Thiên Thai Tứ Giáo Nghi – Việt dịch

19/07/20153:48 CH(Xem: 10278)
Thiên Thai Tứ Giáo Nghi – Việt dịch

Sa môn Đế Quán 
biên soạn

THIÊN THAI TỨ GIÁO NGHI
Bác sĩ Trần văn Nghĩa
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Phiên dịch và tường chú

 

THIÊN THAI 1TỨ GIÁO 2 NGHI 3

Đại Tạng Kinh Việt Nam

Kinh số 1931

 

1) Tứ giáo tụng 4

 

Bài số 1.

七賢七位藏初機,   Thất hiền thất vị  Tạng sơ cơ,

 Thất hiền thất vị là căn cơ tu hành của Tạng giáo,  

通教位中一二齊.   Thông giáo vị trung nhất nhị tề 

Nó tương đương với nhất vị, nhị vị của Thông giáo.

別信并圓五品位,   Biệt tín  tinh Viên ngũ phẩm vị,  

Nó tương đương với thập tín của Biệt giáo và ngũ phẩm vị của Viên giáo.

見思初伏在凡居.   Kiến tư sơ phục tại phàm cư. 

Tất cả những cấp bậc tu hành này nó chỉ giúp ta đoạn trừ được kiến hoặc, tư hoặc trong trong phàm vị chưa vào đến thánh vị.

Sơ cơ Tạng giáo bảy vị hiền,

Thông giáo một, hai tạm sánh vai.

Thập tín, Biệt, Viên, Ngũ phẩm vị,

Điều phục chấp mê thuộc thế tình.

 

Bài số 2

果位須陀預聖流,   Quả vị  tu đà dự Thánh lưu,

Tạng giáo tu đà hàm sơ quả vị là dự bị được vào thánh lưu

 與通三四地齊儔.   Dữ thông tam tứ địa tề trù.  

Tương đương với thông giáo tam địa và tứ địa

并連別住圓初信,    Tinh liên biệt trụ viên sơ tín,   

Cũng tương đương với biệt giao sơ trụviên giáotín vị,

 八十八使正方休.  Bát thập bát sứ chánh phương hưu. 

Đó là các quả vị của tứ giáo để giúp chúng ta đoạn trừ được 88 loại kiến hoặc của tam giới.

Tu Đà dòng thánh quả dự lưu,

Thông giáo tương đương với bốn, ba.

Biệt, sơ trụ quả. Viên, sơ tín,

Tám mươi tám chấp, đoạn đường tà.

 

Bài số 3

藏教二果通薄地, tàng giáo nhị quả thông bạc địa,

Quả vị thứ hai (Tư đà hàm hay nhất lai quả) của Tạng giáo tương đương với đệ ngũ địa (bạc địa) của Thông giáo

同断欲界六品思. Đồng đoạn dục giới lục phẩm tư.  

Hai quả vị kể trên đều thể đoạn trừ sáu phẩm đầu của cửu phẩm tư hoặc của  dục giới

藏阿那含通离欲, Tạng a na hàm thông li dục,

Quả vị thư ba (A na hàm hay bất lai quả) của Tạng giáo tương đương với đệ lục địa (li dục địa) của Thông giáo

再断欲界三思惑. Tái đoạn dục giới tam tư hoặc

Hai quả vị kể trên đoạn trừ ba phẩm chót của cửu phẩm tư hoặc của dục giới

Đệ nhị Tạng sánh đệ ngũ Thông,

Trừ sáu phẩm tư hoạc Dục giới.

Đệ tam Tạng sánh đệ lục Thông ,

Trừ ba phẩm tư hoặc dục giới.

 

Bài số 4

四果罗汉已办地, Tứ quả la hán dĩ bạn địa

Quả vị thư tư của A la han của Tạng giáo tương đương với đệ thất địa (dĩ  biện địa) của Thông giáo

断上二界七十二. Đoạn thượng nhị giới thất thập nhị.

Hai quả vị kể trên đoạn trừ được 72 phẩm tư hoặc của sắc giớivô sắc giới.

藏通两教位已齐, Tạng, Thông lưỡng giáo vị dĩ tề,

Đến đây quả vị thư tư của A la han của Tạng giáo tương đương với đệ thất địa của Thông giáo đã diệt trừ được những kiến hoặctư hoặc của tam giới, chỉ còn cái tập khí của các hoặc này mà thôi.
辟支菩萨侵习气. Bích chi bồ tát xâm tập khí,  

Bích chi Phật của Tạng giáobồ tát ở hai quả vị này còn những tập khí của kiến tư hoặc.

Tạng tứ quả sánh Thông thất địa,

Trừ bẩy hai tư hoặc nhị giới.

Tạng Thông hai giáo sanh vai nhau,

Bích Chi, bồ tát còn tập khí.

 

Bài số 5

圓別信住二之七,  Viên  Biệt  tín  trụ  nhị  chi thất,  

Viên giáo nhị tín vị đến vị thứ bẩy của tín vịBiệt giáo nhị trụ vị đến vị thứ bẩy của trụ vị đã đoạn trừ tư hoặc của tam giới,

藏通極果皆同級.  Tạng thông cực quả giai đồng cấp.

tương đương với  A la hán quả của Tạng giáothập địa của Thông giáo.

同除四住證偏真,  Đồng trừ tứ trụ chứng Thiên chân

Tất cả những quả vị kể trên của tứ giáo giúp ta đoạn trừ tất cả những phiền não, kiến hoặc, tư hoặc của tứ trụ địa và giúp ta chứng được chân đế của thiên chân (偏真) Niết Bàn.

內外塵沙分斷伏.   Nội ngoại trần sa phần đoạn phục.

Nó giúp ta đoạn trừ được trần sa hoặc của giới nộitrần sa hoặc của giới ngoại.

Hai bảy Trụ, Tín, Biệt và Viên,

A La Hán, Tạng, Thập Địa, Thông.

Chứng được thiên chân, trừ vọng niệm,

Rũ sách bụi trần ngoài và trong.

 

Bài số 6

 八之十信二惑空,   Bát  chi  thập tín  nhị hoặc  không, 

tu đến  tám, chín, mười trong thập tín của Viên giáo thì đoạn trừ  được  kiến hoặc, tư hoặctrần sa hoặc của nội giới  và trần sa hoặc của ngoại giới,

假成俗備理方通.   Giả thành tục bị lý phương thông. 

Đế đây Giả quán (假观) đạt thành, tục đế (俗谛) đã hoàn bị, nghĩa là đã biết bệnh biết thuốc, biết làm thế nào làm lợi cho tục thế.

齊前別住後三位,     Tề tiền biệt trụ hậu tam vị,  

Tương đương Biệt giáo trụ vị 8,9,10  và 10 hạnh vị 

并連行向位相同.   Tinh liên hạnh hướng vị tướng đồng

và 10 hồi hướng vị.

Tám, mười, thập tín, kiến, tư trừ,

Giả, tục đế thành lý rõ thông.

Biệt giáo thập trụ 8,9,10

Thập hạnh, hồi hướng vị tương đồng.

 

Bài số 7

圆教初住别初地, Viên giáo sơ trụ Biệt sơ địa

Sơ trụ vị của Viên Giáosơ địa của Biệt Giáo tương đương với nhau,

同断无明第一品.   Đồng đoạn vô minh đệ nhất phẩm.

Hai quả vị kể trên đều diệt trừ được một phâm của vô minh hoặc (Vô minh hoặc có ba phẩm: Thượng, trung, hạ).
五百由旬到宝所,  Ngũ bách do tuần đáo bảo sở,

còn 500 dặm (tuần, yoana, dặm của Ấn Độ) mới đến Bảo Sở (nước Phật),  

八相成道利群生. Bát tướng thành đạo lợi quần sanh.

Đức Phật với tám tướng thành đạo để độ và giúp tất cả các chúng sinh.

Sơ trụ Viên sánh sơ địa Biệt,

Đều đoạn diệt nhất phẩm vô minh.

Bảo Sở đường dai năm trăm dặm,

Bồ đề tám tướng lợi quần sinh.

 

Bài số 8

別地全齊圓住平,   Biệt địa toàn tề Viên trụ bình,

Biệt giáo sơ điạ và Viên giáo sơ trụ chứng được đạo quả bằng nhau,

 無明分斷證真因.   Vô minh phần đoạn chứng chân nhân.  

Đều đã diệt trừ được nhất phẩm vô minh và chứng được một phần ba cái đức độ.

等妙一覺初二行.   Đẳng diệu nhất giácnhị hạnh,

Biệt giáo đẳng giác vị chỉ phá được 11 phẩm vô minh, tương đương với Viên giáo sơ hạnh địa cũng chỉ phá được 11 phẩm vô minhBiệt giáo diệu giác Phật cũng chỉ phát được 11 phẩm vô minh, Viên giáo nhị hạnh địa cũng chỉ phá được 11 phẩm vô minh.   

進聞三位不知名.   Tiến văn tam vị bất tri danh.

Vô minh có 42 phẩm, phải đoạn diệt hết 42 phẩm mới chứng được Cứu Cảnh Cực quả. Viên giáo tiếp tục tiến lên để đoạn trừ những  phẩm vô minh còn lại, trong khi đó Biệt giáo ngưng tại chỗ đoạn diệt 11 phẩm vô minh mà thôi, vì vậy Viên giáo tam hành vị  là gì, tên nó Biệt giáo cũng chưa nghe qua, thì làm sao Biệt giáo chứng được quả vị đó.

Sơ địa Biệt là sơ trụ Viên

Diệt được vô minh chứng thiện nhân

Đẳng giác, Diệu giác, hai hạnh quả

Ba vị nghe mà chẳng rõ tên.

 

 

2)  LỜI TỰA TỨ GIÁO NGHI CỦA H.T. TRÍ GIÁC

 

Đời nhà Tống, tăng sử soạn giả, tăng thống (5) Tán Ninh (6), hiệu là  Thông Huê viết rằng: Ở cuối đời nhà Đường, Ngô Việt Vương (7) Tiền Trung Ý (8) sau khi lo việc nước, có thì giờ nhàn rỗi thích nghiên cứu  Phật học.  Vương gia đọc Vĩnh Gia Tập (9) đến câu "Đồng trừ tứ trụ thử xứ vi tề, nhược phục vô minh Tam Tạng tức liệt". Ngài không hiểu bèn thỉnh vấn quốc sư (10) Tuyết Cư (11) Đức Thiều (12).  Ngài Đức Thiều thưa rằng:   Nghĩa Tịch (13) pháp sư tại Thiên Thai Quốc Thanh Tự giỏi về diễn giảng giáo pháp này, ngài nhất định hiểu câu này. Vương gia bèn sai người đi mời Nghĩa Tịch pháp sư đên. Nghĩa Tịch pháp sứ thưa rằng:  Câu này là lấy từ cuốn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa của Trí Khải đại sư. Cuốn này sau cuộc binh biến của An Lộc Sơn và Sử Tư Minh (14) và gần đây cuộc hủy diệt Phật giáo của năm Hội Xương (15) cuối đời nhà Đường đã mất hết rồi. Nay ở phía Đông Hải nước Cao Ly còn có bộ sách này vì nước này đang thịnh hành Thiên Thai Tông. Vương gia nghe xong thở dài. Vương gia bèn viết một quốc thư, sắm lễ vật và sai sứ gia qua nước Cao Ly để thỉnh xin một bản sao của các kinh sách. Vua Cao Ly bèn sai nhà sư Đế Quán (16) mang bản sao của các kinh sách của Thiên Thai Tông đem trở lại Trung Quốc. Ngài Đế Qnán cũng ở lại Trung Quốc theo Nhất Tịch đại sư tu học tại Loa Khê. Nhờ vậy mà giáo phái Thiên Thai Tông lại được chấn hưng.

Ngài Đế Quán tận học các bộ sách lớn của Trí Khải đại sư và soạn ra cuốn Tứ Giáo Nghi, cuốn này gồm hai cuốn: Quyển thượng và quyển hạ. Cuốn thượng nói về định nghĩa phán giáo của các môn phái. Cuốn hạ nói về những đường hướng khác biệt của các đại sư trong thời Nam Bắc Triều (năm 386 - 589).

Sau đến đời nhà Tống, tại Cô Sơn có ngài Trí Viên (17),  ngài cho tái bản quyển thượng vì ngài thấy cuốn này lời văn giản dị dễ hiểu, nó giúp cho học giả hiểu được những đại cương về tứ giáo, thật là một lợi ích lớn. Quyển hạ thì bàn về sự khác biệt về các môn phái của các đại sư ở đời Nam Bắc Triều.  Sự bàn cãi dài dòng tạm khoan cho khắc chư, tái bản và ấn hành. Từ đoạn văn cuối này chúng ta có thể thấy được đại khái cuổn hạ là nói về các môn phái diên giải về giáo lý của mình ở thời Nam Bắc Triều.

Vương gia xây một tu viên cạnh Loa Khê cho ngài Nghĩa Tịch, gọi tu viện là Tịnh Tuê Viện, phong ngài là Tịnh Quang đại sư, truy phong chin vị tổ trước đây của Thiên Thai Tông và trao cho ngài tất cả những  kinh điển thỉnh  từ nước Cao Ly về. Thiên Thai Tông từ đó lại được trung hưng.

Ngài Đức Thiều và ngài Trí Khải cùng họ, như vậy có họ hàng xa với nhau, hai thầy đều là người ở vùng Phật Long (18), người ta nghi rằng ngài Đức Thiều là ngài Trí Khải tái sinh chăng?.

Đời nhà Minh, Thảo Am (19), Đạo Nhân pháp sư trong cuốn Giáo Uyển Di Sự viết rằng: Ngày xưa ngài Trí Khải làm hồ phóng sinh ở gần biển,  khi ngài phóng sinh các loại cá, ngài đều làm phép tam quythuyết pháp  cho các cá  trước khi thả ra biển. Ngài Trí Khải nhập diệt, đến cuối đời nhà Đường thì giáo phái Thiên Thai Tông đi vào thời sa sút. Trong khi đó ở phía Đông Hải các nước như Cao Ly, Tân La, (20) ... thì giáo phái này đang thịnh hành. Đại sư Phù Tông, Kế Trung (21) nói rằng: Ngài Trí Khài có duyên ở vùng Đông Hải vì vậy giáo phái của ngài phát triển mạnh ở vùng này. Phải chăng đó là những cá ngài phóng sinh, được nghe ngài thuyết pháp nay đầu thai làm người thuyêt giảng lại giáo lý của ngài. Có nhiều người cho rằng chuyện này là hoang đường. Nhưng kinh có kể chuyên Lưu Thủy trưởng giả (22) được mười ngàn thiên tử đến tạ ơn vì ngài đã cứu các cá trong ao khô. Nếu đem so sánh hai câu chuyện này thì có khác gì đâu.

Nhà Minh, đời Vạn Lịch năm thứ chin (năm 1581) mùa đồng, sa môn Trí Giác (23) khảm định khắc in tại Tịnh Nghiệp Đường.

 

 

3) LỜI TỰA KHẮC IN THIÊN THAI TỨ GIÁO NGHI

CƯ SĨ PHÙNG MỘNG TRINH

 

Năm ngoái  Tịnh Nghiệp Đường và vườn vừa xây xòng, tôi ở đó dưỡng bệnh. Cùng ba bốn vị tu sĩ bế quan (24) kết hạ (25). Ngày ba lần đọc  kinh lễ Phật để cầu sau này được vãng sinh Tây phương,  Ăn xong đốt hương đọc các kinh điển, trong tiếng chuông tiếng mõ, dưới bầu trời đầy mây trắng lơ lửng, chim bay đến thật thân thiện, cỏ non mọc che cả lối đi,  ta bỗng quên cả những tham vong trong lòng, tâm hồn thanh thản của thánh hiền bèn xuất hiện. Đang lúc đó thầy Chân Giác vừa từ Võ Lâm (26) đến. Thầy  bàn với ta về Phật học của  Thiên Thai Tông. Thầy ở lại nhiều  ngày  phân tích những  điểm chính về các quan niêm của giáo phái này. Ta như đã ngộ được  Phật pháp của tông phái này, bèn chắp tay trước Phật nguyện đời đời kiếp kiếp hoành dương Thiên Thai TôngTịnh Thổ Phật Quốc. Các tăng lữ cùng dự buổi học cũng phát nguyện sẽ mãi làm bạn giúp ta trên đường tìm đạo.

