NHỮNG HẠT NGỌC TRÍ TUỆ PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
Thích Tâm Quang dịch
I. QUAN ĐIỂM ĐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO
1. TÔN GIÁO NÀY LÀ GÌ?
- Hòa Thượng Tiến Sĩ K Sri Dhammananda
Mỗi người phải có một tôn giáo, nhất là người quan tâm đến năng lực trí tuệ. Người không tuân theo những nguyên tắc đạo lý trở nên nguy hiểm cho xã hội. Chắc chắn những nhà khoa học và tâm lý học trong khi mở rộng chân trời trí thức, họ vẫn không thể cho chúng ta biết mục đích cuộc đời, điều mà chỉ có tôn giáo có thể làm được.
Con người phải chọn một tôn giáo hữu lý và có ý nghĩa theo nhận thức của mình mà không lệ thuộc chỉ về niềm tin, truyền thống, tập tục và lý thuyết. Không ai có quyền bắt người khác chấp nhận một tôn giáo. Không nên lợi dụng nghèò khổ, mù chữ hay dùng những xúc cảm để quyến rũ người ta chấp nhận một tôn giáo. Lựa chọn tôn giáo phải hoàn toàn tự do.
Con người phải được hoàn toàn tự do lựa chọn tôn giáo tùy theo sự ưa thích và khả năng trí thức của mình. Mù quáng theo một tôn giáo mà không có sự hiểu biết làm mất giá trị tinh thần của tôn giáo đó và tín đồ cũng mất phẩm giá con người. Con người có trí thông minh và ý thức phân biệt cái đúng và cái sai. Họ có thể thích nghi theo hoàn cảnh. Vì thế họ nên chọn một tôn giáo phù hợp vói họ, một tôn giáo đáp ứng trí thông minh con người. Họ phải được hướng dẫn thích hợp và được quyền quyết định tự do mà không có sự ép buộc nào.
Con Đường Trung Đạo
Tôn giáo được giới thiệu ở đây là một hệ thống giáo dục thiết thực và văn hóa tinh thần được khám phá ra cho thế gian cách đây chừng 25 thế kỷ bởi một Vị Đạo Sư hoàn toàn giác ngộ và từ bi. Tôn Giáo này cũng được gọi là "Trung-Đạo, một con đường chánh đáng của đời sống, một hệ thống triết lý-đạo đức, một tôn giáo của tự do và lý trí. " Tôn giáo này dạy chúng ta ba điều chính: "Tránh xa điều xấu, làm việc thiện và thanh tịnh tâm trí".
Thông điệp này rất đơn giản, có ý nghĩa có thể thực thi được, nhưng ta chứng nghiệm khó khăn lúc mang ra thực hành vì nhược điểm cố hữu của con người. Hạnh kiểm của con người đóng một phần quan trọng nhất trong tôn giáo này. Vị Đại Đạo Sư này có lần nói: "Giáo Lý của ta không phải là đến để tin suông, mà đến để thấy và thực hành". Giáo lý ấy khuyến khích ta nghiên cứu kỹ lưỡng những lời dạy, tự do phán xét để quyết định có nên chấp nhận hay không chấp nhận giáo lý ấy. Không ai đòi hỏi ta đến để theo tôn giáo này mà trước nhất không có sự hiểu biết vể giáo lý ấy.
Những nghi thức và nghi lễ phù phiếm không có chân giá trị và nghĩa lý. Không có niềm tin và thực hành dị đoan hay một thuyết trong tôn giáo này. Mọi sự việc đều phơi bày để tín đồ lựa chọn; các tín đồ hoàn toàn tự do nghiên cứu giáo lý, đặt các câu hỏi bất cứ lúc nào còn nghi ngờ. Theo vị sáng lập ra tôn giáo này, ta không nên tin tưởng vào bất cứ điều gì dù là điều đó do nhà hiền triết đưa ra hay điều đó dã được nhiều người chấp thuận theo truyền thống mà ta nên sử dụng hiểu biết thực tế hợp lý và trí thông minh của ta, chấp nhận điều đó chỉ khi điều đó đem lợi ích khi mang thi hành.
Tôn giáo này dạy con Đường Bát Chánh Đạo cao quý gồm có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Con đường trung đạo duy nhất này đem lại cho mọi người một cuộc đời cao thượng và an lạc.
