Pháp Tánh

04/12/20164:20 CH(Xem: 12090)
Pháp Tánh
PHÁP TÁNH
Ajahn Chah | Việt Dịch: Diệu Liên Hoa
Trích từ Quyển: “Everything is Teaching Us” – Ajahn Chah

Ajahn ChahKhi một loại cây ăn quả ra hoa, một làn gió lay động sẽ làm hoa rụng xuống đất. Số hoa còn lại trên cây sẽ phát triển thành quả non. Một làn gió lại thổi qua và một số quả non lại rụng! Số còn lại trên cây tiếp tục chín dần và rơi rụng dần cho đến khi quả chín muồi; chúng sẽ chờ để được hái xuống hoặc rụng xuống.

Con người ta cũng vậy, giống như hoa và trái cây trong gió, họ cũng rời khỏi cuộc đời này vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống. Một số sinh linh ra đi khi vẫn còn trong bụng mẹ, những trẻ sơ sinh khác qua đời chỉ trong vòng một vài ngày sau khi sinh. Một số khác sống được vài năm và chết khi chưa kịp trưởng thành. Có những nam thanh nữ tú chết khi tuổi đời còn rất trẻ. Còn những người khác sống thọ hơn và chết vì bệnh già.

Khi chiêm nghiệm về cuộc đời con người, chúng ta có thể liên tưởng đến hình ảnh của hoa và quả trên cây trong gió; cả hai đều không có gì chắc chắnbảo đảm. Tương tự, luật vô thường cũng có thể hiện diện trong đời sống tự viện. Một số người đến tự viện với khao khát cháy bỏng là được xuất gia nhưng sau đó, vì một lý do nào đó, họ thay đổi ý định và rời đi khi đang tập sự xuất gia hoặc ngay cả sau khi đã xuống tóc và khoác y. Một số người khác đến chùa với dự định xuất gia ngắn hạn để gieo duyên trong vòng một khóa tu. Cũng giống như trái trên cây đung đưa theo gió, tất cả đều không chắc chắn! Một tâm nguyện có thể xuất hiện trong lòng người và thôi thúc anh ta tìm đến tự viện, sau đó tâm nguyện có thể thay đổi và anh ta rời đi, giống như trái xanh trên cành trong những ngày gió mạnh.

Đức Phật thấu hiểu bản chất không chắc chắn của sự vật. Ngài quán sát hiện tượng trái cây trong gió, liên hệ với việc tu học của các đệ tử của Ngài và rút ra được bản chất vô thường, không chắc chắn trong mọi sự vật và hiện tượng! Đây là cách sự vật vận hành.

Như vậy, đối với một người đang tu học thực tập về sự tỉnh giác, không cần ai đó phải chỉ dẫn và giảng dạy nhiều thì mới có thể nhìn thấy và ngộ ra chân lý. Đức Phật là một ví dụ điển hình, trong một tiền kiếp Ngài là vua Chanokomun. Nhà vua không cần phải học hỏi nhiều. Tất cả những điều nhà vua phải làm là quan sát một cây xoài và ngộ ra được chân lý của cuộc đời.

Ngày nọ, khi cùng với đoàn tùy tùng gồm các quan đại thần đi ngắm cảnh ở vườn thượng uyển, từ trên lưng voi, nhà vua nhìn thấy có những cành xoài trĩu quả chín mọng thơm ngon. Vì không tiện dừng lại lúc ấy, nhà vua dự định khi xong việc sẽ trở lại sau và hái quả để mọi người cùng ăn. Tuy nhiên nhà vua không biết rằng các quan đại thần hộ tống phía sau cũng nhìn thấy và họ đã nhanh tay lấy sào hái hết tất cả các quả xoài trên cây, thậm chí họ còn bẻ cành vặt lá để cho dễ hái. Vào buổi chiều tối khi quay trở lại thăm vườn xoài, nhà vua đã mường tượng trong tâm trí mình về những quả xoài chín mọng và hương vị thơm ngon khi thưởng thức chúng. Nhưng rồi nhà vua đã đi từ ngạc nhiên đến thất vọng buồn bã khi nhận thấy rằng tất cả các quả xoài trên cây đều đã biến mất. Chẳng những thế, cành lá của chúng cũng bị vặt bẻ đến xơ xác và quăng rải rác dưới đất.

