-la, con thứ của bệ hạ. Người thứ hai là ta đây, tuy đức bạc nhưng cũng đang nắm giữ giềng mối
Chánh pháp mà
hóa độ chúng sanh.”
Vua nghe
Tổ sư nói vậy, khẩn khoản
cầu xin cho hoàng tử
xuất gia. Tổ Bà-tu-bàn-đầu thâu nhận hoàng tử làm
đệ tử. Về sau,
truyền pháp lại cho Ma-noa-la nối tiếp làm
Tổ sư thứ hai mươi hai. Nhân đó, ngài có truyền cho
bài kệ dưới đây:
Bào, huyễn đồng
vô ngại,
Như hà
bất liễu ngộ?
Đạt pháp tại kỳ trung,
Phi kim diệc phi cổ.
泡幻同無礙
如何不了悟
達法在其中
非今亦非古。
Dịch nghĩa
Bào với huyễn:
vô ngại mà,
Tại sao không
hiểu rõ ra lẽ này?
Một khi đạt pháp nơi đây,
Chẳng xưa lại cũng chẳng nay nữa là.
21.
TỔ MA-NOA-LA
摩拏羅祖
Tổ sư Tây Thiên đời thứ hai mươi hai vốn là hoàng tử của vua Thường
Tự Tại, nước Ma-đề. Năm ba mươi tuổi, ngài gặp Tổ Bà-tu-bàn-đầu,
xuất gia và được
truyền pháp. Vì là người trong
hoàng tộc xuất gia, nên về sau khi đi
hóa đạo, ngài dễ dàng độ cho rất nhiều vua chúa và quan chức các nơi. Người theo về
học đạo với ngài,
xuất gia cũng như
tại gia đều đông
vô kể.
Một hôm ngài
du hành đến xứ Nguyệt-chi gặp một người tên Hạc-lặc-na.
Tổ sư biết đây là bậc
đại pháp khí, nên có
ý muốn hóa độ.
Hạc-lặc-na thưa hỏi rằng: “Ngài dùng
phương tiện gì mà đô cho tôi?”
Tổ sư đáp: “Ta đem
Vô thượng Pháp Bảo mà
phó chúc cho ngươi”. Liền đó, ngài truyền cho
bài kệ dưới đây:
Tâm tùy
vạn cảnh chuyển,
Chuyển xứ thật năng u.
Tùy lưu nhận đắc tánh,
Vô hỷ diệc
vô ưu.
心隨萬境轉
轉處實能幽
隨流認得性
無喜復無憂。
Dịch nghĩa
Tâm theo muôn cảnh mà dời,
Đến đâu thật cũng tăm hơi
u huyền.
Chuyển lưu, nhưng tánh được nguyên,
Chẳng vui cũng chẳng
ưu phiền mảy may.
22.
TỔ HẠC-LẶC-NA
鳩勒那祖
Ngài là người xứ Nguyệt-chi, thuộc dòng Bà-la-môn, cha tên là Thiên Thắng, mẹ là
Kim Quang. Ngài
xuất gia hồi hai mươi hai tuổi. Đến năm ba mươi tuổi, ngài mới gặp Tổ đời thứ hai mươi hai là Ma-noa-la, truyền phó
Chánh pháp nhãn tạng cho ngài. Ngài
đi vào miền
Trung Ấn Độ, gặp một người tên là Sư-tử Bồ-đề. Vị này hỏi rằng: “Tôi muốn
cầu đạo, phải
dụng tâm như thế nào?” Tổ đáp: “Không có chỗ
dụng tâm.”
Lại hỏi:
“Đã không
dụng tâm, thì ai
làm Phật sự?”
Đáp rằng:
“Nếu nhà ngươi có tâm, tức chẳng có
công đức. Nếu ngươi không tạo tác, tức là
làm Phật sự vậy.”
Sư-tử Bồ-đề nghe rồi, liền
phát khởi trí huệ sâu xa.
Tổ sư liền truyền phó
Chánh pháp cho, làm
Tổ sư đời thứ hai mươi bốn. Lải
nói trước cho biết là về sau sẽ
gặp nạn vong thân. Tổ truyền kệ rằng:
Nhận đắc
tâm tánh thời,
Bất thuyết bất tư nghị.
Liễu liễu vô
khả đắc,
Đắc thời bất thuyết tri.
認得心性時
可說不思議
了了無可得
得時不說知。
Dịch nghĩa
Tâm và tánh nhận được rồi,
Việc không xét nổi, ắt thôi chẳng trình;
Vô
khả đắc, hãy hiểu rành,
Đắc rồi, chẳng nói rằng mình
chứng tri.
23.
