4. Nghĩa kinh ứa lệ

21/04/20185:03 SA(Xem: 4418)
4. Nghĩa kinh ứa lệ
VẾT CHÂN TỰ NGà
TRÊN ĐƯỜNG VỀ KHÔNG
NHỤY NGUYÊN
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 

 

Nghĩa kinh ứa lệ

 

Kinh vốn vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao. Phật giảng diệu lý, song đều tùy căn cơ chúng sanh mà nén năng lượng vào. Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hànhĐức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn”. Nghĩa kinh cao một trượng, người có công phu một thước sẽ hiểu một thước, người công phu cao nửa trượng sẽ hiểu tương ứng, cho đến người công phu vượt hơn trượng, thì nghĩa kinh vẫn tự lớn để tiếp tục hành trình khai ngộ. Dẫu vậy, như một bậc chân tu từng nói: “Từ bậc Đẳng Giác trở xuống, hễ nói điều gì mâu thuẫn với kinh Phật thì chẳng đáng để tuân theo”.

Đức Cồ Đàm lúc chưa triệt ngộ dĩ nhiênphàm nhân; lúc Ngài chứng đạo, thì tướng ấy vẫn là một người thường, gần gũi chúng ta như cha mẹ hết lòng vì con cái. Đúng chăng? Dĩ nhiên đúng. Lại nói Đức Phật là thần, thánh, là một vị từ cõi Tịnh đầu thai làm người thị hiện tướng thành đạo, khó nhọc tu tập từng bước, lúc đạt tứ thiền bát định, thấy vẫn chưa ra khỏi luân hồi lại tiếp tục tu cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đúng chăng? Nếu cho rằng sai tức ta phủ nhận Phật nương thuyền từ trở lại cõi Uế độ sanh, cùng vô vàn Bồ tát dẫu đã “dìm thuyền” qua bờ kia vẫn tiếp tục trở lại “nhập vai” giáo hóa, kể cả vai ác (độ cho hàng đặc biệt). Giờ lại hỏi, Đạo Phật có phải tôn giáo? Đương nhiên đúng. Còn Đạo Phật không phải tôn giáo? Điều này quá đúng. Đạo Phật là khoa học, triết học? Rõ ràng. Còn là khoa học, triết học đỉnh cao. Nói Đạo Phật không phải tôn giáo? Quá đúng, vì nguyên gốc Đạo Phật vốn phơi bày chân tướng vũ trụ, Đức Phật thấy và tìm cách hướng dẫn chúng sanh sửa thân khẩu ý để vận mạng chuyển từ ác qua thiện, từ mê qua ngộ, trở về chân nguyên tự tánh. Nếu hiểu đúng gốc của từ tôn giáo (giáo dục điều trọng yếu), lại càng đúng. Chẳng vậy mà ta thường ngày vẫn gọi Bổn sư. Còn hiểu tôn giáo ở nghĩa tôn sùng Phật như thánh, sao không đúng cho được. Bậc chứng Sơ quả đã có thần thông, đến như Phật thì pháp lực vô biên, chẳng phải là vị “thần” cao nhất trong các vị thần đó sao. Đức Phật vốn tùy căn chúng sanh mà thuyết nên kinh điển có những điều tưởng ý trái ngược, song vẫn trên một nguyên lý nhất chân. Thời nay có cao tăng giảng kinh, nếu nghe loáng thoáng ta cũng sẽ nhầm vị này tự mâu thuẫn. Chẳng hạn lúc thì bảo “hữu cầu tất ứng”, học Phật chân chính muốn cầu tiền tài liền có (nhờ việc bố thí tài), cầu trí tuệtrí tuệ (nhờ việc bố thí pháp); giảng thêm thì Ngài bảo tuyệt không tham cầu nghiệp thế gian, triệt buông vạn sự. Rồi nữa là “pháp thượng ưng xả…”. Chỗ này Ngài dạy phải chuyên ròng niệm Phật; lúc cần rốt ráo lại bảo niệm Phật phải có nền tảng Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo, Thập thiện; không có nền tảng đó niệm Phật cũng chỉ deo duyên! Các sư bên Nam tông thường vẫn quán xác chết để cảnh tỉnh: Sau một hơi thở là thân này mất hẳn. Còn có vị lập ra Thiền kinh tởm, xem hình người chết không toàn thây, xem mổ tử thi tạo nên những “cú sốc”, khuyên vừa xem vừa trì chú, niệm Phật; cũng là nằm trong lý vô thường. Bỏ nền tảng Tiểu thừa, tức dối lời Đức Thích Ca: Không tu tiểu thừa tu Đại thừa không phải đệ tử ta. Bỏ nền tảng, tâm vẫn khởi cầu về cõi Phật song cầu mình sẽ sống thêm ngày tháng thì mãnh liệt bội phần. Niệm Phật không quán vô thường, đến lúc hấp hối vẫn tiếc thân này, một câu Phật hiệu tự mình niệm không nổi trong an nhiên, nói gì đến mười câu hay trăm vạn câu.