Con đường trung đạo không phải là con đường siêu hình mà cũng chẳng phải là con đường theo nghi thức chủ nghĩa; không phải giáo điều mà cũng chẳng phải hoài nghi; không phải đam mê lạc thú và cũng chẳng phải tự hành xác, không phải bất diệt và cũng chẳng phải vĩnh hằng, không phải bi quan mà cũng chẳng phải lạc quan, đó là con đường Giác Ngộ, một phương tiện để giải thoát khỏi khổ đau. Tôn giáo này không đồng ý cho rằng con người ngày nay đau khổ do tội của tổ tông, trái lại mỗi người mang lấy công và tội của chính mình. Chính con người là kẻ duy nhất chịu trách nhiệm về đau khổ hay sung sướng của riêng mình.
Môt người tu tập trung đạo ôn hòa này tìm thấy an lạc và hạnh phúc thực sự, có thể sống môt cuộc đời đáng trọng không cần phải nô lệ cho cảm giác, đóng góp vào hòa bình và hòa hợp của thế giới.
Gieo gì gặt nấy
Tôn giáo này thỏa mãn hoài bão lớn lao và cao quý nhấtù của con người, dầu rằng có thể bị căng thẳng và phải cố gắng nhiều trong đời sống hàng ngày, giúp mình giao tiếp với người đồng loại, ngoài việc nêu ra mục đích cuộc đời. Tôn giáo này không đem sợ hãi đến con người . "Làm thiện hưởng quả lành, làm ác hưởng quả ác. Mỗi hành động đều có phản ứng của nó". Đó là luật vũ trụ. Tôn giáo này hoàn toàn phù hợp với những định luật này, vậy nên con người "gieo gì gặt nấy". Những hành vi tội lỗi mà con người gây ra do tham, sân và ngu muội. Những nhược điểm này chỉ có thể vượt qua qua bằng sự tự tu tập. Lạc thú và khổ đau mà con người nếm trải trên thế giới này không phải do ảnh hưởng bên ngoài mà do các hành động, lời nói và việc làm tốt xấu của chính mình.Chính vì lý do đó, tôn giáo này nói: "Bạn là kết quả của những gì bạn làm trong quá khứ, và sẽ là kếtá quả những gì bạn làm bây giờ".
Theo giáo lý này, nguyên nhân và hậu quả đóng một phần rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Trong chu trình nguyên nhân và hậu quả, nguyên nhân đầu tiên không nhận thức được vì nguyên nhân khi thành hậu quả thì đến luợt hậu quả lại thành nguyên nhân.
Vị Đại Đạo Sư Vĩ Đại
Người sáng lập ra tôn giáo độc đáo này không phải là một huyền thoại mà là một Đạo sư Vĩ đại thực sự đã sống trên thế giới này. Ngài chẳng bao giờ cho mình là một đấùng siêu nhân mà là một con người nhận thức được chân lý tuyệt đối, sự bí mật của đời sống, nguyên nhân thực sự của khổ đau và hạnh phúc. Ngày nay, vị đạo sư này không nhữửng được vinh danh bởi hàng trăm triệu tín đồ mà còn được vinh danh danh bởi những người có văn hoá và trí thức trên khắp thế giới. Bậc Cao Quý, người Giải Phóng, nhà Cải Cách Xã Hội, nhà Dân Chủ và Người Gây Cảm Hứng đem lại cách sống cao hơn này qua đời vào lúc tám mươi tuổi để lại cho nhân loại nền tảng đạo lý cao thượng dùng làm phuơng tiện để loại bỏ khổ đau, nghèo khổ, căng thẳng, sợ hãi và lo lắng. Nền tảng đạo lý này giúp cho con người đạt được hạnh phúc trong kiếp này và kiếp sau, dẫn đến sự giải thoát tối hậu khỏi cái khổ đau của nhân loại.
