Thư Viện Hoa Sen

Chương 6: Mỗi Người Chúng TaMột Thế Giới Kỳ Diệu

23/05/201112:00 SA(Xem: 8289)
Chương 6: Mỗi Người Chúng Ta Là Một Thế Giới Kỳ Diệu

Thế kỷ thứ 20 đã mở nhiều cánh cửa kỳ diệu cho chúng ta thấy những bí mật của vũ trụcon người. Ngày nay khoa học đã cho thấy vật chấttâm linh không phải là hai thứ tách biệt. Chúng liên hệ mật thiết với nhau. Nhiều hiện tượng kỳ lạ xảy ra chung quanh chúng ta chẳng qua là sự tác động qua lại của tinh thần và vật chât. Những gì mà khoa học có thể giải thích được thì chúng ta gọi đó là các hiện tượng tự nhiên. Những gì khoa học chưa giải thích được thì chúng ta gọi những hiện tượng ấy là phép lạ.

Phép Lạ Nơi Vùng Núi Hy Mã Lạp Sơn

Tôn giáo nào cũng thường nói đến phép lạ, những điều lạ lùng mà con người có thể làm được qua sự cầu nguyện, qua sự tu tập các pháp môn bí truyền mà các nhà khoa học chưa có thể giải thích được rõ ràng. Tuy vậy, chúng ta đều biết nhiều hiện tượng gọi là “phép lạ” chỉ là sự đồn đãi vô căn cứ, không thể nào kiểm chứng được có thật hay không.

Bác sĩ Herbert Benson, một chuyên viên nghiên cứu về khả năng của tinh thần con người, đã đọc những tác phẩm của một phụ nữ người Pháp, bà David Neel, tu tập theo Phật giáo Mật Tông rất nhiều năm tại Tây Tạng nói về những thần thông, những phép lạ mà các vị thầy Tây Tạng có thể làm được như ngồi ngoài tuyết giá lạnh mà không cần áo quần, có thể chuyển năng lực tâm linh của mình làm cho người đã chết và thú vật đã chết hay đồ vật chuyển động, có thể chọn con đường tái sanh trong kiếp sau, v.v... Khi được biết ngài Đạt Lai Lạt Ma, được dân chúng Tây Tạng tôn xưng Ngài là vị Phật sống, đến tị nạn cùng với các vị cao tăng ở vùng Dharmashla thuộc khu vực núi Hy Mã Lạp Sơn, bác sĩ Benson muốn thực hiện công việc nghiên cứu một cách khoa học khả năng kỳ diệu của tinh thần hay tâm thức con người tác động vào đời sống thể chất của họ.

Điều mà bác sĩ Benson, chuyên viên nghiên cứu về sự tác động của tinh thần làm thay đổi các tình trạng thể chất, thích thú và mong muốn tìm hiểu là cách các vị cao tăng Mật Tông làm cho nhiệt độ da của họ tăng lên để chống lại giá rét theo phép tu gọi là Tam Muội Hỏa hay Tummo. Khi thực hành pháp môn này, các vị cao tăng ở trong một trạng thái an vui, hạnh phúc bao lathân thể của họ ấm áp vô cùng, tuyết giá không làm cho họ bị cóng lạnh dù cho họ không mặc áo quần trong cái lạnh cắt da dưới không độ Fahreinheit hay 18 độ dưới không độ bách phân.

Phép Lạ Hiện Rõ Dưới Con Mắt Của Khoa Học

Vào đầu năm 1985, ban nghiên cứu thuộc trường đại học Harvard nói trên đã cử toán chuyên viên nghiên cứu cùng quay phim để ghi nhận thật sự sự thực hành cùng kết quả của pháp môn Tam Muội Hỏa này. Nhóm chuyên viên nghiên cứu đó đến một tu viện Tây Tạng thuộc vùng thung lũng Kalu phía Bắc Ấn Độ vào tháng hai 1985. Các vị cao tăng của tu viện thực hành một nghi lễ đặc biệt. Nhiệt độ trong phòng lúc đó là 40 độ F (khoảng 8 độ bách phân). Vào lúc 3 giờ sáng, mười hai vị tu sĩ Phật giáo Mật Tông tiến vào phòng, nơi các máy quay phim đã thiết trí. Họ cởi tăng bào ra và chỉ còn chiếc khố. Các vị đó ngồi theo thế thiền tọa trên nền nhà. Họ lấy các tấm vải chiều dài là ba bộ, chiều ngang là sáu bộ (gần một thước chiều ngang và hai thước chiều dài) nhúng vào nước rảy cho hết nước thừa rồi quấn quanh phía thân trên của họ. Vải ướt dính vào da và làm cho da của họ hiện rõ sau làn vải. Theo bác sĩ Benson, nếu chúng ta, những người mạnh khỏe, để thân thể ở trần trong khí hậu như thế thì người sẽ run lên vì lạnh. Những vị thầy ấy vẫn thản nhiên tĩnh tọa.

