Chương 18: Những Vị Có Công Với Phật Giáo—those Who Had Helped Maintaining Buddhism

29/05/201112:00 SA(Xem: 8695)
Chương 18: Những Vị Có Công Với Phật Giáo—those Who Had Helped Maintaining Buddhism

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I

CHƯƠNG MƯỜI TÁM
CHAPTER EIGHTEEN

Những Vị Có Công Duy Trì Phật Giáo
Those who had helped maintaining Buddhism


(A) Những Quân Vương Có Công Duy Trì Phật Giáo Tại Ấn Độ—Kings who had helped maintaining Buddhism In India
I. Vua Tần Bà Sa LaĐức Phật Thích Ca Mâu Ni
II. Vua A Xà Thế: Ajatasatru (skt)—See Chapter 13 (D) (III).
III. Vua Ba Tư Nặc: Prasenajit (skt)—See Chapter 17. 
IV. Vua Ca Ni Sắc Ca: Kanishka (skt).
V. A Dục Vương—Asoka (272- 236 B.C.). 
VI. Vua Siladitya (reigned from 606 till 646): Vua Thi La A Điệt Đa
(B) Những Vị Cao Tăng Có Công Duy Trì Phật Giáo Tại Ấn Độ—Famous Monks who had helped maintaining Buddhism In India 
I. Amoghavajra (skt): Bất Không
II. Aryadeva (skt): Devabodhisattva (skt)—Thánh Đề Bà
III. Atisa (982-1054): A Để Sa—Atisa (skt) Atisha (p). 
IV. Tăng Sĩ Buddhadatta. 
V. Candrakirti (skt): Nguyệt Xứng.
VI. Dharmakirti (skt): Pháp Xứng
VII.Kapimala (skt): Ca Tỳ Ma La.
VIII.Maggaliputta Tissa (p): Mục Kiền Liên Tư Đế Tu
IX. Mahadeva (skt): Ma Ha Đề Bà—Đại Thiên. 
X. Parsva: Hiếp Tôn Giả (Worship of the Ribs)—See Twenty eight Indian Patriarchs in Chapter 19. 
XI. Santaraksita (680-740): Tịch Hộ
XII.Santideva (skt): Tịch Thiên—Shantideva (p).
XIII.Sư Tilopa (988-1069).
XIV.Yasha (skt): Da Xá
(C) Những Vị Có Công Duy Trì Phật Giáo Tại Trung Hoa—Those who had helped maintaining Buddhism In China
I. Bát Lạt Mật Đế: Pramiti (skt)—Paramiti (skt). 
II. Bồ Đề Lưu Chi: Bodhiruci (skt). 
III. Bồ Đề Lưu Chi: Giác Ái (571-727). 
IV. Ca Diếp Ma Đằng: Kasyapa-Matanga (skt).
V. Chân Đế Tam Tạng (499-569): Paramartha Tripitaka Master. 
VI. Đàm Ma Nan Đề: Dharmanandi (skt). 
VII.Fo-T’u-Teng (232-348).
VIII.Sa môn Giác Hiền: Buddhabhadra (359- 429).
IX. Sư Huệ Lâm—Hui Lin Master. 
X. Na Đề: Punyopaya (skt)—Nadi (skt).
XI. Thực Xoa Nan Đà—Saksananda (skt): Siksananda (skt).
(D) Những Vị Có Công Duy Trì Phật Giáo Tại Các Nước Khác—Those who had helped maintaining Buddhism In Other Countries
I. Bu Ston (1290- 1364). 
II. Gampopa Sonam Rinchen (1079-1153). 
III. Jamgon Kongtrul Lodro Taye.
IV. Jamyang Khyentse Chogi Lodro (1896-1969). 
V. Jangya Hutukhtu. 
VI. Jetsun Dampa Hutukhtu.
VII.Jnana-prabha (skt): Trí Quang—Light of knowledge—See Chapter 19. 
VIII.Kalu Rinpoche (1905-1989). 
IX. Kamalashila (700-750): Liên Hoa Giới
X. Longchen Rabjampa (1308-1364).
XI. Machik Lapgi Dronma (1055-1145). 
XII.Vua Mahasena (334-362). 
XIII.Marpa Chogi Lodro (1012-1097): See Chapter 19. 
XIV.Rinchen Sangpo (958-1055): See Chapter 19. 
XV. Srongsen Gampo (618-650). 
XVI.Tsong Khapa (1357-1419): Sumatikirti (skt)—Tông Khách Ba. 
XVII.Khương Tăng Hội.
XVIII.Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
XIX.Vô Ngôn Thông.
XX. Trần Thái Tông (1218-1277).
XXI.Trần Thánh Tông (1240-1290).
XXII.Trần Nhân Tông (1258-1308).
XXIII.Sư An Thiền.
XXIV.Minh Đăng Quang.
XXV.Quang Duc.

 

(A) Những Quân Vương Có Công Duy Trì 
Phật Giáo Tại Ấn Độ
Kings who had helped maintaining 
Buddhism In India

I. Vua Tần Bà Sa LaĐức Phật Thích Ca Mâu Ni: Bimbisara and Sakyamuni Buddha (skt): Âm Hán từ Phạn NgữTần Bà Sa La (Bình Sa Vương), là tên của vị vua trị vì vương quốc cổ Ma Kiệt Đà (543-493 trước Tây Lịch), cùng thời với Phật Thích Ca. Ông là người đã xây dựng thành Vương Xá. Ông lên ngôi vua lúc 15 tuổi. Lúc 30 tuổi nhân nghe một thời pháp của Phật mà trở thành tín đồ thế tục tích cực trong việc truyền bá Phật giáo. Ông là vị thí chủ đầu tiên của Đức Phật trong hàng vua chúa. Ông đã hiến ngôi Trúc Lâm Tịnh Xá cho Phật và Tăng đoàn. Khi Thái Tử Sĩ Đạt Ta thoát ly đời sống trần tục, một hôm vua Bình Sa Vương trông thấy Ngài, một đạo sĩ khiêm tốn đi khất thực trên đường phố của kinh thành Vương Xá, vua lấy làm cảm kích thấy tướng mạo oai nghitư cách trang nghiêm sang trọng của Ngài nên vua sai người đi dò thăm. Khi được biết rằng thường bữa sau khi độ ngọ thì vị đạo sĩ cao quí ấy ngụ tại Pandavapabbata, vua cùng đoàn tùy tùng đến viếng đạo sĩ, hỏi thăm người là ai, sanh trưởng ở xứ nào. Đạo sĩ Cồ Đàm trả lời: “Ngay phía trước đây, tâu Đại Vương, trên vùng Hy Mã Lạp Sơn, trong châu thành Kosala của những gia tộc cổ kính, một quốc gia cường thạnh và phong phú, tôi xuất thân từ triều đại Thái Dương, dòng dõi Thích Ca. Tôi không bám víu theo nhục dục ngũ trần. Nhận thức được mối nguy hiểm tệ hại của thú vui vật chất và thấy an toàn trong đời sống xuất gia, tôi đi tìm cái gì cao quý nhứt và tâm tôi được an lạc.”Vua Bình Sa Vương thỉnh đạo sĩ Cồ Đàm, sau khi chứng ngộ đạo quả, trở lại viếng thăm vương quốc Ma Kiệt Đà. Đúng như lời hứa, sau khi thành đạt đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác, Đức Phật cùng với các đệ tử A La Hán từ Bồ Đề Đạo Tràng đi đến thành Vương Xá. Nơi đây Ngài ngự tại điện Suppatittha, trong một rừng kè. Vua Bình Sa Vương và quần thần đến đón Đức Phật. Khi ấy phần đông dân chúng thờ Thần Lửa, nên phần đông dân chúng tôn kính Đức PhậtĐại Ca Diếp như nhau vì trước đây Đại Ca Diếp là một trong những vị lãnh đạo thờ Thần Lửa. Tuy nhiên, ông đã bỏ đạo quy-y với Phật Thích Ca. Đức Phật muốn nhân cơ hội nầy cứu độ dân chúng trong thành nên Ngài hỏi Ca Diếp tại sao không thờ Thần Lửa nữa. Hiểu được ý của Phật nên Đại Ca Diếp giải thích rằng sở dĩ ông từ bỏ không tôn thờ Thần Lửa nữa vì ông chọn con đường đưa tới trạng thái an vui, châu toàn, không ô nhiễm dục vọng, ngược lại những lạc thú trần tục không bổ ích. Nói xong, Đại Ca Diếp khấu đầu đảnh lễ dưới chân Đức Phậtxác nhận: “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài là đạo sư của con. Con là đệ tử.” Tất cả mọi người đều hoan hỷ. Đức Phật nhân cơ hội nầy thuyết một bài về Túc Sanh Truyện Maha Narada Kasyapa, dạy rằng trong một tiền kiếp Ngài là Narada, lúc ấy còn dục vọng, cũng đã dìu dắt Đại Ca Diếp một cách tương tự Nghe Đức Phật thuyết Pháp, ánh sáng chân lý rọi đến mọi người. Vua Bình Sa Vương đắc quả Tu Đà Hườn, xin quy-y Phật Pháp Tăng, và thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng về cung điện thọ trai ngày hôm sau. Khi mọi người độ ngọ xong, Vua ngỏ ý muốn biết nơi nào thích hợp để Đức Phật ngự. Đức Phật trả lời: “Một nơi hẻo lánh, không xa mà cũng không gần thành thị để những ai muốn, có thể đến dễ dàng, một nơi mát mẻ, ban ngày không đông đảo ồn ào, ban đêm yên tịnh, khoảng khoát và kín đáo, nơi ấy sẽ thích hợp.” Vua Bình sa Vương nghĩ rằng khu Trúc Lâm của ông có thể hội đủ những yếu tố cần thiết ấy nên ông xin dâng lên Đức Phậtchư Tăng khu rừng nầy, cũng được gọi là “nơi trú ẩn của loài sóc.” Đây là nơi được dâng cúng đầu tiên cho Đức Phậtchư Tăng. Sau khi quy-y, vua Bình Sa Vương sống đời gương mẫu của một vị vua. Ông luôn trì giữ tám giới trong sáu ngày thọ Bát Quan Trai. Dù rất mực minh quân và có tâm đạo nhiệt thành, vua Bình sa Vương phải chịu quả xấu của tiền nghiệp. Vào những năm cuối đời, Bimbisara bị con trai là A Xà Thế hạ ngục và giết chết để đoạt ngôi—Bimbisara, name of the king of the ancient kingdom of Magadha (543-493 B.C.), at the time of the Buddha Sakyamuni. He built the city of Rajagaha. He ascended the throne at the age of fifteen. At the age of thirty, on hearing a discourse from the Buddha, he became a Buddhist lay follower and an active fosterer of Budhism. He was the Buddha’s first royal patron. He donated (offered) the Bamboo Forest Vanuvana to the Buddha and the Sangha for the use of the Assembly of the Buddhist Monks. When Prince Siddharttha renounced the world and was seeking alms in the streets of Rajagaha as a humble ascetic, the King saw him from his palace and was highly impressed by his majestic appearance and dignified deportment. Immediately he sent messengers to ascertain who he was. On learning that he was resting after his meal under the Padavapabbata, the King, accompanied by his retinue, went up to the royal ascetic and inquired about his birth-place and ancestry. The ascetic Gotama replied: “Your Majesty! Just straight upon the Himalaya, there is, in the district of Kosala of ancient families, a country endowed with wealth and energy. I am sprung from that family which clan belongs to the Solar dynasty, by birth to the Sakya. I crave not for pleasures of senses. Realizing the evil of sensual pleasures and seeking renunciation as safe, I proceeded to seek the highest, for in that my mind rejoices.” Thereupon the King invited him to visit his kingdom after his enlightenment. In accordance with his promise the Buddha made to King Bimbisara before his enlightenment, he, with his large retinue of Arahant disciples, went from Gaya to Rajagaha, the capital of Magadha. Here he stayed at the Suppatittha Shrine in a palm grove. Hearing of the Buddha’s arrival, King Bimbisara approached and saluted the Buddha. At that time, most of the people worshipped fire-sacrifice, so they venerated both the Buddha and Kasyapa. However, Maha Kasyapa, used to be one of the leaders of the fire-sacrifice cult, had abandoned his religion to follow the Buddha. The Buddha wanted to take this opportunity to save the people, so he questioned Kasyapa why he had given up his fire-sacrifice. Understanding the motive of the Buddha’s question, Kasyapa explained that he abandoned fire-sacrifice because he preferred the passionless and peaceful state of Nirvana to worthless sensual pleasures. After this, Kasyapa fell at the feet of the Buddha and acknowledging his superiority said: “My teacher, Lord, is the Exalted One. I am the disciple.” The Buddha thereupon preached the Maha Narada kasyapa Jataka. Hearing the Dharma expouned by the Buddha, the “Eye of Truth” arose in them all. King Bimbisara attained Sotapatti, and seeking refuge in the Buddha, the Dharma, and the Sangha; the King invited the Buddha and his disciples to the palace for a meal on the following day. After the meal the King wished to know where the Buddha would reside. The Buddha replied that a secluded place, neither too far nor too close to the city, accessible to those who desire to visit, pleasant, not crowded during the day, not too noisy at night, with as few sounds as possible, airy and fit for for the privacy of men, would be suitable. The King thought that his Bamboo Grove would meet all such requirements. Therefore in return for the transcendental gift the Buddha had bestowed upon him, he gifted for the use of the Buddha and the Sangha the park with this ideally secluded bamboo grove, also known as “The Sanctuary of the Squirrels.” This was the first gift of a place of residence for the Buddha and his disciples. After his conversion the King led the life of an exemplary monarch observing Uposatha regularly on six days of the month. Though he was a pious monarch, yet, due to his past evil karma, he had a very sad and pathetic end. At the end of his life he was imprisoned and assassinated and dethroned by his son Ajatasattu. 

II. Vua A Xà Thế: Ajatasatru (skt)—Ajatasattu (p)—A Xà Thế là con trai vua Bình Sa Vương và Hoàng hậu Vi Đề Hi. A Xà Thế chính là người đã hạ ngục và bỏ đói vua cha để đoạt ngôi. Ông còn cùng với Đề Bà Đạt Đa âm mưu hãm hại Phật, nhưng bất thành. Sau nầy ông trở thành một Phật tửhết lòng ủng hộ Phật giáo—Ajatasattu, son of King Bimbisara and Queen Vaidehi. He imprisoned his father and starved him to death to usurp the throne. Also together with Devadatta, he developed a conspiracy against the Buddha which was unsuccessful. However, later he became a follower of the Buddha and strongly supported Buddhism—See Chapter 13 (D) (III).