Đấng Đại Đạo Sư này khuyên giải kẻ bất hạnh bằng những lời an ủi. Ngài giúp đỡ người nghèo khổ bị bỏ rơi. Ngài biến đổi đời sống kẻ lừa dối thành cao thượng, làm trong sạch đời sống đồi bại của kẻ phạm tội. Ngài khuyến khích kẻ yếu đuối, đoàn kết kẻ chia rẽ, giác ngộ người ngu muội, khai sáng kẻ hoang mang, nâng đỡ kẻ hạ tiện và đề cao người cao thượng. Người giàu lẫn người nghèo, thánh nhân hay tội phạm đều yêu thích Ngài. Hoàng Đế bạo ngược hay đức hạnh, các vương tôn công tử nổi tiếng hay tâm thường, triệu phú hào phóng hay keo kiệt, bậc học giả cao ngạo hay nhún nhường, kẻ cơ cực, người bần hàn, người quét đường bị áp bức, kẻ giết người độc ác, gái giang hồ bị miệt thị- tất cả đều được lợi lạc từ những lời dạy từ bi và trí tuệ của Ngài để sống một cuộc đời an lành và cao thượng.
Tấm gương cao thượng của Ngài là suối nguồn cảm hứng cho tất cả. Vẻ mặt thanh thoát và an lạc đương nhiên là cảnh tượng làm dịu hiền những con mắt lo âu của con người. Thông điệp hòa bình và khoan dung của Ngài được tất cả mọi người tán thưởng với niềm vui không sao tả xiết, và là một lợi lạc bất diệt cho bất cứ ai có duyên được nghe và thực hành. Ý chí sắt đá, trí tuệ sâu xa, tình thương bao la, từ bi không biên giới, phục vụ vị tha, sự từ bỏ (trần tục) lịch sử, thanh tịnh hoàn toàn, nhân phẩm hấp dẫn, phương pháp gương mẫu sử dụng trong việc tiến dẫn giáo lý và sự thành công rốt ráo của Ngài - Tất cả những yều tố ấy gây cảm hứng cho một phần năm dân số trên thế giới ngày nay hoan nghênh vị đạo sư này và vinh danh Ngài như bậc giáo chủ tối thượng.
Vị Đạo sư cao quý này hy sinh lạc thú trần tục vì nhân loại khổ đau để tìm ra Chân Lý chỉ con đường giải thoát khỏi khổ đau. Ngài đến thăm các người nghèo trong khi Vua và các đại thần đến thăm Ngài. Sau khi giác ngộ, trong bốn mươi lăm năm Ngài đã dành cả cuộc đời Ngài để giác ngộ và hướng dẫn chúng sanh.
Vị Đại Đạo sư này không sợ một ai và cũng chẳng làm cho một ai sợ Ngài. Đó là một trong những nguyên tắc phải trau dồi trong cái thế giới của chúng ta đang bị rách nát vì chiến tranh, nơi mà cái quý giá nhất- mạng sống- bị cúng hiến tại bàn thờ của sức mạnh thú tính, nơi mà vũ khí tạo sợ hãi, căng thẳng và sân hận.
Ngài là một nhà khoa học toàn bích trong lãnh vực đời sống. Ngài là một nhà tâm lý toàn hảo có thể phân tách bản chất thực sự của tâm trí - nhiều đến nỗi giáo lý của Ngài được trân trọng là một tôn giáo khoa học duy nhất.
Với những nhà triết lý vĩ đại và các nhà tư tưởng vô tư, Ngài là vị thầy hiểu được hoàn cảnh trần thế trong bối cảnh đúng của nó. Với những nhà luân lý học, Ngài có một quy tắc tột bậc về kỷ luật và chính Ngài tượng trung cho sự toàn bích. 'Ngài là tấm gương mẫu mực về tất cả những đức hạnh mà Ngài thuyết giảng' Với những nhà duy lý, Ngài là người phóng khoáng nhất, môt vị thầy đạo lý cảm nhận được những vấn đề phiền toái của loài người. Với những nhà tự do tư tưởng, Ngài là vị đạo sư tôn giáo, khuyên khích người ta tự do suy nghĩ không ỷ lại vào các tín điều tôn giáo. Với các người theo chủ thuyết không thể biết, Ngài là một người toàn thiện, hiểu biết và khôn ngoan.
Chắc chắn Ngài là vị thầy có sức thuyết phục nhất trong tất cả các đạo sư tôn giáo. Ngài không bao giờ sử dụng cưỡng bách hay đe dọa làm phương tiện để người ta theo đạo Ngài. Ngài đã tiến dẫn đời sống tôn giáo cho con người muốn sống đạo lý thậm chí không cần phải bám níu vào nhãn hiệu tôn giáo.
