Phật Giáo Là Gì?

18/07/201112:00 SA(Xem: 57943)
Phật Giáo Là Gì?


PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso
Việt dịch:Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu Viện Quảng Đức ấn hành 2010

phatgiaolagi-tnt_02Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?

Đức Phật:

Ngài đản sinh vào năm 624 trước Tây lịch (trTL) có tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhatta Gotama) vốn là một hoàng tử của một tiểu vương quốc ở gần biên giới Ấn Độ và Nepal ngày nay. Vị hoàng tử này sống trong cảnh xa hoa nhung lụa của một bậc vua chúa, nhưng không có một lạc thú vật chất nào có thể che giấu sự bất toàn của cuộc sống đối với người thanh niên ham biểu biết sự thật một cách dị thường này.

Vào năm hai mươi chín tuổi (595 trTL), Ngài đã rời bỏ cung điện để đi tìm ý nghĩa sâu xa của đời sống trong rừng núi hoang vu ở miền đông bắc Ấn Độ. Ngài đã học với các bậc đạo sưtriết gia thông thái nhất thời đó, nhưng các vị này không thể cung cấp những lời giải đáp mà ngài đang tìm kiếm. Sau đó ngài đã áp dụng pháp tu khổ hạnh khắc nghiệt nhất, nhưng ngài cũng không chứng đắc được gì cả.

Rồi vào năm ba mươi lăm tuổi, trong một đêm trăng tròn tháng Vesakha năm 589 trTL, ngài đã ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề trong khu rừng Ưu Lâu Tần Loa gần bờ sống Ni Liên Thiền (Neranjara). Dùng sự trong sáng khác thường của tâm trí với trạng thái thiền sâu xa, sức mạnh trí tuệ được phát sinh trong trạng thái đó, ngài quán sát sự thật của tâm trí, vũ trụđời sống. Cuối cùng ngài đã đạt đến giác ngộ vô thượng và từ đó trở đi ngài được gọi là Phật (Buddha). Sự giác ngộ của ngài là trí tuệ bao quát và sâu xa nhất, thông suốt thật tánh của tâm trí cũng như vạn vật. Sự giác ngộ này không phải là một sự mặc khải do một đấng thiêng liêng nào đó ban cho, mà là một sự khám phá chứng nghiệm của chính ngài, có nền móng từ những giai tầng thiền định sâu xa nhất. Đạt đến giác ngộ có nghĩa là ngài đã giải thoát khỏi sự trói buộc của tham áivô minh, có nghĩa là ngài đã giải trừ được mọi hình thức đau khổđạt được an lạc vĩnh cửu.

Giáo lý của Đức Phật: Sau khi thành đạo và trong bốn mươi năm kế tiếp, Đức Phật dạy một đạo lý mà khi tinh tấn làm theo, mọi người không phân biệt nam nữ, chủng tộc hay giai cấp, đều cũng sẽ đạt đến giác ngộ viên mãn như ngài. Những giáo lý được gọi là “Dhamma”, có nghĩa là thật tánh của vạn vật hay sự thật ở bên dưới sự hiện hữu của mọi vật. Bài viết này không thể trình bày cặn kẽ tất cả những giáo lý của Đức Phật nhưng bảy đề mục sau đây sẽ cung cấp chúng ta một cái nhìn bao quát về những gì Phật đã dạy.

1/ Cách tìm hiểu chân lý: Đức Phật mạnh mẽ cảnh cáo chúng ta không nên tin vào một điều gì một cách mù quáng, và ngài khuyến khích cách tìm hiểu sự thật một cách chân xác. Ngài cho thấy sự nguy hiểm của việc thiết lập niềm tin chỉ dựa trên những điều sau đây: nghe nói lại, truyền thống, tập tục, vì nhiều người nói điều đó, thẩm quyền của kinh sách cổ truyền, lời của một đấng siêu nhiên, do tin vào các vị thầy, các vị trưởng thượng và các vị Thầy thân cận của mình. Thay vì chỉ tin theo những điều này, mọi người nên giữ cho tâm trí của mình phóng khoáng và khảo sát kinh nghiệm đời sống của chính mình. Khi tự mình nhận thấy một giáo lý nào đó phù hợp với kinh nghiệm của bản thângiáo lý đó đưa đến an lạc cho mình và cho mọi người, chỉ khi đó chúng ta mới chấp nhậntin theo giáo lý đó.

Tất nhiên nguyên tắc này cũng ứng dụng cho những giáo lý của Đức Phật. Chúng ta nên khảo sát giáo lý này qua sự sáng suốt của tâm trí vốn phát sinh trong khi thực hành thiền quán. Khi việc hành thiền đã thuần thục hơn, chúng ta sẽ tự xét những giáo lý này với trí minh sát của mình, và chỉ khi đó những giáo lý này mới trở thành chân lý giải thoát của chúng ta.

Người tìm hiểu đạo pháp cần phải có đức tính khoan dung. Khoan dung không có nghĩa là tin nhận tất cả mọi ý kiến hay quan điểm, mà có nghĩa không giận hờn hay ghét bỏ những điều gì mình không chấp nhận. Về sau, trên lộ trình học đạo, những gì mà lúc ban đầu chúng ta không đồng ý có thể được coi là sự thật. Vậy trong tinh thần tìm hiểu sự khoan dung, tiếp theo đây là một số giáo lý căn bản của Đức Phật.