Nguồn gốc của Thiên Thai tông có ghi trong quyển Phật Tổ Thống Ky của thầy Tứ Minh Trí Bàn (27) công  soạn viết. Còn cuốn Tứ Giáo Nghi thì do người Cao Ly, sa môn Đế Quán soạn lục từ cuốn Pháp Hoa Huyền Nghĩa.  Cuốn sách này gồm hai cuốn,  cuốn thượng  giảng về các định nghĩa  về phân chia các  giáo phái trong đạo Phật. Cuốn hạ nói về các đường hướng khác nhau của các tông sư của đời Nam Bắc Triều.  Nay chỉ còn lại cuốn thượng mà thôi. Trong sách này nói rõ về các định nghia then chốt về sự phân chia các giáo phái, giáo môn. Nếu học giả hiểu được những đại cương này thì đã học được qua nừa hoc thuyết này rồi. Người Nam Thiên Trúc, sa môn Mông Nhuận (28) có viết cuốn Tạp Chú gồm ba cuổn [về cuốn Tứ Giáo Nghi ] cũng khảo  cứu về học thuyết này rất hay, sách này gần đây được  tái bản tại Ngô Trung.

Nhập quan hai tháng nay vừa xuất quan đã trở lại những thói xấu cũ, không thể giữ những tịnh giới, uống rượu, ăn thịt, gần với thê thiếp như ngày xưa.

Có một người từ nhỏ lưu lạc tha hương, một hôm có người cho ông biết rằng quê ông ở nơi nọ, cha ông dòng họ, mồ mả tổ tông, nhà cửa ruộng vườn ở quê ông... như thế nào. Nhưng người này nghe xong ở lại không lên đường về thăm quê quán mình, phải chăng người này muốn làm người tha hương đất khách mãi chăng?  Mùa xuân này ta cũng bỏ chuyến đi về quê Thanh Sơn thăm nhà đã nhiều ngày rồi. Vì muốn lây tiền chuyến đi Thanh Sơn để khắc in cuốn Tứ Giáo Nghi và những bài liên quan để ấn hành, để chia sẻ với quý vị có cùng chi hướng, để mãn nguyện người cất giữ cuốn sách quý này, để những giáo lý của tông phái này lại sáng chói  như mặt trời giữa trưa, mãi lưu lại cùng núi song. Làm như vậy dù ta không về quê,  ở lại tha hương cùng có thể sám hối chuộc tôi một phần nào chăng?  Thôi hay làm như vậy!  Thôi hay làm như vậy! 

 Xuân Nhâm Ngọ (năm 1582), ngày Phật  hoan hỷ (29),  người cư sĩ  bệnh Phùng Mộng Trinh (30)  soạn viết.

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN THAI TỨ GIÁO NGHI

Cao Ly sa môn Đế Quán soạn viết

 

Thiên Thai Tông Trí Khải đại sư dùng ngũ thời (31) bát giáo (32) để phân tích thánh giáo truyền đến phía đông này của Đức Phật. Phân tích này thật đầy đủ. Cái mà gọi là ngũ thời là: Thứ nhất thời Hoa Nghiêm (33), thứ hai thời Lộc Uyển (34) (thuyết giảng kinh Tứ A Hàm (35), thứ ba thời Phương Đẳng (36) (thuyết giảng Duy Ma, Tư Ích, Lăng Già, Lăng Nghiêm Tam Muội, Kim Quang Minh, Thắng Man, các kinh...), thứ tư thời Bát Nhã (37) (thuyết giảng kinh Ma-ha Bát-nhã, Quang Tán Bát-Nhã, Kim Cương Bát-nhã, Đại phẩm và  các Bát-nhã kinh...), thứ năm thời Pháp Hoa, Niết Bàn (38). Đó là ngũ thời, còn gọi là ngũ vị (39).  Cái mà gọi là bát giáo là: Đốn giáo (40), Tiệm giáo (41), Bí mật giáo (42), Bất định giáo (43), Tạng giáo (44), Thông giáo (45), Biệt giáo (46), Viên giáo (47), tám giáo phái. Đốn giáo, Tiệm giáo, Bí Mật giáo, Bất Định giáo, bốn giáo này gọi là hóa nghi tứ giáo (48). Nó như là những phương thuốc để trị bệnh thế gian này. Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo, bốn giáo này gọi là hóa pháp tứ giáo (49).  Nó như là mùi vị của thuốc. Những giáo nghi này được ghi chép rải rác trong nhiều các kinh điển, nay sơ lước sao lục lại những đại cương chính.  Sau đây sẽ bàn về: 

(I) Trước hết ta phải phân biệt ngũ thời ngũ vịhóa nghi tứ giáo [Hóa nghi tứ giáo là: Đốn giáo, Tiệm giáo, Bí mật giáoBất định giáo.]

(II) Sau đó bàn về Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáoViên giáo.

 

I)  HÓA NGHI TỨ GIÁO, NGŨ THỜI, NGŨ VI

 A) ĐỐN GIÁO 

Dựa vào kinh bộ (Hoa Nghiêm), thời và vị mà gọi là Đốn giáo.

1) Bộ Kinh.

Khi Đức Như Lai vừa thành chánh giác, tai tịch diệt đạo tràng, những vị pháp thân đại sĩ tu đến quả vị thứ 41 (50) và nhiều vị có căn cơ đầy đủ trong thiên long bát bộ quây quần chung quanh ngài, như mây quây quanh mặt trăng. Lúc đó Đức Như Lai hiện Lô Xá Na thân (51). Ngài thuyết giảng Viên mãn Kinh (52). [Dựa vào bộ kinh thuyết giảng] nên gọi là Đốn giáo.   Nay nếu dựa vào căn cơgiáo pháp thì trong lúc thuyết giang Đốn giáo, Ngài cũng có nói đến các quyền giáo (53). Trong kinh Hoa Nghiêm Ngài nói sơ phát tâm (54) tức ngộ chánh giác, những ý kinh này là giảng cho những đại sĩcăn cơ Viên giáo vì vậy đây là Đức Phật giảng về Viên giáo.  Trong kinh Hoa nghiêm chỗ nào cũng nói đến những thứ tự của các quả vị tu tập một cách rõ ràng, [ một quả vị này không thể lấn qua quả vị khác ], đây chính là Ngài giảng  về Biệt giáo cho những người trong các quyền giáo. Như vậy nếu dưa vào bộ kinh thuyết giảng thì thời này là Đốn giáo, [nhưng Ngài cũng nói thêm chút ít đến Viên GiáoBiệt Giáo] nên gọi là kiêm giáo (55).  

2) Thời và vị

Nói về thời thì trong kinh Niết-Bàn có kể một thí dụ rằng: khi mặt mới trời mọc chỉ soi sáng các đỉnh núi cao (đó là thời thứ nhất).

Lại lấy thí dụ [của kinh Niết Bàn] bò cho ra sữa thì Đức Phật đưa ra thập nhị bộ kính, [kinh Hoa Nghiêm là cuốn kinh đầu tiên, ví dụ như vị sữa.] 

3) Cùng Tử

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Tín Giải có kể thí dụ Cùng Tử (56), khi người cha cho người đi đuổi bắt Cùng Tử để đưa về nhà, làm Cùng Tử hoảng sợ, kêu oan xin tha... vì không hiểu tại sao trưởng giả cho người đến bắt mình.  Ý nghĩa của câu chuyện nay là gì?  Xin trả lời: Cũng như [cùng tử] các Thanh Văn [trong hội Hoa Nghiêm] như câm như điếc [chưa thể lãnh hội được cái đại đạo của Đốn giáo].

 

B) TIỆM GIÁO

[Tiệm giáo lại chia làm ba thời ba vị: sơ tiệm, trung tiệm và hậu tiệm, gọi chung là tiệm giáo]. Đốn giáo đối với những người tam thừa (57) có căn cơ yếu kém thì không có lợi ích gì cả, [vì chưa có đủ khả năng để lãnh hội Đốn giáo].

Đức Phật [tha thọ dụng báo thân của ngài] vẫn ở tại tịch diệt đạo trường [để giảng kinh Hoa Nghiêm], còn hiện thân của ngài thì đi đến Lộc Uyển.

 

B1) THỜI A HÀM (hay thời Lộc Uyển )

Ngài bỏ cái hình thể và y phục cao quý của Lô Xá-Na thân, mặc quân áo cũ trên tấm thân một trượng sáu (58) của ngài. Ngài từ cõi trời Đâu Suất đầu thai vào hoàng hậu Ma Da, sông trong bào thai, được sanh ra, lập gia đình, sanh con, xuất gia. Sau khi tu khổ hành sáu năm, Ngài đến dưới cây mộc bồ đề, lấy cỏ làm bồ đoàn [ngồi thiền định, ngộ đạo], thành liệt ứng thân [Phật] (59). 

1)  Kinh Bộ

Sau đó Ngài đến Lộc Uyển giảng tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, lục độ... cho năm vị tỳ kheo (60).

2) Thời và vị

Nếu nói về Ngũ thời [của kinh Hoa Nghiêm] thì đây là lúc mặt trời lên cao hơn, đã soi sáng tất cả những hang sâu của các núi (đây là thời thứ hai). Nếu nói về mùi vị [của Kinh Niết Bàn] thì đây là mùi vị lạc của sữa.  Từ thập nhị bộ kinh thành chín bộ kinh (61) (đây là mùi vị thứ hai lạc vị).

3)  Cùng Tử

Nếu dựa vào thí dụ của kinh Pháp Hoa Tín Giải phẩm: Thì đây là lúc trưởng giả để tạo ra những phương tiên dẫn đưa Cùng Tử về nhà bằng một cách bí mật, ông sai hai người (ở đây ám chỉ Thanh vănDuyên giác), có hình thể nghèo khó, không có tí oai phong gì, đi theo và nói chuyện với Cùng Tử, nói với Cùng Tử là đến nhà trưởng giả làm người gánh phân. Nếu hỏi ý nghĩa của chuyện này là gì?  Xin trả lời: Sau Đốn giáo, Ngài thuyết Tam Tạng giáo, trong 20 năm Cùng Tử làm việc  gánh phân đó là [hình ảnh và công việc của] những người phải tu tập khổ sở để diệt trừ kiến hoạc, tư hoạc, phiền não...

 

B2) THỜI PHƯƠNG ĐẲNG

1)  Kinh Bộ

Sau đó là thời Phương Đẳng, như kinh Tịnh Danh và các kinh khác đã đả phá cái quan niệm phiến diện và cái mục tiêu nhỏ [của thời kỳ Lộc Uyển], và tán thán cái quan niệm lơn, cái mục tiêu viên mãn của những thời sau này. Nếu nói chung cả tứ giáo thì Tạng Giáobán tự giáo (62), còn Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáomãn tự giáo (63).  Bán giáo và mãn giáo là đem tứ giáo so sánh với nhau mà nói, nên gọi là đối giáo (64).

2)  Thời và vị

Nếu nói về thời, thời Phương Đẳng phải là thực thời (65) (thời thứ ba), nếu nói về vị thì thời Phương Đẳng phải là vị của sanh tô, vì lạc biến chế ra sanh tô.

Từ cửu bộ kinh sinh ra các kinh Phương Đẳng (12 bộ kinh) (vị thứ ba: Vị sanh tô).

3)  Cùng Tử

Theo kinh Pháp Hoa phẩm tín giả thì Cùng Tử đã ở trong nhà trưởng giả nhiều năm, đã quen biết trưởng giả, đã ra vào tự nhiên, nhưng vẫn còn ở vị trí cũ [làm việc gánh phân]. Vậy ý nghĩa của thì dụ này là gì?  Xin trả lờiCùng Tử tượng trưng cho  người theo Tạng  giáo trong giai đoạn này đã tu hành, đã được những quả vị và có căn cơ hơn,  quen thuộc với quan niệm của Đại thừa, nhưng vẫn còn giư nguyên vị trí cũ của mình  tuy  trong lòng cảm thấy thua kém.

 

B3)   THỜI BÁT NHà

1) Kinh Bộ

Trong giai đoạn này [Đức Phật muốn những người theo Tạng giáo] chuyển qua đại thừa, cũng như trong thí dụ Cùng Tử, người cha muốn trao tiền bạc tài sản cho Cùng Tử quản lý. Cũng trong giai đoạn này Đức Phật giảng Bát Nhã, muốn các Thanh Văn theo bát nhã tam không, bỏ những chấp trước cũ đi.

Trong thời bát nhã này, Đức Phật khồng còn nói đến Tạng giáo nữa.  Ngài nói thêm về Thông giáoBiệt giáo, nhưng chính là Ngài nói tới Viên giáo.

2)  Thời và vị

Nếu nói về thời thì là lúc mặt trời đã lên cao hơn nữa, soi sáng khắp nơi, đó là thời ngu trung (66), (đây là thời thứ tư). Nếu nói về vị đây là vị thục tô, sanh tô đã biến thành thục tô rồi. Sau thời Phương Đẳngthời Đại Bát Nhã (thời thứ tư, vị thục tô).

3)  Cùng Tử

Kinh Pháp Hoa Tín Giải phẩm: Lúc đó trưởng giả bệnh và biết mình sống không lâu, bèn nói với Cùng Tử rằng:  Ta nay có vàng bạc châu báu đầy kho, nay trao cho Cùng Tử quản lý. Xin hỏi ý nghĩa câu chuyện này là gì?  Xin trả lời: Sau thời Phương Đẳng là thời Bát Nhã. Lấy bát nhã tuệ quán làm gia nghiệp, Ngài Không Sanh (67) và ngài Thân Tử (68) thừa lệnh Đức Phật đi chuyển giáo chúng sanh. Đây cũng như Cùng Tử được trưởng giả trao vàng bạc kho báu để quản lý.

Trên đây là ba giáo phái [thuộc Tiệm Giáo của hóa nghi, gọi chung là Tiệm giáo] là để so sánh với Đốn giáo của thời Hoa Nghiêm.

 

C)  BÍ MẬT GIÁO

Trong bốn thời kể trên [Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã],   tam luân (69) của Đức Như Lai thật tuyệt, có lúc Ngài giảng Đốn giáo cho người này, có lúc Ngài giảng Tiệm giáo cho người khác nhưng người này không biết người khác đã học được những gì, Ngài giảng riêng biệt như vậy miễn là mỗi người đều được ích lợi. Vì vậy gọi là bí mật giáo.  [Xin chú ý: Bí mật giáo không phải là Mật Tông].

 

D)  BẤT ĐỊNH GIÁO

Cũng như trong tứ giáo kể trên (Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã) Đức Phật cùng một lời thuyết pháp, chúng sinh tùy căn cơ (70) của mình mà tiếp thu, đó chính là cái phép tuyệt diệu  của đức Như Lai. Có thể trong lúc Ngài giảng tiệm giáochúng sinh vẫn có thể ngộ được Đốn giáo, hay trong lúc Ngài giảng Đốn giáochúng sinh vẫn có thể ngộ được Tiệm giáo.  Tuy theo căn cơ của chúng sinhchúng sinh giác ngộ khác nhau, vì vậy gọi là bất định giáo. [Bất định giáo khác với Bí Mật giáo ở chỗ người trong thời bất định giáo biết được trình độ giác ngộ của người khác trong lúc cùng nghe đức Phật thuyết giảng, còn Bí Mật giáo thì người nào chỉ biết  phần mình mà thôi].

Những giáo lý của bí mật giáobất định giáo cũng chỉ là những giáo lý của Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt GiáoViên Giáo mà thôi.

Hóa nghi tứ giáo đến đây là đầy đủ.

 

E)  THỜI PHÁP HOA NIẾT BÀN

E1)  THỜI PHÁP HOA  

1)  Kinh Bộ

Kết tiếp nói đến thời Pháp Hoa [thời tứ 5]. Sau khi nói xong Đốn giáoTiệm giáo nay Ngài giảng đên thời không phải là đốn và cũng không phải là tiệm, [không phải là Bí Mật và cũng không phải là Bất Định] đó là thời Pháp Hoa Niết Bàn. Vì vậy mới nói là khai quyền hiển thực [có nghĩa là vì chúng sinh căn cơ chưa đủ nên phải lập ra những giáo phái tạm để chỉ cho chúng sinh thấy giáo phái thực và vĩnh cửu], và nay đã đến lúc phế quyền lập thực [có nghĩa là nay chúng sinh căn cơ đã đủ, vì đã tu tập qua các giai đoạn Tiểu Thừa và Đại Thưa nên có thể bỏ những giáo phái tạm này để lập ra giáo phái vĩnh cửu], vì vậy  nói là gom ba thừa [Thanh văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa] lại thành một thừa. Trong thời Pháp Hoa này, đức Phật cũng lại nói đến các quyền giáothực giáo, cái quyền giáo của thời Pháp Hoa này nó cũng quán thông với các quyền giáo của các thời trước đây [Đốn giáo và ba Tiệm giáo], nhưng nó có ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Những quyền giáo, thực giáo của thời Pháp Hoa khác với những quyền giáo, thực giáo của những thời trước ở chỗ: Trong những thời trước Đại thừaTiểu thừa luôn cách biệt nhau. Trong thời Hoa Nghiêm, quyền và thực hoàn toàn cách biệt nhau (Viên giáothực giáo, Biệt giáoquyền giáo) hai giáo phái này không thể tương nhập với nhau. Đại thừa không dung nạp Tiểu thừa. Vì vậy người Tiểu Thừa trong hội Hoa Nghiêm như câm như điếc. Vì vậy Đốn giáo giảng về các pháp môn tuy rộng lớn viên mãn nhưng không thu tập, không độ được tất cả mọi người, chưa làm đúng cái ước mong của đức Như Lai vì ngài muốn cứu tất cả các chúng sinh.