Ngài là người phục vụ nhân loại khiêm nhường, không sao xuyến bởi khen hay chê, và không nao núng cả đến khi bị bệnh nặng nhất.
Hòa Bình, Hạnh Phúc và Giải Thoát
Vị Đại Đạo Sư này đã chỉ con đường đi tới hòa bình, hạnh phúc và giải thoát. Đường lối dạy của Ngài rất phóng khoáng, hữu lý, khoa học, có thể hiểu được, dẫn đến giác ngộ.
Ngày nay thông điệp hòa bình của vị Thầy Vĩ Đại Hoàn Vũ này cần thiết hơn bao giờ hết nhất là ở thời điểm con người bị đầu độc bởi sân si, tham lam, ganh ghét, tự phụ và ham muốn thống trị thế giới.
Vị Đạo sư này sanh ra trên thế giới này để phá tan cái tối tăm của ngu muội và cứu thế giới khỏi những điều bất hạnh. Khắp trên thế giới nhiềâu người sống không niềm tin, không tu tập môt hình thức tôn giáo nào. Tuy nhiên nếu họ chịu khó một chút nghiên cứu và hiểu Vị Đại Đạo Sư này đã dạy gì, nghi ngờ của họ sẽ bị xua tan, và sẽ nhận thấy tôn giáo này đóng góp hữu hiệu nhất vào hạnh phúc của con người.
Tin hay không tin nơi Ngài, giáo lý của Ngài vẫn ảnh hưởng sâu xa đến tất cả mọi người. Thông Điệp của Ngài gửi cho thế giới, không bạo lực, không một giọt máu đổ dưới danh hiệu của Ngài. Đây lòa một tư liệu phi thường trong lịch sử thế giới có thể được in lại bằng chữ vàng. Giáo lý này soi sáng con đường mà nhân loại phải vượt qua một thế giới bất toại nguyện đến một thế giới mới sáng ngời, thương yêu, hòa bình, hạnh phúc và mãn nguyện.
Giáo lý có tuổi 25 thế kỷ của vị Đạo sư vĩ đại này đủ mạnh để đối đầu với bất cứ thử thách nào không cần phải đảo ngược hay cần đến sự giải thích mới về học thuyết nguyên thủy của nó. Giáo lý này có thể được chấp thuận mà không sợ hãi mâu thuẫn với khám phá và những thành quả khoa học hiện đại.
Giáo lý này coi đức hạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cần thiết để đạt giải thoát. Một điều kiện tiên quyết khác là trí tuệ. Đức hạnh và trí tuệ được ví như mắt và chân của môt người. Đức hạnh giống như chiếc xe chở con người đến cửa giải thoát, nhưng chìa khóa thực sự để mở cửa là trí tuệ.
Hạnh Phúc Thiên Đường
Những tín đồ của tôn giáo này không tự coi mình như những chúng sanh duy nhất được chọn để đạt h?nh phúc thiên đường. Họ tin rằng chính con người tạo địa ngục hay thiên đường tùy thuộc vào cuộc sống của mình và đau khổ tại địa ngục hay đạt hạnh phúc thiên đường có thể chứng nghiệm ngay trong đời này chứ không phải kiếp sau như ta thường tin tưởng. Đạo sư của tôn giáo này không bao giờ trình bày giáo lý bằng cách đe dọa lửa địa ngục hay đem hạnh phúc thiên đường ra để cám dỗ mà bằng cách nói lên sự thực. Theo giáo lý này, bất cứ ai cũng có thể vui hưởng hạnh phúc thiên đường miễn là người ấy sống một cuộc đời chính đáng. Thiên đường không phải dành riêng hay độc quyền của một giáo phái hay môt cộng đồng tôn giáo đặc biệt nào. Thiên đường mở cho tất cả mọi người - bất cứ ai sống một cuộc đời cao thượng.
Vị tha, kiên nhẫn và hiểu biết là những đức hạnh đáng giá gìn giũ bởi những tín đồ tôn giáo này. Từ ái, bi mẫn và thông cảm với người khác không giới hạn với con người mà còn mở rộng đến tất cả chúng sanh - vì phá hoại đời sống dù là người hay vật, cũng ác độc và bất công, và đi ngược lại với giáo lý của tôn giáo này.
Tôn giáo này cũng khuyên các tín đồ nên kính trọng quan điểm của người khác để dẫn đến một đời sống hòa hợp.