Sau đó họ bắt đầu thực hành pháp môn Tam Muội Hỏa. Một hiện tượng kỳ lạ bắt đầu xuất hiện trong vòng năm phút sau đó: Các miếng vải thấm nước bắt đầu bốc hơi và càng lúc hơi nước càng nhiều. Hơi nước bốc lên mịt mù cả phòng làm cho các ống kính thu hình bị mờ nên các chuyên viên thu hình phải chùi ống kính luôn. Từ ba mươi cho đến bốn mươi lăm phút, các miếng vải ướt được hơi nóng từ thân các vị thầy Mật Tông làm khô hẳn.

Các vị thầy đó lại nhúng khăn vào nước, rảy bớt nước thừa và quấn vải ướt quanh người. Ba mươi phút sau các tấm vải ấy lại khô ráo. Và cứ như thế họ tiếp tục thêm nhiều lần nữa. Trong suốt buổi thực hành pháp môn làm gia tăng nhiệt độ nói trên, không có một vị nào tỏ ra bị rét hay run vì lạnh cũng như có một dấu hiệu khó chịu nào.

Bác sĩ Benson cho rằng các vị tu sĩ nói trên thực hành được phép lạ đó nhờ cách tu tập, ngồi thiền, thân tâm thoải mái, tin tưởng vào những lời dạy trong đạo Phật, v.v... Những điều trên tạo ra một sự thay đổi sâu xa về thân thể cũng như tâm thần của họ làm cho cơ thể họ tạo ra sức ấm giúp họ không bị cóng lạnh và tê liệt trong nhiệt độ khắc nghiệt trong thời gian lâu dài như vậy.

Cách Thực Hành Tam Muội Hỏa

Các vị tu sĩ Phật giáo trên đã thực hành một trong sáu pháp môn mầu nhiệm gọi là sáu phép thần thông của ngài Đại Sư Naropa truyền dạy gồm có:

1. Tam Muội Hỏa, pháp môn tu tập làm khai mở luồng hỏa hầu, đưa đến khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể.

2. Thiền quán về thân giả hợp, huyễn mộng thân, để thấy thân chân thật hay Chân thân.

3. Thiền quán về mộng, pháp môn thực hành để biết các điều trong giấc mộng, làm hết các ác mộng cùng chi phối hay thay đổi giấc mộng trở thành tốt đẹp theo ý mình.

4. Thiền quán về ánh sáng tỏa chiếu từ chốn rỗng lặng, rộng lớn, để sống trong niềm an vui kỳ diệu.

5. Thiền quán về Thân Trung Ấm, thần thức (thường gọi là linh hồn) chúng ta khi vừa mới qua đời và trước khi đầu thai thân người mới, để không bị sợ hãian nhiên tự tại lúc đối diện với cái chết, đồng thời làm quen với ánh sáng rực rỡmầu nhiệm cùng hình ảnh của chư Phật hiện ra để tiếp độ Thân Trung Ấm về cõi Cực Lạc.

6. Pháp môn chuyển thần thức để thọ sanh theo như ý muốn, chọn nơi chốn đầu thai cùng gia đình nào họ muốn đầu thai hay quay về với thế giới chư Phật, thế giới của nguồn an vui vô cùng hay Cực Lạc, thế giới của sự bình an, trong lành, hạnh phúc vô lượng vô biên hay Tịnh Độ, hoặc thế giới chân thật tuyệt đối được gọi là chốn Niết Bàn.

Chúng ta thử tìm hiểu các thực hành Tam Muội Hỏa, một trong sáu phép thần thông nói trên.

Vị tu sĩ Mật Tông Phật Giáo trước hết phải lạy Phật, trì chú, tụng kinh, nguyện làm các điều lành, ăn năn sám hối các điều ác đã vô tình hay cố ý làm. Sau đó họ thực hành phép quán đảnh, thấy hình ảnh của các vị Phật và vị thầy của mình trên đỉnh đầu. Phép quán đảnh này phải do một Quán Đảnh Sư, một vị thầy đã nhận được phép Quán Đảnh truyền cho mới linh nghiệm.

Sau thời gian thuần thục với lối thở đặc biệt, quán tưởng các hình ảnh chư Phật, trì chú, người tu quán thấy thân mình như thân của vị Phật, họ quán thấy thân vị Phật tử nhỏ như một hạt cải đến lớn như vũ trụ bao la. Tiếp đến họ quán tưởng đến các Bảo Liên Hoa (Chakra) cùng các luồng khí chạy theo các đường kinh mạch chạy từ vùng dưới thân đến luân xa giữa hai chân mày, quán thấy toàn thân rỗng lặng và quán thấy lửa trong thân. Phương pháp tu tập rất công phu để khai thông kinh mạch và khai mở các Bảo Liên Hoa, gia tăng thần lực và đưa đến kết quả kỳ diệu của pháp môn Tam Muội Hỏa nói trên.

