Phần 1

06/07/201112:00 SA(Xem: 13874)
Phần 1


THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠCTỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang 


1. THIỀN LÀ GÌ ? 

Nếu những ai cố đi tìm một định nghĩa đặc thù cho Thiền, hoặc những lý thuyết về Thiền, hoặc một công án cho Thiền... sẽ vô cùng thất vọng với quyển sách nầy vì họ sẽ chẳng bao giờ tìm thấy những điều họ muốn đâu. - đây tôi chỉ muốn nhắc lại những gì mà Đức Từ Phụ cũng như quý thầy đã giảng dạy mà thôi. Vì thấy nó vô cùng lợi lạc cho mình nên bèn đem chia xẻ cho những ai đang tìm đường nẻo vào thiền. Theo Phật, thiền là thực hành cho bằng được cái nhiếp tâm và giữ ý với lòng từ bi bao la. Chẳng hạn như khi rửa tay, ta biết thứ nhứt ta đang rửa sạch những bụi bặm của thế gian; thứ nhì ta nguyện tâm ta cũng được tẩy sạch; và thứ ba ta mong cho ai nấy đều có được đôi tay sạch như ta, ấy là ta đang hành thiền một cách rốt ráo. Khi ngồi thiền, lòng ta thanh thản và tỉnh lặng, ta cũng mong cho mọi người được thanh thản và tỉnh lặng như ta. Khi đại tiểu tiện, ta tống khứ những ô uế bất tịnh, ta nguyện tâm ta cũng tống khứ những thứ tham, sân, si và chướng nghiệp, rồi ta cũng nguyện cho người người đều tống khứ đi những ô uế bất tịnh như ta, ấy là thiền. Thiền là cái gì đơn giản và dễ thực hiện vô cùng. Tuy nhiên, thiền cũng là cái gì mà những người hay vấn nan đạo pháp không bao giờ tìm thấy

Thiền là sự giác ngộ từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày từ cái đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, trò chuyện, làm việc... làm cái gì biết mình đang làm cái đó. Thiền là sống tỉnh thức, là hòa hợp cuộc sống hàng ngày của chúng ta vào thiên nhiên, một sự hòa hợp trọn vẹn của cả thân lẫn tâm. Làm những điều trên một cách tỉnh thức là tự tạo cho mình một niềm vui thanh thản tự nhiên và giản dị. Thiền là sự buông xả một cách thoải mái những động tác cũng như ý niệm hằng ngày. Thiền là chú tâm nhưng không hề đè nén. Thiền là biết rõ tất cả những gì đang diển tiến mà không chạy theo một cái gì cả. Như chúng ta thấy đó, mỗi ngày chúng ta suy nghĩ, ghi nhớ và cảm nhận không biết bao nhiêu thứ; nếu chúng ta chạy theo các thứ ấy thì thời giờ đâu mà theo ? Thân tâm đâu mà chứa cho hết ? 

Thiền là bầu trời trong xanh thăm thẳm, không vướng một vầng mây. Mây có kéo đến rồi kéo đi, ta không màng mời nhận, kềm giữ, hay đuổi chúng đi. Thiền là hình ảnh nhạn bay qua hồ, nhạn không muốn bỏ bóng lại hồ, mà hồ cũng chẳng buồn lưu giữ chi hình bóng nhạn. Muốn đạt được tiến trình nầy đâu phải dễ, chúng ta phải trải qua một sự cố gắng tích cực, chứ đâu phải vắng lặng tuyệt đối. Vắng lặng tuyệt đối làm sao được khi ta vẫn còn có hồ, có nhạn ? Những ai nói rằng họ đã đạt được vắng lặng tuyệt đối là họ chưa bao giờ thiền. Nếu ta quan sát cho kỹ một chút, lắng nghe một chút ta vẫn thấy có nhạn bay ngang hồ; hồ đây là hồ tâm, nhạn đây là những niệm khôũi lên. Tuy nhiên, nhạn không để bóng lại hồ, mà hồ cũng chẳng lưu chi bóng nhạn. Lúc đó chúng ta tợ như một bộ máy tinh vi, vẫn hoạt động liên tục mà không hề gây ra một tiếng động nào cả. Khi nói đến thiền là nói đến kinh nghiệm của từng cá nhân; một kinh nghiệm mà không bút mực nào có thể lột trần được. Chính vì vậy mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dõng dạc tuyên bố: Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật

Nên tu thiền với ai ? 

