Những tư duy đa chiều trong Phật Giáo

30/05/20201:00 SA(Xem: 8826)
Những tư duy đa chiều trong Phật Giáo

NHỮNG TƯ DUY ĐA CHIỀU
TRONG PHẬT GIÁO
TK THÍCH ĐỒNG BỔN Chủ biên
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 
Những Tư Duy Đa Chiều - bìa sách (1)

MỤC LỤC

Phạm Văn Nga Ph.D
Đạo Phật Và Những Đóng Góp Cho Nhân Loại Và Dân Tộc (Thay Lời Phi Lộ) 
Nguyên Cẩn
Vấn Đề Chống Đói Nghèo Dưới Lăng Kính Phật Giáo 
Thích Đồng Bổn
Những Điều Cần Thiết Trong Việc Ứng Dụng Nghi Lễ Trong Phật Giáo 
Vu Gia
Nghĩ Về Nghi Lễ Phật Giáo Xưa Và Nay 
Nguyễn Hải Hoành
Người Trung Quốc Đánh Giá Chữ Hán Như Thế Nào? 
Nguyễn Đại Đồng
Sự Ra Đời Và Hoạt Động Của Giáo Hội Lục Hòa Tăng 
Ninh Thị Sinh Ph.D
Phật Giáo Lược Giảng - Cuốn Sách Bổ Ích Cho Người Học Phật 
Thích Như Tịnh
Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh Ở Tỉnh Phú Yên 
Nguyễn Thị Thu Hường
Vai Trò Của Phật Giáo Việt Nam  Trong Thời Kỳ Đấu Tranh Chống Thực Dân Pháp Xâm Lược 
Tuệ Ân
Pháp Vương Gyalwang Drukpa Sự Thật Cần Được Tôn Trọng 
Dương Như Tâm
Nghệ Thuật - Sân Khấu Phật Giáo Mai Sau, Cho Đến Bao Giờ? 
Tạ Văn Trường
Tư Liệu Về Phật Giáo Trong Châu Bản Triều Nguyễn Và Đại Nam Thực Lục
Lương Thị Thu
Nghi Lễ Là Những Nguyên Lý Hướng Dẫn Hành Vi 
Thích Nữ Hạnh Lý
Cách Tiếp Cận Phật Giáo Về Vấn Nạn Bạo Hành Học Đường Tại Việt Nam Hiện Nay 
Nguyễn Thị Long - Tâm Hoa
Tìm Hiểu Trí Tuệ Trong Kinh Điển Nikaya 
Thích Minh Hải
Ý Nghĩa Tổng Quát Về Giới Trong Thanh Tịnh Đạo 
Thiện Kinh
Tư Tưởng Dùng Phương Tiện Thiện Xảo Trong Kinh tạng Pāli 
Phạm Ngọc Sơn
Hoàn Thiện Giáo Dục Theo Lời Dạy Của Đức Phật Trong Bài Kinh Câu-Lau-Sấu Vô Tránh 
Thích Nữ Trung Tín
Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển Của Lý Tưởng Bồ Tát 
Thích Nữ Vạn Huyền
Lập Luận Về “Nhất Thiết Pháp Giai Không” Của Bồ Tát Long Thọ 
Thích Nữ Hải Liên
Tìm Hiểu Phiền Não Trong Kinh Trung Bộ 
Nguyễn Thị Duy Đông
Tư Tưởng Thiền Học Trong Thơ Của Thiền Sư Huyền Quang 




ĐẠO PHẬT VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP
CHO NHÂN LOẠI VÀ DÂN TỘC 
Thay lời phi lộ