Đạo Phật không tham. Nhưng, tham có cần? Có. Thực ra là chuyển công năng của tham. Tập khí vốn tham, giờ tu thì chuyển tham trần cảnh thành tham pháp. Chẳng như thấy B ngồi thiền đạt định mấy tiếng, ta bèn “tham”, muốn bằng; mỗi ngày một thời công phu nay tăng lên hai thời, rồi ba, niệm niệm cũng cố đoan chánh hơn. “Tham” để tiếp nhập cảnh giới, có cảnh giới cao mới xả tham buông cái tham “đắc” được. Tâm vốn động, ban đầu phải dẫn sự động đó quay về chân niệm; từ nhiều chân niệm quy về một niệm. Từ một (chân niệm) trở về không thì dễ buông hơn. Đạo Phật không mê tín. Vậy mê tín cần chăng? Có. Chẳng như một người lâm đường cùng, không còn hy vọng nữa họ bỗng hướng về tâm linh. Ông thầy khuyên, thôi con niệm Phật đi, sẽ mở ra đường sáng. Người kia không thấy, nhưng tin “ông thần Phật” sẽ cứu mình, đó là một thứ mê tín, song là phương tiện dẫn đạo, nên cần. Cứ để họ mê tín. Rồi ông thầy đưa cho người kia Phật pháp, bảo con về đọc về nghe, kết hợp niệm Phật, Phật sẽ ứng. Người kia làm theo, nghe, đọc, chợt hiểu té Phật “không thể” cứu mình, Phật chỉ là chỉ ra cách giúp mình cải nghiệp nạn, giải thoát; và trong hành trình ta bước, Phật luôn tìm mọi phương tiện để gia trì. Gia trì để ta có những thành tựu đầu tiên trong nghiệp vượt bể khổ, ấy là ngũ giới thập thiện. Trước sát sanh giờ bỏ, trước vọng ngữ đôi chiều giờ bỏ, trước tà dâm giờ đoạn cái sự . Niệm Phật. Một thời gian tâm sáng chuyển được cảnh tối tăm. Niềm tin trước kia mù quáng, bây giờ niềm tin thanh sạch. Thế là mê tíngiá trị. Dùng trí duy vật học duy tâm, dùng tâm duy vật tu duy tâm sẽ thành ra thế nào chắc không cần bàn nhiều. Ngôn ngữ vốn có tính làm thước đo tri thức, song chính nó cũng góp phần cản trở việc giải ngộ. Sở tri chướng. Nói thời mạt pháp Kinh điển diệt hết, nếu hiểu ở nghĩa đen là cạn, không còn gì để bàn thêm! Kinh diệt là ý người đời sẽ giảm dần niềm tin tâm linh, kinh càng cao siêu (về trí tuệ) càng trở nên xa vời, họ tin sự hưởng thụ vật chất. Rồi nữa, thời mạt pháp chỉ còn Lục tự hồng danh, là bởi cuộc sống vồn vã, vật chất bao phủ từng giờ từng phút, đến ngồi xuống ăn cơm cũng chẳng kịp, nên hành giả tu Niệm Phậttiện lợi, chẳng gì khó hiểu. Thời nay thử hỏi số Phật tử theo Tịnh tông nhiều hay theo các pháp môn khác nhiều, cũng đã rõ. Trần gian tính không hết người tu định (niệm Phật) trong động (cuộc sống phàm tục) đã thành tựu viên mãn! Ngôn ngữ luôn bị bó hẹp và hạn chế, ngữ nghĩa nhiều khi chết cứng. Một tác phẩm hay cũng đọc dăm ba lần là chán, phim đoạt giải thế giới cũng chỉ xem lần thứ hai là cùng. Kinh thì nghe đi nghe lại, càng nghe càng thấm càng tươi mới. Câu Phật hiệu niệm hoài mãi, càng niệm càng hoan hỷ; mới nhập môn hơi khó chịu, khép mình vào thời khóa cũng tạm khả dĩ, song hàng xóm nhỏ to thì tâm lao theo trần cảnh; Phật hiệu thêm sâu thì thấy an lạc, nhạc nhẽo quán xá gần xa cũng không ảnh hưởng đến sự nghe “A Di Đà Phật” khởi từ tâm. Bên kia đám cưới hò hét ầm ào, ngồi trong nhà âm thanh rung vách tường, vẫn không ảnh hưởng việc niệm Phật của ta. Tâm khởi chữ nào tai nuốt trọn chữ đó, cứ thế mà an nhiên.