2/ Tứ Diệu Đế: Giáo lý chính yếu của Đức Phật không nhắm vào việc lý luận về một thượng đế, đấng sáng tạo hay nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, giáo lý đó cũng không nhắm đến việc đạt tới một cõi trời vĩnh hằng. Giáo lý này nói ngay đến thực tại đau khổ của con người và sự cấp thiết phải tìm ra con đường giải thoát vĩnh viễn khỏi mọi hình thức đau khổ. Đức Phật đưa ra tỉ dụ về một người bị trúng một mũi tên tẩm thuốc độc mà trước khi được cứu chữa lại muốn biết ai đã bắn mũi tên đó, người bắn ở đâu và thuộc giai cấp nào, đã dùng loại cung nào, mũi tên đã được làm bằng chất liệu gì.v.v.. Người bị trúng tên này chắc chắn sẽ chết trước khi những câu hỏi của mình được trả lời. Cũng giống như vậy, Đức Phật dạy rằng việc làm cần thiếtcấp thời nhất của chúng ta là tìm sự giải thoát khỏi đau khổ hiện tại, để không còn phiền nãođạt được an lạc. Việc lý luận triết học chỉ có tầm quan trọng thứ yếu và tốt nhất nên để lại cho đến khi chúng ta đã tu tập tâm trí tới trình độ có khả năng khảo sát vấn đề một cách rõ ràng và tự trông thấy sự thật cho chính mình. Vậy giáo lý trung tâm của Đức Phật mà tất cả những giáo lý xoay xung quanhTứ Diệu Đế hay bốn sự thật cao quý.

a/ Khổ đế: Hết thảy chúng sinh, đều phải chịu đủ loại khổ đau, sợ hãithất vọng. Đời sống là một sự đau khổ của sinh, lão, bệnh và chết.

b/ Tập đế: Nguyên nhân đưa đến đau khổtham muốn lạc thú, vật chất. Tham muốn được nuôi dưỡng bằng những điều thích và không thích, được thúc đẩy bởi ảo tưởng “ta” và “cái của ta” vốn phát sinh từ sự không hiểu hết tính chất chân thật của thực tại đời sống.

c/ Diệt đế: Đau khổ sẽ được chấm dứt khi không còn tham muốn. Đau khổ kết thúc trong chứng nghiệm giác ngộ. Đây là sự đạt giác ngộ hay Niết bàn giải thoát. Giác ngộbuông bỏ hoàn toàn ảo tưởng về một tự ngã hay linh hồntính chất độc lập và thường tồn. Người giác ngộ được gọi là A La Hán (Arahant).

b/ Đạo đế: Sự giác ngộ an lạc đạt được bằng cách áp dụng một pháp tu, đó là Bát Chánh Đạo. Người ta sẽ sai lầm khi gọi giáo lý này là bi quan mà đúng hơn là Phật giáo rất thực tế ở chỗ đối diện thẳng thắn với sự thật đau khổ của cuộc đời, và Phật giáo lạc quan ở chỗ chỉ cho mọi người thấy sự chấm dứt đau khổ, đó là niết bàn, là sự giải thoát ngay trong kiếp sống này. Những người đã đạt được sự an lạc tối hậu này là những tấm gương gây cảm hứng cho ta thấy một cách xác quyết rằng Phật Giáo không bi quan một chút nào cả, mà là một đạo pháp dẫn tới phúc lạc đích thực.

3/ Trung Đạo hay Bát Chánh Đạo: Con đường dẫn tới giải thoát khổ đau được gọi là Trung Đạo vì nó tránh hai cực đoan, đó là hưởng thụ lạc thú vật chấtép xác khổ hạnh. Chỉ khi nào thân thể được thoải mái với những tiện nghi hợp lý mà không hưởng thụ những lạc thú vật chất một cách quá đáng, thì tâm trí mới có sự trong sáng và khỏe mạnh để hành thiền và chứng ngộ chân lý. Pháp tu Trung Đạo là siêng năng vun bồi đức hạnh, hành thiền, và đạt đến trí tuệ, là những pháp tu được giải thích chi tiết trong Bát Chánh Đạo, đó là tám điều chánh đưa đến an lạcgiác ngộ: bao gồm: Chánh ngữ, Chánh nghiệpChánh mạng là trau dồi đức hạnh. Đối với Phật tử tại gia thì cố gắng giữ năm giới: 1/ Không giết người hay các loài sinh linh khác; 2/ Không cố ý lấy tiền bạc và tài sản của người khác; 3/ Không tà dâm; 4/ Không nói dối, nói lời độc ác, nói lời thêu dệt và nói lời hai lưỡi; 5/ Không uống rượu hay các chất ma túy, là những thứ làm suy yếu sự chánh niệmý thức về đạo đức. Chánh tinh tấn, Chánh niệmChánh định, là nói đến việc hành thiền vốn có tính cách thanh lọc tâm trí qua chứng nghiệm trạng thái an tĩnh nội tâm và hành thiền còn có tích cách tăng cường cho tâm trí thông hiểu ý nghĩa của đời sống. Chánh KiếnChánh Tư Duy là sự hiển lộ của Phật trí, chấm dứt mọi khổ đau, chuyển hóa bản thânđạt được sự an lạc bất biến cùng với từ bi vô lượng.

4. Nghiệp báo: Tiếng Phạn gọi là “ Kamma” có nghĩa là “ nghiệp” hay hành động, ở đây muốn nói đến luật nhân quả nghiệp báo. Theo luật này thì có những hậu quả không thể trốn tránh được một khi chính mình đã hành động. Nghiệp được phát sinh qua thân, miệng và ý, làm tổn thương cho mình, cho người khác hay cả hai, đó được gọi “ ác nghiệp”, nghiệp phát xuất từ động lực tham lam, sân hậnsi mê, và mang lại nghiệp quả đau khổ người tạo, chúng ta nên tránh tạo những loại nghiệp này. Ngược lại, những hành động qua thân, miệng và ý, đưa đến kết quả an vui cho mình, cho người hoặc cả hai, những hành động như vậy gọi là “ thiện nghiệp”, có động lực từ lòng từ bi, trí tuệ, và vì chúng mang lại kết quả an lạc hạnh phúc, chúng ta nên tạo những nghiệp như thế này càng nhiều càng tốt.