Những thời kỳ trong lịch sử Phật giáo

Người ta có nhiều cách phân kỳ lịch sử Phật giáo trên thế giới. Theo Edward Conze trong “A short history of Buddhism” thì có thể tạm chia làm bốn giai đoạn: Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Phật giáo nguyên thủy, phần lớn trùng khớp với giai đoạn mà sau này người ta gọi là Tiểu thừa (Hinayana); thời kỳ thứ hai được đánh dấu bởi sự phát triển của giáo lý Đại thừa (Mahayana); thời kỳ thứ ba là sự phát triển của Mật tông (Tantra) và Thiền tông (Ch’an hay Zen), thời kỳ này kéo dài đến thế kỷ XI và khoảng 1.000 năm gần đây có thể được xem là thời kỳ thứ tư. Người ta đã tranh luận về tính chất tâm lý, triết lý có khác nhau của từng thời kỳ. Ví dụ thời kỳ đầu tập trung nhiều vào tâm lý cá nhân trong khi thời kỳ thứ hai đặt ra những vấn đề về bản chất sự hiện hữuthời kỳ thứ ba là các vấn đề rộng hơn như mối tương quan với vũ trụ. Phương thức tu tập ban đầu là nhiếp phục tâm mình, phân tích tâm lý nhằm đạt đến sự chế ngự tâm; thời kỳ thứ hai nghiên cứu về tự tánh, sự nhận thức của tâm về tự tánh của vạn hữu được xem là yếu tố quyết định để đạt đến sự giải thoátthời kỳ thứ ba là điều chỉnh tự thân cho hài hòa với vũ trụ là đầu mối dẫn dắt đến giác ngộ. Quan niệm đào luyện con người cũng khác biệt nhiều, thời kỳ đầu lý tưởngA La Hán (Arhat) nghĩa là các bậc dứt trừ ái nhiễm, mọi dục vọng đều dứt sạch, không còn tái sinh trong cõi luân hồi; thời kỳ thứ hai lý tưởngBồ tát (Bodhisattva), người phát nguyện cứu độ toàn thể sinh linhtin tưởng mình có thể trở thành một vị Phật; thời kỳ thứ ba là Tất đạt (Siddha), thành tựu giả, người đạt đến sự hòa hợp hoàn toàn với vũ trụ, không còn bất kỳ giới hạn nào và hoàn toàn tự tại trong việc vận dụng những năng lực vũ trụ trong tự thân cũng như đời với ngoại cảnh… Về mặt địa lý ban đầu Phật giáo chỉ phát triển ở Ấn Độ và một số nước Nam Á nhưng sau đó phát triển rực rỡ ở Trung Hoa, Nhật Bản, Tích Lan và cả Việt Nam.

Chúng ta thường nghe nói Phật giáo sẽ suy tàn sau 2.500 năm: có người dự báo là ngọn lửa tâm linh sẽ lụi dần đến chỗ tắt hẳn. Dự báo ấy có đúng hay không vẫn là một câu hỏi lớn vì cho dù lịch sử Phật giáo ngoài những ngày tháng huy hoàng cũng có những ngày tháng bi thương khi bị các tôn giáo, hoặc học thuyết khác trấn áp (bằng mọi phương tiện) như một thời Hồi giáo tàn sát và tàn phá Phật giáo trên đất Ấn và vùng Nam Á hay ở Trung Hoa và Việt Nam, có thời Khổng Mạnh lên ngôi, sau đó đến người Pháp ủng hộ đạo Gia Tô khuynh loát, hoặc gần đây phong trào “bài Phong đả Thực” ở miền Bắc Việt Nam đã vô tình làm mất đi bao đình chùa, lăng miếu, nhưng rồi Phật giáo vẫn cứ tồn tại, sau mỗi trận phong ba lại hình như mạnh hơn, phát triển nhanh hơn (!) Về mặt địa lý, Phật giáo lại lan tỏa sang châu Âu, châu Mỹ, được tầng lớp trí thức, hoặc văn nghệủng hộ nhiệt thành. Khởi đầu với Schopenhauer, một triết gia Đức, người đã tạo ảnh hưởng lên Richard Wagner (nhà soạn nhạc), cả Henri Berson (triết gia Pháp). Sau đó rất nhiều tài năng sáng tạo khác ở phương Tây gần đây có Karl Jaspers (triết gia Đức), Ludwig Wittgenstein (Triết gia Anh gốc Áo) và phải kể Martin Heidegger (triết gia Đức)… các nghệ sĩ Mỹ như ngôi sao truyền hình Oprah Winfrey, nam tài tử Richard Gere hay cựu Tổng thống Bill Clinton và nhiều người khác đều hoặc tin theo triết lý Phật giáo hoặc ăn chay, ngồi thiền và cả hai.

