Chương 3: Đặc điểm của giáo pháp

07/05/20216:04 SA(Xem: 2979)
Chương 3: Đặc điểm của giáo pháp
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

PHẦN II: GIÁO PHÁP

 

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO PHÁP

 

 

THƯỢNG TỌA BỘ

 

BẢN CHẤT TỔNG QUÁT CỦA GIÁO PHÁP

Pháp (P. dhamma, S. dharma) là từ có nhiều nghĩa. Với tư cách là nơi nương tựa thứ hai của Phật giáo (Ba nơi nương tựa: Phật, Pháp và Tăng; xem phần *Th.93), khi từ này được sử dụng ở ngôi số ít; giáo pháp có nghĩa là: Lời dạy của đức Phật; những hiện thực và các nguyên tắc mà những điểm này chỉ ra như một kiểu khuôn mẫu cơ bảncho các sự vật; con đường đạt đến giải thoát khỏi khổ đau là trọng tâm chính của những lời dạy này; và phù hợp với bản chất của hiện thực; đỉnh cao cuối cùng của con đường này là niết-bàn.

Pháp còn có nghĩa như đức hạnh,” “công lý,” “cách thức đúng đắn và thích hợp,” như khi vị vua được cho là trị vì đất nước theo giáo pháp, nghĩa là trị vì ngay thẳng, đạo đức. Như là một thuật ngữ được sử dụng ở số nhiều, pháp có thể có nghĩa là: bất kỳ phẩm chất, trạng thái hoặc sự vật tinh thần nào -là cách sử dụng rộng nhất của nó; là đối tượng có thật hoặc tưởng tượng của tâm thức; là nguyên tắc, sự thật hoặc khuôn mẫu thực tế (ví dụ: bốn chân lý thánh/bốn sự thật của các bậc Thánh (xem *L.27 và gần cuối của *Th.138).

Th.12 Các đặc tính của pháp

Đoạn đầu tiên của đoạn kinh này là một phần của bản kinh thường được tụng đọc bằng tiếng Pāli, trong ngữ cảnh tụng kinh, cũng như được quán chiếu/suy ngẫm trong các buổi thiền tậptụng kinh.

Kính thưa bậc đạo sư Cồ-đàm… Theo cách nào “pháp” được thấy trực tiếp (đối với sự thậthiện thực), không bị chậm trễ (về kết quả của nó), mời gọi sự thẩm sát, có tính ứng dụng và có tính hướng thượng, được người trí hiểu?”

“Này Bà-la-môn, người ta bị kích động bởi sự tham ái, bị mất mình trong sự tham ái… các ý chí theo cách mà dẫn đến chính mình bị phiền não, làm người khác bị phiền não và cả hai đều phiền não và vị ấy trải qua sự đau đớn về tinh thầnkhông hạnh phúc.

Nhưng khi từ bỏ được sự tham ái, vị này không có ý nghĩ theo cách dẫn đến phiền não cho chính mình, cho những người khác và cho cả hai thì vị này sẽ không trải qua đau đớn về tinh thầnbất hạnh. Chính là theo cách này mà pháp thì có thể trực tiếp thấy. [Đoạn trên được lặp lại liên quan đến thương, hay là không có sự ghét bỏ hay si mê. Đoạn kinh kế tiếp cũng lặp lại giống như vậy, ngoại trừ thay thế “giáo pháp” bằng từ “Niết-bàn”].

(Kinh Vị Bà-la-môn và Kinh Niết-bàn: Kinh Tăng chi I. 156-157, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.13 Giáo pháp thâm sâu

Trong đoạn kinh này, đức Phật suy ngẫm về giáo pháp thâm sâu mà Ngài đã trải nghiệm khi giác ngộ. Rồi Ngài giải thích điều này theo hai cách: Tiến trình của lý tương quan (xem các đoạn *Th.156–168), nghĩa là một chuỗi các duyên dẫn đến tái sanh và sự tiếp tục của điều làm đau khổ và niết-bàn như là sự chấm dứt của tất cả các duyên như thế. Không giống như Niết-bàn, nhân duyên không phải là điều gì đó mà người ta nương tựa, mà hiểu nó là một phần của giáo pháp như là con đường.

Pháp mà Ta chứng được thì thâm sâu, khó thấy và khó hiểu, an tịnh, cao siêu, không thể đạt được bằng lý lẽ suông, vi tế, do người trí trải nghiệm. Nhưng dân chúng lại đắm mình trong bám chấp (đặc biệt là đối với điều gì thân quen), hưởng thụ sự bám chấp và vui vẻ trong sự bám chấp. Thật khó cho một dân chúng như thế hiểu được trạng thái này, nghĩa là tính nhân duyên, lý tương quan. Thật khó hiểu được trạng thái này, nghĩa là sự tĩnh lặng của tất cả tâm tư (hành), sự từ bỏ của tất cả sở hữu, sự hoại diệt của tham ái, không tham ái, sự tịch diệt, niết-bàn.

(Kinh Thánh cầu: Kinh Trung bộ I. 177, do P.H. dịch tiếng Anh).

LÝ DO CHỌN THỰC HÀNH THEO ĐẠO PHẬT Th.14 Mục đích của đời sống thánh thiện

Này các Tỳ-kheo, đời sống thánh thiện là sống không lừa gạt người, không nói chuyện phiếm với người, không vì lợi dưỡng, không vì sự hiếu khách và tiếng khen, không bảo vệ thuyết của mình, không suy nghĩ rằng “Hãy để người ta biết đến tôi.” Này các Tỳ-kheo, cuộc sống thánh thiện là sống vì mục đích chế ngự, từ bỏ, không bám luyến và sự tịch diệt (của khổ đau).

(Kinh Phạm hạnh thuộc Phẩm Uruvela: Kinh Tăng chi II. 26, do

P.D.P. dịch tiếng Anh).

THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC TRUYỀN THỐNG TÂM LINH KHÁC

Th.15 Giáo pháp không phải vì mục đích cải đạo người khác mà nhằm để giúp họ trở thành người tốt hơn

Trong đoạn kinh này, đức Phật nói với một tu sĩ khổ hạnh đi lang thang và nhấn mạnh rằng Ngài muốn giúp đỡ con người tiến bộ về đạo đức và như thế, không phải là đthu nhận đệ tử.1

Này Nigrodha, con có thể nghĩ rằng: “Tu sĩ Cồ-đàm nói điều này nhằm để thu hút học trò.” Nhưng con không nên xem xét

1 Sự tôn trọng của đạo Phật dành cho các tôn giáo khác được thể hiện trong đoạn kinh sau đây, từ vị vua Phật giáo rất nổi tiếng của Ấn Độ là vua A-dục (P. Asoka, S. Aśoka, khoảng năm 268-239 TCN): “Nếu có nguyên nhân cho sự phê bình (về một tôn giáo khác) thì nên thực hiện việc ấy theo cách ôn hòa. Nhưng tốt hơntrân trọng các tôn giáo khác vì lý do này. Bằng cách làm thế, chính tôn giáo mình được lợi ích, các tôn giáo khác cũng được lợi ích, trong khi làm ngược lại sẽ làm hại đến chính tôn giáo mình và các tôn giáo khác…Người ta nên lắng nghe và tôn trọng các học thuyết được người khác thuyết giảng.”

(Trụ đá số 12 của vua A-dục: Những Sắc Lệnh của vua A-dục, tập sách số 386 của Wheel, Kandy, Hiệp Hội Ấn Phẩm Phật Giáo, do Tỳ-kheo Dhammika dịch, bản quyền 1994-2013: http://www.access­toinsight.org/lib/authors/dhammika/wheel386.html

theo cách đó. Hãy để cho ai là thầy của con vẫn là thầy của con. Hay con có thể nghĩ là: “Vị này muốn chúng tôi xa rời những chỉ dẫn của chúng tôi…” “Vị này muốn chứng minh cho chúng tôi những điều đó không lành mạnh và coi như là không lành mạnh theo như các thầy của chúng tôi…” “Vị này muốn lôi kéo chúng tôi khỏi những điều lành mạnh và được xem nhưlành mạnh theo các thầy của chúng tôi.” Nhưng con không nên xem xét nó như thế. Hãy để bất kỳ gì lành mạnh và được xem nhưlành mạnh theo các thầy của con vẫn giữ nguyên. Này Nigrodha, Ta không nói vì bất kỳ lý do nào như vậy.

Này Nigrodha, có những điều không lành mạnh mà vẫn chưa được từ bỏ, hữu lậu, dễ dẫn đến tái sinh, khốn cùng, sinh ra những kết quả đau đớn, gắn liền với sự tái sinh trong tương lai, sự hoại diệt và cái chết. Chính vì sự từ bỏ những điều này mà Ta thuyết giảng giáo pháp. Nếu con thực hành thích hợp, những điều hữu lậu sẽ được từ bỏ và những điều làm thanh tịnh sẽ tăng trưởng và con sẽ đạt đếnan trú, ngay trong chính kiếp sống này, đầy đủ tuệ giác và sự toàn thiện, đã trực tiếp giác ngộ bằng chính kiến thức cao siêu của chính con.”

(Kinh Ưu-đàm-bà-la Sư tử hống: Kinh Trường bộ III. 56-57, do

P.D.P. dịch tiếng Anh).

CÁC TRANH CHẤP VÀ LÒNG KHOAN DUNG

Th.16 Lời khuyên của đức Phật cho các đệ tử của mình về cách trả lời đối với những chỉ trích và cáo buộc

Đoạn kinh này tư vấn sự đánh giá bình tĩnh về bất kỳ chỉ trích hay lời khen nào nhằm vào đức Phật, Giáo pháp hay Tăng đoàn.

“Này các Tỳ-kheo, nếu người khác chê bai Ta, chê bai Giáo pháp, hay chê bai Tăng đoàn, các thầy khi ấy không nên ác ý, hay trở nên không hạnh phúc, hay cảm thấy chán nản trong tâm. Nếu khi ấy các thầy cảm thấy giận dữ và không hài lòng thì đó sẽ là một mối nguy cho chính bản thân các thầy. Nếu người khác chê bai Ta, chê bai Giáo pháp, hay chê bai Tăng đoàn và khi ấy các thầy cảm thấy tức giận và không hài lòng, vậy các thầy có khả năng biết được liệu điều mà người khác đã nói đã được nói khéo léo hay nói không khéo léo?” “Kính thưa đức Thế Tôn không phải như vậy.” “Nhưng khi người khác chê bai Ta, hay chê bai Giáo pháp, hay chê bai Tăng đoàn, các thầy có nên làm sáng tỏ điều gì trái với sự thật như là trái với sự thật, chỉ ra rằng “điều này không phù hợp với sự thật, nó không phải là như thế, lỗi này chúng tôi không có.”

Này các thầy Tỳ-kheo, nếu người khác khen ngợi Ta, khen ngợi Giáo pháp, khen ngợi Tăng đoàn thì các thầy không nên cảm thấy vui sướng, hạnh phúc hay hân hoan trong tâm… Điều đó sẽ làm hại cho chính bản thân các thầy. Khi người khác khen ngợi Ta, hay khen ngợi Giáo pháp, hay khen ngợi Tăng đoàn, các thầy nên ghi nhận điều gì là thật như là thật, cho rằng, “điều này phù hợp với sự thật, nó là như vậy, chúng tôi có phẩm tính này.”

(Kinh Phạm võng: Kinh Trường bộ I. 2-3, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.17 Nguồn gốc của tranh chấp

 Trong đoạn kinh này, đức Phật cho rằng Ngài không tranh chấp với ai hết (so sánh với *M.19) và rằng tranh chấp phát sinh do các định kiến phát sinh từ cách người giải quyết theo ý chíchi tiết về điều mà vị này nhận thức trong tâm.

Người dòng họ Sakya Daṇḍapāṇi… tiến đến… nơi đức Thế Tôn đã ngồi xuống, chào hỏi thân thiện với nhau và đứng qua một bên, dựa vào một cây gậy, vị ấy nói như vầy: “Sa-môn theo học thuyết gì và thuyết giảng điều gì?”

“Thuyết của Ta là trường hợp của người Bà-la-môn2 (giống như chính Ta) sống mà không bị trói buộc bởi khát vọng cảm giác, thoát khỏi sự rắc rối, không còn âu lo, đã từ bỏ sự tham ái đối với nhiều kiểu hiện hữu và là người mà các quan niệm3 không còn tiềm ẩn, vị

2 Theo nghĩa của một người hoàn hảo về tâm linh và không theo nghĩa truyền thống của một thành viên của một giai cấp xã hội cha truyền con nối.

3 Tưởng (P. Saññā): định danh hoặc diễn giải theo nhận thức.

ấy sống mà không tranh chấp với bất kỳ ai trên thế giới này, bao gồm các vị thần, ma vương, phạm vương, Sa-môn, Bà-la-môn, trời và loài người. Này người anh em, Ta có học thuyết như thế và Ta thuyết giảng như thế.”

Khi điều này đã được thuyết giảng, người dòng họ Sakya Daṇḍapāṇi lắc đầu, thè lưỡi và thể hiện (như chau mày) ba nếp nhăn trên trán, chống gậy đi khỏi…

…[Sau đó, đức Phật đã kể lại câu chuyện này cho một số các vị tăng sĩ của Ngài.] Rồi vị tăng nào đó đã thưa với đức Phật như vầy: “Theo học thuyết nào mà đức Thế Tôn không tranh chấp với bất kỳ ai trong thế giới này bao gồm các vị thần, ma vương, phạm vương, và thưa Ngài, có phải là các khái niệm không tiềm ẩn nơi đức Thế Tôn, người mà sống không bị các khát vọng cảm giác trói buộc…?”

Đức Thế Tôn thuyết rằng: “Này thầy Tỳ-kheo, trên bất kỳ giải trình nào, sự hý luận/ tính toán theo sở hữu khái niệm4 áp đảo một người, nếu (đối với vị này) không vui với bất cứ điều gì, không có thứ gì để chào đón, không có gì để bám chấp thì chính điều đó là kết thúc của những khuynh hướng ẩn tàng đối với sự bám chấp, thù ghét, những niềm tin giáo điều, nghi ngờ, kiêu mạn, đối với bám chấp vào những cách của chúng sinh, vô minh, kết thúc của khuynh hướng ẩn tàng, cầm lấy gậy và vũ khí, với các trận đánh, gây gỗ, tranh chấp, cáo buộc, phỉ bángnói dối. Ở đây, tất cả những trạng thái xấu ác, không lành mạnh chấm dứt không còn thừa sót.”

Khi Đức Thế Tôn đã thuyết điều này, rời từ ghế đứng lên, bước vào tu viện. Không lâu sau đó, đức Thế Tôn đã đi đến tu viện, các vị tăng sĩ đó chợt nghĩ rằng, “Đức Thế Tôn đã chỉ dạy giáo pháp ngắn gọn cho chúng ta và đã rời khỏi mà không giải thích chi tiết nghĩa của nó…Tôn giả Đại Ca-chiên-diên (Mahā-kaccāna) thì có khả năng giải thíchchi tiết cho chúng ta.” Thế rồi các vị tăng sĩ

4 Sự hý luận (tính toán về mặt ám ảnh theo khái niệm) thì được sử dụng như là một từ dịch của cụm từ Pāli papañca-saññā-sakhā. Papañca (P.) là một thuật ngữ có tầm quan trọng lớn về tâm lý trong đạo Phật, đại diện cho sự hý luận, một sự chi tiết như bọt nước mà công kích một người khi họ bị kẹt trong một chuỗi cảm xúctư tưởng khái niệm dựa trên nhận thức của giác quancảm xúc sinh ra từ điều này.

ấy đã đến chỗ của tôn giả Đại Ca-chiên-diên và đã yêu cầu Ngài ấy: “Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, xin hãy giải thích điều đó.”