Lối Sống
Tôn giáo này rõ ràng, hợp lý, trả lời hoàn toàn tất cả những khía cạnh quan trọng và các câu hỏi về đời sống của chúng ta. Tôn giáo này cũng cung cấp một nền móng vững chắc giúp nhân loại tiến tới một lối sống tích cực và tốt đẹp hơn.
Tôn giáo này không chia nhân loại ra thành nhóm, nhóm đươc "Cứu" và nhóm bị "Đọa" nhưng với tư cách là môt tôn giáo văn minh và hiểu biết, nó dạy chúng ta làm sao thuần hóa kẻ dữ và giúp người được thuần hóa tốt đẹp thêm.
Tín đồ của tôn giáo này không miệt mài vào cầu nguyện van vái hay xin can thiệp. Họ tin vào tầm quan trọng trong sự hành trì của chính mình và trong hiệu quả của thiền định dẫn đến tự thắng, tự kiềm chế, tự thanh tịnh, giải thoát và giác ngộ vì thiền định là thuốc bổ cho cả tâm lẫn trí.
Con người có thể hun đúc đời sống của mình
Tôn giáo này cho rằng tâm là tất cả sức mạnh - là người sáng tạo và là kẻ hủy diệt con người, và cũng là kiến trúc sư cho số phận con người. Cho nên, con người có thể hun đúc, uốn nắn bất cứ gì nếu biết cách phát triển và sử dụng tâm đúng cách.
Tóm lại tôn giáo này là một ngọn hải đăng tuyệt vời hướng dẫn nhân loại đến hòa bình, niềm vui và hạnh phúc bất diệt. Sự thực, thế giới ngày nay bị ảnh hưởng bởi kỳ thị chủng tộc, chính trị, tôn giáo, hiểu nhầm về lý tưởng và trong cộng đồng. Muốn giải quyết các khó khăn phức tạp này, người ta phải vận động tinh thần độ lượng và vị tha lẫn nhau, và điều này có thể được trau dồi dưới sự hướng dẫn của tôn giáo này khắc sâu sự cộng tác theo luân thường đạo lý vì lợi ích chung. Con người phải đi đến nhận thức rằng sự phát triển tinh thần quan trọng hơn sự đạt được phát triển vật chất cho hạnh phúc thực sự và phúc lợi của nhân loại. Con người phải thực thi chân lý, phục vụ, nhân từ, và thương yêu nếu muốn thế giới này trở thành nơi tốt đẹp hơn để sống.
Thực Tại
Qua giác ngộ vị đạo sư này tuyên bố:
- Đức hạnh vĩ đại nhất đạt được là do sự trau dồi tình thương yêu bao la;
- Hạnh phúc tối thượng là hạnh phúc bắt nguồn từ tinh thần thanh thản;
- Chân lý tuyệt đối là chân lý đạt được qua sự hiểu biết nguyên nhân sự đau khổ của loài người;
- Tôn giáo cao nhất là tôn giáo dạy sự phát triển trí thức, luân lý và sự thanh tịnh tinh thần;
- Triết lý vĩ đại nhất là triết lý đưa ra lối sống thực tiễn có thể thực thi được không cần phải ỷ lại vào lý thuyết hay niềm tin không thôi.
Nếu bạn quan tâm học thêm một chút nữa về kỷ luật hay nền luân lý đạo đức và huấn luyện tinh thần của tôn giáo này, bạn sẽ phải rút bỏ những hiểu lầm trước đây bạn có về tôn giáo này. Ta không nên chỉ phán xét giá trị của một tôn giáo bằng cách quan sát một số thực hành hướng dẫn sai lầm của một vài tín đồ; thay vì ta bao giờ cũng nên cố gắng hiểu giáo lý căn bản của tôn giáo đó.
Trí thông minh con người đáng ca ngợi
Thay vì đặt để con người và số phận dưới sự kiểm soát độc đoán của một thế lực bên ngoài chưa ai từng biết đến và bắt con người phải lệ thuộc vào sức mạnh tối cao như vậy, tôn giáo này nâng cao địa vị của con người và thừa nhận con người đáng được tán thưởng do trí thông minh. Trí thông minh dạy cho con người cách phát triển tiềm năng ẩn tàng của mình.