Huy động ngôn ngữ thế gian cũng khó thông được diệu lý “A Di Đà Phật”. Ngay đến bình phẩm thế tục, ngôn ngữ cũng không thể bao hàm hết ý nghĩa thâm sâu. Chẳng hạn Cô đơn, từ này thiển nghĩ xuất phát từ phương Tây, lúc cái đích của con người là bước trên thảm nệm vinh hoa chứ không chịu đi trên lưỡi dao sự thật. Vũ trụ vô biên, một khi con người đứng trên sự tung hô là lúc họ sắp “đội trần”. Trong dòng phim kiếm hiệp có cụm từ “cao thủ cô đơn” như Độc Thủ Đại Hiệp, Độc Cô Cầu Bại. Xét trên bình diện xã hội, đây là ưu điểm. Nhược điểm là sự cô đơn ấy luôn đối diện với bế tắc, ngõ cụt. Một khi ai đó tiệm cận chân lý tối thượng chính là họ lội ngược dòng đời tìm bản lai diện mục, đối diện “cô đơn”. Nhưng sự cô đơn này dung chứa hỉ lạc. Lùi xa với dòng đời thấy trời cao biển rộng. Càng hỉ lạc càng cô đơn, càng cô đơn càng hỉ lạc, con đường phía trước càng mở ánh sáng khôn cùng. Người niệm Phật biết trước ngày giờ vãng sanh, tự tại mà vút đi (như lão cư sĩ Ngụy Quốc Hưng); người niệm Phật vãng sanh, để lại xá lợi toàn thân vàng ròng làm chứng cho pháp môn tối thắng (như cụ Hoàng Ngọc Lan); chính là những người “cô đơn”. Họ cô đơn với số hành giả tu Niệm Phật chỉ niệm khơi khơi bề ngoài và nhất là không khép mình vào giới luật đoạn tham sân si mạn, không quán Tứ niệm xứ để phá thân kiến vô thường, không buông phân biệt chấp trước vạn sự để tiếp nhập nghĩa như các pháp. Họ cô đơn với những người thiển cận về Tịnh tông, với những người báng niệm Phật và không tiếp nhận Đại thừa

