Phật Giáo Là Gì?

19/10/201012:00 SA(Xem: 65601)
Phật Giáo Là Gì?

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh không
Việt dịch: Thích Tâm An
Nhà xuất bản Phương Đông

phat-giao-la-gi


LỜI NGƯỜI DỊCH

Trong thời đại văn minh xã hội hiện nay, khi tiện nghi vật chất của con người ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì đời sống tâm linh càng sa sút , khoảng cách giữa người và người ngày càng xa cách bấy nhiêu. Vì thế, nhiều người đã tìm đến Phật giáo như một nơi để gửi gắm tinh thần, nương tựa. Có nhiều người rất muốn học Phật, nhưng đối với Phật giáo lại có nhận thức không chính xác, sai lầm, vì thế quá trình học Phật không đạt được kết quả mong muốn. Người học Phật, muốn đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp rất khó. Quyển sách này do ngài Tịnh Không pháp sư khai thị rõ ràng về ý nghĩa chân chính của Phật giáo, giúp cho người học Phật đối với Phật giáoquan niệm chính xác hơn.
Chúng tôi, với một ít khả năng hiểu biết về Hoa ngữ, đọc thấy tác phẩm này của ngài Tịnh Không rất hay, bèn nảy ngu ý chuyển dịch sang Việt ngữ. Khi tác phẩm hoàn thành, chúng tôi không dám mong muốn gì hơn, chỉ mơ ước được dâng đến cho đời, với tâm nguyện đóng góp một phần rất nhỏ nào, vào con đường thượng cầu hạ hóa.
Trong quá trình chuyển ngữ nếu có gì sai sót, ngưỡng mong các bậc cao minh từ bi chỉ dạy và phủ chính cho.

Người dịch kính đề
Thích Tâm An


1.LƯỢC SỬ TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ
Tịnh Không pháp sư ban sơ theo học triết học với Đông Phương Mỹ tiên sinh, về sau học Phật pháp với đại sư Chương gia và cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Hai mươi sáu tuổi học Phật, ba mươi tuổi xuất gia, giảng kinh thuyết pháp đến nay trên bốn mươi năm, dấu chân Ngài từng trải trong và ngoài nước rất nhiều, nhất là ở Uùc, Mỹ ,Malaysia, Trung Quốc. Pháp sư thông tông, giáo, thâm nhập thực tiễn, khế lý khế cơ, thâm đắc thuyết pháp tam muội. Mấy năm gần đây, Ngài chuyên tu và chuyên hoằng dương về pháp môn tịnh độ khắp nơi, thành lập các đạo tràng Tịnh Tông Học Hội để hoằng truyền tịnh độ.

2.CỨU CÁNH CỦA PHẬT GIÁO LÀ GÌ:

Phật giáo phải chăng là một tôn giáo? Phật giáo đối với các tôn giáo khác có sự sai biệt không?
Vấn đề này nếu muốn giảng rõ sẽ thật dài. Đức Phật khi còn tại thế, cả đời Ngài chỉ làm việc nghĩa. Khổng Phu TửTrung Quốc, chúng ta không có dịp tiếp cận, chỉ khác nhau là Khổng Phu Tử học thuật để phát huy địa vị thăng quan tiến chức, còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bản thân là một đông cung Thái tử, Ngài vứt bỏ tất cả để làm công tác giáo dục.Do đó có thể biết, giáo dục xác thật là việc quan trọng của quốc gia. Trong cổ điển của Trung Quốc như Lễ Ký, Học Ký trình bày rất sâu sắc về điều này, xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân, trong đó dạy học là công tác đầu tiên luôn phải thực hiện. Hơn nữa, thiết lập đội ngũ lãnh đạo quốc gia, điểm trọng yếu nằm ở giáo dục. Vì thế, Khổng Tử cả đời làm việc giáo dục, sau trở thành một nhà giáo dục lớn. Phật Thích Ca cũng vậy, Ngài cũng là một nhà giáo dục lớn, cho nên Phật giáo là một nền giáo dục, không phải là một tôn giáo. Đó là một sự thật rõ ràng. Hiện tại, trong nhà Phật thường xưng hô cũng đủ cho chúng ta thấy được điều đó. Ví như chúng ta thường gọi Phật là bổn sư, bổn sư có nguồn gốc từ hai chữ lão sư, là căn bản của lão sư. Theo thói quen, chúng ta thường gọi người xuất gia lâu năm trong Phật giáoHòa thượng. Hòa thượng là tiếng Ấn Độ, có nghĩa là thân giáo sư, vì ông ta là người chỉ đường cho chúng ta nên chúng ta gọi là Hòa thượng. Vì thế, các vị Hòa thượng đối với chúng ta có quan hệ học tập rất mật thiết. Hòa thượng không nhất thiết phải là người xuất gia, người tại gia dạy đạo cho chúng ta cũng được gọi là Hòa thượng. Như tôi trong quá khứ tìm cầu học đạo, mọi người ai cũng biết tôi có học Phật với cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm, Ngài là một người tại gia, vậy mà lúc giảng, tôi thường xưng Ngài là Hòa thượng, vì Ngài là người dạy đạo cho tôi. Do đó có thể biết, Hòa thượng là tên tôn xưng của học sinh đối với thầy giáo. Như trong trường học gọi là giáo thọ sư, giả như cư sĩ không trực tiếp dạy tôi, tôi sẽ gọi Ngài là pháp sư chứ không gọi là Hòa thượng. Vì thế, Hòa thượng là một tên gọi thông thường để gọi những người dạy học trực tiếp cho chúng ta, không kể người đó trẻ, già, nam, nữ, tại gia hay xuất gia. Pháp sư cũng là tên gọi thông thường. Nếu gọi là tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni, nhất định người đó phải là người xuất gia. Đó là những kiến thức thông thường phải biết.

3.NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO

Nội dung giáo dục của Phật giáo thật phi thường, rộng lớn. Từ lúc khai thiên lập địa, Nho giáo được xem là một nền giáo dục rộng lớn, thế nhưng đem so sánh với Phật giáo, nền giáo dục Phật giáo lại rộng lớn hơn. Phật giáo biết được đời sống quá khứ, vị lai của tất cả chúng sinh, dù quá khứvô thủy, vị lai là vô chung. Đứng trên góc độ thời giankhông gian mà nói thì không có bờ mé. Phật giáo cho chúng ta biết vũ trụ rất rộng lớn, không chỉ có duy nhất quả địa cầu chúng ta đang sinh sống hay một hệ ngân hà, mà trong kinh luận Phật nói trong không gianvô lượng vô biên hệ ngân hà và tinh cầu (ngôi sao) tồn tại. Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác, rõ ràng, chẳng những đối với các sự việc ngay trong đời này mà tất cả các sự việc xảy ra trong quá khứ chúng ta đều có thể nhận thức được. Những việc đã nêu trên, chúng ta thật sự có làm được không? Nhất là những việc xảy ra trong quá khứ và trong tương lai, làm sao chúng ta có thể biết rõ?
Phật pháp xác nhận chúng ta có thể làm được. Vì sao? Vì dựa trên năng lực của mỗi người, không phải dựa từ thế lực hay quyền năng từ bên ngoài đem đến. Nói đến nguồn gốc của vũ trụ, Phật dạy tất cả đều do tự tánh biến hiện. Vì vậy, trung tâm giáo dục Phật giáo, nói theo nhà thiền chính là minh tâm kiến tánh. Chỉ cần chúng ta đạt đến cảnh giới đó, tự nhiên tất cả thực tướng vạn vật trong vũ trụ này, chúng ta sẽ hiểu rõ. Minh tâm kiến tínhmục đích trung tâm của Phật giáo, không luận là thiền tông hay giáo hạ, hiển, mật, đã là Phật giáo Đại thừa đều lấy đó làm trung tâm. Song, các tông phái, danh từ học thuật tuy không giống nhau, nhưng mục đích chung chỉ quy về một. Thí như theo Tông môn gọi là minh tâm kiến tánh, Giáo hạ gọi là đại khai viên giải. Mật tông gọi là tam mật tương ưng, và Tịnh độ gọi là nhất tâm bất loạn. Danh từ không đồng nhưng mục đích không khác. Như vậy, minh tâm kiến tánh chính là mục đích trung tâm của Phật giáo.

4.TRUYỀN THỐNG CỦA PHẬT GIÁO

Tôn giáo Phật giáo, học thuật, tà môn ngoại đạo Phật giáo,… đó là những hiện tượng phát sinh gần đây trong Phật giáo. Dạy học, đạo thầy trò là truyền thống của Phật giáo, Phật giáo đã được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau một nghìn năm được truyền sang Trung Quốc. Lịch sử đã ghi chép, vào thời đại Đông Hán, năm Vĩnh Bình thứ mười vua Hán Minh Đế, tức năm 67 trước Công nguyên, thời kỳ chính thức tiếp thọ, triều đình thỉnh mời một số đại sư Ấn Độ đến Trung Quốc. Lúc họ sang có mang theo tượng Phậtkinh điển. Triều đình và nhân dân một khi tiếp xúc với Phật pháp cảm thấy rất khế lý, khế cơ, vì thế người Trung Quốc rất hoan hỷ. Do đó có thể nói, giáo học của Nho giaPhật giáo hoàn toàn tương đồng. Truyền thống của Trung Quốc xây dựng trên cơ sở đạo lý, mà Phật pháp cũng kiến tạo trên cơ sở đạo lý, vì vậy có nhiều quan niệm giống nhau. Nhưng Nho gia chỉ nói đến nguyên tắc, còn nhà Phật giảng rõ ràng thấu triệt mọi nguồn cơn. Phật phápđạo Nho vì thế bổ trợ và tạo điều kiện tương hỗ cho nhau, do vậy triều đình và nhân dân thời đó hoan nghênh vô cùng nhiệt liệt. Từ ấy Phật pháp bắt đầu gieo mầm, đâm chồi, sinh trưởng, ra hoa và kết trái tại Trung Quốc. Phật giáo phát huy đến triều đại nhà Đường mới trở thành nền giáo dục chính quy của đất nước. Chế độ Tùng lâm hiện tại so với phương pháp tổ chức dạy học hiện đại của các trường đại học, có thể nói vô cùng đặc sắc. Trung Quốc đã chính thức xây dựng đại học Phật giáo, cách thức phân phối công việc của Tùng lâm so với đại học hoàn toàn tương đồng. Ví như viện chủ Tùng lâm cũng tương đương với hiệu trưởng của trường đại học. Tùng lâmthủ tọa, Hòa thượng, thủ tọa tương đương với trưởng phòng giáo dục. Tùng lâmDuy na, Duy na tương đương với huấn đạo trưởng; giám viện Tùng lâm tương đương với tổng vụ trưởng, cho nên sự phân phối công tác trong trường học ngày nay chỉ xưng hô có khác, thế nhưng tính chất công tác hoàn toàn giống với Tùng lâm. Vì thế Phật giáo chính là một cơ cấu giáo dục hoàn chỉnh, không có liên quan đến tôn giáo. Đứng trên bề mặt kinh điển có trước thuật nên xem qua như có tôn giáo, nên Phật giáo được coi là tôn giáo. Tôn giáo theo quan niệm xã hội ngày nay, Phật giáo không phải là tôn giáo. Phật giáo nói tông là chỉ cho thiền tông, chỉ có thiền tông chúng ta mới gọi là tông môn, thiền tông nằm ngoài các tông phái. Tương tự như một phân viện của một trường học, Phật giáo phân thành mười tông phái, trừ thiền tông được gọi là tông ra, các tông còn lại được gọi là giáo, cho nên chúng ta thường nghe nói tông môn, giáo hạ là vậy. Dùng hai chữ tông, giáo là để chỉ ý nghĩa bao quát của Phật pháp. Hiện tại, người ta nói đến tôn giáo đối với Phật giáoý nghĩa bất đồng. Thông thường, người ta cho rằng Phật giáomê tín, mà không biết Phật là phá trừ si mê, chuyển thành giác ngộ, chuyển khổ thành vui. Phật dạy chúng sinh có nhiều khổ đau, nguyên nhân cũng từ si mê mà ra cả. Si mê cái gì? Chính là si mê chân tướng vũ trụnhân sinh. Vũ trụ là chỉ cho hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sinh chính là bản thân của mỗi cá nhân chúng ta. Nói cách khác, chúng ta tự mình nhận thức sai lầm về chính mình, từ chỗ sai lầm bản thân dẫn đến nhận thức sai lầm về hoàn cảnh sinh hoạt xung quanh, từ nhận thức sai lầm dẫn đến suy nghĩ sai lầm, từ suy nghĩ sai lầm lại dẫn đến hành động sai lầm, mà đã hành động sai nhất định chúng ta phải nhận lấy quả báo hiện tiền sai lầm của chính mình. Không ai mang đến khổ đau cho chúng ta, mà do tự chúng ta làm và tự chúng ta nhận lãnh nó. Vì vậy, Phật giáo dạy rằng muốn xa lìa khổ đau và thành tựu hạnh phúc an lạc, nhất định phải phá trừ si mê mà chuyển thành giác ngộ, chân chính để nhận thức chính mình, nhận thức được chân tướng của vũ trụnhân sinh, mới có thể giải quyết được vấn đề. Đương nhiên muốn đạt đến cảnh giới đó không phải là việc dễ.

5.NGƯỜI MUỐN HỌC PHẬT PHẢI NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Vấn đề này so với phương pháp dạy học của Trung Quốc cổ xưa hoàn toàn tương đồng. Trước tiên, nhất định cần phải thân cận một vị thầy, nói theo Phật pháp là thân cận thiện hữu tri thức. Trong kinh điển Phật có dạy chúng ta, muốn tu học Phật pháp, tiếp thọ nền giáo dục của Phật nhất định chúng ta phải gần gũi thân cận minh sư. Minh không phải là rất nổi tiếng, minh là quang minh, là hiểu biết một cách rõ ràng, là người chân chínhđạo đức và học vấn. Chúng ta phải thân cận một vị thầy như vậy, mới có thể chân chính đạt được lợi ích thiết thực của việc học Phật.

6.QUY Y VÀ THÂN CẬN MỘT VỊ THẦY TỐT CÓ TƯƠNG QUAN GÌ KHÔNG?

Hoàn toàn không có liên quan gì. Quy y là giai đoạn trước tiên mà người muốn học Phật cần phải làm. Ý nghĩa của quy ychúng ta hướng về một vị thầy tốt mà tiếp thọ sự dạy dỗ. Do đó, chúng ta nhất định phải thân cận một vị thầy có đạo đức và học vấn, vì người đó là người đem cương yếu và nguyên tắc tu học của Phật pháp để truyền thọ cho chúng ta. Quy y có nghĩa là gì? Quy nghĩa là hồi đầu, y nghĩa là nương tựa. Do đâu mà hồi đầu? Vì quá khứ chúng ta mê hoặc, thấy biết sai lầm, thân tâm bị ô trược trầm trọng do si mê. Vì thế, chúng ta quy y chính là quay đầu lại với cái thấy biết sai lầm của mình mà nương tựa về chánh tri chánh kiến, quay đầu với tất cả tâm ô trược mà về nương tựa với tâm thanh tịnh. Vì thế, điều kiện cơ bản của người học Phật , nhất địnhchúng ta phải quay đầu với si mê tà kiến mà nương tựa trở về chính, giác, tịnh. Mê nhiễm ở tại mình, chính, giác, tịnh cũng ở tại mình. Cho nên người chân chính quy yquy y với tự tánh Tam bảo, đó là chính, giác và tịnh. Bình thường có một số người có những ngộ nhận sai lầm về quy y. Họ cho rằng quy yquy y với một vị thầy nào đó, hay càng quy y với nhiều vị thầy càng tốt, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Quy y không phải là nương tựa một vị thầy nào, cũng không phải nhiều vị thầy càng tốt, mà chính là đem cương lĩnh và nguyên tắc tu học Phật pháp mà trao truyền cho chúng ta, đó gọi là quy y. Vì vậy, quy yquy y tự tánh Tam bảo, không phải là quy y một người nào từ bên ngoài. Thậm chí đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không có tương quan, bạn nói tôi quy y với Đức Phậtsai lầm lớn. Đức Phật không nói chúng ta quy y là phải quy y với Phật, mà Đức Phật dạy chúng ta quy yquy y với tự tánh giác của mình. Giác là Phật bảo, Phật có nghĩa là giác ngộ, quy y Phậtquy y với bậc giác ngộ, nói theo ngôn ngữ hiện đại phổ thông để dễ hiểu, quy ytrở về nương tựa lý tánh, không phải hành động theo cảm tình cá nhân. Lý tánh là giác, cảm tình cá nhân là mê. Chúng ta quy y Phật, là Phật dạy chúng ta trong cuộc sống đời thường, lúc tiếp nhân đãi vật, chúng ta nên y theo lý tánh, không nên hành động theo cảm tình cá nhân, đó gọi là chân chính quy y. Chúng ta muốn hỏi lý tánh và cảm tình, Phật và pháp sư có quan hệ gì hay không?

Không có quan hệ gì, nếu nói chúng ta quy yquy y với một người nào đó là một sai lầm lớn. Vì thế vị thầy là đại diện cho tăng đoàn, đem Tam quy truyền thọ cho chúng ta, chúng ta quy yquy y với tăng đòan, tất cả mọi thiện hữu tri thức đều là thầy của chúng ta. Không nên cho rằng người quy y cho mình là thầy dạy đạo duy nhất của mình, có như thế tâm lượng của chúng ta mới rộng lớn, những chấp trước mới bị phá vỡ, chúng ta mới có thể đạt đến lợi ích chân chính. Nhưng khi học Phật pháp nhất định chúng ta phải học với một vị thầy, vì là người sơ học nên chúng ta nhất định phải làm như vậy. Vì một vị thầy sẽ chỉ dạy cho chúng ta một con đường, hai vị thầy sẽ chỉ dạy cho chúng ta học hai con đường, cùng một lúc mà chúng ta đi hai con đường được rất khó. Nếu chúng ta học với ba vị thầy thì đến lúc đó chúng ta chẳng biết nghe theo ai. Do đó, điều quan trọng nhất của người sơ cơ học Phật là phải theo học với một vị thầy. Chúng ta học đến lúc nào trí tuệ khai mở, có đầy đủ trí tuệ để phân biệt thật hư, chân vọng, đúng sai, tà chính, dĩ nhiên lúc đó chúng ta mới đủ năng lực rời thầy để tham học với các vị thầy khác, đồng thời có thể học rộng nghe nhiều. Nhưng nếu chúng ta chưa có đầy đủ năng lực, một khi tiếp xúc với hoàn cảnh lại phát sinh phiền não, thì tuyệt đối chúng ta không được rời thầy sớm, phải ở lại với thầy, bồi dưỡng tu học đến lúc nào tự thấy năng lực đầy đủ mới thôi, đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của một vị thầy khi thâu nhận đệ tử.