Tôn giáo này dạy chúng ta làm sao phuc vụ vị tha người khác. Tín đồ của tôn giáo này tránh xa tội lỗi không phải vì sợ trả thù của những chúng sanh vô hình mà vì hiểu rằng tội lỗi mang đau khổ cho chúng sanh.
Động cơ làm điều thiện để giúp đỡ người khác không phải là để làm vừa lòng một đấng tối thượng nào hầu được tưởng thưởng, mà do các cảm nghĩ từ bi và giải thoát họ khỏi khổ đau.
Nơi đây trong tôn giáo này, bạn có thể tìm thấy phương cách để kiện toàn thiện tính và trí tuệ không cần đến sự giúp đỡ của một sức mạnh bên ngoài nào. Bạn có thể đạt được trí tuệ cao nhất qua sự hiểu biết mà không cần thiết qua "thiên khải". Bạn có thể chuộc tội mà không cần đến sự phụ giúp của một đấng cứu rỗi thay thếá. Bạn có thể đạt giải thoát ngay trong đời sống này bằng sự rèn luyện đứng đắn khả năng của chính mình mà không phải chờ đợi đến kiếp sau.
Tôn giáo này dạy con người không phải vì tôn giáo mà là tôn giáo vì con người. Có nghĩa là không trở thành nô lệ cho bất cứ một tôn giáo nào, con người phải cố gắng sử dụng tôn giáo cho sự cải thiện và giải thoát của mình.
Có thể được không?
- Không có lạc thú nhục dục đời sống có thể chịu đựng được không?
- Không tin vào bất tử, con người có luân lý không?
- Không có sự trợ giúp nào từ tác nhân bên ngoài, con người có thể tiến tới đạo đức không?
- Không có nghi thức và nghi lể, con người có thể sống một cuộc đời đạo hạnh được không?
- Không có lòng tin và đức tin dễ cảm xúc con người có thể thực hành tôn giáo được không?
- Không đau đớn do tự hành xác trong một số tôn giáo, con người có thể đạt được giải thoát không?
- Không tạo sợ hãi trong tâm, con người có thể theo một số nguyên tắc đạo lý không?
- Không dùng sức mạnh và dọa nạt người khác, chúng ta có thể tiến dẫn một tôn giáo thích đáng không?
- Không niềm tin dị đoan và tư tưởng tín điều dưới danh nghĩa tôn giáo, có thể thuyết phục được đại chúng sống một cuộc đời đạo hạnh không?
- Con người có thể cảm nhận và gây cảm hứng tôn giáo mà không cần đến thần bí, huyền bí và xảo thuật của thầy tu được không?
Sự hiểu biết về luật nhân quả như được giải thích trong tôn giáo này làm sáng tỏ và giúp đỡ giải quyết vấn đề khổ đau của nhân loại, cái bí mật về số phận và tiền định, và trên tất cả sự bất bình đẳng của nhân loại. Hiểu được luật này làm cho con người được an ủi, hy vọng, tự tin và tinh thần can đảm.
Tôn Giáo Hiện Đại
Không phải là một lý thuyết hay một tôn giáo chỉ để tin theo mà tôn giáo này là con đường sống thực tiễn cao thượng. Đó là một tôn giáo cổ nhất trong lịch sử đem văn hóa và cải thiện đến cho nhân loại, hết sức tân tiến trên mọi lãnh vực, khi so sánh với các thành quả hiện đại. Tôn giáo này khuyên ta không nên trở thành nô lệ của bất cứ quyền năng bên ngoài nào mà nên phát trển tiềm năng ấy ẩn tàng trong chính mình và sử dụng sự cố gắng trí thông minh của chính mình để giải quyết các khó khăn của mình.
Tôn giáo này có mọi phẩm chất cần thiết của một tôn giáo hữu lý thích hợp cho thế giới hiện tại và tương lai. Tôn giáo này đúng mức, tiến bộ, và hợp lý. Bất cứ ai nghiên cứu và hiểu được giá trị của tôn giáo ấy đều được lợi lạc trên thế giới hiện đại này. Được thừa nhận còn khoa học hơn khoa học, tiến bộâ hơn tất cả yếu tố tiến bộ trên lãnh vực tinh thần, tôn giáo này là một phương tiện rất hữu hiệu dùng để duy trì hòa bình, hòa hợp và hiểu biết thế giới.