Vì sao vậy?  Vì trong thời  Đốn giáo [thời Hoa Nghiêm] có một quyền giáo (đó là Biệt giáo) và một Thực giáo ( đó là Viên giáo), Viên giáo của thời  này không khác gì với Viên giáo của thời Pháp Hoa. Nhưng Biệt giáo [quyền giáo] của thời này thì phải đợi đến thời Pháp Hoa phế bỏ và thay đổi nó thành Thực giáo.  Sau đó thời Lộc Uyển cũng là một Quyền giáo [Tạng giáo].  Sau đó đến thời Phương Đẳng, cả ba giáo trong thời này đều là quyền giáo (Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo) và một thực giáo (là Viên giáo). Kế đó là thời Bát Nhã, trong thời này có hai Quyền giáo (Thông giáoBiệt giáo) và một thực giáo (Viên giáo). Khi đến thời Pháp Hoa tất cả 4 nhóm Quyền giáo kể trên đều bị phế bỏ để trở thành một thừa Thực giáo duy nhất. Còn Viên giáo đã là thực giáo rồi thì không cần thay đổi gì cả. Tuy nhiên Viên giáo của những thời trước đây vì cạnh Viên giáo có bốn quyền giáo tồn tại, vì vậy giáo lý của Viên giáo trong thời đó còn lẫn lộn thêm những giáo lý của bốn quyền giáo. Trong thời Pháp Hoa, bốn quyền giáo được phế bỏ, chỉ có Viên giáo mà thôi, nên giáo lý của Viên giáo trong thời này thuần nhất]. Vì vậy thời Pháp Hoa phải là thời tuyệt diệu nhất, thời khác không sánh bằng.

Vì vậy phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa viết rằng: Trong nước Phật ở thập phương chỉ có một thừa pháp mà thôi, không có nhị thừa (71), không có tam thừa (đó là nhất giáo). Thời Pháp Hoa đã bỏ pháp phương tiện (72), chỉ thuyết giảng vô thượng đạo để hướng dẫn chúng sinh về một mục đích đó là nhất hạnh, để cuối cùng sẽ thành bồ tát, đó mới là mục đich viên mãn.

Trong thời Pháp Hoa không giảng về Tiểu thừa [nhưng tu tập Tiểu thừacăn bản để thành bồ tát. Trong thời Pháp Hoa, tất cả những ai tu tập, không một ai không thành bồ tát] đó là nhân nhất (73). Thời Pháp Hoa thuyết giảng pháp tối thật của thế gian, cái bản tính của chân như, đó là lý nhất. Người đời vì chưa thấy được cái diệu pháp của kinh Pháp Hoa, chỉ thấy những thí dụ trong kinh: chuyện ba cỗ xe, chuyện cùng tử, chuyện Hóa Thành...v.v., và nói là kinh Pháp Hoa không bằng những kinh khác [đây ám chỉ kinh Hoa Nghiêm], vì không biết những thí dụ này là nói về  bốn quyền giáo để sau cùng đi đến cái thực giáo là như trong thí dụ ba cỗ xe sau được thay thế bằng một cỗ xe trâu trắng lớn. Trong chuyện Cùng Tử thì Cùng Tử được trao toàn bộ gia nghiệp, [được khôi phục thân thế làm con của Trưởng Giả]. Trong thí dụ Hóa Thành, mục đích sau cùng là để chúng sinh đều đến nơi Bảo Sở, [không dừng lại tại Hóa Thành]. Vì họ không hiểu nên sinh ra phỉ báng kinh này.

 

2) Thời và vị

Nếu nói về thời thì thời Pháp Hoa như mặt trời lúc chánh ngọ, không có một bóng nghiêng nào cả, đó là thời thứ năm.  Nếu nói về vị thì thục tô đã thành vị đề hồ. Từ Ma-ha Bát-nhã  đã diễn ra  kinh Pháp Hoa, đó là vị thứ năm, vị đề hồ.

 

3)  Cùng Tử

Kinh Pháp Hoa phẩm Tín Giải nói rằng: Trưởng Giả đã tụ họp tất cả gia tộctuyên bố rằng Cùng Tử thật là con ta, ta thật là cha của nó. Tất cả gì ta có là của con ta, ta trao gia nghiệp cho nó. Cùng Tử vô cùng hoan hỷ. Câu chuyện này có nghĩa gì?  Xin trả lời: Sau thời Bát Nhã, đức Phật giảng Kinh Pháp Hoa, cũng như cùng tử trước đó đã được trao cho quản lý những báu vật trong kho. Khi sắp mất, trưởng giả trao tất cả gia nghiệp cho cùng tử. [Đây chính như Đức Phật trong hội Bát Nhã nói với thầy Xã Lợi Phất và thầy Tu Bồ Đề rằng] Các con nay đã thấu hiểu những pháp môn ta giảng dạy, hay đi giảng dạy cho những người mới theo học bồ tát đạo. Ta giảng dạy Pháp Hoa là để chúng sinh: Khai, thị, ngộ, và nhập Phật kiến. Để chúng sinh được thọ ký thành Phật mà thôi.

 

E2)  THỜI NIẾT BÀN

 

1) Kinh Bộ

Sau thời Pháp Hoa, Đức Phật giảng kinh Niết Bàn trước khi Ngài nhập diêt. Làm như vậy có hai ý nghĩa:

Thứ nhất là để giúp những người chưa có đầy đủ căn cơ học hỏi thêm về tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt, Viên giáo), về Phật tính, để họ chứng được cái lý chân thườngmọi người đều có Phật tính, đều có thể thành Phật. [Làm như vậy là độ tất cả những chúng sinh còn sót lại ở những kỳ pháp hội trước để tất cả được thành Phật không bỏ sót một ai. Vì vậy trong kinh Niết Bàn viết đã có 8000 Thanh Văn đã được thọ ký. Chính vì lý do này mà thời Niết Bàn phải giảng sau thời Pháp Hoa]. Vì vậy thời này còn được gọi là quấn thập  giáo (74)

Thứ hai là trong thời mạt pháp, chúng sinhcăn cơ yếu, nghe đại pháp của Đức Phật sẽ sinh đoạn diệt kiến (75) [cho là không cần tu hành cũng có thể thành Phật], nên đã làm mất cái tuệ tính, làm chết cái pháp thân, vì vậy Phật đã tạo ra ba quyền giáo [Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo]  để hỗ trợ cho một thực giáo [Viên giáo], đề cao giữ giới luật, [vì vậy trong kinh Niết Bàn đã nói nhiều đến vấn đề giới pháp]. Trong thời này cũng nói đến thường giáo [là Phật tínhmọi người đều có, nhờ Phật tính này mà mọi người đều có thể thành Phật]. Vi vậy thời này gọi là phù luật đàm thường  giáo (76).

 

2)  Thời và vị

Thời và vị của thời Niết Bàn giống như thời và vị của thời Pháp Hoa, thời thứ năm vị đề hồ.  Nhưng nếu đi sâu vào thuần tính và tạp tính của hai thời này thì có phần khác biệt, vị vậy kinh Niết Bàn viết rằng: Từ Ma-ha Bát-nhã  xuất Đại Niết Bàn. Kinh Pháp HoaKinh Niết Bàn họp lại là thời thứ năm.

 

Hỏi: Kinh Niết Bàn cũng giảng về tứ giáo.  Các kinh Phương Đẳng cũng diễn giảng về tứ giáo, vậy tứ giáo diễn giảng trong hai kinh này giống nhau hay khác nhau?.  

Xin trả lời: Tứ giáo trong hai kinh này có tên giống nhau nhưng nghĩa của nó khác nhau. Những người trong Tứ giáo của thời Phương Đẳngcăn cơ Viên giáo hiểu biết được lý chân thường (77) ngay từ đầu cho đến cuối. [Những người]  Biệt giáo [không có căn cơ Viên giáo] lúc đầu không hiểu lý chân thường nhưng sau [tu hành trên sơ địa] thì mới hiểu được cái lý chân thường. Tạng giáoThông giáo thì từ đầu cho đến cuối cũng không hiểu được lý chân thường. Tứ giáo trong thời Niết Bàn thì từ đầu đến cuối đều hiểu được lý chân thường vi đã được học hỏi ở thời Pháp Hoa.

Đến đây là hết thời Pháp Hoa Niết Bàn.

 

Hỏi: Tại sao lây ngũ vị để so sánh với ngũ thời giáo?  

Xin trả lời: Có hai lý do

Lý do thứ nhất: Là dựa vào thứ tự xuất hiện trước sau của ngũ vịngũ thời giáo. Nếu ví dụ Phật là bò và ngũ vị là các giáo. Sữa từ bò sinh ra, lạc lại từ sữa chế tạo ra, tô lại từ lạc biến chế ra, đề hồ lại từ tô chế tạo ra, theo một tự nhất định, vì vậy dùng để thí dụ thứ tự của ngũ thời tương sinh của ngũ giáo.

Lý do thứ hai là lấy vị độ nồng hay độ nhạt của ngũ vi so sánh với sự trưởng thành về mặt căn cơ của hành giả. Những người có căn cơ còn yếu, như căn cơ của những người của nhị thừa, tại Hoa Nghiêm thánh hội sẽ không tin, không hiểu và không thể biến đổi được cái phàm tình của mình, những người này có căn cơ nhạt như sữa. Sau đó đến thời Lộc Uyển họ được học Tam Tạng giáo. Những người của nhị thừa theo Tạng giáo tu hành đã chuyển được phàm tính thành thánh tính, căn cơ khá hơn, đậm đặc hơn, thí dụ như sữa biến thành lạc vậy. Sau đó đến thời Phương Đẳng  họ được nghe những lời phê bình, sinh lòng khâm mộ về Đại Thừa hơn Tiểu Thừa, đã tiếp thu được cái hay của Thông Giáo. Cũng như lạc đã biến thành sanh tô. Sau đó đến thời Bát Nhã theo lệnh chuyển giáo, tâm hồn rộng mở đã tiếp thu được cái hay của Biệt Giáo, như sanh tô biến thành thục tô. Sau đó đến thời Pháp Hoa, được nghe pháp tam châu (78), được thọ ký thành Phật, như thục tô thành đề hồ.  Người có căn cơ yếu nhất phải đi qua cả năm giai đoạn, còn những người khác tùy căn cơ của hành giả có người chỉ cần đi một giai đoan, hay hai, hay ba, hay bốn giai đoạn. Những người có căn cơ thượng đẳng, thì ở vị nào, thời nào cũng có thể vào thực tướng của pháp giới [và đắc đạo], không cần nhất thiết phải đợi đến Pháp Hoa khai hội mới đắc đạo. Trên đây đã nói rõ  những điều đại cương  về ngũ vị, ngũ thời [của Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn] và hóa nghi tứ giáo [Đốn, Tiệm, Bí Mật, Bất Định giáo]. 

 

II) HÓA PHÁP TỨ GIÁO 

Gồm có:

A) Tạng giáo

B) Thông giáo

C) Biệt giáo

D) Viên giáo

 

A)  TẠNG GIÁO

A1) Thanh văn

A2) Duyên Giác   

A3) Độc Giác

A4) Bồ Tát trong Tạng Giáo

 

A1) Thanh Văn thừa:

Tam tạng kinh gồm có Kinh tạng (các kinh Tứ A Hàm), Luận tạng (Câu xá  bà sa đẳng luận) và luật tạng (ngũ bộ luật). Tam tạng có cả trong Đại Thừa và trong Tiểu Thừa.  Ở đây chỉ nói đến tam tạng kinh của Tiểu Thừa. Tại sao gọi Tiểu ThừaTam Tạng Giáo? Vì Đại Trí Độ Luận nói rằng: Ca-Chiên-Diên (79) tự cho mình là thông minh lanh lợi, chỉ đọc và hiểu một cách sâu rộng về Tam Tạng Kinh, không đọc những kinh điển của Đại Thừa, vì vậy không thể là một đại bồ tát được. Kinh Pháp Hoa cũng nói rằng:  Những người theo đạo Tiểu Thừa là những người tu tập theo Tam Tạng kinhDựa vào những kinh văn kể trên, Trí Giả đại sư đã gọi Tiểu ThừaTam Tạng Giáo.  Những người này có căn cơ tam thừa. Người theo Thanh Văn bắt đầu tu tập sinh diệt tứ đế (80). Tứ đế là:

 

a)  KHỔ ĐẾ

Những người sống trong 25 hữu (81) đều chịu  nhị báo (82). 25 hữu là : Tứ châu, tứ ác thú, lục dục, phạm thiên, tứ thiền, tứ không xứ, vô tưởng, ngũ na hàm (83) (tứ châu, tứ thú  thành 8 cõi. Lục dục thiên, Phạm vương thiên hợp lại là mười lăm cõi, tứ thiền, tứ không xứ hợp lại là 23 cõi, vô tưởng thiên và Na hàm thiên hợp lại thành 25) đó là nhị thập ngũ hữu. Nói tổng quát là lục đạo sinh tử.

[Nói tổng quát về tam giới:  1) Dục giới  2) Sắc giới,  3) Vô sắc giới.  Gồm 28 cõi trời khác nhau: Dục giới  gồm 6 cõi trời, Sắc giới gồm 18 cõi trời, Vô sắc giới gồm 4 cõi trời ].

 

1)  DỤC GIỚI 

Gồm lục đạo

1a. địa ngục đạo

1b. súc sinh đạo

1c. ngạ quỷ đạo

1d. a tu la đạo

1e. Nhân đạo

1f. Thiên đạo của dục giới

 

1a. Địa ngục đạo:

Tiếng Phạn là nại lạc ca, còn gọi là nê lê, có nghĩa là tất cả các thứ khổ, ta dịch là địa ngục. Địa ngục là ở dưới lòng đất của chúng ta, vì vậy gọi là địa ngục. Có bát hàn bát nhiệt các loại đại địa ngục. Các địa ngục chính này lại có vô số những cửa địa ngục phụ. Trong đó có vô số người phải chịu khổ, tùy theo những nghiệp chướng nặng nhẹ của mình, thời gian ở trong đó có thể dài lên đến hàng kiếp số. Ở nơi tội nặng nhất có thể trong một ngày chết đi sống lại tới 84.000 lần, và phải trải qua vô số kiếp. Đó là cho những người làm tội ngũ nghịch thập ác nặng nhất phải vào đạo này.

 

1b. Súc sinh đạo.

Đạo này còn gọi là bàng sanh (84). Đạo này có ở khắp các cõi, thân thể có lông, có sừng, có vẩy, có lông chim, có bốn chân hay nhiều chân, có thể có chân hay không có chân, có thể sống ở dưới nước, trên mặt đất hay trên không, ăn thịt lẫn nhau, chịu khổ vô cùng. Đó là những người ngu si đầy tham dục làm những tội ngũ nghịch thập ác nặng ở cấp trung bình phải  vào đạo này.

 

1c. Ngạ quỷ đạo.

Tiếng Phạn là đồ lê sỉ (85). Đạo này cũng có ở khắp các đạo.  Kẻ có phúc đức hơn được làm các thần thánh ở nơi sơn lâm, lăng tẩm, đền chùa. Kẻ vô phúc đức phải ở những nơi dơ bẩn, không được ăn uống, thường bị đánh đập, làm những việc đắp sông đắp hô, chịu vô lượng khổ. Những người có lòng dạ ác độc, làm những tội ngũ nghịch thập ác loại nhẹ hơn cấp trung bình phải vào đạo này.

 

1d. A tu la đạo (86)

Có nghĩa là không có rượu, xấu xí, hay vô thiên. A Tu La thường sống gần những bờ biển, ở trong những cung điện nguy nga dưới đáy biển, thích gây những cuộc chiến tranh vô cùng khủng khiếp. Vì A Tu La là những người có nhiều nghi kỵ, tuy có làm những điều tốt nhưng lại có lòng háo thắng ganh tỵ, dù có làm những điều thập thiện nhỏ mà vẫn vào đạo này.