Sau đó Ngài nhận thấy một cây xoài gần đó với cành lá vẫn còn nguyên vẹn, xanh tốt. Ngài phân vân không biết tại sao. Sau đó, nhà vua nhận ra đó là vì cây xoài ấy không có trái. Nếu cây xoài không có trái, không ai quan tâm và làm phiền nó, nhờ vậy, nó không bị đau đớn và cành lá không bị hư hại. Bài học này cứ ám ảnh tâm trí nhà vua khi Ngài quay trở về cung điện: chẳng phải làm vua với quyền uy và khả năng ban phát nhiều bổng lộc đã không làm mình khó chịu, phiền não và khổ sở lắm hay sao? Làm vua thì phải luôn quan tâmlo lắng về mọi thứ, nào là nỗi lo về giặc loạn, cướp bóc, giặc ngoại xâm lấn chiếm vương quốc, rồi lo cho quốc thái dân an… Làm vua thì thật sự là không thể nghỉ ngơi một cách yên tĩnh, thanh nhàn, ngay cả trong giấc ngủ và cả trong những giấc mơ.

Một lần nữa, hình ảnh cây xoài không quả với cành lá xanh tốt sum suê không bị vặt bẻ lại xuất hiện trong trí nhà vua. Nhà vua nghĩ, nếu mình giống như cây xoài ấy, mình sẽ không phải bị tổn hạiquấy rầy.

Về cung điện, Ngài ấy đã ngồi thiền và chiêm niệm. Nhà vua đã so sánh bản thân mình với cây xoài và kết luận rằng nếu một người không can dự vào việc thế tục, người ấy sẽ thực sự được tự do thoát khỏi những lo lắng, ràng buộc hay phiền não. Tâm người ấy sẽ được thanh thản.

Chiêm nghiệm như thế, cuối cùng nhà vua quyết định xuất giatrở thành nhà sư nhờ vào bài học từ cây xoài.

Từ lúc ấy trở đi, bất cứ nơi nào ngài đến, khi được hỏi thầy dạy của mình là ai, Ngài đều trả lời: một cây xoài. Ngài không cần người khác dạy dỗ gì nhiều. Một cây xoài có thể khiến nhà vua bừng tỉnh và giác ngộ. Ngài quán sát từng sự kiện của cuộc sống này để nhận ra Pháp. Với sự tỉnh giác này, Ngài trở thành một nhà sư với tâm không vướng bận, ít muốn biết đủ và sống vui ở chốn A Lan Nhã. Ngài đã bỏ lại ngôi vua và cuối cùng tâm ngài tìm thấy sự bình an.

Trong câu chuyện này, Đức Phật là một vị Bồ Tát đã tinh tấn tu luyện tâm mình nhờ vào Giáo pháp từ thực tế. Giống như nhà vua Chanokomun, tiền thân của Đức Phật, chúng ta cũng nên quán sáthọc hỏi từ thực tế vì mọi sự vật trên thế giới này đều sẵn sàng để giáo huấn ta. Chỉ cần bắt đầu với một chút trí tuệ trực giác, chúng ta sẽ dần dần có thể hiểu thấu được các pháp. Chúng ta sẽ thấy rằng tất cả mọi sự vật trên thế giới này đều là vị thầy nhiệt tình và tuyệt vời. Ví dụ như cây cỏ quanh ta, chúng đều có thể tỏ lộ cho ta thấy sự thậtchân lý. Với trí huệtinh thần ham học hỏi, chúng ta không cần phải hỏi ai hay phải học rất nhiều để có thể tinh tấn. Chúng ta có thể lắng nghe và học hỏi từ thiên nhiên để được giác ngộ, như câu chuyện của nhà vua Chanokomun, bởi vì tất cả sự vật luôn nói lên sự thậtchân lý. Chúng không bao giờ xa rời chân lý.