Tôn giả Đại Ca-chiên-diên đã giải thích như sau: “Này, hiền giả, trên cơ sở của mắt và các hình dạng/sắc có thể trông thấy, phát sinh ý thức về mắt. Việc cả ba (mắt, sắc/hình dạng và thức) đến cùng lúc là sự tiếp xúc (về giác quan). Từ sự tiếp xúc, cảm xúc sinh ra. Điều mà người ta cảm nhận được khái niệm hóa và điều được khái niệm hóa thì được suy tư. Liên quan đến điều được suy tư, người ta có nhiều hý luận. Từ đó, hý luận (tính toán bị ám ảnh theo khái niệm) áp đảo người liên quan đến sắc quá khứ, sắc tương lai và sắc hiện tại mà có thể nhận biết bằng thị giác. [Rồi giống như vậy được lặp lại liên quan đến tương tác mà xảy ra giữa các giác quan và động cơ tương ưng của chúng; điều này bao gồm cả tâm và các đối tượng tinh thần.]

(Kinh Mật hoàn: Kinh Trung bộ I. 108-112, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.18 Cách tranh cãi phát sinh

Đoạn kinh này nhấn mạnh sự bám chấp vào sở hữu dẫn đến các tranh cãi như thế nào.

Này Ānanda, hiện giờ trong trường hợp này, tham ái thì lệ thuộc vào cảm giác, sự tìm cầu thì lệ thuộc vào tham ái, sự đạt đến lệ thuộc vào sự tìm cầu, quyết định (làm gì với điều đã đạt được) lệ thuộc vào sự đạt được, dục vọng và bám chấp lệ thuộc vào quyết định, sự bám chấp thái quá lệ thuộc vào dục vọng và bám chấp, tính thích tích trữ của cải lệ thuộc vào sự bám chấp thái quá, sự bủn xỉn lệ thuộc vào tính thích tích trữ của cải, tính bảo vệ thì lệ thuộc vào sự bủn xỉndo bởi sự bảo vệ, các sự vật bất thiện, độc ác ra đời chẳng hạn như sử dụng gậy và vũ khí nhọn, đánh nhau, tranh cãi, tranh chấp, cáo buộc và những lời nói dối.

(Kinh Đại duyên: Kinh Trường bộ II. 59, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.19 Sự bám chấp có tính giáo điều vào những quan điểm là nguồn gốc của các tranh chấp

Những câu sau trích từ bốn bài kinh thuộc một phần của Kinh tập gồm chương 4, phẩm 8. Chương này là một bài kinh có rất sớm của Thượng tọa bộ, thể hiện như được trích dẫn trong nhiều bản Thượng tọa bộ khác, đặc biệt nhấn mạnh sự không bám chấp vào các quan điểm và ý kiến.

Một số người nói chuyện với tâm xấu ác trong khi những người khác nói chuyện với tâm chân thành. Vị thánh không tham gia một cuộc tranh chấp đã phát sinh. Do đó, vị ấy không có trở ngại ở bất kỳ nơi nào.

Làm cách nào người có thể vượt ngoài một quan điểm giáo điều của chính mình mà vị ấy đã nắm giữ với khát vọng và sự ưa thích? Vị này sẽ nói năng theo như sự hiểu biết của mình.5

Đối với những ai có những quan điểm giáo điều được tôn trọng nhưng không thanh tịnh, đạt đến từ sự suy đoánxây dựng như thế, bất kỳ điều gì mà vị ấy thấy có lợi cho chính mình, bám chấp vào điều ấy thì (đối với vị ấy) có sự yên tĩnh lệ thuộc vào điều bất ổn.6

Đối với người đã thanh tịnh, không tìm thấyquan điểm nào dựa trên sự suy đoán liên quan đến các dạng khác nhau của sự hiện hữu. Đã từ bỏ cả sự đạo đức giảkiêu mạn, điều gì sẽ khiến vị ấy (rơi vào vòng tròn của tái sanh/luân hồi)? Bởi vì, vị ấy không còn dính mắc nữa.7

Người mà bám chấp tham gia các tranh chấp liên quan đến các học thuyết. Tại sao và vì điều gì mà người khẳng định (một học thuyết) khi người ấy không còn dính mắc? Vị này không còn gì để

5 Thuật ngữ Pāli “kiến”(diṭṭhi ) ở đây được dịch như là “quan điểm giáo điều.” Đức Phật đã sử dụng thuật ngữ này nhằm đề cập đến tất cả những quan điểm suy đoán được biết trong thời của đức Phật. Chúng được trình bày tất cả là sáu mươi hai quan điểm (hay là sáu mươi hai căn cứ cho phạm vi nhỏ hơn của các quan điểm trong Kinh Phạm võng của Kinh Trường bộ khi một nỗ lực được thực hiện để liệt kê hoàn toàn các giáo điều được trình bày bởi những ai suy đoán về nguồn gốc sự hiện hữuvận mệnh cuối cùng của chúng sanh.)

6 Người dịch: Sách “Common Buddhist Texts-CBT” trang 119 ghi là “for whomsoever there are dogmatic views esteemed but impure, reached by speculation and so constructed...” Sách “Dẫn vào tuệ giác Phật-PĐPT” trang 252 dịch là: “Những ai do vọng tưởng phân biệt, tôn sùng hạnh bất tịnh hữu vi,...”

7 Người dịch: Sách CBT, trang 119 ghi là “To the purified one, no views based on speculation are to be found with regard to different forms of existence. Having abandoned both hypocrisy and pride, by what would he be led (into the cycle of rebirth)? For, unattached is he.” Sách PĐPT, trang 252-3 dịch là: “Tỳ-kheo tu tối thắng tịch diệt, không khoe ta có giới như vậy không đề cao những gì trong thế gian, những điều thiện nhân chê phi thánh.”

chấp nhận hay từ bỏ. Chính ở đây, vị này đã thanh tịnh hóa tất cả các quan điểm giáo điều.

Họ cho rằng: “Chỉ có điều này là thanh tịnh, không có sự thanh tịnh trong các giáo lý khác.” Đề cập đến sự tuyệt vời của bất kỳ điều gì họ chấp đắm, họ được thiết lập riêng biệt theo các chân lý riêng.8

Khi đã đắm mình vào một đám đông mong muốn tranh chấp, họ gọi lẫn nhau là những người ngu. Họ tham gia vào những cuộc nói chuyện sinh sự bám chấp vào những ý kiến khác nhau, khát khao lời khen, tự cho mình là người khéo léo.

Người mà tưởng tượng về việc ngang bằng, giỏi hơn hay dở hơn, từ đó dẫn đến tranh chấp. Đối với những ai không bị khuấy động bằng ba cách này, (tư tưởng) “Tôi bằng hay giỏi hơn” không xảy ra.

Người Bà-la-môn nói điều gì là sự thật? Hay trên cơ sở nào vị này tranh luận rằng “điều đó là sai”? Ở những ai mà không có (ý nghĩ) bằng hay không bằng thì vì lý do gì mà vị ấy sẽ tranh chấp?

Đối với những ai không dính mắc những định kiến thì sẽ không có ràng buộc nào. Đối với ai đã được giải thoát bằng tuệ giác thì sẽ không có sự si mê. Bất kỳ ai nắm giữ nhận thức [cố định] và các quan điểm giáo điều, họ lang thang khắp thế giới để tranh luận với người.

Bám chấp vào quan điểm của chính họ, những người khéo léo [các chuyên gia] đi tranh luận và khẳng định những học thuyết khác nhau. [Họ cho là] “Người mà biết như thế hiểu được giáo lý và những ai chỉ trích điều này thì không hoàn hảo.”

Cũng theo cách này họ cãi nhautranh luận và cho rằng người kia là người ngu không khéo léo. Vậy thật sự thuyết nào trong số đó là thuyết có thật?9

Tất cả bọn họ đều nói mình là những người khéo léo. Nếu ai đó không đồng ý với học thuyết của người khác thì trở thành người

8 Những ý kiến chủ quan rằng con người thường có khuynh hướng bám víu vào như là sự thật khách quan.

9 Người dịch: Sách CBT, trang 119 ghi là “Which indeed among them is the true theory? They all speak as skilled people.” Sách PĐPT, trang 253 dịch là: “Tất cả đều nói ta thiện xảo, vậy ai trong đó thuyết như thật?”

ngu, một con thú và người ít trí tuệ, vậy thì tất cả đều là người ngu và có trí tuệ kém hơn nhiều. Bởi vì, tất cả bọn họ đều bám chấp những quan điểm giáo điều.10

Nếu bằng quan điểm riêng của người mà người ấy trở nên thanh tịnh, có tuệ giác được thanh tịnh, khéo léo và có kiến thức thì không có ai trong số họ không có trí tuệ. Bởi vì họ cũng sở hữu những quan điểm nắm giữ một cách chắc chắn.11

Tuy thế, Ta không nói rằng điều những người ngu tuyên bố riêng biệt giữa chính họ là hiện thực. Mỗi người trong họ làm cho quan điểm giáo điều của chính họ trở thành có thật. Đó là lý do vì sao họ coi người khác như người ngu.12

Điều mà một số người nói là chân lý hay có thật, những gì người khác nói là thấp kémsai lầm. Do đó, những Sa-môn không tuyên bố chân lý đồng nhất.13

Chỉ có một chân lý và không có cái thứ hai, liên quan đến (chân lý) người ta hiểu thì không dẫn đến tranh chấp. Những Sa-môn tôn trọng những chân lý đa dạng của chính họ. Đó là lý do vì sao họ không tuyên bố một chân lý đồng nhất.14

Thật ra tại sao họ cho mình là những người khéo léo, là những người giảng các học thuyết bàn về các chân lý khác nhau? Thật ra có

10 Người dịch: Sách CBT, trang 119 ghi là “If one who is not agreeing with another person’s doctrine becomes a fool, a beast, and one of inferior wisdom, then really all are fools and of much inferior wisdom.” Sách PĐPT, trang 253 dịch là “Không khứng nhận pháp của người khác, chê ngu, thấp kém, tuệ hạ liệt. Tất cả đều ngu, tuệ hạ liệt.”

11 Người dịch: Sách CBT, trang 119 ghi là “For, they too are possessed of conclusively grasped views” Sách PĐPT, trang 254 dịch là “vì mọi kiến giải đều rốt ráo.”

12 Người dịch: Sách CBT, trang 119 ghi là “Still, I do not say that what the fools separately declare among themselves is the reality. Each one of them makes their own dogmatic view true. That is why they consider another as a fool.” Sách PĐPT, trang 254 dịch là “Ta không nói điều này như thật, hỗ tương đối địch gọi nhau ngu. Mỗi kiến chấp riêng là sự thật, nên nói kẻ khác là ngu si.”

13 Người dịch: Sách CBT, trang 119 ghi là “therefore, renunciants do not declare a uniform truth” Sách “PĐPT, trang 254 dịch là sao các sa-môn không nhất trí?”

14 Điều cần được lưu ý ở đây là tuyên bố của đức Phật rằng có một chân lý (hay hiện thực: P. sacca) và không có cái thứ hai thì không nhằm mục đích khẳng định một chân lý tuyệt đối, mà để dịch là rằng sự giác ngộ của sự an tịnh của niết-bàn, mà theo quan điểm của đức Phật là một hiện thực có thể được hiểu, chấm dứt tất cả vấn đề tranh chấp. Cước chú người dịch: sách CBT, trang 119 ghi: “renunciants esteem diverse truths of their own. That is why they do not declare a uniform truth.,” sách PĐPT, trang 254 ghi: “tự khen chân lý thành lắm loại; vì vậy sa-môn không nhất trí.”

phải là trường hợp mà có nhiều và đa dạng các chân lý? Hay là trường hợp mà họ chỉ theo hướng của lý lẽ lô-gíc (lý luận học) của họ?15

Chắc chắn là không có nhiều và đa dạng các chân lý vĩnh cửu trong thế giới ngoài những diễn giải theo nhận thức.16 Họ dùng lý lẽ suy đoán theo các quan điểm giáo điềutuyên bố hai lời dạy/ thuyết, “đúng” và “sai.”

(Kinh Sân hận tám kệ, Kinh Dũng cảm thái quá (Pasūra), Kinh Tranh luận và Kinh Những vấn đề nhỏ bé: Kinh tập 780-787, 824­825, 842-847, 878-886, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.20 Ngụ ngôn về những người mù, con voi và “những vấn đề không xác định được”

Đoạn kinh này giới thiệu mười quan điểm về điều được biết như là những vấn đề không xác định hay không tuyên bố (P. avyākata) (xem Th.10 và phần giới thiệu trước kinh này). Đây là bởi vì đức Phật để chúng qua một bên mà không trả lời, vì trả lời là không thích hợp cho việc đạt sự giải thoát khỏi khổ đau và dẫn đến tranh cãi vô nghĩa. Những ai có những quan điểm như thế thì được miêu tả như chấp chặt vào chỉ một bề của hiện thực mà họ nhận thức chỉ có một phần và rồi quá-khái quát về điều này. Trong một đoạn kinh khác (Kinh Trung bộ

I. 428-431), trong đó vị tăng cho rằng vị ấy sẽ từ bỏ, không làm tu sĩ nữa trừ phi đức Phật trả lời mười vấn đề không được tuyên bố. Đức Phật nói rằng Ngài chưa bao giờ hứa trả lời những câu hỏi này và ví von vị tăng này như người bị mũi tên độc bắn trúng từ chối không chịu chữa trị cho đến khi nào vị này biết mọi điều về người mà đã bắn mũi tên và thành phần của mũi tên.

“Thưa Ngài, ở đây, tại thành Xá-vệ (Sāvatthī) có nhiều Sa-môn,

15 Người dịch: Sách CBT, trang 119 ghi là “There surely are not many and diverse eternal truths in the world apart from perceptual interpretations. They engage in speculative reason in respect of dogmatic views and declare of two teachings, “true” and “false.”” Sách PĐPT, trang 254 dịch là: “trong đời, sự thật vốn thường hằng, không nhiều sai biệt, trừ do tưởng…”

16 Điều cần được lưu ý ở đây là nguồn gốc theo giác quan của nhiều cấu trúc của “chân lý,” chỉ ra là ngoài thức (P.saññā) thì không có thể có nhiều và đa dạng chân lý. Thức đại diện cho sự diễn giải đa dạng. Thức đại diện cho sự diễn giải chủ quan về điều mà các căn đưa đến; sự hiểu biết đúng cần được trí tuệ hướng dẫn một cách sáng suốt.

Bà-la-môn, tu sĩ khổ hạnh sống lang thang mà theo đuổi các lời dạy khác và có nhiều quan điểm khác nhau, có sự ưa thích hơn đa dạng, có những sở thích khác nhau, tùy thuộc vào dạng khác nhau của sự bám chấp giáo điều. Những quan điểm của những Sa-môn và Bà-la­môn này gồm có:

Thế giới là thường còn: Chỉ điều này là đúng và mọi điều khác là sai. Thế giới là không thường còn... Thế giới là hữu hạn… Thế giới là vô hạn… Nguyên lý của sự sống cũng giống như thân vật lý phải chết… Nguyên lý của sự sống khác với thân vật lý phải chết… Sau khi chết, đức Như Lai17 hiện hữu… Sau khi chết, đức Như Lai không hiện hữu… Sau khi chết, đức Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu… Sau khi chết, đức Như Lai không hiện hữu, cũng không phải không hiện hữu… (“Chỉ điều này là đúng và mọi điều khác là sai”).

Họ sống đâm thọc lẫn nhau bằng những ngôn từ như dao găm sắc bén, cãi nhau rằng “Thực tế là như điều này và không phải như điều kia; thực tế không phải như điều kia mà nó giống như điều này.”

“Này các thầy, các tu sĩ khổ hạnh lang thang theo đuổi các lời dạy/học thuyết khác18 thì bị mù, không nhìn thấy được. Họ không biết điều gì có lợi và không có lợi. Họ không biết thực tế và không thực tế. Do không biết thực tế và không thực tế, họ sống đâm thọc lẫn nhau bằng ngôn từ như dao găm sắc bén…

Này các thầy, trong quá khứ đã có vị vua ở thành Xá-vệ. Rồi vị vua ấy đã gọi một ai đó và bảo vị này rằng: “Này bạn, hãy đến đây. Hãy tập hợp tất cả dân chúng ở Xá-vệ mà bị mù ở một nơi.” Vị này đáp rằng “Xin vâng, thưa đức vua” và dẫn mọi người mù ở Xá-vệ đến chỗ đức vua ấy và bảo rằng: “Thưa đức vua, thần đã tập họp tất cả những người bị mù bẩm sinh ở Xá-vệ.”