 

1e. Nhân đạo.

Nhân đạo gồm tứ châu. Người ở mỗi châu đều sống khác nhau. Phía đông là Phất Bà Đề châu (87), người sống ở đó thọ 250 tuổi. Phía nam là  Diêm Phù Phất châu (88), người sống ở đó thọ 100 tuổi. Phía tây là Cồ Da Ni châu (89), người sống ở đó thọ 500 tuổi. Phía bắc là Uất Đan Việt  châu (90), người sống ở đó thọ 1000 tuổi, không bị chết yểu, nơi đấy không có thánh nhân xuất hiện, vì vậy là một trong bát nạn (91), ở đấy sung sướngđau khổ lẫn lộn với nhau. Những người [được sống ở nhân đạo là những người] trong thời kỳ tạo nhân đã giữ ngũ thường ngũ giới. Ngũ thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.  Ngũ giới là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. làm thập thiện ở mức trung bình. Những người này đều được sống ở nhân đạo.

1f. Thiên đạo (92) của Dục giới 

Gồm 28 cõi trời khác nhau

(1) Dục giới gồm 6 cõi trời  

(2) Sắc giới gồm 18 cõi trời

(3) Vô sắc giới gồm 4 cõi trời

 

Dục giới (93): Thiên đạo của dục giới gồm 6 cõi trời là:

Thứ nhất: Tứ Thiên Vương thiên (94) (nằm ở giữa sườn núi Tu-di).

Thứ hai: Đạo Lợi thiên (95) (nằm ở đỉnh của núi Tu-Di, nó gồm 33 cõi trời. Hai cõi trời này là cho những người làm thập thiện ở mức độ cao).

Thứ ba:  Dạ Ma thiên

Thứ tư: Đâu Suất thiên ( 96) 

Thứ năm: Hóa Lạc thiên (97),

Thứ sáu: Tha Hóa Tự Tại Thiên (Bốn cõi kể trên là thiên không cư, những người làm thập thiện ở mức độ cao nhưng thiền định chưa đủ mức độ để đến các thiền thiên, được sống ở cõi này).

 

2) Sắc giới

Kế đó là 18 cõi sắc giới, chia làm [4 nhóm gọi là] tứ thiền thiên

2a) Sơ thiền thiên

Sơ thiền thiên gồm có ba cõi trời: Phạm chúng thiên, Phạm Phụ thiên, Đại Phạm thiên

2b) Nhị Thiền thiên

Nhị Thiền Thiên cũng có ba cõi trời: Thiếu Quang thiên, Vô lượng quang thiên, Quang Âm thiên.

2c) Tam Thiền thiên

Tam Thiền Thiên cũng có ba cõi trời: Thiếu tịnh thiên, Vô Lượng Tịnh thiên, Tịnh Biến thiên.

2e) Tứ Thiền Thiên

Tứ Thiền Thiên có chín cõi trời:

1) Vô Vân Thiên,

2) Phúc Sinh Thiên 

3) Quảng Quả Thiên

Ba cõi này là nơi người phàm tục tu thập thiện ở mức độ cao và tu tập thiền định được sống ở những cõi này. 

4) Vô tưởng thiên là nơi những người ngoại đạo cư ngụ.

5) Vô phiền thiên

6) Vô nhiệt thiên

7) Thiện kiến thiên

8) Thiện hiện Thiên

9) Sắc cứu cánh thiên

Năm cõi trời trên đây là những người có đệ tam quả vị cư ngụ.

Chín cõi trời kể trên đã xa dục giới, nhưng chửa ra khỏi sắc giới nên gọi là sắc giới, vì những người này đều có thiền định nên những cõi trời này đều có tên là thiền. 

3)  Vô sắc giới

Gồm có bốn cõi trời:

1) Không xứ thiên

2) Thức xứ thiên

3) Vô sở hữu xứ thiên

4) Phi phi tưởng thiên

 Bốn cõi trời trên đây chỉ có tứ uẩn, không có sắc uẩn, nên gọi là vô sắc giới. Trên đây đã nói từ địa ngụ cho đến phi phi tưởng thiên.

Trong những cõi trời của tam giới kể trên tuy khổ lạc khác nhau nhưng tất cả đều còn trong vòng luân hồi sinh tử, nên còn cái khổ của sinh tử. Đó là Thực hữu khổ đế của Tạng giáo.

 

b)  TẬP ĐẾ

Tập đế là nói về kiến hoặctư hoặc [hai nguyên nhân chính gây ra khổ đế.] Kiến tư hoặc còn gọi là kiến tu, tứ trụ (98), nhiễm ô vô tri (99),  thủ tướng hoặc (100), chi mạt vô minh (101), thông hoặc (102), và giới nội hoặc (103). Tuy tên có khác biệt nhau, nhưng chỉ  là kiến hoặctư hoặc  mà thôi.  Sau đây sẽ xem qua kiến hoặc.

 

1)  KIẾN  HOẶC

Có 88 loại kiến hoặc gọi là tám mươi tám sử (104). Chia làm hai nhóm: 1a) lợi sử (105) và 1b) đốn sử (106).

1a) LỢI SỬGồm có:

1) thân kiến (107)

2) Biên kiến (108)

3) kiến thủ (109) 

4) giới thủ (110) 

5) tà kiến.

 

1b) ĐỐN SỬ: 

Gồm có

6) tham

7) sân

8) si

 9) mạn

10) nghi

Mười loại sử này có trong tam giới và trong tứ đế, tùy giới có thể có tăng giảm đôi chút. Tổng cộng là tám mươi tám sử.

Trong dục giới khổ đế có đủ cả mười sử.  Tập đếdiệt đế mỗi đế có 7 sử vì hai đế này không có thân kiến, biên kiến, và giới thủĐạo đế có 8 sử trừ thân kiếnbiên kiến. Tứ đế của dục giới hợp lại là 32 sử.

Tứ đế của sắc giớivô sắc giới, các sử cũng như ở dục giới nhưng mỗi đế đều không có sân sử vì vậy mỗi giới chỉ có 28 sử, Hai giới này hợp lại là 56 sử và cộng với 32 sử của dục giới là tám mươi tám sử.

 

2)  TƯ HOẶC

Tư hoặc có 81 loại gọi là tám mươi mốt phẩm. Tam giới chia làm cửu địaDục giới là một địa, Tứ thiềntứ định chia làm 8 địa. Gom lại là cửu địa.  Trong một địa của dục giớicửu phẩm tham, sân, si, mạn. Cửu phẩm tư hoạc là: mỗi một phẩm lại chia làm ba cấp:  thượng thượng, thượng trung, thượng hạ; trung thượng, trung trung, trung ha; hạ thượng, hạ trung, hạ hạ.  Trong tám địa của tứ thiềntứ định, mỗi địa 9 phẩm trừ sân sử. Tổng cộng là tám mươi mốt phẩm. Trên đây là nói về sự khác biệt giữa kiến hoặctư hoặc trong thực hữu tập đế của Tạng giáo.

 

c)  DIỆT ĐẾ

Đế thứ ba là diệt đếDiệt đếdiệt trừ những khổ và những tập ở hai đế trước, để chân đế sẽ hiện ra. Vì diệt tất cả cái xấu đi thì mới thấy được chân lý, diệt đế chính nó không phải là chân đế

 

d) ĐẠO ĐẾ

Thứ tư là đạo đế. Nếu nói tóm tắt cái đạo của đạo đế là: Giới, định, tuệ. Nếu nói chi tiết thì nó là 37 đạo phẩm. 37 đạo phẩm này được chia làm 7 nhóm:

1) Tứ niệm xứ (111):

1a) Quán thân bất tịnh (5 loại) (112) (Sắc uẩn),

1b) Quán thọ là khổ (Thọ uẩn) (113)

1c) Quán tâm vô thường (Thức uẩn) (114)

1d) Quán pháp vô ngã (tưởng và hành uẩn) (115)

 

2) Tứ chánh cần:

2a) Điều ác chưa sinh ra thì đừng để nó sinh ra,

2b) Điều ác đã sinh ra thì phải hủy diệt nó đi,

2c) Điều thiện chưa sinh ra thì phải làm cho nó phát sinh ra,

2d) Điều thiện đã sinh ra thì phải làm cho nó tăng trưởng lên.

 

3) Tứ như ý túc (duc, niệm, tiến, tuệ) (116),

 

4) Ngũ căn (tín, tiến, niệm, định, tuệ)(117),

5) Ngũ lực (tín, tiến, niệm, định, tuệ),

6) Thất giác chi (niệm, trạch, tiến, hỉ, khinh an, định, xả) (118) 

7) Bát chánh đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh định, chánh niệm, chánh mạng).

Đó là 7 nhóm của đạo đế của Tạng Giáo sinh diệt tứ đế.

Tứ diệu đế kể trên trong Tạng Giáo, cũng có trong Thông Giáo, Biệt GiáoViên Giáo. Vậy tứ diệu đế của các giáo phái này có khác nhau hay không?  Nó tùy theo giáo phái, hiểu rộng hay hiểu hẹp, tùy theo căn cơ mà chia làm bốn loại tứ đế: Sinh diệt tứ đế, vô sinh tứ đế (119), vô lượng tứ đế (120), vô tác tứ đế (121). Ở những phần sau của bài này sẽ không nhắc lại nữa. Tứ đế lại được chia làm tại thếxuất thế (122). Sinh diệt tứ đế, vô sinh tứ đếtại thế nhân quả (Khổ là quả, tập là nhân), vô lượng tứ đế, vô tác tứ đếxuất thế nhân quả (diệt đế là quả, đạo đế là nhân).

 

Hỏi: Tại sao ở tại thếxuất thế tứ đế nói quả trước nhân? Xin trả lời: Thanh văncăn cơ còn yếu, thấy đau khổ mới đi tìm nguyên nhân, để diệt trừ những nhân trong tập đế, vì ham mộ quả mới đi tu nhân, đó là lý do nói quả trước nhân.

Sau đây là nhưng phương pháp tu tậpquả vị của Tạng giáo.

 

e) QUẢ VỊ CỦA TẠNG GIÁO   

Những quả vị của Thanh văn thừa được chia làm hai phần:

1)   phàm vị (123)

2)   thánh vị (124)

1)  PHÀM VỊ 

Phàm vị lại được chia làm hai loại quả vị:

1 α) ngoại phàm vị (125)   

1 β) Nội phàm vị (126)

1 α) NGOẠI PHÀM VỊ

Ngoại phàm vị lại chia làm ba cấp vị: 

Cấp 1: Ngũ đình tâm (127)

Cấp 2: Biệt tướng niệm

Cấp 3: Tổng tướng niệm

 

Cấp 1: Ngũ đình tâm quán: gồm 5 quán từ 1 đến 5

1] Bất tịnh quán (128): Dùng để trị cái tham của chúng sinh.

2] Tư bi quán (129) dùng để trị cái sân của chúng sinh

3] Số tức quán (130): Dùng để trị cái tinh thần tan loạn, không tập trung trong lúc tu hành hay thiền định.

4] Nhân duyên quán (131) dùng để trị cái ngu si của chúng sinh.

5] Niệm Phật quán (132) dùng để trị những chúng sinh có nhiều chướng ngại trong việc tu hành.

 

1α2) Biệt tướng niệm xứ (Như tứ niệm xứ kể trên) (133)

1α3) Tổng tướng niệm xứ: Thứ nhất quán thân bất tịnh, thì thọ, tâm, pháp cũng bất tịnh, đưa đế quán pháp vô ngã. Xem những thí dụ thì rõ (trên đây ba điều gom lại là ngoại phàm, còn gọi là tư lương vị (135)

1β) NỘI PHÀM VỊ.

Nội phàm vị còn gọi là gia hành vị, tứ thiện căn vịNội phàm vị gồm bốn cấp vị: 

noãn vị (136)

đảnh vị (137,

nhẫn vị (138)

thế đệ nhất vị (139)

(Bốn quả vị này là nội phàm vị, còn gọi là gia hành vị (140), còn gọi là tứ thiện căn vị).

Nội phàmngoại phàm vị gọi chung là phàm vị. Còn gọi là thất phương tiện vị (141). 

 

2) THÁNH VỊ 

Thánh vị trong Tạng giáo được chia làm ba cấp:

Kiến đạo (sơ quả), 

Tu đạo (nhị quả, tam quả)

Vô học đạo (tứ quả)

 

2a) Kiến đạo:

Tu đà hoàn dịch là dự lưu. Người ở quả vị này đã đoạn trừ được 88 sử kiến hoặc của tam giới, đã hiểu được cái lý của chân đế, nên gọi là kiến đạo vị, còn gọi là thánh vị.

 

2b) Tu đạo:

- Tư đà hàm còn gọi là nhất lai quả, người đạt quả vị này đã đoạn trừ được  6 phẩm đầu của tư hoặc của Dục giới. Còn 3 phẩm sau chưa đoạn trừ được nên phải đến thế gian này một lần nữa để đoạn trừ hết tư hoặc còn lại.

- A na hàm quả, còn gọi là bất lai quả, người đạt quả vị này đã đoạn trừ được hết tất cả cửu phẩm tư hoặc.

 

2c) Vô học đạo:

A la Hán quả, còn gọi là vô học (142), vô sanh (143), sát tặc (144), hay ứng cúng (145). Người đạt quả vị này đã hoàn toàn đoạn trừ được hết kiến hoặctư hoặc. Những chủng tử của tham, sân, si đã hết, nhưng cái quả của kiếp trước là cái thân thể của kiếp này vẫn còn, cuộc sống trên đời này gọi là hữu dư niết bàn (146). Nếu sau khi chết, hỏa táng hủy diệt tất cả những trí tuệ của mình đi vì không cần nữa, gọi là vô dư niết bàn (147), còn gọi là cô điều giải thoát (148), nghĩa là giải thoát cho một mình mình mà thôi.

Đến đây là nói hết các quả vị của Thanh Văn thừa.

 

A2) Duyên Giác  

 

Sau đây nói đến Duyên giác, còn gọi là Độc giác, họ là những người sống vào thời của Đức Phật còn tại thế. Được nghe Phật giảng về thập nhị nhân duyên, gồm có

Vô minh (phiền não chướng, phiền não đạo)

Hành (nghiệp chướng, nghiệp đạo, hai chi này thuộc về quá khứ)

Thức (149) (đầu thai với một hơi thở

Danh sắc (150) (Danh là tâm, sắc là thể chất)

Lục Nhập (đến tuần lễ thứ 6 hay thứ 7, lúc các căn được tạo thành),

Xúc (khi sanh ra) thì gọi là xúc.

Thọ (lãnh nạp những cảnh tốt cảnh xấu. Trong thập nhị nhân duyên từ thức đến thọ đó là quả của kiếp trước tạo ra),

Ai (đó là nam nữ ái dục, tiền bạc tài vật ham muốn),

Thủ (lúc đó thấy những tiền tài, nam nữ sắc bèn sinh lòng tham muốn đây là cái nhân của kiếp tới, nó là những phiền não, nó như kiếp trước, cái lòng vô minh tạo ra phiền não),

Hữu (Hữu đã đạt được, cái nghiệp đã tạo ra, cái nghiệp này chính là cái nhân của kiếp tới, nó thuộc nghiệp đạo nó như kiếp trước cái hạnh).

Sanh (vì nghiệp tạo trong đời này nên phải sanh ra trong kiếp tới để trả).

Lão tử. Có sanh thì có lão có tử.

Người Duyên Giác biết được vô minh là nguồn gốc của vòng sinh tử luân hồi nên diệt nó.

Như vây người Duyên Giác theo thập nhị nhân duyên để tu hành so với người Thanh Văn tu hành theo tứ diệu đế có khác nhau và giống nhau ở chỗ nào? 

Nếu ta đem so sánh thập nhị nhân duyên với tứ diệu đế: Vô minh, hành, ái, thủ, hữu, 5 nhân duyên này hợp lại tương đương với tập đế. 7 nhân duyên còn lại tương đương với khổ đế. Tuy tên khác nhau nhưng nghĩa giống nhau. Nếu nghĩa giống nhau vậy tại sao phải nói làm hai cái thuyết làm gì?  Xin trả lời: Là vì căn cơ khác nhau nên phải nói hai cách để họ dễ tiếp thu.

Người Duyên Giác vì có căn cơ khá hơn nên thấy được vô minh trong tập đế. Từ vô minh đưa đến hành, hành đưa đến thức... rồi đến sanh, sanh đến tử. Rồi lại bắt đầu sanh. Nếu diệt vô minh thì hành diệt... sau đó sanh diệt, nếu sanh diệt thì lão tử sẽ diệt. Vì vậy người Duyên Giác tu hành theo thập nhị nhân duyên để đi đến ngộ chân lý, nên gọi là Duyên Giác.