7.NĂM THỜI THUYẾT PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT

Cốt tủy phương pháp học của Phật pháp được phân chia thành năm giai đoạn. Tương tự như nền học vấn của thế gian từ thấp lên cao, tiến dần theo thứ tự. Trong kinh điển đã có ghi chép, ban đầu Phật giảng kinh Hoa Nghiêm, đây là một bộ kinh mà Phật đã nói trong khi đang nhập định, tham dự pháp hội này đều là các đại Bồ tát, không có phàm phu bình thường. Trong lần thuyết pháp này, Đức Phật nói toàn bộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, do đó nội dung của pháp này phi thường rộng lớn. Sau đức Phật nhập diệt 600 năm, có một vị Bồ Tát tên là Long Thọ, Ngài ở tại Long Cung xem hết toàn bộ kinh Hoa Nghiêm, nhận thấy số lượng rất lớn, rất khó tưởng tượng. Bồ tát sau khi xem qua, nhận thấy phàm phu khó có thể tiếp thọ được toàn bộ, vì nội dung của bộ kinh quá lớn. Ngài xem từ cuốn trung đến cuốn hạ, ý nghĩa toàn bộ của kinh quá rộng, tuy xem qua phần trích dẫn nhưng vẫn thấy còn lớn. Bồ tát lại so sánh phần trích dẫn và cuốn hạ, nhận thấy cuốn hạ đơn giản hơn nên Ngài chọn bản này làm bản chính của kinh, vì bản hạ này có thể giúp cho người thế gian tụng đọc và tiếp thọ một cách dễ dàng. Và chính bản kinh này đã được lưu truyền đến thế gian, sau đó được truyền sang Trung Quốc, người Trung Quốc đã phiên dịch sang Trung văn. Hiện tại, bản Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinhmọi người xem chỉ là bản đề cương mà thôi. Ngay cả bản Tứ Khố Toàn Thư của người Trung Quốc, bản mà hầu như mọi người cho là trọn bộ, vô cùng phong phú, cũng chỉ là mục lục cương yếu. Kinh Hoa Nghiêm hiện tại chúng ta đọc tụng cũng giống như vậy, tuy nó được xem là bản kinh hoàn chỉnh nhưng thật ra chỉ là phần cương yếu, đã là cương yếu thì chắc chắn không phải là hoàn chỉnh. Hiện tại chúng ta chỉ có được một phần hai bản, số còn lại đáng tiếc đã bị thất lạc, nguyên bản tìm không có, và có thể nói bản dịch sang Trung văn hiện nay là có giá trị hơn cả. Kinh này được Phật giảng nói trong thiền định, nên những cảnh giới Phật nói ra hoàn toàncảnh giới thật chứng. Sau thời Hoa Nghiêm, Phật nhận thấy cảnh giới nói trong kinh Hoa Nghiêm quá nhiệm mầu, trong khi căn tánh của chúng sinh lại quá ư cạn cợt, thấp kém, nên Phật từ bi nói tiếp thời A Hàm, thời kinh này được ví như giáo trình của bậc tiểu học. Sau thời A Hàm tiến thêm một bước Phật nói thời Phương Đẳng. Thời Phương Đẳng tương đương với bậc trung học, sau Phương Đẳng là thời Bát Nhã, thời Bát Nhã ngang với bậc đại học. Phật nói kinh này thời gian rất dài, giảng đến hai mươi năm. Như chúng ta biết, lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài thuyết pháp giảng kinh suốt bốn mươi chín năm, trong đó thời Bát Nhã đã chiếm hết hai mươi hai năm. Như vậy đủ để chúng ta thấy kinh Bát Nhãtrung tâm của Phật pháp, nó là khóa trình chủ đạo. Hiện tại, trong kinh điển Trung văn, Bát Nhã có số lượng rất lớn, tổng cộng có 600 quyển. Thời sau cùng Phật nói kinh Pháp HoaNiết Bàn thời gian là tám năm. Đích đến cuối cùngcảnh giới của kinh Hoa Nghiêm. Như vậy, có thể nói Phật giảng kinh thuyết pháp có thứ lớp và rất phương tiện thiện xảo.

8.NĂM ĐẠI KHOA MỤC TU HỌC PHẬT PHÁP

1. Ba phước
Nói đến việc tu học của một người, Phật giáo chia thành năm giai đoạn. Mỗi một giai đoạn trong kinh luận nói rất phong phú. Nhắc đến quá trình tu học của một người, Phật dạy rất rõ. Nên bắt đầu từ đâu? Từ ba phước. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có nói điều đó. Đây là một đạo lý rất quan trọng, cùng với hệ tư tưởng của Nho gia không bàn mà hợp. Phật nói phước báo thứ nhất là thuộc phạm vi trời người, nói một cách khác chúng ta muốn làm Phật, Bồ tát trước tiên chúng ta phải nhận thức rõ về vị trí đó. Làm Phật, làm Bồ táttrở thành một con ngườihiểu biết. Vì chư Phật và chư vị Bồ tát đối với vũ trụ nhân sinh này có sự nhận thức rõ ràng. Vì vậy làm Phật, Bồ tát không phải là đi làm thần tiên, làm thần tiên là đã trở thành tôn giáo. Nếu một người hiểu rõ về chân tướng của vũ trụ nhân sinh thì người này được gọi là Phật, là Bồ tát. Phật là một người có hiểu biết giác ngộ viên mãn, Bồ tát tuy giác ngộ nhưng chưa đạt đến cứu cánh viên mãn. Trí tuệ chúng ta cùng với trí tuệ Phật tuy bình đẵng, song Phật, Bồ tát là người giác ngộ, chúng ta thì mê, phải có nhận thức chân chính như vậy mới không có sự ngộ nhận sai lầm về giáo nghĩa của Phật giáo. Do đó, chúng ta nên cầu làm Phật, làm Bồ tát, hy vọng trở thành một con người hiểu biết, không muốn làm người hồ đồ. Phàm phu là một người hồ đồ, Phật, Bồ tát là những người hiểu biết. Nói như thế mọi người có thể hiểu một cách dễ dàng. Như vậy, Phật dạy chúng ta nên thực hành từ đâu? Từ hiếu thuận, việc này tương tự như nhà Nho. Vì thế, phước báo thứ nhất là thuộc phạm vi trời và người, chúng ta phải làm tròn, làm tốt những điều kiện này mới có khả năng thành Phật. Trong phạm vi này , Phật nói có bốn điều, một là hiếu dưỡng với cha mẹ , hai là phụng sự sư trưởng, ba là từ bi không sát sinh, bốn là tu mười thiện nghiệp. Bốn điều này chính là căn bản, là cội gốc của người học Phật. Yù nghĩa của chữ hiếu có phạm vi rất lớn và sâu mầu, đặc biệt trong văn tự của Trung Quốc, vì ý nghĩa văn tự của Trung Quốc rất đặc thù mà bất kỳ một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều không có. Điều đó có thể cho chúng ta tự hào về tổ tiên cha ông của chúng ta. Có thể nói, họ rất có sự chiếu cố, quan tâm cho hậu thế. Trí tuệkinh nghiệm của họ muốn truyền đạt cho con cháu bằng công cụ gì? Chính là văn tự, qua văn tự chúng ta có thể cảm nhận được điều đó. Đây là một dụng cụ truyền đạt rất viên mãntổ tiên chúng ta để lại cho chúng ta, mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới này đều không thể tìm thấy. Trong việc chế tác ra văn tự Trung Quốc, có sáu nguyên tắc được hình thành, còn được gọi là Lục thư. Trong sáu nguyên tắc đó có một nguyên tắc gọi là hội ý, như chữ hiếu chẳng hạn. Chúng ta xem chữ hiếu có ý nghĩa gì? Chữ hiếu bao gồm có hai bộ hợp lại mà thành. Trên là bộ lão , bên dưới là bộ tử, nghĩa là thế hệ trước và thế hệ sau là một thể, tinh thần của chữ hiếu được kiến tạo trên cơ sở này. Hiện tại , người ngoại quốc gọi là đại câu, đại câu nghĩa là không hiếu thuận, thế hệ trước và thế hệ sau không ăn khớp mà tách rời nhau. Thế hệ trước vẫn là thế hệ trước, thế hệ sau vẫn là thế hệ sau, quá khứ vô thủy, vị lai vô chung. Vì không hiểu được đạo lý và không có khái niệm nên họ không có truyền thống hiếu đạo. Nho giaPhật giáo đều kiến tạo trên nền tảng hiếu thuận. Nói một cách khác, muốn làm Phật, trước tiên chúng ta phải thực hành viên mãn việc hiếu thuận thì mới có thể thành Phật. Nền tảng dạy học của Phật giáo không ngoài việc dạy con người ta phải biết hiếu thuận mà thôi.

Công đức dạy dỗ nên người là nhờ ơn thầy, việc phụng sự thầy phải được xây dựng trên nền tảng hiếu thuận, cho nên hiếu thuận là cội gốc. Một người muốn trở thành người tốt thì người đó phải có sự cống hiến đối với xã hội. Người đó nhất định phải trải qua sự đào tạo trong một nền giáo dục tốt. Một nền giáo dục tốt phải là nền giáo dục có sự gắn bó, phối hợp mật thiết giữa gia đình và trường học, mới có thể cho ra đời những người con đạo đức. Làm cha mẹ chúng ta không thể nói với con cái rằng, con là con của cha mẹ, vì thế con phải hiếu thuận với cha mẹ. Giả như đứa con hỏi ngược lại, vì sao con phải hiếu thuận với cha mẹ, thì chúng ta làm sao trả lời! Cho nên, dạy hiếu thuậntrách nhiệm của người thầy, thầy giáo có trách nhiệm đem đạo lý dạy cho học sinh hiểu vì sao cần phải hiếu thuận với cha mẹ? Đồng thời cha mẹ cũng có trách nhiệm dạy cho con mình vì sao cần phải biết tôn sư trọng đạo? Làm thầy giáo, chúng ta cũng không thể nói với học sinh tôi là thầy của các em, các em cần phải tôn sư trọng đạo. Vì vậy, giữa gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp qua lại, mới có thể xây dựng nên con ngườitài đức cho quê hương đất nước. Thế nên, tu phước là bước khời đầu. Hiếu thuận cha mẹphụng sự sư trưởng là nền tảng giáo dục chân chính để tu phước. Từ đó tiến lên một cấp bậc nữa là bạn phải có tâm từ bi, phải có sự quan tâm đối với xã hội, quan tâm với đại chúng, chăm sóc cho cộng đồng xã hội, đó là thể hiện tâm từ bi. Để nuôi dưỡng lòng từ, quan trọng là không được sát sinh hại vật, như vậy chúng ta mới không làm tổn thương bất kỳ một người nào, hay không làm hại bất kỳ một động vật nào. Để nuôi dưỡng tâm từ bi, chúng ta cần phải tu mười thiện nghiệp, mười thiện nghiệp là nền tảng cơ bản để làm người. Thân chúng ta không sát sinh, trộm cắp, tà dâm; miệng không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt, không nói lời ác độc; ý không tham, không giận và si mê. Đó là tu ba phước.

2. Lục hòa
Lục hòa hay còn gọi là lục hòa kính, là sáu nguyên tắc, thái độ, cung cách cư xử trong một cộng đồng tập thể, gọi chung là lục hòa.
Một là kiến hòa đồng giải. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là cùng xây dựng hiểu biết chung, đây là một việc quan trọng. Tục ngữ có câu: “Gia hoà vạn sự hưng”. Sống trong một gia đình, nếu các thành viên có cùng chung phương hướngnỗ lực, gia đình đó nhất định sẽ được hưng vượng; một quốc gia có sự hòa hợp như vậy thì quốc gia đó sẽ phát triển. Vì vậy, kiến tạo sự nhận thức chung là một hình thức được ưa chuộngphổ biến trong các tập thể hiện nay.

Nguyên tắc thứ hai là giới hòa đồng tu, có nghĩa là tôn trọng và thuân theo pháp luật. Giới là pháp luật, quy củ. Như vậy, mọi người ai cũng tôn trọngtuân theo pháp luật, quốc gia có quốc pháp, nhà có gia quy, công ty xí nghiệp thì có nội quy chương trình. Nếu người người đều tuân giữ, chăm lo hết lòng, tận lực có tinh thần với trách nhiệm được giao thì sự nghiệp mới có thể thịnh vượng.
Nguyên tắc thứ ba là thân hòa đồng trụ, thứ tư là khẩu hòa vô tranh, và ý hòa đồng duyệt là nguyên tắc thứ năm. Nói theo góc độ hiện đại, ba nguyên tắc trên là chỉ cách xử sự ăn ở hòa thuận với nhau. Nguyên tắc sau cùng rất quan trọng, là lợi hòa đồng quân, chỉ về phương diện vật chất trong đời sống làm sao đạt đến trình độ quân bình mà không có sự sai khác. Đây là nguyên tắc tối quan trọng mà xã hội ngày nay cần phải áp dụng. Nói đến nguyên tắc này thì cách đây ba nghìn năm, Đức Phật đã có nói đến lợi hòa đồng quân. Cho nên Phật pháp chân chính rất tự do dân chủ, đó cũng là lý tưởng cao độ của nhân loài ngày nay.

3. Tam học: Giới, Định, Tuệ
Tam họctrung tâm giáo dục của Phật giáo, cũng là khóa trình của Phật giáo. Giáo khoa thư, kinh điển tuy rất nhiều nhưng trung tâm không đi ngược lại với giới, định và tuệ. Nghĩa là bất kỳ một bộ kinh điển, không luận đại thừa hay tiểu thừa, một khi được triển khai không ngoài ba môn tam học. Song sự triển khai hoàn toàn không giống nhau, có kinh chú trọng ở phần giới, có kinh chú trọng ở phần định, có nhiều kinh lại chú trọng ở phần tuệ. Nhưng tất cả lại có trình tự theo thứ lớp, trước tiêngiữ giới, do giới sinh định, công năng của định sẽ phát sinh trí tuệ. Do đó chúng ta cần phải tuân thủ theo thứ tự, không tuân thủ thì khó đạt được kết quả như ý. Trì giới nói theo ngôn ngữ hiện đại chính là chúng ta phải tuân giữ khái niệm, giữ gìn tinh thần, chỉ có làm như vậy định mới phát sinh. Định nghĩa là khi đối duyên xúc cảnh không bị ngoại cảnh nhiễu động, dù ai nói ngã nói nghiêng, tâm chúng ta vẫn chủ động và có thể làm chủ được mình, đó chính là định. Từ chỗ có định, trí tuệ sẽ sinh. Nếu muốn làm chủ được mình thì đối với thực tướng, chúng ta cần phải nhận thức cho thấu đáo, viên mãn. Vì thế giới, định và tuệ là ba môn họcPhật giáo hóa tất cả chúng sinh, đây là cương yếu tổng quát của Phật pháp, ba món này có quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời.

4. Lục độ
Lục độ là sáu nguyên tắc đối nhân xử thế trong cuộc sống mà Phật đã dạy cho chúng ta. Nói là nguyên tắc chỉ nhằm giúp cho mọi người dễ hiểu. Sáu nguyên tắc này, chúng ta cần phải tuân theo, bất luận chúng ta thuộc địa vị nào, đời sống sinh hoạt ra sao, xuất gia hay tại gia, chúng ta cũng phải nên theo đó mà thực hành, cho nên gọi là Bồ tát. Chúng ta muốn làm Bồ tát nhất định phải tuân giữ sáu nguyên tắc này. Thứ nhất là bố thí. Bố thí có nghĩa là xả bỏ, phóng hạ, không phải bỏ bê công ăn việc làm, mà buông xả tâm keo kiệt, bỏn xẻn, lo âu, phiền não, đó mới là chân chính bố thí. Vì thế, hiện tại mọi người phát sinh rất nhiều nhận thức sai lầm, cho rằng đi đến chùa hay một tự viện nào đó cúng dường tiền tài, hay làm một việc gì thì gọi là bố thí. Đó là một nhận thức sai, tất nhiên, làm như vậy cũng gọi là bố thí, song không đúng với ý nghĩa chân chính của bố thí. Bố thíchúng ta phải mang những lo âu, phiền não, chấp trước, vọng tưởngphóng hạ đi. Đây là phương pháp tự độ. Đối với phương pháp độ tha, Phật giáo dạy bố thì có ba loại: Tài thí, pháp thívô úy thí. Bố thí tài là chúng ta đem của cải của mình tạo ra để giúp người, nó tương đối dư thừa. Nói theo nghệ thuật cao độ là đời sống thực tại của chúng tatự tại, không bị vướng mắc. Không nhất định chúng ta phải rất giàu, hào hoa mới có thể làm được việc bố thí. Sống trên đời này chẳng có gì có thể làm cho chúng ta thỏa mãn về sự tham muốn, chỉ cần chúng ta biết đủ về sự ăn mặcchúng ta sẽ có sự tự tại. Của cải của chúng ta không cần phải dư thừa, ăn làm sao cho đủ no, mặc làm sao cho đủ ấm, ở trong một căn nhà làm sao che mưa che nắng là đủ, sống như vậy chúng ta sẽ cảm thấy thân tâm mình an ổn. Tóm lại, đem vật chất cho người đó gọi là tài thí . Bố thí mà chấp vào tướng, nghĩa là còn để lại trong lòng, dù bố thí nhiều bao nhiêu cũng chỉ được phước báo phổ thông, không thể phát sinh trí tuệ. Chúng ta phải bố thí thế nào mà tâm của chúng ta thanh tịnh, không có mảy may nhiễm trước, không chấp trước, được vậy mới có công đức chân chính. Công đức là giới, là định, là tuệ. Có định tuệ, có giúp đỡ cho người thì mới gọi là công đức, có định tuệ mà không giúp đỡ cho người thì không được gọi là công đức.
Pháp bố thíchúng tatrí tuệ, có kỹ năng, đem trí tuệ và kỹ năng mà truyền đạt lại cho người, gọi là pháp thí. Thí như chúng là người học Phật pháp, hiểu biết về Phật pháp, trong công tác hàng ngày tiếp xúc với mọi người, chúng ta đem đạo lý giảng giải cho họ nghe, giúp cho họ giác ngộ đó gọi là bố thí pháp. Bố thí pháp chắc chắn không đòi hỏi thù lao. Cho nên có nhiều người đồng tu, khi có băng và đĩa CD, chúng tôi đều phát hành ấn tống đến tất cả cho họ nghe, đó cũng là bố thí pháp. Sách băng không có bản quyền, ai ấn tống và phát hành được thì tốt, vì nó đem lại lợi ích cho xã hội, cho mọi người. Nếu kinh sách có sở hữu bản quyền thì không còn là bố thí pháp nữa, mà là buôn bán kinh doanh. Vì thế, chúng ta phải trợ giúp cho xã hội, nhiệt tâm mà làm, làm được rồi thì giữ gìn tâm cho thanh tịnh, tự tại, không nên chấp vào việc đó.