17 Thuật ngữ Như Lai nghĩa đen có nghĩa là Đi-như thế hay Đến-như thế. Ở đây nó đại diện cho bất kỳ ai đã đạt được mục tiêu tối hậu của đời sống tâm linh, người mà đã đạt đến chân lý tối hậu-người mà đã đạt đến và giảng dạy từ điều mà “Như:” hiện thực có thật. Thường nó được sử dụng đặc biệt để chỉ đức Phật.

18 Người dịch: nguyên bản tiếng Anh CBT, trang 121 ghi là “wandering ascetics who pursue other teachings are blind and lacking in vision;” bản tiếng Việt của sách PĐPT, trang 256 dịch là: “các du sĩ dị đạo chủ trương nhiều kiến giải khác nhau ấy như những người mù, không có mắt.”

“Nếu như thế, này bạn, hãy trao một con voi cho những người mù bẩm sinh này.” Vị này đáp rằng: “Xin vâng, thưa đức vua” và đã trao một con voi cho những người mù bẩm sinh. Nói rằng “con voi này thì giống như vầy,” vị này đưa cái đầu voi cho một số người… lỗ tai cho một số người… răng nanh voi cho một số người… vòi voi cho một số người… phần thân voi cho một số người… chân voi cho một số người… phần đùi voi cho một số người… cái đuôi voi cho một số người và phần cuối đuôi voi cho một số người…

Vị này đến chỗ đức vua, nói rằng “Thưa đức vua, con voi này đã được những người mù bẩm sinh này quan sát. Giờ đến lượt của đức vua.”

Này các thầy, rồi đức vua ấy đến chỗ những người mù bẩm sinh và hỏi rằng: “Có phải các vị bị mù bẩm sinh đã quan sát một con voi không?” “Nếu là vậy, này các người mù bẩm sinh, hãy nói xem một con voi trông như thế nào.”

Những ai… mà sờ vào đầu con voi đã nói rằng, “Con voi giống như một cái bình.” Những ai… mà sờ vào lỗ tai con voi đã nói rằng, “Con voi giống như một cái rổ sàng thóc.” Những ai… mà sờ vào ngà voi đã nói rằng, “Con voi giống như một lưỡi cày.” Những ai… mà sờ vào thân voi đã nói rằng, “Con voi giống như một nhà kho.” Những ai... mà sờ vào chân voi đã nói rằng, “Con voi giống như một cái cột.” Những ai… mà sờ vào đùi voi đã nói rằng, “Con voi giống như một cái cối giã.” Những ai... mà sờ vào đuôi voi đã nói rằng, “Con voi giống như một cái chày.” Những ai... mà sờ vào cuối đuôi voi đã nói rằng, “Con voi giống như một cái chổi.” Họ nói rằng con voi thì như thế này, không giống như thế kia… đã dùng nắm đấm của họ đánh nhau. Nhà vua đã thích thú chuyện đó.

Này các thầy, cũng như vậy, những tu sĩ khổ hạnh lang thang mà theo các lời dạy khác bị mù mắt và không nhìn thấy... Họ sống đâm thọc nhau bằng ngôn từ như dao găm sắc bén, tranh chấp, rồi cãi nhau…”

(Bài kinh đầu tiên về các bộ phái khác nhau: Kinh Phật tự thuyết 67-69), do P.D.P. dịch tiếng Anh).

NHỮNG LỜI DẠY CHÚ TRỌNG THỰC TẾ

Th.21 Đức Phật đã giảng dạy những điều mà Ngài biết là vừa chân thật vừa hữu ích về tinh thần

Khi thuyết giảng cho ai, đức Phật đã chọn lựa từ những điều mà Ngài đã biết là chân thật và hữu ích cho người nghe, cho dù họ có nhận thấy điều đó thích hợp hay không.

Thế nên, này hoàng tử, cũng vậy, những lời dạy như thế mà Như Lai biết không phải là sự thật, không chân thật, không liên quan đến mục tiêu, nên không được người khác chào đón, không thích thú: những lời dạy như thế Như Lai sẽ không phát ngôn. Những lời dạy như thế Như Lai biết là sự thật, chân thật, nhưng không liên quan đến mục tiêu, nên những người khác không chào đón, không thích thú thì những lời như thế Như Lai không thốt ra. Những lời dạy như thế mà Như Lai biết là sự thật, chân thật, liên quan đến mục tiêu, nên những người khác không chào đón, không thích thú: Như Lai biết đúng thời giansử dụng những lời như thế… [Rồi ba thể thức này được lặp lại với “nên người khác chào đón và thích thú” thay cho “nên người khác không chào đón, không thích thú.”] Vì sao như thế? Bởi vì Như Lai có lòng thương xót chúng sanh.

(Kinh Vương tử Vô Úy: Kinh Trung bộ I. 395, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.22 Sự nắm bắt đúng và sai về giáo pháp

Trong đoạn kinh này, đức Phật trả lời vị tăng mà tuyên bố là dính mắc với các dục lạc19 không có nguy hiểm, coi vị này như người tìm lỗi mà chỉ chăm chú vào việc quảng bá quan điểm của chính mình, không vận dụng những lời dạy một cách đúng đắn.

Này các thầy, ở đây, có một số người ngu học giáo pháp… nhưng sau khi đã học, không xem xét kỹ ý nghĩa của những lời dạy ấy bằng sự sáng suốt. Khi họ không xem xét kỹ ý nghĩa của những lời dạy ấy, những lời dạy đó không còn thu hút họ nữa khi họ quán chiếu

19 Người dịch: Sách CBT, trang 121 ghi “attachment to sensual pleasures,” sách PĐPT, trang 258 dịch là “hành dục lạc.”

chúng. Họ học giáo phápmục đích tìm lỗi hay vì mục đích bảo vệ học thuyết của họ. Cho dù là họ nên học với mục đích gì, họ sẽ không hoàn thành được mục đích đó. Những lời dạy mà bị họ nắm bắt một cách sai lầm sẽ dẫn đến sự thiệt hại và khổ đau cho họ trong thời gian dài. Cũng như người cần một con rắn, tìm kiếm một con rắn, lang thang tìm kiếm một con rắn, sẽ nhìn thấy một con rắn lớn và nắm lấy thân rắn hay đuôi rắn. Con rắn đó sẽ quay trở lại và cắn vào bàn tay hay cánh tay hay bất kỳ phần chân tay khác. Vì điều này, vị này sẽ chết hay đau đớn gần chết. Lý do cho việc này là gì? Đó là bởi vì vị này nắm bắt con rắn sai chỗ.

(Kinh Ví dụ con rắn: Kinh Trung bộ I. 13-134, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.23 Giáo pháp để qua sông chứ không phải để bám chấp vào

Đoạn kinh này giải thích rằng giáo pháp, những lời Phật dạy, những thực hành và các trạng thái của tâm mà chúng dẫn đến - nhằm mục đích đạt đến bờ kia,” đó là niết-bàn, vượt ngoài khổ đau, nên không bám chấp vào sự chấp đắm và giáo điều. Người ta cần làm lớn mạnh các trạng thái tâm tốt lànhkhông chấp đắm chúng.20

Này các thầy, Ta sẽ chỉ cho các ông cách mà giáo pháp được ví như chiếc thuyền nhằm mục đích vượt qua sông, chứ không vì mục đích nắm giữ. Hãy lắng nghe và ghi nhớ kỹ trong tâm. Cũng như người đã đến đường lộ sẽ nhìn thấy một vùng nước lớn, bờ bên này thì không an toànđáng sợ, còn bờ kia thì an toàn và không đáng sợ. Không có thuyền, tàu hay sông để đi từ bờ bên này đến bờ kia. Do vậy vị ấy chợt nghĩ là: “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi làm chiếc thuyền bằng cách gom cỏ, gỗ nhỏ, những cành cây và dây leo?”21 Thế nên vị này đã làm chiếc thuyền bằng cách gom cỏ, gỗ nhỏ, những cành cây và dây leo, cố gắng bằng tay và chân, đã đến được bờ kia một cách

20 Người dịch: nguyên bản tiếng Anh CBT, trang 122 ghi là “one needs to cultivate good states of mind without attachment to them;” bản tiếng Việt của sách PĐPT, trang 258 dịch là: “Pháp cần có đtu tập chứ không phải để bám chặt.”

21 Người dịch: nguyên bản tiếng Anh CBT, trang 122 ghi là “What if I build a raft by collecting grass, sticks, branches and creeper?” bản tiếng Việt của sách PĐPT, trang 258 dịch là: “Hay là ta thu lượm cỏ, cây, nhánh, lá…?”

an toàn. Rồi với người đã vượt qua bờ này chợt nghĩ rằng: “Chiếc thuyền này đã rất hữu dụng với tôi. Tôi đã an toàn vượt qua và đến được bờ kia nhờ vào nó, đã cố gắng bằng tay và chân của tôi. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi để nó lên đầu tôi hay đặt nó trên lưng tôi và đi đến bất kỳ nơi nào tôi thích?” Này các thầy, có phải là vị này đang làm điều đúng đắn nếu vị ấy làm thế với chiếc bè đó? Vị ấy nên làm gì là đúng với chiếc bè đó?

Này các thầy, với người đã vượt qua bờ này có thể nghĩ như vầy: “Chiếc thuyền này đã rất hữu dụng với tôi. Tôi đã an toàn vượt qua và đến được bờ kia nhờ vào nó, đã cố gắng bằng tay và chân của tôi. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi để nó trên chỗ khô ráo, hay để thuyền dưới nước và đi bất kỳ nơi nào tôi thích?” Người làm như thế là làm việc đúng đắn. Cũng vậy, này các thầy, giáo pháp của Ta ví như một chiếc bè. Những ai hiểu điều này nên buông bỏ ngay cả những trạng thái tốt. Huống gì là những trạng thái xấu mà không từ bỏ ư?22

(Kinh Ví dụ con rắn: Kinh Trung bộ I. 134-135, P.D.P. dịch).

Th.24 Hãy thực hành những lời dạy hay, hơn là học nhiều thứ không hữu ích23

Mặc dù đọc tụng nhiều kinh điển, người không chú tâm, không thực hành tương ưng thì giống như người chăn bò đếm gia súc của người khác. Người như vậy không ân hưởng được đời sống xuất ly. Một từ trong một câu kệ mà khi người ta nghe thấy tâm được an bình thì tốt hơn một ngàn câu kệ không có ý nghĩa gì.

(Kinh Pháp cú 19 và 101, do P.H. dịch tiếng Anh).

22 Người dịch: nguyên bản tiếng Anh CBT, trang 122 ghi là “Even good states should be let go of by those who understand. How much so bad states?” Bản tiếng Anh của Tỳ-kheo Bodhi dịch là “Bhikkhus, when you know the Dhamma to be similar to a raft, you should abandon even the teachings, how much more so things contrary to the teachings.” Bản Pāli trên suttanetcentral.com là: “Kullūpama vo, bhikkhave, dhamma desita, ājānantehi dhammāpi vo pahātabbā pageva adhammā.”

23 Người dịch: nguyên bản tiếng Anh CBT, trang 122 ghi là “Put good teachings into practice, rather than learning many unhelpful things;” bản tiếng Việt của sách PĐPT, trang 259 dịch là: “Pháp học nhiều mà không hành thì vô ích.”

 CON ĐƯỜNG ĐẾN KIẾN THỨC VỀ GIẢI THOÁT

Th.25 Trải nghiệm trực tiếp đáng tin cậy hơn truyền thống hay lý lẽ

đây, đoạn đầu tiên là một phần của sự phê bình nhiều tri thức như là cơ sở cho việc sống một cuộc đời tu hành mãn nguyện. Tri thức thứ nhất là sự tin tưởng vào người thầy mà đã cho rằng vị ấy đạt được sự toàn tri không gián đoạn, tuy nhiên gặp phải những bất hạnh không mong đợi, rồi vị này giải thích cho qua bằng cách nói như vầy “Điều đó theo số phận phải như thế.” Phần trích đoạn của đoạn kinh này phê bình sự tin tưởng vào lời dạy truyền thốngthẩm quyền, hay tin vào lý lẽ suy đoán. Trong đoạn thứ hai, đức Phật nhấn mạnh rằng kiến thức của Ngài có được từ trải nghiệm trực tiếp, lời dạy của Ngài xuất phát từ sự an tịnh cao quý và sự chánh niệm của thiền định.

Này Sandaka, ở đây, vị thầy nào đó là người lệ thuộc vào việc nghe kinh văn được truyền lại một cách có hệ thống. Vị này là người cho điều mà được nghe kinh văn truyền lại có hệ thốngchân thật. Vị này dạy một học thuyết dựa trên việc nghe những kinh văn có hệ thống được truyền lại qua các thế hệ dưới dạng “nó được nói như thế,” “nó được nói như thế,” phù hợp với những thánh tập gồm các kinh văn theo truyền thống. Nhưng đối với người mà lệ thuộc vào việc nghe kinh văn được truyền lại có hệ thống… vị này có thể nhớ rõ nó hay không nhớ rõ nó. Hơn thế nữa, nó có thể tương ưng với sự thật và có thể không tương ưng… Này Sandaka, điều này đức Phật toàn giác tuyên bốhình thức thứ hai không thỏa đáng của đời sống tu hành, vị thánh A-la-hán biết và hiểu như vậy. Thế nên, trên cơ sở này người thông minh sẽ không sống cuộc đời tu hành, nên nếu vị này sống một cuộc sống tu hành, vị ấy sẽ không đạt được phương pháp đúng, không đạt được một trạng thái lành mạnh.

Lại nữa, này Sandaka, ở đây, vị thầy là người theo chủ nghĩa duy lý và là người nghiên cứu. Vị này dạy một giáo lý dựa trên điều tự rõ ràng với vị ấy, điều bị bẽ gãy bởi lý luậnlợi dụng sự nghiên cứu. Trong trường hợp của người theo chủ nghĩa duy lý và người nghiên cứu, có điều có lý và điều không hợp lý. Nó cũng có thể phù hợp với sự thật và không phù hợp với sự thật… [Như vừa nêu trên] Này Sandaka, điều này là điều mà đức Phật toàn giác tuyên bốhình thức không thỏa đáng thứ ba của đời sống tu hành…

(Kinh Sandaka: Kinh Trung bộ I. 520, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Này Bhāradvāja, có những Sa-môn và các Bà-la-môn mà… trên cơ sở của kinh văn được truyền lại có hệ thống tuyên bố… đã đạt được ở đây và bây giờ, sự toàn thiện về kiến thức cao siêu rốt ráo, chẳng hạn như, các Bà-la-môn tự xưng là thông thạo về ba bộ kinh Vệ-đà.24 Có những Sa-môn và Bà-la-môn… là những người theo chủ nghĩa duy lý và người nghiên cứu. Có những người đã trải nghiệm kiến thức cao siêu về giáo pháptuyên bố25… sự toàn thiện về kiến thức cao siêu tối hậu. Này Bhāradvāja, Ta là người trong số họ.

(Kinh Sagārava: Kinh Trung bộ II. 211, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.26 Những nền tảng không đáng tin cậy đối với kiến thức và sự hướng dẫn về đạo đức

Đoạn kinh này nhấn mạnh việc kiểm tra những lời dạy theo kinh nghiệm của chính bản thân, hơn là chấp nhận chúng chỉ vì dựa trên truyền thống, lý lẽ, hay bị ấn tượng bởi, hay là sự ủng hộ kiên trì cho vị thầy cụ thể. Người ta nên tự mình đánh giá những kết quả về đạo đức của những lời dạy cụ thể. Trọng tâmđây, là không phải về nội dung tương xứng mà lời dạy có thể bao gồm, mà là các trạng thái tâm khuyến khích và những kết quả về đạo đức mà nó sinh ra - mặc dù các trạng thái si mêtrạng thái không si mê thì thích hợp cho nội dung tương xứng.

Người dân Kālāma ở Kesaputtiya đã nói như vầy với đức Thế Tôn: “Kính thưa Đại đức, có một số Sa-môn và Bà-la-môn đến Kesaputta. Họ thuyết giảng và làm sáng ngời học thuyết của chính

24 Kinh văn của Bà-la-môn giáo, hình thức ban đầu của Hindu giáo, được coi là chứa những lời dạy vĩnh cữu do các thần tiết lộ. (Người dịch: Sách CBT, trang 123 ghi “the brahmins who profess (knowledge of) the three Vedas.” sách PĐPT, trang 260 dịch là “các Bà-la-môn tam minh.”)

25 Người dịch: Sách CBT, trang 123 ghi “There are (also) those who … have by themselves experienced higher knowledge of Dhamma and claim … perfection in ultimate higher knowledge,” sách PĐPT, trang 260-201 dịch là “có những vị tự thân chứng nghiệm pháp trước đây chưa từng nghe và tuyên bố…đã thông đạt thắng trí viên mãn cứu cánh trí.”

họ. Họ khinh miệt người khác, chê bai người khác, nói một cách khinh thường về người khác và lăng mạ các học thuyết của người khác. Những Sa-môn và Bà-la-môn cũng đến Kesaputta và làm điều như thế. Thưa Ngài, chúng tôi có điều nghi ngờ; thật sự có sự bối rối về ai trong số những đại đức Sa-môn và các Bà-la-môn nói sự thật và ai là Bà-la-môn nói dối.”

[Đức Phật] “Việc các bạn nghi ngờ, bối rốiphù hợp. Bởi vì, sự bối rối đã xuất hiện với các bạn trong một tình huống phải có sự nghi ngờ. Hãy đến đây, người Kālāma, đừng tin tưởng vào những lời dạy linh thiêng được truyền lại có hệ thống, những truyền thống kế thừa, tin đồn, phần chính của những tuyển tập kinh điển, lý lẽ phỏng đoán, lý lẽ suy luận, sự ngẫm nghĩ có lý, sự chấp nhậnquán chiếu một quan điểm, ra vẻ có năng lực (của ai đó), hay về (ý kiến rằng) “Sa-môn (này) là vị thầy đáng tôn kính của chúng tôi.”

Này người Kālāma, khi nào các bạn tự biết như vầy: “Những điều này không lành mạnh, những điều này đáng trách, những điều này bị người trí khiển trách, khi những điều này được chấp nhậnthực hành, sẽ đưa đến sự tai hại và khổ đau,” khi ấy người Kālāma có thể từ bỏ chúng.

Này người Kālāma, có phải việc phát sinh lòng tham của người là vì sự an lạc của vị đó hay không? “Thưa đại đức, không phải vì sự an lạc của vị ấy. “Này người Kālāma, người tham với tâm bị lòng tham ám ảnh, hủy hoại những sinh vật đang sống (giết hại sinh vật), lấy của không cho, phạm tà hạnh, nói dối và xúi giục người khác nói dối, dẫn đến tai hại và khổ đau trong thời gian dài.” “Xin vâng, thưa đại đức” [Phần nói về sân hậnsi mê cũng giống như trên]

“Này người Kālāma, có phải những điều này lành thiện hay không lành thiện?” “Thưa đại đức, chúng không lành thiện.” “Có phải chúng đáng trách hay không đáng?” “Thưa đại đức, chúng đáng trách.” “Có phải chúng bị người trí khiển trách hay khen ngợi không?” “Thưa đại đức, bị khiển trách.” “Trong trường hợp này thì thế nào, nếu nhận lấy và thực hành, chúng có dẫn đến tai hại và khổ đau hay không?” “Nếu nhận lấy và thực hành, những điều này dẫn đến tai hại và khổ đau. Trong trường hợp này với chúng tôi là thế.”… [Đoạn kinh tiếp tục giới thiệu không tham (nghĩa là chống lại tham là sự hào phóng, bố thí), không sân (lòng từ bi) và không si mê (tâm trí sáng suốt, trí tuệ) như là những điều mà người ta có thể tự biết là lành thiện nên dẫn đến an lạchạnh phúc.]

(Kinh Kesaputta hay Kinh Kālāma: Kinh Tăng chi I. 188-189, do

P.D.P. và P.H. dịch tiếng Anh).

Th.27 Niềm tin không giống như kiến thức

Đoạn kinh này, như đoạn kinh trước, phê bình sự tin tưởng duy nhất vào niềm tin không có cơ sở, sự tán thành, khẩu truyền, truyền thống bằng lời, suy xét các lý do, hay sự chấp nhậnquán chiếu một quan điểm. Thay vì thế, việc tìm vị thầy có các phẩm chất tinh thầnđạo đức đáng tin cậy được nhấn mạnh, là người mà giảng dạy phù hợp với lý lẽ, có thể thực hành được và có khả năng chuyển hóa được bản thân.

“Có năm điều mà có hai kết quả ngay lập tức. Năm điều đó là gì? Bao gồm niềm tin, sự tán thành, kinh văn được truyền lại có hệ thống, sự ngẫm nghĩ có lý và sự chấp nhậnquán chiếu một quan điểm. Tuy nhiên, này Bhāradvāja, có thể là điều gì đó được chấp nhận với nhiều tin tưởng, tuy nhiên nó trống rỗng, vô íchgiả dối; nếu điều gì đó không được chấp nhận với nhiều tin tưởng, tuy nhiênchân thật, có thật và không phải ngược lại… [Bốn điều còn lại cũng tương tự như thế]. Người mà tham gia trong việc bảo tồn chân lý không nên đưa ra kết luận chắc chắn, “Chỉ điều này có thật và mọi điều khác là sai.”….”

“Cồ-đàm tốt bụng ơi, có sự bảo tồn chân lý ở mức độ nào; người ta bảo tồn chân lý ở mức nào? Chúng tôi muốn hỏi Cồ-đàm tốt bụng về sự bảo tồn chân lý.” “Nếu Bhāradvāja, đối với người có niềm tin, vị này cho là, “đó là niềm tin của tôi,” vị này bảo tồn chân lý. Tuy nhiên, vị này chưa đi đến kết luận chắc chắn, “Chỉ có điều này là chân lý, còn mọi điều khác là sai.” Chúng tôi qui định sự bảo tồn chân lý ở mức độ này, nhưng chưa có sự giác ngộ chân lý.”

“Có sự giác ngộ chân lý ở mức độ nào và đến mức độ nào người ta trở nên giác ngộ chân lý?”

“Ở đây, này Bhāradvāja, vị tăng cư trú trong làng hay thị trấn nào đó. Rồi chủ hộ hay người trong gia đình của chủ hộ tiến đến vị tăng này và xem xét vị này theo ba phẩm chất - khuynh hướng tham lam, khuynh hướng sân hận và khuynh hướng si mê: “Có phải đại đức này có khuynh hướng tham lam theo cách mà tâm vị ấy bị chiếm hữu bởi một khuynh hướng như thế, vị này sẽ nói là “Tôi biết” mà không biết, không thấy lại nói “Tôi thấy” và thậm chí xúi giục người khác hành động dẫn đến thiệt hại và khổ đau cho họ trong thời gian dài?” Xem xét (theo cách này) vị này biết như vầy: “Đối với đại đức này, không có khuynh hướng tham lam như thế… Cách cư xử bằng thân và bằng lời của đại đức này là giống cách cư xử của người không tham. Giáo pháp mà vị ấy thuyết thâm sâu, rằng giáo pháp thì khó thấy, khó hiểu, an tịnh, tuyệt vời, không dựa trên lý lẽ suy đoán, vi tế và người trí có thể hiểu được. Lời dạy này người tham không thể dễ dàng giảng thuyết được.” Khi vị này nhận thấy vị tăng ấy không có khuynh hướng tham lam, vị này tiếp tục xem xét đến khuynh hướng sân hận…và khuynh hướng si mê.

Khi vị này nhận thấy rằng vị tăng này không có khuynh hướng tham lam, sân hậnsi mê, vị này đặt niềm tin vào vị tăng này. Với niềm tin đã sinh ra, vị này tiến gần; tiến gần, vị này ngồi gần vị tăng; ngồi gần, vị này lắng tai nghe; với lỗ tai chăm chú, vị này lắng nghe lời dạy; khi đã lắng nghe, vị này nhớ lời dạy; vị này xem xét kỹ lưỡng ý nghĩa của những lời dạy đã nhớ. Khi vị này xem xét kỹ lưỡng ý nghĩa, vị này đạt được sự chấp nhậnquán chiếu về những lời dạy; khi vị này đạt được sự chấp nhậnquán chiếu về những lời dạy, ước muốn sinh ra; khi ước muốn sinh ra, vị này cố gắng; đã cố gắng, vị này cân nhắc nó; đã cân nhắc nó, vị này phấn đấu; khi phấn đấu, vị này giác ngộ được chân lý cao nhất trong chính mình và hiểu nó, đã thâm nhập nó bằng trí tuệ. Này Bhāradvāja, đến mức độ này thì có sự giác ngộ chân lý. Ở mức độ này người ta trở nên giác ngộ chân lý. Chúng tôi quy định sự giác ngộ chân lý ở mức độ này, nhưng chưa có sự chứng đạt rốt ráo về chân lý.” “Cồ-đàm tốt bụng, đến mức độ nào thì có sự chứng đạt rốt ráo về chân lý?” “Chính bằng sự thực hành, sự phát triển thiền địnhtrưởng dưỡng thường xuyên chính những điều như thế mà chứng đạt rốt ráo về chân lý.”

(Kinh Cakī: Kinh Trung bộ II. 170-174, do P.D.P. và P.H. dịch tiếng Anh).

Th.28 Bài thuyết pháp theo thứ lớp

Đoạn kinh này thể hiện cách tiêu biểuđức Phật đã chuẩn bị cho người đến nghe và trực tiếp hiểu cốt lõi của sự giảng thuyết của Ngài về khổ đau và cách vượt qua nó: bằng cách trước tiên nói về giới luậtquả báo của giới, rồi sự xuất ly tinh thần mà dẫn đến sự tĩnh lặng của thiền định. Chỉ khi tâm đã an tịnh, cởi mở và dễ tiếp thu thì khi ấy mới trao cho thông điệp chính, để mà người ấy có thể hiểu rằng khổ đau và điều gì sinh ra nó có thể thật sự được vượt qua và chấm dứt. Một đoạn kinh tương tự là trong phần Cuộc đời đức Phật số 34 (L.34).

Khi ấy đức Thế Tôn đã ban cho chủ hộ (gia chủ) Ưu-ba-ly (Upāli) một bài thuyết pháp theo thứ lớp, nghĩa là nói về bố thí, nói về giữ đạo đức, nói về các thế giới của các vị trời; Ngài nêu rõ nguy hiểm, bản chất thấp kém và khuynh hướng hữu lậu của các khoái lạc giác quanlợi ích của việc từ bỏ chúng. Khi đức Thế Tôn đã biết tâm của chủ hộ Upāli đã sẵn sàng, cởi mở, không có chướng ngại, đầy cảm hứng và tự tin, khi ấy Ngài đã thuyết giảng cho vị này sự giảng dạy - giáo pháp cao thượng của chư Phật: khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ, con đường.26

Cũng giống như một miếng vải sạch đã loại bỏ các vết nhơ sẽ hút thuốc nhuộm màu đều, thế nên trong khi chủ hộ Upāli ngồi đó, vị ấy đã đạt được con mắt Pháp thanh tịnh và không tỳ vết*: “Bất kỳ thứ gì theo duyên sinh thì cũng theo duyên mà chấm dứt.”

(Kinh Ưu-ba-ly: Kinh Trung bộ I. 379-380, do P.H. dịch tiếng Anh).

26 Cách đề cập ngắn gọn đến bốn chân lý của các bậc Thánh (Xem phần L. 27).

* Người dịch: pháp nhãn thanh tịnh.

ĐẠI THỪA

CÁC ĐẶC TÍNH CỦA GIÁO PHÁP

M.14 Tôn kính giáo pháp

Trong đoạn kinh này, giáo pháp chủ yếu là những lời dạy thâm sâu của đức Phật.

“Thưa đức Thế Tôn, con đã nghe người ta nói về “tôn kính giáo pháp.” Vậy “tôn kính giáo pháp” có nghĩa là gì?”27

Đức Thế Tôn đáp, “Này người thiện nam, “tôn kính giáo pháp” có nghĩa là tôn kính điều mà Như Lai đã nói ra. Nó có nghĩa là tôn kính các bản kinh thâm sâumang đến sự soi sáng thâm sâu. Những kinh này đi ngược lại với mọi điều thế gian. Những kinh này khó tìm hiểu, khó nắm bắt và khó hiểu. Những kinh này chính xác, vi tế và nghĩa của chúng không thể nhận thức được bằng tâm thức. Những kinh này được bao gồm trong tuyển tập các lời dạy về Bồ-tát và được gắn với dấu ấn của vua các kinh và những lễ cầu nguyện. Những kinh này khai mở Pháp luân/bánh xe không ngừng của giáo pháp. Những kinh này sinh ra từ sáu toàn thiện (ba­la-mật)28. Những kinh này lôi cuốn những ai được chúng thu hút. Những kinh này đồng hành cùng ba mươi bảy phẩm trợ đạo29 giúp người đạt giác ngộsử dụng bảy yếu tố giác ngộ.30 Những kinh này giới thiệu chúng sanh biết đến lòng đại bi và dạy họ về lòng đại từ. Những kinh này chấm dứt các giáo lý của ma vương31 và giải thích lý tương quan.32 Những kinh này dạy rằng không có bản ngã, không chúng sanh, không sự sống và không người. Những kinh này dạy về tánh không, thoát khỏi các đặc tính (không tướng), thoát khỏi các

27 Nguyên tác CBT, trang 125 ghi là “Blessed One, I have heard people speak of “worshipping the Dharma.” What does it mean to “worship the Dharma”? Sách PĐPT, trang 265 dịch là: “trong tất cả cúng dường, cúng dường Pháp là tối thượng.”

28 Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ (Xem M.100–106). (Bản dịch PĐPT, trang 265 ghi là “nguồn cội phát xuất sáu Ba-la-mật,” bản tiếng Anh của CBT, trang 125 ghi là “they grow out of six perfections.”)

29 Xem M.10.

30 Được giải thích ở phần M.158.

31 Xem BL.7.

32 Xem phần Th.156ff.

nguyện ước (không nguyện) và thoát khỏi các thành tựu (không tác).33 Những kinh này thiết lập nơi chỗ giác ngộchuyển bánh xe pháp luân. Những kinh này được các vị trời, rồng, Dạ-xoa và Càn­thát-bà ca tụng và khen ngợi.34

Những kinh này lưu giữ truyền thống không bị gián đoạn của giáo pháp chân thật. Những kinh này chứa đựng kho tàng của giáo pháp. Những kinh này đại diện sự hiểu đúng về cách tôn kính cốt lõi của giáo pháp. Những kinh này được các bậc Thánh bảo vệ và hướng dẫn về tất cả những thực hành của Bồ-tát. Những kinh này giới thiệu giáo phápbản chất chân thật của hiện thực. Những kinh này tóm lược giáo pháp, giảng dạy rằng mọi điều sinh ra là không thường còn, là khổ đau, không có ngã và an tịnh. Những kinh này chứng minh sức ảnh hưởng có hại của sự trái đạo đức. Những kinh này cảnh báo những ai bị ám ảnh bởi các quan điểm và những diễn giải của các thầy giả dối. Những kinh này đều được tất cả các đức Phật ngợi khen. Những kinh này là thuốc giải cho sự luân hồi. Những kinh này tiết lộ phúc lạc của niết-bàn. Thuyết giảng các kinh giống như vầy, trình bày, lưu giữ, xem xét và hiểu chúng. Đây là điều có nghĩa là “tôn kính giáo pháp.”

(Kinh Duy-ma-cật, chương 12, phần 10-11, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.15 Vui thích Pháp hỷ35

Trong đoạn kinh này, giáo pháp là sự thực hành con đường đến giác ngộ.

“Vui thích giáo pháp có nghĩa là gì?”

Cư sĩ Duy-ma-cật người xứ Ly-xa (Licchavi) đáp rằng, “Đó là hưởng thụ niềm tin bất hoại vào đức Phật. Đó là vui thích với ước muốn nghe giáo pháp. Đó là vui thích bầu bạn với Tăng đoàn. Đó là vui thích trong việc tôn kính các bậc thầy tâm linh. Đó là vui thích

33 Nghĩa là sự giác biết tính không có thực và sự cố định tiếp diễn về các chi tiết của điều được nhận thức, những ước muốn và tham vọng.

34 Nhiều loại thần thánh.

35 Người dịch: Những niềm vui của giáo pháp.

khi thoát khỏi ba cõi.36 Đó là vui mừng khi thoát khỏi phạm vi hoạt động của thế gian. Đó là vui thích khi luôn coi các phạm trù hiện hữu37 giống như những tên sát nhân.38 Đó là vui thích khi coi các xứ39 như những con rắn độc. Đó là vui thích khi nhận thức đúng các trần giống như một ngôi làng trống. Đó là vui thích khi bảo vệ tâm giác ngộ. Đó là vui mừng khi giúp đỡ chúng sanh. Đó là vui thích khi chia sẻ những gì bạn có cho người khác trong sự thực hành bố thí của bạn. Đó là vui mừng khi tận tâm trong việc thực hành giữ đạo đức của bạn. Đó là vui thích khi kiên trìtự giác trong việc thực hành kiên trì của bạn. Đó là vui thích khi trưởng dưỡng những phẩm tính lành thiện trong sự thực hành tinh tấn của bạn. Đó là vui thích khi quán chiếu chính mình trong sự thực hành thiền định của bạn. Đó là vui mừng khi chính bạn từ bỏ các hữu lậu trong sự thực hành trí tuệ của bạn. Đó là vui mừng trong sự giác ngộ viên mãn. Đó là vui mừng khi đánh bại ma vương. Đó là vui mừng khi phá tan các nhiễm ô. Đó là vui mừng khi tịnh hóa quốc độ Phật của chính mình. Đó là vui mừng khi tích lũy các cội rễ lành thiện nhằm hoàn hảo các tướng của thân vật lý và các tướng phụ của vị Phật. Đó là vui mừng khi không sợ hãi khi bạn được nghe giáo pháp thâm sâu. Đó là vui mừng khi làm việc chăm chỉ để đạt được ba loại giải thoát.40 Đó là vui mừng với các nền tảng của niết-bàn. Đó là vui thích với các vật trang trí của Mạn-đà-la41 của sự giác ngộ và không đạt được giác ngộ vào một thời điểm không thích hợp. Đó là vui mừng trong việc phục vụ những ai có hạnh kiểm tương ưng với hạnh kiểm của bạn. Đó là vui mừng trong việc chống lại mà không ghét bỏ những ai có hạnh kiểm không tương ưng với hạnh kiểm của bạn. Đó là vui mừng trong việc phục vụ những người bạn đạo của bạn. Đó là vui

36 Nghĩa là toàn bộ sự hiện hữu theo nhân duyên: Xem “ba cõi” trong phần Phụ lục.

37 Những tiến trình thể chấttinh thần tạo nên một chúng sanh: thân thể, cảm xúc, nhận thức, các hoạt độngtác ýý thức (Xem Th.151).

38 Bất kỳ khi nào chúng khởi đầu trong một tái sanh, chúng sẽ kết thúc khi chết.

39 Mười tám xứ là sáu giác quan (năm giác quan thể chất - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cộng với giác quan tinh thần - thức), các đối tượng của chúng và những kiểu ý thứcliên quan.

40 Giải thoát khỏi các tướng (không tướng), giải thoát khỏi các ước nguyện (không nguyện) và giải thoát khỏi các thành tựu (không tác hành). Phần cước chú trong ngoặc đơn là của người dịch.

41 Người dịch: Bức tranh hình tròn đại diện cho vũ trụ trong Mật tông.

mừng khi rời bỏ những người bạn có ảnh hưởng xấu với bạn. Đó là vui thích trong niềm vui và phúc lạc của giáo pháp. Đó là vui mừng khi phát triển các phương tiện khéo/thiện xảo. Đó là vui mừng khi tận tâmtỉnh giác với các thực hành giúp người đạt đến giác ngộ42. Đối với Bồ-tát, đây là những điều có nghĩa khi vui thích Pháp hỷ.”

(Kinh Duy-ma-cật, chương 3, phần 64, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.16 Giáo pháp là tối thượng vượt ngoài ngôn từ

Đoạn kinh này chủ yếu xác định giáo pháp với niết-bàn và chân lý tối thượng vượt ngoài ngôn từ.

[Chương 5] Giáo pháp không thể được diễn tả theo khái niệm hay ngôn từ. Người diễn đạt những khái niệm chẳng hạn như “Tôi sẽ nghiên cứu thấu đáo điều gì là khổ đau, từ bỏ những nguyên nhân gây ra khổ đau, hoàn thành sự chấm dứt khổ đau và thực hành con đường”43 liên quan đến diễn đạt các khái niệm, không liên quan đến giáo pháp.44

[Chương 3] Có thể tiếp cận giáo pháp ở bất kỳ nơi nào. Giáo pháp giống như không gian. Giáo pháp không có màu sắc, dấu vết, hay hình dáng. Tất cả sự biểu thị đã chấm dứt. Giáo pháp không có khái niệm “của tôi.” Sự diễn đạt khái niệm “của tôi” đã chấm dứt. Tri thức của giáo pháp thì không bị giới hạn. Tâm, tưởng và ý thức đã chấm dứt. Giáo pháp không giống điều gì khác vì nó không có đối thủ. Giáo pháp không có các đặc điểm sinh ra theo nhân quả. Giáo pháp không giả định bất kỳ điều gì như là duyên của nó. Giáo pháp được hợp nhất với sự mở rộng các hiện tượng. Giáo pháp là một phần không tách rời của các hiện tượng. Giáo pháp khiến người ta tiếp cận được chân lý. Giáo pháp phù hợp với chân lý bằng cách

42 Xem M.10.

43 Như được thuyết giảng trong bài kinh đầu tiên của đức Phật (Xem đoạn kinh L.27).

44 Người dịch: Sách CBT, trang 127 ghi “The Dharma cannot be formulated in concepts or in words. Someone who formulates concepts such as “I will thoroughly investigate what is painful, give up the causes of the painful, accomplish the cessation of the painful, and practise the path” is concerned with formulating concepts, and not with the Dharma.” Sách PĐPT, trang 267 dịch là “pháp không hý luận.. Ở đây ai lập thành hý luận rằng, “Tôi sẽ biến tri khổ, đoạn trừ khổ, tác chứng diệt và tu tập đạo,” người ấy không phải cầu pháp, mà là cầu hý luận.”

không phù hợp45. Giáo pháp phát triển từ mục tiêu tối thượng, vì nó hoàn toàn bất động.46 Giáo pháp thì bất động vì nó không dựa trên phạm vi của sáu giác quan.47 Giáo pháp không đi đâu và không đến từ nơi nào, vì nó không được xác định vị trí ở bất kỳ đâu. Giáo pháp được hợp nhất với tánh không. Giáo pháp uy nghi trong sự tự do thoát khỏi các đặc tính. Sự bàn luận và lý lẽ đã chấm dứt. Giáo pháp không được đề cao hay hạ thấp. Việc sinh ra và hoại diệt đã chấm dứt. Giáo pháp đã hoàn toàn vượt qua tầm của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức. Giáo pháp không được nâng lên cao hay cũng không phải chìm xuống nước. Giáo pháp vẫn kiên định. Giáo pháp đã đạt đến sự bất di bất dịch, không thay đổi. Tất cả sự lang thang đã chấm dứt.

(Kinh Duy-ma-cật, chương 5, phần 3 và chương 3, phần 6, do

D.S. dịch từ bản tiếng Phạn).

LÝ DO CHỌN THỰC HÀNH ĐẠO PHẬT

M.17 Đức Phật như là người hướng dẫn xử lý các thiếu sót của con người

Đoạn kinh này phác họa tình huống của những chúng sanh chưa giác ngộ và khẩn cầu đức Phật giúp đỡ xử lý các vấn đề mà nó mô tả.

  1.  Bị bao quanh bởi con hào của khát vọng, gia cố bởi các thành lũy của kiêu hãnh, gồm tất cả trạng thái hiện hữu, pháo đài kiên cố này chính là ba cõi.48
  2. Bị đắm chìm trong bóng tối của si mêvô minh, bị thiêu đốt bởi những ngọn lửa của ba độc,49 luôn bị quyền lực của ma vương sai sử. Đây là nơi mà các đứa trẻ ngu trú ngụ.
  3.  Họ bị trói buộc bởi xiềng xích của tham ái, phá hoại hạnh

45 Người dịch: Sách CBT, trang 127 ghi “It conforms to reality by not conforming.” Sách PĐPT, trang 267 dịch là “Pháp tùy hành Như, vì không có gì tương ứng hành.”

46 Người dịch: Sách CBT, trang 127 ghi “It is rooted in the ultimate goal, as it is completely unshakeable.” Sách PĐPT, trang 267 dịch là “Pháp trụ thất tế, vì tuyệt đối bất động.”

47 Trong đạo Phật, tâm ý được tính như một giác quan cùng với mắt, tai mũi, lưỡi, thân và xúc chạm.

48 Đó là toàn bộ sự hiện hữu theo nhân duyên: Xem “ba cõi” trong phần Phụ lục.

49 Tham, sân, si.

kiểm tốt do bởi những cách lừa lọc của chúng. Bị mù quáng bởi nghi ngờtính không kiên định, họ lang thang trong các nẻo ác.

  1.  Bị trói buộc bởi ghen tị và ích kỷ, họ bị rơi vào các trạng thái hiện hữu bất hạnh như là ngạ quỷ, động vật hay trong địa ngục. Bị đàn áp bởi sanh, bệnh, già và chết, chúng lang thang, đờ đẫn trong luân hồi (bánh xe hiện hữu), do nghiệp thúc đẩy.
  2.  Mặt trăng tròn sáng của lòng bi, mặt trời rực rỡ của trí tuệ vươn lên để phá tan biển nhiễm ô, mặt trời vĩ đại ơi, xin hãy soi sáng con.50
  3.  Mặt trăng tròn của lòng đại từ, ánh sáng của trí tuệ của Ngài mang hòa bình đến cho chúng sanh, soi sáng tất cả không sót ai. Đức vua như mặt trăng, xin hãy phóng hào quang chói sáng của Ngài đến con.
  4. Pháp vương (vua của lãnh vực giáo pháp), với giáo pháp thanh tịnh là đội quân của ngài, Ngài quay bánh xe giáo pháp chân thật. Mong sao con được chuyển hóa bằng giáo pháp tuyệt vời.
  5.  Con đã thệ nguyện đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Con đang tích lũy nghiệp thiện và đức hạnh và làm việc để lợi lạc tất cả chúng sanh. Bậc Thầy vĩ đại, xin hãy bảo vệ con.
  6.  Mang áo giáp kiên trì, vung gươm trí, xin hãy giúp con tránh thảm họa trên những con đường ác của ma vương.51

(Kinh Hoa Nghiêm, Đại Chánh quyển 9, kinh số 278, tr. 688b14-c02, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

TRANH CHẤP VÀ LÒNG KHOAN DUNG

M.18 Những Bồ-tát không liên quan đến tranh chấp

Đoạn kinh này coi các Bồ-tát như những con người tạo cảm hứng bằng sự kiên trì 52 của họ khi tranh chấp diễn ra một cách bạo lực quanh họ.

50 Trong kệ này và những kệ tiếp theo đề cập đến đức Phật.
51 Người dịch: nguyên tác CBT, trang 128 “help me to avoid disaster on the evil paths of Māra.” Sách PĐPT, trang 269 ghi là “trong ác đạo ma vương , nguyện giúp con được cứu thoát.”
52 Người dịch: nguyên tác CBT, trang 128 “This passage sees bodhisattvas as inspiring people with their patience when disputes rage around them.” Sách PĐPT trang 269 ghi là cảm động nhân tâm bằng tính bao dung.”

Bồ-tát Vô Biên Trang Nghiêm (Anantavyūha) thưa hỏi đức Phật, “Kính thưa đức Thế Tôn, trong tương lai khi tranh chấp phát sinh, con người ngập tràn tham chấp sẽ hành động một cách bạo lực với nhau, ba độc sẽ hưng thịnh và giáo pháp chân thật sẽ bị gián đoạn. Vào lúc đó, các Bồ-tát vì lòng đại bi sẽ thể hiện sự kiên trì giữa các sự kiện này nhằm truyền bá giáo pháp nhưng không liên quan đến tranh chấp. Do bởi họ sẽ không liên quan đến tranh chấp, họ sẽ có khả năng bao gồm/thể hiện lòng đại từ, lòng đại bitích lũy cội rễ thiện lành.”

(Kinh Pháp Hội Vô Biên Trang Nghiêm phần 2 của Kinh Đại Bảo Tích, Đại Chánh, quyển 11, bản 310, tra. 21a11-15, p. 21a11-15, do

T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.19 Chân lý tối thượng không phải đtranh luận

Đoạn kinh này nhìn “cách mà sự vật là” - bản chất chân thật của chân lý, cũng được dịch là “như” - vượt ngoài ngôn từtranh chấp. Do đó, người ta dung hòa với nó nhằm tránh tranh chấp với người. (xin so với phần Th.17).

Này Xá-lợi-phất (Śāriputra), cách mà sự vật là chính là bản chất của thực tại. Đó là bản chất của các sự vật như chúng đang là, và không phải là bản chất như chúng không đang là. Đó là bản chất của điều mà không thể thu nhỏ hơn nữa, bất động và không dao động. Đó là bản chất của điều không chống đối, điều không tranh chấp.

Hơn nữa, này Xá-lợi-phất, người ta không thể tranh chấp cách mà sự vật là. Vì nó không thể bị tranh chấp, người ta nói đó là cách mà sự vật là. Mặc dù vậy, các Như Lai, gọi nó là bị tranh chấp. Này Xá-lợi-phất, người ta nên sẵn lòng chấp nhận sự vật theo cách như chúng là. Vậy vì sao Như Lai mô tả nó là bị tranh chấp? Này Xá-lợi­phất, đó là bởi Như Lai phản đối tất cả tranh chấp. Vì lẽ này, Bồ-tát thường tránh tất cả tranh chấp. Ngoài ra, Như Lai không bao giờ tham gia vào các tranh chấp, nên Ngài chưa bao giờnguyên nhân của một cuộc tranh chấp nào.53 Vì sao như thế? Đó là vì Như Lai

53 Người dịch: Sách CBT, trang 128 ghi “Moreover, the Tathāgata never engages in disputes, and he has never been the cause of a single dispute.,” sách PĐPT, trang 270 dịch là “Lại nữa, Như Lai không bao

không chống đối ai, nên không tranh chấp với bất kỳ ai. Mặc dù vậy, người khác thường chống đối Ngài và tranh chấp với Ngài.

(Pháp hội Bồ-tát tạng trong Kinh Đại Bảo Tích, Đại Chánh quyển 11, bản 310, tr. 283a13-21 do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

NHỮNG LỜI DẠY LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐẠT ĐẾN CỨU CÁNH

M.20 Những lời dạy không nên là đối tượng của bám chấp

Đoạn kinh này lặp lại đoạn Th.23, trong đó so sánh giáo pháp với một chiếc bè mà giúp người vượt qua một con sông từ một bên không an toàn sang bên an toàn, an tịnh (niết-bàn); người ta sử dụng giáo phápđiều này, không phải là để bám chấp vào nó một khi đã đạt được mục tiêu.

Này Tu-bồ-đề (Subhūti), Bồ-tát, một chúng sanh vĩ đại, không nên thủ đắc/nắm giữ giáo pháp, cũng không nắm giữ điều không phải là giáo pháp. Đây là điều mà Như Lai muốn nói khi Ngài thuyết rằng: “Các con nên hiểu là một bài thuyết pháp thì giống như một chiếc bè. Các con nên từ bỏ giáo pháp, nên chắc chắntừ bỏ cả điều không phải là giáo pháp.”

(Kinh Kim cương bát-nhã ba-la-mật, phần 6, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.21 Đường đến tri thức

Bồ-tát nên trưởng dưỡng nhiều phẩm tính55 của con đường đến giác ngộ, trong khi xua tan bất kỳ tư tưởng về những phẩm tính này là các thực thểthực tính, có tính nắm giữ.

Vào lúc ấy, tôn giả Tu-bồ-đề đã thưa hỏi đức Thế Tôn như vầy: “Sự toàn thiện của trí tuệ (bát nhã) thật sự thâm sâu. Không có ai trưởng dưỡng (tu) nó, không có pháp nào được trưởng dưỡng, không có nơi trưởng dưỡng và không có thực hành nào dẫn đến giờ đối nghịch tranh luận và cũng chưa từng phát khởi đối nghịch tranh luận.”
54 Người dịch: Sách CBT, trang 128 ghi “Others, though, often oppose him and dispute with him.,” sách PĐPT, trang 270 dịch là “nhưng thường hiện các hình tướng tương tợ đối nghịch tranh luận.”
55 Người dịch: Phần này nguyên tác tiếng Anh, trang 128 là: “develop many qualities of the path to awakening.” trang 271 của sách PĐPT ghi là “tu tập các công đức dẫn đến giác ngộ….”

sự trưởng dưỡng của nó. Vì sao như vậy? Đó là vì trí bát nhã hàm ẩn trong ý nghĩa của sự toàn thiện về trí tuệ thâm sâu mà thậm chí không có ít nhất một pháp thật sự tồn tại mà có thể được gọi là ai đó trưởng dưỡng, một pháp được trưởng dưỡng, một nơi trưởng dưỡng, hay một sự thực hành có thể mang đến sự trưởng dưỡng của nó.

Kính thưa đức Thế Tôn, trưởng dưỡng hư khôngtrưởng dưỡng sự toàn thiện của trí tuệ. Trưởng dưỡng tất cả pháp là trưởng dưỡng sự toàn thiện của trí tuệ. Trưởng dưỡng các pháp không có thật là trưởng dưỡng sự toàn thiện của trí tuệ. Trưởng dưỡng sự không hiện hữutrưởng dưỡng sự toàn thiện của trí tuệ. Trưởng dưỡng sự không nắm giữ là trưởng dưỡng sự toàn thiện của trí tuệ. Trưởng dưỡng sự loại trừ các sự vật là trưởng dưỡng sự toàn thiện của trí tuệ.”

(Kinh Đại bát-nhã, Đại Chánh quyển 7, bản 220, tr. 617c03-c12, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

NHỮNG LỜI DẠY ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH THEO NHIỀU MỨC ĐỘ KHÁC NHAU NHẰM THU HÚT TẤT CẢ

M.22 Đức Phật điều chỉnh những lời dạy của Ngài theo khả năng của những người nghe thuyết pháp

Trong đoạn kinh này từ bộ kinh thường được biết đến nhưKinh Pháp Hoa”(Lotus Sūtra), đức Phật nhấn mạnh là Ngài sử dụng phương tiện khéo léo để dạy người, biết rằng họ thuộc nhiều xu hướng khác nhau. Đối với những ai có xu hướng thấp kém, Ngài dạy mục tiêu là niết-bàn theo nghĩa sự giải thoát cá nhân khỏi sinh tử luân hồi. Mặc dù vậy, cách này chỉ là một trong ba cỗ xe tinh thần” (S. yāna), (xem M.64-7). Cỗ xe thứ hai được cho là dẫn đến mục tiêu trở thành đức Độc giác Phật -người có trí tuệ sắc bén, nhưng không đủ lòng bi để giảng dạy người khác có hiệu quả. Cỗ xe thứ ba dẫn đến mục tiêu trở thành đức Phật toàn giác (giác ngộ hoàn toàn), có trí tuệ và lòng bi vô lượng.56 Thật ra, đây là mục tiêuđức Phật trong Kinh Pháp Hoa dạy rằng

56 Người dịch: Sách CBT, trang 129 ghi “The third vehicle leads to becoming a perfectly awakened Bud­dha, of immense wisdom and compassion,” sách PĐPT, trang 271 dịch là “chứng đắc Phật quả viên mãn, đức Phật viên mãn đại trí và đại bi”

tất cả chúng sanh đều có thể đạt được; hai cỗ xe đầu tiên chỉ là những cỗ xe tạm thời và những mục tiêu của chúng không phải là mục tiêu có thật, cao nhất.

  1. Này Xá-lợi-phất, hãy lắng nghe. Các đức Phật, bậc đạo sư giảng dạy giáo pháp của đức Phật - là người giỏi nhất trong loài người, bằng cách áp dụng các phương tiện khéo theo trăm ngàn cách khác nhau.57
  2.  Ta đã hiểu những ý định, hạnh kiểm, những xu hướng khác nhau và những hành động tuyệt vời của vô số chúng sanh, cũng như những hành động tốt họ đã thực hiện trong quá khứ.
  3.  Ta đã khiến các chúng sanh này đến với giáo pháp bằng cách cho nhiều kiểu diễn giảigiải thích theo nhân quả khác nhau. Bằng các lý lẽ và hàng trăm ví dụ so sánh, Ta mang niềm vui đến cho chúng sanh.
  4.  Ta thuyết giảng kinh, đọc tụng các vần kệ, kể những câu chuyện, những tích chuyện tiền thân,58 tích chuyện thần thông, tóm tắt và nêu hàng trăm so sánh. Ta cũng diễn đạt bằng thể văn xuôi lẫn kệ thơ hay đẹp và bằng cách cho những chỉ dẫn.
  5. Có những người thiên về điều thấp kém, thiếu kiến thức, đã không thực hành với vô số các đức Phật, bám chấp vào luân hồi và chịu khổ đau lớn. Ta cho họ biết là có niết-bàn.
  6.  Bậc Tự Sinh (đức Phật) sử dụng phương tiện khéo nhằm giác tỉnh họ đạt đến sự hiểu biết như đức Phật, nhưng không bao giờ tuyên bố là, “Các người sẽ trở thành các đức Phật trong thế giới này.”

62. Này Xá-lợi-phất, nếu Ta đã bảo các chúng sanh trưởng dưỡng ước muốn giác ngộ,59 những chúng sanh vô minh đó tất cả sẽ đi lạc

57 Người dịch: Sách CBT, trang 129 ghi “The Buddhas, the Guides, teach the Dharma of the Buddha, the best of men, by applying skill in means in hundreds of different ways.” Sách PĐPT, trang 272 dịch là “bằng vô số trăm nghìn phương tiện thiện xảotuyên thuyết Phật Pháp, các vị Vô Thượng Đại trượng phu.”

58 Những câu chuyện về những kiếp sống trước của đức Phật.

59 Sự giác ngộ của đức Phật.

hướng và không bao giờ nắm bắt được ý nghĩa của những lời khéo thuyết của Ta.

  1.  Ta hiểu họ như thế nào, những chúng sanh đó chưa trải qua thời gian lâu cho việc thực hành trong những kiếp sống trước của họ. Họ bị ám ảnh bởi các khoái lạc giác quan, tham ái, bị chao đảo bởi tâm đầy si mê.
  2.  Họ rơi vào những cảnh giới hiện hữu thấp hơn do khát khao dục lạc, tâm họ bị hành hạ trong sáu cõi hiện hữu. Hết lần này đến lần khác, họ lấp đầy các nghĩa địa. Chỉ có chút ít nghiệp thiện, họ bị khổ đau lấn áp.
  3.  Họ mãi bị mắc vào rất nhiều quan điểm sai lầm, nghĩ rằng “Có. Không có. Nó là như vậy. Nó không phải là như vậy.” Họ dựa vào sáu mươi hai60 loại tà kiếnmắc kẹt trong điều không thật/sự giả dối.
  4.  Họ khó thanh tịnh mình, kiêu hãnh, lừa lọc, quanh co, dối trá, không hiểu biết và không chín chắn. Ngay cả trong vô số kiếp sống, họ chưa bao giờ nghe được giọng nói kỳ diệu của đức Phật.
  5.  Này Xá-lợi-phất, Ta sử dụng phương tiện khéo để bảo họ “Hãy chấm dứt khổ đau.” Ta thấy rằng các chúng sanh bị khổ đau đè nén, thế nên Ta cho họ biết có niết-bàn.
  6. Ta bảo họ rằng tất cả pháp ngay từ ban đầu thường hằng phúc lạchoàn toàn an tĩnh và là người kế thừa của một đức Phật nếu hoàn thành sự thực hành của họ, trong tương lai, sẽ trở thành một Đấng Chiến Thắng.
  7.  Ta cho họ biết có ba thừaứng dụng của phương tiện khéo léo, nhưng chỉ có duy nhất một thừa và một giáo lý. Bậc đạo sư chỉ có một lời dạy duy nhất.

(Kinh Diệu pháp liên hoa, chương 2, kệ 42-47, kệ 62-69, do D.S. dịch tiếng Anh).

60 Con số 62 (P. dvāaṣṭi) có lẽ được chọn ở đây chỉ tính tương tự về ngữ âm với cụm từ “Nó là như vậy. Nó không phải là như vậy.” (P. tathāsti nāsti) đứng ngay trước nó. Nó cũng có thể là sự đề cập đến 62 loại tà kiến được liệt kê trong Kinh Phạm võng trong Kinh Trường bộ.

KIM CƯƠNG THỪA

CÁC ĐẶC TÍNH CỦA GIÁO PHÁP

V.7 Kiểm chứng những lời dạy

Đoạn kinh này cho rằng lời dạy của đức Phật nên được đánh giá khách quan61, hơn là chỉ tin tưởng một cách mù quáng. Đó là từ tác phẩm của vị tăng-học giả Tông Trung Quán của Ấn Độ là Ngài Tịch Hộ (Śāntarakita (năm 680-740), người đã giúp thành lập đạo Phật tại Tây Tạng.

Này các thầy, những ai thông thái nên áp dụng điều Ta thuyết sau khi đã xem xét nó, không phải chỉ vì sự tôn kính - cũng như người thử vàng bằng cách bỏ nó vào lửa, cắt nó ra và chà xát nó.

(Tuyển tập về hiện thực kệ 3588, do D.S. dịch tiếng Anh).

V.8 Hạnh phúc chân thật chỉ có thể đạt được qua sự giác ngộ trực tiếp về giáo pháp

Milarepa (Mi la ras pa, sinh năm 1052, mất năm 1135) là một trong các hành giả du-già và nhà thơ nổi tiếng nhất của Tây Tạng. Ngài đã là học trò của dịch giả vĩ đại Marpa (sinh năm 1012, mất năm 1097) và là một nhân vật chính trong lịch sử của dòng Kagyupa của Phật giáo Tây Tạng. Ngài nổi tiếng nhất bởi những bài thơ được sáng tác ngẫu hứng của mình, những bài này được sưu tầm nhiều thế kỷ sau khi Ngài mất, trong Trăm ngàn bài ca của Milarepa (Mila Gurbum).”62 Đoạn dưới đây so sánh niềm hạnh phúc của hành giả mật tông chân thật với sự bất hạnh của những người thực hành giáo pháp giả mạo và hay khoe khoang là một trong những bài ca nổi tiếng nhất của Ngài. Điểm chính của bài ca này là niềm hạnh phúc chân thật chỉ có thể được đạt đến qua sự giác ngộ trực tiếp về giáo pháp.

61 Người dịch: Sách CBT, trang 130 ghi “This passage holds that the Buddhas teaching should be critically assessed.” sách PĐPT, trang 273 dịch là “Phật Pháp nên được tiếp nhận một cách có phê phán…” Từ điển Oxford online định nghĩa “critically” làin a way that involves making fair, careful judgements about the good and bad qualities of somebody/something.”

62 Về bản dịch tiếng Anh, xem Trăm ngàn bài ca của Milarepa (The Hundred Thousand Songs of Milarepa), do Garma C.C. Chang (HSM) dịch. Xem trang 459–461 cho đoạn này. Người dịch: Sách CBT, trang 130 ghi “Mila Gurbum” theo Princeton Dictionary of Buddhism trang 541 nghĩa là “Trăm ngàn bài ca của Milarepa,” sách PĐPT, trang 274 dịch là “ở Mila Gurbum.”

Biết được bản chất của chính mình và hiểu sự vật như chúng là, hành giả du-già (yogi) luôn hạnh phúc. Theo đuổi những ảo ảnhhành hạ chính mình với khổ đau, “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

An nghĩ trong trạng thái tâm không nỗ lực, hoàn hảo về “chỗ ngồi tự nhiên không thay đổi”63 của mình, hành giả du-già luôn hạnh phúc. Chạy theo những cảm giác của mình, làm mồi cho những tham ái và thù ghét, “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

Sau khi giác ngộ tất cả kinh nghiệm về Pháp thân,64 sau khi chấm dứt mọi sợ hãi, hy vọngnghi ngờ, hành giả du-già luôn hạnh phúc. Nói ba hoa, vô nghĩa, không chế ngự tám mối bận tâm thế gian,65 nên “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

Sau khi đã hiểu mọi thứ đều từ tâm, xem các kinh nghiệm của mình như người giúp đỡ thân thiện, hành giả du-già luôn hạnh phúc.66 Lãng phí cuộc sống con người cho những thứ tản mạn chỉ dẫn đến việc hối tiếc nó vào lúc chết, nên “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

Bản thân đã có sự giác ngộ đầy đủ, đã chấp nhận bản chất của sự vật như chúng là67, hành giả du-già luôn hạnh phúc. Tâm chứa đầy ước muốn, khát khao và mong mỏi vật chất, “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

Đã có trải nghiệm liên tục về giác ngộ qua buông xả các khái niệm khi chúng sinh ra, hành giả luôn hạnh phúc. Tin tưởng vào ngôn từ thế gian, không hiểu bản chất của tâm, “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

Đã từ bỏ tất cả việc thế gian, không chấp chặt theo bất kỳ mục tiêu nào, hành giả du-già luôn hạnh phúc. Bảo vệ vợ con và quyến

63 “Chỗ tự nhiên không thay đổi” là bản chất của tâm (Xem V.70).

64 Xem phần giới thiệu như trên của Kinh M.9.

65 Tám mối bận tâm thế gian là bốn đôi của được và mất, vui và khổ, khen và chê, danh tiếngtai tiếng.

66 Người dịch: Sách CBT, trang 130 ghi “taking all his experience as a friendly helper, the yogi is always happy.” Sách PĐPT, trang 275 dịch là “gặp ai cũng là bạn…”

67 Thành ngữ “chỗ tự nhiên của sự vật như chúng là” đề cập đến trạng thái tâm tự nhiên và pháp/hiện tượng trong bản chất của tâm.

thuộc bằng cách chính mình chịu thay vô số khốn khổ,68 “người thực hành Pháp” luôn khổ sở.

Đã từ bỏ bám chấp, đã giác ngộ mọi thứ đều huyễn ảo, hành giả du-già luôn hạnh phúc. Đã đi con đường tản mạn, buộc thân và tâm thành nô lệ (của tản mạn),69 “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

Đã đi trên đường đạo và các giai đoạn/địa (Bồ-tát) bằng cưỡi ngựa tinh tấn, hành giả du-già luôn hạnh phúc. Bị xiềng xích bởi lười biếng, bị neo đậu trong biển luân hồi, nên “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

Đã xóa tan các khái niệm sai lầm qua học hỏiquán chiếu, xem cảnh tượng trong tâm,70 hành giả du-già luôn vui vẻ. Ngoài miệng thì nói thực hành Pháp, trong khi lại hành động bất thiện, nên “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

Đã chấm dứt mọi sợ hãi, hy vọngnghi ngờ, sống không gián đoạn trong trạng thái bẩm sinh (của tâm), hành giả du-già luôn hạnh phúc. Bị xỏ mũi dẫn đi, sợ mất thể diện và sống theo ý (người khác),71 nên “người thực hành Pháp” luôn bất hạnh.

Sau khi đã từ bỏ tất cả mọi thứ trên thế giới, luôn thực hành giáo pháp thiêng liêng, hành giả du-già luôn hạnh phúc.

(Trăm ngàn bài ca của Milarepa, trang 224-225 do T.A. dịch tiếng Anh).

V.9 Những khó khăn chính là những phúc lạc ngụy trang khiến người ta đến với Pháp.

Đoạn này là một kệ nổi tiếng, được trích trong Những lời của bậc Thầy hoàn hảo của tôi của Longchenpa (1308-1364), một bậc thầy nổi bật và là tác giả của Tăng đoàn Nyingmapa.

68 Người dịch: Sách CBT, trang 131 là “through taking upon himself loads of misery,” sách PĐPT, trang 275 ghi là “cân đong tích tụ của.”

69 Người dịch: Sách CBT, trang 130 ghi “Having entered the path of distraction, binding his body and mind into servitude, the “Dharma-practitioner” is always unhappy.,” sách PĐPT, trang 275 dịch là “tâm loạn theo buông lung, thân tâm nô lệ dục…”

70 Nhìn mọi thứ xuất hiện trong tâm như màn trình diễn ảo thuật.

71 Người dịch: Sách CBT, trang 130 ghi “Being led by the nose, saving face and living in conformity (with others),” sách PĐPT, trang 275 dịch là “bị xỏ mũi lôi đi, ngoan ngoãn theo thói đời.”

Bị đè nén bởi sự thù hận, chúng ta đến với giáo pháp và tìm con đường giải thoát; xin cảm ơn các bạn, những người làm hại!

Bị ảnh hưởng bởi đau khổ, chúng ta đến với giáo pháptìm thấy phúc lạc vĩnh cữu; xin cám ơn bạn, sự đau khổ!

Bị quỷ đánh, chúng ta đến với giáo pháptìm thấy sự không hãi sợ; xin cám ơn, những linh hồn xấu ác!

Bị người khác ghét bỏ, chúng ta đến với giáo pháptìm thấy sự an lạc chân thật; xin cám ơn bạn, những kẻ thù!

Bị tai nạn làm đau khổ, chúng ta đến với giáo pháptìm thấy con đường không thay đổi; xin cám ơn bạn, những thiên tai!

Bị người khác khiêu khích, chúng ta đến với giáo pháptìm thấy ý nghĩa cốt lõi; xin cám ơn các bạn, những kẻ khiêu khích!

Để trả ơn lòng nhân từ của bạn, Tôi hồi hướng công đức của tôi cho bạn!

(Những lời của bậc thầy hoàn hảo của tôi, trang 289-290, do T.A. dịch tiếng Anh).

NHỮNG BÀI THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP CÔ ĐỌNG

V.10 Đèn soi nẻo giác

Đèn soi nẻo giác (S. Bodhi-patha-pradīpa) là một tác phẩm có tầm quan trọng tối cao trong lịch sử Phật giáo Tây tạng. Tác giả của nó là bậc thầy vĩ đại Atiśa (982-1054), còn được biết như là Nhiên Đăng Cát Tường Trí (Dīpakara Śrījñāna), người đã dẫn đầu sự phục hồi đạo Phật ở Tây Tạngđược gọi là sự phổ biến hậu kỳ của giáo pháp. Là vị tăng trưởng lão đáng kính và là học giả tại Đại học - Tu viện Vikramaśīla vĩ đại, Ngài được mời đến Tây Tạng vào những năm cuối đời của Ngài. Những hoạt động hoằng pháp của Ngài dẫn đến sự hình thành một Tăng đoàn mới là Tăng đoàn Kadampa.72 Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ngài, đã được dịch toàn bộ trong quyển sách này, là một tóm tắtđọng về quan niệm của con đường đạo Phật của Đại

72 Người dịch: Sách CBT, trang 131 ghi “the formation of a new religious order, that of the Kadampas,” sách PĐPT, trang 276 dịch là .” Sự hình thành một trật tự tôn giáo mới, của phái Kadampa.”

thừa hậu kỳ và Kim cương thừa nhưđã được truyền bá vào Tây Tạng thời gian đó.73

PHẦN GIỚI THIỆU

Kính lễ pháp vương tử, Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī)74 !

  1.  Con đảnh lễ với lòng đại tôn kính đến tất cả các Đấng Chiến Thắng của ba đời, đến giáo pháp của các Ngài và đến Tăng đoàn. Được vị đệ tử giỏi là Ánh Sáng Giác Ngộ75 đề nghị, con sẽ thắp sáng ngọn đèn cho con đường đến giác ngộ.
  2.  Người ta nên biết là có ba kiểu người: Thấp kém, trung bình và cao thượng. Tôi sẽ mô tả từng kiểu phân loại và giải thích những đặc điểm phân biệt về họ.
  3.  Kiểu người thấp kém nhất được xem là người làm mọi cách không tìm kiếm thứ gì khác ngoài những khoái lạc của luân hồi cho chính mình.76
  4.  Bất kỳ ai chỉ tìm kiếm sự an tịnh cho chính mình, bằng cách từ bỏ những dục lạc thế gian và không làm điều ác, là kiểu người trung bình.
  5.  Người mà không muốn thứ gì khác hơn là thật sự chấm dứt khổ đau của người khác, như thể là khổ đau của chính mình, được gọi là “cao thượng.”

ĐÁNH THỨC TÂM GIÁC NGỘ

6. Tôi sẽ giải thích những phương pháp chân thật được các bậc thầy tâm linh giảng dạy cho những chúng sanh xuất sắc mà tìm kiếm sự giác ngộ tối thượng.77

73 Những kệ gốc của tác phẩm này được kèm theo một tự bình luận mở rộng. 74 Vị Bồ-tát của trí tuệ. 75 Tăng sĩ Phật giáolãnh đạo của Vương quốc Guge của phía Tây của Tây tạng, người đã mời

ngài Atiśa đến Tây tạng. Người dịch: Sách CBT, trang 132 ghi “Urged by the good disciple Awakening Light…,” sách PĐPT, trang 277 dịch là “Do đệ tử Bồ-đề Quang…”

76 Người dịch: Sách CBT, trang 132 ghi “as someone who in every way seeks for himself nothing more than the pleasures of saṃsāra;” sách PĐPT, trang 277 dịch là “luôn tìm mọi phương tiện, chỉ lợi ích mình, chỉ theo vui sanh tử.”

77 Đó là kiểu người cao thượng mà đạt giác ngộ nhằm giúp tất cả chúng sanh.

  1.  Nhìn thấy hình ảnh của một đức Phật toàn giác, một tháp,78 hãy cúng dường hoa, hương, hay bất kỳ vật chất gì mà bạn có.
  2.  Với nghi lễ bảy-phần được dạy trong “Hạnh Phổ Hiền”79 và với ý định không bao giờ thối lui cho đến khi bạn đạt đến cốt lõi của giác ngộ.
  3.  Với niềm tin mạnh mẽ vào Ba Ngôi Báu (Phật, Pháp, Tăng), quỳ gối, chấp tay của các bạn với nhau, trước tiên hãy nương tựa80 (Phật, Pháp, Tăng) ba lần!
  4. Rồi, trước hết rải tâm từ bi với tất cả chúng sanh, hãy xem xét họ không sót một ai, đều phải chịu những khổ đau của sanh, chết và vân vân trong ba cõi thấp. 81
  5. Kế đến, với mong ước giải thoát chúng sanh khỏi khổ đau­khỏi tất cả khổ đau và nguyên nhân của khổ đau-khơi dậy tâm giác ngộ,82 cam kết hoàn toàn không bao giờ thối lui.
  6. Những phẩm tính tốt của khơi dậy một tâm ước nguyện trong sáng đã được đức Di-lặc giải thích cặn kẽ trong “Kinh Hoa Nghiêm.
  7.  Đã đọc bản kinh đó, hay đã nghe được nó từ bậc thầy của bạn, hãy nghĩ về những đặc tính tốt vô lượng của tâm giác ngộ (bồ­đề tâm), rồi đánh thức lần nữa và lần nữa để phát triển nó hơn nữa.
  8.  Những phước (lợi ích theo nghiệp) đã được dạy kỹ trong “Kinh Bồ-tát Dũng Thí thưa hỏi.” Như được tóm lược trong đó chỉ gồm ba khổ thơ, Tôi sẽ trích dẫn ở đây, như sau:

78Một lăng mộ thờ xá-lợi thân: Xem Th.94. Chúng cũng có thể chứa các bản kinh Phật coi như là “xá lợi-Pháp.”

79 Phẩm “Hạnh Phổ Hiền” của kinh Hoa Nghiêm là nguồn tài liệu chính cho sự thực hành Đại thừa chuẩn “nghi lễ bảy phần” – bao gồm sự lễ lạy các bậc giác ngộ, cúng dường họ, sám hối trước họ, tùy hỷ với những phẩm tính tốt của họ, thỉnh chư Phật chuyển bánh xe giáo pháp, khẩn cầu các Ngài không nhập niết bàn vô dư (niết bàn không còn thân thể) để các Ngài có thể tiếp tục giảng thuyếthồi hướng tất cả nghiệp thiện cho sự toàn giác.

80 Xem Th.93 và M.49–50. 81 Thế giới của súc vật, “ngạ quỷ” và chúng sanhđịa ngục. 82 Bồ đề tâm tiếng Sanskrit là Bodhicitta theo nghĩa ước nguyện đạt Phật quả đầy đủ vì lợi ích của tất

cả chúng sanh. Xem V.33(V.33).

  1.  “Phước của tâm bồ đề to lớn như thế nào? Nếu nó có hình dạng, chắc nó sẽ lấp đầy hoàn toàn không gian và thậm chí nó sẽ vượt ra ngoài cả không gian.
  2.  Nếu ai đó lấp đầy các cõi Phật nhiều như các sông Hằng bằng châu báucúng dường chúng cho các Đấng Bảo Vệ của Thế giới này.
  3.  Tuy thế nếu có ai cúng dường bằng cách chấp tay lại với nhau và hướng tâm vị ấy về giác ngộ thì phước của người này sẽ vượt trội hơn phước của người trước (lấp đầy và cúng dường châu báu…), bởi vì phước đó không bao giờ hết.”

THỌ LÃNH GIỚI BỒ-TÁT NHẰM THỰC HÀNH CAM KẾT VỚI TÂM GIÁC NGỘ

  1.  Đã khơi dậy tâm ước nguyện trong sáng cho sự giác ngộ, hãy nỗ lực nhiều để phát triển nó hết sức. Quan sát đầy đủ sự rèn luyện như đã được chỉ dạy để bạn ghi nhớ nó vào tâm trong các kiếp sống tương lai nữa.
  2. Không có lời thệ cam kết với tâm giác ngộ, ước nguyện chân thật của bạn sẽ không tăng trưởng. Thế nên, nếu bạn muốn phát triển ước nguyện của bạn đạt giác ngộ hoàn toàn, quả quyết điều đó bằng cố gắng vì lợi ích của nó.
  3.  Những ai luôn giữ bất kỳ lời thệ nào khác trong số bảy83 (lời thệ) biệt giải thoát sẽ có may mắn có khả năng thọ lãnh giới Bồ-tát­những người khác thì không có.
  4.  Từ bảy loại giải thoát riêng/biệt giải thoát do đức Như Lai đã dạy (những lời thệ), chính những lời thệ của hành vi sống độc thân - đó là những lời thệ của tu sĩ - mà Ngài gọi là tuyệt vời nhất.
  5.  Lãnh thọ lời thệ/giới (Bồ-tát) từ vị thầy tâm linh với những phẩm chất chân thật, theo như nghi lễ đã mô tả trong chương “Giữ đạo đức” của “Các giai đoạn/địa của Bồ-tát.”
  6.  Một bậc thầy tâm linh giỏi được biết như là người mà khéo trong nghi lễ truyền giới, chính vị ấy thực hành giới và có sự tự tin và lòng bi nhằm khuyên bảo họ.
  7. Trong trường hợp bạn không thể tìm thấy vị thầy tâm linh như thế, mặc dù bạn đã cố gắng tìm, có một nghi lễ chân thật khác để lãnh thọ giới mà bây giờ, Tôi sẽ giải thích.
  8. Vì điều đó, ở đây, Tôi sẽ mô tả rất rõ ràng cách mà Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi đã phát tâm bồ đề của Ngài trong quá khứ, khi đó Ngài được gọi là Aṃbarāja, như được dạy trong “Kinh Trang hoàng Quốc độ Phật của Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi:”
  9.  “Với sự hiện diện của những người bảo vệ tôi, Tôi khơi dậy tâm giác ngộ hoàn toàn và mời tất cả chúng sanh làm khách của tôi, Tôi nguyện giải thoát họ khỏi luân hồi.
  10. 10.  Từ nay trở đi cho đến khi đạt được sự giác ngộ thanh tịnh, Tôi sẽ không nuôi dưỡng ý nghĩ ác, giận dữ, thù hận hay ganh tị.

11. Tôi sẽ thực hành hạnh độc thân, từ bỏ tất cả điều ác và dục lạc (thế gian) và sẽ rèn luyện theo gương đức Phật bằng cách vui mừng với những lời thệ của giới luật.

  1.  Tôi sẽ không nhanh chóng đạt giác ngộ cho chính mình, mà ở lại cho đến tận cùng thời gian vì lợi ích của chỉ một chúng sanh.84
  2. 13.  Tôi sẽ tịnh hóa vô lượng, vô số quốc độ85 và ở bất kỳ nơi nào, ở mọi hướng, vì lợi ích của tất cả những ai gọi tên tôi.
  3. 14.  Bằng mọi cách, Tôi sẽ tịnh hóa các hành động của thân và lời nói, cũng như tâm ý tôi; Tôi sẽ không thực hiện những hành động bất thiện nào.”
  4. 15.  Sống theo bồ đề tâm (lời thệ cam kết với tâm giác ngộ), nguyên nhân của sự thanh tịnh hoàn toàn về thân thể, lời nói và tâm

83 Bảy loại lời thệ về giới dành cho năm chúng xuất gia (năm hạng tu sĩ): Sa-di và Sa-di-ni, Thức-xoa ma-na, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni và dành cho cư sĩ nam, cư sĩ nữ. Xem V.48.

84 Người dịch: Sách CBT, trang 133 ghi là “for the sake of but one sentient being.;” bản tiếng Việt PĐPT, trang 279 ghi là “không vì tự lợi lạc, mà vì thảy chúng sanh.” 85 Nghĩa là làm thanh tịnh các thế giới của chúng sanh thành các Phật quốc.

ý, rèn luyện tốt chính bạn trong ba tụ giới86, nên sự tôn kính của bạn dành cho ba tụ giới sẽ tăng lên.

33. Do đó, bằng thực hiện sự nỗ lực trong các lời thệ của các Bồ-tát vì sự giác ngộ đầy đủ, thanh tịnh hoàn toàn, bộ tư lương (sưu tầm) (các phẩm chất tốt) cho sự toàn giác sẽ được thực hiện đầy đủ.