 

A3) Độc Giác

Người độc giác vì sanh ở nơi hay ở lúc không có Đức Phật tại thế, một mình tu hành trong rừng núi, quan sát cảnh vật thay đổi, ngộ được vô sinh chân đế. Nên gọi là độc giác.

Người duyên giác và người độc giác có khác nhau, nhưng tu hành quả vị giống nhau. Những người này cũng như những người Thanh Văn thừa đã đoạn trừ được kiến hoặctư hoặc của tam giớiNgoài ra người Duyên giác và người Độc giác còn bỏ được những tập khi (152) của kiến hoặc và tư hoăc, vì vậy họ đứng trên những người theo Thanh Văn thừa.

 

A4) Bồ Tát trong Tạng Giáo

Bồ tát trong tạng giáo phát bồ đề tâm, dựa vào Tứ Diệu Đế, phát tứ hoằng nguyện (153), tu hành lục độ hạnh (154). Tứ hoằng nguyện là:

1) Nguyện độ tất cả chúng sinh chưa được độ. Đây là cái nguyện độ vô biên chúng sinh dựa vào khổ đế

2) Nguyện giúp tất cả chúng sinh chưa thoát khỏi phiền nào, được thoát khỏi phiền não. Đây là cái nguyện diệt vô tận phiền não dựa vào tập đế.

3) Nguyện giúp tất cả chúng sinh chưa được an lạc, được an lạc. Đây là   vô lượng pháp môn thề nguyện dựa vào đạo đế

4) Nguyện giúp tất cả chúng sinh chưa vào được Niết Bàn sẽ được vào Niết Bàn. Đây là vô thượng Phật đạo thề nguyện dựa vào diệt đế.

Nay lòng đã phát nguyện thì phải thực hành để làm tròn lời nguyệnBồ tát phải trải qua vô số kiếp tu hành lục đô, sau cả trăm kiếp hay ba đại kiếp tu tập mới đạt được tất cả các loại tướng hảo (155). Hãy lấy thí dụ của Đức Phật Thích Ca tu hành bồ tát đạo mà xem. Thời gian tu hành của Ngài được chia làm ba giai đoạn: 

 

1] Sơ a tăng kì: Từ thời cổ Thích Ca Phật (156)  cho đến Thí Khi Phật, Đức Phật Thích Ca đã từng cúng dường  bẩy vạn năm ngàn Phật. Gọi giai đoạn này là sơ a tăng kì (157). Trong giai đoạn này Ngài xả thân nữ và thoát lyác thú (158), Ngài tu hành lục độ nhưng cũng không biết mình sẽ thành Phật hay không. Nếu đem so sánh với những quả vị của Thanh văn thừa thì tương đương với tổng biệt niệm xứ của ngũ đình tâm (ngoại phàm vị). 

 

2] Đệ nhị a tang kì: Giai đoạn thứ hai từ Thi Khí Phật đến Nhiên Đăng Phật,  Ngài cúng dường bẩy vạn sáu ngàn Phật, đây là đệ nhị a-tăng-kì. Ngài lấy bẩy đóa hoa sen cúng dường Đức Phật Nhiên Đăng, trên đường đi cúng dường quần áo tóc của Ngài bị lấm đầy đất bụi. Ngài được Đức Phật Nhiên Đăng thọ kýThích Ca Văn Phật (159), lúc đó Ngài biết mình sẽ thành Phật, nhưng chưa dám nói ra. Nếu đem so sánh với những quả vị của Thanh văn thừa, thi Đức Phật trong giai đoạn này đã đạt noãn vị [vào hạng thánh vị].

 

3] Đệ tam a tăng kì: Lại từ Đức Phật Nhiên Đăng đến Đức Phật Tỳ Bà Thi Phật, Đức Phật lại cúng dường bẩy vạn bẩy ngàn Phật, đây là đệ tam a tăng kì, lúc đó Đức Phật đã biết mình sẽ thành Phật và cũng nói cho mọi người biết mình sẽ thành Phật, người nghe cũng không con nghi ngờ gì nữa. Nếu đem so sánh với những quả vị của Thanh văn thừa thì tương đương với đỉnh vị.

Tu hành lục độ như thế phải trải qua cả trăm kiếp, đạt được các loại tướng hảo, các nhân tốt. Phải tu hàng trăm phúc mới được một tướng hảoCon đường làm phúc làm nghĩa thật nhiều, khó mà đánh giá. Thí dụ trong kinh kể trị lành một số tam thiên đại thiên người mù mới được kể là làm được một phúc.  Tu hành lục độ như thế mới là viên mãn.

Lại như chuyện Thi Tỳ Vương (160) lấy thịt mình để chuộc mạng cho chim câu, bố thí như thế mới là viên mãn.

Ở nhiều kiếp trước, Đức Phật là Vua Phổ Minh (161), đã bỏ vương quốc và tính mạng của mình để giữ lời hứa, trì giới như thế mới là viên mãn.

Lại chuyện Sạn Đề tiên nhân (162) bị vua Ca Lợi cắt chém thân thể thành nhiều mảnh mà không sinh oán hận tâm, lòng nhẫn nhục như thế mới là viên mãn.

Lại chuyện Đại Thí Thái Tử (163) tát cạn nước biển để tìm ma ni bảo châu, lại chuyên bồ tát Thích Ca quỳ bẩy ngày để tán tụng Đức Phật Phất Sa (164), lòng tinh tiến như thế mới là viên mãn.

Lại chuyện nhiều kiếp trước Đức Phật là Thượng Xà Lệ tu sĩ (165), tóc dài, khi ngồi thiền định, chim đến làm tổ trên đầu. lòng thiền định như thế mới là viên mãn.

Lại chuyện đại thần Cù Tần (166) đã khôn khéo chia châu Diêm Phù Đê thành bẩy phần cho bẩy quốc vươngchấm dứt cuộc tranh chấp giữa các vua, trí tuệ như thế mới là viên mãn.

Nếu đem so sanh với sơ vị của Thanh văn thừa thì tương đương với hạ nhẫn vị của gia hành vị.

Sau đó Đức Phật đến Đâu Suất thiên chờ đợi, Ngài sanh ra, xuất gia, hàng phục các ma quỷ, an tọa bất động Ngài đã đắc trung nhẫn vị.  Sau đó trong sát na Ngài nhập thượng nhẫn vị. Lại sau đó, lại trong sát na Ngài nhập thế đệ nhất vị, phát chân vô lậu, tam thập tứ tâm (167) đốn phát, đoạn tất cả kiến hoặc, tư hoặc và các tập khí. Ngài ngồi dưới gốc cây bồ đề, trên bồ đoàn cỏ tươi, thành trượng sáu liệt ứng thân Phật (168).  Dưới sự kính thỉnh của Đại Phạm Thiên Vương, Ngài tam chuyển pháp luân (169) để độ chúng sinhtam căn (170). Sống ở đời này tám mươi năm dưới tướng của một tỳ kheo già, đến khi thân yếu thọ tận nhập vô dư Niết Bàn, chứng tam tạng Phật quả.

Trên đây đã giải thích Thanh văn, Duyên giácBồ tát ba nhóm chúng sinh tu hành đạt được các  quả vị khác nhau (171) nhưng đều đã đoạn trừ được kiến hoặctư hoặc, đều đã ra khỏi tam giới, chứng được thiên chân Niết Bàn (172).  Những người này mới đi được ba trăm dặm, mới đến được Hóa Thành mà thôi. Trên đây là nói hết phần Tạng giáo.

 

B) THÔNG GIÁO

Thông giáo có nghĩa là trước thông với Tạng giáo sau thông với Biệt giáoViên giáo, vì vậy gọi là Thông giáo. Hơn nữa cả ba nhóm [Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát trong Thông giáo đã ngộ được cái chân thật lý] bằng cách vô ngôn thuyết đạo (173), đã thể sắc nhập không (174) cũng vì vậy nên gọi là Thông giáo.  Nay dựa vào Đại Phẩm Bát Nhã Kinh giảng về các cấp vị của Thông giáo: thập địa (175) [1. Kiền tuệ địa, 2. Tánh địa, 3. Bát nhân địa, 4. Kiến địa, 5. Bạc địa, 6. Ly dục địa, 7. Dĩ biện địa, 8. Bích chi phật địa, 9. Bồ tát địa, 10. Phật địa].

 

a) Cấp vị

1) Đệ nhất địa:  Kiền tuệ địa.

Ở địa này hành giảtrí tuệ nhưng chưa ngộ được nhiều về pháp tính nên gọi là kiền tuệ địa. Nếu đem so sánh địa này với Tạng giáo, kiền tuệ địa tương đương với ba quả vị của ngoại phàm vị của Tạng giáo: Ngũ đình tâm, biệt tướng niệm xứtổng tướng niệm xứ.

2) Đệ nhị địa:  Tánh địa:

Giống như kiền tuệ địa nhưng hành giả đã ngộ được pháp tánh, đã hàng phục được kiến hoặctư hoặc. Tương đương với nội phàm vị của Tạng giáo đó là: Tứ thiện căn [Noãn vị, đảnh vị, nhẫn vị, thế đệ nhất vị].

3) Đệ tam địa: Bát nhân địa (176)

4) Đệ tứ địa: Kiến địa (177)

Hành giả ở hai quả vị trên đã đạt được vô gián tam muội (178), đã đoạn trừ hết kiến hoặc của 88 sử của tam giới, đã phát chân vô lậu, đã thấy cái lý thật của chân đế. Nếu so sánh với các quả vị của Tạng giáo thì hai quả vị này [3 & 4] tương đương với sơ quả của Tạng giáo.   

5) Đệ ngũ địa: Bạc địa (179).

Hành giả đã đoạn trừ được 6 phẩm đầu trong 9 phẩm tư hoặc của Dục giới. Tương đương với nhị quả của Tạng giáo.

6) Đệ lục địa: Ly dục địa (180)

Hành giả đã đoạn diệt được 9 phẩm tư hoặc của Dục giới. Tương đương với tam quả của Tạng giáo.

7) Đệ thất địaDĩ biện địa (181):

Hành giả đã đoạn trừ hết những kiến hoặctư hoặc của tam giới, đã đoạn trừ hết các chánh sử (182) của nhị hoặc, nhưng vẫn còn tập khí của nhị hoặc, như gỗ đã đốt thành than, [than gặp lửa vẫn có thể cháy được]. Dĩ biện địa tương đương với quả vị thứ tư, A la Hán quả của Tạng giáo.  [Quả vị của Thanh Văn thừa, Tạng giáo, đến đây là hết. Từ đệ bát địa trở lên, Thamh Văn thừa không còn quả vị nào để so sánh với Thông giáo nữa ].

8) Đệ bát địa: Bích chi Phật địa (183)

Hành giả đến đây đã đoạn trừ được phần nào tập khí của kiến hoặctư hoặc, như than đã hóa thành tro.

9) Đệ cửu địa: Bồ tát địa.

[Hành giả đã thành bồ tát của đại thừa,] đã diệt hết các chánh sử của kiến hoặctư hoặc như các Thanh Văn thừaDuyên Giác thừa, nhưng còn bám lấy cái tập khí của nhị hoặc để được lưu lại trong tam giới cứu độ chúng sinh, để được tiếp tục tu hành lục độkhông quán. Các bồ tát này hiện tất cả các loại thần thông, [tự tai về thời giankhông gian, để cứu độ chúng sinh] làm thanh tịnh Phật quốc

10) Đệ thập đia: Phật địa              

Các vị bồ tát kể trên, Khi cơ duyên đến, bát nhã trí tuệ trong lòng tự nhiên phát ra, đột nhiên đoạn trừ chánh sử và tập khí của nhị hoặc còn lai,  ngồi dưới cây thất bảo bồ đề, lấy thiên y làm bồ đoàn, hiện liệt thắng (184) ứng thân thành Phật. Giúp những chúng sinhcăn cơ tam thừa [ Thanh văn, Duyên gíac, Bồ tát ] chuyển vô sinh tứ diệu đế pháp luân, duyên tận nhập diệt, chánh sử và tập khí đều diệt hết, như than và tro đều đã tàn. 

Như kinh [Đại Bát Niết Bàn ] kể thí dụ : Voi, ngựa và thỏ qua sông, thí dụ cho thấy cả ba, Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát, cùng ngộ cái lý của chân không, cũng đoạn trừ nhị hoặc nhưng nông sâu có khác  nhau như ba thú qua sông. Kinh [Hoa Nghiêm] lại nói rằng: Cả ba thừa đều ngộ được cái thật tính, thật tướng của chư pháp (185), nhưng vẫn chưa phải là Phật (186), đó [chỉ là Phật của] Thông Giáo.  Người trong tam thừa này lập nhân giống nhau [phát tâm, tu hành, đoạn hoặc], nhưng quả thì khác nhau [Thanh Văn chưa đoạn trừ được tập khí, Bích chi Phật đoạn trừ được  phần nào  tập khí, Phật đoạn trừ được tất cả tập khí], tất cả đều đoạn trừ được kiến hoặctư hoặc, đều ra khỏi vòng sinh tử, đều chứng được thiên chân Niết Bàn.

 

b)  [Hai loại Bồ Tát]

Có hai loại bồ tát: lợi căn và độn căn (187).

1] Bồ tát độn căn

Bồ tát có đốn căn chỉ thấy được không (188), không ngộ được bất không (189), nên chỉ thành đạt được Phật quả vị của Thông giáoBồ tát của Thông giáo và của Tạng giáo lập hạnh và nhân khác nhau (190), nhưng quả của bồ tát độn căn của Thông giáobồ tát của Tạng giáo giống  nhau. Vì vậy Thông giáo gọi là thông tiền, thông với Tạng giáo ở phía trước là vậy. 

2] Bồ tátlợi căn.

Bồ tátlợi căn không những thấy không mà thấy cả bất không. Thấy được cái bất không trong cái không đó là trung đạo (191). Thuyết Bất không của trung đạo lại được chia làm hai loại: Đãn trung (192) và Bất đãn trung (193). Nếu bồ tát ngộ đãn trung [đó là gần Biệt giáo], Biệt giáo đến đón đi qua Biệt giáo. Nếu bồ tát ngộ bất đãn trung [đó là gần Viên giáo], Viên Giáo đến đón đi qua Viên giáo. Vì vậy Thông giáo lại thông hâu, thông với Biệt giáoViên giáo ở phía sau.

 

Xin hỏi: Các bồ tátlợi căn được đón đi như thế nào và được vào quả vị nào? 

Xin trả lời: Tùy theo tam căn của người được đón đi mà khác nhau. Người thượng căn được đón đi ở tam địa [bát nhân địa] và tứ địa [kiến địa],  người trung căn được đón đi ở ngũ địa [bạc địa] và lục địa [ly dục địa], người hạ cănthất địa [dĩ biện địa] và đệ bát địa [Bích Chi Phật địa], những người kể trên được đón đi qua Biệt giáo hay Viên giáo. Những người ở nhất địa và nhị đia thì hoàn toàn không được đón đi.

Nơi tiếp đón lại khác nhau tùy thuôc vào chân vị (194) hay tương tự vị (195). Nếu tương tự vị được tiếp đón đi thì được chuyển vào Biệt giáo thập hồi hướng hay Viên giáo thập tín vị.  Nếu chân vị được tiếp đón đi thì được đón tiếp vào Biệt giáo sơ địa hay Viên giáo sơ trụ.

 

Xin hỏi: Tạng  giáo và Thông giáo đều là người có tam thừa căn cơ [Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát], cùng đoạn trừ hết tứ trụ [kiến hoặc, tư hoặc], đã thoát khỏi tam giới, đã chứng được  thiên chân Niết Bàn, cùng đi ba trăm dặm cùng vào Hóa Thành (196). Vậy tại sao phải chia làm hai giáo phái làm gì? 

Xin trả lời: Như đã nói hai giáo phái tuy giống nhau  nhưng cũng khác nhau. Hai giáo phái chứng được quả vị giống nhau, nhưng Đại ThừaTiểu Thừa, căn cơ mạnh hay yếu, đó là những điều mãi khác biệt nhau. Hai giáo phái này đều là giáo phái còn ở trong tam giới lục đạo. Tạng giáoTiểu Thừacăn cơ yếu của tam giới. Vì không thông với Đại Thừa nên gọi là Tiểu Thừa. Vì chiết sắc nhập không (197) nên căn cơ còn yếu.  Trong ba nhóm của Tiểu Thừa [Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát], căn cơ của họ cũng được chia làm ba nhóm khác nhau: thượng, trung và hạ.  Nếu đem so sánh với Thông Giáo thì ba nhóm của Tạng Giáo đều là nhóm có căn cơ hạng hạ [của Thông Giáo].