E. Conze viết: “Từ đỉnh cao triết lý, thấp dần xuống triền núi học thuật, và bây giờ chúng ta xuôi ngược miền đồng bằng với Phật giáo như một tôn giáo phổ cập cho mọi người. Các tổ chức Phật giáo đã hình thành 80 năm qua, chủ yếu là ở các nước theo Tin lành. Ở đó họ thành lập một trong những chi phái nhỏ hơn không theo tôn giáo chính. Họ cố vượt qua lòng bác ái của Chúa với tâm từ bi của Phật vốn ôn hòa hơn”. Xu thế nở rộ một thời nghiên cứu Zen với những ấn bản Thiền luận của Suzuki, hay gần đây sách của thiền sư Nhất Hạnh đang được phổ biến rộng khắp châu Âu và Mỹ. Những tác phẩm như Buddha’s Heart hay Anger trở thành best seller một thời gian. Phật giáo đi vào cuộc sống phương Tây. Một số tín đồ trở thành “double belonging” nghĩa là theo hai tôn giáo một lúc “như ở châu Âu hoặc “Phật tử tùy chọn” (buffet buddhist) như trên đất Mỹ. Họ tập trung học tập triết lý Phật giáo, không cần quy y, thậm chí không cần thờ Phật. Họ theo Phật pháp hành thiền, giải tỏa stress thay vì trị liệu rối loạn tâm thần bằng thuốc men. Từ đó họ thành lập các cộng đồng chuyên sâu tập thở và học Phật pháp trên đất Mỹ từ Washington DC đến Texas…

Conze cho rằng tinh thần bất vụ lợi và sự quên mình đã từng là những vũ khí công hiệu nhất của tín đồ Phật giáo trước đây. Họ tin điều Phật dạy. Khi được hỏi rằng “Làm thế nào để một giọt nước chẳng bao giờ khô đi?” đức Phật đã trả lời “Hãy cho nó vào biển cả”. Đó là lý do tại sao ngài được tôn xưng là Đấng giác ngộ. Phật giáo cứ thế phát triển và có người quan niệm đối với họ giáo lý Phật giáo là một triết lý thực tiễn (practical philosophy).

Theo Thượng tọa Nyanatiloka Maha Thera ở Tích Lan (Sri Lanca) “Khoảng vài ba mươi năm trước đây,… người ta còn xem đạo Phật như một tôn giáo đầy màu sắc thần bí lẫn mê tín dị đoan và không ai tin rằng Phật giáo sẽ có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho các dân tộc Tây phương như hiện nay.

…. Thật chưa có tôn giáo nào xác nhận tinh tấnđộng lực chính giúp con người vươn đến cõi toàn thiệntrái lại giải đãi (biếng nhác) là nguyên nhân khiến con người phải sa đọa khổ đau như Đức Phật đã dạy: “Tinh tấn là đường dẫn đến Niết Bàn, Giải đãitrì hoãn là đường về sanh tử”.

“... chưa có nhà truyền giáo tên tuổi nào của Phật giáoý tưởng phỉ báng hay sân hận chống đối những kẻ khác tín ngưỡng với mình, và cũng không bao giờ có sự kỳ thị về tôn giáo quốc gia hay chính trị nơi một dân tộc đã thực sự thấm nhuần chân tinh thần từ bi của Phật giáo… Nói tóm, Phật giáo đã nêu cao tinh thần tự tín bằng cách dạy rằng số phận con người nằm trong tay của nó, và chính con người có đủ tiềm lực để phát triển những đức tánh tốt đẹp, hầu đạt đến quả vị giải thoát, chứ Thượng Đếđức Phật không bao giờ có thể giúp con người điều ấy. Cho nên, tự trọng, tự tín, khoan dung, từ bi, trí tuệ là những đức tánh xây dựng nên nhân loại dưới ảnh hưởng của Phật giáo. Và trong một quốc gia mà dân chúng thấm nhuần những đức tính ấy thì chắc chắn hạnh phúc, và hòa bình sẽ đến, một quốc gia như thế sẽ là một quốc gia kiểu mẫu cho toàn thế giới, một cõi nhân gian tịnh độ vậy”.