Những người con Phật tu thiền, cũng sinh hoạt bình thường như bao người; cũng đi, cũng đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ... Tuy nhiên, điểm đặc biệt là khi đi, đứng, nằm, ngồi... họ biết là họ đang đi, đứng, nằm, ngồi... Nghĩa là thiền đã giúp cho họ giữ được chánh niệm, mà chánh niệmbí quyết thắp sáng thực tại, tạo nên định lực đưa tới trí huệ. Nếu chúng ta sống mà chúng ta không biết là chúng ta đang sống thì có khác gì chúng ta đang chết đâu ? Thế mà có biết bao nhiêu kẻ đang sống như người chết chung quanh ta, kể cả ta.

Thiền giúp ta tỉnh thức, biết mình đang làm gì, biết ai đang ăn, đang uống, ai đang mãi mê lý luận, ai đang tụm năm tụm bảy để đốt cháy đời mình bằng những thị phi, bằng những quên lãng vô tâm. Với thiền, từ chỗ biết ta đang làm gì, nghĩ gì... ta sẽ có khả năng đánh bật được những đạo quân lạ từ bên ngoài: đạo Phật gọi chúng là Vọng Niệm. Với thiền, ta vẫn sinh hoạt như bình thường, nhưng ta có ý thức rõ rệt về tất cả mọi động tác, cũng như ngôn ngữ và tư tưôũng của ta. 

Thiền là áp dụng những tư tưôũng chính niệm trong mọi cử độnghành vi. Như vậy cái gì của thiền cũng đều liên quan đến kinh nghiệm thực tiển, chứ không bằng trí năng hay sự nghiên cứu mà có được. Muốn thiền phải dùng trọn bản thân mình và kinh nghiệm làm dụng cụ khảo cứu. Hễ mình hành trì thì chỉ có mình thực chứng, chứ mình không thực chứng được dùm ai, cũng như không ai có thể thực chứng được dùm mình. Như vậy tụm năm, tụm bảy lại để mà thực sự ngồi thiền cũng chưa chắc là đã có kết quả, chứ đừng nói chi tụm lại để bàn chuyện thị phi. Làm như vậy chẳng những phí thì giờ, mà đôi khi còn làm cho mình loạn động thêm. Vì thế Phật tử muốn tu thiền phải nên cẩn trọng, nên tìm một minh sư mà thọ giáo, chứ không nên hời hợt, nay gia nhập nhóm Thiền Ông Bảy, mai gia nhập nhóm Thiền ông Sáu... thì chỉ phí thì giờ vốn dĩ đã không có nhiều của chúng ta.

Khi nào và ở đâu thì ta có thể hành thiền được ? 

Thiền là sự thức tỉnh thì khi nào và ôũ đâu mà lại không thức tỉnh được? Khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi nấu nướng, khi lái xe, khi làm việc... Nhất nhất ta đều tập an trú trong chánh niệm, là thiền. Khi nói chuyện, ta nói vừa đủ nghe, biết ta đang nói gì và đang nói với ai, ấy là thiền. Khi đóng cửa, ta biết ta đang đóng cửa và đóng cho nhẹ nhàng, nhiếp tâm vào chánh niệm trong lúc ta đóng cửa, đừng làm loạn động người khác, ấy là thiền. Người đang tập thiền là người đang tập cho mình được hoàn toàn tự chủ đối với bản thân mình và hoàn cảnh bên ngoài; tập cho mình có đầy đủ đại hùng, đại lựcđại từ bi; tập coi thường những thăng trầm và vui khổ ấy. Một người hành thiền có trình độ sẽ không còn bị sai xử và lung lạc bôũi tham dục bên trong, cũng như hoàn cảnh bên ngoài nữa. 

Ngoài ra người hành thiền có trình độ còn có khả năng nhìn thấy sự thực về bản tánh của nội tâmthực tại. Chính cái khả năng nầy nó giúp ta trầm tỉnh hơn, vô úy hơn và sức mạnh tâm linh của ta trôũ nên lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, ta nên luôn nhớ trong đầu rằng cái khả năng thấy biết nầy không phải là một công trình sưu tầm hay khảo cứu kinh điển nhà Phật, mà chỉ đạt được bằng chính kinh nghiệm hành trì của mình. Chính vì vậy mà có lắm người hành thiền, vì chấp mà diển dịch sai đi lời nói của Tổ Bồ Đề Đạt Ma: Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự. Chứ kỳ thật, thiền cũng do chính Đức Phật đã truyền lại, mà Ngài đã truyền lại bằng chính kinh nghiệm của Ngài, chứ không bằng kinh điển. Theo Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thiền không và sẽ không bao giờ được trao truyền bằng cách giảng giảilý luận. Nó không thể cất chứa được, hoặc nó không thể đi từ kinh nghiệm của người nầy qua người khác được. Nói tóm lại, những ai mong tìm thiền qua kinh sách, giảng giải, hoặc lý luận... sẽ không bao giờ gặp. Anh uống trà thì chỉ có anh mới thực chứng được hương vị của trà một cách trực tiếp, chứ không ai có thể thực chứng được dùm anh. Ai đó muốn thực chứng hương vị trà thì phải tự nâng tách trà lên mà uống, chứ đừng dài dòng văn tự