2

Đi cùng với trí huệ là sự tỏ hiện đức tính bình tĩnh và tự kềm chế nơi các hành giả. Rồi đến phiên những đức tính này lại giúp nội tâm chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn khi quán sát các hiện tượng tự nhiên.

Bằng cách này, chúng ta sẽ biết được sự thật tối thượng của tất cả sự vật là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã (Anicca -dukkha –Anatta). Hãy lấy ví dụ về cây cối, tất cả cây cối trên mặt đất đều bình đẳng, như nhau và là Một, khi ta quán sát dưới cái nhìn của Vô Thường – Khổ - Vô ngã. Đầu tiên, chúng đến với cõi đời này, phát triển và trưởng thành, thay đổi liên tục, cho đến khi rời xa cuộc đời. Tất cả cây cối đều phải như vậy.

Tương tự, con ngườiđộng vật được sinh ra trong cuộc đời này, lớn lên và thay đổi trong suốt cuộc đời để rồi cuối cùng chết đi. Vô số những sự thay đổi xảy ra trong cuộc đời từ khi sinh ra cho đến khi chết đi nói lên con đường của Pháp; nghĩa là, tất cả mọi thứ đều là vô thường, có hợp có tan theo quy luật tự nhiên.

Nếu chúng tanhận thức và sự hiểu biết, nếu chúng ta quán sát với trí huệchánh niệm, chúng ta sẽ đọc được giáo pháp thông qua các sự việc xảy ra hàng ngày trước mắt chúng ta. Do đó, chúng ta thấy con người ta liên tục được sinh ra, thay đổi và cuối cùng rời bỏ thế giới này. Mọi người đều chịu sự luân hồi sinh tử như nhau, và vì thế, tất cả mọi người trong vũ trụ đều như nhau, là một. Vì vậy, khi ta thấy một người thì cũng như là nhìn thấy tất cả mọi người trên thế giới này vậy.

Cũng vậy, tất cả mọi thứ đều là Giáo Pháp; kể cả những điều chúng ta thấy với mắt trần này hay những điều chúng ta quán sát bằng mắt nội tâm. Một ý nghĩ lóe lên, thay đổi và qua đi; đơn giản chỉ là một xung động thần kinh đến rồi đi. Đây là bản chất thực sự của tâm. Nhìn chung, đây là sự thật cao quý của Giáo Pháp. Nếu một người không nhìn và quán sát sự vật theo cách này, người ấy sẽ không thực sự nhìn thấy sự thật. Hoặc giả nếu họ có nhìn thấy đi chăng nữa, họ thực sự không thấy và không hiểu! Nếu người ta thực sự thấy, người ta sẽ có sự khôn ngoan để lắng nghe Giáo Pháp; như lời của Đức Phật như sau:

Phật ở đâu?

Đức Phật ở trong Pháp.

Vậy Pháp ở đâu?

Pháp ở trong Phật, ngay tại đây, chính lúc này!

Vậy Tăng Đoàn ở đâu?

Tăng đoàn ở trong Pháp.

“Phật, Pháp và Tăng ở ngay trong tâm chúng ta”, nhưng chúng ta phải chiêm nghiệmquán sát cho đến khi cảm nhận và thấu hiểu được điều này một cách rõ ràng.

Một số người chỉ thoáng nghe qua và rồi lập lại như một cái máy rằng: "Ồ! Phật, Pháp và Tăng tồn tại trong tâm trí của tôi ". Tuy nhiên, tâm họ không thực sự cảm nghiệm được điều đó và chưa hiểu được như thế nào là “Phật Pháp Tăng ở ngay trong tâm ta”.