Phật giáo trong lịch sử Việt Nam

Bằng ngôn ngữtrí huệ của mình đức Phật đã hoằng dương chánh pháp suốt 25 thế kỷ. Phật giáo Việt Nam không đứng ngoài con đường của Người khi giáo pháp ban đầu đi qua các nền văn minh lúa nước. Việt Nam tiếp thu cả hai dòng chảy của Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa. Theo Thiền uyển tập anh,

một bộ sách quan trọng về các vấn đề lịch sử, tư tưởng, văn học của Phật giáo Việt Nam nói riêng và của dân tộc nói chung, thì Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ, trước cả Trung Quốc. Như vậy, Phật giáo được du nhập nước ta (thời bấy giờ là Giao Châu) trực tiếp từ Ấn Độ, nhưng chính xác vào năm nào thì chưa thấy ai khẳng định.

Giáo sư Lê Mạnh Thát nhận định trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, rằng Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên liên hệ và học Phật pháp trực tiếp qua người thầy Ấn Độnhà sư Phật Quang tại núi Quỳnh Viên (Cửa Sót, Hà Tĩnh ngày nay). Niên đại của Chử Đồng Tử cũng được tác giả xác lập là có thể khoảng vào thời Hùng Nghị Vương thứ nhất hoặc thứ hai, tức khoảng thế kỷ II-III trước dương lịch. Dù là bắt nguồn hay bắt đầu từ đâu đi nữa, Phật giáo Việt đã tự tạo cho mình một chỗ đứng, một địa vị thù thắng trong lịch sử giữ nước và dựng nước, luôn sáng ngời trong lòng dân tộc. Phật giáo không chỉ đồng hành cùng dân tộc trong suốt chặng đường mà còn in bóng trong những câu ca dao lưu truyền ngàn đời,

những câu truyện cổ, sắc thái Phật giáo bàng bạc thấm đẫm mang tính nhân quả:

Ở hiền thì lại gặp lành
Ở ác gặp dữ tan tành ra tro

Trong những truyện kể dân gian như Tấm Cám, Quan Âm Thị Kính, Phan Trần, Nhị độ mai, Truyển kỳ mạn lục, ông Bụt vẫn ẩn khuất đâu đó như một phép mầu trong đời sống đảm bảo công bình xã hội, tượng trưng cho thiên lý cao vời.

Những tín ngưỡng đặc thù cổ xưa còn lưu lại trong tín ngưỡng Phật điện đến tận ngày nay, và đặc biệt là nền văn hóa Việt cổ có sức mạnh tiếp thu và đã chủ động bản địa hóa Phật giáo, một yếu tố văn hóa nước ngoài, để phù hợp với nó; và hơn thế nữa, biến nó trở thành một trong những vũ khí sắc bén và uy vũ đối kháng âm mưu đồng hóa và nô dịch về văn hóa của phương Bắc ngay từ những ngày đầu.

Nếu nói Chử Đồng Tử là người Phật tử đầu tiên mà chúng ta biết được hiện nay, thì đạo Phật mà Chử Đồng Tử và Tiên Dung tiếp nhận từ nhà sư Phật Quang còn mang nặng tính chất Ấn Độ, đến những người Phật tử Việt Nam tiếp sau, như Man Nương (người trở thành Phật Mẫu trong tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam sau này, được thờ tại chùa Phúc

Nghiêm, làng Mãn Xá, gần Luy Lâu), đặc biệt là sự ra đời của tín ngưỡng Phật điện (Tứ pháp) mà tiêu biểuPhật Pháp Vân, đã thể hiện sự hòa nhập của Phật giáo vào văn hóa vốn có của bản địa.

Đạo Phật đã vào Việt Nam ngay trong thời kỳ Bắc thuộc nhưng phải nói rằng phát triển rực rỡ nhất vào triều Lý, với công lao to lớn thuộc về Sư Vạn Hạnh, người mà Lý Thái Tổ không tiếc lời ca ngợi như một bậc thầy cao cả đã xây dựng sự nghiệp của vua và cơ đồ cho cả dân tộc. Người đã viết về thầy mình:

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm thi
Hương quan danh cổ pháp
Trụ tích trấn vương kỳ

GS Nguyễn Đăng Thục giải thích về “dung tam tế” “tam tế” là ba cõi giáp với nhau. Ở đây là danh từ nhà Phật chỉ ba cõi thời gian phân chia giả tạo là quá khứ, hiện tại, vị lai kỳ thực thời gian là tương đối, do tinh thần tạo ra chứ tự nó không có thực độc lập cũng như không gian… Chính là cái tinh thần thiền của Vạn Hạnh nối liền ba cõi, hợp nhất nhân thân và vũ trụ, điều lý ngoại giới với nội giới. Cái ý thức nhậm vận ấy không chập vào đâu nên thông suốt, vô niệm, liên tục, quân bình, thông hiểu lòng người khác, biết việc sắp tới, thốt ra lời là phù sấm tiên tri, làm lợi khí cho hành động ích quốc lợi dân, và vua Nhân Tông đã ca tụng cái tư tưởng ấy là tư tưởng bảo vệ quốc gia.