III. Vua Ba Tư Nặc: Prasenajit (skt)—See Chapter 17. 

IV. Vua Ca Ni Sắc Ca: Kanishka (skt)—Vua nước Nguyệt Chi (tộc Nguyệt Thị, tổ tiên xuất phát từ Trung Á), cai trị xứ Kiện Đà La, phía bắc Punjab bây giờ, ông đã thống trị một vùng rộng lớn mà phía tây giáp đến Đại Hạ, vùng lãnh thổ rộng lớn từ Kabul, Gandhara, Sindh, Tây bắc Ấn Độ, Kashmir và một phần của Madhyadesa về sau đời vua A Dục. Ông là một ông vua đầy quyền uy thuộc dòng dõi Saka hoặc Turuska. Ông là vị hộ pháp lớn của Phật giáo, chỉ sau có vua A DụcDi Lan Đà. Chuyện quy-y theo đạo Phật của Ca Ni Sắc Ca cũng diễn ra giống hệt như chuyện vua A Dục. Người ta nói rằng thuở thiếu thời, quốc vương Nguyệt Chi đã không có sự tôn trọng đối với đạo Phật. Ông không tin vào nghiệp báo và đối xử với đạo Phật một cách khinh mạn. Rồi chính nỗi ân hận trước cảnh giết chóc trong các cuộc chinh phục Kashgar, Yarkand và Khotan đã khiến ông tìm đến với giáo lý của đạo Phật, và sau đó ông đã truyền bá một cách tận tình. Ông đã hoàn tất công việc của vua A Dục và giúp cho Phật pháp hoằng dương thắng lợi khắp châu Á. Hoạt động truyền giáo không ngừng nghỉ xuyên qua đế quốc rộng lớn của ông ta từ Madhyadesa ở Ấn Độ đến Trung Á. Theo Keith trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, niên đại của Ca Ni Sắc Ca có lẽ vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất. Vào khoảng từ 125 đến 165 sau Tây Lịch, ông đã triệu tập hội đồng kiết tập kinh điển lần thứ tư, với 500 vị Tăng dưới sự chủ tọa của Thế Hữu đại sư tại vùng Kashmir. Nhưng theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, thì triều đại Ca Ni Sắc Ca từ 78 đến 101 sau Tây Lịch đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong lịch sử Phật giáovăn học Phật giáo. Triều đại nầy đã chứng kiến sự trổi dậy của Phật giáo Đại Thừahoạt động văn học rực rỡ được khởi đầu từ những danh Tăng như Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Thế Hữu và các vị khác. Chính trong thời đại nầy, tiếng Pali đã phải nhường chỗ cho tiếng Phạn. Trong lãnh vực nghệ thuật, trường phái điêu khắc Gandhara nổi tiếng đã phát triển và các bức tượng Phật, tượng Bồ Tát đã bắt đầu xuất hiện. Việc đóng góp to lớn nhất mà vua Ca Ni Sắc Ca đã dành cho Phật giáo là việc triệu tập Nghị Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ tư tại Kashmir (see Kết Tập Kinh Điển IV). Theo Tây Vực Ký Truyện của Huyền Trang thì Nghị Hội đã diễn ra tại Kashmir. Mục đích của nghị hội là kết tập các giáo lý của Đức Phật và viết luận giải cho giáo lý nầy theo Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada school). Nghị Hội lần thứ tư đã kết tập được bộ Tỳ Bà Sa Luận. Về Tam Tạng của giáo điển, nghị hội đã biên tập được 10 vạn bài tụng của bộ luận Ưu Ba Đề Xà (upadesa-sastra) giải thích kinh tạng, mười vạn bài tụng của bộ Tỳ Nại Đa Tỳ Bà Sa (Vinaya-vibhasa-sastra) giải thích Luật Tạng, và mười vạn bài tụng của bộ A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa giải thích Luận Tạng. Bộ Đại Tỳ Bà Sa (Mahavibhasa) hiện còn bản Hoa ngữ, có lẽ là tiêu biểu cho các bộ luận đã được biên soạn tại Nghị Hội nầy. Khi kinh điển đã được kiết tập, ông bèn cho khắc vào bản đồng và lưu trữ trong tháp. Ngoài ra, vua Ca Ni Sắc Ca còn cho xây dựng nhiều tu việnbảo tháp. Ông đã xây dựng nên một thành phố có tên là Kanishkapura, được xác định là thành phố Kanispur ngày nay tại Kashmir. Riêng tại Purusapura, nay là Peshawar, ông đã cho xây dựng một đại điện mang tên ông, phía tây của điện nầy là Đại Tu Viện Ca Ni Sắc Ca. Đại điện Ca Ni Sắc Ca là một kiến trúc uy nghi, cao 120 mét, phần đáy có năm tầng, cao 45 mét. Các vị khách hành hương từ Trung QuốcPháp Hiển, Tống Vân, và Huyền Trang đã không tiếc lời ca ngợi vẻ đẹp kiến trúc của ngôi tháp quan trọng nầy. Còn Đại Tu Viện Ca Ni Sắc Ca là một tu viện cổ, vào thế kỷ thứ bảy khi Huyền Trang đến thăm viếng, ngài đã kể lại là trên các tầng của tu viện có nhiều sân thượng được nối nhau bởi những hành lang, và mặc dù các tòa nhà đã đổ nát nhưng có thể nói đây là công trình nghệ thuật hiếm có. Trong tu viện ấy, vẫn còn một số Tỳ Kheo thuộc phái Tiểu Thừa—King of the Yueh-Chih, i.e. of Tukhara and the Indo-Scythians, ruler of Gandhara in northern Punjab, who conquered northern India and as far as Batria from Kabul, Sindh, North West India, Kashmir, and part of Madhyadesa. He became a patron of Buddhism, the greatest after Asoka and Milinda. The story of Kanishka’s conversion to Buddhism followed the same way as that of Ashoka. It is said that Yueh-Chi monarch in his early life had no respect for the Buddhist religion. He did not believe in Karma, and treated Buddhism with crushing contempt. It was his remorse at the bloodshed during his conquests of Kashgar, Yarkand, and Khotan that drew him to the quietist teachings of Buddhism which he propagated later with such zeal. It was during Kanishka’s reign and largely through his efforts that Buddhism was successfully introduced into Central and Eastern Asia. There was ceaseless missionary activity throughout his vast empire which extended from Madhyadesa in India to Central Asia. According to Keith in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill, his date probably at the close of the first century. At around 125-165 A.D., he convoked the fourth synod in Kashmir (see Kết Tập Kinh Điển III), of 500 leading monks under the presidency of Vasumitra. However, according to Prof. Bapat in Twenty-Five Hundred Years Of Buddhism, Kanishka’s reign (78-101 A.D.) also marked an important turning point in the history of Buddhism and Buddhist literature. It witnessed the rise of Mahayana Buddhism and the magnificent literary activity started by Parsva, Asvaghosa, Vasumitra, and others. It was in this age that Pali gave place to Sanskrit. In the field of art, the celebrated Gandhara sculptures developed and figures of the Buddha and Bodhisattvas began to appear. The King’s greatest contribution to Buddhism was his convention of the Fourth Council. According to Hsuan-Tsang in the Records of Western Countries, the Council met in Kashmir. The chief aim of the Council was the compilation of the doctrines of Buddhism and the writing of commentaries on them according to the Sarvastivada school of Buddhism. The Fourth Council compiled the commentaries known as the Vibhasa-sastra. On the three Pitakas of the Buddhist Canon, the Council composed 100,000 stanzas of the Upadesa-sastras explaining the canonical sutras, 100,000 stanzas of the vinaya-vibhasa-sastras explaining the Vinaya, and 100,000 stanzas of the Abhidharma. The Mahvibhasa, which is still preserved in Chinese, perhaps represents the commentaries prepared by this Council. When the canon was revised and settled; this he is said to have had engraved on brass and placed in a stupa. Besides, king Kanishka founded many monasteries and stupas. He founded a city named Kanishkapura which has been identified with the modern Kanispur in Kashmir. Kanishka erected a Great Stupa which was named after him. To the west of the stupa, he built a large monastery which was known as Kanishka Mahavihara. Both these structures were erected at Purusapura, now Peshawar. The Great Stupa was a magnificent structure, 400 feet high, the base being in five stages and 150 feet high. The Chinese pilgrim Fa-Hsien, Sung-Yun, and Hsuan-Tsang have lavished great praise on the architectural beauty of this important relic tower. The Kanishka Mahavihara was an old monastery, at the time when Hsuan-Tsang visited it in the seventh century A.D., its upper storeys and many terraces were connected by passages and although the buildings were in ruins they could be said to be of rare art. There were still in the monastery a few Hinayanist monks.

V. A Dục Vương—Asoka (272- 236 B.C.): 
1) Đại cương về vua A Dục—An overview of King Asoka: Vị vua thời cổ Ấn Độ, thái tổ của triều đại Maurya. Vương quốc Maurya nằm về phía Bắc Ấn độ (272-236 BC). Một trong những nhân vật quan trọng trong lịch sử cổ Ấn độ. Sau cuộc chinh phạt Kalinga, ông bị khủng hoảng tinh thần và bắt đầu hướng về đạo Phật. Ông đã trở thành một quân vương Phật tử và biến vương quốc của ông thành vương quốc của Chánh pháp. Nhưng theo những truyền thuyết khác thì ông là vị vua thứ ba của triều đại Maurya. Ông được xem như là một quân vương Phật tử. Ông là cháu nội của vua Candragupta Maurya và là con của vua Bindusara. Vua A Dục được nhớ đến nhiều nhất bởi những trụ đá dựng lên trên toàn cõi đế quốc của ông để nói lên sắc luật trị quốc của mình. Theo lịch sử truyền thống thì ông là một vì vua độc ác trong nhiều năm, nhưng sau cuộc chiến đẫm máu với xứ láng giềng là Kalinga vào năm 260 trước Tây lịch, ông đã từ bỏ phương cách chinh phục bằng vũ lực, và trở thành Phật tử theo phái Tỳ Ba Sa, như đã ghi lại trong bia đá sắc luật số XIII. Truyền thống Phật giáo xác quyết rằng chính ông là người đã triệu tập Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ ba tại thủ đô Ba Liên Phất dưới sự chủ trì của Moggaliputta Tissa, và một ngàn vị Tăng tham dự, quyết định rằng giáo pháp của Vibhajyavada phải là giáo pháp chính thống, chư Tăng nào theo hệ thống giáo pháp khác sẽ bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn. Sự cống hiến chính của ông là việc bảo trợ cho đoàn truyền giáo do chính con trai ông dẫn đầu đi đến Sri Lanka. Đoàn truyền giáo này đã thành công đến nỗi vị vua của Sri Lanka đã cải đạo thành Phật tử, và kết quả là đạo Phật đã trở thành quốc giáo tại đây: Emperor of Ancient India, founder of Maurya Dynasty. The ancient kingdom of Maurya (Northern India 272-236 BC). He is one of the most important figures in ancient Indian history. After a bloody campaign in the east and costly victory over Kalinga, he started to have psychological crisis and caused him to enter Buddhism. He became a devoted lay follower and resolved to commence a “reign of dharma.” But according to some other legends, he was the third king of Indian Maurya dynasty. He is widely viewed in Buddhist tradition as the paradigm of the “religious king.” The grandson of Candragupta Maurya and son of King Bindusara, Asoka is best remembered for his “rock edicts” that outlined his ruling philosophy and which were placed throughout his realm. According to traditional histories, he was a harsh and ruthless ruler in his early years, but after a bloody war against the neighboring state of Kalinga in 260 he renounced the method of armed conquest and became a Buddhist lay disciple in the Vibhajyavada tradition, described in Rock Edict XIII. Buddhist tradition asserts that he convened the “Third Buddhist Council” at his capital city of Pataliputra under the direction of the monk Moggaliputta Tissa, which was attended by 1,000 monks and which decided that the Vibhajyavada doctrine should be considered orthodox and that monks adhering to other systems be expelled from the Samgha. His other major contribution to the development of Buddhism was his sponsorship of a mission by his son Mahinda (a Buddhist monk) to Sri Lanka. This was so successful that the king of Sri Lanka became a Buddhist convert, and subsequently Buddhism became the state religion.

 2) Đạo Phật dưới thời vua A Dục—Buddhism under the reign of King Asoka: Đạo Phật bắt đầu hưng thịnh vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch dưới sự bảo trợ của vua A Dục, người trị vì vương quốc Ma Kiệt Đà bao trùm hầu hết miền Bắc Ấn Độ. Vua A Dục đã từ bỏ truyền thống cai trị bằng xâm lượcthành lập một vương quốc cai trị bằng giáo pháp của Đức Phật. Chịu ảnh hưởng bởi giáo lý của Tăng đoàn, nhà vua đã thể hiện lòng mong muốn bảo vệ và mang lại an lạc cho thần dân, ông khuyến khích và tưởng thưởng lòng bao dung độ lượng. Nhà vua đã khánh thành nhiều công trình công cộng nhằm tưởng nhớ Đức Phật và chịu trách nhiệm phần lớn sự phát triển của các bảo tháp và sự thờ phụng các bảo tháp này. Qua những chỉ dụ được khắc chạm lại trên các tảng đá hay trụ đá rải rác khắp nơi trong vương quốc, chúng ta thấy được những quan điểm và sắc luật của nhà vua luôn cố gắng thực thi tư tưởng đạo Phật—Buddhism began to flourish in the 3rd century B.C. under the patronage of Emperor Asoka, ruler of the Magadhan Empire which covered most of northern India. Asoka abandoned a tradition of ruling by conquest and became engaged in setting up a kingdom governed according to Buddhist Dharma. Influenced by the teachings of the monastic community (Sangha), he expressed the desire to protect and please the people, and urged and rewarded generosity. Asoka inaugurated many public works to commemorate the Buddha and is largely responsible for the proliferation of stupas (relic mounds) and the cult of devotion at these stupas. His views and ordinances, through which he tried to implement Buddhist ideas, were recorded in his famous edicts carved on rocks and pillars throughout his empire. 
3) A Dục Vương Thạch Trụ—Asoka Marble Pillar: A Dục Vương Thạch Trụ—Những trụ đá do vua A Dục của Ấn Độ dựng lên vào khoảng những năm 250 trước Tây Lịch trong vườn Lâm Tỳ Ni của xứ Nepal và những nơi khác, ghi dấu nơi Đức Phật đản sanh năm 624 trước Tây Lịch, những hoạt động hoằng pháp của Đức Phật, cũng như những hoạt động hộ pháp của vua A Dục. Trong Người Hành Hương Khiêm Tốn Tại Tây Vực của Pháp Hiển, ông chỉ ghi lại có sáu trụ đá của vua A Dục. Một trụ đá sau chùa do vua A Dục xây ở Sankasya, tại nơi Đức Phật từ cung trời Đao Lợi giáng trần. Theo truyền thuyết Phật giáo, tại đây có lần người dị giáo đến thách đấu với các Tỳ kheo để chiếm chỗ ở. Các Tỳ kheo đã thua trong cuộc tranh luận đó nên đã khấn như sau: “Nếu nơi này dành cho Tỳ kheo ở thì xin điềm lạ xãy ra.” Vừa lập nguyện xong thì con sư tử trên đỉnh trụ cất tiếng rống lớn, người ngoại đạo hoảng sợ bỏ đi. Hai trụ dựng ở Xá Vệ, cách cổng Nam 1200 bước, trước hai gian phòng tại tịnh xá Kỳ Viên, một bên trái và một bên phải của một căn phòng trước tịnh xá. Một trụ dựng ở Tỳ Xá Ly, tại nơi Đức Phật đã cho những người Lê Sa bình bát khất thực của Ngài để làm kỷ niệm như xá lợi khi Ngài rời Tỳ Xá Ly để đi Câu Thi Na. Theo truyền thuyết Phật giáo, tại thành Tỳ Xá Ly, dòng họ Licchavis muốn theo Đức Phật đến chỗ Ngài nhập Niết Bàn, nhưng Ngài không đồng ý, và họ cũng không muốn bỏ về. Đức Phật bèn dùng thần thông tạo ra một cái hố khiến họ không vượt qua được. Sau đó Đức Phật cho họ bình bát khất thực của Ngài để làm tin và bảo họ trở lui. Ngay tại nơi đây trụ đá đã được vua A Dục dựng lên. Hai trụ còn lại được tìm thấyBa Liên Phất, một ở phía Nam tháp A Dục Vương, và một tại thành Địa Ngục do chính vua A Dục xây. Trong sáu trụ đá này có ba trụ được khắc chữ. Trụ cạnh tháp A Dục có khắc dòng chữ như sau: “Vua A Dục đã hiến dâng toàn cõi Diêm Phù Đề cho chư Tăng khắp nước rồi chuộc lại. Và việc này Ngài đã làm ba lần.” Trụ còn lại trong thành Ba Liên Phất cũng có khắc chữ nhưng Ngài Pháp Hiển đã không ghi gì về nó. Trong số sáu trụ đá, Ngài Pháp Hiển chỉ ghi chiều cao của ba trụ. Trụ ở Sankasya cao 30 bộ (có lẽ là thước của Trung Hoa). Trụ ở phía Nam tháp A Dục cao hơn 30 bộ, chu vi là 14 hay 15 bộ. Các trụ đều có hình tượng và hoa văn trang hoàng. Trên đỉnh có trụ đá bên trái của tịnh xá Kỳ Viên, có hình ảnh một bánh xe, còn trụ đá bên phải của tịnh xá này có hình một con bò. Trụ đá ở Sankasya có hình một con sư tử. Trên bốn cạnh của trụ đá đều sáng như gương, có chạm trỗ những hình tượng Phật. Trụ đá ở thành Địa Ngục tại Ba Liên Phất cũng có một con sư tử trên đỉnh—Asoka Marble Pillars, erected by Indian king of Asoka in about 250 B.C. in Lumbini garden in present-day Nepal and all over the place in India, to show that the Buddha was born here in 624 B.C., periods when the Buddha travelled all over India to preach his doctrines, and Asoka’s support of Buddhism. According to Fa-Hsien in the Unassuming Pilgrim (his journey to India), he only recorded six pillars. One was erected behind the temple built by king Asoka at Sankasya, on the spot where the Buddha descended from Trayastrimsa Heaven. According to Buddhist legends, here once there was a heretics who came to challenge the monks the right to live here. At the time, the monks were defeated in arguments and prayed together: “If this place is for the monks to live, please show some miracles.” Right after the vow, the lion on the top of the pillar roared loudly. The heretics frightened and went away. Two other pillars stood at Sravasta, 1,200 paces from the southern gate of the Jetavana Vihara, in front of two rooms. One other pillar was erected in Vaisali, at the place where the Buddha gave his alms-bowl to the Licchavis as a relic when he left Vaisali for Kusinara. According to Buddhist legends, the Licchavis in Vaisali wished to follow the Buddha to his place of Parinirvana, but the Buddha did not agree and they would not go away. The Buddha had to use his supernatural powers to make appeared a deep ditch that they could not pass. Then the Buddha gave them his begging bowl as a token of faith and sent them back. The stone pillar was erected by King Asoka right over this place. The rest two pillars were found in Pataliputra, one to the south of Asoka Stupa, and the other at the city of Niraya, built by Asoka himself. Among these six pillars, three pillars had inscriptions on them. The one near the Asoka Stupa had these lines: “King Asoka offered Jambudvipa to the Sangha from all parts of the world, then redeemed it again. And this, he did three times.” The other stupa, also at Pataliputra had also an inscription, but Fa-Hsien did not quote it. He mentioned simply that an inscription of this pillar related the reason for building it and the year, the month and the day of its erection. The third stupa with inscriptions was erected at Vaisali, but here Fa-Hsien mentioned simply that a store pillar with inscriptions was erected there. Of the six pillars Fa-Hsien recorded the height of only three stupa. The stone pillar at Sankasya was thirty feet high. The stone pillar to the south of Asoka Stupa measured more than 30 feet high (may be he used Chinese foot) and fourteen or fifteen feet in circumference, while the pillar at the city of Hell measured also more than thirty feet high. Four pillars had images as decorative designs. On the top of the left pillar in front of Jevatana Vihara stood the image of a wheel, while the right pillar had an image of an ox. The pillar at Sankasya had the image of a lion on its top. All four sides of the pillar were shinning like glass. The Buddha’s images were carved. The pillar in the city of Hell at Pataliputra had also a lion on its top. 