Quay lại vấn đề Pháp, chúng ta sẽ biết rằng, trên thế giới, sự thật đang hiển hiện tồn tại, và do đó chúng ta có thể thực hành để nhận ra sự thậtchân lý.

Ví dụ, "Nama dhamma", những gì ta gọi là cảm xúc, suy nghĩ, trí tưởng tượng,… vv, tất cả đều không chắc chắn.

Khi sân hận nổi lên, chúng phát triển, thay đổi và cuối cùng biến mất. Hạnh phúc cũng vậy, xuất hiện, phát triển, thay đổi và cuối cùng cũng biến mất. Chúng là không, không là bất cứ một điều hay một vật gì cả.

Đây là cách tất cả sự vật vận hành trên thế giới này; kể cả về tinh thầnvật chất. Bên trong ta có thân và tâm. Bên ngoài có thiên nhiên cùng cây cỏ. Tất cả đều nói lên quy luật vô thường trong vũ trụ này. Cả cây cỏ, núi non, muông thú…tất cả đều liên tục nhắc ta về sự không chắc chắn, về luật vô thường. Tất cả đều là Giáo Pháp cho ta học hỏi.

Vậy thì ta tự hỏi lại lòng mình một lần nữa, chánh pháp ở đâu trong thế giới này? Nói một cách đơn giản, những gì không nói lên chánh pháp không hề tồn tại, vì sự vật không hề xa lìa chánh pháp. Chỉ có điều là ta có thể nhận ra hay không.

3

Pháp là bản chất của thiên nhiên. Đây được gọi là "Sacca Dhamma", Pháp của chân lýsự thật.

Khi nhìn ngắm thiên nhiên, người ta có thể đọc được thông điệp của Giáo Pháp trong đó. Khi học hỏi về Giáo Pháp, người ta thấy Pháp vận hành trong thiên nhiên. Thiên nhiên luôn gửi cho ta những thông điệp về Giáo Pháp.

Vậy thì việc chỉ tập trung vào kinh văn sách vở để học thật nhiều sẽ không thể giúp ta tinh tấn bằng việc song song quán sát những thông điệp quan trọng của Pháp mà thiên nhiên liên tục từng giờ từng phút gửi cho ta; rằng cuộc đời chỉ là một chu kỳ bất tận của sinh tử luân hồi. Nếu chúng ta luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác thì cho dù ta có đi, đứng, hay nằm ngồi gì đi chăng nữa, trí huệtri kiến luôn được phát sinh trong ta. Nghĩa là, sự thật về pháp, về chân lý đã có sẵn trong mỗi con người chúng ta rồi. Thức A Lại Da trong ta chứa đựng tất cả.

Hiện nay, ngay giờ phút này, Đức Phật vẫn đang sống, vì Ngài chính là Pháp chân thật luôn hiện hữu chỉ đường cho chúng ta trở thành Phật giống như Ngài. Pháp không chạy trốn hay chơi trò ú tim với chúng ta, mà sẽ chỉ cho ta hai vị Phật. Một vị Phật bằng xương bằng thịt đã được sinh ra trong lịch sử cách đây 2500 năm (báo thân Phật) và một vị Phật trong tâm trí đang chỉ cho chúng ta thấy giáo pháp nhiệm mầu thông qua sự vận hành của thiên nhiênvũ trụ (Pháp thân Phật).

Đức Phật đã bảo Ngài Anan rằng: "Ta chỉ có thể chứng nghiệm được Pháp chân thật thông qua việc tu học thực hành". Bất cứ ai nhìn thấy Đức Phật nghĩa là thấy Giáo Pháp.

Vậy là thế nào? Trước đây thế giới chưa có Phật; cho đến khi Hoàng Thái Tử Siddhartha Gotama giác ngộ, nhận ra Giáo Phápthành Phật. Ngài cũng là con người giống như chúng ta. Vậy nếu chúng ta giác ngộ giáo Pháp, chúng ta sẽ thành Phật. Đây được gọi là Đức Phật trong tâm, Pháp thân Phật.