Không Kỳ Thị
Đó là một tôn giáo, đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chống lại hệ thống dẳng cấp làm thấp hèn con người và dạy bình đẳng cho nhân loại, cho cơ hội đồng đều phù hợp cho tất cả mọi tầng lóp xã hội khác nhau. Đó cũng là tôn giáo đầu tiên cho phụ nữ tự do và khuyến khích họ học hỏi và thực hành tôn giáo, thứ tôn giáo đem lại bình đẳng xã hội.
Đấng Đại Đạo Sư tuyên bố cánh cửa đi đến thành công và thịnh vượng mở cho tất cả mọi người, trong mọi hoàn cảnh đời sống dù cao hay thấp, bậc thánh hay tội phạm, những người quan tâm, tìm và mong cầu hoàn hảo. Ngài không bắt các tín đồ làm nô lệ cho Ngài, cho Giáo Pháp của Ngài mà cho họ hoàn toàn tự do suy nghĩ và điều tra nghiên cứu để có thể đạt được lòng tự tin.
Tôn giáo này phân loại chúng sanh thành tâm và vật, cả hai đều ở trong trạng thái luôn thay đổi, không bao giờ giữ nguyên trong hai khoảnh khắc liên tiếp. Tâm và vật sinh ra và mất đi, c? thế chu trình tiếp diễn. Cho nên không có gì thường còn ở trên thế giới này hay tại nơi nào trong vũ trụ. Vì mọi sự vật hiện hữu ở bất cứ nơi nào của vũ trụ đều chẳng là gì cả mà chỉ là sự hỗn hợp của yếu tố và năng lượng, lẽ dĩ nhiên những vật đó một ngày nào đó sẽ tan rã và hình thái cấu tạo của nó biến đi hoàn toàn. Tôn giáo này dạy chúng ta mọi vật do duyên sinh mà thành thì phải chịu sự mâu thuẫn đối đãi do điều kiện vật chất và định luật vũ trụ.
Những nguyên tắc cần được tôn theo của tôn giáo này không phải là những Điều Răn. Tuân theo những lời giáo huấn như không Giết, không Trộm Cắp, không Tà Dâm, Không Nói Dối, và Không Dùng các chất say, tín đồ có thể tự minh thanh tịnh hóa lấy mình và giúp đỡ người khác sống hòa bình.
Mục Đích Của Chúng Tôi
Mục đích của chúng tôi xuất bản cuốn sách này không phải để những người khác đổi đạo theo niềm tin của chúng tôi mà để soi sáng cho họ cách tìm hòa bình và hạnh phúc và tu tập theo nhận thức của riêng mình, không phải là nhắm mắt tin theo. Chúng tôi khuyến khích mọi người tu tập đạo của mình đúng cách nếu thấy chân lý thực sự, hòa bình, hạnh phúc, trí tuệ và giải thoát trong tôn giáo ấy. Điều mà chúng tôi muốn là để con người sống một cuộc đời đạo hạnh đáng kính mà nhân phẩm không bị lạm dụng.
Tuy nhiên, tôn giáo này có thể đáp ứng được nhiều những vấn đề về tôn giáo, tinh thần của quý vị, có thể cung cấp hướng đi mới cho lối suy tư của quý vị về vấn đề tôn giáo và triết lý. Tôn giáo này cũng giúp cho quý bạn hiểu được lối sống, và di sản văn hóa Á Đông. Bạn có thể tìm thấy sự hướng dẫn tinh thần, nhu cầu của thế giới hiện đại trong tôn giáo này.
Tôn giáo này đem đến thế giới, một tinh thần mới, niềm hy vọng mới, con đường mới, chân lý mà sự cần thiết của chân lý này được thấy và cảm thấy ngày nay từ lâu lắm rồi. Tôn giáo vĩ đại nói đến là "Đạo Phật" và người khai sáng ra đạo này không ai khác hơn là "Đức Cồ Đàm, Đức Phật".
Dù mục đích của bạn có thế nào, chúng tôi mời bạn hãy nhìn kỹ tôn giáo này và lý tưởng của ngưới sáng lập. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn trong việc đi tìm chân lý. Cho nên, xin đừng Thiên vị, tránh Thành kiến về tôn giáo, hãy cố gắng tìm Chân Lý.