Nhiều người không tin nổi Niệm Phật. Không tin thì cứ tin lấy pháp mình đang hành (Thiền chẳng hạn), nhờ đó tăng trưởng công phu, nếu dự được vào dòng Thánh rồi phản bác cũng chưa muộn. Đáng buồn họ lại sớm dụng trí so lường diệu pháp. Nhiều người thấy giới niệm Phật bèn cho đây là hành động của tôn giáo cầu may, so sánh niệm Phật với niệm thiên. Họ dùng tam đoạn luận kiểu như: muốn lên Thiên đàng hãy niệm thiên; muốn lên Cực Lạc hãy niệm Phật; như vậy niệm Phật cũng là tôn giáo. Ý họ muốn kéo Phật A Di Đà xếp hàng cùng chư Thiên. Họ đã hiểu ở nghĩa thấp nhất tinh thần kinh điển. Phật Thích Ca giảng điều trọng yếu: Mười pháp giới đều do tâm tạo. Tâm mỗi chúng sanh đều chứa trọn mười pháp giới. Tâm bạn nếu thời thời khắc khắc chỉ nghĩ (niệm) thiên (hành thập thiện), cảnh giới thiên sẽ được tạo dựng nguy nga trong tâm ấy, lúc mạng chung thức dễ có cơ hội bay về thiên. Điều này không lạ lắm. Chuyện đời từng có một chủ trang trại ngựa, suốt ngày nghĩ đến ngựa, ăn với ngựa ngủ với ngựa, đi đứng nằm ngồi đều tưởng [niệm] ngựa, trước lúc ngủ, chợp mắt, lúc vừa tỉnh đều nghĩ ngựa. Ngựa và ngựa. Trong tâm người ấy chỉ có ngựa mà thôi. Một hôm bà vợ vào nhà thấy con ngựa đang nằm ngủ trên giường, chính là chồng bà do tâm (ngựa) hiện tướng ngựa. Dĩ nhiên người ấy chỉ thành ngựa trong thời khắc nhất định. Nhưng để thấy tâm chuyên nghĩ gì sẽ tạo nên cảnh ấy. Tâm (niệm) tham là đang xây “lâu đài” quỷ. Tâm luôn (niệm) sân thì mở đường về A tu la. Niệm thiênniệm Phật đều giống nhau ở chỗ niệm, khác ở đối tượng được niệm. Tâm chuyên niệm ngựa thì thành ngựa, tâm chuyên niệm thiên, tưởng cảnh thiên, hành hạnh thiên với 10 thiện giới, lúc mạng chung sẽ hướng thiên mà bay. Người chuyên niệm Phật (trên cơ sở hành ngũ giới, thập thiện) sẽ về cõi thanh tịnh của chư Phật. Tâm vốn tạp, vốn không một khắc ngưng nghỉ sự dao động, tức luôn niệm. Ta không tác ý nó vẫn tự niệm. Nếu tác ý niệm thiện, sẽ tạo nên tương lai thiện, tác ý niệm ác thì ngược lại. Nếu ta không tác ý thì nó sẽ tự niệm theo tập khí, theo nghiệp lực từ thói quen trong kiếp này và cả từ tiền kiếp. Ta không tác ý niệm Phật, tâm sẽ tự niệm chín cõi còn lại, mà dễ vào nhất là niệm tham sân si (tương ứng với tam đồ). Đây là điều Đại sư Triệt Ngộ từng khai thị thấu đáo. Ngay cả bậc thiền, nếu chỉ dựa vào thời khóa công phu mỗi ngày vài thời, mỗi thời vài ba tiếng chăng nữa, lúc xả thiền, ra đường dạo mát hay làm Phật sự, nếu không thực sự thực hành thiền minh sát, tỉnh giác trong ý niệm dấy lên khắc khắc thì tập khí phiền não dễ khởi như cốc nước vừa lắng đục lại khuấy. Người niệm Phật ngoài thời khóa, câu Phật hiệu đã thuần thục, dẫu có chạy xe trên đường hay ở bất cứ nơi ồn ào, tâm họ vẫn khởi niệm Phật (tai nghe) rõ ràng. Điều này tối thắng. Nó khiến công phu được kéo dài, ngân dài một cách an nhiên không gắng gượng. Dĩ nhiên niệm gì cũng trước hết phải nghiêm trì thiện giới, quán vô thường, khổ, vô ngã để phá tà kiến; trong đó quan trọng là thân kiến mới có thể không dính mắc thân, tâm, cảnh ở cõi Ta bà (nguyện sanh về Tịnh độ). Tu pháp môn nào cũng phải nằm trong giới luật. Không tu trong giới luật tức đang dạo trên đường biên Phật pháp. Thiền, niệm Phật, niệm chú không trên nền giới luậttâm cung kính cũng gần như xây lâu đài trên cát. Người niệm Phậthành trì ngày đêm chăng nữa, nhưng không khép mình trong thiện giới, không quán đời hư huyễn công phu sẽ khó thăng tiến, rõ nhất là niệm vẫn niệm mà tập khí vẫn dấy, vẫn sân giận vẫn phân biệt vẫn vọng tưởng, rốt cùng là tâm không thể định. Tu Niệm Phật (vốn động, trước hết là ở miệng), nhưng muốn niệm thành phiến thì chuyển vào tâm niệm, tâm niệm sâu dễ có định sinh huệ. Đó là cách tỉnh giác trong từng giây phút; tỉnh thức là quán. Gọi đúng là quán câu Phật hiệu. Từ quán trở về không, niệm như chẳng có ai niệm, niệm tức là nghe và nghe tức là niệm.