Những gì con người trải qua trong đời sống này là hậu quả của những nghiệp báo mà họ đã tạo ra trong quá khứ. Khi những điều bất trắc xảy ra, thay vì buộc tội hay bắt lỗi người khác, người ta có thể nhìn thấy những lỗi lầm này từ những hành vi quá khứ của chính mình. Nếu nhìn thấy được quả báo như thế, sẽ làm cho ta có ý thức hơn trong những sinh hoạt hiện tại và tương lai của mình. Khi hạnh phúc xuất hiện, thay vì xem nó như một sự kiện tự nhiên, người ta có thể nhìn thấy điều tốt đó phát xuất từ những thiện nghiệp trong quá khứ. Nếu có thể nhìn thấy thiện nghiệp và hưởng thọ kết quả tốt trong đời này, sẽ khuyến khích người ta tạo nhiều nghiệp tốt hơn nữa trong tương lai.

Đức Phật nói rằng không có một chúng sinh nào có thể ngăn cản hoặc trốn chạy khỏi quả báo một khi nghiệp đã được tạo. Khi học được chân lý rằng nhân nào quả nấy, gieo gió gặt bão, đem niềm vui cho người, mình sẽ được hạnh phúc, gây khổ đau cho người, mình sẽ chịu sự bất hạnh; sẽ giúp cho người ta không tiếp tục làm điều ác trong mọi hình thứccố gắng làm mọi việc lành như bố thí, trì giới, niệm Phật, thiền định... Dù không thể tránh được nghiệp quả xấu đã tạo, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu sự nghiêm trọng của quả báo; một muỗng muối pha trong một ly nước có thể làm cho ly nước rất mặn, trong khi một muỗng muối pha trong một hồ nước sẽ khó thay đổi được vị của nước. Tương tự, quả báo từ nghiệp ác của một người chưa có thói quen làm việc thiện, họ sẽ chịu đau khổ nhiều ở tương lai, trong khi quả báo từ nghiệp xấu đó ở một người có thói quen tu nhơn tích đức sẽ gặp quả khổ ít hơn hoặc quả khổ sẽ tan biến mất. Như vậy luật nhân quả tự nhiên này đã trở thành động lựclý do chính đáng giúp cho con người tu luyện đạo đức và phát triển tình thươngđiều kiện trong xã hội của chúng ta.

5/ Luân hồi: Đức Phật đã nhớ rõ nhiều kiếp trước của ngài. Ngay cả ngày nay nhiều tu sĩ Phật Giáocư sĩ tại gia cũng có khả năng nhớ kiếp trước của mình. Ký ức mạnh mẽ như vậy là kết quả của việc hành thiền sâu xa. Đối với những người nhớ lại kiếp trước của mình, luân hồi hay sự tái sinh nhiều kiếp đã trở thành một sự kiện được xác lập, đặt đời sống này trong một quan điểm đầy ý nghĩa.

Luật nhân quả chỉ có thể được hiểu trong khuôn khổ sự kiện người ta trải qua nhiều kiếp sống liên tiếp, vì có những khi phải mất một thời gian dài như vậy để một hành động sản sinh nghiệp quả. Do những nghiệp tốt trong đời sống như bố thí, từ bi, giữ giới, đức hạnh và giúp đỡ người khác, người ta có thể có sự tái sinh thuận lợi trong kiếp sau. Như vậy không có nghĩa là người ta sẽ tái sinh trong một gia đình giàu có hay được sức khỏe tốt, nhưng có thể sinh ra trong một hoàn cảnh mà nhu cầu vật chất được cung ứng đầy đủ và thuận lợi cho việc được biết tới giáo pháp, thực hành tu tậpđạt đến niết bàn an lạc. Người ta có thể sinh ra trong một gia đình có nghề nghiệp không tốt, có thể bị lôi cuốn vào môi trường xấu này và không được biết đến hay không thực hành giáo pháp.

Nhiều người trẻ tuổi thuộc những gia đình giàu có đã nghiện ma túy và nhiều điều không tốt, hủy hoại đời sống của mình, trong khi có những người trẻ thuộc những gia đình bình thường được nuôi dạy trong tình thương, sự chăm sóc và sự hướng dẫn đúng đắn trở thành những người trưởng thành lương thiện và có ích cho xã hội. Do thiện nghiệp đã tạo trong quá khứ mà họ được sinh ra trong những gia đình tốt. Ngược lại, việc sinh ra trong những gia đình rất giàu có có thể là một chướng ngại cho việc tu tập tự phát triển trong Chánh Pháp. Với thiện nghiệp đã tạo trong kiếp trước, đã có nhiều trường hợp người ta rời khỏi gia đình giàu có của mình để sống đời tu hành. Vì vậy sự kiện sinh ra trong một gia đình giàu có hay nghèo nàn, sinh ra có sức khỏe hay đau bệnh, không phải là những điều chính yếu nói lên những nghiệp quá khứ, mà điều quan trọng hơn là người ta có gặp được Chánh pháp hay không, có được nghe nói tới, thực hànhchứng nghiệm Giáo phápđạt được niết bàn an lạc hay không.

Sự tái sinh không chỉ diễn ra trong cõi người. Đức Phật dạy rằng cõi người chỉ là một trong những cõi giới khác nhau mà thôi. Có đến 28 cõi trời khác nhau và có nhiều cõi giới thấp hơn và khắc nghiệt hơn cõi người, như cõi thú và cõi ma quỷ. Không những chúng ta có thể đi đầu thai vào bất cứ cõi nào ở kiếp sau mà có thể chúng ta đã tái sinh qua lại trong nhiều cõi giới đó rồi trong quá khứ. Điều này giải đáp một quan điểm phản đối thông thường chống lại thuyết luân hồi: “làm gì có sự tái sinh trong khi ngày nay dân số trên thế giới nhiều gấp mười lần con số của một thế kỷ trước?”. Câu trả lời là những người đang sống trên thế giới ngày nay đã tái sinh về từ nhiều cõi giới khác nhau.