Trong tam giới Thông Giáo là đại, đại vì nó là ngưỡng cửa của Đại ThừaCăn cơ nó khá vì nó chứng được không đạo dựa vào thể sắc nhập không (198). Ba nhóm [Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát] của Thông giáo cũng được chia làm ba hạng: thượng, trung, hạ. Nếu đem so sánh với ba nhóm của Tạng giáo thì ba nhóm của Thông giáo tất cả đều có căn cơ cao hơn.

 

Xin hỏi: Thông GiáoĐại Thừa vậy tại sao lại có người của nhị thừa [Thanh Văn, Duyên Giác] ở trong đó?

Xin trả lời: Cửa vua quan luôn đón tiếp thần dân. Người tuy có căn cơ Tiểu Thừa, giáo môn lại là Đại Thừa. Đại thừa dẫn nhập Tiểu Thừa. Thật là hay thay! 

Kinh Bát Nhã, kinh Phương Đẳng và những kinh Bát Nhã khác đó là nền tảng của Thông Giáo.  Đến đây nói hết về Thông Giáo.

 

C) BIỆT GIÁO

Biệt Giáogiáo phái cho chư bồ tátngoài tam giớiGiáo pháp, giáo lý, trí tuệ, đoạn hoặc, tu hạnh, cấp vị, nhân và quả của giáo phái này đều khác với hai giáo phái kể trên [Thông giáoTạng giáo], khác Viên giáo, vì vậy gọi là Biệt giáo. Kinh Niết Bàn nói rằng: Tứ đế nhân duyên của Biệt Giáovô lượng tướng, Thanh VănDuyên Giác sao mà biết được. Các kinh của Đại Thừa nói rõ sự tu hành của các bồ tát ở các kiếp, các quả vị của các bồ tát. Các quả vị này phân chia một cách rõ ràng không thể lẫn lộn. Đó là các trạng thái tu hành của Biệt giáo.

Trong kinh Hoa Nghiêm nói về các quả vị của bồ tát rằng:  Thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng là hiền vị, thập địathánh vị, Diệu giácPhật vị. Kinh Anh Lạc (199) thì lại nói tu bồ tát đạo gồm năm mươi hai quả vị. Kim Quang Minh Kinh có nói đến thập địaPhật quả. Thắng Thiên Vương Kinh nói rõ về bồ tát thập địa. Kinh Đại Bát Niết Bàn nói rõ về ngũ hạnh (200). Tùy theo các kinh mà các quả vị tăng giảm khác nhau, các bồ tát ở ngoài tam giới, tùy cơ duyên và ích lợi của chúng sinhtu hành cấp vị có thêm bớt, sao có thể không thay đổi được?

Nói về các quả vị của Biệt Giáo thì Kinh Anh Lạc là đầy đủ và rõ ràng nhất,  vì vậy ở đây sẽ dựa theo kinh Anh Lạc để nói về các quả vị của bồ tát đạo của Biệt Giáo.  Mỗi quả vị đoạn trừ được những gì và đát được những quả gì.  52 quả vị được chia làm 7 nhóm:

Đó là: Tín, trụ, hạnh, hướng, địa, đẳng, diệu (7 vị).  7 quả vị này lại được chia làm hai nhóm lớn: Phàm vị và thánh vị. Phàm vị lại chia làm hai nhóm nhỏ:  Ngoại phàm vị và nội phàm vị. Ngoại phàm vị gồm có thập tín. Nội phàm vị còn gọi là tam hiền vị, gồm có: Thập trụ, thập hạnhthập hồi hướng. Thánh vị cũng được chia làm hai nhóm là nhân vịquả vị. Nhân vị gồm có: Thập địa [còn gọi là thập thánh vị] và đẳng giác. Quả vị gồm có Diệu giác. Phân chia tổng quát các quả vị là như vậy.

 

Sau đây là nói chi tiết về các quả vị.  Trước hết nói về:

A) Ngoại phàm vị hay Phục nhẫn vị, gồm có:

1] Thập Tín, gồm có:

1) Tín tâm (201)

2) Niệm tâm (202)

3) Tinh tiến tâm

4) Tuệ tâm

5) Định tâm (203)

6) Bất thoái tâm (204),

7) Hồi hướng tâm (205),

8) Hộ pháp tâm (206),

9) Giới tâm (207),

10) Nguyện tâm.

Mười quả vị này hàng phục được kiên hoặc, tư hoặc và các phiền não của tam giới, nên còn gọi là phục nhẫn vị (208), thuộc về ngoại phàm vị.  Tương đương với thất hiền vị của Tạng Giáo, tương đương với kiền tuệ địa và tánh địa của Thông giáo.

 

B) Nội phàm vị hay Tam hiền vị, gồm có:

2) Thập trụ

3) Thập hạnh

4) Thập hồi hướng

 

2] Thập trụ, gồm có:

1) Phát tâm trụ (209):  hành giả đã đoạn trừ được hết kiến hoặc của tam giới, tương đương với sơ quả của Tạng giáo, tương đương với tam địabát nhân địa và tứ địa là kiến địa của Thông giáo.

2) Tri địa trụ (210),

3)  Tu hành trụ (211),

4)  Sinh quý trụ (212), 

5) Cụ túc phương tiện trụ (213),

6) Chánh tâm trụ (214), 

7) Bất thoái trụ (215): Hành giả lên đến lục trụ, đã đoan trừ được hết tư hoặc  của tam giới, được bất thoái vị.  Tương đương với nhị Phật vị (216) của Tạng giáoThông giáo.

8) Đồng chân trụ (217), 

9) Pháp vương tử trụ (218)

10) Quán đỉnh trụ (219): Đến ba trụ kể trên: Đồng chân trụ, pháp vương tử trụ, quán đỉnh trụ hành giả đã đoạn trừ được trần sa hoặc (220) trong tam giới. Hành giả đã hàng phục được trần sa hoặc ngoài tam giớiTạng GiáoThông Giáo hoàn toàn không biết đến trần sa hoặc là gì. Thập trụ của Biệt Giáo còn gọi là tập chủng tánh (221). Tập chủng tánhtu hành từ Giả quán vào Không quán (222) để hiểu chân đế, để khai thông tuệ nhãn (223), để chứng được nhất thiêt trí (224), hành giả đến đây đã đi được 300 dăm đường  [ của 500 dăm đường để đến Bảo Sở ] .

 

3] Thập hạnh (225):

1) Hoan hỉ hạnh (226)

2) Nhiêu ích hạnh (227)

3) Vô vi nghịch hạnh (228)

4) Vô khuất nạo hạnh (229) 

5) Vô si loạn hạnh (230) 

6) Thiện hiện hạnh (231)

7) Vô trước hạnh (232) 

8) Nan đắc hạnh (233)

9) Thiện pháp hạnh (234) 

10) Chân thật hạnh (235). Hành giả đến đây đã đoạn trừ được trần sa hoặc của ngoài tam giới

Thập hạnh kể trên còn gọi là tánh chủng tánh (236). Tánh chủng tánhtu hành từ Không quán [thập trụ] đi vào Giả quán [thập hạnh] để hiểu tục đế (237), để khai thông pháp nhãn (238), để thành đạo chủng trí (239).

 

4] Thập hồi hướng (240): 

1) Cứu độ chúng sinh rời khỏi chúng sinh tướng hồi hướng (241) 

2) Bất hoại hồi hướng (242)

3) Đẳng nhất thiết chư Phật hồi hướng (243) 

4)  Chí nhất thiết xứ hồi hướng (244)

5)  Vô tận công đức tạng hồi hướng (245)

6) Nhập nhất thiết bình đẳng thiện căn hồi hướng (246)

7)  Đẳng tùy thuận nhất thiết chúng sanh hồi hướng (247)

8) Chân như tướng hồi hướng (248)

9) Vô phược vô trước giải thoát hồi hướng (249)

10) Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng (250).

Hành giả đến đây đã điệu phục được 42 phẩm vô minh, tu tập trung quán. Thập hồi hướng còn gọi là đạo chủng tánh. Hành giả đã đi được bốn trăm dăm đường, còn một trăm dăm nữa thì đế  Báo Sở, đã đến Phương tiện hữu dư thổ (251), đã lên đến ba mươi quả vị đó là tam hiền vị, cũng gọi là nội phàm vị. Từ đồng chân trụ đến đây là đã đến hành bất thoái vị (252).

 

c) Thánh vị, gồm nhân vịquả vị

c1)  Nhân vị gồm có:

-      Thập địa

-      Đẳng giác

c2) Quả vị: Diệu giác  

 

Nhân vị của Thánh vị: Thập địa (253)

 

1) Hoan hỉ địa (254). Từ hoan hỉ địa trở đi, hành giả sẽ dùng trung đạo diệu quán tu hành, phá được một phần vô minh thi chứng được một phần tam đức (255), từ thập địa cho đến đẳng giác, gọi chung là thánh chủng tánh.   Đó là kiến đạo vị (cẩn thận Kiến đạo vị của Biệt Giáo khác Kiến đạo vị của Tạng Giáo), còn gọi là vô công dụng vị (256), đến đây hành giả đã vào vô thượng bồ tát đại đạo, hiện bát tướng (257) ở cả trăm thế giới để cứu độ chúng sinh. Hành giả đã đi hết năm trăm dặm đường vừa bước đến cõi trang nghiêm, Bảo Sở, đã đạt được bồ tát thực quả. 

2) Ly cấu địa (258)

3) Phát quang địa (259) 

4) Diệm tuệ địa (260) 

5)  Nan thắng địa (261)

6) Hiện tiền địa (262)

7)  Viễn hành địa (263)

8) Đất động địa (264)

9) Thiện tuệ địa (265)

10) Pháp vân địa (266) (trên đây cửu địa mỗi địa đoạn trừ được một phẩm vô minh, chừng được một phân trung đạo), đoạn trừ thêm một phẩm vô minh nữa thì được vào đẳng giác vị (267).

 

Đẳng giác vị:

Đẳng giác vị còn gọi là Kim cương tâm (268), hay gọi là nhất sinh bổ xứ (269), hữu thượng sĩ (270).

 

Quả vị của Thánh vị: Diệu Giác

Nếu lại đoạn diệt thêm một phẩm vô minh nữa thì vào Diệu giác vị (271).  Ngồi trên đại bảo hoa vương tọa (272), dưới cây thất bảo bồ đề (273), trong liên hoa tạng thế giới (274), hiện viên mãn báo thân. Giúp chư bồ tát căn cơ con yếu, chuyển vô lượng tứ đế pháp luân, đây chính là Phật. Có nhiều kinh lại nói rằng: Chư bồ tát chưa tu đến thất địa được gọi là hữu công dụng đạo (275). Chư bồ tát tu đến bát địa trở lên được gọi là vô công dụng đạo. Co kinh lại nói đến Diệu giác vị mới đoạn trừ được nhất phẩm vô minh, điều này khác với những gì giảng trên đây [dựa theo kinh Anh Lạc]. Điều khác biệt này là tùy căn cơ của chúng sinh mà giảng dạy, tùy cơ ứng biến.

Lại có kinh nói [kinh Bát Nhã]: Sơ địa đoạn trừ kiến hoặc, từ nhị địa đến lục địa đoạn trừ tư hoặc, tương đương với quả vị A La Hán. Đấy là mượn những quả vị của Biệt Giáo để nói những quả vị của Thông Giáo. Lai có kinh nói rằng [ Nhân Vương Hộ Quốc Kinh]:  Tam hiền vị và thập thánh vị là tương đương với quả báo thổ, [đó chính là thực báo trang nghiêm thổ,] chỉ có Đức Phật mới có thể ở nơi thường tich quang tịnh thổ (276) này. Đây là mượn tên Tam hiền vị và thập thánh vị của Biệt Giáo để diễn tả cái quả vị thường tich quang tịnh thổ của Viên GIáo. Chuyện mượn quả vị của giáo phái này để tả quả vị của giáo phái khác có rất nhiều. Học giả phải tỉ mỉ nghiên cứu biết mỗi giáo phái đoạn trừ kiến tư hoặc gì, chứng được quả vị gì, chứng được chân đế gì, như vậy khi phân biệt các quả vị của các giáo phái sẽ không gặp khó khăn. Đến đây nói xong Biệt Giáo.

 

E) VIÊN GIÁO

Viên có nghĩa là viên diệu (277), viên mãn (278), viên túc (279), viên đốn (280) nên gọi là Viên Giáo. Với viên phục (281), viên tín (282), viên đoạn (283), viên hạnh (284), viên vị (285), viên tự tại trang nghiêm (286), viên kiến lập chúng sinh (287). Tất cả những kinh điển của Đại Thừa nói về các cảnh giới kể trên của chư Phật, hoàn toàn khác biệt với các cấp vị của tam thừa [Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát thừa]. Tất cả những cảnh giới của chư Phật này thuộc về Viên Giáo. Trong kinh Pháp Hoa nói đến bốn chữ: khai, thị, ngộ, nhập (288), đó chính là thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, bốn mươi tu hành cấp vị của Viên Giáo.

Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Vừa phát sơ tâm đã thành chánh giác (289), đã thành tuệ thân không cân tu tập qua các phương thức nào cả đã đạt đến giác ngộ, đã đạt đến thanh tịnh diệu pháp thân, thong dong tự tại, ứng độ tất cả, đó là bốn mươi hai quả vị (290) của Viên Giáo

Kinh Duy Ma nói rằng:  Như người vào rừng cây hoa ngọc lan (291) không ngửi thấy mùi thơm, cũng như vào phòng của cư sĩ Duy Ma chỉ thấy cái thơm của công đức chư Phật. Kinh lại nói rằng:  Đây là vào bất nhị pháp môn (292) để đến bát nhã tối thượng thừa (293). 

Kinh Niết Bàn nói rõ nhất tâm có đủ ngũ hạnh (294). Kinh Niết Bàn lại nói rằng: Như người vào biển lớn tắm. Như vậy đã dùng tất cả nước của các sông các hồ để tắm rồi.

Kinh Hoa Nghiêm lại kể rằng: Rồng làm mưa, mỗi hạt mưa to như cái trục xe, những trận mưa này chỉ có biển lớn mới chịu nổi, những vùng đất đai sao mà chịu được. 

Kinh Thủ Lăng Nghỉêm Tam Muội nói rằng:  Lấy vạn thứ hương vê thành một viên hương, khi đốt lên chỉ một viên hương tỏa đủ loại hương thơm. Tất cả những chuyện kể trên đề giảng về Viên Giáo.

 

E1) Cấp vị

Nay dựa vào kinh Pháp Hoa và kinh Anh Lạc để nói về tám cấp vị tu hành của Viên Giáo.

 

1) Ngũ phẩm đệ tử vị

2) Thập tín vị

3) Thập trụ vị

4) Thập hạnh

5) Thập hồi hướng

6) Thập địa

7) Đẳng giác   

8) Diệu giác

 

Tám quả vị này lại được chia làm ba nhóm:

a) Ngoại phàm vị

b) Nội phàm vị

c) Thánh vị.

 

Thánh vị lại được chia làm 2 nhóm nhỏ: Nhân vịQuả vị

1) Ngũ phẩm đệ tử vị (đây là ngoại phàm vị theo kinh Pháp Hoa), 

2) Thập tín vị (đây là nội phàm vị),

3) Thập trụ vị (đây là thánh vị),

4) Thập hạnh,

5) Thập hồi hướng

6) Thập địa

7) Đẳng giác (đây là quả vị chót của nhân vị thuộc thánh vị).

8) Diệu giác (đây là quả vị thuộc thánh vị).

 

1)  NGŨ PHẨM ĐỆ TỬ VỊ (295) [Ngoại phàm vị] gồm có:

1a) Tùy hỷ phẩm 

1b) Đọc tụng phẩm

1c) Thuyết pháp phẩm

1d) Kiêm hành lục độ phẩm

1e) Chánh hành lục độ phẩm

 

1a) Tùy hỉ phẩm: [Gồm 5 nhóm: Ngũ sám hối, Khuyến thỉnh, Tùy hỷ, Hồi hướng, Phát nguyện].

Pháp Hoa Kinh nói rằng:  Nếu ai nghe kinh này không sinh lòng chê bai nhưng lại sinh lòng hoan hỷ [Đó là tùy hỷ tâm, bước đầu của ngũ phẩm đệ tử vị].

Xin hỏi:  Tùy hỷ là pháp gì? 