Không cần truy đến đời các tổ sư trong Tịnh tông (dẫu trong tổ của Tịnh có nhiều vị là thiền sư, cũng là tổ của Thiền và nhiều tông môn khác); chúng ta hãy nhìn vào tấm gương của một số đại đức cận hiện đại sẽ rõ. Hòa thượng Tuyên Hóa, người niệm Phật đạt công phu tột đỉnh, đến thỉnh Hòa thượng Hư Vân, được ấn chứng. Sau này ngài Tuyên Hóa đã tự nhận nhiệm vụ nặng nề qua phương Tây hoằng pháp. Người Tây vốn dụng trí, tin khoa học, nên ngài lấy Thiền làm căn bản. Ngài là bậc “chân truyền”, ngày ăn một bữa, giới luật tót vời, lưng không dính chiếu. Về lực thiền, việc Hòa thượng nhập định một tháng hay ròng suốt 49 ngày, điều này không là thông tin xa lạ trong giới tu tập. Bây giờ ta thử đặt câu hỏi nho nhỏ: Người chân tu, sống đúng phạm hạnh của Đức Phật Thích Ca, bao người vào định sâu trong thời gian kha khá? (Ở đây xin phép không bàn tới các bậc chân tu đang ẩn mình; và cũng không dám bàn đến định tự tánh). Để nói rằng, ai chưa định sâu, liệu có phê phán bậc đại sư Tuyên Hóa; người đã giảng những gì? Ngài đặc biệt coi trọng và giảng kinh Địa Tạng. Và căn dặn: chớ đụng vào một chữ trong bộ kinh này, tức chớ nghi ngờ một chữ (dẫu đó là chữ dịch chưa sát nghĩa), chứ nói gì đến nghi ngờ không phải Phật thuyết. Ngài lại giảng kinh A Di Đà, rằng “có một khắc niệm Phật thì có một khắc không vọng tưởng, cho đến từ sáng đến tối niệm niệm không lìa Phật, thì ngày ấy không vọng tưởng. Vọng tưởng không nổi lên tức là Diệu Pháp”. Trong pháp hội giảng bộ kinh này, ngài từng so sánh với Thiền. Ta tin chắc ngài đã nhập vào các cảnh giới thiền thâm sâu, nên lời ngài là nói ra cái sự đã chứng, chứ không đơn thuần hợp theo ý kinh ý Tổ. Và đây hẳn là cảnh giới Thiền của ngài: “Sơ Thiền có thể không còn thở nữa, không có sự hô hấp. Ở cảnh giới này tuy không còn hô hấp nhưng vẫn có một niệm động, một khi phát sanh niệm động này thì hô hấp sẽ trở lại”. “Mạch ngừng lại, khi hô hấp không còn nữa thì mạch cũng ngừng luôn, giống như người chết. Tuy mạch ngừng đập nhưng không phải chết. Đó là cảnh giới của Nhị Thiền”. Rõ ràng, những quý vị hành thiền cũng nên đặc biệt tham khảo, để làm mốc phấn đấu. Bởi đến tóc bạc vẫn chưa vào được Sơ Thiền, chí ít là đắc định (chưa bàn đến đắc quả), thì kiếp này khó thay!

Cũng xin phép lạm bàn, ở đây không dám chạm đến thiền bát nhã, thiền tối thượng thấy tánh vốn là hướng tu có sư thừa hướng dẫn.