Chúng ta phải luôn tỉnh giácý thức được những gì chúng ta làm trong từng giây phút; bởi lẽ chính chúng ta là kẻ thừa tự, tận hưởng thành quả của những hành động tốt hay xấu mà chúng ta đã gieo. Khi làm điều thiện, chúng ta sẽ hái hoa thơm quả ngọt trong tương lai. Ngược lại, nếu làm điều ác, chúng ta sẽ gặt hái quả cay đắng, đau khổ. Tất cả những gì bạn cần phải làm là nhìn vào cuộc sống hàng ngày của bạn để thấu hiểu được pháp. Ngài Tất Đạt Đa giác ngộnhận ra được chân lý này, nhờ đó mà có sự xuất hiện của Đức Phật trên cõi đời. Tương tự như vậy, nếu mỗi người và mọi người chúng ta đều siêng năng thực hành để giác ngộ được chân lý này, chúng ta sẽ thành Phật.

Như vậy, đức Phật, đức Như Lai vẫn luôn tồn tại. Một số người rất vui khi biết được điều này và nói rằng, "Nếu Đức Phật vẫn luôn tồn tại, vậy thì tôi có thể tu học thực hành Giáo Pháp!" Vâng, đúng là như vậy đó!

Giáo phápĐức Phật đã giác ngộgiáo pháp luôn tồn tại trên thế giới này, cũng như mạch nước ngầm luôn hiện hữu trong lòng đất. Khi một người muốn đào giếng, anh ta phải đào đủ sâu để chạm đến đúng mạch nước ngầm luôn sẵn có trong lòng đất. Người đào giếng không tạo ra nước, mà anh ta chỉ phát hiện ra mạch nước. Tương tự như vậy, Đức Phật không tạo ra hay ban hành Giáo Pháp, Ngài chỉ khai ngộ chân lý, sự thật sẵn có và chia sẻ với chúng ta. Nhờ vào chiêm niệm mà đức Phật đã đọc được thông điệp của Giáo Pháp và thấu hiểu. Giáo Phápchân lý của thế giới này. Khi đã giác ngộ, Siddhartha Gotama được gọi là Phật. Giáo pháp cũng có thể giúp cho tất cả mọi người chúng ta thông hiểutrở thành Phật, Đấng giác ngộ.

Nếu chúng sanh đều sống tốt và tuân thủ Phật Pháp, họ sẽ không bao giờ thiếu đức hạnhlòng tốt. Với sự hiểu biết, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta thực sự không xa Phật, mà Phật đang ở trong tâm ta, đang ngồi đối diện với ta, ngay trong giây phút này. Một khi hiểu được Phật Pháp thì chính lúc đó, chúng ta được thấy Phật.

Nếu ai thực sự tu họcthực hành, anh ta sẽ luôn nghe được tiếng Phật và tiếng của Pháp cho dù là đang tĩnh tọa dưới gốc cây, đang nằm hay đang trong bất cứ tư thế nào. Để đạt được cảnh giới này thì không thể chỉ dùng lý trí mà có được, mà phải có tâm thanh tịnh và sự chiêm niệm, thực hành. Nếu chỉ đọc và ghi nhớ những lời giảng này của tôi là không đủ, bởi vì bạn cần phải trải nghiệm và thân chứng được Pháp, không có con đường nào khác. Vì vậy khi tu học thực hành, chúng ta phải xác định được mục tiêu để tập trung; rồi việc tu học của chúng ta sẽ hoàn mãn.

Để có thể tu học thực hành lời Phật dạy, Đức Phật khuyên chúng ta nên sống ở một nơi yên tĩnh; giúp cho tâm ta thanh tịnh và lắng đọng để ta có thể lắng nghe và học hỏi về Phật pháp, đồng thời kiềm chế các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Đây là nền tảng cho việc tu học thực hành của chúng ta vì chính nơi sáu giác quan này mà mọi hạnh lành cũng như việc ác có thể phát sinh.