Điều ấy khiến cho các nhà nghiên cứu dù đặt nặng sự giải thích trong phạm vi khoa học cũng thừa nhận rằng tinh thần có thể làm chuyển đổi cách phản ứng của thân thểpháp môn Tam Muội Hỏa là một trường hợp cụ thể nhất mà khoa học tân tiến ngày nay có thể khảo sát một cách rõ ràng từ đầu đến cuối và lập đi lập lại nhiều lần vẫn thấy nguyên nhân, tức là sự thực hành tu tập (nhân) và kết quả đắc được thần thông (quả), không sai biệt.

Sự kiện nói trên tuy rất giản dị đối với các vị tu sĩ Phật giáo nhưng đối với khoa học chữa trị bệnh tật con người đó là một bằng chứng rất quan trọng về mặt thực hành cách làm cho tinh thần an vui và thân thể khỏe mạnh cũng như cách vận dụng tinh thần, trong đó có niềm tin vào việc chữa trị các bệnh tật từ bệnh cảm cúm đến các bệnh ngặt nghèo như bệnh tim, ung thư và các chứng nan y khác. Ngày nay, hàng trăm bác sĩ trên thế giới đã sử dụng phương pháp thiền quán, quán tưởng, cầu nguyện hay biểu lộ những ước muốn chữa trị thành công nhiều chứng bệnh nan y. Đó là một sự thay đổi mới mẻ trong khoa học chữa trị bệnh tật tân tiến. Áp dụng những lời dạy bảo của các thánh nhân từ ngàn năm trước.

Cái Thấy Toàn DiệnChân Thật

Những sự thực hành trên đóng góp vào một biến cố của ngành y học. Vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng y khoa: Bệnh tật không còn được xem thuần túy là một yếu tố khách quan và độc lập từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và phải dùng thuốc men để loại trừ mà thôi. Bệnh tật được xem như hậu quả một thái độ, một lối sống tạo nên những áp lực trên cơ thể đưa đến sự mất quân bình của đời sống. Từ đó bệnh tật sinh sôi nảy nở. Do đó, sự thay đổi thái độ sẽ làm cho cơ thể lành mạnh, góp sức rất nhiều cho việc chữa trị các bệnh tật mình đang mắc phải.

Điều này rất đặc biệt vì trên hai ngàn năm trăm năm nay đạo Phật nhấn mạnh đến sự toàn diện của thân và tâm – thân tâm nhất như – mà chúng ta cảm thấy rõ ràng khi thực hành thực sự tu tập giác ngộ. Thói quen của người Tây phương phân chia con người thành hai phần riêng biệt một bên là cái gì cao quý và thể xác là nguồn gốc của tội lỗi, là đầu mối căn bản của nhiều sự sai lầm trong sự giáo dục con cái cũng như trong tôn giáo, v.v... mà chính ngày nay họ đang làm một cuộc cách mạng kỳ diệu để xóa bỏ sự hiểu biết sai lầmđạo Phật gọi là vọng tưởng đó. Đạo Phật nhấn mạnh đến tính cách bất nhị - không hai – có mặt trong vạn pháp, trong các hiện tượng tâm linh cũng như các vật chất. Thông thường chúng ta phân biệt mọi thứ thành hai phía đối nghịch như cao - thấp, lớn – bé, lành mạnh - bệnh tật, tội lỗi - đạo đức, tâm - vật, sống - chết, trong – ngoài, sáng - tối và thấy chúng hoàn toàn tách biệt với nhau. Đức Phật có một cái thấy chân thật gọi là trí tuệ biết rõ các thứ mà chúng ta thấy đối nghịch với nhau đó thực ra chúng nương tựa với nhau mà có mặt chứ không phải chúng hoàn toàn tách biệt và độc lập hẳn với nhau như cái thấy biết sai lầm thông thường. Như một vật đứng một mình thì không có cái gì để so sánh lớn hay nhỏ, nó chỉ lớn hay nhỏ khi có một vật khác để so sánh. Một ngọn đồi là lớn nếu so sánh với túp lều dưới chân đồi nhưng lại quá nhỏ so với hòn núi kế đó. Và hòn núi cũng trở nên nhỏ bé khi so sánh với biển cả. (Nếu nhìn sâu vào các thứ quanh ta, tất cả đều do 103 hạt nguyên tử căn bản kết hợp nhau lại mà thành. Và các hạt nguyên tử này do đâu mà có? Nền tảng của chúng là những sự kết hợp của các hạt điện tử tạo thành nhân ở giữa và các điện tử quay vòng quanh như mặt trời và các hành tinh. Và các hạt điện tử này xuất hiện do những rung chuyển lượng tử, một sự rung chuyển làm xuất hiện các vật chất căn bản mà không ai biết từ đâu phát sinh.)

