Tăng Già Thời Đức Phật

06/09/201012:00 SA(Xem: 32471)
Tăng Già Thời Đức Phật

TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT
Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản Phương Đông
tang_gia_thoi_duc_phat_bia

Mục lục
Lời giới thiệu
Chương 1. Bối cảnh
Chương 2. Sự thành lập Tăng già
 1. Giáo đoàn Tỳ-kheo
 2. Sự hình thành của Tăng-già
Chương 3. Sự hình thành các tịnh xá
 - Jìvahàrama (Tinh xá Kỳ-bạt)
 - Jetaranàràma (Tinh xá Kỳ Hòan)
 - Ghositàràma (Tinh xá Cù-sư-la)
Chương 4. Một thành viên của Tăng-già
 1. Ý nghĩa khái quát
 2. Gia nhập Giáo đoàn
 3. Đạo đức của một Tỳ-kheo
Chương 5. Sinh hoạt của Tăng-già
 1. Thời biểu mỗi ngày
 2. Tăng-già Yết-ma (Sangha Kamma)
 3. Bố-tát (Uposatha)
 4. An Cư (Vassavasa)
 5. Tự tứ (Pavàràna)
 6. Thọ y Cathina (Kathina)
Chương 6. Tam học: Giới học, Định học, Tuệ học
 - Ý nghĩa khái quát
 - Giới học
 - Định học
 - Tuệ học
Chương 7. Các quả vị và cảnh giới chứng đạt
 - Phật
 - A-la-hán (Arahant)
Chương 8. Các Đại đệ tử của đức Phật
* Các Nam Tôn giả
 1. Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất)
 2. Tôn giả Moggallàna (Đại Mục-kiền-liên)
 3. Tôn giả Maha Kassapa (Đại Ca-diếp)
 4. Tôn giả Ananda (A-nan)
 5. Tôn giả Anuruddha (A-nậu-lâu-đà)
 6. Tôn giả Upàli (Ưu-bà-ly)
 7. Tôn giả Punna Mantaniputta (Phú-lâu-na Mãn-từ-tử)
 8. Tôn giả Punna Sunasarata (Phú-lâu-na Du-lũ-xa)
 9. Tôn giả Subhùti (Tu-bồ-đề)
 10. Tôn giả Maha Kaccàyana (Đại Ca-chiên-diên)
 11. Tôn giả Rahula (La-hầu-la)
 12. Tôn giả Anna Kodannà (A-nhã Kiều-trần-như)
 13. Tôn giả Revata (Li-bà-đa)
 14. Tôn giả Pindola Bhàradvàjà (Tân-đầu-lô Phả-la-đọa)
 15. Tôn giả Maha Kappina (Đại Kiếp-tân-na)
 16. Tôn giả Katiyàyana
 17. Tôn giả Upasena (Ưu-bà-tiên-na)
 18. Tôn giả Bhaddiya (Ba-đề)
 19. Tôn giả Lakuntaka Baddiya (Kiều-phạm Ba-đề)
 20. Tôn giả Radhà (La-đà)
 21. Tôn giả Nanda (Nan-đà)
 22. Tôn giả Sunìta (Tu-nê-đa)
 23. Tôn giả Ratthapàtla (Nại-tra-hòa-la)
 24. Tôn giả Maha Kotthita (Đại Câu-hi-la)
 25. Tôn giả Sakicca (Ca-tịch-đa)
 26. Tôn giả Bhaddala (Bạt-đà-la)
 27. Tôn giả Yasa (Da-xá)
 28. Tôn giả Angulimàla (Ương-câu-lê-ma-la)
 29. Tôn giả Uruvela Kassapa (Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp)
 30. Tôn giả Baddaji (Bạt-đà-di)
 31. Tôn giả Dàsaka
 32. Tôn giả Cula - Pantaka (Châu-lợi Bàn-đà-già)
 33. Tôn giả Subhadda (Tu-bạt-đà)
* Các Nữ tôn giả
 1. Nữ tôn giả Maha Pajapati Gotamì (Ma-ha Ba-xà-ba-đề Cồ-đàm-di hay Kiều-đàm-di)
 2. Nữ tôn giả Khema
 3. Nữ tôn giả Uppalàvana (Liên Hoa Lâm)
 4. Nữ tôn giả Kìsogotamì
 5. Nữ tôn giả Sonà

 6. Nữ tôn giả Bhadda-Kundalakesa
 7. Nữ tôn giả Patacara
 8. Nữ tôn giả Dhammadinnà (Pháp Thí)
 9. Nữ tôn giả Sumànà
 10. Nữ tôn giả Ubirì
 11. Nữ tôn giả Subhà
 12. Nữ tôn giả Sìha
Chương 9. Tăng-già với xã hội
 Các Nam cư sĩ
 Các Nữ cư sĩ
Chương 10. Tổng luận
Tài liệu trích dẫn

Lời giới thiệu


''Tăng-già thời đức Phật'' được Thượng tọa Thích Chơn Thiện biên soạn, trước hết nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung đào tạo Tăng Ni theo chương trình của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra. Kế đến, tác phẩm cũng nhằm giới thiệu một số tài liệu thông chứng và nhận định về Thánh hội của đức Bổn Sư từ lúc Ngài khởi sự chuyển Pháp luân cho đến lúc Ngài nhập Niết-bàn.

Do đó, chúng tôi nghĩ, đây là tác phẩm cần yếu cho các giảng sư, các Tăng Ni sinh ở các Phật học viện, trường Cơ bản Phật học, trường Cao cấp Phật giáo Việt Nam cũng như các học giả, hành giả hằng lưu tâm đến tổ chức và sinh hoạt thánh thiện của một Giáo đoàn đã có mặt từ hơn 25 thế kỷ nay, vốn là một thành phần của Tam Bảo mà người Phật tử thệ nguyện trọn đời quy ngưỡng. Tác phẩm được trình bày theo hình thức và nội dung mang tính giáo khoa, sư phạm và cơ bản: các sự kiện lịch sử, giáo lý được trình bày có hệ thống, dựa theo kinh điển nguyên thủy và theo các nghiên cứu khoa học về lịch sử, khảo cổ, văn học, nghệ thuật .. trong khuôn khổ hạn chế về độ dày của cuốn sách. Tuy vậy, qua nhiều nhận địnhlập luận theo tinh thần Phật giáo phát triển của soạn giả, có thể người đọc cũng được hé lộ để tiến đến một số suy nghĩ sâu sắc, mớI mẻ cho chính mình về đức Phật, Giáo phápTăng đoàn của Ngài.

Nhiều năm qua, Thượng tọa Thích Chơn Thiện đã đóng góp nhiều công đức vào công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua việc thuyết giảng cho đông đảo quần chúng Phật tử, qua việc tham gia tổ chức, soạn thảo chương trình và giảng dạy tại trường Cao cấp Phật học Việt nam, qua các công tác nghiên cứu, tổ chức và thực hiện thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, qua việc dịch thuật và biên soạn nhiều tác phẩm Phật họcgiá trị.

''Tăng-già thời đức Phật'' là một trong những thành quả của công tác Phật sự ấy. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng chư độc giả.

Mùa Vu lan, PL. 2535 (1991)
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.