Xin trả lời:  Là diệu pháp (296), diệu pháp chính là tâm. Diệu tâm có đầy đủ các pháp, như như y bảo châu (297). Tâm, Phật, Chúng sinh không còn khác biệt nhau nữa (298). Tâm này chính là tức Không, là tức Giả, là tức Trung (299). Thường cảnh vô tướng, thường trí vô duyên, vô duyên nhưng lại là duyên, đó chẳng qua là tam quán (300), vô tướng là tướng, đó chẳng qua là tam đế (301).  Mới phát sơ tâm mà đã hiểu được những lý này, thật mừng cho mình và mừng cho các người đã hiểu được những thắng pháp này để cùng chứng đạo quả, vì vậy gọi là tùy hỷ.  Trong  tu tam quán đó là tu cảnh của tam đế, ngoài tu hành ngũ hối, chăm chỉ tinh tiến để hiểu được những chân đế  giúp minh, giúp người.

1a/1) Ngũ sám hối:

Có năm loại sám hối được chia làm hai nhóm là ý sám hôi và sự sám hối.

sám hối: Người muốn sám hối phải ngồi ngay ngắn, tịnh niệm thực tướng (302), các tội như sương, như lộ, trí tuệ như ánh mặt trời, các tội sẽ bị tiêu diệt, đó là nghĩa của lý sám hối.

Sự sám hối: Ngày đêm sau giờ, thanh tịnh tam nghiệp, trước tượng chư Phật hay chư bồ tát, tâu trình lên tội trạng của mình, từ vô thủy cho đến đời này.

Tất cả những việc làm: Giết hại cha mẹ, sát hại A la hán, phá hoại sự đoàn kết của các tăng già, phá hoại thân Phật, làm những chuyện dâm tà, trộm,  cướp, vọng ngôn, y ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, tham,  sân,  si các  tội.  Tất cả những tội ngũ nghịch thập ác và những tội khác, theo ý mình nói thật và nói hết ra, không chút giấu giếm, hứa không tái phạm. Nếu làm như vậy ngoại chướng sẽ giảm dần, tâm tu tập về tam quán sẽ được tăng trưởng tuệ quang sẽ trong sáng, như thuyền theo dòng nước lại thêm mái chèo, như vậy sẽ được đến mục đích nhanh hơn.  Những hành giả tu theo Viên Giáo cũng vậy. Trong tu tam để tam quán, ngoài thành tâm sám hôi, tu và hành sẽ bổ túc cho nhau, làm như vậy làm sao không đến bờ giác nhanh chóng hơn. Đừng  nghĩ là phương pháp sám hối này là của tiệm ngộ, Viên giáoviên đốn], đâu cần tu hành sám hôi. Nếu hiểu như vậy thì thật sai to. Đâu có tự nhiên thành Di Lặc bồ tát, đâu có tự nhiên thành đức  Phật Thích Ca. Vừa nghe thuyết sinh tử tức Niết Bàn,  phiền nào tức bồ đề, tức tâm là Phật,  vậy không cần tu hành gì cả sẽ thành Phật, không cần tu tập gì cả sẽ thành chánh giác. Như vậy thập phương thế giới đều là tịnh thổ, tất cả những người chúng ta gặp thấy đều là bậc chánh giác. Này là tức Phật, này là lý tức (303), đó là cái pháp thân trống không [không có công đức gì cả], không có trang nghiêm gì cả. Như vậy thì không có gì liên quan đến tu hành cả. Chỉ có những người ngu xuẩn mới nghe thuyết tức không là bỏ tu hành,  như vậy không biết chữ  TỨC  là từ đâu đến,  là tiêng chuột kêu tức tức hay là tiếng chim kêu không không, [chứ không phải là chữ  TỨC của Viên Giáo đâu]. Thuyết của chữ TỨC có nói rất nhiều trong các kinh luận, hãy tìm đọc và tư duy

 

1a/2) Khuyến thỉnh:

Đều thứ hai muốn khuyến các hành giảkhuyến thỉnh thập phương chư Như Lai hãy ở lại thế gian này lâu hơn để cứu độ chúng sinh.

 

1a/3) Tùy hỉ

 Tùy hỉtán thán những điều thiện.

 

1a/4) Hồi hướng

 Tất cả những tán thán các điều thiện kể trên [sám hối, khuyên thỉnh, tùy hỉ công đức]. Lấy tất cả các công đức này hồi hướng bồ đề.

 

1a/5) Phát nguyện: Nếu không phát tâm thì chẳng việc gì thành. Vì vậy phải phát nguyện thì mới làm được bốn điều kể trên. Đó là ngũ sám hối.  Từ cấp tu tùy hỷ cho đến cấp đẳng giác đều phải tu ngũ sám hối. Vì vậy sẽ không nhắc lại nữa, nếu cần xin xem lại đoạn trên.

 

1b) Đọc tụng phẩm 

Người [thấy Kinh Pháp Hoa] mà tụng đọc thọ tri, nếu trong tâm dùng viên quán (304), lại thêm tụng đọc, thì như lửa thêm dầu [thành tựu nhanh chóng].

 

1c) Thuyết pháp phẩm

Kinh Pháp Hoa nói rằng: Nếu có người thọ trì tụng đọc kinh này lại thuyết giảng cho người khác nghe như vậy bên trong cái tu tâmcông đức của mình được thăng tiến, bên ngoài lại làm lợi cho người nghe. Công đức giáo hóa người khác giúp chính mình tu tâm thăng tiến hơn.

 

1d) Kiêm hành lục độ (305) 

Kinh Pháp Hoa nói rằng: Nếu có người thọ trì kinh này và kiêm hành các bố thí, thì sức cồng đức càng được kiên cố, việc quán tâm sẽ được tăng nhanh gấp bội.

 

1e) Chánh hành lục độ

Kinh Pháp Hoa nói rằng:  Nếu có người thọ trì kinh này, thuyết giảng cho người khác nghe, lại trì tất cả mọi giới và làm tròn cái việc tự tu hànhgiáo hóa tha nhân. Sự và lý đều đầy đủ, làm như vậy sự quán tâm sẽ không bị trở ngại, thăng tiến sẽ nhanh hơn xưa, thành quả không thể lường được.

Năm phẩm vị kể trên của Viên giáo, viên phục (306) được ngũ trụ phiền não (307), đây là những ngoại phàm vị, tương đương với thập tín vị của Biệt Giáo

Sau đó [hành giả Viên giáo] sẽ tiến lên lục căn thanh tịnh vị (308) [của nội phàm vị], quả vị này là thập tín vị của Viên Giáo.

 

2).THẬP TÍN VỊ:

Thập tín vị của Viên giáo chia làm 3 nhóm:

-  Sơ tín vị

-  Nhị tín vị đến thất tín vị

-  Bát tín vị đến thập tín vị

 

a) Sơ tín vịViên giáotín vị (309) đoạn trừ được kiến hoặc, chứng được chân lý (310); tương đương với Tạng Giáo sơ quả vị; tương đương với Thông giáo bát nhân vị và kiến địa vị; tương đương với Biệt Giáo sơ trụ vị; đã chứng được bất thoái vị rồi.

 

b) Nhị tín vị - thất tín vị: Sau đó Viên Giáo từ nhị tín vị đến thất tín vị, nhị Phật vị của Tạng Giáo và của Thông Giáo;  tương đương với  vị thứ nhì cho đến vị thứ bẩy của thập trụ vị của Biệt Giáo.

Đến đây hành giả của Viên Giáo đã đoạn trừ được tất cả khổ quả của khổ đế và nhân của tập đế, [kiến hoặctư hoặc của tam giới].  Vì vậy Nhân Vương kinh nói rằng: Thập thiện bồ tát phát đại tâm, [đoạn trừ được kiến hoặc, tư hoặc và] thoát ra được cái khổ luân hồi của tam giới. Kinh Hoa Nghiêm giải thích rằng: Thập thiện là mỗi phẩm [của thập tín vị] đều có thập thiện. Nếu là thập tín vị của Biệt Giáo thì mới chỉ có thể điều phục được kiến hoặctư hoặc chưa đoạn trừ được những hoặc này. [Còn thập tín vị của Viên Giáo thì đã đoạn trừ hết các hoặc này và đã ra khỏi vòng luân hồi của tam giới], vậy thập tín vị nói đây phải là của Viên Giáo.

Nhưng hành giả của Viên Giáo không phải chỉ ước mong đoạn trừ kiến hoặc, tư hoặctrần sa hoặc mà mong chính là chứng được Viên Giáo sơ trụ để đoạn trừ vô minh và chứng được Phật tính. Cũng như một người luyện sắt, phải nung sắt để loại bỏ tất cả những chất dơ bẩn trong khoáng sắt, nhưng điều người này mong ước không phải là chỉ loại chất dơ bẩn mà là cái khí cụ được tạo thành, khí cụ chưa thành, tuy thấy những chất dơ bẩn được loại bỏ, người này vẫn không có gì vui cả.  Vì sao vậy?  Vì cái kỳ vọng của người này đã đạt được đâu. Người tu hành Viên Giáo cũng như vậy, đoạn trừ được các hoặc chưa phải là mục đích của họ. 

Vĩnh Gia đại sư nói rằng: Cùng trừ tứ trụ (311) đến đây các giáo phái đều giống nhau, nếu nói về hàng phục vô minh thì Tạng giáo là không làm được [vì Tạng giáo Phật quả vị, tương đương với lục thanh tịnh vị của Viên giáo, chỉ đoạn trừ tứ trụ trong giới nội, vô minhgiới ngoại].  Để giải thích: Tứ trụ chỉ là kiến hoặctư hoặc. Có một loại Kiến hoặc tên là  Kiến nhất thiết xứ trụ địa (312). Ba loại tư hoặc là:

1)  Dục ái trụ địa, đó là dục giới cửu phẩm tư hoặc.

2) Sắc ái trụ địa, sắc giới gồm bốn cõi (313), mỗi cõi có chím phẩm tứ hoặc

3) Vô sắc ái trụ địa, vô sắc giới gồm bốn cõi (314), mỗi cõi có 9 phẩm tư hoặc. Đó là tứ trụ. Người đắc Phật quả của Tạng Giáo và người đắc lục căn thanh tịnh vị  của Viên Giáo đều đoạn trừ được tứ trụ này, vì vậy gọi là đồng trừ tứ trụ. Nếu nói đến hàng phục vô minh thì Tạng Giáo không hàng phục được, vì vô minh là một biệt hoặc (315), là một chướng ngại để ngộ được trung đạo, nó thuộc về các cõi ở ngoài tam giới. Tạng Giáo chỉ đoạn diệt được thông hoặc (316) của các cõi ở trong tam giới. Vô minh còn chưa biết làm sao hàng phục và đoạn trừ được nó. Vì vậy nói là Tạng Giáo là không hàng phục và đoạn trừ được. 

 

c) Bát tín vị - thập tín vị

Sau đó Viên Giáo từ cấp vị bát tín vị cho đến cấp thập tín vị đã đoạn trừ được tất cả các trần sa hoặc của trong tam giới và ngoài tam giới, đã chứng được giả quán và thấy được cái lý của tục đế, pháp nhãn đã khai thông, đã có đủ đạo chủng trí (317), đã đi được bốn trăm dặm đường [để đến Bảo Sở]. Tương đương với bát trụ, cửu trụ, thập trụthập hạnh vị, thập hồi hướng vị của Biệt Giáo. Đến đây hành giả đã đạt được hạnh bất thoái vị (318). Sau đó [hành giả của Viên Giáo] sẽ đi vào sơ trụ vị, cứ đoạn trừ được một phẩm vô minh thì chứng được một phần tam đứcTam đức là: giải thoát đức, bát nhã đức, pháp thân đức. Tam đức này bất tung bất hoành (319), như là ba điểm của chư thế Y (320), như ba con mắt của Thiên Chủ (321). Hiện thân trăm giới, bát tướng thành đạo, rộng rãi cứu độ chúng sinhKinh Hoa Nghiêm nói rắng: “Sơ phát tâm thời tiện thành chánh giác, sở hữu tuệ thân bất do tha ngộ. Thanh tịnh diệu Pháp thân trạm nhiên ưng nhất thiết”. Giải thích là: [hành giả Viên Giáo] khi phát tâm, đạt đến sơ trụ vị đã thành đạt được chánh giác, thành bát tướng Phật (322), đắc phần chứng (323) quả vị, tức chứng được chân nhân (324) của Viên Giáo. Nếu nói là đã chứng được Diệu giác thì sai lầm lớn. Như thế thì từ cấp vị nhị trụ trở lên các cấp vị lập ra làm gì?  Nếu nói là [những cấp vị sau] chỉ là lập lại [các quả vị nhất trụ], như vậy chẳng lẽ Đức Phật giảng thừa sao?.

Tuy trong [Viên Giáo] có nói khi chứng được một cấp vị thì chứng được tất cả các cấp vị. Kinh [Niết Bàn] cũng nói rằng: Phát sơ tâmcứu cánh thành Phật tâm không khác biệt nhau [vì đều chứng được chân như tự tánh]. Nhưng phải biết rằng hai quả vị này khác nhau [vì sơ trụ vị chỉ là phần chứng quả vị còn Diệu giác vịcứu cánh chứng quả vị, vậy phải cẩn thận phân biệt khi nói là [Phát sơ tâmcứu cánh thành Phật tâm] không khác biệt nhau. Hãy xem chuyện kể [trong kinh Pháp Hoa Sau đây]: Long Nữ thành chánh giác (325), chư Thanh văn được thọ ký sẽ thành Phật (326). Tất cả những người này thành Phật là ở cấp vị sơ trụ Phật [không phải cứu cánh Phật], và thành Phật tướng. Tuệ thân (327) nghĩa là đã có đủ bát nhã đức (328) vì liễu nhân Phật tính (329) đã khai sáng. Diệu pháp thân tức là pháp thân đức, có được nhờ chánh nhân Phật tính khai sáng.  Nhất thiết ứng thân tức là giải thoát đức, cần nhân duyên Phật tính khai phát mà có. Tam thân [diệu pháp thân, tuệ thân, nhất thiết ứng thân] có đủ là nhờ vào tam nhân phát sinh ra tam đức. Tam nhân tự có đủ trong hành giả không phải do tu tập bên ngoài mà có được. Đến đây cái chân đế của trung quán đã hiện ratrước mặt hành giả, đã khai được Phật nhãn của hành giả, đã thành nhất thiết chủng trí (330). Hành giả đã đi hết năm trăm dặm đường, đã đến Bảo Sở, [thành cứu cánh Phật], đã đến thật báo vô chướng ngại thổ (331), đắc niệm bất thoái vị (332). 

 

3)THẬP TRỤ VỊ:

Nhân vị của Thánh vị gồm có thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác.

Từ nhị trụ đế thập trụ, mỗi trụ đoạn trừ được một phẩm vô minh, tiến hơn lên một phần về trung đạo, tương đương với thập địa của Biệt Giáo.

 

4) THẬP HẠNH VỊ:

[Sau thập trụ] đến sơ hạnh vị,  lại đoạn trừ được thêm một phẩm vô minh. [Sơ hạnh vị] tương đương với đẳng giác vị của Biệt Giáo.  Sau đó đế nhị hạnh vị tương đương với Diệu giác vị của Biệt Giáo. Từ tam hạnh vị trở lên thì Biệt Giáo [không còn quả vị nào để so sánh với Viên giáo nữa vì quả vị của Biệt Giáo chấm dứt tại Diệu giác vị], tên của các quả vị sau đó [của Viên giáo, Biệt Giáo] còn chưa biết, thì nói chi đến hàng phục và đoạn trừ [ba mươi phẩm vô minh còn lại]. Vì vậy Biệt Giáo chỉ biết đoạn trừ mười hai phẩm vô minh [đầu] mà thôi.

Vì vậy chân nhân của Viên Giáo tương đương với Đẳng giác hay Diệu giác quả vị của Biệt Giáo. Lý do là cái quyền vị của một giáo phái càng cao, thì cái thực vị của nó lại thấp. Thí dụ như tình hình biên giới không yên vị tướng được bổ nhiệm để trị loạn có quyền chức cao. Nhưng khi ban tước vị cho vị tướng đó thì tước vị so với quyền chức lại nhỏ hơn nhiều. Vì vậy trong quyền giáo gọi là Diệu giác thì chỉ là nhị hạnh vị trong thực giáo mà thôi.

Lại từ tam hạnh vị cho đến thập địa, mỗi cấp vị đoạn trừ được một phẩm vô minh, tiến hơn lên  một phần về trung đạo.

 

5) THẬP HÔI HƯỚNG VỊ

6) THẬP ĐỊA VỊ

Khi đến thập địa vị thì đoạn trừ được bốn mươi phẩm vô minh.