4

Sáu giác quan là những cơ quan ưu việt trong cơ thể; chúng có thể giúp ta thành đạo hay bị đọa đày.

Đôi mắt giúp cơ thể nhìn thấy, tai giúp cơ thể nghe được, mũi và lưỡi giúp cơ thể cảm nhận mùi vị, xúc giác giúp cơ thể biết được nhiệt độ nóng lạnh, các vật êm ái hay thô ráp. Tâm là nơi phát sinh ý tưởngsuy nghĩ. Và nhiệm vụ của chúng tatu học thực hành thông qua sáu giác quan này.

Việc tu học thực hành thực sự dễ dàng cho chúng ta vì tất cả những gì cần thiết đã được Đức Phật đi trước mở đường và chia sẻ kinh nghiệm để chúng ta có thể làm theo nhằm được giải thoát và an vui, hạnh phúc. Chúng ta cũng có thể so sánh với việc Đức Phật đã trồng một vườn cây ăn quả và mời gọi chúng ta hái trái để thưởng thức mà không cần phải khổ công tìm kiếm, thử nghiệm và sai lầm mới có được quả ngọt.

Cho dù là về vấn đề đạo đức, thiền định hay trí huệ, chúng ta không cần phải phát minh, quy định hay suy đoán, bởi vì Đức Phật đã trải qua tất cả và chia sẻ tất cả trong lời dạy của Ngài nhằm giúp chúng ta tu học thực hành và được thành Phật như Ngài không khác. Vì vậy, chúng ta là những người có nhiều công đứcmay mắn được kế thừa thành quả của Đức Phật. Các vườn cây ăn quả đã có sẵn, trái cây đã chín. Tất cả mọi thứ đều được chuẩn bị một cách hoàn hảo cho ta, người có đủ niềm tin bắt tay vào việc tu học thực hànhthưởng thức hương vị thơm ngon của quả ngọt Phật Pháp!

Chúng ta nên ý thức được rằng công đứcmay mắn giúp ta gặp được Phật pháp quý giá biết nhường nào; vì không phải bất kỳ chúng sinh nào hoặc bất kỳ loài người thời điểm nào cũng được Phật dạy như chúng ta. Hãy nhìn xung quanh ta để xem có bao nhiêu chúng sinh kém may mắn tái sinh vào kiếp đời khốn khổ của chó, lợn, rắn và các loài vật khác. Các bạn ấy không hề có một cơ hội nào để nghe biết chánh pháp. Các bạn chúng sinh này đang thọ dụng quả báo không may và đau khổ mà các bạn ấy đã tạo ra. Trong cõi khổ đó, họ lại không có cơ hội nghiên cứu, nghe biết, để tu học thực hành Giáo Pháp, để có thể thoát ra được cảnh khổ luân hồi; trong khi những dịp để lún sâu thêm vào các đường ác, nghiệp chồng nghiệp lại có sẵn rất nhiều. Quả là bội lần khổ!

con người, chúng ta không được phép để cho mình trở thành nạn nhân của quả báo xấu, bị tước đoạt những cơ hội để “đóng vai tốt”, tạo nghiệp thiện trong cuộc đời và cũng là cơ hội tận hưởng hạnh phúc, đạt được tự do đến Niết Bàn. Đừng phàn nàn cho rằng kiếp người mà ta đang có đây thật là khốn khổ và vô vọng! Nếu cứ suy nghĩ theo chiều hướng bi quan đó, chúng ta sẽ dễ rơi vào kiếp đời khốn khổ và vô vọng của các chúng sinh đang trôi lăn trong ba đường ác của cõi luân hồi.