Vô úy thígiải quyết khó khăn, sợ hãi cho chúng sinh. Chúng sinhlo lắng sợ hãi và tâm bất an, chúng ta giúp họ thân tâm được an ổn, đó gọi là bố thí vô úy. Phật dạy người thực hành vô úy thí được quả báo tráng kiện, trường thọ; bố thí pháp được quả báo thông minh trí tuệ; tài thí được giàu sang. Người thế gian ai ai cũng muốn được giàu sang, trí tuệ, thông minh, mạnh khỏe và sống lâu, nhưng nếu không biết tu nhân, thì những ham muốn ấy chỉ là vọng tưởng, còn cầu Phật, cầu Bồ tát gia hộ nhất định sẽ không được. Vì thế chúng ta đừng quên, mỗi chúng ta ai cũng có thể làm việc bố thí, bố thí không nhất định phải có nhiều tiền, nhiều tài năng mới có thể làm việc bố thí, mà trong chúng ta, ai ai cũng có khả năng làm được việc đó cả.
Nguyên tắc thứ hai là trì giới. Trì giới chính là tuân thủ, bất luận chúng ta làm công tác gì đều cần phải giữ gìn quy củ, nội quy và pháp luật.
Nguyên tắc thứ ba là nhẫn nhục. Nhẫn nhục chính là tâm kiên nhẫn, làm bất kỳ một công việc gì, nếu không có tâm nhẫn nại, công việc chúng ta nhất định sẽ không thành tựu. Việc càng cao, càng đòi hỏi tâm nhẫn nại càng lớn, khi ấy mới có khả năng thành tựu.

Nguyên tắc thứ tư là tinh tấn. Tinh tấn nói theo ngôn ngữ hiện đại đó là sự cầu tiến bộ. Nhất định không được có tâm bảo thủ, không thể lấy ít mà cho đủ. Thời đại khoa học kỹ thuật hiện tại con người càng đổi mới, nếu chúng ta không chịu tiến bộ sẽ bị xã hội đào thải. Vì thế, Phật pháp chẳng những nói tiến bộ trên mặt trí tuệ, đức hạnh, kỹ thuật, mà còn tiến bộ về cả trong đời sống sinh hoạt, phải không ngừng phát triển và thăng hoa. Như thế, đủ biết Phật pháp là không lạc hậu, không bảo thủ mà luôn luôn phải tiến lên.

Nguyên tắc thứ năm là thiền định. Ý nghĩa của thiền định là nói đến sức mạnh làm chủ của bản thân, không dễ dàng bị ngoại cảnh dao động. Làm thế nào có thể đạt được định lực?
Thiền định là một danh từ thường được sử dụng trong thiền tông. Trong Lục Tổ Bảo Đàn kinh, Lục Tổ Huệ Năng có nói rất rõ ràngminh bạch. Tổ dạy chúng ta, Thiền nghĩa là không chấp trước vào các tướng, nói theo ngôn ngữ hiện đại cho dễ hiểu đó là không bị ngoại cảnh mê hoặc, cám dỗ; Định là tâm không dao động, luôn ở trạng thái thanh tịnh, không khởi phân biệt, phiền não, chấp trước. Lục Tổ nhờ nghe Kinh Kim Cangngộ đạo, vì thế Tổ giải thích ý nghĩa thiền định cũng y chiếu theo Kinh Kim Cang. Trong Kinh Kim Cang, Phật có nói hai câu: “Bất thủ ư tướng, như như bất động”. Bất thủ ư tướng là thiền, như như bất động là định. Như vậy đủ biết thiền định không phải là ngày ngày ngồi quay mặt vào tường. Quay mặt vào tường chỉ là một mặt, mà trong các cử chỉ như đi, đứng, nằm, ngồi và trong các hành động sinh hoạt khác, chỉ cần chúng ta bên ngoài không nắm giữ, chấp thủ các tướng, bên trong tâm không điên đảo, xao động, đó chính là thiền định. Vì thế, trong Kinh Hoa Nghiêm chúng ta thấy các vị Bồ tát, họ tu hành ở đâu? Ở chợ. Trong kinh nói là ở chợ. Nói theo thời nay tức là những nơi náo nhiệt, các vị ấy đến những nơi đó để tu hành. Điều này chúng ta cần phải nhận thức cho sâu. Tuy các vị ấy đến nơi đó để tu thế nhưng tâm của các vị ấy vẫn hằng thanh tịnh và không bị nhiễm trước. Tuy sở hữu tất cả các thứ nhưng không bị mê hoặcquyến rũ. Vì thế chúng ta cần phải đạt được như các vị ấy mới có được sự chân thật hưởng thụ. Trí tuệ là sự hưởng thụ tối cao của con người.

Nguyên tắc cuối cùngtrí tuệ. Chúng ta không có trí tuệ thì khi làm bất cứ việc gì khó mà thành tựu viên mãn. Vì vậy, chúng ta cần phải tuân thủ sáu nguyên tắc này, đặc biệtchúng ta muốn thực hành Bồ tát hạnh. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta gặp bất kỳ một sự việc gì không vừa ý, có phương pháp gì có thể giúp chúng ta không nổi nóng và tức giận không? Thật ra, chúng ta rất khó giải quyết. Chúng ta thử nghĩ xem, lúc sự việc không vừa ý đã phát sinh, chúng ta liền phát cáu không giải quyết được vấn đề, mà còn tổn hao tâm can, chỉ có uổng phí. Chi bằng chúng ta giữ tâm bình tĩnh, tâm có bình tĩnh thì trí tuệ mới có. Chỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết tốt đẹp được vấn đề. Vì vậy, các trạng thái tâm lý như buồn vui, giận hờn, thương yêu, ganh ghét, hơn thua, … chỉ là những tình cảm thường tình của thế gian, vì vậy thiền và trí tuệ rất quan trọng. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta phải cố gắng giữ tâm bình tĩnh, thanh tịnh, chỉ có bình tĩnh mới có thể xử lý được vấn đề, chỉ có bình tĩnh mới sinh được trí tuệ. Bình tĩnhyếu tố quan trọng hơn hết.

5. Mười nguyện
Mười nguyện là mười phương pháp tu học thuộc loại cao đẳng, không phải là những phương pháp tu học thông thường. Người bình thường có thể thực hành được lục độ, khi thực hành viên mãn lục độ có thể tiến lên một bước tu tập nữa là mười hạnh nguyện Phổ Hiền. Điểm đặc sắc của mười nguyện này là tâm bình đẳng và tâm thanh tịnh. Nếu chúng ta không có tâm bình đẳng và tâm thanh tịnh thì không thể tu được mười hạnh nguyện Phỏ Hiền. Ví dụ trong mười hạnh nguyện, nguyện thứ nhất là lễ kính chư Phật. Chư Phật là ai ? tất cả chúng sinh đều là Phật, mà Phật không phải chỉ cho Phật đã thành. Vì Phật có ba hạng: Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai. Phật vị lai là tất cả chúng sinh. Ngoài loài hữu tình, chúng sinh bao quát cả loài thực vật và khoáng vật, đó là cảnh giới được nói đến trong kinh Hoa Nghiêm: “Hữu tình vô tình, đồng viên chủng trí”. Chẳng những con người có khả năng thành Phật mà ngay cả động vật, thậm chí cả khoáng vật và thực vật cũng có khả năng đó. Vì thế, tu hạnh lễ kínhthực tập bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Nếu tâm chúng ta còn khởi phân biệtchấp trước, còn cao thấp là lục độ, chưa phải là mười hạnh nguyện. Đây chính là điểm khác biệt giữa mười hạnh nguyệnlục độ.
  1. TU HỌC THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ PHÓNG HẠ ĐƯỢC PHIỀN NÃO?
Đây là việc mà người sơ cơ học Phật rất khó làm. Vì sao chúng ta không thể phóng hạbuông xả được phiền não? Vì không có nhận thức chính xác, không hiểu rõ về chân tướng của vũ trụnhân sinh. Nếu chúng ta liễu giải triệt để được thì tự nhiên chúng ta sẽ phóng hạ được, cho nên Phật Thích Ca cả cuộc đời chỉ giảng kinhthuyết pháp. Vì sao Phật nói thời kinh Bát Nhã đến hai mươi năm? Nói đến Bát Nhã là nói đến trí tuệ, là thuyết minh chân tướng của vũ trụnhân sinh. Hai mươi năm nói pháp mà chỉ quy nạp tổng kết lại chỉ trong 260 chữ. Nói một cách tường tận hơn, người Trung Quốc thích thú đọc kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Đây là một bộ kinh ngắn đại biểu cho sự tinh hoa trong hai mươi năm thuyết kinh Bát Nhã của Đức Thích Ca. Trong đó, điều quan trọng nhất Phật dạy chúng ta là ba tâm không thể nắm giữ. Tâm quá khứ không thể nắm giữ, tâm hiện tại không thể nắm giữ, và tâm vị lai cũng không thể nắm giữ. Tâm hàng ngày mà chúng ta nghĩ có thể nắm giữ được, đó chỉ là khái niệm và vọng tâm, không có thật. Những gì chúng ta nắm giữ hàng ngày không kể là vật chất hay tinh thần, Phật dạy chỉ là do nhân duyên biến hiện, là duyên sinh. Bất kể vật gì đều do nhiều yếu tố hợp lại mà thành, nó không có tự thể. Vì thế mới nói bản thể vốn không nên không thể nắm giữ. Vì thế, trong Kinh Kim Cang, Phật dạy: “Phàm những vật có hình tướng đều hư vọng”. Sau đó, Phật đưa ra kết luận: “Tất cả các pháp hữu vi như mộng huyễn, bào ảnh”. Như mộng huyễn bào ảnh là chỉ cho tất cả vạn vật trong vũ trụ đều không chân thật. Khoa học hiện đại cũng đã khám phá ra điều đó. Họ đã dùng phương pháp phân tích vật chất, phân thành phân tử, nguyên tử, cuối cùng là điện tử. Mỗi lần nghiên cứu như vậy họ mới khám phá được sự thật của chân tướng của vạn vật là tất cả đều không có thật, tất cả đều do nhiều yếu tố phân tử , nguyên tử và điện tử kết hợp lại mà thành. Như vậy, cách đây ba nghìn năm trước, Đức Phật đã nói một cách rõ ràng về những hiện tượng vật chất trong vũ trụ, đủ cho chúng ta thấy đạo Phật là đạo khoa học. Khoa học ngày nay phát triển chẳng qua chỉ chứng minh rõ ràng những lời Phật dạy mà thôi. Phật dạy chúng ta tất cả các sự vật đều tạm bợ, huyễn tưởng, nó tồn tại rất ngắn, không thật, không tồn tại mãi mãi, cho nên tất cả chỉ như sương hay như điện chớp. Chúng ta thử nghĩ xem, hạt sương ban mai đọng trên đầu ngọn cỏ, dưới ánh nắng mặt trời có thể tồn tại lâu dài hay không? Trong khi thời gian liên tục đổi thay, vạn vật biến chuyển sinh diệt trong từng sát na. Sát na là chỉ cho khoảng thời gian rất ngắn, chúng ta phàm phu không thể nhìn thấy được, chỉ có Phật mới đủ trí tuệ thấy được một cách rõ ràng. Sinh diệt tức là không sinh diệt, vì thời gian rất ngắn, cho nên trong sinh có diệt và trong diệt có sinh. Vì vậy trong sự biến chuyển đó chúng ta không có gì có thể nắm giữ được, không có gì là ta hay của ta. Chúng ta phải có nhận thức chính kiến như thế mới có thể phóng hạbuông xả được phiền não. Tất cả đều tùy duyên, tùy duyên thì được tự tại, không phiền não, có phiền não chỉ tự mang đau khổ đến cho bản thân. Tất cả phải tùy duyên, có như thế trong cuộc sống chúng ta mới đạt được mỹ mãn hạnh phúctự tại an vui.
  1. PHẬT GIÁOĐỀ XƯỚNG ĂN CHAY HAY KHÔNG?
Người học Phật có nhất định ăn chay hay không?
Người học Phật không nhất định là phải ăn chay. Người ăn chay trong đời sống sẽ có nhiều lợi ích. Lúc bắt đầu học Phật, không ai bắt buộc tôi ăn chay, song sáu tháng sau tôi mới bắt đầu ăn. Vì tôi đọc được lời khai thị về lợi ích của việc ăn chay. Lúc nhỏ tôi có đọc một quyển sách của một người bạn thân, anh này là một tín đồ của Hồi giáo. Trong đó họ cho rằng, ăn chay là giữ vệ sinh. Người bình thường cũng nói như vậy. Ăn chay là giữ vệ sinh về sinh lý, ngoài giữ vệ sinh về sinh lý ra, ăn chay còn giúp con người giữ vệ sinh về tánh tình. Tánh tình thì có thiện có ác. Họ cho rằng ăn uống có quan hệ và ảnh hưởng đến tánh tình của một người. Người không lương thiện thì sẽ không ăn chay, đây là một điểm mà tôi biết được từ đạo Hồi.

Đối với đạo Phật, ăn chayba lợi ích. Một là nuôi dưỡng tâm từ bi. Chúng ta nghĩ xem, có ai sống trên đời này lại không ham sống sợ chết. Dù là một con vật, nó cũng có cha, có mẹ như chúng ta, vậy sao chúng ta nỡ lòng nào cướp lấy sự sống của nó mà nuôi dưỡng sự sống cho mình! Hai là tránh quả báo. Đời nay chúng ta giết nó, đời sau nó giết lại chúng ta, oán oán chồng chất biết đời nào có thể giải trừ. Nguyên nhân chiến tranh ngày nay trên thế giới cũnglà do nghiệp sát mà chiêu cảm lấy. Vì thế cổ nhân có nói: “Hàng ngày trong bát cơm ăn, oán sâu bể thẳm hận bằng non cao, muốn hay binh lửa thế nào, hãy nghe hàng thịt tiếng gào đêm khuya”. Nguyên nhân thứ ba Phật dạy ăn chay là để giữ tâm bình đẳng. Chúng ta ham sống sợ chết, không muốn bị người ta giết hại, làm tổn thương đến những người thân yêu của mình, vậy chúng ta phải lấy mình để suy ra người, chớ giết và đừng sai người khác giết dù là những con vật. Phàm làm bất cứ việc gì, nhân quả đều đi theo như bóng theo hình. Vì vậy, ăn chay là giữ vệ sinh cả về thân thể và tánh tình.

Sau khi nghe được lời khai thị như vậy, tôi bắt đầu ăn chay vào lúc hai mươi sáu tuổi, đến nay đã hơn bốn mươi mấy năm, mà thân thể tôi ngày càng tráng kiện, một người bình thường bằng tuổi tôi không thể có được. Năm trước, bác sĩ khám và đo huyết áp cho tôi. Họ nói độ thuần khiết máu và nhan sắc của tôi giống như người ba mươi tuổi. Từ đó họ đi đến kết luận ăn chay rất tốt. Cho nên, ăn chay đối với thân thể tuyệt đối được tráng kiện, hơn nữa tâm được thanh tịnh, không bị nhiễm trước.
  1. NGHIỆP CHƯỚNG LÀ GÌ? NÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG?
Nghiệp là sự nghiệp. Thời gian tạo tác gọi là sự, sự tình sau khi làm hoàn tất đưa đến kết quả gọi là nghiệp. Thí như chúng tahọc sinh đến trường để học, thời gian học tập đó chính là tạo nghiệp. Sau ba năm học hoàn tất gọi là mãn khóa hay ra trường. Cho nên nghiệp là kết quả của những hành động tạo tác thành thói quen. Người bình thường chúng ta mỗi khi khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp, vì vậy từ vô lượng kiếp đến nay chúng ta đã tạo ra rất nhiều nghiệp. Phật dạy yếu tố chính tạo nghiệp không ngoài ba cửa: thân, khẩu và ý. Tâm chúng ta khởi những tư tưởng động niệm gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra ngôn ngữkhẩu nghiệp, thân chúng ta tạo tác các việc gọi là thân nghiệp. Vì thế, mỗi một hành động tạo tác của thân, miệng, ý tất cả đều tạo nghiệp. Đã tạo nghiệp, đã hành động tất nhiên sẽ đưa đến hậu quả. Hậu quả đó được gọi là nghiệp. Nghiệp phát sinh ra chướng ngại, chướng ngại là gì? Là định, tuệ như trên đã nói. Vì sao chúng ta không có định? Vì tâm chúng ta luôn hướng ngoại, bị ngoại cảnh dẫn dắt, đã bị dẫn dắt tức phải tạo tác, một khi đã tạo tác và bị dẫn dắt là chúng ta không có định và tuệ, do đó nó biến thành nghiệp chướng. Chúng ta làm việc thiện cũng có thể là chướng ngại. Vì sao? Vì khi chúng ta làm việc thiện tâm chúng ta khởi làn sóng hoan hỷ, thì gió phiền não cũng từ đó phát sinh. Vì thế, tất cả đều là nghiệp chướng. Thiện nghiệp có ba đường: Trời, người, A tu la; ác nghiệp cũng có ba đường: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nói một cách khác, dù thiện hay ác nghiệp tất cả đều còn nằm trong sáu đường luân hồi. Chúng tanghiệp chướngchúng ta không có định, tuệ. Chỉ có định và tuệ mới vượt thoát khỏi lục đạo luân hồi, mới có thể giải quyết được vấn đề sinh tử. Do đó, Phật giáo dạy chúng ta tu tịnh nghiệp, tức là chúng ta không làm việc xấu mà làm việc tốt. Chúng ta làm thiện nghiệp nhưng nếu không chấp vào việc mình làm, chúng ta sẽ không gặp chướng ngại. Đây là điều chúng ta cần phải ghi nhớ. Trong đời sống sinh hoạt, lúc cử động, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, xã giao, từ sớm đến tối, hành động và việc làm chúng ta cần phải tương ưng với giới, định và tuệ. Giới, định, tuệ, ba chữ này nếu chúng ta hiểu được sẽ rất tuyệt vời, nhưng chúng ta là người sơ cơ khó mà hiểu được. Có thể nói nó tương tự như tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh. Bình đẳng là không phân biệt, thanh tịnh thì không chấp trước. Đối với tất cả mọi việc không có phân biệtchấp trước, thường nhận biết rõ ràngtrí tuệ; không phân biệt, không chấp là định. Hành động nếu tương ưng với định và tuệ thì trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sẽ có tự tại và mỹ mãn. Sự nghiệp của chúng ta nhất định thuận buồm xuôi gió, nhất định chúng ta sẽ làm tốt hơn người khác, vì chúng ta có định và tuệ.
  1. QUAN HỆ CỦA NHÂN QUẢ
Thế gian hay xuất thế gian, tất cả đều không lìa nhân quả. Phật pháp cũng được xây dựng từ nền cơ sở đạo lý nhân quả. Chúng ta không gieo nhân, làm sao có thể gặt hái được quả. Giả như việc học hành, quá khứ chúng ta có chăm chỉ học hành là nhân, học vị trong tương lai là quả. Chúng ta cần cù lao động là nhân, được đền bù là quả, vì thế gian hay xuất thế gian không nằm ngoài nhân quả. Nhân quả luôn vĩnh viễn, liên tụctuần hoàn, đây là một đạo lý chúng ta cần phải biết. Biết được nhân quảliên tụctiếp nối tuần hoàn thì trong mọi cảnh, chúng ta tự nhiên sẽ hướng đến đoạn trừ các việc ác và tu tập các việc thiện. Vì chính mình tạo nhân thì tự gặt lấy quả, và tất nhiên, kết quả ai cũng muốn tốt đẹp như ước muốn. Do đó, chúng ta gieo nhân thiện nhất định sẽ được quả thiện, gieo nhân ác tất nhiên sẽ bị quả ác. Không thể nói gieo nhân thiện mà lại gặt quả ác hay gieo nhân ác mà được quả báo thiện, đây là đạo lý không thể có. Nhân quảđịnh luật tất yếu. Đời này gieo nhân thiện, đời nay không hưởng thì đời sau hưởng, việc ác cũng như vậy. Nếu người đời nay làm thiện mà được quả báo xấu, hay ngược lại đời nay tạo việc xấu lại được may mắn hạnh phúc. Khi xét đến thời gian nhân quả, chúng ta cần phải đề cập đến ba khoảng thời gian:

Thứ nhất là hiện báo: Nghĩa là người tạo nhân thiện hay ác trong đời này, do nhân duyên thuần thục đưa đến lãnh thọ quả báo ngay trong hiện đời. Ví như trồng các loại cà, ớt hay gieo giống lúa, chỉ trong vòng một mùa hay một năm đã thu thập được kết quả. Cho nên cổ đức có nói: “Đời xưa quả báo thì chầy. Đời nay trả báo một giây nhãn tiền” là vậy.

