Vài nét về tác giả và các dịch giả

19/07/20154:06 CH(Xem: 8878)
Vài nét về tác giả và các dịch giả

Sa môn Đế Quán 
biên soạn

THIÊN THAI TỨ GIÁO NGHI
Bác sĩ Trần văn Nghĩa
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Phiên dịch và tường chú

 

Vài nét về tác giả và các dịch giả

 

Đế Quán

(諦觀)

(? - 971)

 

Vị cao tăng người Triều tiên Cao Li, năm sinh năm mất không rõ. Sư tinh thông pháp giáo quán của tông Thiên thai, rất có đạo hạnh, được Quốc vương Cao Li quí trọng. Vào cuối đời Đường đầu đời Ngũ đại, Trung quốc bị loạn lạc liên miên, hầu hết sách vở của tông Thiên thai đã bị mất mát. Ngô Việt vương là Tiền hoằng Thục muốn phục hưng giáo pháp Thiên Thai, mới sai sứ đến Cao Li cầu thỉnh. Khoảng năm Kiến Long (960 - 962) đời vua Thái Tổ nhà Bắc Tống, sư phụng mệnh Quốc vương Cao Li đem các bộ Thiên Thai đến Trung quốc. Sư tới viện Truyền giáo ở Loa khê trên núi Thiên Thai, tham lễ đại sư Nghĩa Tịch của tông Thiên Thai đương thời, ngay lời nói của ngài Nghĩa Tịch, sư có chỗ tỉnh ngộ, liền lễ ngài làm thầy. Sau đó, sư ở lại Loa khê được 10 năm thì viên tịch. Sư có tác phẩm: Thiên Thai Tứ Giáo Nghi. [X. Phật tổ thống kỉ Q.10, Q.23, Q.34; Thiên Thai Tứ Giáo Nghi tập chú Q.3; Triều Tiên Phật giáo thông sử hạ biên]. (Phật Quang Tự Điển).

 

tran van nghiaBác sĩ y khoa Trần Văn Nghĩa sinh quán  Hưng Yên Bắc Việt. Đậu tú tài năm 1967. Tốt nghiệp trường Đại Học Y Khoa Saigon năm 1974. Thi đậu luận án tiến sĩ y khoa với hạng tối danh dự ngày 31/03/1975. Học hậu đại học ngành bệnh lý học tại bệnh viện Lankeneau, Philadelphia, Hoa Kỳ từ năm 1982 đến 1986. Tốt nghiệp hậu đại học năm 1986.  Làm y sĩ cho bộ y tế và bộ lao động tiểu bang Pennsylvania từ năm 1986 đến nay (2015). Dịch nhiều bài kinh trong Đại Tạng Kinh Việt Nam.

 

tu hoa nhat tue tamNữ cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm sinh năm Nhâm Thìn (1952) tại Nha Trang.

Theo học Triết học Đông Phương tại Đại học Văn Khoa, Saigon 1971-1975.

Định cư tại tiểu bang Pensylvania, Hoa Kỳ từ 1975 đến nay (2014), theo học Triết học Tây Phương tại Đại học Florida 1975 -1979.

Học Phật phápcung kính chư Phật từ thuở còn rất nhỏ nhưng chỉ bắt đầu trường chay vào năm 40 tuổi.

Bắt đầu dịch các tiểu luận về Thiên Thai Tông như Luận về Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Maha Chỉ Quán, Nền tảng Phật học Thiên Thai Tông, Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Thiền và Chỉ Quán v.v... từ năm 2003.

Thi hóa toàn bộ kinh Pháp Hoa (dưới thể thơ 8 chữ, 3340 câu, các nghệ sĩ tại Saigon diễn ngâm vào MP3), và những thi phẩm khác như Nhập Pháp Giới, Bát Nhã Ca, Mở Cửa Mặt Trời, Hư Vân Hòa Thượng... kể từ năm 2007 trở về sau.

Ngoài các sách đã ấn hành tại nxb Phương Đông, bài vỡ đăng trong thuvienhoasen.org & rongmotamhon.com. và những trang Phật học khác.

Thư từ liên lạc: tuhoanhattuetam@gmail.com




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190791)
01/04/2012(Xem: 36392)
08/11/2018(Xem: 15080)
08/02/2015(Xem: 54215)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.