Chúng ta được may mắn là những con người thuộc cõi giáo huấn của Đức Phật. Vì thế, chúng ta có cơ hội thừa hưởng đầy đủ đức độ, trí huệ và nguồn lực từ Đức Phật. Nếu chúng ta biết điều chỉnh và phát triển sự hiểu biết, ý kiếntri kiến của bản thân trong hiện tại, thì những nghiệp lực tốt đó sẽ hướng chúng ta có cách hành xử và tu học phù hợp với Giáp Pháp trong kiếp người này.

Vì vậy, chúng ta, khác với các sinh vật khác, là những chúng sinh có thể được giác ngộ Phật pháp. Đức Phật dạy rằng vào chính lúc này, ngay tại đây, giáo pháp đang hiện hữu trước mặt chúng ta, Đức Phật đang ngồi đối diện với chúng ta! Vậy thì bạn còn tìm cầu một nơi nào hoặc mong chờ một thời điểm nào nữa để gặp Phật?

Nếu chúng ta không chiêm nghiệmthực hành một cách đúng đắn vào chính lúc này, chúng ta sẽ rơi trở lại vào ba đường ác làm súc sinh, ngạ quỷ, ma quỷ hay là thọ khổ trong địa ngục.

Điều này là như thế nào? Chỉ cần nhìn vào tâm trí của bạn. Khi sân hận nổi lên, nếu không phải địa ngục thì là gì? Đó chính là địa ngục! Khi si mê nổi lên, ta trở nên u mê và có những hành động như loài cầm thú, đó chính là cõi súc sinh hiện tiền! Khi lòng tham không đáy trỗi dậy, bao nhiêu cũng không đủ, không thể lấp đầy, không bao giờ cảm thấy hài lòng, no đủ và hạnh phúc, càng có càng khao khát mong muốn có thêm nữa với bất cứ giá nào, thì đó là gì nếu không là ngạ quỷ? Tất cả đều hiển hiện cho ta thấy ngay trước mắt không ở đâu xa!

Chỉ vì không nhận biếthiểu rõ những trạng thái của tinh thần, tâm ta bắt đầu luân hồi từ cõi người sang những cõi khác. Ngay lúc này, bạn đang gieo hạt giống cho việc tái sanh luân hồi của những kiếp sau. Nếu tâm ta đang thấm đẫm những suy nghĩ để trở thành một trong ba đường ác, kết quả là ta sẽ tái sinh vào đúng cõi mà ta đang chăm chỉ gieo trồng hạt giống mỗi ngày ở hiện đời trong tâm tưởng của ta.

Theo tư tưởng Phật giáo, chúng sinh được tái sanh trong luân hồi lục đạo bao gồm cõi trời nơi có nhiều sự vui vẻ an lạc, cõi người, Atula, súc sinh, ngạ quỷ hoặc cõi địa ngục là nơi đau khổ dẫy đầy, tùy theo nghiệp tốt hay xấu mà họ đã tạo ra, tức là những hạt giống tốt hoặc xấu mà họ đã gieo ở kiếp trước. Thượng tọa Ajahn luôn luôn nhấn mạnh sáu cõi luân hồi này đang hiện tiền trong tâm của chúng ta ngay trong thời điểm hiện tại chứ không phải là một nơi nào đó rất xa xôi và còn lâu lắm mới đến. Vì vậy, nếu tâm ta khai mở cõi nào, ta sẽ hướng về cõi đó. Khi tâm liên tục đổi từ tốt sang xấu, từ rộng lượng sang keo kiết, từ hiền từ sang giận dữ, ác độc… thì ta đang liên tục bắt mình phải khốn khổ trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi trong chính cuộc đời này. Ví dụ, khi tâm ta đang bừng bừng lửa sân hận, ta đang bắt chính mình bị đọa từ cõi người xuống cõi địa ngục ngay và luôn.

Việt Dịch: Diệu Liên Hoa
Trích từ Quyển: “Everything is Teaching Us” – Ajahn Chah

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/08/2016(Xem: 55396)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.