TỔ SƯ-TỬ BỒ-ĐỀ
師子菩提祖
Tổ sư thứ hai mươi bốn là Sư-tử Bồ-đề, người xứ Ca-bì-xa, miền
Trung Ấn Độ, thuộc dòng tộc Bà-la-môn.
Khi thầy của ngài là
Tổ sư thứ hai mươi ba, Hạc-lặc-na,
truyền pháp cho ngài xong, có
nói trước rằng: “Sau khi ta tịch năm mươi lăm, sẽ có nạn lớn đến cho thân ngươi”.
Về sau, quả nhiên có hai kẻ
ngoại đạo là Ma-mục-đa và Đô-lạc-già có học tà thuật, muốn hại vua mà cướp ngôi. Họ giả làm tỳ-kheo, làm việc thích khách vua. Việc không thành, vua bắt được liền nghi cho các tỳ-kheo
âm mưu tạo phản,
giận dữ nói rằng: “Từ trước tới nay, chính vì ta kính tin
Tam bảo cho nên mới gặp phải
tai họa này.”
Vua bèn ra lệnh hủy phá chùa chiền, giết
tăng chúng. Vua đích thân mang gươm đến
trước mặt Tổ Sư-tử Bồ-đề, hỏi rằng:
“Thầy đã chứng được
pháp Uẩn không chăng?”
Tổ sư đáp: “Đã chứng.”
“Vậy có lìa khỏisanh tử chăng?”
“Đã lìa khỏi.”
“Đã lìa khỏi
sanh tử, xin thí cho tôi cái đầu.”
“Thân này còn chẳng phải của ta, có tiếc chi cái đầu.”
Vua liền vung gươm chặt đầu
Tổ sư. Đầu rơi xuống đất, chỉ thấy chất sữa trắng phun ra. Ngay
lúc ấy, cánh tay mặt của vua cũng tự rơi rụng xuống đất. Vua sanh bệnh, bảy ngày sau thì băng hà.
Tổ sư đã sớm biết việc ấy, nên trước đó đã trao
y bát và
truyền pháp cho ngài
Bà-xá Tư-đa và dạy phải lánh ra khỏi nước để tránh nạn này. khi
truyền pháp, ngài có
bài kệ rằng:
Chánh thuyết
tri kiến thì,
Tri kiến câu thị tâm.
Đương tâm tức
tri kiến,
Tri kiến tức vu kim.
正說知見時
知見俱是心
當心即知見
知見即于今。
Dịch nghĩa
Mọi
tri kiến lúc thuyết ra,
Hiển nhiên tri kiến đều là
tự tâm.
Tâm là
tri kiến phát âm,
Những
tri kiến tức đương lâm trình bày.
24.
TỔ BÀ-XÁ TƯ-ĐA
婆舍斯多祖
Tôn giả sanh trưởng tại nước Đàm Tân, thuộc dòng tộc Bà-la-môn, cha tên Tịch Hạnh, mẹ là Thường
An Lạc.
Đắc Pháp nơi Tổ đời thứ hai mươi bốn là Sư-tử Bồ-đề, ngài
vâng lời thầy
hành hóa về miền
Trung Ấn Độ. Có một kẻ
ngoại đạo muốn hại ngài, bèn bỏ thuốc độc vào đồ ăn. Ngài biết, nhưng vẫn ăn mà không chết. Kẻ kia thấy vậy bèn
tỉnh ngộ, xin
xuất gia. Tổ nhận cho người ấy
thọ giới cụ túc.
Về sau, khi vua
Đắc Thắng lên ngôi có
ý muốn làm hại Tổ.
Thái tử Bất-như-mật-đa
can ngăn vua, liền
bị bắt giam vào ngục. Vua triệu Tổ đến, hỏi rằng:
“Thầy
đắc đạo nào?”
Tổ đáp:
“Ta
đắc đạo Phật.”
“Phật
diệt độ đã một ngàn năm rồi, vậy thầy theo ai mà đắc?”
“Ta theo học với
tôn giả Sư-tử Bồ-đề.”
“Ngài
Sư tử đã bị hại chết, làm sao
truyền Pháp cho thầy?”
“Tổ sư đã
truyền pháp khi chưa bị hại, có
truyền y làm chứng.”
Vua hỏi tiếp:
“Y ấy nay ở đâu?”
Tổ đáp:
“Trong bọc.”
Vua truyền đem y ra đốt. Củi cháy hết, y còn nguyên. Vua rất
hối hận, làm lễ tạ tôi. Vua truyền thả
thái tử Bất-như-mật-đa ra khỏi ngục, lại thuận cho
xuất gia. Bất-như-mật-đa
làm thị giả được sáu năm, Tổ truyền
Chánh pháp cho và dặn rằng: “Nay ta
giao phó Chánh pháp nhãn tạng cho ngươi. Vậy ngươi phải khéo
hộ trì.” Và ngài có truyền
bài kệ dưới đây:
Thánh nhân thuyết
tri kiến,
Đương cảnh vô
thị phi;
Ngã kim ngộ
chân tánh,
Vô đạo diệc
vô lý.