Đạo Phật nhấn mạnh đến vô thường, sự chuyển biến không ngừng của mọi sự vật dù bên ngoài chúng ta thấy chẳng có gì thay đổi. Như xương trong cơ thể chúng ta, bề ngoài nó vẫn như thế nhưng thật sự chỉ trong vòng ba tháng tất cả các chất cấu tạo thành bộ xương cứng cáp của chúng ta hoàn toàn là thứ mới. Do đó, mọi sự vật, mọi hiện tượng bên trong cơ thể hay bên ngoài thiên nhiên đều là một tiến trình, một sự tiếp diễn liên tục chứ không phải là một cái gì có tính cách riêng biệt và như thế mãi (vô ngã). Đạo Phật nói đến tính cách vô ngã của mọi hiện tượng: tất cả hiện tượng đều do những yếu tố khác nhau kết hợp lại mà thành. Chúng liên hệ với nhau một cách mật thiết để xuất hiện, để có mặt dưới hình thức này hay hình thức khác. Như cơ thể chúng ta là một cộng đồng đủ các loại tế bào tạo nên các bộ phận như tim, gan, phổi, xương, ruột, v.v... Ngoài ra cơ thể chúng ta cũng chứa hàng triệu triệu các loại vi trùng từ ngoài đến. Các loại vi trùng ấy không làm hại chúng ta khi nào cơ thể chúng ta đủ sức chống chọi lại chúng.

Như thế, một người bị bệnh không phải là do vi trùng xâm nhập mà thôi mà còn do yếu tố kháng cự của cơ thể. Một cơ thể có hệ thống miễn nhiễm (immune system) mạnh thì ít bệnh hoạn, một người có hệ thống miễn nhiễm yếu thì dễ dàng bị bệnh tật.

Dù lúc nào trong cơ thể chúng ta cũng có hàng triệu triệu các vi trùng của đủ chứng bệnh nhưng chúng ta vẫn khỏe mạnh vì hệ thống phòng vệ chống các bệnh tật đó đã biết rõ các loại vi trùng và “khí giới” của chúng sử dụng để tấn công cơ thể chúng ta. Chính vị bác sĩ danh tiếng, ân nhân của nhân loại là Louis Pasteur, người đã khám phá ra sự có mặt của vi trùng và nhờ đó mà y khoa tiến một bước dài, trước khi lâm chung đã thừa nhận bệnh tật không phải do vi trùng gây ra mà thôi, mà cũng do khả năng của cơ thể chống lại bệnh tật.

Các bệnh tật gồm nhiều thứ, có thứ do sự phòng vệ yếu kém của cơ thể trước sự tấn công của vi trùng xâm nhập, có thứ do các bộ phận bị hư hại bên trong như tim yếu, gan chai cứng, não bị hư hại, các nhánh xương nhỏ mọc ra nơi các khớp xương, các tế bào sinh sôi hỗn loạn tạo nên chứng ung thư, v.v... Hệ thống miễn nhiễm đóng vai trò hầu như quyết định trong việc duy trì một thân thể khỏe mạnh. Vậy chúng ta thử tìm hiểu hệ thống kỳ diệu này của cơ thể.

Hệ Thống Miễn Nhiễm

Cơ thể chúng ta gồm có độ 100 ngàn tỷ (100,000,000,000,000) tế bào. Các tế bào của mỗi bộ phận như tim, gan, phổi, não, thận, ruột có hình dáng và màu sắc khác nhau nhưng chúng có cách cấu trúc giống nhau: chúng như là một cái túi, bên ngoài là một màng bọc, bên trong là nước trộn lẫn với các chất hóa học chuyển động không ngừng.

Ở giữa tế bào là một cái nhân tương tợ như nhân quả trứng gà, có một màng bọc che một chùm chất DNA như một chùm trái bòn bon xoắn lại.

DNA hay là axit deoxyribonucleic gồm có các nguyên tử khinh khí (hydrogen), dưỡng khí (oxygene), than (carbon), phosphore, và carbon hỗn hợp với nitrogene. DNA là nguồn gốc của tất cả các chất đạm được sử dụng để sửa chữa các tế bào hư hại, tạo ra các tế bào mới, thay thế các di thể bị mất mát hay hư hao, v.v... DNA là nền tảng của đời sống và tuy chỉ là sự kết hợp của những đơn vị vật chất nhỏ bé là các hạt nguyên tử thành những chùm xoắn lại, DNA có sự sống, có sự thông minh, hiểu biết và biết quyết định phải làm gì để duy trì sự sống còn và sức khỏe cho toàn thể hệ thống cơ thể. DNA là một sinh chất.

Các DNA này là nền tảng của một đơn vị cơ thể cao cấp hơn: Tế bào. Mỗi tế bào đều có sự sống: nó thu nhận các thực phẩm do các mạch máu chuyển đến, tiêu thụ và bài tiết chất cặn bã về lại nơi mạch máu. Mạch máu đem những chất thải này đến các bộ phận khác nhau như phổi, thận, v.v... để tống chúng ra ngoài cơ thể. Cơ thể là một hệ thốngđời sống và sự quân bình cùng lành mạnh của cơ thể đặt nền tảng trên sự khỏe mạnh của các tế bào. Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào tim, gan, thận, xương, ruột hay máu.