Thứ hai là sinh báo: nghĩa là chúng ta gây nhân đời này, đời sau sẽ chịu quả báo. Quả báo này có tánh cách hơi lâu. Như chúng ta trồng cây chuối con, trồng năm nay qua sang năm chúng ta mới thu hoạch được quả. Vì thế trong kinh có câu: “Muốn biết nhân đời trước, hãy xem quả đời nay. Muốn biết quả đời sau, hãy xem nhân đời này”. Hai câu này có thể chỉ cho sinh báo.

Thứ ba là hậu báo: nghĩa là chúng ta tạo nhân trong đời nay, đến ba bốn năm, trăm năm, ngàn năm hay vô lượng kiếp sau chúng ta mới thọ quả báo. Ví như chúng ta trồng những loại cây lâu năm, đến năm năm, mười năm hay vài mươi năm sau mới kết quả. Cho nên trong kinh có kệ: “Giả sử trăm ngàn kiếp trôi qua, những nghiệp chúng ta đã tạo sẽ không mất. Khi nhân duyên hội đủ, tự mình phải nhận chịu quả báo”. Vì thế, đường đi của nhân quả rất phức tạp vi tế. Ví như đời ông cha làm thiện, đời con cháu sẽ được quả thiện, hoặc đời ông cha làm ác, đời sau con cháu phải chịu quả ác. Quả báo tự ai làm thì người đó chịu, con cháu chỉ ảnh hưởng một cách gián tiếp, không phải trực tiếp. Như vậy có thể biết, mặc dù đời này hay đời trước làm việc xấu, chúng ta cần phải nỗ lực chuyển đổi những hành động đó. Chúng ta không sửa đổi là do chúng ta không trí tuệ, chưa tin và chưa hiểu sâu sắc về đạo lý nhân quả. Nếu chúng ta có thể giữ gìn nguyên lý, nguyên tắc bình thường, có thể trì giới, tâm thanh tịnh thì trí tuệ sẽ phát sinh, khi đó, chúng ta sẽ có đủ năng lực chuyển đổi tất cả. Dù ác nghiệp có nặng đến đâu, chúng ta cũng có thể chuyển đổi được, tất cả đều tùy ở năng lực quyết tâmtrí tuệ của mỗi người.
  1. HỌC PHẬT CÓ LỢI ÍCH GÌ?
Thông thường, người ta cho rằng, ở đời chỉ làm việc tốt là được. Đây là sự ngộ nhận rất đáng tiếc. Chúng ta nên biết học Phật là học làm người giác ngộtỉnh thức. Nhưng có một số người cho rằng, tôi làm một người tốt là đủ rồi, cần gì phải làm người giác ngộ, hiểu biết! Tôi đâu cần phải hiểu biết chân tướng vũ trụ nhân sinh để làm gì! Xin thưa, khi nào chúng ta trở nên một người hiểu biếtgiác ngộ thì chúng ta mới có khả năng làm người tốt viên mãn. Người tốt theo quan niệm thế gian chỉ là nằm trong phạm vi nhỏ bé chưa thật viên mãn, còn quá nhiều khiếm khuyết. Chỉ khi nào chúng ta có định và tuệ, làm người hiểu biết thì lúc đó chúng ta mới có khả năng làm người tốt viên mãn. Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa.
  1. NGƯỜI HỌC PHẬT CÓ CẦN PHẢI XUẤT GIA HAY KHÔNG?
Người tại gia học Phật có thể thành tựu không?
Người học Phật không nhất định cần phải xuất gia. Nếu nói học Phật cần phải xuất gia là một quan niệm sai lầm. Xuất gia như một nghề nghiệp ở thế gian. Phải thích thú công việc nào chúng ta mới có thể làm và chọn lấy nó. Học Phật không luận là chúng ta làm nghề nghiệp gì đều có thể học, đều có thể thành Bồ tát và Phật. Không nhất định phải xuất gia, xuất gia là một nghề nghiệp trong số các ngành nghề. Tôi chọn nghề này vì tôi thích làm công tác giáo dục. Xuất giachí nguyện của một người, không dễ gì chúng ta có thể làm được. Vì thế, chúng ta cần phải hiểu được trí tuệ viên mãn của Phật pháp. Dù sinh hoạt ra sao, làm công tác gì, trong hoàn cảnh thế nào, chúng ta đều có đầy đủ khả năng học Phật và thành tựu được lợi ích trong Phật pháp. Không nhất định phải xuất gia, nếu xuất gia mà không làm công tác giáo dục cũng là một sai lầm lớn. Giống như chúng ta học ngành sư phạm, khi tốt nghiệp, được phân phối đi về địa phương dạy học mà chúng ta không đi dạy, không đứng lớp thì học để làm gì? Cho nên, tùy theo nghề nghiệp chúng ta chọn mà làm cho tốt, lại phải cố gắng làm gương cho bạn đồng nghiệp, đó gọi là Phật , Bồ tát. Phật và Bồ tát luôn là tấm gương ngời sáng để cho tất cả chúng sinh noi theo.
  1. LÀM THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ XA RỜI KHỔ ĐAU VÀ ĐẠT ĐƯỢC AN LẠC?
Trong kinh Phật dạy, khổ đau và phiền não đều do từ mê muội mà tự chiêu cảm lấy. Nguyên nhân mê lầm là do hoàn cảnh sinh hoạt mà có, vì chúng ta không hiểu rõ ràng về chân tướng sự vật. Ngày ngày chúng ta chỉ có vọng tưởng, đã vọng tưởng thì suy nghĩ, xem nghe, thấy biết tất cả đều hoàn toàn sai lầm. Từ chỗ thấy biết sai lầm, việc làm tạo tác mê lầm cũng theo sau. Chúng ta nên biết tư tưởng, suy nghĩ chỉ đạo hành vi. Tư tưởng sai lầm nhất định hành động sẽ sai lầm, hành động sai lầm đương nhiên sẽ mang lại kết quả khổ đau. Phật dạy nếu muốn giải quyết hết tất cả khổ đau cho chúng sinh, nhất định phải giúp họ giác ngộ, chân chính hiểu biết về cuộc sống. Quan điểm hiện đại ngày nay không như người xưa. Người xưa có quan niệm an tâm với phận nghèo để giữ đạo, vì thế họ sống rất hạnh phúc. Con người ngày nay hoàn toàn ngược lại, lòng ham muốn không bao giờ biết dừng, nếu thế làm sao không tránh được khổ đau! Có thể bình tĩnh suy nghĩ, mỗi ngày chúng ta vất vả làm việc, cuộc sống chúng ta tìm được những gì? Hãy xét lại chính mình, chúng ta sẽ thấy được sai lầm rất lớn. Lúc trẻ tôi học Phật, có lão Hòa thượng kể cho tôi một câu chuyện có thật. Tại Giang Tô, Tần Châu, có một người xin ăn rất đáng thương. Ông có một người con buôn bán rất giàu có. Người con này bị bạn bè trách mắnggiàu sang phát tài chỉ biết lo hưởng thụ, trong khi để cho cha mình đi xin ăn mà không biết. Anh này rất khó xử nên cho người đi tìm và đưa cha về nhà, sau đó tiếp đãi rất nồng hậu. Sống với con được một tháng, ông lại lén lút trốn nhà tiếp tục đi xin ăn. Có người hỏi: “Tại sao ông không ở nhà hưởng thụ cho sung sướng, lại đi xin ăn chi cho cực khổ”. Ông đáp: “Tôi ở nhà có bao nhiêu người trọng đãi với tôi ắt tôi mang tội, trong khi tôi lại không muốn ăn những gì mà người khác phải hy sinh cho mình ăn, càng không muốn mặc những gì mà người khác hy sinh cho mình mặc. Sống cuộc đời ăn xin, rày đây mai đó, có thể dạo núi ngắm sông. Đói thì xin một bát cơm ăn, chiều về tùy theo địa phương kiếm một chỗ nào đó mà ngủ. Tôi rất vui thích với đời sống như vậy, rất tự tại, rất an lạc”. Đó là một người có quan niệm sống hoàn toàn khác so với đời sống thế tục ngày nay của chúng ta. Người này không học Phật, nếu ông ta học Phật chắc cũng sẽ thành Phật. Trên thực tế, ông này là một Bồ tát thị hiện làm kẻ ăn xin. Người ăn xin giác ngộ không tranh chấp với đời, không mong cầu nên sống vô cùng tự tại. Một người có được sự nhận thức như vậy, quay đầu nhìn lại sự giàu sang của con cái thật không thẹn. Đó là một nghệ thuật sống giúp chúng ta tránh khổ đau mà đạt được sự an lạc.
  1. KHI GẶP HOÀN CẢNH KHÔNG VUI NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Trong Kinh Kim Cang, Phật có dạy: “Phàm những vật có hình tướng đều là hư vọng”. Muôn người và muôn vật chỉ tồn tại trong nhất thời, như mây khói bay qua, hà tấtcần phải phóng tâm theo nó, tự mình cũng có thể vượt qua. Đó là sự ngu si của chúng ta. Thường nghĩ mọi người đều tốt, không nghĩ đến việc xấu của người thì chúng ta sẽ có an lạc. Ngược lại, ngày ngày chỉ biết nhìn lỗi người, không muốn mọi người tốt như mình, đó là tự chiêu cảm lấy khổ đau. Mọi ngườiliên can đến mình hay không? Khổ đau không phải do người khác đem đến cho mình, chỉ tự mình đi tìm lấy nó. Người như vậy thật là ngu si. Trong kinh gọi là điên đảo mê lầm. Hãy suy nghĩ kỹ lời Phật dạy. Chúng ta muốn được nhiều phước báo, phải luôn luôn nhớ nghĩ đến việc tốt của người, không nên nhìn lỗi của người. Dù người có lỗi lầm, dù người có làm việc xấu, chúng ta cũng như luôn nhớ nghĩ đến những việc tốt của họ đã làm. Dùng thái độ lương thiện đối xử với người như vậy, chẳng những tự mình được phước mà còn có thể giúp người ác chuyển thành người lương thiện, đó là vô lượng công đức. Không làm ác cho người mà đối xử tốt với người, chúng ta mới có thể chân chính đạt được hạnh phúc an vui.
  1. LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ KHỐNG CHẾ ĐƯỢC VỌNG TƯỞNG ĐỂ KHAI MỞ TINH THẦN?
Đây là một hiện tượng rất phổ biến. Sống trên đời này ai cũng có. Theo Phật dạy thì nguyên nhân chính là do tập khí chúng ta quá sâu, phiền não quá nặng. Đôi khi có nhiều người đã hiểu được Phật pháp, nhưng hiện tại vẫn không khắc phục được, vẫn như cũ không thay đổi. Phật dạy có rất nhiều phương pháp để khắc phục. Trong lúc tụng kinh, nếu phiền não khởi lên, tâm không được định thì chúng ta nên tiến hành đọc qua kinh một lần chắc chắn tinh thần sẽ trở nên ổn định. Vì vậy, chúng ta có thể dùng phương pháp đọc kinh, trì chú hay niệm Phật. Thậm chí không dùng các phương pháp trên mà có thể dùng các phương pháp thế gian như nghe nhạc. Lúc nghe nên chú tâm vào âm thanh bài nhạc, tâm chúng ta cũng có thể an tĩnh trở lại. Cho nên, phương pháp khắc phục không nhất định, miễn sao chúng ta cảm thấy phương pháp đó có hiệu quả với mình thì nên vận dụng. Tóm lại, làm lắng đọng vọng tưởng của chính mình là một việc rất quan trọng. Đó cũng là điều trọng yếu mà người tu hành chúng ta cần phải nhận thức.
  1. NGƯỜI TẠI GIA NÊN TỰ TU NHƯ THẾ NÀO?
Người bắt đầu học Phật nhất định phải học theo từng bước cho vững bền. Những năm gần đây, trong nước cũng như ở hải ngoại, chúng tôiđề xướngvận động bốn việc tốt, đó là tâm tốt, làm việc tốt, nói lời hay và làm người tốt. Đó là bốn tiêu chuẩn làm người tốt. Nhất là làm việc lợi ích cho xã hộiđại chúng, không phải là lợi ích cho bản thân. Nếu một người chỉ biết làm lợi ích cho bản thân mà dẫm đạp lên lợi ích của tập thể, lợi ích đại chúng, làm sao có thể tốt được. Niệm niệm vì lợi ích cho xã hội, niệm niệm vì lợi ích cho đại chúng, vì chúng ta cũng là một thành viên của đại chúng. Nếu mọi người tốt tất nhiên chúng ta sẽ tốt. Nếu chúng ta tốt mà mọi người không tốt chúng ta vẫn gặp tai nạn, không có phương pháp gì tránh được tai nạn. Cho nên, tiêu chuẩn để làm một người tốt, phải vì lợi ích xã hộiđại chúng, đó là nền tảng cơ bản đầu tiên. Người sơ học nên bắt đầu học từ đâu? Quá khứ của Ấn Quang đại sư, cả đời Ngài cật lực đề xướng dạy người Liễu Phàm Tứ Huấn, đây là một cuốn sách học phổ biến tại Đài Loan. Trước đó cũng đã từng giảng giải rất tỉ mỉ, có thâu băng và cũng đã in thành sách để phát hành, chúng ta có thể xem qua để học tập. Người sơ học tại gia trước tiên phải lấy đó làm cơ sở tu học mới có hiệu quả, sau đó mới tiến hành nghiên cứu sang kinh sách. Quá trình nghiên cứu kinh sách rất khó khăn, tốt nhất chúng ta nên đọc kinh Vô Lượng Thọ. Bộ kinh không dài, rất thích hợp cho người tu học trong thời đại ngày nay. Phương pháp lý luậncảnh giới của kinh tương đối viên mãn. Có thể nói đây là một bộ kinh hay về mọi mặt.
  1. LÚC ĐỌC KINH PHẢI CÓ QUY CỦ VÀ CẤM KỴ GÌ?
Phật giáo là nền giáo dục dạy học, không phải là một tôn giáo. Nói như thế không phải Phật giáo không có quy củ, không có gì hay, không có đạo lý. Phật là một con người bình thường, vẫn còn khởi tâm động niệm, nói như thế không có nghĩa là phàm phu. Nói không có quy củ và cấm kỵ nghĩa là chúng ta phải tùy duyên, tùy cảnh, tùy nơi chốn mà đọc. Quan trọng là trong khi đọc, tâm chúng ta buông dứt muôn duyên chú tâm vào mà đọc là tốt. Trong lúc tu cùng đại chúng, tất nhiên chúng ta phải tuân thủ nội quy. Nếu không tuân thủ nội quy đạo tràng đó sẽ loạn. Chúng ta đọc tụng như thế nào phải cùng với nhịp mõ đều đặn, người nghe cảm thấy thích thúchú tâm nghe, không thể tự ý mình thích làm gì thì làm.
  1. TRONG ĐỜI SỐNG KHI GẶP CẢNH KHÔNG HÒA THUẬN NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?
Trước tiên cần phải tìm nhân tốt gầy dựng rồi sau mới có thể giải quyết được vấn đề. Nguyên nhân chính vẫn ở chỗ giáo dục. Vì sao nền giáo dục trong quá khứ lại an định trong một thời gian dài như vậy? Vì nền giáo dục thời đó rất đắc lực. Trước đây, nền giáo dục chỉ chú trọng dạy người ta phương pháp làm người. Muốn biết nền giáo dục cổ đại, chúng ta có thể xem qua tam lễ, nền giáo dục Phật giáo cũng có đề cập đến. Kinh luận dạy chúng ta nghệ thuật sống, dạy mối quan hệ giữa người và người, giữa vợ chồng, cha con, anh em, bạn bè, vua tôi,… nói theo góc độ ngày nay là người lãnh đạo và người chịu lãnh đạo, nền giáo dục Phật giáo đều có dạy những điều đó. Theo Trung Quốc gọi là ngũ luân bát đức, đó là nền giáo dục trung tâm, cho nên Khổng Tử dạy đức hạnh là hàng đầu, là căn bản để làm người. Sau đó mới bàn đến chuyện học hành, mưu sinh, dạy văn học, nghệ thuật, đề cao tinh thần sống. Nguyên nhân căn bản của vấn đề trên là nền giáo dục ngày nay đã đi lạc hướng. Chúng ta chỉ chú trọng nhiều về phương diện khoa học và kỹ thuật mà không chú trọng ở nhân nghĩavăn hóa, không hiểu được mối quan hệ giữa người và người. Tuy đời sống sinh hoạt giàu có sung túc, nhưng trên phương diện nhân sự lãnh đạo, nếu không có đầy đủ đức hạnhtài năng vĩnh viễn sẽ không giải quyết được gì. Muốn cứu vãn tình hình này, chúng ta cần bổ khuyết và chú trọng vào nền giáo dục. Phương pháp hữu hiệu nhất là chú trọng giảng dạy nhân quả báo ứng cho con người. Nếu tất cả mọi người đều có thể nhận thức gieo nhân thiện nhất định gặt hái quả thiện, ngược lại làm việc ác chắc chắn phải chịu quả báo ác, như thế thì khi hành động, khởi tâm động niệm hay tạo tác bất cứ việc gì, người ta đều biết cân nhắc nhân quả của nó, và khi đó, xã hội mới có thể trở nên thuận hòa được. Cho nên, đại sư Ấn Quang, tuy là vị đệ tử xuất gia của Phật, Ngài lại không giảng kinh điển, không hoằng dương Phật pháp, chỉ chú trọng phương pháp hoằng dương Liễu Phàm Tứ Huấn hoặc Cảm Ứng Thiên. Vì những tập sách này đều khuyên răn người ta làm thiện, nói đến đạo lý nhân duyên quả báo rất có đạo lý. Điều đó đủ chứng tỏ Hòa thượngtrí tuệ thật viên mãntừ bi muốn cứu vãn xã hội. Chúng ta hiểu được lý luậnphương pháp rồi, phải cố gắng tích cực dốc hết toàn tâm lực mà làm cho tốt.