Khi biết rằng người ta đã qua lại những cõi giới khác nhau, chúng ta sẽ tôn trọng hơn và từ bi hơn với các sinh linh trong cõi đó. Thí dụ người ta sẽ không làm tổn hại các loài vật khác khi đã nhìn thấy rõ ràng mối liên hệ luân hồi giữa loài thú và loài người.

6/ Không có Đấng sáng thế: Đức Phật đã từng nói rằng không có Thượng Đế cũng như không một ai có quyền can thiệp vào sự vận hành của nghiệp quả của chúng ta. Vì vậy, Phật Giáo dạy người ta nhận trách nhiệm đầy đủ cho chính mình. Thí dụ, nếu muốn giàu có, hãy bố thí, tín nhiệm và chăm chỉ làm việc, và nếu muốn thác sinh về cõi trời, hãy luôn luôn tử tế với người khác và thực hành mười điều thiện (không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không nói lời thêu dệt, không nói lời độc ác, không nói lời hai lưỡi, không tham lam, không sân hận và không si mê). Không có Thượng Đế nào để cầu xin được ban ơn, hay nói một cách khác, không thể có sự mua chuộc hoặc can thiệp nào trong sự vận hành của luật nhân quả.

Tín đồ Phật Giáo có tin rằng có một Đấng Tối Cao sáng tạo vũ trụ hay không? Trước hết, người Phật tử sẽ hỏi rằng bạn nói tới loại vũ trụ nào. Từ khi có tiếng nổ lớn khai sinh ra vũ trụ cho đến bây giờ, vũ trụ của chúng ta chỉ có là một trong vô số vũ trụ trong cái nhìn của Phật Giáo về vũ trụ quan. Khi một chu kỳ của vũ trụ chấm dứt thì một chu kỳ khác bắt đầu, cứ như thế mãi, theo quy luật tự nhiên và không có lúc khởi đầu nào có thể được tìm thấy. Qua quá trình đó, một Đấng Sáng thế là thừa và là không cần thiết.

Không có một sinh linh nào được xem là Đấng Cứu Rỗi Tối Cao, vì các vị thần, các vị trời, các loài thú và tất cả các loài chúng sinh khác đều bị lệ thuộc vào luật nhân quả. Ngay cả Đức Phật cũng không có quyền để cứu vớt ai, mà ngài chỉ người dẫn đường, đưa ra chân lý để giúp người tìm lối thoát. Mỗi người phải nhận trách nhiệm cho hạnh phúc tương lai của đời mình, còn nếu giao phó trách nhiệm này cho người khác thì đó là một điều tai hại.

7/ Ảo tưởng về “linh hồn”: Đức Phật dạy rằng không có “ linh hồn” nào cả, không có phần bên trong cốt yếu và thường tồn nào của một chúng sinh. Cái mà ta gọi là “sinh vật”, dù là người hay một loài nào khác, có thể được xem là sự kết tụ tạm thời của nhiều thành phần và cùng hoạt động, khi đầy đủ nó được gọi là “sinh vật”, nhưng khi những thành phần đó tách rời nhau và những hoạt động đó ngừng lại thì nó không được gọi là “ sinh vật” nữa. Giống như một cái máy vi tính được ráp với nhiều bộ phận để hoạt động, chỉ khi được ráp xong và làm những công việc hoà hợp với nhau, nó mới được gọi là “máy vi tính”, nhưng khi nó được tháo rời và những hoạt động ngừng lại thì nó không được gọi là “máy vi tính” nữa. Không có phần bên trong cố định và thường tồn nào mà chúng ta có thể thực sự gọi là “máy tính” cả, và giống như vậy, không có phần bên trong cốt yếu và thường tồn nào có thể được tìm thấychúng ta có thể gọi là “linh hồn”.

Không có “linh hồn” nhưng sự tái sinh hay luân hồi vẫn xảy ra. Hãy xét lại tỉ dụ này: trong một ngôi chùa, một cây nến đã cháy gần hết và sắp tàn. Một tu sĩ lấy một cây nến mới và châm lửa nó từ cây nến sắp tàn kia. Ngọn nến cũ tắt nhưng ngọn nến mới cháy sáng. Cái gì đã chuyển từ cây nến cũ sang cây nến mới? Chỉ có sự liên hệ nhân duyên chứ không có “vật” gì chuyển sang cả. Cũng giống như vậy, chỉ có sự liên hệ nhân duyên giữa kiếp trước và kiếp hiện tại của chúng ta chứ không có “linh hồn” nào chuyển sang cả.

Đức Phật nói rằng tà kiến về “linh hồn” là nguyên nhân của mọi đau khổ. Ảo tưởng “linh hồn” hiển lộ như “ta” (tự ngã), chức năng không thể ngăn cản được của tự ngã là điều khiển hay kiểm soát người khác. Những tự ngã lớn muốn điều khiển thế giới, những tự ngã trung bình có sức kiểm soát khung cảnh gia đình, cái nhà và nơi làm việc của mình, và tất cả những tự ngã đều cố gắng điều khiển cái mà họ xem là thân thểtâm trí của mình. Sự điều khiển và kiểm soát như vậy biểu lộ những cảm xúc như thương và ghét, và hậu quả của nó là không có sự an tĩnh nội tâm cũng như hòa hợp ngoại cảnh. Chính tự ngã này tìm cách thủ đắc tài sản, khống chế người khác và khai thác môi trường. Việc làm của nó là tìm hạnh phúc cho mình nhưng nó là nguyên nhân làm phát sinh đau khổ. Nó muốn được thoả mãn nhưng chỉ thấy sự bất mãn. Sự đau khổ bám rễ sâu như vậy không thể chấm dứt trừ khi chúng ta siêng năng tu tập thiền định, trí tuệ phát sinh và nhận ra rằng ý tưởng “ta” và “của ta” chỉ là ảo ảnh, là cái không thật có.