Thiền nhấn mạnh đến sự giải thoát bằng trí huệ, chứ không bằng công đức hay phước đức; tuy nhiên, đừng chấp vào chỗ nầy mà không đếm xỉa gì đến công đứcphước đức, hoặc giả chê bai những người bòn tu phước đức thì ô hô tự mình dọn đường về địa ngục đấy !

Nói đến thiền là nói đến thực nghiệm, chứ không có bút mực hoặc ngôn ngữ nào có thể diển tả được. Ngôn ngữvăn tự chỉ là phương tiện hướng dẫn chúng ta phương cách thiền, chứ vào thiền phải bằng kinh nghiệm hiện thực. Tại sao ? Tại vì chân lý của thực tại chỉ có thể thực chứng mà không thể diễn tả được bằng ngôn từ. Vì thế những ai muốn tu thiền phải hành thiền, chứ không phải gia nhập vào một nhóm để chỉ toàn nói về thiền. Xin hãy đừng nói, đừng rằng, mà hãy hành thiền đi. Hành thiền để thực sự trôũ về nhìn thấy bản tánh của chính mình, hãy tự mình thắp sáng đuốc mà soi, phải thấy sự hiện hữu của mình, phải sống đời của mình và phải tự trải qua kinh nghiệm của chính mình. 

Tóm lại, thiền là cái gì rất đơn giản, rất sống động, trực tiếp, rõ ràng, không khúc mắc, không bí mật... Thiền là cái gì hiện thực, là cụ thể, không trừu tượng. Những danh từ thuật ngữ như Niết Bàn, Chân Như chỉ là những danh từ trừu tượng, chúng không thể diễn đạt hay biểu hiện cho thế giới thực tại sống động từng giây từng phút được. Do vậy, thiền không xem những khái niệm phân biệt hoặc những danh từ trừu tượngcần thiết và quan trọng. Nếu có chăng thì cái quan trọng của thiền là sự ý thức về sự hiện hữu của thực tại. Những cái rất đơn giản của thiền rất nhiều khi giúp cho những kẻ đã sống trong quên lãng thác loạn sực bừng tỉnh với chính mình. Đối với thiền, Niết BànChân Như không phải là Niết BànChân Như, chúng chỉ là những danh từ trừu tượng. Tuy nhiên, thiền không bác bỏ việc nương vào khái niệm để đạt đến thực tại, nhưng thiền dạy ta đừng để bị kẹt vào khái niệm, mà đánh mất đi thực tại.

Với thiền, thế giới sanh diệt, vui buồn, lo sợ, tốt xấu, còn mất... chỉ là những khái niệm của những người còn mang nặng kiến chấp. Trong thiền, không có phân biệt khái niệm, mà hãy tự trôũ về thực nghiệm tự tánh của mình. Đó cũng là con đường duy nhất để tìm lại chân tâm. Cuối cùng, thiền là sự chối bỏ cuộc sống vô hồn, thác loạn và lãng quên, mà tự trôũ về với ý thức linh mẫn của chính mình, của thực tại. Sự tỉnh táo hoàn toàn nầy nếu không được gọi là giác ngộ thì sẽ không còn sự giác ngộ nào hơn nữa.