聖人說知見
當境無是非
我今悟真性
無道亦無理
Dịch nghĩa
Thánh đem
tri kiến thuyết thì,
Cảnh này không thị không phi mới đành.
Nay ta ngộ tánh chân lành,
Đạo không mà lý cũng thành ra không.
25.
TỔ BẤT-NHƯ-MẬT-ĐA
不如密多祖
Tổ sư khi chưa
xuất gia vốn là
thái tử con vua
Đắc Thắng ở miền Nam
Ấn Độ. Ngài rất
dũng mãnh, xả bỏ ngôi vua,
xuất gia cầu đạo. Trong quyển “Phật tổ
lịch đại thông tải” có ghi lại chuyện của ngài.
Khi được
Tổ sư thứ hai mươi lăm là
Bà-xá Tư-đa truyền pháp rồi,
Tôn giả Bất-như-mật-đa sang miền Đông
Ấn Độ mà hoằng
hóa Phật pháp.
Lúc ấy,
sư trưởng ngoại đạo tên là Trảo
Phạm chí rất lo sợ vua
dời đổi lòng tin, bỏ mình mà theo
Tôn giả. Nên khi
Tôn giả đến,
sư trưởng liền
xuyên tạc với vua, bảo rằng ngài là
ma đạo.
Vua liền hỏi
Tôn giả rằng:
“Đại đức đến đây làm gì?”
“Để độ
chúng sanh.”
Vua lại hỏi:
“Độ cho những
chúng sanh nào? Và dùng pháp gì để độ?”
Tôn giả đáp:
“Tùy theo từng loại
chúng sanh mà dùng pháp
thích hợp để độ.”
Vua liền hỏi:
“Như những người có
pháp thuật giỏi,
đại đức có thể
chống lại chăng?”
Tôn giả nói:
“Phật pháp là
chân lý, không ngại việc
hàng phục tà ma ngoại đạo.”
Bọn
ngoại đạo đang hầu theo vua, nghe câu ấy thì giận lắm, liền dùng tà thuật hóa ra một hòn núi lớn
lơ lửng trên đầu
Tôn giả.
Tôn giả lấy tay chỉ vào hòn núi ấy, núi bay sang trên đầu bọn
ngoại đạo.
Đồ chúng ngoại đạo hốt hoảng quỳ lạy xin
tha tội.
Tôn giả động lòng thương, lại
chỉ tay lần nữa, núi giả liền tan biến mất.
Sau lần đó,
ngoại đạo theo về
quy y Phật pháp, đức vua cũng từ đó
tôn sùng Phật pháp.
Kế đăng lục, quyển nhất, chép lại rằng: Khi
đắc pháp rồi, Tổ Bất-như-mật-đa đến miền Đông
Ấn Độ. Vùng ấy có một vị vua tên là
Kiên Cố, có lòng muốn
nghe pháp Phật.
Tôn giả liền
diễn thuyết pháp yếu cho vua nghe.
Tôn giả lại nói với vua rằng: “Trong nước này sẽ có vị
thánh nhân tiếp nối ta mà
giáo hóa chúng sanh.”
Thuở ấy có một thanh niên Bà-la-môn, tuổi được hai mươi, đã mất
cha mẹ từ thuở còn bé thơ, chẳng ai biết tên họ là gì, con cái của ai cả. Qua ngày sau, vua và
Tôn giả ngồi chung xe mà đi. Bỗng thấy thanh niên ấy
xuất hiện,
đảnh lễ phía trước.
Tôn giả hỏi rằng: “Nhà ngươi đã nhớ lại việc thuở xưa chăng?”
Thanh niên ấy đáp: “Tôi nhớ ra rồi, cách đây rất lâu xa, tôi với ngài cùng sống chung. Mãi
đến nay mới hội ngộ.”
Tôn giả quay sang nói với vua rằng: “Người này chính là Bồ-tát
Đại Thế Chí giáng sanh.”
Thanh niên ấy bèn khẩn
cầu xin được
xuất gia.
Tôn giả thâu nhận và đặt tên cho là Bát-nhã-đa-la.
Về sau, Tổ Bất-như-mật-đa truyền
Chánh pháp nhãn tạng cho Bát-nhã-đa-la và truyền cho
bài kệ rằng:
Chân tánh tâm địa tạng,
Vô đầu diệc vô vĩ.
Ứng duyên nhi hóa vật,
Phương tiện hô vi trí.