7)  ĐẲNG GIÁC

Chỉ cần đoạn trừ thêm một phẩm vô minh là vào đẳng giác quả vị, đến Nhất sanh bổ xứ (333).

8)  DIỆU GIÁC: Đây là quả vị của thánh vị

Nếu đoạn trừ thêm một phẩm vi tế vô minh (334) thì vào diệu giác vị, vĩnh biệt cha mẹ vô minh.

Sau cùng đã lên đến đỉnh núi của Niết Bàn.  Tất cả chư pháp bất sanh, tất cả bát nhã bất sanh, [chư pháp] bất sanh, [bát nhã] bất sanh, vì vậy gọi là Đại Niết Bàn.  [Phật của Viên giáo] lấy hư không làm nơi an tọa, lấy thanh tịnh làm pháp thân, cư ngụ trong cõi thường tịch quang thổ (335), đó là Phật tướng của Viên Giáo

Những cấp vị của Viên Giáo nếu không dùng lục tức (336) để phán định thì sợ có sự hiểu lầmlạm dụng, lấy phàm vị cho là thánh vị, vì vậy cần dùng lục tức để phán định những quả vị cho đúng. 

 

E) LỤC TỨC  PHẬT

1) LÝ TỨC PHẬT: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, có Phật hay không có Phật [ở thế gian], tánh và tướng của Phật thường có trong chúng sinh. [kinh điển Đại Thừa] lại nói:  Nhất  sắc nhất hương, không pháp nào không phải là trung đạo, nói chung là lý tức . 

2) DANH TỰ TỨC PHẬT:  Sau đó được những thiện tri thức giảng dạy, từ kinh điển học hỏi, biết được điều [mình có Phật tính, mình cũng là Phật], gọi là Danh tự tức [Phật ].

3) QUÁN HẠNH TỨC PHẬT: Dựa vào giáo pháp tu hành, đó là quán hạnh tức [Phật] (đắc ngũ phẩm vị).

4) TƯƠNG TỰ TỨC PHẬT: Nhờ tướng tự giải phát (337), đắc Tương tự tức [Phật] (đắc thập tín vị). 

5) PHẦN CHỨNG TỨC PHẬT: mỗi diệt được một phẩm vô minh thì lại chứng được một phần pháp thân. Đó là phân chứng tức [Phật] (đi từ sơ trụ đến đẳng giác).

6) CỨU CÁNH TỨC PHẬT: Trí tuệ và đoạn trừ đã viên mãn, đó là cứu cánh tức [Phật ] (đắc diệu giác vị). 

 

Trên đây là các cấp vị tu hành [của Viên giáo ].  Từ thấp đến cao, nên gọi là lục tức [Phật]. Dựa theo lý và thể của lục tức Phật cho thấy cấp vị nào cũng không giống nhau, nên gọi là tức. Vì vậy hiểu rõ lục tức thì sẽ không sanh lòng ngạo mạn với các cấp vị trên và cũng không sanh lòng tự ti [khi ở cấp vị thấp]. Có thể dựa vào [lục tức ] mà tu họcsuy nghĩ mà chọn lựa. Nói đến đây là hết về phần các cấp vị của Viên Giáo.

 

III)  HAI MƯƠI LĂM PHƯƠNG TIỆNTHẬP THỪA QUÁN PHÁP

Như trên đã giảng thì cách tu hành của tứ giáo đều khác nhau. Mỗi giáo phái đều có những phương tiện (338) và chánh tu (339) khác nhau. Có hai mươi lăm loại phương tiện và mười thừa quán pháp, nếu mỗi một giáo phái đều nói cho rõ ràng đầy đủ, thì bài văn sẽ rất dài và nặng nề. Ý nghĩa [của các phương tiện và chánh tu] tuy khác nhau tùy theo các giáo phái, nhưng tên và số [các phương tiện và chánh tu] thì giống nhau, vì vậy nên ở đây gom lại nói chung cho rõ, người đọc có thể dùng ý nghĩ của mình hiểu rộng thêm ra.

 

HAI MƯƠI LĂM PHƯƠNG TIỆN:

25 phương tiện lại được chia làm năm nhóm:

a) Chuẩn bị ngũ duyên,

b) Giảm bớt  ngũ dục,

c) Trừ bỏ ngũ cái,

d) Điều hòa ngũ sự,

e) Hành ngũ pháp

a) Chuẩn bị ngũ duyên, gồm có:

1) Trì giới

2) Quần áo và thực phẩm

3) Nhàn cư chỗ thanh tịnh

4) Tạm đình chỉ

5) Kết thân với thiện tri thức

 

1) TRÌ GIỚI THANH TỊNH

Như kinh nói rằng: Vì nhờ vào các giới luật mà sanh ra các thiền định và các trí tuệ để diệt khổVì vậy chư tỳ kheo phải trì các tịnh giới. Trì giới cho người tại gia, xuất gia, Đại Thừa, Tiểu Thừa có khác nhau.

 

2) QUẦN ÁO VÀ THỰC PHẨM

a) Quần áo có ba loại: 

1) Người tu trong núi tuyết, tìm được những gì tại chỗ đủ để che thân là được rồi, vì không đến chỗ dân gian [nên không cần chỉnh tề], nhưng miễn là có sức chịu đựng là được.

2) Như các thầy, như thầy đại Ca Diếp mặc loại áo chắp vá từ những mảnh vải cũ vải vụn (340), hay là chỉ có ba cái áo (341) mà không dự trữ thêm một cái áo nào khác.

3)  Ở những nước có mùa lạnh Đức Như Lai cũng cho các tu sĩ ngoài ba cái áo có thể có tất cả những phương tiện quần áo, vật dụng …. cần thiết để sống trong vùng lạnh. 

b) Về ăn uống cũng có ba loại:

1) Đối với những người thượng căn tu trong núi sâu cách biệt với thế gian, thì tìm thấy những gì ăn được trong vùng như rễ cây, rau, trái cây dại…ăn để nuôi thân.

2) Khất thực: [Người tu ở gần nơi dân cư thì đi khất thực hàng ngày].

3) Thực phẩm do chúng sinh cúng dường, hay do tu viện cung cấp

 

3) NHÀN CƯ CHÔ THANH TỊNH

Không làm việc gì cả thì gọi là nhàn, chỗ không não loạn thì gọi là tịnh. Cũng như phần ăn uống và quần áo nói trên tùy nơi tu hành được chia làm ba nơi.

 

4)  TẠM ĐÌNH CHỈ

Tạm đình chỉ những công việc mình đương làm, tạm đình chỉ những sinh hoặc mình đương sống, tạm đình chỉ những quan hệ nhân sự mình đương có, tạm đình chỉ những kỹ thuật mình đương theo đuổi v.v… [tạm đình chỉ,  để lấy chút thì giờ tu hành]. 

 

5) KẾT THÂN VỚI THIỆN TRI THỨC

Kết thân với những người thiện tri thức, có ba loại thiện tri thức

1)   Ngoại hộ thiện tri thức (342),

2)   Đồng hành thiện tri thức (343), 

3)   Giáo sư thiện tri thức.

 

b)  GIẢM BỚT NGŨ DỤC (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc)

1) Giảm bớt sắc dục: Giảm bớt những ham mê về các vẻ đẹp của nam nữ, như mê đôi mắt đôi mày thanh tú, môi đỏ răng trắng, và những báu vật của thế gian, nào là mầu đen, vàng, đỏ, tím đủ các mầu kỳ diệu.

2) Giảm bớt thanh dục: Giảm bớt những ham mê về tiếng đàn tiếng phách, tiếng vòng tiếng kiền của các nữ trang, tiếng hát tiếng vịnh của nam nữ.

3) Giảm bớt hương dục: Giảm bớt những ham mê về những hương thơm của thân thể nam nữ, của các mùi thơm của thức ăn, thức uống…

4) Giảm bớt vị dục: Giảm bớt những ham mê về mùi vị: Như các mùi vị  thơm ngon của các món cao lương mỹ vị…

5) Giảm bớt cái xúc dục: Giảm bớt những ham mê về những xúc giác, như thân thể mịn màng của trai gái, khi trời lạnh thì ấm áp, khi trời nóng  thì mát mẻ và tất cả những gì mà xúc giác  gây sự khoái cảm.

 

c) TRỪ BỎ NGŨ CÁI

Trừ bỏ ngũ cái (344), đó là  tham dụcsân khuể, ngủ nghỉ, hối tiết, nghi ngờ.

 

d) ĐIỀU HÒA NGŨ SỰ

Điều hòa ngũ sự (345) đó là điều hòa tâm tư đừng cho tâm hồn nặng nề [ như buồn ngủ ], cũng không để tâm hồn tản mạn [ khó tập trung ], điều hòa thân thể cho không chậm chạp, không hối hả. Điều hòa nhịp thở cho không khó thở, không thở quá nhanh, điều hòa giấc ngủ cho không ít quá không nhiều quá. Điều hòa ăn uống cho không đói quá, không no quá. 

 

e)  HÀNH NGŨ PHÁP

Hành ngũ pháp gồm có:

-      Mong ước

-      Tinh tiến

-      Suy niệm

-       Xảo tuệ

-      Nhất tâm

1) Mong ước: Mong muốn rời khỏi tất cả những vọng tưởng làm điên đảo của thế gian, mong muốn được tất cả những môn trí tuệ của thiền định.

2) Tinh tiến: Kiên trì giữ những giới cấmtừ bỏ ngũ cái. Ngày đêm vẫn chăm chỉ tinh tiến tu hành.

3) Suy niệm: Suy ngẫm đến thế gian này là đầy lưa đảo, xấu xa, đáng khinh đáng chê. Thấy được cái trí tuệ của thiền địnhđáng trọng đáng quý.

4) Xảo tuệ (346): Dùng xảo tuệ để so sánh cái khoái lạc của thế gian và cái khoái lạc của trí tuệ của thiền định, biết cái nào hơn.

5) Nhất tâm: Luôn luôn suy niệm đến trí tuệ để thấy rõ những cái hoạ, và cái ác của thế gian, biết cái công đức của trí tuệ của thiền định là đáng quý đáng kính.

 

Hai mươi lăm pháp này là những phương tiện để trước khi tu tập tứ giáo, cần phải có đủ, nếu không có những phương tiện này, thì thiền định trong thế gian này cũng chưa có thể có huống chi nói đến những diệu lý xuất thế. Như trước đây đã nói trong phần tổng quát về các giáo phái đã chỉ rõ tiệm giáođốn giáo khác nhau, phương tiện của hai giáo phái cũng khác nhau, theo giáo phái nào phải tu hành thế nào, phải tùy hoàn cảnh nhận xét tại chỗ.  Sau đó xem xét đến chánh tu thập thừa quán pháp.

 

B) THẬP THỪA QUÁN PHÁP

Đối với tứ giáo thì tên của thập thừa quán pháp giống nhau nhưng ý nghĩa thì khác nhau. Nay lấy Viên Giáo làm thí dụ để giảng giải, các giáo phái khác cứ theo thí dụ này mà suy diễn ra.

 

1) QUÁN BẤT TƯ NGHỊ CẢNH

Quán bất tư nghị cảnh (347), còn gọi là quán nhất niệm tâm, đầy đủ ba ngàn tánh tướng (348), trăm giới ngàn như (349) không một thiếu sót.  Chính là cảnh giới này, cảnh giới tức không, tức giả, tức trung đạo, cảnh giới không trước không sau. [Đó là bất tư nghị cảnh, pháp này bao gồm tất cả cá pháp] quảng đại viên mãn, ngang dọc tự tại, vì vậy Kinh Pháp Hoa nói rằng: Xe này cao lớn quảng đại (350) (người thượng căn thượng trí mới quán được cảnh này ).

 

2) CHÂN CHÁNH PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

Chân chánh phát bồ đề tâm dựa vào cái diệu cảnh trên, phát tứ vô tác hoằng thệ nguyện (351), để thương người thương ta, trên cầu Phật đạo dưới giáo hóa chúng sinh. Vì vậy kinh [Pháp Hoa] nói rằng: trên xe trâu trắng to lớn lập phan và dựng lọng báu (352).

 

3) KHÉO LÉO TÙY NGHI TU TẬP CHỈ QUÁN

Khéo léo tùy nghi tu tập chỉ quán, để thể hiện cái diệu lý kể trên. Chư pháp thường tịnh, tịch nhiên bất động đó là định. Tuy thường tịnh nhưng lại thường chiếu soi tất cả đó là tuệ. Vì vậy kinh [Pháp Hoa] nói rằng:  Như đặt một cái gối đỏ (ở trong xe) (353)

 

4) PHÁ PHÁP BIẾN

 Phá pháp biến (354), nghĩa là lấy tam quán để phá tam hoặc (355). Tam quán tại trong nhất niệm tâm thì có hoặc nào mà không phá được. Vì vậy kinh nói rằng: xe trâu trắng lớn chạy nhanh như gió (356).

 

5) BIẾT THÔNG TẮC

Biết thông tắc: Khổ, tập, thập nhị nhân duyên, lục tế (357), trần sa hoặc,   vô minh đó là tắc. Đạo, diệt, diệt nhân duyên trí (358),  lục độ, nhất tâm tam quán đó là thông. Nếu là thông thì ta phải bảo vệ, nếu là tắc thì ta phải phá hủy. Nhưng có khi cái phép dùng để trị tắc lại chính nó gây rắc rối, cái phép dùng để phá bế tắc này chính nó lại là cái gây bế tắc cần được phá hủyVì vậy mỗi giai đoạn cần được kiểm điểm, đó là biết thông tắc. Kinh Pháp Hoa nói rằng: Đó là đặt một cái gối đỏ [ở ngoài xe ] (359).

 

6) CÁC TRỢ ĐẠO PHẨM

Các trợ đạo phẩm. Đó là vô tác đạo phẩm (360), tùy khi thích nghi đưa vào hỗ trợ. Kinh Pháp Hoa nói rằng: Thí dụ xe trâu trắng lớn v.v… [những hành giảcăn cơ trung bình tu từ điều hai thật lòng phát bồ đề tâm cho đế điều sau các hỗ trợ đạo phẩm là đã chứng được bất tư nghị cảnh, còn người hạ căn thì phải tu thêm bốn thừa quán pháp kế tiếp ].

 

7) CÁC HỘ TRỢ KHAI THÔNG CỦA PHÉP ĐỐI TRỊ 

Các hỗ trợ khai thông của phép đối trị.

Nếu dùng những thiện pháp chánh tu mà cũng không hiểu được Viên lý, lúc đó phải dùng đến các phép tu trợ đạo (361) để giúp đỡ. Các phép tu trợ đạo là như ngũ đình tâmlục độ v.v… Kinh [Pháp Hoa] nói rằng: [ngoài cái xe trâu trắng lớn] còn nhiều các tùy tùng để giúp việc đi theo (từ điều thứ 7 cho đến điều thứ 10 là cho những hành giả hạ căn)

 

8) BIẾT THỨ TỰ CỦA CÁC CẤP VỊ

Biết thứ tự của các cấp vị. Hành giả cần biết thứ tự của các cấp vị để tránh lòng ngạo mạn đối với những người ở cấp 

vị trên.

 

9) CẦN CÓ LÒNG AN TÂM VÀ NHẪN NẠI

Cần có long an tâm và nhân nại để đương đầu mọi thuận cảnh, nghịch cảnh, tiếp tục bước vào ngũ phẩm để tu hành, để tiến lên lục căn thanh tịnh vị.

 

10) DIỆT TRỪ PHÁP ÁI

 Diệt trừ pháp ái (362). Đừng vì đạt được thập tín vị và các quả vị khác rồi mà tự mãn, nên tiến lên sơ trụ vị để chứng được cái lý của chân thực tướng của chư pháp.  Kinh [Pháp Hoa] nói rằng:  Ngồi trên xe báu này chu du tứ phương [chu du tứ thập vị] cho đến đạo trường (Diệu giác vị).

Xin kính cẩn giản lược sao lục ngũ thời bát giáo từ những kinh sách lớn (363) của giáo phái Thiên Thai. Nếu cần biết thêm những chi tiết, xin mời đọc mười cuốn Pháp Hoa Huyền Nghĩa. Trong bộ sách này nói  tất cả những giáo phápnghi thức của Đức Phật giảng dạy trong thập phương và trong tam giới, rõ ràng  như thấy trong tấm gương vậy, và trong bốn cuốn Tịnh Danh Huyền Nghĩa (364) nói rõ về các giáo tướng . Từ phần sau đây (quyển hạ) (365) sẽ nói qua về nghi thức phán giáo của các môn phái.

 

Hết





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190781)
01/04/2012(Xem: 36389)
08/11/2018(Xem: 15078)
08/02/2015(Xem: 54209)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.