phatphapcanban1-38
(Trụ đá do vua A Dục dựng lên tại Sarnath
Asoka’s pillar in Sarnath)

4) A Dục Vương Tháp—The stupa of King Asoka: Ngôi tháp Vua A Dục hay tháp Đại Giác do vua A Dục xây dựng vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề cách nay hơn 2.500 năm tại miền bắc Ấn Độ, bây giờ là một phần của Nepal. Phía sau Tháp Đại Giác, có một tháp nhỏ bằng đá, nằm trong khuôn viên của Bồ Đề Đạo Tràng, với những hình tượng nổi—The stupa of King Asoka or the Maha Bodhi Temple erected by king Asoka in the third century B.C. at Buddha Gaya where the Buddha attained enlightenment over 2,500 years ago in northern India, present-day part of Nepal. Behind the Maha Bodhi Temple at Buddha-Gaya, there is a small stupa, made of stone with the carved images of Buddhas. 

VI. Siladitya (reigned from 606 till 646): Thi La A Điệt Đa—Giới Nhật—Vua Thi La A Điệt Đa, lên ngôi tại Kanyakubja vào năm 606 sau Tây Lịch và sau đó xâm chiếm Punjab. Ông là một thí chủ rất phóng khoáng đối với Phật Giáo. Ông xây dựng nhiều chùa tháp Phật Giáo, và tỏ ra rất ưu đãi hai ngài Giới HiềnHuyền Trang. Chính ông là người chủ trương biên soạn bộ Bát Đại Linh Tháp Phạm Tán. Ông trị vì xứ Kanyakubja khoảng 40 năm—Son of Pratapaditya and brother of Rajyavardhana. Under the spiritual auspices of Avalokitesvara, he became king of Kanyakubja, 606 A.D. and later on conquered India and the Punjab. He was merciful to all creatures, strained drinking water for horses and elephants, he was most liberal patron of Buddhism, re-established the great quinquennial assembly, built many stupas, showed special favour to Silabhadra and Hsuan-Tsang, and composed the Astama-hasri-Caitya-Samskrta-Strota (Bát Đại Linh Tháp Phạm Tán). He reigned about 40 years. 

(B) Những Vị Cao Tăng Có Công Duy Trì 
Phật Giáo Tại Ấn Độ
Famous Monks who had helped 
maintaining Buddhism In India 

I. Amoghavajra (skt): Bất Không—A Mục Khư Bạt Chiết La—Vị Tăng tên Bất Không Kim Cang (Amoghavajra), người Bắc Ấn, đệ tử của trường phái Mật Giáo Phổ Hiền. Ngài Kim Cang Trí rất nổi tiếng và đã sáng lập ra trường phái Mật Giáo Du GiàTrung Quốc vào khoảng những năm 719-720 sau Tây Lịch. Bất Không kế thừa lãnh đạo trường phái nầy vào năm 732. Trong cuộc hành hương xuyên Ấn và Tích Lan từ năm 741 đến 746, ông đã mang về Trung Quốc 500 quyển kinh luận; giới thiệu phương pháp chuyển ngữ mới từ Phạn sang Hoa ngữ, ông đã xuất bản 108 tác phẩm. Ông là người có công giới thiệu ngày lễ Vu Lan Bồn, ngày rằm tháng bảy vào truyền thống Trung Quốc. Vào khoảng năm 746 ông trở lại Trung Quốc, vào cung lập đàn quy-y cho vua Thiên Bảo Huyền Tống. Ông có biệt tài cầu mưa ngưng bão. Đến năm 749 ông được phép về nước, nhưng vừa tới quận Nam Hải thì có sắc chỉ giữ ông lại. Năm 756 ông được triệu hồi về kinh và ở đây ông dùng hết thời gian còn lại đến năm 771 dịch và in ấn kinh Mật Tông được cả thảy 120 quyển. Ông là người đại diện chính của Phật giáo Mật Tông ở Trung Hoa, hoằng hóa rộng rãi qua ba triều vua nhà Đường, được phong danh hiệu Quốc Sư. Vào thời ông Mật Giáo cực thịnh. Ông thị tịch vào năm 774, thọ 70 tuổi, được vua ban cho thụy hiệu Tam Tạng Đại Biện Chánh Quảng Trí—A monk from northern India, a follower of the mystic teachings of Samantabhadra. Vajramati is reputed to have founded the Yogacarya or Tantric school in China about 719-720 A.D. Amogha succeeded him in its leadership in 732. From a journey through India and Ceylon from 741 to 746, he brought back to China more than 500 sutras and sastras; introduced a new form for transliterating Sanskrit and published 108 works. He is credited with the introduction of the Ullambana festival of All Souls, 15th of 7th moon. He is the chief representative of Buddhist mysticism in China, spreading it widely through the patronage of three successive emperors during the T’ang dynasty. He was especially noted for rain-making and stilling storms in 746, when he baptized the emperor Hsuan-Tsung. In 749 he received permission to return home, but was stopped by imperial orders when in the south of China. In 756 under Su Tsung he was recalled to the capital. His time until 771 was spent translating and editing tantric books in 120 volumes, and the Yogacara rose to its peak of prosperity. He died greatly honoured at 70 years of age in 774, twelve years of Tai-Tsung, the third emperor under whom he had served. The festival of feeding the hungry spirits is attributed to him. His titles of Thesaurus of Wisdom and Amogha Tripitaka. 

II. Aryadeva (skt): Devabodhisattva (skt)—Thánh Đề Bà—Thiên Thần—“Aryadeva” là từ Bắc Phạn có nghĩa là “vị trời khôn ngoan.” Đây là tên của Bồ Tát Đề Bà, người gốc Tích Lan, theo biên niên tiểu sử thì ông mù một mắt. Ông là một trong những triết gia chính của trường phái Trung Quán, là tác giả bộ Tứ Bách Luận nổi tiếng. Theo ý kiến chung thì ông là một nhà bút chiến dữ tợn, người đã tấn công các địch thủ và điều đó đã đưa đến sự việc ông bị ám sát chết. Tổ thứ 15 dòng Thiền Ấn Độ, gốc người Tích Lan, là đệ tử của Ngài Long Thọ Bồ Tát. Ông cũng được gọi là Đề Bà Bồ Tát, Thánh ThiênThanh Mục. Ông là tác giả của chín tác phẩm và là một người nổi tiếng về chống lại Bà La Môn. Các tác phẩm của ông chỉ còn tồn tại qua những bản dịch bằng tiếng Tây Tạng và Trung Hoa, bình giải những bài viết của Thầy ông là Ngài Long Thọ Bồ Tát. Tứ Bách Luận giải thích sự vắng mặt của bản ngã, dựa vào các biện chứng tiêu cực. Bách Luậnảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo, trong đó Thánh Đề Bà cố gắng bác bỏ những triết lý khác nhau đối lập với Phật giáo. Đây là một trong những bộ luận căn bản của trường phái Đại Thừa Tam Luận Tông ở Trung Hoa—A Sanskrit term for “Wise god.” Name of Devabodhisattva, a native of Ceylon and he is said in some biographical sources to have been blind in one eye. He is one of the major philosophers of the Madhyamaka school and the author of the influential work “The Four Hundred” (Catuhsataka). By all accounts he was a fierce polemicist (eloquence), who attacks on rival philosophers and that led to his assassination. The fifteen patriarch, a native of South India, or Ceylon, and disciple of Nagarjuna; he is also styled as Devabodhisattva, Aryadeva, and Nilanetra. He was the author of the nine works and a famous antagonist of Brahmanism. His works, which are only fully extant in Tibetan and Chinese versions, are commentaries on the writings of his teacher Nagarjuna. The Four Hundred (Chatuh-shataka) explains in four hundred verses the absence of substantiality (anatman or shunyata) through the use of negative dialectic. The Treatise on the Hundred Songs (Shata-shastra) exercised a great influence on Buddhism. In it Aryadeva attempted to refute various philosophical theories opposed to Buddhism. It is one of the foundational works of the Three Treatises (San-Lun) school of Chinese Madhyamaka. 