Hệ thống miễn nhiễm của chúng ta gồm hàng tỷ các tế bào trắng có tên là bạch huyết cầu. Hễ nơi nào có vi trùng xâm nhập vào, lập tức cơ thể phát ra những tín hiệu báo động và các bạch huyết cầu chạy đến để ngăn chận kẻ xâm lăng. Tuy nhiên, chúng ta biết các DNA không phải chỉ hiện hữu nơi con người mà nó có mặt khắp nơi từ cỏ cây, vi trùng, các sinh vật khác. Các vi trùng xâm nhập vào các tế bào lành mạnh của chúng ta cũng có đời sống, cũng có sự thông minh của chúng, cũng biết cách làm thế nào chiếm đóng những tế bào và sinh sôi nẩy nở thật nhiều để tràn đầy cơ thể chúng ta, làm cho chúng ta bị bệnh ngặt nghèo.

Cách các vi trùng xâm chiếm tế bào cơ thể và dựa vào tế bào mà sanh sôi nẩy nở thường diễn tiến như nhau. Như khi có một con siêu vi trùng cúm tiến đến một tế bào thì nó đi xuyên qua bức màng tế bào một cách dễ dàng, không gặp một sự chống đối nào cả. Sau đó siêu vi trùng cúm tiến đến ngay trung tâm tế bào, làm cho chất DNA ngưng lại mọi sinh hoạt bình thường và chỉ tạo ra chất đạm mới để cho siêu vi khuẩn này sử dụng trong việc sinh sôi nảy nở mau chóng. Như thế, tế bào bị chiếm đóng đã hợp tác với “bọn ngoại xâm” để sản xuất con cháu bọn này rất nhiều. Sau đó các siêu vi trùng mới sanh ra chạy theo dòng máu tràn đến những tế bào khác và lại tái diễn tấn tuồng xâm nhập đó làm cho chúng ta bị cảm cúm.

Thành PhầnHoạt Động Của Hệ Thống Miễn Nhiễm

Hệ thống miễn nhiễm gồm có trên 12 loại bạch huyết cầu, tập trung nơi lá lách, tuyến bạch huyết dưới xương ức, giao điểm các mạch bạch huyết. Các loại bạch huyết này tuần tiễu khắp cơ thể và hệ thống mạch bạch huyết. Các bạch huyết cầu này chia làm hai loại: loại tế bào B sản xuất những chất độc làm cho chất độc của các vi trùng xâm nhập cơ thể bị vô hiệu hóa đồng thời giúp cơ thể động viên năng lực để chống lại bệnh tật. Còn nhóm thứ nhì là những sát bào là những tế bào như hình chữ T có nhiệm vụ đi tiêu diệt những vi trùngvi khuẩn xâm nhập tấn công cơ thể cùng những tế bào phụ giúp cho chúng trong công việc này.

Khi hệ thống miễn nhiễm biết được mặt mũi “quân thù” cùng các loại khí giới chúng “sử dụng”, bèn ào ạt tiến đến tấn công siêu vi trùng cúm với khí giới hữu hiệu nhất là chất kháng thể, tức là các chất hóa học nó sản xuất ra để tiêu diệt loại kẻ thù “đặc biệt và riêng biệt” này. Nói cách khác, hệ thống này thực hành với một kế hoạch quy mô một cách lớp lang rõ rệt:

· Cử các tế bào đến để tìm hiểuvi trùng mới xâm nhập

· Để cho các vi trùng bệnh đó chiếm đóng một số tế bào rồi bắt tế bào sản xuất các chất đạm để vi trùng sử dụng trong việc sinh sôi nảy nở. Khi chúng làm công việc đó thì chúng để lộ ra những chỗ nhược của chúng mà hệ thống miễn nhiễm biết được qua các cách cấu tạo các phân tử trong cơ thể vi trùng để rồi vận dụng các nhóm tế bào phòng vệ cơ thể ào ạt tấn công các vi trùng này.

· Sau khi các vi trùng bị tiêu hủy thì tế bào “hợp tác” với vi trùng cũng bị các tế bào T (T cell), loại bạch huyết cầu chuyên tấn công kẻ địch thuộc hệ thống miễn nhiễm, xịt một chất hóa học làm cho thủng màng bao quanh, chất lỏng bị xì ra và tế bào bị nhiễm trùng đó chết.

· Chất DNA của tế bào trên bị tháo gỡ và mọi sự lại trở nên bình thường.

· Các tin tức về loại vi trùng tạo bệnh đó được ghi lại rõ ràng nơi một loại tế bào chuyên chở ký ức chạy khắp thân thể để thông báo về loại vi trùng này cùng chất kháng thể được sản xuất ra để chống lại chúng. Sau này, nếu loại vi trùng cúm đó lại xâm nhập cơ thể người nói trên thì lập tức hệ thống phòng bệnh thuộc cơ thể người đó, giờ đây đã biết rõ mình phải đối phó với loại địch quân nào, sản xuất ngay chất kháng thể để tiêu diệt chúng.