Bảy đề mục trên là một phần trong những điều cốt yếu mà Đức Phật đã dạy. Bây giờ, để hoàn chỉnh bài viết trình bày sơ lược về Phật Giáo này, chúng ta xét coi những giáo lý này đã được thực hành như thế nào ngày nay.

Các tông phái Phật Giáo: Người ta có thể nói chỉ có một loại hình Phật Giáo và đó là bộ sưu tập lớn của những giáo lýnguyên thủy Đức Phật đã dạy. Những giáo lý này ở trong kinh điển tiếng Pali, những kinh sách cổ truyền của Phật Giáo Theravada, được chấp nhận rộng rãi như những cuốn sách cổ nhất và đáng tin cậy nhất ghi lại những lời dạy của Đức Phật.

Sau khi Đức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Về sau, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Độ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Đông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Đế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.

Phật giáo nguyên thủy, xuất phát từ miền nam Ấn Độ, rồi được truyền sang Tích Lan, từ Tích Lan truyền qua Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào...Phật giáo tại các quốc gia này còn được gọi là Phật giáo Nam Truyền và Phật tử tụng Kinh bằng ngôn ngữ Pali. Phật Giáo phát triển từ miền Bắc Ấn Độ vượt qua dãy núi Hindu và sông Amua ở miền Trung Afghanistan, rồi vượt qua cao nguyên Pamia, vào Tân Cương Trung Quốc, từ đó đến Hà Tây, Trường AnLạc Dương. Tiếp đó Phật giáo từ Trung Hoa truyền đến các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật BảnViệt Nam. Và một con đường khác là từ Ấn Độ truyền sang Nepal, vượt qua dãy núi Hymalaya, vào Tây Tạng, rồi từ Tây Tạng truyền vào một số tỉnh lỵ của Trung Hoa và một số vùng thuộc bộ tộc Buryat của Mông Cổ và Xiberi. Phật Giáo trong các quốc phía bắc này tụng Kinh phần lớn bằng ngôn ngữ Sanskrit hoặc được dịch sang tiếng mẹ đẻ của họ.

Sự thích hợp của Phật Giáo ngày nay: Quả thật vậy, ngày nay Phật Giáo tiếp tục được chấp nhận mỗi lúc mỗi rộng rãi hơn ở nhiều xứ bên ngoài quê hương của mình. Qua sự chọn lựa cẩn thận của mình, nhiều người trên thế giới đang tin theo đạo lý hòa bình, từ bi và có trách nhiệm của Phật Giáo.

Giáo lý về luật nhân quả của Phật Giáo cống hiến cho mọi người một nền móng, lý do công bằngvững chắc để sống một đời sống đạo đức. Người ta dễ hiểu tại sao một sự chấp nhận rộng rãi hơn luật nhân quả sẽ đưa bất cứ một quốc gia nào tiến tới một xã hội vững mạnh hơn, có ý thức hơn và đạo đức nhiều hơn.

Giáo lý về luân hồi đặt kiếp sống ngắn ngủi hiện tại của chúng ta vào một cái nhìn rộng lớn hơn, quan tâm nhiều hơn đến hai việc lớn của đời mình, đó là sống và chết, biết chuẩn bị cho cái chết tốt, chúng ta sẽ sống tốt. Sự hiểu biết về thuyết luân hồi giải trừ rất nhiều sự bi thảmđau khổ xung quanh sự chết và chuyển sự chú tâm của chúng ta tới phẩm chất của đời sống hơn là chỉ chú ý đến độ dài của nó.

Ngay từ lúc đầu việc thực hành thiền quán đã là tâm điểm của Phật Giáo. Ngày nay, thiền quán càng ngày càng phổ thông khi sự lợi ích của nó đối với tâm linh và thể xác đã được chứng minh và được biết tới rộng rãi hơn trong xã hội. Khi sự căng thẳng, bức xúc được nhìn thấy là một nguyên nhân chính yếu đưa đến sự khổ đau cho con người, thì pháp tu thiền định trong đời sống hàng ngày lại càng trở nên được ưa chuộng.

Thế giới hôm nay quá nhỏ bé và đầy hiểm họa nếu chúng ta sống trong sân siđơn độc, vì thế lòng bao dungtinh thần từ bi rất quan trọng đế áp dụng. Những phẩm chất này của tâm, cốt yếu của hạnh phúc, chỉ được hình thành trong thiền định Phật giáothực hành tinh tấn trong đời sống hằng ngày.

Tha thứ, hoan hỷ, bất hạitừ bi là những “nhãn hiệu” nổi tiếng của Phật Giáo được ban tặng tự do rộng rãi cho chúng sinh kể cả loài thú, và quan trọng nhất là cho chính mình. Trong Phật Giáo không có chỗ cho mặc cảm tội lỗi hay sự tự ghét mình, biết lỗi thì sám hối, chấm dứt tạo nghiệp ác, cố gắng làm điều lành, để nghiệp được chuyển, nghiệp chuyển thì cuộc đời mình sẽ thay đổi và thăng hoa.

blankNhững giáo lý và những pháp thực hành này mang lại từ bi, an lạctrí tuệ, vốn là những đặc tính của Phật Giáo trong hơn hai mươi lăm thế kỷ qua và rất cần thiết cho thế giới ngày nay. Trong suốt chiều dài lịch sử của Phật Giáo, không có một cuộc chiến nào được gây ra nhân danh bởi Phật Giáo. Tính chất hiền hòakhoan dung này phát sinh từ một triết thuyết giác ngộ thâm diệu và khiến cho bức thông điệp của Đức Phật vượt không gian, thời gianphù hợp một cách sống động với mọi thời đại.