Tạm dịch

Vạn Hạnh thông ba cõi
Sấm ký ẩn thơ xưa
Cổ pháp vang danh gọi
Chống trượng trấn thành vua

Hòa thượng Đức Nhuận khi nhận định về Phật giáo triều Lý có viết: “Nhiều người tin rằng triều đại nhà Lý là triều đại của Phật giáo. Điều đó đúng nhưng Phật giáo không giữ độc quyền thao túng văn hóa, rồi hắt hủi, không nâng đỡ các đạo giáo khác, như Khổng giáoLão giáo, để các đạo này không có cơ phát triển... Về mặt tư tưởng, tự do tín ngưỡng tôn giáo dưới triều Lý vẫn được triển khai một cách triệt để bình đẳng. Ở một đoạn khác, Hòa thượng viết:

“… nên nhớ rằng: Không phải chỉ bắt đầu từ đời nhà Lý, Phật giáo mới cố vấn chỉ đạo guồng máy chính quyền. Phật giáo đã làm việc này từ đời nhà Đinh. Phật giáo không ngửa tay xin việc hoặc quỵ lụy luồn cúi quyền môn để xin ân huệ nhằn thỏa mãn ý định riêng tư, để lấn trên ép dước các đạo khác. Phật giáo bao giờ cũng đứng ngoài chính quyền. Các thiền sưđời sống riêng, tại các tu viện, để tu đạo hành đạo. Lịch sử Việt Nam chưa từng ghi một vị thiền sư nào đang tịnh tiến tu hành mà cởi bỏ pháp phục để nhận phẩm phục triều đình, và nhập cung điện an cư bao giờ”.

Chúng ta thấy ngược lại có các vị vua như Trần Thái Tông hay Trần Nhân Tông cởi áo mũ vua để khoác áo thiền sư, từ bỏ ngai vàng và mọi thứ quyến rũ vật chất khác một cách nhẹ nhàng, dứt khoát như bỏ đôi dép đang mang…

Thấm nhuần tinh thần nhà Phật nên Lý Thánh Tông ngồi xử kiện, chỉ vào công chúa Đông Thiên đứng kế bên, mà phán rằng “Ta yêu con ta thế nào thì các bậc cha mẹ trong thiên hạ cũng yêu con cái họ như thế. Trăm họ vì không hiểu luật pháp nên phạm tội, ta rất thương xót, vậy từ nay về sau ta muốn rằng các tội dù nặng hay nhẹ cũng được xử một cách khoan hồng”

Hình luật nhà Lý vì thế mang nặng tính giáo hóa hơn trừng trị. Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn qua nguyên lý nhân quảtứ nhiếp pháp. Nông dân yên tâm làm ăn dù phải cầm cố đồ đạc ruộng vườn nhưng vẫn đủ thời gian chuộc lại. Ruộng hoang ai khai khẩn sẽ không bị đòi lại. Nhưng ngược lại đối ngoại cương quyết không kiêng nể Phán quan Lê Văn Thịnh được cử sang nhà Tống đòi lại các khoảnh đất mà người Tàu đã chiếm ở biên cương hay do các thổ ty biên địa cống nạp. Vua Tống ngoan cố, nhưng khi Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh thì đã phải trả một phần.