Hầu hết các vi trùng gây bệnh tật đều có thể bị cơ thể con người chống cự và tiêu diệt theo cách trên chỉ trừ loại siêu vi khuẩn AIDS là loại vi trùng tạo ra chứng Liệt Kháng, làm hệ thống miễn nhiễm mất khả năng kháng cự vì loại vi trùng này tiêu diệt các tế bào của hệ thống miễn nhiễm, tức là loại tế bào T (T cell).

Mỗi ngày các tế bào trong người chúng ta tiêu diệt nhiều vi trùng sinh bệnh tật mà không gây sự xáo trộn trong cơ thể vì hệ thống miễn nhiễm đã biết rõ “căn cước” hay tính chất của chúng rồi nên dễ dàng loại trừ chúng. Nhờ thế, chúng ta có được trạng thái an ổn, khỏe mạnh là trạng thái bình thường của cơ thể. Bịnh tật là trạng thái bất thường.

Khi đạo Phật chủ trương mỗi chúng ta đều có Phật tánh hay chân tâm, một trạng thái an vui rộng lớn và thường trựcchúng ta có thể kinh nghiệm được trong đời sống hàng ngày, đau khổ chỉ là sự bất bình thường thì ngày nay, các vị bác sĩ cũng nói đến tính cách hòa bình lâu dài trong cơ thể hay là sức khỏe luôn luôn có mặt là điều quan trọng và cần thiết hơn là chiến thắng những cuộc chiến lớn chống vi trùng xâm nhập hay là trị bệnh khi bệnh phát sinh. Ai trong chúng ta cũng mong muốn có một thân thể lành mạnh trong một tâm hồn an vui. Y khoa hiện nay chú trọng đến chữa bệnh và phòng bệnh. Tuy vậy điều đó chưa đủ, như tiến sĩ Tâm Lý Học Wayne Dyer viết trong tác phẩm Chỉ Có Bầu Trời Là Giới Hạn (The Sky’s The Limit) nhấn mạnh chúng ta đã tiến hóa hàng triệu năm mới có được thân thể con người tốt đẹp hiện nay. Do đó, chúng ta không hạn chế khả năng sống an vui và có sức khỏe của mình trong vấn đề chữa trị bệnh tật, phòng ngừa bịnh tật mà chúng ta còn tiến lên một bước nữa là có được một sức khỏe tối đa hay “siêu sức khoẻ”.

Sức Khỏe Hoàn Toàn

Nhà tâm lý học Wayne nói về trạng thái siêu sức khoẻ là mức cuối cùng của một tình trạng sức khỏe do cá nhân tự chọn lựa lấy, tự mình mong muốn thực hành, khác với chữa trị bệnh tật và phòng ngừa bệnh tật theo ba điểm như sau:

Bệnh Tật
 Sức Khỏe Bình Thường
 Sức Khỏe Hoàn Toàn hay Khỏe Bình Thường

Y Khoa Chữa Trị
 Y Khoa Phòng Ngừa
 Cá Nhân Chọn Lựa
 

Những điều nói trên rất phù hợp với Phật giáo khi nói về nhân quả, cách chọn nghiệp thiện hay bất thiện (sống đời tốt đẹp hay không tốt đẹp), và thực hành sống đời an vui lành mạnh bao la. Nơi đây chúng ta hãy tìm hiểu rõ ràng hơn động lực thúc đẩy con người tìm đến nguồn an vui hạnh phúc qua sự tu tập.

Phật giáo nhìn mọi thứ theo con mắt khoa học và thấy tác động của luật nhân quả chi phối mọi hiện tượng kể cả hiện tượng bệnh hoạn hay khỏe mạnh. Một người hút thuốc nhiều, uống rượu nhiều (nhân) chắc chắn sẽ bị bệnh phổi và bệnh gan (quả). Về mặt tinh thần cũng thế, một người hay tức tối, giận hờn (nhân) làm cho cuộc sống của mình khổ đau vì bị căng thẳng tinh thầnbệnh hoạn thân thể (quả). Do đó, khi thân thể bị bịnh tật không những chúng ta đi tìm bác sĩ chữa trị (A: Y khoa chữa trị) cho chóng lành mà còn được chỉ dẫn phòng bệnh như đừng hút thuốc, uống rượu (B: Y khoa phòng ngừa) để cho bệnh đừng tái phát. Sau đó chúng ta còn mong muốn làm sao duy trì được một sức khỏe tối đa, một sức khỏe hoàn toàn hay siêu sức khỏe. Khi thực hành đạo Phật trong đời sống hàng ngày, nhất là khi thực hành Diệu Pháp Thiền Tịnh hàng ngày cùng với ăn uống đúng cách, đưa ta đến được chỗ ấy.