Trích dịch từ “ What is Buddhism ?”, Ajahn Brahmavamso, Abbot of Bodhinyana Buddhist Monastery, Spiritual Director of the Buddhist Society of Western Australia, Perth, Australia, 2007:

Xem bản Anh Ngữ:






What is Buddhism?
Ajahn Brahmavamso
Abbot of Bodhinyana Buddhist Monastery, Spiritual Director of the Buddhist Society of Western Australia, Perth, Australia June 2007
http://www.bswa.org/
http://www.quangduc.com/English/basic/17buddhism.html

About the Author

blankAjahn Brahmavamso (known to all as Ajahn Brahm) was born in London in 1951. He came from a working - class background, but won a scholarship to Cambridge, graduating with a Masters in Theoretical Physics.

He became disillusioned because he felt that these great scientists knew everything about the universe out there, but nothing about their own minds Having been interested in Buddhism since age 17, he wished to deepen his commitment, and decided to go to Thailand because the Thai monks smiled more.

At the age of 23 he received ordination and trained for several years with the renowned meditation master Ajahn Chah. In 1983, he was invited to Perth by the Buddhist Society of Western Australia. He is now the abbot of Bodhinyana Buddhist Monastery, which is recognized internationally as one of the world’s premier monastic institutions. He is also one of the patrons of Bodhikusuma Buddhist and Meditation Centre.

Ajahn Brahm uses his unique combination of scholarship, meditation, and a wicked sense of humour to convey Buddhism to wide and varied audience.

Introduction

For more than 2,500 years, the religion we know today as Buddhism has been the primary inspiration behind many successful civilizations, a source of great cultural achievements and a lasting and meaningful guide to the very purpose of life for millions of people. Today, large numbers of men and women from diverse backgrounds throughout the world are following the Teachings of the Buddha. So who was the Buddha and what are his teachings?

The Buddha

The man who was to become the Buddha was born Siddhattha Gotama around 2,600 years ago as a prince of a small territory near what is now the Indian-Nepalese border. Though he was raised in a splendid comfort, enjoying aristocratic status, no amount of material pleasure could conceal life’s imperfections from the unusually inquisitive young man. At the age of 29 he left wealth and family to search for a deeper meaning in the secluded forests and remote mountains of Northeast India. He studied under the wisest religious teachers and philosophers of his time, learning all they had to offer, but they could not provide the answers he was seeking. He then struggled with the path of self-mortification, taking that practice to the extremes of asceticism, but still to no avail.

Then at the age of 35, on the full moon night of May, he sat beneath the branches of what is now known as the Bodhi Tree, in a secluded grove by the banks of the river Neranjana, and developed his mind in deep and luminous, tranquil meditation. Using the extraordinary clarity of such a mind, with its sharp penetrative power generated by state of deep inner stillness, he turned his attention to investigate the truth of mind, universe and life. Thus he gained the Supreme Enlightenment experience and from then on he was known as the Buddha, the Awakened One.

His Enlightenment consisted of the most profound and all embracing insight into the nature of mind and all phenomena. This Enlightenment was not a revelation from some divine being, but a discovery made by himself based on the deepest levels of meditation and the clearest experience of mind. It meant that he was free from the shackles of craving, all-will and delusion, that all forms of inner suffering had been eliminated and that he had acquired unshakable peace.

The Teachings of the Buddha

Having realized the goal of Perfect Enlightenment, the Buddha spent the next 45 years teaching a path which, when diligently followed, will take anyone regardless of race, class or gender to the same Perfect Enlightenment. The teachings about this path are called the Dhamma, literally meaning the nature of all things or the truth underlying existence. It is beyond the scope of this pamphlet to present a thorough description of all these teachings, but the following seven topics will give you an overview of what the Buddha taught.

1.The Way of Inquiry

The Buddha warned strongly against blind faith and encouraged the way of truthful inquiry. He pointed out the danger in fashioning one’s beliefs merely on the following grounds: hearsay, tradition, because many others say it is so, the authority of ancient scriptures, the word of the supernatural being or out of trust in one’s teachers, elders or priests. Instead one maintains an open mind and thoroughly investigates one’s own experience of life. When one see for oneself that a particular view agrees with both experience and reason and lead to the happiness of one and all, then one should accept that view and live up to it!

This principle of course also applies to the Buddha’s own teachings. They should be considered and inquired into using the mental clarity born of meditation. As one’s meditation deepens, one eventually sees these teachings for oneself with insight, and only then do they become one’s own truth giving blissful liberation.

The traveler on the way of inquiry needs to be tolerant. Tolerance does not mean that one embraces every idea or view but that one doesn’t get angry at what one can’t accept. Further along the journey what one initially disagreed with might be seen to be true. So in the spirit of tolerant inquiry, here are some of the Buddha’s basic teachings.

2. The Four Noble Truths

The main teaching of the Buddha focuses not on philosophical speculation about a Creator God or the origin of the universe, nor on reaching a heaven world ever after. The teaching instead is centered on the down-to-earth reality of human suffering and the urgent need to find lasting relief from all forms of discontent. The Buddha gave the simile of a man shot by a poison-tipped arrow who, before he would accept a doctor to treat him, first demanded to know who shot the arrow, his social standing, where he was from, what sort of bow he used, what the arrow was made of… This foolish man would surely die before his questions could be answered. In the same way, the Buddha said, our most urgent need is to find lasting relief from recurrent discontent, which robs us of happiness and leave us in strife. Philosophical speculations are of secondary importance and are best left until after one has trained the mind in meditation to the stage where one has the ability to examine the matter clearly and see the truth for oneself.

Thus the central teaching of the Buddha, around which all his other teachings revolve, is the Four Noble Truths:

1. All beings, human and otherwise, are afflicted with all sorts of disappointments, sadness, discomfort, anxiety etc. In short they are subject to suffering.

2. The cause of this suffering is craving, born of the illusion of a ‘soul’ (see below, topic 7)

3. Suffering has a final end in the experience of Enlightenment (Nibbana), which is the complete letting go of the illusion of ‘soul’ and the consequent ending of craving and ill will.

4. This peaceful and blissful Enlightenment is achieved through a gradual training, a path called the Middle Way, or the Eightfold Path.