  1. SỢ HÃI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ SINH TỬ
Đây là một vấn đề phát sinh đối với người chưa hiểu rõ về chân tướng vũ trụnhân sinh. Nếu một khi đã liễu giải thì tâm sợ hãi của chúng ta hoàn toàn không có. Phật dạy mạng sống là vĩnh hằng, không mất. Nói cách khác, căn bản là không có chết, chết chỉ là một vọng tưởng. Thân thể này không phải là ta, vì mọi người chấp nó là của ta nên sinh ra sợ hãi. Nếu hiểu thân thể này không phải là ta thì làm sao có sợ hãi được. Ví như y phục chúng ta đang mặc, không phải là của ta thì khi nó cũ chúng ta thay đổi y phục mới. Thân xác này cũng như vậy, nếu nó không phải là ta, là của ta, lúc nó hư hoại tan rã, chúng ta cũng đổi lấy một thân thể mới, hiểu như vậy, chúng tatự tại hay không? Đó là một sự thật. Vì thế Phật dạy thân này không phải là ta, là sở hữu của ta, tương tự như y phục vậy. Nếu chúng ta có được thái độ nhìn nhận sinh tử như thế thì chúng ta rất phi thường tự tại. Như vậy ta là cái gì? Theo Phật giảng cái ta là chân tâm. Người ngoại quốc gọi là “tôi nghĩ tôi làm”, đó là nói theo các nhà triết học. Nó thuộc thế giới vô hình, nên chúng ta gọi là tinh thần hay tâm linh. Nhưng nó chưa thật sự là của ta, mà cái chân tâm của ta cao hơn cái này một bậc. Các triết gia cho rằng cái suy nghĩ là của ta, song kinh Phật nói đó là thức. Vậy thức là gì? Thức là phần tác dụng của tâm, nó có đầy đủ khả năng quan sát tác dụng của tâm. Nó có thể gọi là bản thể hay chân tâm, trong kinh điển còn nhiều tên gọi khác nữa. Như Kinh Viên Giác gọi là viên giác tánh, Kinh Pháp Hoa gọi là Phật tri kiến, v.v… cái này mới chân chính là cái của ta. Thân thể này không phải của ta, vì mất thân này lại thọ thân khác tiếp nối. Vì vậy, đối với thân thể này, chúng ta không cần phải quá chăm sóc, nhưng cũng đừng có ý vất bỏ nó đi. Chăm sóc cũng sai lầm, chán ghét nó cũng sai lầm, tất cả đều tùy duyên tự nhiên, thuận theo tự nhiên thì đời sống sẽ tốt đẹp. Chúng tôi giảng là thích ứng theo tự nhiên, vì có thích ứng theo tự nhiên cơ thể mới tráng kiện được.
  1. NGƯỜI SAU KHI VÃNG SINH SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Nói theo phương diện khoa học hiện đại, là chúng ta thay đổi không gian. Nói theo nhà Phật gọi là mười pháp giới, sáu đường và hai mươi tám từng trời. Thế giới của Phật không gian sinh hoạt không giống chúng ta. Ngày nay, không gian sinh hoạt của chúng ta có ba hoặc bốn chiều, thế giới của Phật đến năm sáu chiều, không gian của Phật cao độ viên mãn. Hiện tại nói là thay đổi không gian, chắc chúng ta không hiểu. Chúng ta có thể liên tưởng giống như việc thay đổi đài và tần số trên ti vi, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được. Tuy thay đổi tần số nhưng cùng trên một màn hình, cho nên trong nhà Phật nói: “Sinh thì quyết định sinh, đi thì thật không có”. Vì sao không có? Vì tuy chúng ta đi nhưng vẫn còn trên một màn hình. Vì sao sinh thì quyết định sinh? Vì sự thay đổi về tần số mà thật sự các tần số không giống nhau, cho nên dùng phương pháp khoa học hiện đại có thể giải thích được, nhưng trên thực tế là như vậy.
  1. SIÊU ĐỘ BIỂU HIỆN CHO Ý NGHĨA GÌ?
Siêu độ có nghĩa là một phương pháp tưởng niệm. Chúng ta với tâm chân thành muốn giúp đỡ những người đã khuất, phần lớn việc siêu độ là người mất hiện tiền tạo tác nhiều nghiệp chướng, đã có nghiệp chướng thì không tránh khỏi thác sinh vào các đường khổ. Cho nên chúng ta siêu độ là giúp cho họ giảm bớt đau khổ, đạo lý này trong kinh Địa Tạng đã nói rất rõ. Vì vậy, siêu độ chẳng phải là chúng ta đọc mấy quyển kinh thì người mất có công đức, đây là việc không hề có. Trong kinh nói rất rõ, chúng ta cần phải thể hội ý nghĩa của nó. Siêu độ là gì? Đó là chúng ta tự mình tu hành cho tốt, chúng ta tu hànhthành tựu rồi thì người mất mới có phước báo. Ví như chúng ta muốn làm cho cha mẹ tổ tông rạng rỡ, chúng ta phải cố gắng học tập và làm việc, trong tương lai mới trở thành nhân tài cho xã hội, khi đó, cha mẹ của chúng ta mới vinh dự, đi đến đâu cũng được người ta trọng nể, cung kính, đặc biệt quan tâm, vì có một người con là nhân tài, điều đó mới đúng ý nghĩa siêu độ. Nếu chúng ta không thành tựu, dù có đọc kinh gì cũng không có tác dụng. Cho nên, đúng ý nghĩa của siêu độchúng ta phải sống làm sao cho mọi người trọng nể, sống làm lợi ích cho xã hội, đó là phương pháp siêu độ cha mẹ hữu hiệu nhất.
  1. KINH ĐỊA TẠNGPHƯƠNG PHÁP TU HỌC NHẬP MÔN
Quá trình tu học Phật pháp, tại nước chúng ta có đề cập rất rõ. Người tu học được chia thành bốn giai đoạn. Trong các giai đoạn đó, giai đoạn thứ nhất là học kinh Địa Tạng, địa là chỉ cho đất tâm, tạng là bảo tạng. Trong tâm địa của mỗi chúng tavô lượng trí tuệ, vô lượng tài nghệ, vô lượng công đức. Theo như kinh nói thì tất cả chúng sinh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai. Cho nên, trí tuệ của chúng ta bình đẳng với chư Phật, không hai không khác. Song hiện tại, vì sao hiển hiện lại có cao có thấp, không bình đẳng. Như trên đã nói, nguyên nhân đều do từ mê mà có. Người nghiệp chướng nặng trí tuệ sẽ hiển xuất ít, nghiệp chướng nhẹ thì trí tuệ hiển xuất nhiều, nên trí tuệ không bình đẳng là do ở chỗ trí tuệ sâu hay cạn. Nếu nghiệp chướng nặng trí tuệ sẽ hiển xuất ít, nghiệp chướng tiêu trừ thì trí tuệ nhất định sẽ bình đẳng như nhau, vì thế mới nói tâm là bảo tạng. Nhưng làm thế nào để trí tuệ khai phát? Phải dùng hiếu kính, cho nên Kinh Địa Tạng còn gọi là hiếu kinh. Nhất định phải bắt đầu từ Kinh Địa Tạngthực hành, lấy kinh Địa Tạng làm nền móng, sau đó mới tiến lên một bậc nữa là học hạnh Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tátđại biểu cho hạnh đại từ, đại bi, có đại từ bi sẽ có phát sinh tâm từ hiếu kính. Tôi hiếu thuận với cha mẹ, kính trọng những người thân, sau đó hiếu kính, tôn kính, quan tâm đến tất cả chúng sinh, nhưng chúng ta phải dùng lý tánh chứ không được dùng cảm tình. Ngài Văn Thù Bồ Tát đại biểu cho trí tuệ. Sau cùng chúng ta học hạnh của ngài Bồ tát Phổ Hiền. Bồ tát Phổ Hiềnđại biểu cho hạnh bình đẳng. Chúng ta dùng trí tuệ, từ bi, hiếu kính đối với tất cả chúng sinh một cách bình đẳng không sai biệt, vì vậy, chỉ có học hạnh của Bồ tát Phổ Hiền mới có thể viên mãn.
  1. HIỆU DỤNG CỦA VIỆC NIỆM PHẬT
Phương pháp tu tập trong Phật pháp có rất nhiều, có đến tám mươi tư nghìn pháp môn, vô lượng pháp môn. Niệm Phật là một pháp trong vô lượng pháp môn đó. Pháp môn này có nhiều lợi ích rất đơn giản, dễ dàng, người người đều có thể thực hành được, sự lý rất thâm diệu. Tông Tịnh Độ đề xướng niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu sinh thế giới Cực lạc. Tất nhiên để nói hết về nó một cách rõ ràng trong mấy câu nói sẽ không thể đủ. Tuy số lượng kinh điển nói về pháp môn này không nhiều, song nghĩa lý lại vô cùng phong phú, thâm sâu. Ví như Kinh A Di Đà, bản kinhmọi người ai cũng biết, rất đơn giản, nhưng nội dung lại rất phong phú. Những năm trước tôi có giảng qua kinh này 2 lần, nhưng băng giảng ghi lại đến ba trăm ba mươi lăm cuốn. Do đó có thể thấy, nội dung của kinh này không đơn giản chút nào, thế nên tôi phải mất một năm mới giảng hết. Song trong quá trình giảng, tôi không giảng giải một cách chi tiết mà chỉ giảng giải yếu lược, điều đó đủ chứng tỏ nghĩa lý của tông tịnh độ thâm sâu không thể nghĩ bàn. Phương pháp niệm Phật tuy đơn giản, bất kỳ một người nào nghe qua cũng có thể hiểu, nhưng hiếm có người tin. Trên lý luận đã không tin, chỉ cần chúng ta tin sâu, nguyện thiết mà chí thành niệm Phật thì cũng có khả năng thành tựu. Việc thành tựu vô cùng thù thắng, có thể nói là không có sự thù thắng nào bằng. Chẳng những chúng ta có thể vượt sáu nẻo luân hồi mà còn giải thoát ra mười pháp giới. Cho nên, công đức thù thắng của pháp môn này không có một pháp môn nào có thể so sánh kịp. Do đó, pháp môn này được mười phương chư Phật tán thán. Tất cả các bậc tổ sư, ngoài các tổ của Tịnh độ, những tổ sư của các tông phái khác cũng cật lực hoằng dương tịnh độ, điều đó đủ cho chúng ta thấy pháp môn này xác thật là thù thắngvi diệu vô cùng.
  1. TU HỌC PHẬT PHÁP TỐT NHẤT LÀ THÂM NHẬP MỘT PHÁP MÔN
Không luận là Thiền tông, Mật tông hay Tịnh độ tông. Trên thực tế, trong khoảng thời gian ngắn ngủi của kiếp người, nếu chúng ta muốn tu tập cho được thành tựu giải thoát, nhất định phải thâm nhập một pháp môn, vì dễ dàng thực hành. Chúng ta học hai hoặc ba pháp môn thì nhất định sự tu học của chúng ta sẽ không bằng với một người chuyên nhất một pháp môn. Giống như việc đánh giặc, nếu chúng ta tập trung lực lượng tại một chỗ để đánh sẽ rất dễ dàng đột phá. Chúng ta phân tán lực lượng thành hai ba điểm để đánh, sức mạnh của ta sẽ trở nên yếu, chưa chắc gì đánh thắng. Đạo lý này cũng tương tự như vậy. Vì vậy, chúng ta nghe người khác đề xướng cộng tu hai hoặc ba pháp môn, nghe rồi sẽ cảm thấy rất khó khăn vì chúng ta không biết chọn pháp môn nào. Ví như nói thiền tịnh song tu, phương pháp này chỉ áp dụng cho người tham thiền, nếu họ tham thiền không thành tựu thì có thể nương vào nguyện lựcvãng sinh, vì thế mới nói thiền tịnh song tu là tốt, cũng như nói một nửa này không thành công thì còn hy vọng vào một nửa còn lại. Ý nghĩa thiền tịnh song tu là vậy. Quan niệm cộng tu hai ba pháp thiền, tịnh hay mật, ý nghĩa cũng ở đó. Bình thường nghe người ta nói chúng ta không hiểu, rồi sinh hiểu lầm, cho nên tâm mới khổ, vì vậy, thâm nhập một pháp môn, ví dụ như tịnh độ, chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng thành tựu.
  1. THỜ CÚNG TƯỢNG PHẬTBỒ TÁT
Tại tự viện hoặc ở gia đình, nên dụng tâm thế nào để lễ lạy? Lạy Phật, Bồ tátthần linh có giống nhau không?
Đây là vấn đề tương đối nghiêm túc. Vì nó có thể ảnh hưởng mê tín dị đoan đến xã hội. Thờ cúng thần tiên và trời là tập tục có từ mấy nghìn năm nay ở Trung Quốc. Nó có tác dụng trên mối quan hệ xã giao, nhất định không phải là mê tín. Điều này chúng ta cần phải phân tích cho rõ. Phật phápđạo sư, không phải là thần, cho nên Phật giáo là một nền giáo dục, không phải là một tôn giáo. Cách đây mấy nghìn năm về trước, Phật giáo đã được người ta hiểu như là một nền nghệ thuật hóa giáo học, vì vậy, ở các tự viện, niệm Phật đường hay tịnh xá thường thấy có thờ hình ảnh, tượng của Phật và Bồ tát. Màu sắc và hình tượng lại rất nhiều, điều này chúng ta tham khảo trong kinh điển như Kinh Vạn Phật chẳng hạn. Tại Đài Loan, trong những năm qua, có không ít đạo tràng lạy kinh Vạn Phật. Trong bộ kinh này, Phật nói có hơn một nghìn hai trăm vị Phật mà không có Bồ tát. Phật dạy có rất nhiều chư Phật, mà mỗi một chúng ta có đầy đủ tự tánh năng đức. Lấy một ví dụ cho mọi người dễ hiểu, danh hiệu Thích Ca Mâu Ni là tiếng Phạn. Thích Ca dịch là từ bi, năng nhẫn; Mâu Ni dịch là tịch diệt hay thanh tịnh. Do đó có biết, từ bithanh tịnh trong tự tánh của mỗi chúng ta đều có đủ. Chúng ta nghe một danh hiệu Phật, nhất định trong ta phải tiếp nhận, và phải lấy tâm từ bi, tâm thanh tịnhđối đãi với người. Đó là ý nghĩa của Thích Ca Mâu Ni. Cho nên, hễ nghe danh hiệu hoặc thấy hình tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta phải phát khởi niệm tưởng như vậy, để nhắc nhở chính mình trong từng giây từng phút, không hướng ngòai những ý nghĩ đó. Danh hiệu của Bồ táttu đức, chúng ta có đầy đủ năng đức của Phật và Bồ tát, chỉ vì hiện tại chúng ta si mê nên tánh đức trong tự tánh chúng ta không hiện tiền. Như chúng ta vốn là từ bi, là đại từ đại bi, song hiện tại chúng ta đối xử với người, đối xử với vật không có một chút từ bi. Tự tánh của chúng ta vốn thanh tịnh, song mỗi ngày từ sáng đến chiều chúng ta đều vọng tưởng, vọng niệm, phiền não, những điều đó đều do chúng ta si mê. Như vậy, làm thế nào để khôi phục lại những đức tánh đó? Nhất định phải nhờ tu hành. Hình tượng, danh hiệu Phật và Bồ tát làm khơi dậy đức hạnh tu hành trong mỗi chúng ta, mục đích là như vậy. Là đệ tử Phật, chúng ta cúng dường PhậtBồ tát cũng không ngoài những mục đích trên. Thứ nhất có ý nghĩa tưởng niệm, vì Đức Phật là bậc thầy cao cả của chúng ta, chúng ta mang ơn giáo dục của Ngài, đạt được nhiều lợi íchcông đức thù thắng, vì thế chúng ta niệm niệm không quên công ơn đó. Thứ hai là noi theo gương của các Ngài mà học tập, cho nên mới nói: “Thấy người hiền, nghĩ mình làm sao cho bằng họ”. Chúng ta thấy hình tượng Phật và Bồ tát, chúng ta học tập theo gương hạnh các vị ấy, nghe danh hiệu các vị ấy chúng ta cũng muốn học theo đức hạnh. Đó là phương pháp chúng ta dụng tâm thờ cúng Phật và Bồ tát, là ý nghĩa chân chínhchúng ta cần phải hiểu, vì vậy việc thờ cúng mới không mê tín.