眞性心地藏
無頭亦無尾
應緣而化物
方便呼為智
Dịch nghĩa
Tánh chân ẩn ở đất tâm,
Không đầu lại cũng không tầm ra đuôi.
Ứng duyên,
giáo hóa vật người,
Biết hành
phương tiện là ngôi
trí hiền.
26.
TỔ BÁT-NHÃ-ĐA-LA
般若多羅祖
Tổ sư đời thứ hai mươi bảy, Bát-nhã-đa-la, là người miền Đông
Ấn độ.
Sau khi
đắc Pháp do Tổ Bất-như-mật-đa phó truyền, ngài
du hóa đến miền Nam
Ấn Độ, có một vị vua tên Hương Chí sùng thượng
Phật pháp,
cúng dường cho ngài một hạt châu
vô giá. Vua có ba hoàng tử,
Tôn giả muốn thử trí ba hoàng tử ấy, bèn hỏi rằng: “Hạt châu này tròn trịa, sáng sủa, có chi
sánh bằng nó chăng?” Hoàng tử thứ nhất và hoàng tử thứ nhì đáp rằng: “Trong hàng
thất bảo, châu này quí hơn hết, chẳng có chi hơn được.”
Hoàng tử thứ ba là
Bồ-đề Đạt-ma đáp rằng: “Châu này chỉ là
bảo vật thế gian, chưa đáng là cao trổi hơn hết. Trong các
bảo vật, chỉ có
Pháp bảo là cao trổi hơn hết mà thôi.”
Tổ lại hỏi nữa: “Trong
mọi vật, vật nào là lớn hơn hết?”
Bồ-đề Đạt-ma đáp:
“Pháp Tánh là lớn hơn hết.”
Tôn giả biết hoàng tử ấy là bậc
pháp khí, nhưng
cơ duyên chưa đến, nên ngài lặng thinh không nói gì. Đến khi vua Hương Chí băng hà, hoàng tử
Bồ-đề Đạt-ma liền
cầu xin xuất gia, được Tổ nhận cho
thọ giới cụ túc.
Sau, ngài đem
Chánh pháp Nhãn tạng của
Như Lai mà
phó chúc cho
Bồ-đề Đạt-ma. Lại có
bài kệ truyền pháp rằng:
Tâm địa sanh chư chủng,
Nhân sự phục sanh lý.
Quả mãn Bồ-đề viên,
Hoa khai thế giới khởi.
心地生諸種
因事復生理
果滿菩提圓
華開世界起
Dịch nghĩa
Đất Tâm sanh các giống trồng,
Nương theo sự, lý lại cùng phát sanh.
Quả vẹn đủ, Bồ-đề thành,
Hoa khai,
thế giới giương mình khởi lên.
27.
TỔ BỒ-ĐỀ ĐẠT-MA
菩提達磨祖
Tổ
Bồ-đề Đạt-ma sanh vào thế kỷ thứ năm Dương lịch, là hoàng tử thứ ba của vua Hương Chí nước Ca-xi, một vị vua ở miền Nam
Ấn Độ. Ngài là con út nên được vua thương lắm. Nhưng Ngài không màng cuộc phong lưu
phú quí, mà lại
vui lòng đem thân nương cửa Bồ-đề.
Trước khi tịch, thầy của ngài là
Tổ sư thứ hai mươi bảy, Bát-nhã Đa-la có dạy rằng: “Ngươi là
Tổ sư cuối cùng ở cõi này. Ngươi nên ra nước ngoài mà
truyền bá Phật pháp. Nên đến Trung Hoa, và không nên ở miền Nam mà hãy tìm đến miền Bắc, về sau
đạo pháp sẽ được hưng thạnh.”
Sau khi Tổ Bát-nhã-đa-la tịch, ngài Đạt-ma nối tiếp làm
Tổ sư đời thứ hai mươi tám ở
Tây Thiên. Ngài
giáo hóa ở
Ấn Độ trong sáu mươi năm. Có lần, người cháu của ngài là một ông hoàng có
thế lực,
bạc đãi Tăng chúng và
hành khổ nhiều
nhà sư. Ngài liền sai
đệ tử là Balati đến ra mắt ông hoàng ấy và đem sự
không vui lòng của mình mà phân
tỏ ra. Ông hoàng ấy
cảm động nghe lời, không còn
phá hại Tăng chúng nữa.
Về sau, ngài nhớ lời thầy dặn, liền sang Trung Hoa mà
truyền pháp. Từ đó,
Ấn Độ không có vị
Tổ sư nào nối tiếp nữa.
Tổ
Bồ-đề Đạt-ma là vị
Tổ sư cuối cùng của
Tây Thiên vậy.