It would be mistaken to label this teaching as “pessimistic’ on the grounds that it begins by focusing on suffering. Rather, Buddhism is ‘realistic’ in that it unflinchingly faces up to the truth of life’s many sufferings, and it is ‘optimistic’ in that it show a final end to the problem: Nibbana-Enlightenment in this very life! Those who have achieved this ultimate peace are inspiring examples that demonstrate once and for all that Buddhism is far from pessimistic but is a path to true happiness.

3. The Middle Way or Eightfold Path

The way to the end of all suffering is called the Middle Way because it avoids the two extremes of sensual indulgence and self-mortification. Only when the body is in reasonable comfort but not overindulged, does the mind have the clarity and strength to meditate deeply and discover the truth. This Middle Way consists of the diligent cultivation of virtue, meditation and wisdom, which are explained in more details as the Eightfold Path:

1. Right Understanding
2. Right Thought
3. Right Speech
4. Right Action
5. Right Livelihood
6. Right Effort
7. Right Mindfulness
8. Right Concentration

(‘Right’ in the sense of being conductive to happiness and Enlightenment)

Right Speech, Action and Livelihood constitute the training in virtue or morality. For a practicing lay Buddhist it consists of maintaining the five Buddhist precepts, which are to refrain from:

1. Deliberately causing the death of any living being;
2. Intentionally taking for one’s own the property of an other;
3. Sexual misconduct, in particular adultery;
4. Lying and breaking promises;
5. Drinking alcohol and taking stupefying drugs which lead to a weakening of mindfulness and moral judgment.

Right Effort, Mindfulness and Concentration refer to the practice of meditation, which purifies the mind through the experience of blissful states of inner stillness and empowers the mind to penetrate the meaning of life through profound moments of insight.

Right Understanding and Thought are the manifestations of Buddha-Wisdom which end all suffering, transforms the personality and produces unshakeable serenity and tireless compassion.

According to the Buddha, without perfecting the practice of virtue it is impossible to arrive at Enlightenment Wisdom. Thus the Buddhist path is the gradual one, a middle way consisting of virtue, meditation and wisdom, explained in the Eightfold Path and leading to happiness and liberation.

4. Kamma

Kamma means ‘action’. According to the law of kamma there are inescapable results of our intentional actions. There are deeds of body, speech and mind that lead to one’s own harm, to others’ harm, or to the harm of both. Such deeds are called ‘bad’ or ‘unwholesome’ kamma. They are motivated by craving, ill-will or delusion, and because they bring painful results they should not be done.

There are also deeds of body, speech and mind that lead to one’s own well-being of others, or to the well-being of both. Such deeds are called ‘good’ or ‘wholesome’ kamma. They are motivated by generosity, compassion or wisdom and because they bring pleasant results they should be done as often as possible.

Much of what one experiences is the result of one’s own previous kamma. Thus when misfortune occurs, instead of blaming someone else, one can look for faults in one’s own past conduct. If fault is found, the experience of its consequences will make one more careful in the future. When happiness occurs, instead of taking it for granted, one can look for the past good kamma that cause it. If one find such a cause, the experience of its pleasant results will encourage more good kamma in the future.

The Buddha pointed out that no being whatsoever, divine or otherwise, has the power to stop the consequences of good and bad kamma. The fact that one reaps just what one sows gives the Buddhist a powerful incentive to avoid all forms of bad kamma and do as much good kamma as possible.

Though one cannot escape the results of bad kamma one can lessen their severity. A spoon of salt mixed in a glass of water makes the whole glass very salty, whereas the same spoon of salt mixed in a freshwater lake hardly changes the taste of water at all. Similarly, the results of bad kamma in a person habitually doing only a small amount of good kamma is painful indeed, whereas the result of the same bad kamma in a person habitually doing a great deal of good kamma is only felt mildly.

This natural law of kamma thus becomes the force behind, and the reason for, the Buddhist practice of morality and compassion in our society.

5. Rebirth

The Buddha clearly remembered many of his past lives. Even today many Buddhist monks and nuns, and others also, remember their past lives. Such a strong memory is a result of deep meditation. For those who remember their past lives rebirth becomes an established fact which puts this life in a meaningful perspective.

The law of kamma can only be understood in the frame work of many lifetimes because it sometimes takes this long for kamma to bear its fruit. Thus kamma and rebirth offer a plausible explanation to the obvious inequalities of birth-why some are born in great wealth whereas others are born into pathetic poverty; why some children enter this world healthy and full-limbed whereas others enter it deformed and diseased. The painful results of bad kamma should not be regard as punishment for evil deeds but as lesson from which to learn. For example, how much better to learn about the need for generosity than to be reborn among the poor!

Rebirth takes place not only within the human realm. The Buddha pointed out the realm of human beings is but one among many. There are many separate heavenly realms and grim lower realms too, including the realms of animals and the realm of ghosts. Not only can we go to any of these realms in our next life, but we may have come from any of these realms into our present life. This explains a common objection against rebirth: “ How can there be rebirth when there are 10 times as many people alive today than there were a century ago?” The answer is that people alive today have come from many different realms.

Understanding that we come and go between different realms, give us more respect and compassion for the being in these realms. It is unlikely, for example, that one would exploit animals when one has seen the link of rebirth that connects them with us.

6. No Creator God

The Buddha also pointed out that no God or priest nor any other kind of being has the power to interfere in the working out of someone else’s kamma. Buddhism, therefore, teaches individuals to take full responsibility for themselves. For example, if you want to be wealthy then be generous, trust-worthy and diligent, and if you want to live in a heavenly realm then always be kind to others. There is no God to ask favors from, or to put it another way, there is no corruption possible in the working of the law of kamma.

Do Buddhists believe that a Supreme Being created the universe? Buddhists would first ask which universe you mean. This present universe from the moment of the ‘big bang’ up to now, is but one among a countless number in Buddhist cosmology. When one universe cycle ends another begins, again and again, according to impersonal law and without discoverable beginning. A Creator God is redundant in this scheme.