Chân Thường, Chân Ngã, Chân Tịnh và Chân Lạc

Trong Phật giáo, người khởi đầu tu hành thường được giải thích về giáo lý vô thường, vô ngã, bất tịnh và khổ đau. Chúng ta đau khổchúng ta cứ muốn bám chặt vào những gì mình ưa thích. Do đó, khi xảy ra một biến chuyển (vô thường), một chuyện bất như ý thì chúng ta không thể nào chịu nổi. Điều ấy tạo ra một áp lực, một sự căng thẳng trong lòng làm cho ta khổ sở. Cũng như thế, chúng ta xem mọi sự vật, mọi hiện tượng đều có tính cách riêng rẽ, độc lập, có cá tánh riêng biệt. Đó là cái thấy biết sai lầmchúng ta gọi là chấp ngã. Ngày nay khoa học xác nhận tất cả các sự vật đều do sự chuyển biến liên tục mà được tạo thành, đó là một tiến trình được biểu lộ thành một vật gì đó trong một giai đoạn và nơi chốn nào đó chứ nó không phải mãi mãi như thế. Như một hạt nguyên tử dưõng khí kết hợp với hai hạt nguyên tử khinh khí thì thành nước (H2O). Nhưng cùng một thứ nguyên tử dưỡng khí ấy mà kết hợp với khí carbon thì chúng ta có khí carbonic (CO2). Ngay chính thân thể chúng ta, bên ngoài có khuôn mặt và tính tình quen thuộc nhưng bên trong các đơn vị căn bản của thân thể là các tế bào thì thay đổi không ngừng. Toàn thể da của chúng ta đổi mới trong năm tuần. Bộ xương chúng ta thấy thật rắn chắc hoàn toàn là bộ xương mới, do các tế bào mới xuất hiện, trong mỗi ba tháng. Lớp che bao tử đổi mới trong năm ngày.

Chúng ta thường nghe nói: “Bạn không thể bước chân hai lần cùng chỗ nơi một con sông” vì nước sông luôn luôn trôi chảy để ví cho tâm thức của chúng ta luôn luôn chuyển biến. Điều ấy không những chỉ đúng về mặt tinh thần mà đúng về mặt vật chất vì theo các nhà nghiên cứu về đồng vị phóng xạ ở Viện Nghiên Cứu Oak Ridge vùng California thì 98 phần trăm tổng số các nguyên tử kết hợp lại thành thân thể chúng ta được thay thế hàng năm. Mỗi độ Tết về chúng ta chúc nhau mọi điều mới mẻ và an vui trong năm mới là một điều rất hợp với sự thay đổi tự nhiên của cơ thể vậy: Đó là tính cách thay đổi tự nhiên của sự vật (vô thường) và tính cách kết hợp cùng liên hệ với nhau mà có nơi mỗi sự vật (vô ngã).

Khi biết được tính cách vô thườngvô ngã của mọi sự vật thì chúng ta nhìn cuộc sống với sự hiểu biết chân thật, không còn phân biệt cuộc sống thành những thứ đối nghịch như sống-chết, thân-thù, ưa-ghét, mà nhìn thấy rõ mọi thứ trong một tiến trình xuất hiện theo luật nhân quả tác động. Đó là sự thấy ghét chân thật hay là thấy bằng con mắt trí huệ. Khi đã thấy biết mọi thứ một cách chân thật thì lòng ta thảnh thơi, trí mình trong sáng linh động, không còn bám chặt vào những ưa ghét do thói quen sai lầm tạo ra và nhờ đó chúng ta cất gánh nặng ngàn cân của sự mê mờ tạo ra khổ đau. Từ đó, tình thương yêu bao la bừng dậy nơi ta làm mọi thứ đều hiện ra một cách kỳ diệu. Đó là trạng tháiBồ Tát Đại Huệ trong kinh Lăng Già đã nói rõ: 

“Thế gian lìa sanh diệt

Ví như hoa hư không

Trí chẳng thấy có không

khởi tâm đại bi...

Biết nhân pháp vô ngã

Phiền nãosở tri

Thường thanh tịnh không tướng

khởi tâm đại bi.”

Khi chúng ta không còn bị dính vào cái thấy sai lầm thì tất cả những lo lắng, giận hờn, tức tối, sợ hãi và khổ đau sẽ tự nó tan biến đi như bóng tối trước ánh sáng mặt trời. Toàn thể chỉ là một nguồn sáng vô biên không còn phân chia làm sáng/tối, có/không, thân/thù như trước nữa mà là một cái thấy chân thật toàn thể liên hệ lẫn nhau một cách chặt chẽ theo lời dạy của đạo Phật:

“Cái này có vì cái kia có

Cái này không vì cái kia không

Cái này sanh vì cái kia sanh

Cái này diệt vì cái kia diệt”