III. Atisa (982-1054): A Để Sa—Atisa (skt) Atisha (p). 
(A) Tiểu sử của A Để Sa—Atisa’s biography: A Để Sa, vị sư Phật giáo gốc hoàng gia tại vùng Bengal, Ngài đã đặc ra phương pháp hệ thống hóa sự đại giác. Ngài là trưởng lão của xứ Ma Kiệt Đà và là giảng sư rất nổi tiếng của trường Đại học Vikramsila. Ngài đến Tây tạng vào năm 1042 theo lời mời của các nhà lãnh đạo miền Tây của Tây Tạng. Ngài đã ở đấy giảng đạo trong suốt 12 năm sau cùng của cuộc đời. Tại đây ngài đã sáng lập trường phái Kadampa. Những thuyết giảng của Ngài có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Tây Tạng sau nầy. Ngài là nhân vật hàng đầu trong thời kỳ truyền bá Phật giáo sang Tây Tạng lần thứ nhất. Sau khi đến Tây Tạng ngài đã làm việc, cải cáchphục hưng giáo thuyết và phương cách tu tập Phật giáo. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài là quyển “Giác Ngộ Đạo Đăng” (đèn sáng cho con đường giác ngộ) trong đó ngài vạch ra con đường tiệm tiến đến Phật quả. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, tên tuổi của luận sư Dipankara-Srijnana được xếp hàng đầu trong số những người Ấn Độ đã hoạt động nhiệt tình để tạo cho Tây TạngẤn Độ gần gủi nhau hơn về mặt văn hóa. Tại Tây Tạng, danh tiếng ông chỉ đứng sau danh tiếng của Đức Phật và ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava). Trong số tất cả các học giả Ấn Độ đến Tây Tạng, luận sư A Để Sa là một học giả có công lớn lao trong việc dịch những tác phẩm vô giá từ tiếng Phạn ra tiếng Tây Tạng. Thân phụ của ngài là vua Kalyana Sri và thân mẫu là Sri Prabhavati. Ông sinh năm 982 tại Sahor, miền đông Ấn Độ. Không xa nơi Dipankara chào đời (cung điện Kalyana Sri) là tu viện Vikrama, nơi mà song thân của ngài rất gắn bó. Tu viện nầy rất nổi tiếng vào thời đó. Năm 12 tuổi, ngài xuất gia. Song thân muốn ngài tu tại tu viện Vikramasila, nhưng sau lời khuyên của luận sư Jitari, ngài xin phép song thân để đi đến Na Lan Đà. Tại đây ngài được thầy của trưởng tu viện là Avadhutipada nhận làm đệ tử. Thế là cậu bé Dipankara mười hai tuổi ở lại với Avadhutipada cho đến năm 18 tuổi. Trong thời gian nầy cậu đã nghiên cứu kỹ các kinh sách Phật giáo. Sau đó ngài trở về Vikramasila và hoàn tất việc học hành Phật pháp tại đây, nhưng sự khao khát về kiến thức của ngài vẫn chưa nguôi, nên ngài đi đến tu viện Mati ở Vajrasana và trở thành đệ tử của Mahavinayadhara Silaraksita, một nhà nghiên cứu sâu về luật tạng. Dipankara học về luật tạng trong hai năm. Do đó lúc 31 tuổi, Dipankara đã trở thành nhà tinh thông về Tam TạngMật tông, và trở thành một học giả toàn diện. Tại Vikramasila, Dipankara đã gặp gỡ các học giả nổi tiếng, và có lẽ đã học được nhiều điều từ các môn đệ của ngài Hộ Pháp. Tuy nhiên, nỗi khao khát chu du của ông vẫn chưa thỏa mãn. Từ Bồ Đề Đạo Tràng, ngài đi đến vùng duyên hải, có lẽ là đến Tamralipti, nay là Tamluk, trong quận Midnapur miền tây Bengal. Ngoài ra, ngài còn đi đến Lộc Uyển (Sarnath), Xá Vệ (Sravasti), Câu Thi Na (Kusinara) cùng các thánh địa khác trước khi dong buồm đi Sumatra. Lúc Dipankara du hành sang Sumatra là thời gian vua Vijayapala đang cai trị xứ Ma Kiệt Đà và Mahmud Ghaznavi đang xâm chiếm Ấn Độ (có lẽ vào năm 1023). Dipankara đi suốt 14 tháng, trong thời gian nầy, có thể ngài đã ghé thăm cả Miến Điện và Mã Lai. Ngày nay, không còn một dấu tích Phật giáo nào tại Sumatra ngoại trừ những đống gạch đổ nát của một vài tu viện cổ. Nhưng khi Dipankara đến đây thì nơi nầy đã nổi tiếng về kiến thức Phật giáo. Các tu sĩ Phật giáo nước ngoài trên đường đến Ấn Độ thường lưu lại Sumatra một thời gian để trau dồi tiếng Phạn. Người ta được biết điều nầy qua các bản tường thuật mà các nhà hành hương Trung Hoa từ bốn thế kỷ trước còn để lại. Năm 44 tuổi ngài rời khỏi Sumatra và quay trở về Vikramasila. Do có kiến thứcnăng lực xuất chúng, ngài đã trở thành người đứng đầu nhóm 51 học giảlãnh đạo 108 đền chùa tại đại tu viện Vikramasila—A Buddhist scholar of royal family in Bengal, who particularly systematized the method for generating enlightened mind (bodhicitta). He was a patriarch of Magadha and a well-known teacher of Vikramsila University. Atisa arrived in 1042 in response to an invitation from the rulers of western Tibet. He spent the last twelve years of his life there to preach. In Tibet he founded Kadampa school. His teaching tradition had a great influence on Tibetan Buddhism later. He was the leading figure in the “second dissemination” of Buddhism to Tibet. After his arrival he worked to reform and revive Buddhist teachings and practices. His most influential work is “the lamp for the Path to Awakening,” in which he outlined a gradual path to buddhahood. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Acarya Dipankara-Srijnana’s name stands foremost among the Indians who had worked selflessly to bring Tibet and India closer together culturally. In Tibet, his fame is only next to that of the Buddha and Padmasambhava. Undoubtedly, of all the Indian scholars who went to Tibet from India, Acarya Dipankara-Srijnana was one of the greatest. He made available priceless Sanskrit works in Tibetan. Acarya Dipankara-Srijnana’s father was king Kalyana Sri and his mother Sri Prabhavati. He was born in 982 A.D. in eastern India. Not far from the Kalyana Sri palace where Dipankara was born, was the Vikrama-vihara, which was also called Vikramasila Vihara. The parents of Dipankara were intimately connected with the Vikramasila Vihara which was widely known throughout the Buddhist world in those days. He left home at the age of twelve. His parents wanted him to stay at Vikramasila-Vihara, but after the advice from Acarya Jitari, he wanted to go to Nalanda. He reported himself to Bodhibhadra, head of at Nalanda-vihara. Later, Avadhutipada, the Guru (Bodhibhadra’s master), accepted him as a disciple. Dipankara stayed with him until he was eighteen. In this period, he made a thorough study of the scriptures. Later, he returned to Vikramasila Vihara to complete his study, but his thirst for knowledge was not quenched, so he went to the Mati Vihara in Vajrasana and became the disciple of Mahavinayadhara Silaraksita, the great Vinaya-pitaka scholar. He studied Vinaya-pitaka with him for two years. Thus, by the time he reached the age of 31, Dipankara Srijnana had already become a master of the three Pitakas and the Tantras, and an all-round scholar. At Vikramasila, Dipankara had met and learned a lot from the disciples of Acarya Dharmapala. However, his wander lust was not satisfied. From Bodh-Gaya he went to the sea coast, perhaps to Tamralipti, the present Tamluk in the Midnapur district of West Bengal. Besides, Dipankara must have visited Sarnath (Rsipatan), Sravasti, Kusinara and other holy places before he set sail for Sumatra. Dipankara travelled to Sumatra while Vijayapala was the king of Magadha and Mahmud Ghaznavi invaded India (1023). Dipankara travelled for fourteen months and during this period he might have visited Burma and Malaysia also. No vestige of the Buddhist religion is left in Sumatra now except for the ruins of some old viharas, but when Dipankara went there, it was famous for Buddhist learning. It was usual for foreign monks on their way to India to stay in Sumatra for some time to acquire proficiency in Sanskrit. This is known from the account left by Chinese pilgrims four centuries earlier. At the age of forty-four, Dipankara Srijnana left Sumatra and returned to Vikramasila. By virtue of his extraordinary learning and ability, he became the chief among the 51 scholars and the leader of 108 temples in the Vikramasila Vihara.
(B) Cuộc sống và công việc của tôn giả A Để Sa tại Tây Tạng—The life and work of Atisa in Tibet: Cuộc sống và công việc hoằng hóa của ngài A Để Sa tại Tây Tạng rất quan trọng cho sự phát triển Phật giáo tại nước nầy. Từ khi ông đến Tây Tạng thì Phật giáo nước nầy đã phát triển thành nhiều trường phái bản địa khác nhau. trong số nầy hình thức Phật giáo hỗn tạp và chưa cải cách ban đầu được gọi là Rnin-ma-pa hay là trường phái Cũ với bốn tiểu phái chính. Các tín đồ của trường phái nầy thờ cúng Padmasambhava, xem đây là người sáng lập và là đạo sư của họ, họ tin tưởng vào sự ứng nghiệm của thần linh ma quỷ, họ thường được nhận biết qua chiếc mũ màu đỏ. Các giáo lý cải cách của A Để Sa, dựa trên truyền thống Du Già do Di LặcVô trước sáng lập, dẫn đến sự hình thành của trường phái Bkah-gdams-pa bởi người đệ tử người Tây Tạng của ông là Hbrom-ston. Trường phái nầy có quan điểm tổng hợp của cả Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa, buộc các tu sĩ phải sống độc thân và không khuyến khích chuyện phù phép. Chính trên cơ sở của giáo lý nầy mà nhà cải cách vĩ đại của Tây TạngTông Khách Ba vào thế kỷ thứ 14, đã lập nên trường phái Dge-lugs-pa, qua sự gạn lọc những nghi thức cầu kỳ của Bkah-gdams-pa và đang chiếm ưu thế trong Phật giáo Tây Tạng ngày nay cả về thế tục lẫn tâm linh, qua sự kế vị của các vị Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lamas)—The life and work of Atisa in Tibet are very important for the development of Tibetan Buddhism. From the time he came to Tibet, Tibetan Buddhism developed into different indigenous schools. In relation to these, the earlier heterogenous and unreformed type of Buddhism came to be called Rnin-ma-pa or the old school with four main sub-sects. The followers of this school worship Padmasambhava as their founder and Guru, believe in the fulfilment of both the divine and the demoniacal, and are generally recognized as such by their red caps. Atisa’s reformed teachings, based upon the Yogacara traditions founded by Maitreya and Asanga, led to the establishment of the Bkah-gdams-pa school by his Tibetan disciple, Hbrom-ston. It took a synthetic view of the teachings of both Hinayana and Mahayana, enforced celibacy upon the monks and discouraged magic practices. It was on the authoritative basis of this doctrine that the great Tibetan reformer, Tson-kha-pa, founded in the 14th century A.D. the Dge-lugs-pa sect, which purified the Bkah-gdams-pa of much of its elaborate ritualism and today dominates Tibetan Buddhism both temporarily and spiritually, through the religious succession of the Dalai Lamas, of whom the fourteenth is now the head of this theocracy. 

IV. Buddhadatta: Tăng sĩ học giả, một trong những nhà phê bình Vi Diệu Phápảnh hưởng rất lớn. Ngài là nhà tu thông thái thuộc trường phái Theravada vào thế kỷ thứ IV hay V sau CN, gốc Tamil. Theo truyền thống, ông gặp Buddhaghosa và muốn ông này trụ tại Mahavihara. Ông nổi tiếng với các bộ “Sự Xác Định Về Giới Luật Tự Viện” và “Nhập Vào Thượng Trí.” Quyển đầu là một quyển luận về Luật Tạng, và quyển thứ nhì luận về Luận Tạng. Sau chuyến du hành dài về thủ đô Anuradhapura, ông đã soạn những bình giải Vinaya-pitaka và Buddhavamsa cũng như nhiều sách giáo lý chính xácrõ ràng cho trường phái Theravada. Tuy cùng thời với Phật Âm, Buddhadatta đã đến Tích Lan trước Phật Âm. Theo Buddhaghosappatti, đạo sư Buddhadatta đã đến Tích Lan trước đó để nghiên cứu giáo lý của Đức Phật. Trên đường trở về sau khi hoàn tất việc nghiên cứu, thuyền của ông gặp một chiếc thuyền chở luận sư Phật Âm đang đến Tích Lan. Hai người gặp nhau, họ tự giới thiệu, chào hỏi nhau. Luận sư Phật Âm nói: “Những bài luận giải giáo lý của Đức Phật hiện có bằng tiếng Tích Lan. Tôi đang đi đến Tích Lan để dịch sang tiếng Ma Kiệt Đà.” Buddhadatta đáp lại: “Đạo hữu ơi! Tôi cũng đã đến Tích Lanmục đích đó, nhưng tôi không còn sống được bao lâu nữa, không thể hoàn thành nhiệm vụ được.” Trong khi hai vị đang nói chuyện thì thuyền vẫn cứ đi qua nhau và không còn nghe được gì nữa. Dường như khi rời xa nhau, Buddhadatta đã yêu cầu Phật Âm gửi về Ấn Độ các bản sao của mỗi bài luận giải của ông cho mình, và có lẽ Phật Âm đã làm điều đó. Sau đó Buddhadatta đã tóm lược các bài luận giải của Phật Âm về Luận Tạng trong cuốn Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận (Abhidharmavatara), và các luận giải về Luật Tạng trong cuốn Vinaya-vinicchya—Scholar-monk who was one of the most influential Abhidharma commentators. He was a scholar of the Theravada school who lived in the 4th to 5th centuries. He was of Tamil origin. According to tradition, he met Buddhaghosa and like him resided in the Mahavihara. He is best known for for his “Ascertainment of Monastic Discipline” and “Entry into Higher Knowledge.” The first is a commentary on the Vinaya-Pitaka, and the second is a commentary on the Abhidharma-Pitaka. After long journeys to the capital Anuradhapura, he composed his works and commentaries to the Vinaya-pitaka, the Buddhavamsa which later set forth the teachings of the Theravada in a concise and clear way. Though a contemporary of Buddhaghosa, Buddhadatta had preceded the latter in Ceylon. According to the Buddhaghosuppatti, Acarya Buddhadatta had gone earlier to Ceylon to study the word of the Buddha. When he was on his way back to India after having completed his studies, his boat crossed another which carried Acarya Buddhaghosa to Ceylon. As they met each other, they introduced themselves and exchanged greetings. Acarya Buddhaghosa said: “The commentaries of the Buddha is available in the Simhalese language. I am proceeding to Ceylon to render them into Magadhi.” Buddhadatta replied: “Brother, I too had come to Ceylon for the same purpose, but as I shall not live very long now, I cannot finish the task.” As the two elders were still conversing, the boats passed each other beyond hearing. It appears that as they departed, Buddhadatta requested Buddhaghosa to send copies of each of his commentaries to him in India, which in all probability Buddhaghosa did. Buddhadatta later summarized Buddhaghosa’s commentaries on the Abhidharma-pitaka in the Abhidharmavatara and those on the Vinaya-pitaka in the Vinaya-vinicchya. 

V. Candrakirti (skt): Nguyệt Xứng.
(A) Sơ lược tiểu sử của ngài Nguyệt Xứng—A brief biography of Candrakirti: Một trong những triết gia theo chủ trương bút chiến của trường phái Trung Đạo vào thế kỷ thứ tám, ông đã có ảnh hưởng rất lớn trong việc truyền bá trường phái Trung Đạo vào đất Tây Tạng. Ông tự xem mình như là nhà phê bình bảo vệ truyền thống giáo thuyết của Ngài Buddhspalita chống lại các đối thủ của nó, quan trọng hơn hết là truyền thống Bhavya và truyền thống Du Già được các ngài Vô TrướcThế Thân sáng lập. Tập phê bình của ông trên tác phẩm Căn Bản Kệ về Trung Đạo, có nhan đề “Minh Ngữ” đã trở thành tập sách giảng giải dứt khoát về Long Thọ tại Tây Tạng. Ông là một trong những đại biểu quan trọng nhất của trường phái Trung Quán vào thế kỷ thứ 8. Ông giữ một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển Trung Quán tại Tây Tạng—An influential Madhyamaka philosopher and polemicist, considered by Tibetan doxographers to be the most important commentator of the Prasangika-Madhyamaka tradition. He saw himself as defending the commentarial tradition of Buddhapalita against its rivals, most importantly the tradition of Bhavya and the Yogacara tradition, founded by Asanga and Vasubandhu. His commentary on Nagarjuna’s Fundamental Verses on the Middle Way (Mulamadhyamaka-Karika), entitled Clear Words (Prasanna-pada), became the definitive interpretation of Nagarjuna in Tibet. One of the most important representatives of the school of Madhyamika in the 8th century. He played an important role and had great influence on the development of the Madhyamika in Tibet.
(B) Những bộ luận của ngài Nguyệt Xứng—Commentaries written by Candrakirti: Ông đã viết khoảng 20 bộ luận giải về Trung Quán Luận của ngài Long Thọ. Những tác phẩm này hiện chỉ còn được bảo tồn ở những bản dịch bằng tiếng Tây Tạng. Trong đó “Minh Cú Luận” của ngài là bản duy nhất còn tồn tại trong văn bản Bắc Phạn nguyên thủy. Dường như chính nó đã hất cẳng tất cả những bản chú giải khác. Nguyệt Xứng nổi tiếng vào đầu thế kỷ thứ 7 và ngài đã viết một số tác phẩm xuất sắc. Ngài đã từng theo Liên Hoa Giác, một đệ tử của ngài Phật Hộ, để nghiên cứu về giáo lý Trung Quán, và có thể ngài cũng là đệ tử của Thanh Biện. Như đã nói, tác phẩm “Minh Cú Luận” là bộ luận giải do ngài viết nhằm chú giải Trung Quán Luận của ngài Long Thọ. Ngoài ra, “Nhập Trung Luận” và chú thích của nó chính là tác phẩm độc lập của ngài. Trong Minh Cú Luận ngài thường đề cập đến “Nhập trung Luận,” điều này cho thấy rõ rằng “Nhập trung Luận” đã được viết sớm hơn Minh Cú Luận. Ngoài ra, ngài còn chú giải “Thất thập tụng không tánh luận,” “Lục Thập Tụng Chánh Lý Luận” của ngài Long Thọ và “Tứ Bách Luận” của ngài Thánh Đề Bà. Ngoài ra, còn có hai bản khái luận, đó là “Nhập trung Đạo Bát Nhã Luận” và “Ngũ Uẩn Luận.” Trong tất cả các sách của ngài, hiện chỉ còn Minh Cú Luận là vẫn còn bản gốc, còn thì tất cả chỉ còn tồn tại qua bản dịch bằng Tạng ngữ mà thôi. Nguyệt Xứng đã biện hộ cho Quy Mậu Luận Chứng Phái một cách nhiệt liệt, hơn nữa ngài còn nêu ra rất nhiều điểm sơ hở về luận lý của Thanh Biện. Ngài cũng ủng hộ chủ trương quan điểm thông thường của cảm quan tri giácchỉ trích học thuyết “Tự Tướng” và “Vô Phân Biệt.” Ngài cũng phê bình về thuyết “Vô Thức” và cho rằng ý thức mà không có đối tượng là một điều không thể quan niệm được—About 20 of his commentaries were written on Nagarjuna’s Madhyamaka Sastra. They are available only in Tibetan translation. Candrakirti’s Prasannapada commentary is the only one that has survived in the original Samskrta. It seems to have elbowed every other commentary out of existence. He flourished early in seventh century A.D. and wrote several outstanding works. He was born in Samanta in the South. He studied Madhyamaka philosophy under Kamalabuddhi, a disciple of Buddhipalita, a disciple of Kamalabuddhi, a disciple of Buddhapalita and probably under Bhavya also. His prasannapada commentary on Nagarjuna’s Madhyamaka sastra, has already been mentioned. He wrote an independent work, named “Madhyamakavatara” with an auto-commentary. He frequently refers to Madhyamakavatara in his Prasannapada which goes to show that the former was written earlier than the latter. He also wrote commentaries on Nagarjuna’s Sunyata Saptati and Yukti Sastika and on Aryadeva’s Catuhsataka. Two other manuals (prakaranas), Madhyamaka-prajnavatara and Pancaskandha were also written by him. Of all his works, only Prasannapada is available in the original; other works are available only in Tibetan translation. Candrakiirti vigorously defends the Prasangika school, and exposes the hollowness of Bhavaviveka’s logic at many places. He also supports the common sense view of sense perception and criticizes the doctrine of the ‘unique particular’ (Svalaksana) and perception devoid of determination (kalpanapodha). He has also criticized Vijnanavada and maintains that consciousness (vijnana) without an object is unthinkable.