Ngài Hư Vân, bậc thiền lỗi lạc. Công phu thiền của ngài thật đáng ngưỡng vọng. Có lần ngang qua một cây cầu, ngài vịn tay vào thành cầu rồi định luôn, bất động như bức tượng đứng đó suốt ba ngày đêm mưa gió tuyết phủ. Nhưng, khá nhiều đệ tử của ngài, ngài khuyên niệm Phật và nhờ đó họ biết trước ngày giờ về Cực Lạc. Có lần cao tăng Hư Vân viết thư trả lời một Phật tử nhờ ngài siêu độ cho con, có câu: “Ngay hôm nhận được lời căn dặn, bèn vì lệnh lang niệm Phật hồi hướng ba ngày, chắc là đã nương theo Phật quang tiếp dẫn”. Bàn về bậc chân tu thiền lỗi lạc khuyến người niệm Phật, phải kể đến lão Hòa thượng Quảng Khâm. Ngài có quãng thời gian dài ở rừng, miên man trong định đến râu tóc dài phủ thân. Rồi được thỉnh về chùa độ sanh, ngài là một khuôn mẫu chân chính bậc nhất của đệ tử Đức Phật, sống gần như theo hạnh đầu đà, chuyên ngủ ngồi. Pháp môn ngài truyền giảng là gì?: Niệm Phật. Ngài từng nói: Ngoài sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật ra, ta không còn gì để giảng thêm.

Những ai từng không tin: niệm Phậtthể nhập vào đại định chứng Niết Bàn, hẳn người đó phải đạt công phu tương đương hoặc vượt xa ba vị thượng nhân kể trên. Hoặc là họ vì chưa hành tới bến nên chưa thể hiểu. Khó trách. (Anh hiểu tôi anh sẽ không nói vậy). Thực tế ai tu thiền nếu chưa ngồi định sâu hàng tuần hàng tháng trở lên, giảng về thiền, sự giảng đó vẫn là bằng những gì học được từ sách vở, từ tổ sư đại đức, rất y kinh, làm lợi lạc quần sanh, song e vẫn còn khiên cưỡng. Ở đây như đã nói, kẻ phàm tình như tôi không dám bàn đến thường tại định, cái định có cả trong đi đứng nằm ngồi nhờ niệm Phật mà nhiều người đã nhập được. Để thấy, ai chưa niệm Phật đến công phu thành phiến, sự nhất tâm, lý nhất tâm, nếu chỉ cần khởi ý bài xích, trước hết sẽ là lỗi lầm quá lớn quá lớn đối với pháp giới. Phật từng nói, những gì ta giảng như lá trong nắm tay, những gì ta chưa giảng (về vũ trụ) như lá trong rừng. Phàm nhân sẽ hoàn toàn mù mờ về cảnh giới của người chứng quả Thánh; Tu đà hoàn không thể biết đến cảnh giới của nhị quả Tư đà hàm,... Theo đó mà lên, Bồ tát không thể thấu hiểu cảnh giới của Phật. Soi đến tấm gương của Ngài Thiên Thân từng viết 500 bộ luận phê phán Đại thừa, sau này tu cao lên mới ngộ mình quá lầm, nguyện xin được cắt lưỡi sám hối với Phật, mới giật mình.