Tinh thần nhà Phật còn thấm nhuần trong các triều đại nhà Trần sau này, khi vua Trần Thái Tông vào núi tìm Phật được Trúc Lâm thiền sư dạy rằng: “Trong núi không có Phật, Phật ở trong tâm ta”. Ngài đã về lắng nghe tâm mình, nghe ý kiến muôn dân, lấy làm ý chí của mình, lãnh đạo kháng chiến. Tinh thần Phật giáo ảnh hưởng đến sự hòa hợp của quần thần, vương triều để rồi sau này khi chiến thắng Nguyên Mông lần thứ ba, vua thiết tiệc ở Thăng Long (1288). Đến lúc xét những kẻ hàng giặc, một tráp chứa tờ biểu xin hàng của các quan mà triều đình đã bắt được, để đình thần đưa ra, luận tội, nhưng “…thượng hoàng Thánh tông đã sai đốt cả đi, cho yên lòng mọi người”

Tinh thần nhập thế của Phật giáo là điểm sáng từ thời nhà Lý mà GS Nguyễn Đăng Thục nhận định: “Đấy là biện chứng khai phóng ý thức đến trực giác toàn diện, không còn đối tượng, vượt lên trên cả “có” và “không” của ý thức danh lý (conscience rationelle) đến chỗ thể hiện Phật tính. Đấy là biện chứng đem đạo vào đời, trong đời thấy đạo, là biện pháp thích ứng vào thời mạt pháp của Phật giáo vậy. Thế nên ngài mới nói với đệ tử: “Ta không lấy chỗ có trụ để mà trụ, không nương vào chỗ không có trụ để trụ”

Sau những triều đại huy hoàng, Phật giáo trải qua những thăng trầm theo dòng lịch sử. Phật giáo suy thoái từ cuối đời Trần Hiến Tông (1329-1341). Sau đó có những lúc vượng hơn, sang đến cả đời nhà Nguyễn dù các vua chúa cũng sùng kính, xây chùa dựng tháp nhưng chỉ thu hình trong phạm vi tín ngưỡng cổ truyền… Sự suy thoái ấy theo HT Đức Nhuận một phần do luật vô thường chuyển biến, nhân tài Phật giáo thưa thớt, lại gặp thời Nho giáo thịnh trị (thời Hậu Lê) rồi khi người Pháp đô hộ lại xiển dương Gia Tô giáo nên Phật giáo cũng thiếu cơ hội phát triển. Nhưng Phật giáo vẫn tồn tại, cụ thể 1931, 1932, 1934 liên tiếp các Hội nghiên cứu Phật học ra đời ở Nam kỳ, Trung Kỳ, Bắc kỳ… với hàng loạt tờ báo ra đời như Đuốc Tuệ, Liên Hoa, Từ Quang,… Phật giáo lại trải qua một cơn pháp nạn do chế độ gia đình trị họ Ngô gây ra, làm bừng lên sự phản kháng của quần chúng Phật tử, đỉnh điểm là sự kiện HT Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11 tháng 6, 1963 tại Sài Gòn với lời kêu gọi “Tôi tha thiết kêu gọi chư vị thượng tọa, đại đức tăng, ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí, hy sinh để bảo tồn Phật giáo”. HT Đức Nhuận nhận định “Ngọn lửa Quảng Đức không chỉ làm chấn động lương tâm nhân loại trên khắp thế giới mà còn đốt luôn một chế độ hà chính bất công, thối nát, sau 9 năm cai trị khiến người dân phải sống cuộc sống trong quằn quại đau thương tủi nhục…”

Sau cuộc đảo chính 1963, Phật giáo được phục hưng và vững mạnh cho đến hôm nay. Sau ngày thống nhất, nhiều tự viện, đình chùa được xây dựng, tôn tạo. Nhiều trường Phật học được mở ra, đào tạo những lớp tăng tài mới. Tuy đây đó còn hiện tượng mê tín, nhưng tựu trung Phật giáo đang đi đúng hướng, thu hút được quần chúng, cả giới trí thức, thích nghi phát triển cùng xã hội.

“Đạo Phật đem lại ánh sáng của TRÍ TUỆ và là suối nguồn TỪ BI làm tươi mát hồn người và tạo sự an vui cho cuộc đời”

Nói như nhà thơ Vũ Hoàng Chương “Trang sử Việt cũng là trang sử Phật”14

Đôi điều về nội dung

Những bài viết trong tập sách này là một tập hợp những bài viết của tăng sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên của những Chùa, Viện hay các trường Đại học cả nước. Những tác phẩm viết về Phật phápPhật giáo dưới những góc nhìn đa chiều, đa tầng trong những viễn cảnh khác nhau, từ góc độ tâm lý học, xã hội học hay tôn giáo học, thiền học và sử học…