Khi chúng ta buông xả toàn diện cái thấy biết sai lầm là đầu mối của bao nhiêu khổ đau thì tâm chúng ta trở nên trong sáng vô cùng. Lúc ấy, tình thương yêu tinh sạch, nồng ấm bao la bừng dậy. Từ đó, chúng ta nhận biếttrạng thái trong sáng, an vui, thoải mái, lành mạnh, hạnh phúctích cực là một trạng thái thường trực có mặt nơi chúng ta. Đấy là tính cách chân thường, chân ngã, chân lạc mà chúng ta trực tiếp kinh nghiệm được. Qua kinh nghiệm rất rõ ràngcụ thể đó chúng ta biết rất rõ là khổ đau không phải là cái bình thường mà chính là cái bất bình thường. Mỗi người chúng ta đều có chân tâm, Phật tánh biểu lộ không ngừng cái Chân Thường, Chân Ngã, Chân Lạc, và Chân Tịnh ấy. Nếu chúng ta không cảm nhận được nguồn hạnh phúc bao la là do sự mê mờ, một sự bất thường xuất hiện. Tâm mà an vui thì thân thể khỏe mạnh đó là điều y học ngày nay xác nhận cũng như các bậc thánh hiền đã nhắc đi nhắc lại hàng ngàn năm nay. Điều ấy đức Phật thực hành được và chúng ta cũng thực hành được như Ngài. Không những thế, Ngài luôn luôn khuyến khích và chỉ dạy chúng ta phương pháp thực hành tốt đẹp điều nói trên.

Về phương diện sức khỏe, ngày nay rất nhiều bác sĩ đặc biệt nhất là các bác sĩ tiên phong về Đạo Sức Khỏe như Deepak Chopra, Stuart M. Berger, Bernie S. Siegel, Dean Ornish v.v... chú trọng đến trạng thái thường trực của sức khỏe tức là trạng thái an vui, thoải mái thường trực và cho bệnh tật là một thứ bất bình thường gây ra bởi những áp lực trong đời sống cùng với những sự tương quan giữa con người thiếu tình thương yêu và thiếu mục đích trong đời sống. Như thế, cách làm cho chóng lành mạnh là phải làm cho con người thay đổi lối sốngbệnh hoạn có nguồn gốc nơi thái độ không thích hợp, một thứ bất bình thường. Do đó, nếu thay đổi thái độ thì cái bất thường bệnh hoạn đó cũng tiêu tan.

Chúng ta biết tâm của mình – tâm là cái chủ thể nơi chúng ta biết suy nghĩ, ghi nhận các âm thanh, màu sắc, phân biệt để nhận rõ thứ này khác thứ kia, biết vui buồn, có sự ham muốn, có sự hiểu biết, v.v... liên hệ chặt chẽ với khối óc. Khối óc lại chính là bộ chỉ huy mọi hoạt động trong cơ thể và cả hệ thống miễn nhiễm. Do đó, tâm buồn rầu sẽ tạo ra một áp lực lớn trên bộ não (nhân xấu) đưa đến hậu quả tai hại cho các bộ phận khác trong người như tim, phổi, gan, thận, cũng như hệ thống miễn nhiễm (quả xấu). Nhiều cuộc nghiên cứu về ung thư cho thấy những người bị bệnh này thường là những người hay giữ kín những cảm xúc, buồn rầu, thất vọng, v.v...

Hãy Có Thái Độ Tích Cực: Sống Với Niềm Vui Và Sống Với Sức Khỏe

Quay trở về với niềm an vui tự nhiên sẵn có của chân tâm, Phật tánh, của chân thường, chân ngã, chân lạc là một điều tối cần thiết cho chúng ta, những người sống trên đất Hoa Kỳ hiện nay, vì sự thiếu vắng tình thương yêu, hạnh phúcý nghĩa của đời sống đang gia tăng, biểu lộ thành sự bạo độnglệ thuộc vào đời sống vật chất quá nhiều. Sự bất thường của khổ đau và bệnh tật gia tăng nơi xứ sở giàu có bậc nhất thế giới này làm chúng tacảm tưởng đó là điều thông thường mà quên đi điều thông thường chính là hạnh phúc, niềm an vui kỳ diệu cùng sức khỏe mới là cái chân thường.

Khi chúng ta thực hành Diệu Pháp Thiền Tịnh chúng ta buông xả tất cả mọi gánh nặng của lo sợ, buồn rầu, giận hờn, tức tối, khổ đau và quay trở về với bầu trời trong sáng và rộng lớn vô biên của chân tâm, Phật tánh. Lòng chúng ta tràn đầy tình thương yêu trong lành, ấm áp, trí chúng ta sáng suốtthông minh, thân và tâm chúng ta chỉ là một khối an vui và hạnh phúc sâu thẳm. Khi tâm bừng dậy trong nguồn hạnh phúc bao la thì tất cả các tế bào trong cơ thể sẽ đón nhận những tín hiệu tích cực, những rung cảm an lạc sâu đậm qua những chất hóa học, qua những đường dây của thần kinh tế bào chạy khắp thân thểTrạng thái an vui toàn diện đó là cái một, cái toàn thể, cái rộng lớn bao la, là sự thông minh tươi mát và cũng là nguồn hạnh phúc vô biên. Đó chính là phép lạ nhiệm mầu mà bạn đã tạo ra được. Phép Lạ đó được Đức Phật luôn luôn ân cần nhắc nhở chúng ta phải thực hành trong đời sống hằng ngày.

Tạo bài viết
17/11/2013(Xem: 46315)
16/11/2011(Xem: 34758)
15/06/2024(Xem: 68338)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: