LỜI NGƯỜI DỊCH

Khởi đầu với bản dịch nầy từ năm 2014, đến nay mới tạm gọi là hoàn thành, và giới thiệu đến người đọc.

Đây là công trình nghiên cứu khá công phu của Dan Lusthaus như qua Lời nói đầu của ông, phần cảm nhận xin dành cho người đọc.

Việc chuyển ngữ dựa vào bản gốc Anh ngữ, Buddhist Phenomenology, Routledge Curzon tái bản năm 2003. Chúng tôi trung thành với nguyên tác.

Về chú thích, được đánh số thứ tự theo trang. Hầu hết là của tác giả, theo đúng nguyên tác, phần có dấu (*) là của người dịch.

Phần cuối có Thuật ngữ đối chiếu và Chỉ mục để tiện tra cứu.

Đây là công việc đòi hỏi sự tận tụy dài lâu, không sao tránh khỏi những thiếu sót, ngưỡng mong chư Tôn đức, chư vị Thiện hữu tri thức niệm tình bổ khuyết.

Thích Nhuận Châu
Tịnh thất Suối Từ, thác Giang Điền
Lập Hạ, Nhâm Dần, 2022


[1] Lévy, Sylvain, Matériaux pour l’etude du systcme Vijñapti-matra. Paris: Bibliothèque de l’École des Hautes Études, 1923, and Mahāyānaśūtrala-kāra, exposé de la doctrine du Grand Vehicule selon le système Yogācāra. Ed. et tr. d’apres un manuscrit rapporte du Nepal, par Sytlvain Lévi. Paris: H. Champion, Bibliotheque de l’Ecole des Hautes Études, 1907-11, 2 vols.

[2] Louis de la Valée Poussin, Vijñaptimātratāsiddhi: La Siddhi de Hiuan-Tsang, 1 vols., Paris, 1928, và L’Abhidharmakośa de Vasubandhu, traduit et annoté par Louis de la Vallée Poussin. Paris: Paul Grcuttiner, 1931, 7 vols.

[3] Étienne Lamotte. La Somme du Grand Véhicule d’Asanga, 2 vols., Louvaine: Institut Orientaliste, 1973.

[4] Tác phẩm tiên phong của Tây phương về Du-già hành tông vào nửa đầu thế kỷ XX xuất hiện ở Pháp; vào cuối thế kỷ XX xuất hiện ở Đức, đặc biệt tác phẩm của Lambert Schmithausen và  Ernst Steinkellner. Ở Hoa Kỳ, Alex Wayman và vài người khác ấn hành những bài viết quan trọng về Du-già hành tông và diện mạo ban đầu của nó.

2 Để có tổng quan toàn diện về nghiên cứu Du-già hành tông vào thế kỷ thứ XX ở phương Tây, xin xem bài viết của tôi “A Brief Retrospective of Western Yogācāra Scholarship of the 20th Century,” trên website Yogācāra Buddhism Research Association <http://www,uncwil,edur/yogacara/lSCP_99_Yogacara_retro2,html.>

[5] Trực giác nầy được đề cập vắn tắt trong tác phẩm của Kant Phê bình lý tính thuần tuý (Crtique of Pure Reason) như sự kích thích đánh động nhận thức bị bọc kín để truy cập trực tiếp đến bản thể, nhưng ông không hề phát triển hay minh bạch bản chất của trực giác nầy, thế nên nó vẫn còn, trong hệ thống của ông, chỉ là một khái niệm mơ hồ và khả nghi, một điều, dù sao cũng cần thiết cho Kant để duy trì nền tảng hiện thực.

[6]* e: perceptions, imaginings

[7] Về liệt kê danh mục toàn bộ tác phẩm Huyền Trang, xem Phụ lục 1. Ngoài Thành Duy thức luận, các tác phẩm nầy đều là dịch phẩm từ riêng 1 bản văn, cộng thêm 2 tác phẩm tự biên soạnTây du ký (Record of Western Lands) và Bát thức quy củ tụng (Verses on the Structure of the Eight Consciousnesses). Tất cả, Huyền Trang trứ tác 77 tác phẩm, gom thành khối lượng văn bản lớn nhất trong kinh tạng Phật giáo Trung Hoa.

[8]biến kế sở chấp

[9]* e: continental philosophy: lối gọi có dụng ý làm nổi bật tính tương phản với triết học phân tích, chỉ cho tầng lớp triết gia có xuất xứ từ châu Âu. Những người khai phá có Husserl với hiện tượng luận (phenomenology), đã có ảnh hưởng lên các triết gia lục địa khác; Heidegger và Sartre với hiện sinh chủ nghĩa (existentialism), và gần đây hơn, Lacan, Derrida cùng những người khác. Thuật ngữ đặc trưng của trường phái nầy là cấu trúc luận (structuarism), hậu hiện đại chủ nghĩa (postmodernism), văn bản chú giải học (hermeuneutics),v.v…

[10]* s: saṃskāra: hành

[11]* Trong nguyên bản Anh ngữ, tác giả dùng 2 cụm từ: latent tendencies và deep-seated proclivities.

[12]* Hai bộ luận nầy là chủ yếu của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāsti-vādin)

[13]* American Academy of Religion.

[14] Dunne không đến dự được, nên trả lời của ông được Sara McClintock đọc.

[15] Toàn bộ nội dung thảo luận có thể tìm thấy ở website Studies in Yogācāra Buddhism được duy trì cho Hội thảo bởi by Joe Wilson:

<http://www.uncwit.edu/p&r/yagacara/TSN/Spring99.html>.

Tất cả bài viết được nói đến, kể cả bìa của tôi về quan điểm ‘Ngoại giới’ của Du-già hành tông, có thể truy cập vào website của Seminar theo đường dẫn

 <http;//www.uncwil.edu/p&r/yogacara/ External_Obiects/index.html>.

[16]* Ở Chương 10, mục Những nhận định kết luận, chú thích… trang… Dan Lusthaus dùng linguistic fictions – vọng tưởng ngôn ngữ học, ngôn ngữ sinh ra từ sự tưởng tượng, như thuật ngữ giả thuyết (prajñapti) của Duy thức mà Huyền Trang thường dùng.

[17]* Wu-style t’ai chi 吳氏太極拳

[18]* Navya-Nyāya hay trường phái Tân Luận lý học (Neo-Logical darśana) của Luận lý học Ấn Độ và triết học Ấn độ do Gangeśa Upādhyāya khai sáng, được tiếp tục bởi Raghunatha Siromani. Trường phái nầy tiếp tục  trường phái Chính lý (Nyāya) cổ điển.

[19]* The University of California, Los Angeles