Chư Phật, Bồ tát có rất nhiều. Ví dụ chúng ta thờ cúng Bồ tát Địa Tạng. Bồ tátđại biểu cho hiếu kính, hiếu thuận tôn sư. Địa là tâm địa, Tạng là bảo tạng. Mỗi một chúng sinh chúng ta tâm địa đều có đầy đủ vô lượng trí, đó là ý nghĩa của Địa Tạng. Cho nên việc thờ cúng hình tượng Phật và Bồ tátcông dụng nhằm làm khai phát tâm địa bảo tạng của chúng ta. Dùng phương pháp gì để khai phát? Dùng giáo dục, giáo học, mà giáo học là căn bảnhiếu thuận tôn sư. Vì vậy, kinh Địa Tạng là kinh hiếu nhập môn. Học Phật là từ nơi kinh này bắt đầu vào. Thờ cúng Địa Tạng chẳng phải hàng ngày chúng ta lạy Ngài,hàng ngày cúng dường Ngài, cầu Ngài phù hộ cho chúng ta, nghĩ vậy chúng ta đã mê tín mất, tánh đức của chúng ta vĩnh viễn sẽ không hiển hiện được. Nên có thái độ thờ cúng như thế nào? Đó là học tập theo hạnh Ngài, điều này trong kinh Địa Tạng lý luận giảng nói rất rõ ràng triệt để. Cần y theo phương pháp thiết thực đó mà làm thì Bồ tát tất sẽ gia hộ cho chúng ta. Nếu không hiểu điều này, không y theo đó mà phụng hành, chẳng những chúng ta không đạt được chút lợi ích nào mà còn vướng phải sai lầm nữa. Sai lầm ở đâu? Ở chỗ đem Phật, Bồ tát xem như thần linh, rồi đút lót, nịnh hót các vị ấy, đặt điều kiện để các vị ấy bảo hộ cho mình. Đem Phật, Bồ tát để làm việc tham quan ô trược, thái độ đó là một trọng tội, nên từ chỗ không hiểu mới đi đến sai lầm. Vì thế có câu “sai một ly đi một dặm” là vậy. Cho đến những việc như lạy thiên thần, phải làm sao? Thiên địa, quỷ thần trong cổ lễ Trung Quốc đều có. Làm thế nào có thể phát huy được đức tánh của chúng ta khi mà chúng ta chỉ cung kính thiên địa, quỷ thần! Chúng ta dùng tâm cung kính của mình đối với tất cả mọi người, tất cả việc, tất cả vật, đó là ý nghĩa cấm kỵ của thời xưa, vì nó thuộc vào giáo học. Tuyệt đối không được cầu quỷ thần, nếu cầu vào quỷ thầnquan niệm sai lầm, đó là điều mà chúng ta nhất định nhận thức cho rõ.
  1. DỤNG Ý VẬT PHẨM CÚNG DƯỜNG PHẬT, BỒ TÁT
Như trái cây, nước trong, nhang đèn, … Phật và Bồ tát không đòi hỏi chúng ta điều đó. Vậy ý nghĩa chân chính ở chỗ nào? Vẫn ở chỗ giáo học. Dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói, những vật phẩm cúng dường đó chính là công cụ giáo dục học. Khi tiếp xúc với những vật đó, chúng ta sẽ có cảm xúc. Thí như chúng ta đứng trước tượng Phật để cúng Phật, Phật là biểu tượng cho đức tính của tự tánh, Bồ tátbiểu tượng cho tu đức. Thông thường, chúng ta thờ cúng chỉ có một vị Phật hay một vị Bồ tát, nên nhân đó mà đức tánh cũng chỉ có một. Tu đức thì có nhiều mặt. Song, nói tóm lại không ngoài hai loại: Một là tri, hai là hành. Trong Phật giáo gọi là giải hạnh, một là giải môn, hai là hành môn, cho nên lấy hai đại Bồ tát làm đại biểu. Tiên sinh Vương Dương Minh giảng “tri hành hợp nhất”, đều lấy từ nơi Phật pháp mà khai thị, đạt đến chỗ linh cảm. Tri hành hai từ này trong nhà Phật giảng là giải hạnh và giải môn. Như bình thường chúng ta cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cúng dường ngài Văn Thù, Phổ Hiền Bồ tát, chúng ta hiểu Đức Phậttượng trưng cho tánh đức, ngài Văn Thù, Phổ Hiềnđại biểu cho tu đức. Văn Thùđại biểu cho giải môn, cho trí tuệ; Phổ Hiềnđại biểu cho hành môn, đại biểu cho thực hành, thực tiễn. Cho nên, hai vị Bồ tát này là đại diện cho toàn bộ các vị Bồ tát. Phần lớn các vị đồng tu tu theo Tịnh độ thường cúng dường Tam thánh. A Di Đà Phật có nghĩa là “Vô lượng giác”. Chữ “A” nghĩa là “Vô”, chữ “Di Đà” nghĩa là “lượng”, Phật nghĩa là Vô lượng giác ngộ. Đối với tất cả người, tất cả việc, tất cả vật cho đến tận hư không pháp giới, không có một điểm nào là không giác ngộ. Đó là tánh đức cứu cánh viên mãnBồ tát Quan Thế ÂmĐại Thế Chí là hai vị đại biểu. Bồ Tát Quan Thế Âmđại biểu cho sự thực hành, Bồ tát Đại Thế Chíđại biểu cho giải môn, cho trí tuệ, song tịnh tông lại lấy hành trước, sau đó mới đến giải, đó cũng là cách cúng dường Phật có sai khác. Riêng chúng ta luôn chú trọng ở thực hành, cho nên đem hành môn thực hiện trước. Phải hiểu được ý nghĩa này, nếu không chúng ta sẽ dễ sinh quan niệm sai lầm.
Chúng ta cúng dường hoa lên Phật. Hoa là đại biểu cho nhân, ở định luật nhân quả, thế gianxuất thế gian đều không lìa nó. Rải rác trong các kinh, Phật thường nói: “Vạn pháp đều không, nhân quả bất không”. Vì sao? Vì tất cả các pháp vốn chuyển biến, nhân sẽ biến thành quả, quả sẽ biến thành nhân. Nhân quả tương quan mật thiết,hằng biến chuyển không gián đoạn, cho nên nói nhân quả bất không. Trước ra hoa sau mới kết quả, vì hoa là nhân, sau đó là quả. Cho nên cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, nếu cúng hoa đẹp chúng sẽ hái được quả ngon. Vì thế mỗi khi thấy hoa, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện. Ở đây, hoa có ý nghĩa là như vậy.

Cúng quả là đại biểu cho quả báo, là điều mà chúng ta mong cầu. Muốn có quả tốt chúng ta phải biết tu trồng hoa tốt. Trong Phật pháp Đại thừa, hoa được hiểu là đại biểu cho lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ. Tất cả những điều đó gọi là hoa lục độ, sau đó mới có thể đạt đến quả báo viên mãn. Cúng hoa có ý nghĩa là như thế. Cho nên, khi chúng ta cúng hoa cho Phật, hay lúc nhìn thấy các loài hoa, từng phút từng giây chúng ta đều luôn cân nhắc mình phải tu nhân thiện, tu nhân thiện sẽ được quả lành, đó là ý nghĩa cúng hoa quả lên Phật, Bồ tát.

Đến việc cúng dường thực phẩm, không có ý nghĩa quan trọng lắm. Thực phẩmđại biểu cho tâm thành kính. Chúng ta muốn mình dùng những thức ăn ngon thì phải lấy những thứ mình ưa thích đó cúng dường đến Phật và Bồ tát. Đến việc thắp hương cũng vậy. Hương là đại biểu cho tín hiệu. Thời xưa tín hiệu được dùng rất rộng. Nếu ai có đi du lịch đến Vạn Lý Trường Thành sẽ thấy, cứ mỗi khoảng cách lại có một đài đốt lửa, đài này dùng để truyền tin tức, nó giống như một lư hương. Hồi đó, việc truyền tin không hiện đại như ngày nay, người ta dùng những đài này để làm việc truyền tin, nguyên liệu dùng để đốt các đài này là phân của con sói, nên độ khói lửa rất mạnh, không như lửa khói bình thường, gió không dễ thổi tắt được. Vì thế, khói có thể lan tỏa lâu dài, những nơi xa mỗi khi nhìn thấy khói sẽ biết được nơi đó có chuyện xảy ra. Hương hay nhang cũng là một biểu hiện của Phật pháp. Đốt nhangphương pháp nhắc nhở chúng ta học tập, nghĩ đến việc tu giới, tu định, tu tuệ. Giới hương, Định hương, Tuệ hương là ba loại hương chân thật. Ba loại hương này thuộc năm phần pháp thân cùng hai loại nữa là giải thoátgiải thoát tri kiến hương. Cho nên dùng phương pháp cúng dường là để tự nhắc nhở mình tu học giới, định và tuệ.