SỰ PHÁT TRIỂN THIỀN CHỈ (P. ŚAMATHA)ĐẠT THẦN THÔNG (CÁC NĂNG LỰC CAO SIÊU)

  1.  Tất cả các đức Phật đã khẳng định rằng các bộ tư lương (sưu tầm) phước đứctrí tuệ87 không thể được hoàn thành mà không có sự phát triển của thần thông.88
  2.  Cũng như một con chim không thể bay trong bầu trời cho đến khi các cánh của nó được phát triển đầy đủ, bạn cũng không thể phục vụ cho lợi ích của chúng sanh nếu như bạn thiếu sức mạnh của thần thông.
  3.  Phước đức đạt được trong một ngày của người có thần thông không thể đạt được bởi người không có thần thông, ngay cả trong một trăm kiếp sống.
  4.  Bất kỳ ai muốn nhanh chóng hoàn thành các bộ tư lương (sưu tầm) cho sự giác ngộ hoàn toàn sẽ đạt được thần thông qua sự nỗ lực, hơn là lười biếng.
  5.  Không có sự đạt được thiền chỉ,89 thần thông sẽ không phát sinh. Do đó, tiếp tục cố gắng lặp lại để đạt được thiền chỉ.
  6.  Nếu như bạn thờ ơ với các thành phần của thiền chỉ, cho dù bạn đặt nhiều nỗ lực vào thiền định, bạn không thể đạt được thiền an định thậm chí trong một thiên niên kỷ.
  7.  Do đó, duy trì các yếu tố đã được dạy trong “Chương Trang

86 Những cái này là: nhiếp luật nghi giới (tụ giới về giữ lời thệ của mình), nhiếp thiện pháp giới (tụ giới về đạt những lợi ích về nghiệp) và nhiêu ích hữu tình giới (tụ giới về giúp đỡ người khác) (Xem LP trang 96–7). Xem Kim cương thừa/V.46–8.

87 Hai sự tích lũy cần thiết cho việc đạt Phật quả đầy đủ chân thật. 88 Xem Th.141. 89 Thiền chỉ (An trú tĩnh lặng) phát triển định an chỉ: Xem Th.132 và 140.

bị thiền định,”90 hãy để tâm bạn lành mạnh đối với bất kỳ đối tượng nào của thiền định mà bạn thích hơn.

SỰ TOÀN THIỆN VỀ TRÍ TUỆ

  1.  Khi hành giả du-già đã hoàn thành thiền chỉ thì cũng đạt được thần thông. Tuy nhiên, nếu không có sự thực hành của trí tuệ, những che chướng không thể nào bị diệt trừ hết.
  2.  Do đó, nhằm loại bỏ tất cả che chướng về cả hai loại lý trí và tình cảm91, hành giả du-già nên luôn trưởng dưỡng sự toàn thiện về trí tuệ cùng với phương pháp (thực hành) (đúng).
  3.  Bởi vì trí tuệ mà không có phương phápphương pháp mà không có trí tuệ thì cả hai đều được giảng dạy là sự trói buộc (đối với luân hồi). Do đó, không từ bỏ phương pháp hoặc trí tuệ hoặc phương pháptrí tuệ.
  4.  Nhằm loại trừ nghi ngờ liên quan đến điều gì là trí tuệ và điều gì là phương pháp, Tôi sẽ làm rõ sự khác biệt thật sự giữa phương pháptrí tuệ.
  5.  Ngoài trừ sự toàn thiện về trí tuệ, mỗi loại thực hành lành thiện - chẳng hạn như sự toàn thiện về bố thí (bố thí ba la mật) - thì được các Đấng Chiến Thắng (các đức Phật) gọi là một “phương pháp.”
  6. Bất kỳ ai trưởng dưỡng trí tuệ được gia thêm sức mạnh bởi sự trưởng dưỡng phương pháp sẽ nhanh chóng đạt được sự giác ngộ. Bất kỳ ai trưởng dưỡng chỉ về không có thực thể (không ngã) sẽ không đạt.92
  7.  Giác ngộ (năm) phạm trù của hiện hữu,93 (mười hai) xứ và

90 Samādhi-sabhāra-parivarta, một tác phẩm của Ngài Giác Hiền (Bodhibhadra) (một trong những vị thầy chính của Ngài Atiśa tóm lược các yếu tố như sau: (1) xuất ly thế gian, (2) chuẩn bị qua nghiên cứu, (3) tránh các hành động chưa chín chắn, (4) từ bỏ âu lo, (5) không hài lòng về thế giới, (6) chánh niệm về phước, (7) sự chăm chỉ, (8) kết hợp thiền chỉ và thiền quán/tỳ-bát-xá-na (vipaśyanā) và

(9) phương tiện kiên trì trong những điều đã liệt kê ở trên (LP trang 120).
91 Những phiền não về tình cảm trở ngại sự giải thoát và những sai sót về lý trí trở ngại sự toàn tri.
92 Sự trưởng dưỡng trí tuệ có nghĩa là thiền quán về không có các thực thể hiện tượngcon người

(không ngã) (Xem *V.75–6).
93 Các tiến trình thể chấttinh thần tạo nên con người.

(mười tám) giới94 là không sinh ra, nhận thức tánh không về hiện hữu nội tại của chúng (không tự tánh) - đây là điều mà được đề cập là “trí tuệ toàn thiện.”

  1.  Một điều gì đó (đã) hiện hữu (theo cách vật chất) không thể được sinh ra, cũng không phải điều gì đó không hiện hữu, giống như hoa đốm. Cả hai không thể xảy ra, bởi vì nó sẽ phải chịu cả hai lỗi đó.95
  2.  Những thứ không được sinh ra từ chính chúng, hay từ thứ gì khác, hay từ cả hai. Chúng cũng không được sinh ra mà không có lý do gì, nên chúng không có bất kỳ nhận diện nào của chính chúng (không ngã).
  3.  Hơn nữa, khi bạn phân tích các hiện tượng bằng (phương pháp của) “một và nhiều,”96 bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ thực thể thực chất nào, nên sẽ chắc chắn không có tự tánh.
  4. Bản chất của sự vật đã được chứng minhtánh không trong “Bảy mươi vần kệ về Tánh không” (Long Thọ) và “Luận Trung Quán (Luận cơ bản về trung đạo (MMK).”
  5.  Ở đây, tôi không giải thích chi tiết lý lẽ, bởi vì nếu làm thế, tác phẩm của tôi sẽ trở nên quá dài, nhưng đã trình bày (tánh không) như một nguyên lý thuần túy vì lợi ích của trưởng dưỡng thiền định.
  6.  Do đó, đã không tìm thấy bất kỳ sự hiện hữu nội tại trong bất kỳ hiện tượng nào, sự trưởng dưỡng về (tuệ giác) của tánh không là sự trưởng dưỡng thật sự của trí tuệ.

VƯỢT QUA KHÁI NIỆM HÓA

54. Cũng như trí tuệ không thể nhìn thấy bất kỳ tự tánh trong

94 Các xứ (các giác quan và đối tượng của chúng) cộng thêm kiểu ý thức tương ưng.

95 Xem V.75, “Thiền định về tánh không hay không tự tánh” của Gampopa, trong đó dòng suy luận giống như vậy (căn cứ trên sự lệ thuộc lẫn nhau của hai khái niệm “nguyên nhân” và “kết quả”) được sử dụng nhằm chứng minh việc không có ngã (thiếu nhận dạng cá nhân).

96 Ví dụ cổ điển là khái niệm của một “nguyên tử” được nhận thấy là không phải “một” cũng không phải “nhiều:” “một” nguyên tử không thể được tìm thấy bởi vì bất kỳ thứ gì mở rộng về không gian (hay thời gian) thì có thể phân chia vô hạn, nên nếu không có “những cái một,” sẽ không thể có “nhiều” (Xem V.76).

bất kỳ điều gì, cũng vậy, chính trí tuệ đó nên được phân tích rồi được trưởng dưỡng theo không khái niệm.

  1.  Luân hồi xuất phát từ sự khái niệm hóa - nó bao gồm những tư tưởng có tính khái niệm. Do đó, từ bỏ tất cả tư tưởng là niết-bàn cao thượng nhất.97
  2.  Đấng Thế Tôn cũng đã cho rằng: “Khái niệm hóa là sự vô minh vô hạn khiến bạn rơi vào biển luân hồi. An trú trong thiền định an chỉ không tư tưởng, tâm không khái niệm chiếu sáng như bầu trời.”98
  3.  Ngoài ra, trong “Đà-la-ni dẫn đến sự Không khái niệm,” Ngài cho rằng “Nếu các Bồ-tát có thể nhận biết giáo pháp chân thật này mà không có tư tưởng, họ sẽ siêu vượt được tính khái niệm rất khó để vượt qua, nên dần dần sẽ đạt được trạng thái không khái niệm.
  4.  Đã xác minh bằng kinh điển và lý luận rằng các hiện tượng không được sinh ra, cũng không có tự tánh, bạn nên trưởng dưỡng sự giác ngộ đó mà không có khái niệm.

NHỮNG KHÍA CẠNH MẬT TÔNG CỦA CON ĐƯỜNG

  1.  Một khi bạn đã làm quen chính bạn với điều đó (trạng thái không khái niệm), bạn sẽ đạt đến các giai đoạn của “Noãn” và vân vân,99 rồi (các địa Bồ-tát) của “Hoan hỷ”,100 nên không bao lâu, bạn sẽ trở thành vị Phật đã giác ngộ.
  2.  Nếu muốn hoàn thành các tư lương (sưu tầm) cho giác ngộ một cách dễ dàng bằng sức mạnh của tám thành tựu như thành tựu của một chiếc lọ tuyệt vờivân vân.101

97 So sánh Luận Trung quán (Tham chiếu MMK) XVIII.5: “khi hành động và hữu lậu được tiêu trừ thì có sự giải thoát. (Tuệ giác với) tánh không chấm dứt sự hý luận của hành động và hữu lậu mà đến từ sự hý luận của tư tưởng khái niệm.”

98 Không xác minh được nguồn tài liệu nào.

99 Các giai đoạn/địa (người dịch: bốn gia hạnh trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm) của hơi nóng (Noãn địa), đỉnh (Đảnh địa), kiên nhẫn (Nhẫn địa )và giáo pháp tối thượng (Thế Đệ Nhất địa ) là bốn giai đoạn/địa liên tiếp trên con đường kết nối, trong đó người ta “kết nối” với mười địa của vị Bồ-tát trên con đường thánh.

100 Hay là “hoan hỷ” (S.pramudita), tên của địa thứ nhất trong mười địa Bồ-tát.

101 Trong số nhiều “thành tựu vĩ đại” được liệt kê trong các bản văn Kim cương thừa, bộ tám thành tựu được đề cập ở đây là chiếc lọ tuyệt vời (ước gì được đó), đi nhanh, kiếm vô địch (bất khả chiến bại), độn thổ (đi dưới lòng đất), tàng hình và còn lại (Xem LP trang 167 và 184 số.7). Một số thành tựu này tương tợ như “những thần thông” được liệt kê trong các kinh văn Thượng tọa bộ (Xem *L.35 và *Th.48 và 141).

  1.  Qua các hành động bình định, làm phong phúvân vân, được hoàn thành bởi chính lực của thần chú;102 và nếu bạn muốn thực hành thần chú bí mật như được giải thích trong loại nghi quỹ Hành động, Biểu diễn và các loại nghi quỹ khác.103
  2. Rồi, nhằm để nhận được sự quán đảnh của vị thầy,104 hãy làm hài lòng bậc thầy đáng kính của bạn (đạo sư) bằng cách cúng dường sự phục vụ và những món quà quí giá, cũng như vâng lời dạy của thầy.
  3.  Một khi, do đã làm hài lòng vị thầy của bạn, bạn đã được trao tặng sự quán đảnh hoàn toàn đầy đủ của thầy, bạn hoàn toàn được thanh tịnh về những hậu quả của những ác nghiệp (quá khứ) và sẵn sàng hoàn thành những thành tựu thật sự.
  4.  Quán đảnh bí mậtquán đảnh trí tuệ105 không thể được trao cho những ai giữ phạm hạnh (giới độc thân) bởi vì nó được nghiêm cấm trong “Tantra Vĩ đại của đức Phật Nguyên thủy.
  5.  Nếu họ đã nhận được những quán đảnh như thế, những ai an trú trong phạm hạnh khắc khổ sẽ thực hiện điều mà bị cấm, nên lời thệ của họ về khổ hạnh sẽ bị hư hoại, khuyết hở.
  6.  Những ai sống giữ giới (tu sĩ) sẽ phải chịu những sa sút là sự thất bại của họ.106 Họ chắc chắn bị rơi vào một tái sinh thấp kém và không bao giờ đạt thành tựu.
  7.  Nếu bạn đã nhận được quán đảnh của thầy và bạn biết về tánh không thì không có lỗi trong việc lắng nghe và giải thích các

102 Bốn loại hoạt độngtỉnh giác được triển khai trên con đường của Kim cương thừa (cả hai thuật ngữ Tantra và Mantra đều được sử dụng thay đổi cho nhau khi nói về Kim cương thừa) là những hoạt động của bình định, làm phong phú, thu hút (hấp dẫn) và phá hủy.

103 Bốn loại nghi quỹ/tantra theo các trường phái mới của Phật giáo Tây tạngtantra hành động (kriyā-tantra), tantra hạnh kiểm (caryā-tantra), tantra du-già (yoga-tantra) và tantra tối thượng (anuttara­tantra). Chúng đại diện cho các mức độ hiểu biết thâm sâu tăng dần mà người có tâm bồ đề, với mỗi mức độ có những thực hành riêng khác nhau. Đó là hai loại đầu tiên mà được đề cập ở đây.

104 Nghi lễ quán đảnhcho phép một người thẩm quyền thực hiện một thực hành Kim cương thừa nào đó.

105 Hai mức độ cao hơn của quán đảnh mật tôngliên quan đến hoạt động tính dục cho nên không thích hợp cho tu sĩ. Trong thực hành hiện nay, tu sĩ được quán đảnh theo cách tượng trưng.

106 Sự vi phạm giới dẫn đến mất đi sự thọ giới (không còn là tu sĩ nữa): Xem *V.84.

nghi quỹ/ mật tục/ tantra, thực hiện các nghi lễ dâng hương107 và vân vân.

LỜI CUỐI

68. Sự tóm tắt ngắn gọn này về con đường đến giác ngộ đã được Trưởng lão Atiśa (Nhiên Đăng Cát Tường Trí), người mà đã nhận thức giáo pháp như được giải thích trong kinh và nghi quỹ/Mật tông (tantra) soạn thảo theo yêu cầu của Ánh Sáng Giác Ngộ.

(Đèn soi nẻo giác, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.11 Lời khuyên của Milarepa

Milarepa (sinh năm 1052, mất năm 1135)hành giả du-già và nhà thơ nổi tiếng của Tây tạng (xem *V.8), nhằm giải thoát một trong những đệ tử chính của Ngài từ một mối quan hệ mệt mỏi, đã biến chính mình thành người ăn xin tàn tật và khăng khăng xin vị này một viên đá quý có giá trị mà vị này sẽ tặng cho một phụ nữ. Khi người đàn ông đó nhận ra người ăn xin là ai, Milarepa đã hát bài hát sau để chào mừng dịp đó.108

Hành động từ bi của con cho người bệnh, người yếu tương tợ như cúng dường cho các đức Phật ba đời.

Khi con đã tặng viên đá ngọc lam cho người ăn xin vì lòng bi, con đã thực hiện cúng dường đó cho ta - Milarepa.

Bởi vì mỗi chúng sanh đều là cha và mẹ của ta,109 những ai mà phân biệt giữa họ đang uống chất độc chết người của vô minh.

Tất cả các vị tăng sĩ thông thái đều hòa hợp với nhau. Những ai bám chấp trường phái mình và không thích những trường phái khác đang lãng phí sự học hỏi của họ.

Trong các lời dạy về giáo pháp, không có đúng và sai. Đánh nhau

107 Một trong nhiều loại nghi lễ Kim cương thừa (Xem LP trang 186 số 31 có danh sách này).

108 Xem câu chuyện số 57 (Sự khởi hành của Rechungpa) trong Trăm ngàn bài ca của Milarepa (HSM) trang 637–648.

109 Nghĩa là từng là cha hay mẹ trong kiếp quá khứ nào đó.

và cãi vặt về những nguyên lý là lạm dụng giáo pháp và cắt đứt dây leo đến sự giải thoát.

Tất cả hạnh phúc của người đến từ người khác - giúp đỡ người khác là nguồn cội của hạnh phúc riêng của một người, trong khi làm hại người khác là tội ác chống lại chính mình.

(Trăm ngàn bài ca của Milarepa, tr. 311, do T.A. dịch tiếng Anh).

***


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13450)
08/02/2015(Xem: 51665)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.