VI. Dharmakirti (skt): Pháp Xứng—Pháp Xứng sanh ra tại làng Tirumalai trong xứ Cola, là người kế thừa của Trần Na. Thoạt tiên ông học lý luận học với Isvarasena, một đệ tử của ngài Trần Na. Về sau, ông đến đại tu viện Nalanda và trở thành đệ tử của ngài Pháp Hộ (see Dhammapala in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section) khi ấy là viện trưởng và cũng là một luận sư xuất chúng của Duy Thức tông. Tiếng tăm của ông bị chìm vào bóng tối, nhưng Rahul Sankrityayan đã phát hiện tại Tây Tạng bản dịch từ nguyên bản tiếng Phạn của cuốn Lượng Thích Luận (Pramana-vartika), tác phẩm lớn của Pháp Xứng, sau biến cố đó người ta mới biết ông đã từng là một trong những nhà luận lý và triết gia Phật giáo nổi tiếng và xuất chúng, ông cũng là nhà lãnh đạo trường phái Yogachara, đến từ Nam Ấn vào thế kỷ thứ VII sau Tây Lịch. Tiến sĩ Stcherbatsky xem ông như là triết gia Kant của Ấn Độ quả cũng không sai. Thậm chí các đối thủ Bà La Môn của ông cũng phải nhìn nhận năng lực suy luận siêu phàm của ông. Ngoài tác phẩm chính của ông là Pramana-vartika (Giải Thích các Tiêu Chuẩn hay Lượng Thích Luận), ông còn viết những tác phẩm khác như Quyết Định Theo các Tiêu Chuẩn hay Lượng Quyết Định Luận (Pramana-viahishchaya), bàn về những vấn đề căn bản của nhận thức, Nyaya-bindu, Sambandha-pariksa, Hetu-bindu, Vadanyaya và Samanantara-siddhi. Tất cả những tác phẩm nầy phần nhiều nói về lý thuyết tri thức của Phật giáo, và cho thấy bộ óc uyên bác rộng lớn với một tư duy tinh tế. Các tác phẩm của ngài Pháp Xứng đánh dấu tột đỉnh về nhận thức luận mà Phật giáo sau nầy đã đạt tới—Dharmakirti, who was born in a village named Tirumalai in the Cola country, was a successor of Dinnaga. First, he studied logic from Isvarasena who was among Dinnaga’s pupils. Later, he went to Nalanda and became a disciple of Dhammapala who was at that time the Sangha-sthavira of the Mahavihara and a prominent teacher of the Vijnanavada school. His fame as a subtle philosophical thinker and dialectician was still recently in obscurity until Rahul Sankrityayan discovered in Tibet the original Sanskrit version of the Pramana-vartika of Dharmakirti. After that incident, people realized that he was one of the most important and unsurpassed Buddhist logicians and philosophers and one of the principal spokesmen of the Yogachara, came from South India in the 7th century. Doctor Stcherbatsky rightly regards him as the Kant of India. Even his Brahminical adversaries have acknowledged the superiority of his reasoning powers. Beside his principal works Pramana-vartika (Explanation of the Touchstones), other important works written by Dharmakirti are the Pramana-viahishchaya (Resolve concerning the Touchstones) treat the basic questions concerning the nature of knowledge, the Nyaya-bindu, the Sambandha-pariksa, the Hetu-bindu, the Vadanyaya, and the Samanantara-siddhi. All these works deal generally with the Buddhist theory of knowledge and display great erudiction and subtle thinking. Dharmakirti’s writings mark the highest summit reached in epistemological speculation by later Buddhism. 

VII.Kapimala (skt): Ca Tỳ Ma La—Một vị Tăng ở Ma Kiệt Đà bây giờ là Patna, vào khoảng thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Trước ngài theo ngoại đạo, sau được ngài Mã Minh khuất phục nên xin làm đệ tử Phật. Ngài là Tổ thứ 13 ở Ấn Độ. Người ta nói ngài chính là người đã khuất phục và truyền pháp cho ngài Long Thọ—A monk of Magadha (Patna), around the second century A.D., converted by Asvaghosa. He was the thirteenth Patriarch and he himself is said to have converted Nagarjuna.

VIII.Maggaliputta Tissa (p): Mục Kiền Liên Tư Đế Tu—Theo Mahavamsa, Mục Kiền Liên Tư Đế Tu sinh ra trong một gia đình Bà La Môn, chưa đến 16 tuổi ngài đã tinh thông hết ba kinh Vệ Đà. Tuy nhiên, sau đó ngài được trưởng lão Siggava hóa độ. Ngài đã đi theo Phật giáo và nhanh chóng đạt đến quả vị A La Hán với đầy đủ mọi phép thần thông. Chính do ảnh hưởng của ngài mà vua A Dục đã cho con trai của mình là Ma Thẩn Đà và con gái là Tăng Già Mật Đa xuất gia tu theo đạo Phật. Sau đó, hai vị nầy đã vượt biển đến Tích Lan để hóa độ cho cả hòn đảo nầy tin theo Phật. Với việc vua A Dục đi theo đạo Phật, nhiều tu viện nhanh chóng phát triển về mặt vật chất và các tu sĩmột đời sống đầy đủ dễ chịu hơn. Nhiều nhóm dị giáo đã bị mất nguồn thu nhập nên ngã theo Phật giáo. Tuy nhiên, dù theo đạo Phật, nhưng họ vẫn giữ tín ngưỡng, cách hành trì, cũng như thuyết giảng giáo lý của họ thay vì giáo lý đạo Phật. Điều nầy khiến cho trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu đau buồn vô cùng, nên ông lui về ở ẩn một nơi hẻo lánh trong núi A Phù suốt bảy năm. Số người dị giáotu sĩ giả hiệu ngày một đông hơn những tín đồ chân chánh. Kết quả là trong suốt bảy năm chẳng có một tự viện nào tổ chức lễ Bố Tát hay tự tứ. Cộng đồng tu sĩ sùng đạo từ chối không chịu làm lễ nầy với những người dị giáo. Vua A Dục rất lo lắng về sự xao lãng nầy của Tăng chúng nên phải ra lệnh thực hiện lễ Bố Tát. Tuy nhiên, vị đại thần được nhà vua giao phó nhiệm vụ nầy đã gây ra một vụ thảm sát đau lòng. Ông ta hiểu sai mệnh lệnh nhà vua nên đã chặt đầu những tu sĩ không chiu thực hiện lệnh vua. Hay tin nầy, vua rất đau lòng. Ngài đã cho thỉnh trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu về Hoa Thị để thỉnh ý. Sau nhiều lần từ chối không được, trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu phải nhận lời đi đến gặp vua để cố vấn cho nhà vua về vấn đề nầy. Vua hỏi xem mình có mang tội sát hại các tu sĩ do hành động của viên quan đại thần của mình. Trưởng lão trả lời rằng nếu không chủ ý xấu thì không có tội. Như thế mọi thắc mắc trong lòng nhà vua được giải tỏa. Đoạn trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu còn giảng giải cho nhà vua về chánh pháp của Đức Phật trong một tuần lễ. Chính nhờ vậy mà nhà vua thấy được những sai lầm của ngoại đạo cũng như những vị Tăng giả hiệu, nên ngài cho triệu tập Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển lần thứ ba—Moggaliputta-Tissa was born in a Brahmin family and learned the three Vedas before he was sixteen. He was, however, won over to the new faith by Thera Siggava and very soon attained to Arhatship with all its attendant supernatural powers. It was under his influence that the Emperor made over to the Buddhist Order his son Mahinda and daughter Sanghamitta. Later, these two crossed to Ceylon and converted the whole island to the Buddhist faith. With the conversion of King Asoka, the material prosperity of the monasteries grew by leaps and bounds and the monks lived in ease and comfort. The heretics who had lost their income were attracted by these prospects to enter the Buddhist Order. They continued, however, to adhere to their old faiths and practices and preached their doctrines instead of the doctrines of the Buddha. This caused extreme distress to Thera Moggaliputta-Tissa who retired to a secluded retreat on Mount Ahoganga and stayed there for seven years. The number of heretics and false monks became far larger than that of the true believers. The result was that for seven years no Uposatha or retreat (Pavarana) ceremony was held in any of the monasteries. The community of the faithful monks refused to observed these festivals with the heretics. King Asoka was filled with distress at this failure of the Sangha and sent commands for the observance of the Uposatha. However, a grievous blunder was committed by the Minister who was entrusted with this task. His misunderstood the command and beheaded several monks for their refusal to carry out the King’s order. When this sad news reported to Asoka, he was seized with grief and apologized for this misdeed. He then invited Maggaliputta Tissa to go to Pataliputta to advise the king on this issue. After several unsuccessful attempts, the elder Tissa was prevailed upon to consent to go to Pataliputta. The king asked Tissa whether he was guilty of the murder of the monks through his Minister. The Thera answered that there was no guilt without evil intent. This satisfied the scruples of the King. Then the Elder expounded the holy teachings of the Buddha for a week that helped the king see the misguided beliefs brought to Buddhism by heretics and false monks. Therefore, the king convened the Third Council—See Buddhist Councils (3) in Chapter 5. 

IX. Mahadeva (skt): Ma Ha Đề Bà—Đại Thiên—Tên một vị tỳ kheo trong Đại Chúng Bộ, xuất gia khoảng 100 năm sau ngày Phật nhập diệt. Trong lần kiết tập kinh điển lần thứ ba, khoảng 100 năm sau ngày Đức Phật nhập diệt, một Tăng sĩ tên Đại Thiên từ Paliputra đã đưa ra lập luận A la hán vẫn chưa thoát khỏi si mê, vẫn còn bị cám dỗ, vẫn còn bị xuất tinh về đêm, và vẫn còn hoài nghi Phật pháp. Ông cũng bị coi như là người theo hùa với Vua A Dục định giết hết những người trong Thượng Tọa Bộ; tuy nhiên người đứng đầu trong Thượng Tọa Bộ chạy thoát được sang xứ Ka Thấp Di La—An able suppporter of the Mahasanghikah, whose date is given as about a hundred years after the Buddha’s death. In the Third Buddhist Council, about 100 years after the Buddha’s death, a monk form Pataliputra named Mahadeva put forward that an arhat is not yet free from ignorance; he is still subject to temptation, can have nocturnal emissions, and doubts concerning the teaching. He is also described as a favourite of Asoka, with whom he is associated as persecutor of the Sthavirah; however, the head of which escaped into kashmir. 

X. Parsva: Hiếp Tôn Giả (Worship of the Ribs)—Ông là một cư dân vùng Trung Ấn. Ông là người chủ tọa Đại hội kiết tập kinh điển lần thứ tư. Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Hiếp Tôn Giả (thời Đường bên Trung Quốc gọi Ngài Parsva là Hiếp Tôn Giả) là vị Tổ thứ mười của Ấn Độ, là thầy của Tổ Mã Minh, người đã thệ nguyện không nằm cho đến khi nào thấu triệt chơn lý trong Tam Tạng Kinh Điển. Trong ba năm, Ngài đã cắt đứt mọi dục vọng trong Dục giới, sắc giới, và Vô sắc giới, đạt được lục thông và Bát Ba La Mật. Ngài thị tịch khoảng năm 36 trước Tây Lịch—A native of Central India. He is also said to have presided over the Fourth Council. According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Parsva was the tenth patriarch, the master of Avaghosa, previously a Brahman of Gandhara, who took a vow to not lie down until he had mastered the meaning of the Tripitaka, cut off all desire in the realms of sense, form, and non-form, and obtained the six supernatural powers and the eight paramitas. This he accomplished after three years. He died around 36 B.C—See Twenty eight Indian Patriarchs in Chapter 19. 

XI. Santaraksita (680-740): Tịch Hộ—Một nhà triết học Phật giáo người Ấn Độ, được nổi tiếng nhờ tác phẩm “Toát Yếu về Chân Lý.” Ngài được truyền thống Phật giáo Tây Tạng xem như là một trong ba người đã giúp thiết lập Phật giáo trên xứ tuyết này. Cùng với Trisong Detsen và Padma Sambhava, ngài đã thành lập tự viện đầu tiên ở Tây Tạng tên là Samye. Có thể nói rằng Tịch HộLiên Hoa Giới tiêu biểu cho sự dung hợp của học thuyết Trung QuánDuy Thức Luận, và vì thế không thể gọi họ thuộc phái Trung Quán chân chính. Ông viết bộ Chân Lý Khái Yếu, trong khi một đệ tử nổi tiếng của ông là Liên Hoa Giới đã viết bộ “Minh Giải Chân Lý Khái Yếu” để chú giải một cách tinh tường về chân lý khái yếu của ông—An Indian Buddhist philosopher, whose best-known work is the “Compendium of Truth” (Tattva-samgraha). He is credited in Tibetan tradition with having been one of the three people who helped to establish Buddhism in the Land of the Snows. Together with Trisong Detsen and Padma Sambhava, he established the first monastery in Tibet, named Samye. It may be said in passing that Santaraksita and Kamalasila represent a syncretism of the Madhamaka system and Vijnanavada and cannot be strictly called Madhyamikas. Santaraksita flourished in the eighth century. His great work was Compendium of Reality (Tattvasamgraha), while his celebrated disciple, Kamalasila, wrote a “Learned Commentary on the Comppendium of Reality (Tattvasamgraha-Panjika). 

XII.Santideva (skt): Tịch Thiên—Shantideva (p).
(A) Tổng quan về Tịch Thiên—An overview of “Santideva”: Từ Phạn ngữ có nghĩa là “Chúa tể hòa bình.” Đại diện Mahayana của phái Madhyamika, một nhà sư tại trường Đại học Phật giáo Nalanda vào thế kỷ thứ VII hay VIII sau Tây Lịch. Những tác phẩm của Ngài còn lưu lại là Shikshamuchchaya (Sưu Tập Các Thuyết Giảng) và Bodhicharyavatara (Đại Giác Nhập Môn). Trong Sư tập thuyết giảng, Santideva đã mô tả sự tiến triển của một Bồ Tát từ đạt được tinh thần đại giác đến khi đạt được trí năng phải tuân thủ “sáu hoàn thiện” (six paramitas). Đây là một sách chỉ nam cho giới xuất gia. Quyển Đại giác nhập môn, giáo khoa nhập môn cho những Phật tử tại gia và những người mới tu tập—A Sanskrit term for “Lord of Peace.” An Indian Buddhist philosopher associated with the Madhyamaka school, best known for two works, Entering the Path to Awakening (Bodhicaryavatara) and Compendium of Studies (Siksa-samuccaya). A representative of Madhyamika school of the Mahayana, a monk at the monastic university Nalanda during the 7th or 8th centuries AD. He was the author of two surviving works, the Shikshamuchchaya (Collection of Rules) and Bodhicharyavatara (Entering the Path of Enlightenment). In Shikshamuchchaya, Santideva described the path of development of a bodhisattva from first arising of the thought of enlightenment (bodhicitta) to the attainment of the transcendental knowledge (prajna), practitioners must cultivate the six perfections (paramitas). In Bodhicharyavatara, it is conceived primarily as an introduction for lay persons and beginners.
(B) Tịch Thiên và trường phái Qui Mậu Luận Chứng—Santideva and the Prasangika School: Tịch Thiên là một trong những cột trụ vĩ đại của trường phái Qui Mậu Luận Chứng. Ngài đã xuất hiệnnổi tiếng vào thế kỷ thứ 7 sau Tây Lịch. Theo Taranathaas thì Tịch Thiên là con của vua Đức Khải trị vì xứ Saurastra, và là người thừa kế chánh thống ngai vàng. Khi còn là một Thái tử, tên ngài là Tịch Khải. Vì chấp nhận một cách sâu sắc tư tưởng Đại Thừa nên ngài đã phát tâm để lìa bỏ vương quốc và đã đến xuất gia với Tu Viện Na Lan Đà và sau đó ngài được biết với tên Tịch Thiên. Những tác phẩm của ngài gồm có “Học Xứ Yếu Tập (Siksa-samuccaya) và “Nhập Bồ Đề Hành Luận” (Bodhicaryava-tara). Trong bộ Học Xứ Yếu Tập, ngài đã đề cập đến rất nhiều kinh điển Đại Thừa vô cùng quan trọng, tất cả gồm 97 loại, những loại sách này hiện nay đã hoàn toàn bị thất truyền. Trong Nhập Bồ Đề Hành Luận, ngài đã nhấn mạnh đến việc tu tập Bồ Đề Tâm. Ngài là một thi hào vĩ đại nhất trong học phái Trung Quán. Hầu hết những tác phẩm của ngài đều biểu hiện sự kết hợp đẹp đẽ giữa thi catriết học. Ngài là tín đồ của phái Qui Mậu Luận Chứng và đã phê bình phái Duy Thức một cách mạnh mẻ—Santideva was one of the great pillars of the Prasangika School. He flourished in the seventh century. According to Taranathaas, Santideva was the son of King Kalyanavarman of Saurastra and was the rightful successor to the throne. As a prince he was known as Santivarman. He was so deeply inspired by Mahayanic ideal that he fled away from his kingdom and took orders with Jaideva in Nalanda after which he was known as Santideva. He was the author of Siksa-samuccaya and Bodhicaryava-tara. In the former, he has referred to many important Mahayana works, nearly 97, which are now completely lost. In the Bodhicaryavatara he has emphasized the cultivation of Bodhicitta. He was the greatest poet of the Madhyamaka school and his work evokes a beautiful fusion of poetry and philosophy. He was the follower of the Prasangika method and has criticized Vijnanavada vehemently. 