Đến như việc cúng đèn cũng tương tự như thế. Đèn là ý tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ. Thời xưa thường dùng đèn dầu, đèn cầy, ý nghĩa của nó vô cùng thâm sâu. Nhất là đèn dầu, ngọn đèn ấy là ngọn đèn của chính mình, chiếu sáng cho tha nhân. Đó là phương pháp dạy chúng ta cầu trí tuệ, xả mình vì người, lấy trí tuệ, năng lực của chính mình mà phục vụ cho xã hội. Trợ giúp cho tất cả chúng sinh mà không cầu đền đáp, đó là phương pháp Phật dạy chúng ta. Cho nên hương đèn có ý nghĩa như vậy. Nếu chân chính theo đó mà làm, tự nhiên chúng ta sẽ được tráng kiện, sống lâu, cho đến như chuyện thăng quan, phát tài,… chúng ta muốn đều có thể được, vì đó cũng là một phần của quy luật nhân quả. Chư Phật và Bồ tátnăng lực rất lớn, trí tuệ cao sâu vậy mà cũng không thể thay đổi được luật nhân quả, Phật và Bồ tát không thể giúp chúng ta thăng quan phát tài, chỉ có thể dạy chúng ta phương pháp tu học. Chúng ta nếu hiểu được rồi nương theo đó mà tu học, tự nhiên chẳng bao lâu sẽ đạt được. Cũng như muốn ăn dưa, chúng ta phải biết chọn giống dưa tốt để trồng, hàng ngày phải biết chăm sóc đúng kỹ thuật thì nhất định chúng ta sẽ có dưa ngon để ăn, không ai tự nhiên mang đến cho chúng ta. Chúng ta nghĩ Phật sẽ mang sự thăng quan phát tài đến cho ta, nghĩ vậy chúng ta mê tín mất. Nhất định chúng ta phải hiểu biết ý nghĩa cho thấu đáo. Đến như việc cầu an, cầu tráng kiện hay trường thọ, Phật dạy chúng ta nếu muốn được, chúng ta nhất định phải thuận theo lẽ tự nhiên, cho nên Phật dạy luôn biết tự tại tùy duyên, chúng ta mới có thể đạt được hy vọng. Hai chữ “tùy duyên” có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ví như người hiện đại thường nói là do hoàn cảnh môi trường sinh thái chi phối. Mọi người đã biết hoàn cảnh sinh thái trên trái đất này, không luận là thực vật hay động vật đều có mối tương quan hỗ trợ mật thiết với nhau. Nếu một mặt bị phá hoại, mặt còn lại nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Đó là đạo lý mà ai cũng biết, vì hiện tại môi trường sinhh thái của chúng ta bị phá hoại đến mức báo động, cho nên có nhiều loài thực vậtđộng vật không còn môi trường sinh tồn, thậm chí bị tuyệt chủng, nguyên nhân phát sinh đều do môi trường sinh thái không cân bằng. Tinh thần, thể xác chúng ta, những yếu tố sinh lý bên trong và tinh thần nếu thuận theo đại tự nhiên tất nhiên sẽ được tráng kiệntrường thọ, đời sống chúng ta sẽ được an lạc tươi vui. Ngược lại chúng ta không thuận với tự nhiên, phá hoại môi trường sinh thái, nhất định chúng ta sẽ bị nhiều bệnh tật, những tai nạn thiên tai cũng không tránh khỏi. Phật dạy tâm chúng ta vốn thanh tịnh, bình đẳng, như Lục Tổ nói là “bản lai không một vật”. Song hiện tại, chúng ta do vô minh nên có vọng tưởng, chấp trướcphân biệt. Chính nguyên nhân này mà hàng ngày chúng ta có thương, yêu, giận, ghét,… tâm đã động thì bệnh tật làm sao tránh khỏi. Một nguyên nhân nữa là do chúng ta lười lao động, không hoạt động, đây cũng là lý do dễ sinh ra bệnh tật. Nhà Phật có phương pháp lạy Phật, đây cũng là phương pháp luyện thân. Trừ lạy Phật ra, lao động cũng là phương pháp dưỡng thân. Như vậy, tâm khôngphân biệt, vọng tưởngchấp trước, thương ghét, giận hờn thì thân tự nhiên tráng kiện, trường thọ. Vì vậy, Phật pháp dạy cho chúng ta phương pháp nuôi dưỡng thân tâm. Đến như phước báo cũng vậy, người giàu sangthể đạt được hạnh phúc mỹ mãn, người nghèo hèn cũng có thể đạt được hạnh phúc tương đồng, và người người cũng đều có thể đạt được hạnh phúc như vậy. Điều đó có nghĩa, giàu hay nghèo không quan trọng. Giàu nghèo không liên quan gì đến hạnh phúc. Phú quý hay bần tiện là do có tu phước tu đức hay không. Ví như người giàu có là do đâu? Do từ bố thí tài mà có. Bố thí là nhân, được giàu sang là quả. Gieo nhân nhất định phải thọ quả. Chúng ta gieo nhân gì nhất định sẽ thọ quả ấy, đạo lý này tuyệt đối không sai. Nếu đời quá khứ và trong hiện tại, chúng ta không chịu tu nhân, lại muốn phát tài thì tài đâu mà có! Điều này nếu xem “Liễu Phàm Tứ Huấn” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn. Thật vậy, “mỗi một miếng ăn miếng uống, chẳng phải do tiền định, tất cả đều có nhân duyên”. Phật, Bồ tát, thiên thần cũng không thể giúp được, dù chúng ta đã gieo nhân bố thí, khi nhân duyên đến giai đoạn chín mùi, tự nhiên chúng ta có thể phát tài mà chẳng phải do Phật, Bồ tát hay thiên thần linh hiển. Nếu quả thật những vị ấy linh hiển, thì trăm người cầu ắt trăm người phát tài, hoặc một trăm người cầu mà hết chín mươi chín người phát tài, nếu còn lại một người chưa phát tài cũng chưa thật sự gọi là linh. Chúng ta cần phải tỉnh táo, không bị người khác lừa, phải có lý trí phân biệt mới thật đạt được lợi ích. Cho nên phẩm vật cúng dường PhậtBồ tát chỉ là một pháp tượng trưng, không phải là nhu cầu. Chúng ta dùng những vật phẩm cúng dường là từng giây từng phút nhắc nhở chúng ta, ngày ngày tiếp xúc ngoại cảnh lục trần phải luôn luôn niệm niệm tỉnh giác, không bị mê hoặc, chính mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Do đó có thể biết, vật phẩm cúng dường là tất yếu phải có. Nếu gia đình nào không có khả năng cúng dường các vật phẩm khác, tốt hơn hết là nên cúng dường một ly nước trong. Chúng ta có thể đứng trước Phật mà thành tâm cúng dường một ly nước. Đây là vật phẩm cúng dường quan trọng nhất, vì nước là biểu hiện cho tâm linh. Nước trong là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, bình đẳng. Cho nên, mỗi khi nhìn ly nước, chúng ta sẽ nhớ đến tâm thanh tịnh, bình đẳng, vì vậy mới nói nước là vật phẩm cúng dường quan trọng. Chúng ta có thể thiếu những vật cúng như nhang, đèn, hoa quả, … nhưng tuyệt đối không thể thiếu được nước. Nhìn thấy nước là luôn nhớ đến chính mình, luôn nhớ đến việc phải tu tâm thanh tịnhbình đẳng. Tâm đó là tâm Phật, là chân tâm.
  1. NGHI THỨC KHAI QUANG TƯỢNG PHẬT, BỒ TÁT
Khai quangý nghĩa gì? Có hay không có việc khai quang? Ai đủ tư cách để khai quang?
Đây là vấn đề mà trong khi giảng kinh, chúng ta vẫn thường đề cập. Hiện tại, việc khai quang gần như đã trở thành xu hướng mê tín. Ý nghĩa đích thực của việc khai quang hoàn toàn đã bị đánh mất. Khai quang là một việc phi thường trọng yếu. Ý nghĩa chân chính của nó nói lên việc cúng dường tượng Phật, Bồ tát. Việc này giống như chúng ta xây đúc hình tượng của một bậc vĩ nhân ở thế tục, khi việc xây đúc thành rồi, sau đó chúng ta mới cử hành lễ khai mạc. Trong buổi lễ khai mạc đó, nhất định chúng ta phải nói cho mọi người hiểu rõ ràng, ca ngợi về sự nghiệp cống hiến lớn lao của họ đối với đồng bào, với dân tộc và đất nước, khi ấy, mọi người nhìn hình tượng của bậc vĩ nhân liền nhớ đến công lao của vị ấy. Việc khai quang trong Phật giáo cũng có ý nghĩa tương tự như vậy. Ví như chúng ta cúng dường Bồ tát Quan Thế Âm, sau khi đắp tượng trang nghiêm rồi, chúng ta mới khai mở việc cúng dường. Lúc khai mở việc cúng, chúng ta nhất định phải nói cho đại chúng hiểu rõ,vì sao chúng ta cúng dường Bồ tát. Trong lúc cúng dường, dựa vào tôn tượng trang nghiêm của Bồ tátchúng ta có thể khai phát quang minh tự tánh của chúng ta. Vì thế, không phải người khác thay thế Phật, Bồ tát để khai quang, mà chính tượng Phật, Bồ tátchúng ta khai quang. Đó là ý nghĩa chân chính vậy. Nếu đã thờ Phật, Bồ tát rồi lại đi mời một vị pháp sư tới làm lễ khai quang cho Phật, Bồ tát và cho đó là linh, không khai quang lại cho không linh, điều này thật sự sai lầm. Có rất nhiều người đến tìm tôi nhờ khai quang cho Phật, Bồ tát. Tôi chân thật bảo với họ không cần thiết phải cúng dường PhậtBồ tát. Họ hỏi “Vì sao?” tôi đáp: “Vì tôi bảo các vị ấy linh thì các vị ấy sẽ linh, bảo không linh sẽ không linh, như vậy tôi linh hơn họ nhiều, và bạn có thể cúng tôi là tốt rồi, cần gì phải cúng dường các vị ấy”. Chúng ta nghĩ có đúng không? Đó có gọi là mê tín không? Vì tôi giả bộ làm vẻ này vẻ nọ, lấy tay ra hiệu làm như linh, làm sao họ lại không cho tôi linh hơn được, đó là chỗ nghĩ không thông. Chỉ có người ngu mới tin sâu như thế. Một người có trí óc linh mẫn thông minh, một khi nhìn liền nhận ra sự thật chân tướng. Tôi nói thay thế Phật, Bồ tát khai quang tức là lừa dối họ, vì họ chưa được sáng suốt, còn hồ đồ. Cho nên, việc khai quang là việc đại biểu cho Phật và Bồ tát. Ví dụ như chúng ta cúng dường Quan Âm Bồ Tát, mà Quan Âm Bồ tátđại biểu cho tâm từ bi, đem việc Bồ tát đại từ, đại bicứu độ hết tất cả chúng sinh đó là những điều cần phải học; phát khởi chí nguyện, nghe được danh hiệu, thấy được hình tượng Bồ tát là nhớ phát khởi lòng đại từ, đại bi làm lợi ích cho hết thảy mọi người. Chúng ta đối nhân, đối vật, đối việc phải lấy tâm đại từ, đại bithương yêugia hộ cho tất cả, không phân biệt một ai, đây là một đạo lý chúng ta không thể không biết. Đối với những người có đủ tư cách và khả năng giúp Phật và Bồ tát khai quang, người này đối với kinh, luật, luận phải thông suốt ý nghĩa, vì mọi người diễn nói cho rõ ràng. Cho nên tuyệt đối không được dựa vào hình thức, mỗi một hình thức đều có ý nghĩa giáo dục riêng, rất thâm sâu. Đó là điều mà chúng ta phải hiểu mới không bị lệch theo xu hướng mê tín. Cầu Phật, cầu Bồ tát, cầu thiên thần giúp mình phát tài, được phúc, đó là quan niệm sai lầm, không phải là tư tưởng chân chính.
  1. PHÁP QUÁN ĐẢNH CỦA MẬT TÔNGÝ NGHĨA GÌ?
Hiện tại mật tông rất thịnh hành, tiếp thọ pháp quán đảnh của mật tông có đúng nghiệp chướng được tiêu trừ không? Làm thế nào có thể nhanh chóng tiêu trừ nghiệp chướng?
Pháp quán đảnh tuy là hình thức, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong đó, chúng ta không thể không biết. Vẫy mấy giọt nước lên đầu chúng ta, liệu nghiệp chướng của chúng tatiêu trừ hết không? Chúng ta có thể tin tưởng điều này được không? Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ nghiệp chướng là gì? Nghiệp có nghĩa là gì? Nghiệp là một hành động tạo tác, nói một cách đơn giản, là cái làm chướng ngại cho tự tánh giác ngộ của chúng ta. Đối với vũ trụ nhân sinh, chúng ta luôn khởi nhận thức sai lầm, hành động tạo tác đều sai lầm, đó gọi là nghiệp. Nghiệp chướng khi được phá vỡ rồi thì tâm chúng ta sẽ hoàn toàn thanh tịnh. Như vậy, làm sao chỉ vẫy có vài giọt nước trên đầu chúng tanghiệp chướng của chúng ta tiêu trừ được! Nếu nghiệp chướng thật sự được tiêu trừ, tất nhiên tâm chúng ta sẽ được thanh tịnh. Ngược lại, tâm chúng ta vẫn còn khởi niệm vọng tưởng, phân biệtchấp trước, điều đó chứng tỏ nghiệp chướng chúng ta không có tiêu trừ. Đối với vũ trụ nhân sinh, quá khứvị lai, chúng ta không có việc gì không hay, không có việc gì không biết, đó mới gọi là nghiệp chướng của chúng ta chân chính được trừ diệt, chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt. Trong khi làm phép quán đảnh, tâm chúng ta vẫn còn phân biệt chấp trước, không giảm thiểu mà lại tăng thêm, như vậy không có hiệu quả. Lão tổ cư sĩ Hoàng Niệm trong sách chú giải Kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ. Vì Ngài là vị thầy của mật tông, lời của Ngài là sự thật, không lừa dối. “Quán” nghĩa là gia trì từ bi, cũng là sự quan tâm chăm sóc chân chính, ái hộ giúp đỡ. Đó là ý của chữ quán. “Đảnh” là đại pháp không có gì cao bằng, nói một cách khác, là đem đại pháp không gì cao hơn để trao truyền cho chúng ta, đây gọi là quán đảnh. Điều đó có nghĩa, không phải chỉ vẫy vài giọt nước trên đầu chúng ta mà gọi là quán đảnh, như vậy là mê tín. Quán đảnh là một biểu pháp, lấy nước cam lồ để quán đảnh. Cam lồ biểu trưng cho Phật pháp, là pháp cao tột cùng. Nếu hiểu được đạo lý này rồi, chúng ta mới hiểu được kinh Vô Lượng Thọđại pháp, không có kinh điển nào hơn. Chúng ta đem Kinh Vô Lượng Thọ đọc từ đầu đến cuối một lần, chẳng những Phật A Di Đà trao truyền quán đảnh cho chúng ta một lần, mà mười phương tất cả chư Phật đều làm phép quán đảnh cho chúng tachúng ta không hay không biết. Mười phương tất cả chư Phật đều hoằng dương pháp môn này, giảng giải kinh này. Đó là ý nghĩa chân chính của pháp quán đảnh, không lừa dối. Ngược lại chúng ta không hiểu đạo lý, lại đi cầu thầy mật tông làm phép quán đảnh, vẫy vài giọt nước cho chúng ta để nghiệp chướng được tiêu trừ. Thật ra, nghiệp chướng chẳng những không tiêu trừ mà còn tăng trưởng nữa, vì chúng ta sa ngã vào con đường mê cảm , đã mê cảm tất nhiên sẽ tạo tác những hành động sai quấy, đã hành động sai quấy nghiệp chướng sẽ tăng thêm, như thế không đạt được lợi ích của công đức. Vậy làm sao có thể tiêu trừ nghiệp chướng? Đây là vấn đề các bạn đồng tu cần nên hiểu rõ.
  1. CỨU CÁNH CỦA VIỆC THÀNH PHẬT LÀ ĐI VỀ ĐÂU?
Hiện tại, mật tôngthiền tông rất thịnh hành. Mật tông cho rằng cứu cánh là “ tức thân thị Phật”, thiền tông là “kiến tánh minh tâm” hay “kiến tánh thành Phật”.
Đây là vấn đề chúng ta không thể không nhận thức cho rõ, càng không thể hàm hồ. Trong kinh điển, Phật bảo của chúng ta Phật, là Phạn văn Ấn Độ, Trung Hoa chuyển ngữ là Phật. Thật ra, chữ này không thể phiên dịch, vì sao? Vì trong quá khứ có đưa ra năm loại danh từ không thể phiên dịch. Trong đó có danh từ thuộc loại tôn kính không dịch. Danh từ Phật đối với chúng ta rất tôn trọng, cho nên để nguyên âm Phạn, nghĩa là trí tuệ, là giác ngộ. Trí tuệgiác ngộ, hai danh từ này lý giải rất dễ dàng. Song Phật là một danh từ mà chúng ta lý giải là siêu việt, vì trí tuệ của Ngài là trí tuệ viên mãn của các trí tuệ, giác ngộ viên mãn trong các giác ngộ. Nói một cách khác, đối với vũ trụnhân sinh, đời quá khứ hay vị lai, không điều gì mà Ngài không hiểu, không biết. Người nào đạt đến cảnh giới đó cũng đều gọi là Phật. Nếu hiểu được nghĩa rốt ráo của chữ Phật rồi, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa “tức thân thị Phật” của mật tông. Vậy chúng ta có thể thành tựu được hay không? Đó là nói hiện tại trong một đời, hoặc giả tu hành trong một thời gian ngắn. Nhưng đối với vũ trụ nhân sinh, liệu chúng ta có thể thấu suốt chân tướng được hay không? Nếu vẫn như cũ, nói một cách khác là vẫn chưa thành Phật, thì cũng không được gì. Mật tông giảng nói “tức thân thành Phật”, nhưng thiền tông có một điểm tiến bộ hơn. Vì sao? Vì thiền tôngđiều kiện, đó là minh tâm kiến tánh, kiến tánh mới thành Phật. Ai có đủ khả năng đạt đến trình độ minh tâm? “Minh” là một động từ, do đó có thể biết, hiện tại tâm của chúng ta vẫn chưa minh, vì còn mê cảm. Sở cầu tu học theo thiền tông là phá trừ mê cảm, khôi phục lại tự tánh. Khi chúng ta còn mê trong Phật pháp gọi là tâm, đến khi giác ngộ gọi là tánh. Chúng ta cần phải biết “tâm” với “tánh” là một. Cho nên tâm một khi đã minh rồi gọi là bổn tánh. Nhà Phật còn gọi là chân như. Lúc nào kiến tánh, minh tâm rồi, lúc đó chúng ta mới được gọi là Phật, không còn là phàm phu. Nói cách khác, phàm phu và Phật chỉ khác nhau ở điểm đó. Phàm phu chúng ta mặc áo ăn cơm, Phật và Bồ tát vẫn mặc áo ăn cơm. Phàm phu chúng ta có công việc của mình, Phật và Bồ tát mỗi người cũng có công việc của các vị ấy. Nói trên mặt sự tướng thì có hai, chỉ khác nhau ở chỗ cảnh giới không đồng. Phật và Bồ táttrí tuệ chân thật, chân chínhvô sở bất tri, vô sở bất năng. Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lýsự thật đó rồi thì hai câu nói trên cũng có thể hiểu được. Điều này trong kinh luận, các bậc cổ đức không có chú giải, mà trên sự thật không có một người bình thường nào có thể làm được. Nói đến “tức thân thị Phật” của mật tông , trong Văn Sao của đại sư Ấn Quang nói rất rõ: Tôi không cần phải nói nhiều. Cách đây không lâu, tôi có gặp lão tổ cư sĩ Hoàng Niệm. Oâng là một người truyền mật tông, bản thân ông là một Kim Cang Thượng Sư. Oâng không dối gạt người, ông thành thật nói với tôi. Thời đại ngày nay, người có đủ căn cơ để học mật tông không có. Nói một cách khác, muốn học mật tông thành tựu trong một đời thật không dễ tìm ra một người. Thiền tông cũng khó khăn như vậy. Cho nên, Phật dạy trong kinh Đại Tập, thời mạt pháp chỉ có nương vào đới nghiệp vãng sinh của pháp môn tịnh độ mới dễ dàng thành tựu, vả lại chắc chắn sẽ thành tựu lớn nữa. Do đó, chúng ta phải tuân theo lời giáo huấn của Phật Thích Ca, mới xứng đáng là đệ tử của Ngài. Nỗ lực niệm Phật, y chiếu theo ba kinh một luận của tịnh độtu học, tương lai lâm chung, nhất định chúng ta sẽ đạt được kết quả thù thắng. Hiện tại cũng như quá khứ, có rất nhiều người vãng sinh thể hiện nhiều thoại tướng bất khả tư nghì. Nghe thấy đó để làm gương cho chúng ta noi theo. Mật tông tức thân thành Phật, chúng ta không có thấy qua, cũng không có nghe nói. Hòang Niệm lão tổ cũng không dám nói Ngài tức thân thành Phật. Lão pháp sư Đàm Hư có nói, đến năm 90 tuổi hơn mới vãng sinh. Lúc sinh tiền có nói với mọi người, Ngài xem qua nhiều thiện hữu tri thức của thiền tông, song không thấy được một người nào khai ngộ, cũng như minh tâm kiến tánh, Ngài đều không thấy qua. Chẳng những không thấy mà Ngài còn không nghe. Như vậy đủ biết, tu mật và thiền thì khó, người bình thường không thể thành tựu được. Lục tổ Huệ Năng trong thiền tông nói rất rõ. Tổ chỉ tiếp dẫn những người thượng thượng căn, chúng ta tự xét lại mình có phải thuộc thượng thượng căn hay không? Như thế nào gọi là thượng căn? Phiền não nhẹ tức trí tuệ thâm sâu, nói một cách khác vọng tưởng phân biệtchấp trước rất ít. Lục căn lanh lợi, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, thân tiếp xúc thông đạt rõ ràng, vả lại không bị mê lầm. Người có đủ những điều kiện đó mới được coi là bậc thượng thượng căn, mới có duyên, có tư cách để tu học pháp môn này. Nhưng điều kiện tu tập của mật tông lại rất cao. Học mật tông nhất định sẽ có thể thành Phật, điều đó cho thấy mật tông rất quan trọng. Mật không phải là bí mật, trong Phật pháp không có bí mật. Phàm việc gì bí mật chứng tỏ là việc đó không tốt. Phật pháp nói mật là thâm mật, lý lẽ rất sâu, không thể dùng trí tuệ cạn cợt để có thể lĩnh hội được, cho nên mới nói là mật. Khi nào chúng ta chính thức bắt đầu học được mật? Trong kinh đại thừa giảng, phải đến địa vị thứ tám của thập địa mới học được. Thử hỏi chính mình đã đạt được địa vị này chưa, đạt đến địa thứ tám của thập địa Bồ tát chưa? Thông thường, chúng ta nói tu hành muốn thành Phật, cần phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp. Đó là số mà người hiện tại gọi là thiên văn số. Thời gian đó được tính là bao nhiêu? Thật ra mà nói, khoảng thời gian đó hiện tại trong đời này không thể tính hết, trong đời quá khứ cũng không tính được, đời đời kiếp kiếp tính cũng không thể tính cụ thể được. Nếu tính cứ trong một ngày chúng ta phải đoạn trừ một phẩm vô minh, chứng được một phần chân tánh thì thời gian là bao lâu? Như vậy có thể thấy, chúng ta cần phải đoạn trừ phiền não kiến tư hoặc, vượt qua lục đạo luân hồi, chứng đến quả vị La hán, sau đó lại tiếp tục một bước nữa là phải phá trừ trần sa hoặcvô minh hoặc, siêu vượt thập pháp giới, vẫn chưa được vào đâu. Chúng ta lại tiếp tục đoạn trừ một phẩm vô minh chứng được một phần pháp thân, thì lúc đó chúng ta mới bắt đầu tính được. Thực tế, trong kinh Hoa Nghiêm có nói, muốn thành Phật , chúng ta phải trải qua bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ, ba A tăng kỳ kiếp , đó là nói với Bồ tát, không phải nói với hạng phàm phu, vì hạng phàm phu chúng ta không đủ tư cách. Tu xong A tăng kỳ kiếp thứ nhất, lần lượt tu viên mãn ba mươi địa vị, là thập trụ, thập hạnhthập hồi hướng, đó là viên giáo. Chúng ta nên biết, qua A tăng kỳ kiếp thứ hai, phải tu viên mãn ba địa vị, là từ sơ địa cho đến thất địa. A tăng kỳ kiếp thứ ba lại tu tập viên mãn ba địa vị nữa là bát địa, cửu địathập địa. Do đó có thể thấy, càng tu lại càng khó, chúng ta nghĩ xem, người nào đạt đến địa vị thứ tám của Bồ tát, cũng mới chỉ bước vào thời kỳ đầu tiên của A tăng kỳ kiếp thứ ba. Nói một cách khác phải đến thời kỳ thứ ba trong ba A tăng kỳ kiếp mới được chính thức học mật. Như vậy,chúng ta làm sao có khả năng. Không thể cho rằng, truyền cho chúng ta mấy câu thần chú, ngày ngày trì chú, học mấy cách bắt ấn, gọi học mật, đó chẳng qua là hình thức chú không phải là học mật chân thật. Đây là điều mà người học Phật chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng, có vậy mới không mắc vào những quan niệm sai lầm đáng tiếc.
  1. NHẬN THỨC VỀ VIỆC PHẬT, BỒ TÁT TÁI THẾ
Có nhiều vị pháp sư, đại đức nói họ là Phật, Bồ tát tái thế. Điều đó thật hay giả?
Thật ra, bạn hỏi như vậy là đã sai lầm rồi. Làm sao tôi có thể biết được. Nếu thật sự tôi nói tôi biết thì tôi lại sai, vì tôi không phải là Phật, tôi chưa thành Phật nên làm sao biết được họ là Phật hay không phải Phật? Tôi không phải là Bồ tát tái thế, sao tôi biết được họ là Bồ tát tái thế? Do đây mà làm mê cảm nhiều vị đồng tu trong giới học Phật . Đặc biệt là những người sơ cơ học đạo, thật ra mà nói, chẳng những người sơ cơ mà ngay cả những người học Phật lâu năm cũng dễ bị mê cảm nữa. Song, chúng ta không thể biết được họ là Phật, Bồ tát thật hay giả. Nhưng trong kinh Phật có nói rất rõ, chư Phật và Bồ tát ứng hóatại thế gian này rất nhiều. Nhất là khi chúng sinh gặp hoàn cảnh tột cùng khổ nạn, chư Phật, chư Bồ tát liền ứng hóa tại thế gian, hòa mình cùng với tất cả đại chúng, không luận là phân thân gì để đại từ đại bi cứu khổ cho chúng sinh. Như trong phẩm Phổ Môn, Bồ tát Quán Thế Âm ứng hiện 32 thân, nam nữ, già trẻ, các hành các nghiệp đều có. Phật, Bồ tát hiện thân chỉ một nguyên thân, vì không muốn để lộ thân phận của mình, nếu bị lộ tức khắc các vị ấy sẽ đi mất và không trụ ở thế gian nữa. Trong lịch sử có nói tới điều đó, hễ thân phận một khi bị lộ, các vị ấy đều biến mất, đây là Phật và Bồ tát chân thật. Nếu thân phận bị lộ mà không đi, kỳ thật không tương ưng với kinh điển, nên đại khái họ không phải là Phật, Bồ tát thật, chỉ là mạo nhận .Vì sao họ dám mạo nhận? Vì không ngoài việc lừa dối người để thu hoạch lợi dưỡng và tham cầu danh tiếng, đó là tạo tội. Nếu họ hiểu được như vậy chắc chắn họ sẽ không dám lừa dối nữa. Như chúng ta biết, đại sư Ấn Quang chính là Đại Thế Chí Bồ tát hóa thân tái thế, vậy mà hành nghi của Ngài cả đời cùng với người thế tục chẳng một mảy may sai khác. Song, sự tu hành và nguyên tắc, nguyên lý giáo hóa chúng sinh của Ngài xác thật tương ưng với đạo lý trong chương Đại Thế Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông. Trong cuốn “Thủy tư tập”, có một vị cư sĩ đã nói điều đó, nếu có xem chúng ta sẽ biết. Trước bốn năm đại sư vãng sinh, có một người nữ đang ở bậc sơ trung, người này chẳng tiếp xúc với Phật giáo, lại không tin tưởng Phật pháp. Cô ta nằm mộng thấy Quan Thế Âm Bồ tát. Bồ Tát bảo với cô ta hiện tại Đại Thế Chí Bồ tát đang giảng kinh thuyết pháp tại Thượng Hải, Bồ tát bảo cô ta nên đi nghe. Cô ta hỏi lại Bồ tát Thế Chí là ai? Bồ tát bảo đó là Ấn Quang đại sư. Sau đó cô đi tìm gặp đại sư và kể về sự tình cho đại sư nghe, nghe xong đại sư mắng cho cô một trận, mỉm cười nói đừng làm động chúng, sau đó cấm cô không được tìm đại sư nữa, cô này trở về không dám nói với ai. Bốn năm sau, lúc đại sư vãng sinh rồi, cô này mới đem sự việc đó công bố cho mọi người biết. Cho nên đại sư đích thực chính là Bồ tát Đại Thế Chí ứng thân, nhất định không phải là mạo nhận. Thân phận bị lộ mà không đi là có vấn đề. Còn mọi người cho Ngài là Bồ tát ứng thân thì Ngài phủ nhận, không thừa nhận sự thật. Nếu người tự xưng mình là Phật, Bồ tát tái lai nhất định là có vấn đề, chúng ta cần phải cẩn thận.
  1. TẬP QUÁN LỄ LẠY CỦA XÃ HỘI
Người ta bình thường vào ngày 15 hay đi chùa, đi đình lễ lạy để cầu phúc, cầu tài, mạnh khỏe, trường thọ, thăng quan tiến chức.
Việc lễ lạy trong quá trình giảng kinh đã có đề cập rất nhiều. Như vậy việc lễ lạy Phật cầu nguyệnhiệu quả hay không? Chúng ta nhất định phải hiểu rõ ràng định luật nhân quả. Tai nạnnhân duyên của tai nạn, phúc đứcnhân duyên của phúc đức. Phải hiểu rõ đạo lý nhân quả, sau đó chúng ta mới gieo trồng những nhân thiện, tương lai nhất định sẽ gặt được quả thiện. Lìa tất cả các nhân ác, chúng ta sẽ không gặp những tai nạn. Nhân duyên quả báo là một chân lý. Chúng ta cần phải tin tưởng tuyệt đối. Trong thời kỳ hiện đại, đặc biệt là ở giai đoạn phát triển ngày nay, khi mà đời sống của người dân đã được nâng cao, vật chất trở nên phong phú thì tham, sân, si của con người theo đó trở nên tăng trưởng, lại phát sinh việc cầu sống lâu, cầu không già… Thời xưa, có Tần Thủy Hoàng, Hán Võ Đế cầu trường sinh không già. Hiện tại, trong dân gian, người ta cũng có cầu như vậy. Nhưng những điều cầu nguyện đó có thành tựu được hay không? Tần Thủy Hoàng cũng chết, Hán Võ Đế cũng không còn. Chúng ta phải tin, có sinh ắt phải có tử. Không ai có thể tránh được định luật tự nhiên đó. Nhưng rồi xã hội phát sinh các tệ nạn mê tín dị đoan, như xem số mạng, xem phong thủy, những điều này lại rất thịnh hành. Phong thủy chính xác là có hay không? Thật sự là có. Tướng mạng là số, phong thủy là hoàn cảnh cư trú. Người nào mà tâm hồn luôn bất định, trí tuệ, tâm can sẽ theo cảnh mà chuyển theo, cho nên hoàn cảnh cư ngụảnh hưởng đến tinh thần và tâm thái của người đó. Vì vậy, hoàn cảnh sống không thể không xem trọng và lựa chọn, đó gọi là phong thủy. Song phong thủy lại biến đổi nhanh chóng không nhất định, do đó có thể thấy, hoàn cảnh nhân duyên thay đổi không gì là trường tồn bất diệt. Tục ngữ có câu: “Người có phước ở trên đất phước, chỗ nào có phước là nơi người có phước ở”, đây là câu nói rất có đạo lý. Nếu chúng ta chân thậtphước báo, chúng ta dù có ở nơi nào mà phong thủy không tốt, tự nhiên nơi đó sẽ biến thành tốt. Cảnh luôn tùy tâm người mà biến chuyển, đây là lời Phật dạy. Cảnh là gì? Là phong thủy, là hoàn cảnh cư ngụ, tùy theo tâm mà chuyển xoay. Dựa trên nguyên lý ấy để xét đến hoàn cảnh địa cầu của chúng ta ngày nay. Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh lớn. Hiện tại, tâm lý của con người đều chứa đầy tham, sân, si,mạn, nghi,… tốc độ đó lại ngày một tăng trưởng. Các tệ nạn xã hội, hiện tượng nhân mãn, khủng bố ngày càng gia tăng, hoàn cảnh môi trường sinh thái thiên nhiên lại bị ô nhiễm trầm trọng, tất cả những điều đó đã làm trái đất chúng ta càng ngày càng nóng. Vậy có phải cảnh tùy theo tâm mà chuyển đổi không? Trong thời quá khứ, có ngài Kim Sơn Hoạt Phật. Kim Sơn Hoạt Phật là tên tục, Ngài sống tại chùa Kim Sơn, Trấn Giang, năm Dân Quốc thứ nhất, là pháp sư Diệu Thiện. Người đương thời nhìn Ngài có nét tương tự như trưởng lão Tế Công, cũng có biểu hiện như ngây như dại. Trên thực tế, những lời nóiviệc làm của Ngài thì chân chính là của Phật. Có một giai đoạn Ngài có nói đến toán mệnh rất rõ. Ngài nói rằng số mạng của những người coi toán mệnh, tự họ không biết được họ, làm sao lại có thể biết số mạng của người khác. Chỉ vì bọn họ muốn kiếm tiền nên mới hành nghề vậy thôi. Thật ra, nếu những ông thầy bói mà biết được số mạng của họ, biết được phong thủy tốt thì đâu dễ gì họ coi cho chúng ta giàu có, nếu thực sự họ biết thì họ đã giàu có lâu rồi. Vì vậy, ca dao có câu: “Tiền của thì giữ bo bo, đem cho thầy bói mang lo vào mình” là vậy. Đức Phật Thích Ca có thể xem là một nhà toán số vĩ đại, vậy mà cuối cùng Ngài lại kết luận và khuyên mọi người không nên tin tưởng vào những điều đó, phải tin vào nghiệp, vì số mạng con người ta đều do nghiệp tạo ra. Hơn nữa, Ngài lại khuyên mọi người không nên làm ác, làm nhiều việc thiện thì mạng sẽ tốt. Ngược lại, chúng ta không đoạn ác mà lại còn tạo ác, làm tổn giảm đến lợi ích của người, lại hy vọng số mạng của mình được tốt, đạo lý này nhất định không có. Nếu chúng ta chỉ nói sẽ làm tổn hại người, dù không làm, song nhất định chúng ta sẽ không có lợi. Chỉ cần chúng ta quán sát kỹ trong quá khứ cũng như trong xã hội hiện tại sẽ thấy. Phàm những người muốn lợi mình mà làm việc tổn hại đến người, kết quả sau cùng đều là tan nhà nát cửa. Điều này trong Phật pháp gọi là hiện báo, đời sau nhất định sẽ đọa vào ba đường ácđịa ngục, ngạ quỷsúc sinh, bị hành hạ đau khổ vô cùng. Cho nên, việc chân chính lợi ích là phải lợi mình lợi người. Chúng ta càng làm lợi ích cho mọi người bao nhiêu thì chúng ta lại được lợi ích lớn bấy nhiêu. Người có thông minh trí tuệ sẽ luôn làm lợi ích cho mọi người. Phương pháp tự lợi là toàn tâm toàn lực làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, lợi ích cho xã hội. Đó là chân lýthánh hiền thế gian hay xuất thế gian thường dạy cho chúng ta, chúng ta cần phải tư duy cho kỹ, sau mới tiếp thọ và y theo đó mà thực hành. Thế nên, pháp sư Diệu Thiện giảng, chúng ta cần phải tin vào nghiệp, không nên tin vào thầy bói, xem phong thủy. Hoàn cảnh sinh sống mà thấy tốt là phong thủy đã tốt. Chỗ ở của chúng ta mà sắp xếp giường, tủ sao cho chúng ta cảm thấy thoải mái, thích hợp tự tại, đó là phong thủy đã tốt. Nếu chúng ta đi xem thầy bói, ông ta dạy chúng ta sắp xếp chỗ này chỗ nọ,v.v… mà vận mạng của chúng ta lại cảm thấy khác, thấy như bị khống chế, thì thật đáng thương cho chúng ta, vì quá ngu si. Tuy chúng ta là người giàu sang, có địa vị nhưng lại khờ dại để vận mạng của mình cho người khác sắp xếp thì thật đáng thương, đáng tiếc. Phật giáo dạy con ngườiđịa vị tối tôn, là chủ tể của chính hành động của mình, không nên nghe theo sự bày đặt của người khác, vì đó chỉ là hiện tượng cổ hủ, mê tín. Chúng ta phải hiểu chân lý, phải liễu giải chân tướng của vũ trụ, đọc nhiều sách thánh hiền, sẽ có lợi ích rất lớn cho chúng ta.
  1. SỰ NGỘ NHẬN SAI LẦM CỦA QUẦN CHÚNG VỀ VIỆC NIỆM PHẬT CẦU SINH THẾ GIỚI CỰC LẠC
Người niệm Phật đối với lời Phật dạy, nhất định không được hoài nghi. Phật giáo dạy người không nói dối. Nói dối là giới trọng của nhà Phật. Vậy Phật sao có thể nói dối chúng ta! Điều này tuyệt không thể có. Phật nói thế giới Cực lạc ở phương Tây nhất địnhchân thật. Nhất là trong thời đại khoa học phát triển ngày nay, con người đã phát hiện trong hư khôngvô số tinh cầu, hiện tại chúng ta cũng thường nghe nói về người ngoài hành tinh xuất hiện, điều đó chứng tỏ lời Phật dạysiêu việt. Chúng ta là người sống ở địa cầu, làm sao có thể biết được các tinh cầu khác có người sống hay không?
Thế giới Cực lạc cũng không nằm ngoài những tinh cầu đó, đó là chúng ta dùng khoa học hiện đại để suy cứu. Nếu suy nghiệm một bước cao hơn cho dễ hiểu thì ngày nay khoa học đã công nhận trong không gian có nhiều từng lớp, nhiều chiều. Chúng ta cũng công nhận rằng, trong không gian, không những có ba chiều mà còn có không gian bốn chiều. Hiện tại, chúng ta đang sống trong không gian ba chiều, còn những người sống trong không gian bốn chiều giống như thần tiên. Khoa học đã chứng minhít nhất là một từng không gian rất lý thú, rất phù hợp với lời Phật dạy. Trong kinh Phật nói có mười pháp giới, do đó có thể biết, nhà Phật nói mười pháp giới so với danh từ không gian chỉ có khác nhau về tên gọi. Tầng không gian càng cao thì đời sống lại càng thù thắng. Phật dạy không gian có tận hư không và biến khắp pháp giới. Khoa học tuy đã phát hiện ra điều này, song không thể biết nguồn gốc hình thành và bước đột phá cao hơn nữa. Kinh Phật dạy rất thấu triệt, mười pháp giới được hình thành từ đâu? Đều từ nơi vọng tưởng, phân biệtchấp trước mà thành. Làm sao có thể đột phá được? Phải dùng công phu thiền định, chỉ có phương pháp này mới nhập thẳng vào được không gian vô hạn để đột phá, sau đó mới có thể thấy được chân tướng của vũ trụ nhân sinh, còn gọi là nhất chân pháp giới. Điều này, tương ưng với những khám phá của khoa học.