Là một người hành pháp tồi, nghiệp dày đức mỏng, ngã mạn sân si chất ngất, tưởng được làm Phật tử ngon lành rồi, đâu ngờ lâu nay tôi vẫn phạm giới quá nặng, phước đức tổn hao không kể xiết. Đứng đầu là nghiệp ý. Theo khoa học lượng tử, mỗi giây con người thu vào hàng tỉ thông tin, trong lúc ta chỉ thực sự nhận biết một phần. Điều này đã lý giải nguyên lý vũ trụĐức Phật giảng rõ trong kinh. Mỗi người là tiểu vũ trụ, song tiểu đó chứa đại vũ trụ; tức tướng có nhỏ to sai khác song tánh đồng thể. Sau này có vị đại sư đưa nguyên lý, mỗi người như bọt nước trên biển, không biết và bị chướng ngại để biết rằng lúc bọt nước ấy vỡ tan, thì chính nó là biển cả. Mỗi giây, hàng tỉ tỉ ý niệm từ nhân loại phóng ra, thành một dạng sóng, đều ùa vào alaya thức mỗi cá nhân, song ta chỉ nhận biết khoảng một phần tỉ nhờ mắt tai mũi lưỡi thân ý. Có thể ví dụ: một lần tôi đang nằm ngủ, mơ thấy người bạn xin số di động của Q. Tôi từ lâu đã nhớ số Q liền đọc cho họ. Mới đọc được bốn số 0914..., bỗng chuông điện thoại reo. Tôi giật tỉnh, dựng dậy chộp điện thoại; lạ không, Q đang gọi. Có nghĩa, trước lúc Q bấm gọi cho tôi, đã nghĩ về tôi, đã phóng ý niệm về tôi (lúc tôi đang ngủ); ý niệm đó liền khởi động tâm thức trở thành cơn mộng (mơ thấy tôi đang đọc đúng số điện thoại của Q cho người xin số). Trong một giây biết bao ý niệm như vậy xuyên vào alaya, tôi lại không hề nhận biết. Đơn giản, bởi tâm tôi quá động loạn. Nếu tâm trong lặng tịnh tĩnh, ai đó vừa nghĩ đến mình đã biết ngay. Còn cao hơn, chân tâm ấy sẽ như ngôi nhà không cửa, ý niệm trôi qua chẳng hề mảy may gợn sóng, nên không bị nghiệp lực chi phối (từ những ý niệm hữu/vô tình phóng qua). Hoặc đó là những người chuyên đặt tâm vào quán hơi thở, chuyên lần theo một câu chú, câu Phật hiệu, tâm lần chữ nào tai nghe rõ chữ đó, từng câu nối thành chuỗi, từng chuỗi nối nhau thành khối, khiến vọng hiển lộ trên gương tâm. Gọi vọng tâm là bởi tâm ấy chứa nhiều tạp niệm chấp trước, kể cả niệm chấp Phật pháp. Tạp niệm nhiều cũng giống như một lễ hội với đủ mặt người dự phần. Lễ hội thì luôn vui, càng vui càng vời gọi người tham dự. Nếu trong lễ hội tưng bừng, ta gặp một người, ngồi với chỉ một người ấy nói chuyện hệ trọng, ta chăm chú bắt từng câu từng chữ của cuộc chuyện, và dẫu giữa ồn ào song thực chất không hề ảnh hưởng đến kết quả của cuộc hội thoại giữa ta và người. Bây giờ ta đang sống bằng vọng tâm với vô vàn tạp niệm, nếu thực hành niệm Phật, lần theo từng chữ, như vậy ta đang lần trở về chân tâm. Lâu ngày chày tháng, từ niệm ra tiếng chuyển vào mặc niệm, tâm dính chặt vào câu niệm; Phật hiệu như được khắc vào tâm, sẽ đạt từ định cạn đến định sâu. Sâu thì ngoài Phật hiệu ra không hề thấy vọng niệm. Tính ra cũng phải nhờ khép mình trong ngũ giới thập thiện chuyên trì niệm mỗi ngày ít nhất vài thời công phu, mỗi thời ít nhất hàng tiếng; ngoài ra, trừ hoạt động trí não việc thế gian, làm Phật sự, hễ rỗi chút là Phật hiệu lại vang. Các tổ sưcao tăng Tịnh tông hiện thời đều cho rằng nếu đạt công phu thành phiến sẽ có cơ hội về cõi Cực Lạc (ở các phẩm phương tiện). Còn so với thành tựu cao nhất của Tịnh tông, thì công phu thành phiến vẫn được xếp vào mức cạn. Công phu sâu là từ hữu niệm trở thành vô niệm, niệm mà không có sự niệm, rỗng không, tức sự/lý nhất tâm, nhập đại định. Tâm ấy là Tánh, niết bàn.

Thiển nghĩ chúng ta tu pháp môn nào cứ thế mà hành. Hành để chứng, chứng một phần tỉ cũng là chứng, đó mới là điều tối quan trọng. Hành để cho/thấy mình cao thâm là chấp trước sâu nặng, lúa cao cỏ cũng cao, công phu tăng ngã cũng lớn thêm. Bậc chân tu không nhìn lỗi thế gian. Lỗi phàm tình còn không nhìn, huống hồ lỗi ở tà giáo; huống hồ nhận cả những pháp môn mình chẳng hành đến đầu đũa tự ban quyền phán xét.

Nhìn chúng sanh khổ, là từ cái chủng tử khổ (chưa đoạn được) trong tâm mình phóng ra. Nhìn con Phật mê lầm, cũng là chủng tử chấp từ vọng tâm ta phóng chiếu mà thôi.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190792)
01/04/2012(Xem: 36393)
08/11/2018(Xem: 15081)
08/02/2015(Xem: 54217)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.