No being is a Supreme Saviour, because gods, humans, animals and all other beings are subject to the law of kamma. Even the Buddha had no power to save – he could only point out the truth for the wise to see for themselves. Everyone must take responsibility for their own future well-being, and it is dangerous to give that responsibility to anyone else.

7. The Illusion of a ‘Soul’

The Buddha taught that there is no ‘soul’, no essential and permanent core to a living being. Instead, that which we call a ‘living being’, human or otherwise, can be seen to be but a temporary coming-together of many parts and activities – when complete it is called a ‘living being’, but when the parts have separated and the activities have ceased it is not called a ‘living being’ any more. Like a computer assembled of many parts and activities, only when it is complete and performs coherent tasks is it called a ‘computer’, but when the computer is taken apart and the activities cease it is no longer called a ‘computer’. No essential and permanent core can be found which we can truly call the ‘computer’, and just so no essential and permanent core can be found in a living being which we can call the ‘soul’.

Yet rebirth still occurs without a ‘soul’. Consider this simile: on a Buddhist shrine a candle is burnt low and is about to go out. A monk takes a new candle and lights it from the old one. The old candle goes out but the new candle burns bright. What went across from the old candle to the new? There was a causal link but no ‘thing’ went across! In the same way, there was a causal link between your previous life and your present life, but no ‘soul’ went across.

Indeed, the illusion of a ‘soul’ is said by the Buddha to be the root cause of all human suffering. The illusion of ‘soul’ manifests as the ‘ego’. The natural unstoppable function of the ego is to control. Big egos want to control the world, average egos try to control their immediate surroundings of home, family and workplace, and all egos strive to control what they take to be their own body and mind. Such control manifests as desire and aversion, and it results in a lack of both inner peace and outer harmony. It is this ego that seeks to acquire possessions, manipulate others and exploit the environment. Its aim is its own happiness but it invariably produces suffering. It craves for satisfaction but experiences discontent. Such deep-rooted suffering cannot come to an end until one sees, through insight based on deep and powerful meditation, that the idea of ‘me and mine’ is no more than a mirage.

These seven topics are a sample of what the Buddha taught. Now, to complete this brief sketch of Buddhism, let’s look at how these teaching are practiced today.

Types of Buddhism

One could say that there in only one type of Buddhism and that is the huge collection of teachings originally given by the Buddha. These teachings are found in the Pali Canon, the ancient scriptures of Theravada Buddhism, widely accepted as the oldest and most reliable record of the Buddha’s word. Theravada Buddhism is the dominant religion in Thailand, Myanmar, Sri Lanka, Cambodia, Laos.

Between 100 and 200 years after the passing away of the Buddha the Sangha (the monastic community) split over the question, apparently, of who has influence in Sangha affairs. A controversy over some monastic rules had been decided by a committee of mostly Arahants (fully Enlightened monks or nuns) against the views of the majority. The overruled majority were not reconciled to this decision and they probably viewed the Arahants as excessively influential. The disaffected monks subsequently lowerd to the exalted status of the Arahant and eventually raised in its place the ideal of the Bodhisattva (an unenlightened being said to be in training to become a Buddha). This group of monks and nuns was first known as the ‘Maha Sangha’, meaning the ‘great (part of the) monastic community’.

After centuries of development, previously unknown scriptures appeared, attempting to give a philosophical justification for the superiority of the Bodhisattva over Arahant. The adherents to these new scriptures called themselves the ‘Mahayana’. Mahayana retained most of the original teachings of the Buddha (in Chinese scriptures these are known as the ‘Agama’), but these core teachings were mostly overwhelmed by layers of expansive interpretations and new ideas.

The Buddhism which established itself in China, and which is still vibrant in Taiwan, reflects the earlier development of Mahayana. From China Mahayana spread to Vietnam, Korea and Japan, one result of which was the emergence of Zen. The Buddhism in Tibet and Mongolia is still later development, usually referred to as ‘Vajrayana”.

Buddhism’s Relevance in the World Today

Today, Buddhism continues to gain ever wider acceptance in many lands far beyond its original home. People throughout the world, through their own careful choice, are adopting Buddhism’s peaceful. compassionate and responsible ways.

The Buddhist teaching of the law of kamma offers people a just, incorruptible foundation and reason for living a moral life. It is easy to see how a wider embracing of the law of kamma would lead any country towards a stronger, more caring and virtuous society.

The teaching of rebirth places this present short lifetime of ours in a broader perspective, giving more meaning to the vital events of birth and death. The understanding of rebirth removes so much of the tragedy and grief surrounding death and turns our attention to the quality of a life, rather than its mere length.

From the very beginning the practice of meditation has been at the very heart of Buddhist way. Today, meditation grows increasingly popular as its proven benefits to both mental and physical well-being are becoming more widely known. When stress is shown to be such a major cause of human suffering, the quieting practice of meditation becomes ever more valued.

Today’s world is too small and vulnerable for us to live angrily and alone, and thus tolerance, love and compassion are so very important. These qualities of mind, essential for happiness, are formally developed in Buddhist meditation and then diligently put into practice in everyday life.

Forgiveness, gentleness, harmlessness and peaceful compassion are the well-known ‘trademarks’ of Buddhism, and they are given freely and broadly to all beings, including animals of course, and also, most importantly, to oneself. There is no place for dwelling in guilt or self-hatred in Buddhism, not even a place for feeling guilty about feeling guilty!

Teaching and practices such as these are what bring about qualities of gentle kindness, unshakeable serenity and wisdom, identified with the Buddhist religion for over 25 centuries and sorely needed in today’s world. In all its long history, no war has ever been fought in the name of Buddhism. It is this peace and tolerance, growing out of a profound yet reasonable philosophy, that makes the Buddha’s message timeless and always vitally relevant.

End

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2013(Xem: 45451)
16/11/2011(Xem: 34322)
15/06/2024(Xem: 64731)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.