XIII.Tilopa (988-1069): Một vị sư người Ấn, tên của ông lấy từ việc ông làm nghề ép hạt mè để lấy dầu. Theo truyền thống Kagyupa, ông thọ nhận giáo pháp trực tiếp từ Đức Đại Nhật Như Lai và sau này truyền lại cho Naropa, một đại đệ tử của ông. Ông là một trong những vị thầy nổi tiếng nhất thuộc truyền thống Đại Ấn. Ông tổng hợp các hệ thống “mật chú” khác nhau của Phật giáo Ấn Độ và truyền những phương pháp này lại cho đệ tử của mình là Naropa. Về sau các phương pháp này được truyền bá khắp Tây Tạng, đặc biệt là trong trường phái Kagyupa—Indian monk whose name derives from his reported occupation of pressing sesame seeds to extract their oil. According to Kagyupa tradition, he received teachings directly from Vajradhara Buddha and later transmitted to Naropa, his main student. He was one of the most famous masters and the first human teacher in the Mahamudra lineage. He unified various Tantric systems of Indian Tantric Buddhism and transmitted these methods to his student, Naropa. Later, these teachings were propagated in Tibet, especially in the Kagyupa school.

XIV.Yasha (skt): Da Xá—Trong các vị cao Tăng thời cổ đại có cả thảy 3 vị mang tên Da Xá, vị thứ nhất là đệ tử thứ sáu của Đức Phật, vị thứ nhì là đệ tử của Ngài A Nan, và vị thứ ba, sanh sau khi Đức Phật Thích nhập diệt chừng 100 năm, người đã khuyến khích vua A Dục xây 8 vạn bốn ngàn tháp Phật ở miền Bắc Ấn Độ, triệu tập 700 vị Thánh Tăng, và liên hệ đến việc kết tập kinh điển lần thứ hai. Yasha chính là vị sư đã tố giác sư sãi Vaishali đã nhận vàng bạc, bất thời thực, cũng như uống rượu trong tự viện. Chính Yasha đã được sự ủng hộ của các sư trưởng lão trong việc kết tội các sư Vaishali trong kỳ đại hội lần hai—In the old times, there were three persons with the same name: Yasha, the first person was the sixth disciple of the Buddha, the second person was a disciple of Ananda, and the third person, who was born about 100 years after the Buddha’s nirvana, is said to encourage king Asoka to build 84,000 Buddha stupas in northern India, convene (summon) 700 arhat saints (monks), and play an important part in connection with the second synod. He accused Vaishali monks of accepting gold and silver from lay followers, taking food at the wrong time, and drinking alcohol in the temple, etc. He was the one who got support from other senior monks to convoke the second council in Vaishali around 386. 

(C) Những Vị Có Công Duy Trì 
Phật Giáo Tại Trung Hoa
Those who had helped maintaining 
Buddhism In China

I. Bát Lạt Mật Đế: Pramiti (skt)—Paramiti (skt)—Một vị Tăng người Trung Ấn, đến Quảng Châu dưới thời nhà Đường. Ngài đã dịch bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm sang Hoa ngữ vào khoảng năm 705 sau Tây Lịch—A monk from Central India, came to Kuang-Chou, China during the T’ang dynasty. He translated the Surangama Sutra into Chinese around 705 A.D.

II. Bồ Đề Lưu Chi: Bodhiruci (skt)—Bồ Đề Lưu Chi thứ nhất—Một nhà sư, cũng là một nhà dịch thuật kinh điển, đến Lạc Dương, Trung quốc vào cuối đời Bắc Nguỵ hoặc đầu đời nhà Đường, vào khoảng năm 508 sau Tây lịch. Ông đã cùng với cùng với Ratnamati, Buddhasanta và vài người khác dịch bộ Dashabhumika Sutra sang tiếng Hoa. Theo lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, thì vị Bồ Đề Lưu Chi nầy đã lập ra Thập Địa Tông (Dasabhumika school)—The first BodhiruciNorth Indian Buddhist monk, also a sutra translator, who came to Lo-Yang, China during the end of Wei or early T’ang dynasty, around 508 AD. Together with Ratnamati, Buddhasanta and some other people, he translated Sahambhumika sutra into Chinese. According to Chinese Buddhist legends, he was the one who founded the Dasabhumika school. 

III. Bồ Đề Lưu Chi: Giác Ái (571-727)—Bồ Đề Lưu Chi thứ hai, một vị Tăng thuộc miền Nam Ấn vào thế kỷ thứ bảy. Vào thời gian đầu triều đại nhà Đường, nhiều tu sĩ Phật giáo nổi danh từ Tích LanẤn Độ đến Trung Hoa. Bồ Đề Lưu Chi thuộc số tu sĩ Phật giáo ngoại quốc đến ở lâu dài tại Trung Hoa. Tên Ngài là Đạt Ma Lưu Chi (Dharmaruci), được Vũ Hậu cho đổi thành Bồ Đề Lưu Chí. Ông đã dịch 53 bộ kinh vào những năm 693-713 sau Tây Lịch—The second Bodhiruci, a monk from Southern India in the seventh century. During the days of the early T’ang dynasty, many renowned Buddhist monks came to China from Ceylon and India. Bodhiruci was among those foreign Buddhists who came to settle permanently in China. His original name was Dharmaruci. His name was changed to Bodhiruci by the order of the Empress Wu. He translated 53 works in 693-713 A.D. He passed away in 727, at the age of 156. 

IV. Ca Diếp Ma Đằng: Kasyapa-Matanga (skt)—Nhiếp Ma Đằng—Trúc Nhiếp Ma Đằng—Một vị sư người miền Trung Ấn Độ. Thời Hán Minh Đế, vua sai một phái đoàn sang Ấn Độ cầu pháp đã gặp sư. Sư cùng với ngài Trúc Pháp Lan mang tượng Phậtkinh điển về Lạc Dương khoảng năm 67 sau Tây Lịch. Theo truyền thống hoằng hóa, đây là vị Tăng Ấn Độ đầu tiên cùng với Gobharana đến Trung quốc. Tại đây họ đã cùng dịch bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương vào khoảng năm 67 sau Tây Lịch—The monk who with Gobharana, of Central India, or Dharmaraksa, i.e. Chu-Fa-Lan, according to Buddhist statements, brought images and scriptures to China with the commissioners sent by Ming-Ti, arriving in Lo-Yang in around 67 A.D. According to tradition the first official Indian monk, along with Gobharana, to arrive in China around 67 A.D. They translated the Sutra of the Forty-Two Sections.

V. Chân Đế Tam Tạng (499-569): Paramartha Tripitaka Master—Name of a famous monk from West India—Chân Đế Tam Tạng, tên của một vị sư nổi tiếng người miền Tây Ấn Độ
(A) Tiểu sử của Chân Đế—Paramartha’s Biography: Theo Khởi Tín Luận, Chân Đế Tam Tạng là một nhà sư, nhà dịch thuật nổi tiếng, từ vùng Tây Ấn. Chân Đế quê quán ở Ujjayini, có lẽ quan hệ đến đại học Valabhi, vùng Tây Ấn Độ, một trung tâm học Phật. Khoảng năm 546-548, một hoàng đế Trung Hoa cử một phái đoàn đến Ma Kiệt Đà để thỉnh cầu vua nước nầy cử một học giả có thể giảng dạy giáo lý đạo Phật cho Trung Hoa. Chân Đế đã theo phái đoàn đến Trung Hoa để đáp lại lời thỉnh cầu. Ông mang theo một số lớn kinh Phật và đi bằng đường biển đến Nam Kinh vào năm 548. Theo mong ước của nhà vua, trong khoảng thời gian đó đến năm 557, ông đã dịch 70 tác phẩm. Người ta nói ông cũng có viết trên 40 tác phẩm khoảng 200 quyển. Đối tượng chính của ông là truyền bá học thuyết A Tỳ Đạt Ma Câu XáNhiếp Đại Thừa Luận. Hoạt động văn học của ông hình như đã gây ảnh hưởng lớn trong tâm hồn Trung Hoa thời bấy giờ; điều nầy được minh chứng với nhiều đồ đệ xuất sắc dưới trướng. Chân Đế thiết lập Câu Xá Tônghoạt động của ông chỉ có thể so sánh được với Cưu Ma La Thậpthế hệ trước và Huyền Trangthế hệ sau ông mà thôi. Sau đó ông bị buộc phải đi lang thang nhiều nơi do những biến động chánh trị ở Trung Hoa. Ông sống những năm cuối đời trong ẩn dật. Năm 569 ông thị tịch, thọ bảy mươi mốt tuổi—According to the Awakening of Faith, Paramartha was a famous translator, a monk from Ujjayini, western India, probably connected with Valabhi University. Around 546-548 A.D., a Chinese emperor had sent a mision to Magadha to request the king of that country to send a scholar who could teach the Buddha-Dharma to China. Paramartha accompanied the Chinese envoys back to China in response to this request. He carried with him a large collection of Buddhist texts and travelled by the sea route, arriving in Nanking in 548 A.D. In accordance with the desire of the emperor, from that time to 557, he translated seventy texts. He is also said to have written more than forty works, altogether amounting to two hundred Chinese volumes. His chiefly object was to propagate the doctrine of Abhidharma-kosa and the Mahyana-samparigraha. His literary and religious activity seems to have greatly influenced the Chinese mind of the time as is testified by the fact that he had many able pupils under him. Paramartha founded the realistic Kosa School and his activities can be compared only with Kumarajiva who came before him and Hsuan-Tsang who came after him. Thereafter he was compelled to wander from place to place on account of political upheavals in China. The last years of his life were spent in solitude and retirement and he died in 569 A.D. at the age of seventy-one. 
(B) Sự nghiệp dịch thuật các kinh sách tiếng Phạn và hoằng pháp của Chân Đế—Paramartha’s career of translating Sanskrit texts and propagation of Buddhism: Ông đến Trung Quốc khoảng những năm 546 hay 548, nhưng thời đó nước Tàu quá loạn lạc nên ngài phải trở về Ấn bằng đường biển, tàu của ngài bị trôi dạt vào Quảng Châu. Tại đó ngài dịch hơn 50 bộ kinh. Tại đây ngài trở thành một trong bốn nhà dịch thuật lớn của Phật giáo Trung hoa gốc người Ấn, ngài đã dịch ra tiếng Trung hoa nhiều tác phẩm, đặc biệt là những tác phẩm của trường phái Du Già như Toát Yếu Đại Thừa của ngài Vô Trước, Nhị Thập Kệ của ngài Thế Thân, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá (Kho Tàng Vi Diệu Pháp), và, Vimsatika của Vasubandhu, và kinh Kim Cang. Ông cũng phiên dịch 64 tác phẩm chia làm 278 quyển. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, sự nghiệp dịch thuật các kinh sách tiếng Phạn của Chân Đế có thể chia làm hai phần—He reached China around 546 or 548, but the country was so disturbed that he set off to return by sea; his ship was driven back to Canton, where he stayed and translated some fifty works. Here he became one of the four great translator in Chinese Buddhism, particularlly of Yogacara texts, including Asanga’s Compendium of the Great Vehicle (Mahayana-samgraha) and Vasubandhu’s Twenty Verses (Vimsatika) and Treasury of Higher Doctrine (Abhidharma-Kosa), and the Diamond Sutra. In all he is credited with translating 64 works in 278 volumes. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Paramartha’s career of translating Sanskrit texts can be divided into two parts:
1) Thời kỳ từ năm 548- đến 557—The period from 548 to 557 A.D.: Trong thời kỳ nầy ông đã dịch khoảng 10 tác phẩm, trong đó 6 cuốn còn tồn tại cho đến năm 730—During this period he translated about 10 works, of which six were still in existence in 730 A.D..
2) Thời kỳ từ năm 557 đến 569 sau Tây Lịch—The period from 557 to 569 A.D.: Trong thời kỳ nầy ông đã dịch một số lớn kinh sách dưới sự bảo trợ của triều đình nhà Hán và tiếp tục công việc của của mình cho đến khi thị tịch năm 569—During this period, he worked on numerous texts under the patronage of the Han dynasty and continued his labours till he died in 569 A.D. 
(C) Các bản dịch từ Phạn ra Hán của Chân Đế—Paramartha’s translation of Sanskrit texts: 
1) Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa: Vajracchedika-Prajnaparamita-sutra.
2) Nhiếp Đại Thừa Luận: Mahayanasamparigraha-sastra.
3) Trung Biện Phân Biệt Luận: Madhyantavibhaga-sastra.
4) A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Chính Luận: Abhidharma-kosa-vyakhya-sastra.
5) Nhiếp Đại Thừa Chính Luận: Mahayanasamparigraha-sastra-vyakhya.
6) Luật Nhiếp Minh Liễu Luận: Vinaya-dvavimsatiprasannartha-sastra. 
(D) Chân Đế Tam Tạng lập ra Nhiếp Luận Tông ở Trung Hoa—Paramartha established the Mahayanasamparigraha-sastra school (She-Lun-Tsung) in China: Chân Đế lập ra Nhiếp Luận Tông (Mahayanasampari-graha-sastra school) tại Trung Hoa. Trường phái nầy dựa trên nền tảng của nhiều kinh sách tiếng Phạn được ông dịch ra chữ Hán. Quan trọng nhất là bộ Nhiếp Đại Thừa Luận (Mahayanasamparigraha-sastra), kinh sách căn bản của trường phái nầy. Trường phái nầy đã có những môn đệ xuất sắc và chiếm số đông trong các học giả Phật giáo Trung Hoa suốt một thời gian khoảng 80 năm. Tuy nhiên, cũng giống như bao trường phái khác ở Trung Hoa, trường phái nầy cũng phải chịu những gò bó chung về chính trị, những suy thoái của chùa chiền, và mất đi sự hậu thuẫn của dân chúng. Bên cạnh đó, sự phổ biến của Pháp Tướng Tông (Dharmalaksana school) do Huyền Trang đề xướng cũng có thể xem là một trong những lý do làm suy yếu Nhiếp Luận tông. Chân Đế coi trọng sự cần thiết phải nghiên cứu Nhiếp Đại Thừa Luận, nhưng Huyền Trang thì lại dịch bộ Thành Duy Thức Luận (Vidyamatrasiddhi-sastra) và nhấn mạnh trên sự cần thiết phải nghiên cứu một số kinh điển chọn lọc gồm sáu cuốn kinh và mười bộ luận, kể cả Nhiếp Đại Thừa Luận. Do đó Nhiếp Luận tông do Chân Đế sáng lập đã bị hòa nhập vào Pháp Tướng tông của Huyền Trang. Trường phái nầy được gọi là phái ‘Tân Dịch Thuật’ (New Translation Method), còn phái Nhiếp Luận tông do Chân Đế sáng lập ra được gọi là ‘Cựu Dịch Thuật.’ Mặc dù bị hòa nhập vào một trường phái khác, nhưng Nhiếp Luận tông vẫn còn là một tổ chức Phật giáo Trung Hoa tồn tại—This school was based on many Sanskrit texts translated by him , the most important being the Mahayanasamparigraha-sastra, a basic text of that school. This school had eminent disciples and prevailed among Buddhist scholars in China for about 80 years. However, like other Buddhist schools in China, this school, too, suffered from general political restrictions, the deterioration of temples, and the loss of popular support. Besides these conditions, the popularity of the Dharmalaksana school established by Hsuan-Tsang might also be considered one of the reasons for the decline of the She-Lun-Tsung. Paramartha greatly emphasized the necessity of studying the Mahayanasamparigraha-sastra, but Hsuan-Tsang, in his turn, translated the Vidy amatrasiddhi-sastra and laid emphasis on the necessity for the study of selected texts, which consist of six sutras and eleven sastras and include the Mahayanasamparigraha-sastra. Thus the Mahayanasamparigraha-sastra school established by Paramartha was absorbed by the Dharmalaksana school founded by Hsuan-Tsang. This school was called the New Translation Method while the She-Lun-Tsung founded by Paramartha was known as the Old Translation Method. In spite of the fact that the She-Lun-Tsung was absorbed by another school, it remains a permanent Chinese Buddhist institutionin China. 