Trong tập sách này, chúng ta có dịp đọc những bài viết về nghi lễ Phật giáo dưới lăng kính tổng hợp được TT Thích Đồng Bổn nêu bật khi nhận định dưới những đặc tính: nhân văn, khoa nghi, dân gian, cộng đồng, mục đíchgiải thoát trong bài viết “Những điều cần biết trong việc ứng dụng nghi lễ trong Phật giáo”; nhà báo Vu Gia lại nhìn dưới lăng kính lịch đại và đồng đại qua bài viết “Nghĩ về nghi lễ Phật giáo xưa

và nay”; tác giả Lương Thị Thu thì nhìn dưới một góc độ khác “Nghi lễ là những nguyên lý hướng dẫn hành vi”. Chúng ta đọc những bài viết liên quan đến lịch sử Phật giáo, như bài viết “Từ Bồ tát nguyên thủy đến Bồ tát đại thừa” (Lương Thị Thu) hay “Nguồn gốc sự phát triển của lý tưởng Bồ tát” (Thích Nữ Trung Tín), đi sâu hơn, có các bài “Sự ra đời và hoạt động của giáo hội Lục hòa tăng” của Nguyễn Đại Đồng; “Thiền phái Lâm Tế Chúc Thành ở Phú Yên” (Thích Như Tịnh); “Tư liệu về Phật giáo trong châu bản triều Nguyễn và Đại Nam thực lục” (Tạ Văn Trường). Có bài viết đi sâu vào kinh điển như “Tìm hiểu trí tuệ trong kinh điển Nikaya” (Nguyễn Thị Long ); “Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh tịnh đạo” (Thích Minh Hải ); “Lập luận về “Nhất thiết pháp giai không” của Long Thọ Bồ tát” (Thích Nữ Vạn Huyền) hay “Tư tưởng dùng phương tiện thiện xảo trong kinh tạng Pali” (Thiện Kinh); “Tư tưởng thiền học trong thơ của Thiền sư Huyền Quang” (Nguyễn thị Duy Đông). Có bài vận dụng Phật pháp vào tu tập như “Tìm hiểu đoạn trừ phiền não trong kinh Trung Bộ” (Thích Nữ Hải Liên), nhưng lại có một số bài viết mang hơi thở hiện đại khi muốn ứng dụng giáo lý Phật giáo vào những vấn đề hiện đại như lãnh vực giáo dụcHoàn thiện giáo dục theo lời dạy của đức Phật trong bài kinh Câu lâu sâu vô tránh” (Phạm Ngọc Sơn) rồi ứng dụng Phật pháp giải quyết những nan đề hiện đạinhư “Cách tiếp cận Phật giáo trong vấn nạn bạo lực học đường tại Việt Nam hiện nay” (Thích Nữ Hạnh Lý), hoặc dưới lăng kính xã hộiVấn đề chống đói nghèo dưới lăng kính Phật giáo” (Nguyên Cẩn). Ngoài ra, có một bài viết nhắc đến lịch sử và sự đóng góp của Phật giáo trong chiến tranh “Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp” của TS Nguyễn Thị Thu Hường và còn một số bài nữa về những chủ điểm khác như TS Ninh Thị Sinh “Phật giáo lược giảng - Cuốn sách hay bổ ích cho người học Phật”, còn có bài “Nghệ thuật - Sân khấu Phật giáo mai sau, cho đến bao giờ” (Dương Như Tâm) hay “Pháp vương Gyalwang Drukpa, Sự thật cần được tôn trọng” (Tuệ Ân)…

Dù còn có những chỗ chưa thật sự trau chuốt, hoàn hảo, những người viết đã cố gắng trong phạm vi khả năng của mình trình bày những cảm nhận hay tri thức Phật pháp mà họ đã bỏ ra nhiều thời gian, công sức trau giồi, tu tập và suy nghiệm.

Trong tinh thần “Duy tuệ thị nghiệp”, mong gửi đến quý độc giả những bài viết mang tâm huyết và sở học của những tác giả nêu trên.

Phạm Văn Nga, Ph.D


pdf_download_2
Những tư duy đa chiều trong Phật Giáo









.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189051)
01/04/2012(Xem: 34563)
08/11/2018(Xem: 13452)
08/02/2015(Xem: 51676)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.