Khi nói đến việc vãng sinh của người tu theo pháp môn tịnh độ, có người hỏi tôi: Cổ đức có nói “sinh thì quyết định sinh , đi thì không thật có”, như vậy cứu cánh là có vãng sinh hay không? Sinh thì quyết định sinh, mà đi thì không thật có. Vì sao không thật có? Vì chúng ta chẳng lìa pháp giới. Vì sao nói sinh thì quyết định sinh? Vì chỉ có không gian chuyển đổi. Chúng ta có thể dùng ví dụ về ti vi để cho dễ hiểu. Màn hình ti vi có thể hiện lên cảnh ở Đài Loan, ở Mỹ,… Nhìn trên ti vi, chúng ta thấy có một người bước lên máy bay và bay sang Mỹ. Máy bay cất cánh bay đi, cảnh vật ở Mỹ hiện ra, như vậy người đó có đến Mỹ hay không? Nhất định là có đến, và người đó có ly khai hay không ly khai màn hình? Nói cách khác, việc ấy chỉ có thay đổi về tần số. Chúng ta hiện tại đang ở tần số của thế giới ta bà, tức thuộc phạm vi của địa cầu. Một khi tần số chuyển đổi thì chúng ta vãng sinh về thế giới Cực lạc song vẫn ở tại pháp giới. Cho nên, từ góc độ nhất chân pháp giới mà nói thì không có đi, nhưng từ ở góc độ vãng sinh mà nói thì chỉ là thay đổi tần số, đây là một sự thật. Trong mười pháp giới có mười tần số không giống nhau. Tuy không giống nhau về tần số, nhưng vẫn cùng trong một pháp giới, cũng như chỉ ở trên một màn hình nhưng vẫn không ly khai nó. Vậy, đối với sự thật chân tướng, chúng ta đã thể hội được bao nhiêu? Từ đây mới có thể biết, chúng ta có nên cầu sinh tịnh độ hay không? Nhất định chúng ta phải cầu sinh tịnh độ! Chỉ có sinh đến thế giới đó, chúng ta mới có thể đột phá tầng lớp vô hạn của không gian, điều này, khoa học ngày nay tuy hiện đại bao nhiêu, nhưng cũng không có phương pháp để đột phá. Nếu con người có thể đi vào không gian ba chiều, bốn chiều hay năm chiều đi nữa, hoặc có thể trở về quá khứ, vị lai đi nữa, song thực tế, các cõi trời dục giới, sắc giới hay vô sắc giới cùng với cõi Ta bà của chúng ta lại không giống nhau. Tại cảnh giới của họ, họ có thể biết được quá khứ, biết được vị lai và do vậy, họ có thể tùy ý tiến lui một cách thong dong tự tại. Cũng như, nếu muốn, họ có thể hóa thân ở đời quá khứứng thân vào đời vị lai. Cho nên, kinh Phật nói là có vô lượng vô biên thế giới là vậy. Chính điều này, ngày nay khoa học đang công nhận đó là sự thật sau một quá trình dài chứng minh, khảo cứu. Tuy vậy, họ lại không biết dùng phương pháp gì để đột phá, để tiến nhập vào những thế giới đó. Phật pháp ngược lại, cao minh hơn khoa học rất nhiều, Phật pháp có thể tìm ra và biết được phương pháp để đột phá. Cho nên, chúng ta phải khẳng định thế giớimột thế giới hiện thực, và việc cầu vãng sinhtích cực chứ không phải tiêu cực như nhận định của người thế gian. Nếu chúng ta cho việc cầu vãng sinhtiêu cực, là lánh xa với hiện thực thì thật ra, chúng ta đã sai lầm, đã nhìn vấn đề một cách cạn cợt. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật đặc biệt nói kinh chẳng phải là tiểu thừa, mà là kinh đại thừa. Chẳng những kinh đại thừa mà còn là đại thừa trong các kinh đại thừa, nhất thừa trong các kinh nhất thừa nữa, là bổn kinh liễu nghĩa cứu cánh. Vì vậy, mười phương chư Phật đều tán thán, tất cả chư Phật đều hoằng dương, đó là sự thật không phải tránh xa hiện thực. Đến thế giới Cực lạc chứ không phải đi thọ lạc, nếu chúng ta vẫn còn tâm niệm thọ lạc thì đó chỉ là vọng tưởng xa xôi. Điều kiện cần yếu để đến đó được là tâm chúng ta phải có thanh tịnh. Muốn tâm thanh tịnh, chúng ta có thể dùng phương pháp niệm Phật. Tâm có thanh tịnh rồi, chúng ta mới đủ tư cách để vãng sinh tịnh độ. Nếu tâm chưa thanh tịnh, vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước tồn tại thì dù một ngày chúng ta có niệm đến mười vạn câu Phật hiệu đi chăng nữa, cũng chẳng có lợi ích thiết thực gì. Cho nên, cổ nhân mới nói:

Xem ra niệm Phật dễ mà không
Khẩu ý buông lung giữ chẳng đồng,
Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn,
Dù cho khan cổ vẫn hoài công.

Giống như học bài, chúng ta cần phải học đi học lại nhiều lần, học cho đến khi nào thành thục, nhuần nhuyễn thì kỳ thi mới có kết quả tốt. Cũng vậy, khi niệm Phật, chúng ta phải niệm đến nhất tâm bất loạn, đó là tiêu chuẩn căn bảnKinh A Di Đà đã nêu. Muốn đạt được nhất tâm bất loạn, chúng ta phải dùng phương pháp trì danh niệm Phật. Phương pháp này, trong kinh Vô Lượng Thọkinh A Di Đà đều có đề xướng. Tây phương cực lạc là trường học, tất cả chúng tahọc sinh, trì danhmôn học, được vãng sinh thành Phậtsự nghiệp sau cùng. Thành Phật là gì? Là thành tựu trí tuệ viên mãn cứu cánh, là trí tuệ vô sở bất tri, vô sở bất năng. Thành tựu được rồi, sau đó chúng ta mới có đủ khả năng ở trong tận hư không pháp giới để trợ giúp tất cả chúng sinh, giúp họ phá trừ mê hoặc, đạt được giác ngộ, hiểu về chân tướng của vũ trụnhân sinh. Đó là 1 việc vô cùng ý nghĩa, lẽ nào lại tiêu cực sao?

Vì vậy, chúng ta nhất định phải niệm Phật cầu sinh Tây phương cực lạc. Lời của Phật nói không hề dối gạt chúng sinh. Chẳng những Phật Thích Ca không nói dốimười phương tất cả chư Phật đều tán thán, hoằng dương. Vậy, chân thành khẩn thiết khuyên bảo và mong mỏi tất cả chúng ta phải nên tu tập, hành trì pháp môn tịnh độ. Đối với chúng ta, Phật có đòi hỏi điều kiện gì không? Phật tuyệt đối không cần chúng ta phải cung kính hay cúng dường Ngài. Lời Phật dạy không thể dối gạt người, nếu cho rằng Phật dối, tất nhiên chúng ta bị tâm bất thiện phát sinh.

35. Mấy lời tâm huyết
Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ, được như thế hạnh phúc không gì bằng, đó gọi là pháp thí.
Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, chúng ta thỉnh một số kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, sau đó lần lượt cho nhà khác mượn, hoặc đọc cho kẻ khác nghe, nhất là cho người không biết chữ. Việc làm này quý giá vô biên, đây cũng gọi là pháp thí.
Chính đức Phật đã dạy: “ Trong các sự bố thí, pháp thícông đức lớn nhất, không công đức nào có thể sánh bằng”.

Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng ta đừng nên lo nghĩ, mà điều tối cần là làm sao cho rạng rỡ chánh đạo. Đó là mục đích chính, thiêng liêng và cao cả nhất của chúng ta. Nền móng đạo pháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúng ta .Vậy mỗi người nên xây đắp vào đó một ít vôi, một ít nước, một tảng đá hay một viên gạch, v.v… ngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vữngkiên cố đời đời.
Chúng ta không nên quan niệm về công đức, hãy nên nghĩ nhiều đến những người lầm đường lạc lối, sống trong vòng tội lỗi không lối thoát xung quanh chúng ta. Hãy mau cứu vớt họ, cảnh tỉnh họ để cùng quay về chân lý, giúp họ tìm ra nhiều lẽ sống, niềm vui. Được thế, chính ta đã làm lợi ích cho Phật pháp vậy.

Với hoài bão cuộc đời, chúng ta hãy “Tất cả vì Phật Pháp”. Hy vọng mấy lời tâm huyết này được nhiều vị hảo tâm in kinh sách cho mọi người xem!
Được vậy, niềm phúc lạc vô bờ chắc chắn sẽ đến với chúng ta! Tha thiết mong mỏi như thế!
Tặng cho thân nhân một số tiền nhỏ, lòng mình không vui, nhưng mình không đủ sức tặng nhiều hơn nữa. Chỉ có một cách là tặng các loại sách tu hành để xây dựng cho đời sống thanh cao, thì dù một quyển sách giá chỉ vài ngàn, nhưng vẫn quý hơn tiền trăm bạc triệu.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/08/2016(Xem: 55393)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.