VI. Đàm Ma Nan Đề: Dharmanandi (skt)—Một vị Tăng nổi tiếng của Ấn Độ (Tàu dịch là Pháp Hỷ) vào khoảng những năm 400 sau Tây Lịch, đến Trường An, Trung Quốc, dịch bộ Kinh A Hàm—A noted Indian monk around 400 A.D., came to Chang-An, China, translated the Agama Sutra. 

VII.Fo-T’u-Teng (232-348): Tên của một vị Tăng vùng Trung Á, định cư tại thành Lạc Dương, tại đây ông làm quốc sư cho vua Shih-lo, về sau này tới nhà Châu. Người ta tường thuật rằng ông là người chịu trách nhiệm cho việc thiết lập giáo hội Tỳ Kheo Ni đầu tiên tại Trung Hoa—Name of a Central Asian monk who settled in Lo-Yang, where he became an advisor to the emperor Shih-lo of the Later Chou. He is reported to have been responsible for establishing the order of Chinese nuns.

VIII.Sa môn Giác Hiền: Buddhabhadra (359- 429)—Phật đà bạt đà la—Bồ Đề Lưu Chi—Phật Hiền—Một vị Tăng thuộc truyền thống Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Theo truyền thuyết Phật giáo, ông là dòng dõi của một người bác của Phật, người đã du hành sang Trung Hoa vào năm 409 và trở thành một nhà phiên dịch các giáo điển Phật giáo Ấn Độ. Ngài từ Ca Tỳ La Vệ đến Trung Quốc, nơi đây ngài sáng tác một số tác phẩm Phật Giáo. Với sự cộng tác của sư Pháp Hiển, ông đã dịch từ Phạn ra Hoa ngữ những tác phẩm quan trọng của trường phái Đại thừa. Tác phẩm quan trọng nhất của ngài là bản dịch sang Hán văn của Kinh Hoa Nghiêm vào năm 418 sau Tây lịch, căn bản triết lý của trường phái Hoa Nghiêm—A Kashimiri monk belonging to the Sarvastivada tradition. According to the Buddhist tradition, he was a descendant of the Buddha’s uncle, who came to China in 409 from Kapilavastu in around 408 A.D., here he composed several Buddhist works. He became one the most important translators of Indian Buddhist texts at that time. Together with Fa-Hsien, he translated important works of Mahayana Sanskrit literature into Chinese. The most important of his works was a Chinese translation of the Avamtamsaka Sutra in 418 A.D., the philosophical basis of the Hua-Yen school.

IX. Sư Huệ Lâm—Hui Lin Master: Thích Huệ Lâm chùa Tây Minh đời nhà Đường, đệ tử của một nhà sư Ấn Độ là ngài Bất Không. Ông trước tác bộ Tự Điển Phật Giáo Huệ Lâm Âm Nghĩa (100 quyển), dựa vào những trước tác của các ngài Huyền Ưng, Huệ Uyển, Khuy Kỳ, và Vân Công. Ông bắt đầu công trình vào năm 788 và hoàn thành vào năm 810 sau Tây Lịch. Ông còn được người đời gọi là Đại Tạng Âm Nghĩa Đại Sư—Hui-Lin, a disciple of the Indian monk Amogha (Bất Không). He made the dictionary of sounds and meanings of Buddhist words and phrases, based upon the works of Hsuan-Ying, Hui-Yuan, K’uei-Chi, and Yun-Kung, in 100 books. He began the work in 788 AD and ended it in 810 AD. He is also called the Great Treasure of sounds and meanings. 

X. Na Đề: Punyopaya (skt)—Nadi (skt)—Bố Như Điểu Phạt Da—Bố Như Na Đề—Một vị sư nổi tiếng miền Trung Ấn, được kể lại như là vị đã mang sang Trung Hoa 1.500 kinh sách Đại và Tiểu Thừa vào khoảng năm 655 sau Tây Lịch. Đến năm 656 ông được gửi sang đảo Côn Lôn trong biển Nam Hải (có lẽ là Côn Sơn của Việt Nam) để tìm một loại thuốc lạ—A noted monk of central India, said to have brought over 1,500 texts of the Mahayana and Hinayana schools to China 655 AD. In 656 AD he was sent to Pulo Condore Island in the China Sea for some strange medicine.

 XI. Thực Xoa Nan Đà—Saksananda (skt): Siksananda (skt)—Thí Khất Xoa Nan Đà—Một vị Sa Môn người nước Vu Điền đã giới thiệu một mẫu tự mới vào Trung Quốc khoảng năm 695 sau Tây Lịch; ông được Vũ Hậu mời đến Lạc Dương (? cùng ngài Bồ Đề Lưu Chi) dịch 19 bộ kinh, tức là 107 quyển Kinh Hoa Nghiêm, sau nầy 16 dịch phẩm khác cũng được người ta xem là của ông (ông thị tịch lúc 59 tuổi, hỏa táng xong cái lưỡi vẫn không cháy)—A sramana of Kustana (Khotan) who in 695 A.D. introduced a new alphabet into China and translated nineteen works; the Empress Wu invited him to bring a complete copy of the Hua-Yen sutra to Lo-Yang; sixteen works in the present collection are assigned to him.

(D) Những Vị Có Công Duy Trì 
Phật Giáo Tại Các Nước Khác
Those who had helped maintaining 
Buddhism In Other Countries

I. Bu Ston (1290- 1364): Tên của một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng trong buổi ban sơ, người đã viết bộ lịch sử Phật giáo rất có ảnh hưởngẤn ĐộTây Tạng, với nhan đề “Lịch Sử Phật Pháp.” Người ta tin rằng ông là tác giả kết tập bộ Kinh Điển Tây Tạng. Bộ này chia làm 2 phần: phần dịch thuật giáo pháp, và phần dịch thuật luận tạng. Phần dịch thuật giáo pháp gồm 108 quyển luật, kinh điển Đại Thừa, và Mật chú. Phần thứ hai gồm 225 quyển bao gồm luận triết lý và bình luận. Bản chánh của phần kết tập này được tàng trữ trong tu viện Shalu, và trở thành bản gốc của bộ kinh điển Tây Tạng—Name of one of the great early scholars of Tibetan Buddhism, who wrote an influential history of Buddhism in India and Tibet, entitled “History of the Dharma.” He is also credited with editing the first compilation of the Tibetan Buddhist Canon. This is divided into two volumes: Translations of Teachings, and Translations of Treatises. The first comprises of 108 volumes of Vinaya texts, Mahayana sutras, and Tantras. The second has 225 volumes and includes philosophical treatises and commentaries. A master copy of this compilation was stored in Shalu Monastery, and it became the basis for all later editions of the canon. 

II. Gampopa Sonam Rinchen (1079-1153): Đệ tử của Milarepa, người trở thành Tăng sĩ sau khi vợ ông qua đời. Tên “Gampopa” chỉ vùng tên Gampo, nơi mà ông đã tu tập thiền định trong một vài năm. Ông cũng còn được biết đến với tên “Bác sĩ Takpo.” Khởi đầu ông thọ giới với một vị sư trong trường phái Kadampa, và sau đó ông theo học với nhiều vị thầy khác nhau, kể cả Milarepa. Từ Milarepa, ông nhận được những giáo huấn về “Lục Pháp Naropa” và đại ấn. Tuy nhiên, không giống với Milarepa, ông vẫn sống đời Tăng sĩ và sau khi thầy thị tịch, ông tổ chức lại truyền thống Kagyupa, phát triển một bộ phận của tự viện mà trước đây chủ yếu là của Mật giáo tại gia. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Bảo Châu Trang Nghiêm Giải Thoát,” tổng hợp giáo thuyết của hai trường phái Kadampa và Kagyupa—Student of Milarepa, who became a monk following the death of his wife. The name “Gampopa” is a reference to the area of Gampo, where he practiced meditation for a number of year. He is also known as “The Doctor of Takpo.” Originally ordained as a monk in the Kadampa tradition, and later he studied with a number of teachers, including Milarepa. From him he received instructions in the “six dharmas of Naropa” and Mahamudra. Unlike Milarepa, however, he remained a monk, and following his teacher’s death he began reorganize the Kagyupa tradition, developing a monastic component to what had previously been mainly a lineage of lay tantrics. His best-known work is the “Jewel Ornament of Liberation,” which synthesizes the teachings of Kadampa and Kagyupa. 

III. Jamgon Kongtrul Lodro Taye: Một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của Phật giáo Tây Tạng vào thế kỷ thứ 19, người đã sắp đặt cho việc thiết lập phong trào “Không Môn Phái,” tìm cách vượt qua chủ nghĩa môn phái bại liệt đang có ưu thế trong Phật giáo Tây Tạng thời đó. Ông sanh ra trong một gia đình theo truyền thống Bon-Po, và sau khi thọ giới ông theo học và nhận lễ quán đảnh với nhiều vị thầy từ nhiều truyền thống khác nhau. Chính mắt ông đã chứng kiến những hiệu quả tiêu cực của chủ nghĩa môn phái đang thịnh hành đương thời và ông đã tìm cách chống lại chủ nghĩa này bằng cách nhấn mạnh đến sự hòa hợp giữa các truyền thống khác nhau. Ông viết một số tác phẩm quan trọng, trong đó có quyển “Bách Khoa của Tất Cả Tri Thức” và một sư tập tuyển chọn về kinh văn Mật chúchủ đề “Kho Tàng Mật Chú.”—One of the most influential figures of nineteenth-century Tibetan Buddhism, who was instrumental in establishing the “Non-Sectarian” (Ris Med) movement, which sought to overcome the paralyzing sectariansim that pervaded Tibetan Buddhism at the time. He was born into a Bon po family, and after taking monastic ordination he studied with, and received initiation from, a wide variety of teachers from different traditions, He witnessed first hand the negative effects of the prevailing sectarianism of the time and sought to combat it by emphasizing the harmony of different Buddhist traditions. He wrote a number of important works, including his Encyclopedia of All Knowledge (Shes bya kun khyab) and an electic collection of tantric texts entitled Treasury of Secret Mantra (gDams ngag mdzod).

IV. Jamyang Khyentse Chogi Lodro (1896-1969): Một trong những vị thầy hàng đầu của phong trào Rime của miền Đông Tây Tạng, công nhận sự tái sanh của Jamyang Khyentse Wangpo. Nhiều vị Lạt Ma hàng đầu của Tây Tạng vào thế kỷ 20 là học trò của ngài, trong đó có các vị Dingo Khyentse Rinpoche, Kalu Rinpoche, và Sogal Rinpoche—One of the leading masters of the Ris Med (Rime) movement in Eastern Tibet, recognized as the activity reincarnation of “Jam cbyangs mkhyen brtse dbang po” (Jamyang Khyentse Wangpo 1820-1892). Many of the leading Tibetan lamas of the twentieth century were his students, including Dingo Khyentse Rinpoche, Kalu Rinpoche, and Sogal Rinpoche. 

V. Jangya Hutukhtu: Vị Lạt Ma tái sanh chính của Nội Mông. Vị đầu tiên là Ngawang Losang Choden. Vị tái sanh được thừa nhận của ngài là Rolbe Dorje, tu họcTây Tạngtrở thành một trong những học giảảnh hưởng nhất đương thời của trường phái Gelukpa—The major reincarnation lama (Sprul Sku) of Inner Mongolia. The first was Ngawang Losang Choden (1642-1714). His recognized reincarnation, Rolbe Dorje (1717-1786), studied in Tibet and became one of the most influential Gelukpa scholars of the time. 

VI. Jetsun Dampa Hutukhtu: Vị Lạt Ma tái sanh chính của Phật giáo Mông Cổ. Vị đầu tiên là Odur Gegen, tu viện của ông là Erdini Juu, Khutukhtu là từ ngữ Mông Cổ tương đương với “Cao thượng” và “khôn ngoan.” Trụ sở của truyền thống của những vị Lạt Ma này ở Da Khuree, mà bây giờ là Ullan Bator. Vị truyền thừa thứ 8 thị tịch năm 1924 sau khi phục vụ trong chính phủ độc lập lâm thời của Mông Cổ sau khi thu hồi nền độc lập từ tay của người Trung Hoa, nhưng khi chế độ Cộng Sản tái thiết lập sự kiểm soát thì dòng truyền thừa này bị ngăn cấm, và như vậy hiện tại không có người kế vị được công nhận chính thức trên đất Mông Cổ. Dù vậy, vào năm 1991 Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 công khai tuyên bố Jambel NamdrolChogi Gyeltsen là truyền thừa thứ chín của truyền thống. Vị này được sanh ra trên đất Tây Tạng và theo học với 4 trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng trước khi đào thoát khỏi Tây Tạng theo sau cuộc xâm lăng và sáp nhập Tây Tạng vào trung quốc vào năm 1959. Thân phận của ông như là vị truyền thừa “rJe btsun giam pa” không được chính thức công bố cho đến sau ngày chế độ Sô Viết sụp đổ. Mông Cổ Thánh Liệt Truyện, trong một tác phẩm Trung Hoa có nhan đề “Meng-ku I-sheh,” truy ngược trở về 15 lần tái sanh trước Odur Gegen và tuyên bố rằng dòng tái sanh đầu tiên đã sống trong thời Phật còn tại thế. Dòng thứ 15 là nhà sử học vĩ đại của Tây Tạng Taranatha. Việc nhận ra Odur Gegen như là vị tái sanh của Taranatha được Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5, là ngài Ngawang Losang Gyatso tường thuật đầu tiên—The major reicarnate lama of Mongolian Buddhism. The first was Odur Gegen (1635-1723), whose monastic seat was Erdini Juu. Khutukhtu is the Mongolian equivalent “noble” or “wise.” The traditional seat of these lamas was Da Khuree, now known as Ullan Bator. The eighth member of the lineage died in 1924 after serving as the country’s temporal ruler following Mongolian independence from China, but when the Communists re-established control the lineage was banned, and so there is currently no officially recognized successor in Mongolia. Despite this, in 1991 the fourteenth Dalai Lama publicly announced that Jambel Namdrol Chogi Gyeltsen (1929 -) is the ninth member of the lineage. He was born in Lhasa and studied with teachers from all four of the main orders of Tibetan Buddhism prior to fleeing the country in 1959 following the Chinese invasion and annexation of Tibet. His identity as the “rJe btsun giam pa” was not officially announced until after the fall of the Soviet Union. Mongolian hagiography (Thánh Nhân Liệt Truyện), for example in a Chinese work entitled “Meng-ku I-sheh,” which traces the lineage back through fifteenth incarnations prior to Odur Gegen and claims that the first of the series lived during the time of Sakyamuni Buddha. The fifteenth was the great Tibetan historian Taranatha (1575-1634). The identification of Odur Gegen as the reincarnation of Taranatha was reported first made by the fifth Dalai Lama, Ngawang Losang Gyatso (1617-1682).

VII.Jnana-prabha (skt): Trí Quang—Light of knowledge—See Chapter 19. 

VIII.Kalu Rinpoche (1905-1989): Vị Lạt Ma tái sanh của truyền thống Karma Kagyupa trong Phật giáo Tây Tạng, được công nhậnhóa thân của Jamgon Kongtrul. Ông thọ giới vào năm 13 tuổi với Situ Rinpoche Karma Rangjung Gunkyab đời thứ 11. Ba năm sau đó, ông bắt đầu một cuộc nhập thất ba năm, ba tháng, ba ngày, và trong 13 năm sau cuộc nhập thất đó ông tu tập du già. Danh tiếng thiền sư của ông ngày càng lớn mạnh, và ông được bổ nhậm làm thiền sư tại Tu Viện Pelpung. Năm 1962 ông rời Tây tạng và định cư tại Sonada, miền tây Bengal. Từ năm 1971 đế 1981 ông du hành một cách rộng rãithành lập nhiều trung tâm thiền trên đất Mỹ và Âu Châu. Ông là vị thầy Tây tạng đầu tiên hướng dẫn một nhóm thiền sinh Tây phương trong truyền thống ba năm nhập thất tại Pháp từ năm 1976 đến năm 1980—Reincarnate lama of the Karma Kagyupa lineage of Tibetan Buddhism, recognized as an “activity emanation” of Jamgon Kongtrul. He was ordained at age thirteen by the eleventh Situ Rinpoche Karma Rangjung Gunkyab. Three years later, he began a three-year, three-month, three-day retreat, and for the next thirteen years after that engaged in yogic practice. His fame as a meditator grew, and he was appointed meditation teacher at Pelpung Monastery. In 1962 he left Tibet and settled in Sonada in West Bengal. From 1971 to 1981 he traveled widely, and established meditation centers in the U.S.A., Canada, and Europe. He was the first Tibetan teacher to lead a group of Western students in the traditional three-year retreat in France from 1976 to 1980. 

IX. Kamalashila (700-750): Liên Hoa Giới—Một trong những đại biểu quan trọng của trường phái Trung Đạo vào thế kỷ thứ tám. Ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển trường phái nầy trên đất Tây Tạng. Ông là một trong những đệ tử nổi tiếng của Tịch Hộ. Có thể nói rằng Tịch HộLiên Hoa Giới tiêu biểu cho sự dung hợp của học thuyết Trung QuánDuy Thức Luận, và vì thế không thể gọi họ thuộc phái Trung Quán chân chính. Liên Hoa Giới đã viết bộ “Minh Giải Chân Lý Khái Yếu.” để chú giải một cách tinh tường về chân lý khái yếu—An Indian Buddhist master, one of the most important representatives of the Madhyamika school in the 8th century, author of an influential meditation text entitled “Stages of Meditative Practice” (Bhavanakrama), which according to Tibetan tradition was written in response to the quietist and antinomian (hai nguyên tắc đối nghịch nhau) teachings of Ho-Shang-Mo-Ho-Yen (Hva-shang Ma ha ya na—tib). Bu Ston reports that the two met at the “Council of Lhasa,” during which Kamalasila championed Indian gradualist paradigms (kiểu mẫu) of meditation, while Mo-Ho-Yen advocted a form of Ch’an practice. Kamalasila was declared victorious, but the defeated sent some Chinese assassins to Tibet, and they killed Kamalasila by squeezing his kidneys. Kamalasila played an extremly important role and had great influence on the development of the Madhyamika school in Tibet. He was one of the celebrated disciples of Santaraksita. It may be said in passing that Santaraksita and Kamalasila represent a syncretism of the Madhamaka system and Vijnanavada and cannot be strictly called Madhyamikas. Kamalasila wrote a “Learned Commentary on the Comppendium of Reality (Tattvasamgraha-Panjika). 

X. Longchen Rabjampa (1308-1364): Tên của một trong những vị thầy có ảnh hưởng nhất của trường phái Nyingmapa thuộc Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt quan trọng với chi phái Đại Toàn (Dzogchen). Trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là những bộ “Thất Bảo Tạng” và bộ “Tứ Nội Yếu.”—Name of one of the most influential masters of the Nyingmapa order of Tibetan Buddhism, particularly important in the Dzogchen (great perfection) tradition. Among his best works are the “Seven Treasuries,” and the “Fourfold Innermost Essence.

XI. Machik Lapgi Dronma (1055-1145): Một đệ tử của Padampa Sangye vào thế kỷ thứ 11, người nổi tiếng về việc phát triển thực tập “cắt đứt.” Giáo pháp này dựa trên học thuyết của Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. và liên hệ đến việc tu tập được phác họa để hủy diệt sự chấp trước với khái niệm “tự ngã.” Chủ yếu của hệ thống “cắt đứt” là quán tưởng và tưởng tượng thân mình bị cắt đứt và bị ăn tươi nuốt sống bởi bọn ma, mà người ta tin rằng minh họa sự vô thường bằng hình sẽ dẫn đến cảm giác buông bỏ vật chất. Theo truyền thống tiểu sử học thì Machik Lapgi Dronma sanh làm một người Nam trong một gia đình Bà La MônẤn Độ, gần xứ Ba La Niết Tư. Ông bèn cải sang đạo Phật, nhưng sau một cuộc tranh luận với những người Bà La Môn khác, ông bị thúc giục phải rời khỏi xứ. Ông bèn tự tách thức ra khỏi thân và chuyển nó qua thân một người nữ ở Tây Tạng, có tên là Machik Lapgi Dronma. Bà lập gia đình với một người tu theo Mật giáo và sau đó sanh ra ba người con trai và hai người con gái. Sau khi thọ giáo pháp Mật giáo với Padampa Sangye và đệ tử của ông là Gyodon Sonam Lama, bà dựng một túp lều ẩn cư, tại đó bà đã sống hết cuộc đời còn lại của mình. Bà mất năm 95 tuổi—A student of Padampa Sangye (eleventh century) who is best known for developing the practice “cho” (cutting off). This is based on the doctrines of the “Perfection of Wisdom” sutra and involves practices designed to destroy attachment to the notion of “self.” Central to the system of “cutting off” are visualizations in which one imagines that one’s body is cut up and devoured by demons, which is believed to illustrate its impermanence graphically and to lead to a sense of detachment from physical things. According to traditional biographies, Machik Lapgi Dronma was born an Indian brahman male near Varanasi. He converted to Buddhism , but after a debate with other brahmans he was urged to flee the country. He separated his consciousness from his body and transferred it into a female body in Tibet, who was named Machik Lapgi Dronma. She married a tantric yogin and later gave birth to three sons and two daughters. After receiving tantric instructions from Padampa Sangye and his student Gyodon Sonam Lama, she built a hermitage, where she spent the rest of her life. She died at the age of ninety-five. 

XII.Mahasena (334-362): Vua của xứ Sri Lanka từ năm 334 đến năm 362, ông đã hết lòng bảo trợ các vị Tăng Đại Thừa, và người ta báo cáo rằng chính ông đã cho san bằng khu Đại Tịnh Xá của Phật giáo Nguyên Thủy và cho xây một tu viện Đại Thừa gọi là “Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Tịnh Xá” ngay trên địa điểm ấy. Tuy nhiên khi con trai ông là Srimeghavanna lên ngôi thì ông này quyết định phục hồi Đại Tịnh XáPhật giáo Theravada như là hình thức giáo có ưu thế ở đảo quốc này—King of Sri Lanka who heartedly patronized Mahayana monks and who is reported to have razed the Theravada stronghold Mahavihara and built a new Mahayana monastery called Jetavana on the site. His son Srimeghavanna, however, decided to restore the Mahavihara and to reinstate Theravada as the dominant form of Buddhism on the island. 

XIII.Marpa Chogi Lodro (1012-1097): See Chapter 19. 

XIV.Rinchen Sangpo (958-1055): See Chapter 19. 

XV. Srongsen Gampo (618-650): Srongsen Gampo được Phật giáo Tây Tạng xem như là vị vua thứ nhất trong “ba vị vua sùng đạo,” hai vị kia là Srong lDe Brtsan và Ralpacan. Người ta nghĩ rằng ông là hiện thân của Đức Quán Thế Âm. Ông kết hôn với 2 bà vợ đều là Phật tử: 1) bà công chúa người Népal, theo biên niên sử Tất Tạng, tên là Tritsun hay Pelsa, người mà truyền thống Tây Tạng tin rằng có nguồn gốc từ Bhrkuti; người ta nói bà đã mang theo hình tượng của Đức Bất Động Tôn Như Lai với bà đến Tây Tạng, bây giờ vẫn còn được tôn thờ tại chùa Ramoche; và 2) một công chúa Trung Hoa tên là Wen-Cheng, người đã mang theo mình hình tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn là một Thái tử trẻ tuổi. Hình tượng này được đặt trong chùa JoKhang tại Lhasa, và hiện nay được xem như là bức Thánh tượng của Tây Tạng, được dân Tây Tạng xem như Rinpoche Jowo. Cả hai bà hoàng hậu được dân Tây Tạng xem như sự phát khởi của Đức Phật Tara. Mặc dầu tài liệu lịch sử không nói rõ đức vua là người hết lòng bảo trợ Phật giáo, ông được những truyền thống về sau này xem như là vị nhiệt tình cổ võ làm cho giáo pháp được thiết lập vững chắc tại Tây Tạng—Considered by Tibetan Buddhism to be the first of the three “religious kings,” the others being Khri Srong lDe Brtsan and Ralpacan. He is thought to have been a physical manifestation of Avalokitesvara. He married two Buddhist wives: 1) Nepalese princess, referred to as Tritsun or Pelsa in Tibetan chronicles, who is believed by the tradition to be an emanation (bắt nguồn từ) of Bhrkuti; she is said to have brought an image of Akshobya Buddha with her to Tibet, which is still housed in the Ramoche Temple; and 2) a Chinese princess named Wen-Cheng, who brought an image of Sakyamuni Buddha as a young prince. This was housed in the JoKhang Temple in Lhasa and is today the holiest image in Tibet, referred to as Jowo Rinpoche by Tibetan. Both women are regarded by Tibetan tradition as emanations of the Buddha Tara. Although records of the time do not indicate that the king was particularly devoted to Buddhism, he is regarded by the later traditions as an ardent promoter of the dharma who firmly established it in Tibet. 

XVI.Tsong Khapa (1357-1419): Sumatikirti (skt)—Tông Khách Ba—Một trong những nhà sư nổi tiếng nhất của Tây Tạng. Ông sanh ra tại vùng thung lũng Tsong Kha. Ông xuất gia với Karmapa đời thứ tư là Gyelwa Karmapa Rolpe Dorje (1340-1383) vào lúc mới có ba tuổi. Vào lúc 7 tuổi ông thọ giới Sa Di, và lấy Pháp danh là Lobsang Gragspa. Hầu hết cuộc đời ông chu du khắp xứ Tây Tạng, học hỏi với nhiều thầy và nhiều truyền thống khác nhau, tập trung vào những truyền thống triết lý được truyền lại cho Tây Tạng từ Ấn Độ cũng như kinh điểnthực tập mật chú. Ông chính là người cải cách hệ thống Chùa bên Tây Tạng, vị sáng lập ra tông phái áo vàng (Hoàng Giáo) hay trường phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng. Theo Tây Vực Tân Ký thì Tông Khách Ba sanh năm 1417 tại Tân Ninh, tỉnh Cam Túc, tông phái của ông được thành lập dựa trên sự tinh chuyên giữ giới, để đối lại với sự biếng nhác của Hồng Giáo (phái áo đỏ). Người ta cho rằng Tông Khách Bahậu thân của Văn Thù; người khác lại cho rằng ông là hậu thân của Đức Phật A Di Đà. Ông nổi tiếng về văn hóa toàn vùng Tây Tạng như là một học giả tài ba, một thiền sư chứng đắc và một triết gia lỗi lạc. Những tác phẩm do ông viết ra trải đầy trong 12 tạng kinh của Tây Tạng—One of the most famous Tibetan monks. He was born in the Tsong Kha Valley. He left home and stayed with the fourth Gyelwa Karmapa Rolpe Dorje at the age of three. At the age of seven he received the novice vows and was given the name Lobsang Gragspa. For most of his life he traveled all over the country, studying with teachers from various traditions, focusing on both the philosophical traditions that Tibet inherited from India and on tantric literature and practice. He was the reformer of the Tibetan church, founder of the Yellow Sect or the Gelukpa order of Tibetan Buddhism. According to the New Record of the Western Lands, Sumatikirti was born in 1417 in Hsin-Ning, Kan-Su. His sect was founded on strict discipline, as opposed to the lax practices of the Red Sect. He is considered to be an incarnation of Manjusri; others say of Amitabha. He is renowned throughout the Tibetan cultural region as of of its most eminent scholars, famous meditators, and outstanding philosophers. His written works fill twelve volumes of the Tibetan Canon. 

XVII.Khương Tăng Hội: Sanghavarman or Sanghapala (skt)—See Chapter 189 (B) (1).

XVIII.Tỳ Ni Đa Lưu Chi: Vinitaruci (?-594)—See Chapter 189 (B) (2).

XIX.Vô Ngôn Thông: Thiền Sư Vô Ngôn Thông (?-826)—See Chapter 189 (B) (3).

XX. Trần Thái Tông (1218-1277): See Chapter 189 (B) (14).

XXI.Trần Thánh Tông (1240-1290): See Chapter 189 (B) (15).

XXII.Trần Nhân Tông (1258-1308): See Chapter 189 (B) (17).

XXIII.Sư An Thiền: See Chapter 189 (B) (21).

XXIV.Minh Đăng Quang: See Chapter 189 (B) (22).

XXV.Quang Duc: See Chapter 189 (B) (25).

Phật Ngôn:

Những người có đủ 36 dòng ái dục, họ mạnh mẽ dong ruổi theo dục cảnh chẳng chút ngại ngùng, bởi vậy người đã có tâm tà kiến, hằng bị những tư tưởng ái dục làm trôi dạt hoài—If in any man, the thirty-six streams of craving are still flowing, such deluded person is still looking for pleasure and passion, and torrential thoughts of lust sweep him away (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 339).

Lòng ái dục tuôn chảy khắp nơi như giống cỏ man-la mọc tràn lan mặt đất. Ngươi hãy xen giống cỏ đó để dùng tuệ kiếm đoạn hết căn gốc ái dục đi—Streams of pleasure and passion flow in all directions, just like the creeper sprouts and stands. Seeing the creeper that has sprung up in your mind, cut it off with wisdom (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 340). 

Người đời thường vui thích theo ái dục, ưa dong ruổi lục trần, tuy họ có hướng cầu an lạc mà vẫn bị quanh quẩn trong chốn trầm luân—Common people are subject to attachment and thirst; they are always happy with pleasure; they run after passion. They look for happiness, but such men caught in the cycle of birth and decay again and again (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 341).
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/08/2016(Xem: 55720)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.