2. THIỀN VÀ THIỀN HỌC 

Người tu thiền nên nhớ sự khác biệt rõ ràng giữa Thiền và Thiền Học. Thiền là trôũ về với thực tại, sống thức tỉnh và thực nghiệm kinh nghiệm nơi chính bản thân mình để thấy được tự tánh. Người tu thiền tuy nói là không có văn tự, nhưng vẫn phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện để đưa ta đến chỗ vô niệm. Dùng ngôn ngữ có nghĩa là nương theo ngôn ngữthực chứng, chứ không chấp chặc vào ngôn ngữ. Tu thiền mà chấp chặc vào ngôn ngữ thì không có chút hy vọng gì trôũ về với thực tạitỉnh thức được, chứ đừng nói chi đến tự tánh. Phải không chấp chặt thì thế giới hiện tượng mới từ từ tan biến để nhường chỗ cho thế giới chân như. Hai thế giới ấy chúng quấn lấy nhau, không tách rời nhau; tuy nhiên, hễ thấy cái nầy thì quên mất cái kia, cũng như gió và không khí. Lúc không có gió thì không khí vẫn có đó, nhưng ta dường như không để ý đến, đến khi có gió thì ta mới đào sâu đến sự hiện diện của không khí. Lúc đào sâu như vậy là lúc ta đang về với thực tại, là ta đang tỉnh thức. Để tới một lúc nào đó, không có gió mà ta vẫn như nhận biết có sự hiện diện của không khí, ấy là ta trôũ về với tự tánh của ta. Như vậy thiền chỉ xuyên qua thực nghiệm, không thực nghiệm là không có thiền. 

Thế nào là Thiền Học ?

Thiền học chỉ là một môn học như những môn học khác. Thiền học chẳng khác nào những thực đơn của nhà hàng; ai học thiền là chỉ đọc những thực đơn ấy mà thôi. Chừng nào vừa học vừa hành thiền, chừng ấy mới gọi là kêu những món ra để ăn. Như thế rõ ràng Thiền không phải là Thiền Học. Thiền là sống trực tiếp với thực tại mà không cần phải hiểu biết về Duy Thức Học, không cần phải giỏi về lý luận và khái niệm, thậm chí cũng không cần phải biết chữ. Thiền bằng thực chứng, còn Thiền Học phải dùng văn tự, ngôn ngữlý luận. Chính vì thế mà có những kẻ đã từng học thiền ba bốn chục năm mà chưa từng thực sự hành thiền ngày nào. Học chỉ giỏi về lý luận và khái niệm, chứ chưa bao giờ thực sự thực nghiệm nơi chính bản thân mình. Thấy rõ như vậy để những ai muốn thực sự hành thiền đừng bị mắc kẹt vào Thiền Học mà phí đi thì giờ vô ích, có khi là cả một đời người.


3. VÀO THIỀN 

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta đã và đang bị bao vây bôũi quá nhiều sự vật và hiện tượng ôũ quanh ta. Sự vật thì muôn hình vạn trạng, còn hiện tượng thì muôn mặt khó lường. Chẳng hạn như nhà cửa, xe cộ, núi non, sông ngòi, thành thị, thôn quê, tình bạn, kẻ thù... Chúng ta thường đi lạc vào trong đó như lạc vào một khu rừng vô minh không có lối ra. Trong khu rừng vô minh đó, nhiều khi ta cũng bắt gặp một vài niềm vui nho nhỏ, nhưng chỉ ngắn ngủi, ngắn ngủi như cái vô thường của sự vật, vì vậy mà ta thường đau khổphiền não triền miên. Chính vì nhìn thấy những nỗi đau khổ phiền não của chúng sanh mà Đức Từ Phụ ngoài việc nói pháp ra, Ngài còn chỉ cho chúng sanh làm sao thoát ra khỏi cái vũng lầy đau khổ bằng cách thực chứng nơi bản thân mình. Ngài đã ngồi suốt bốn mươi chín ngày đêm, Ngài đã trôũ về thực chứng nơi chính mình. Ngài đã không nói: Ta ngồi thiền, vì thiền đã không và sẽ không bao giờ có thể giảng giải được bằng lời. Ngài ngồi đó, hình ảnh Ngài vẫn còn đó như một tấm gương rạng ngời cho muôn đời sau.

Trong kinh Pháp Hoa, Đức Từ Phụ đã chỉ rõ cho chúng ta về ý nghĩa của Thiền. Thiền là trôũ về tìm lại kho báu nhà mình. Mình có kho báu, mình có ngọc trân châu mà mình cứ mãi đi tìm ôũ đâu đâu. Đức Từ Phụ đã nói về anh chàng cùng tử lang thang nơi xứ người, sống chật vật, nghèo nàn, khổ sôũ. Rồi một hôm, chàng sực nhớ quê hương cũ, liền trôũ về quê. Về quê rồi chàng mới vỡ lẽ ra cha mình là một ông trưôũng giả và chàng là người có quyền thừa hưôũng kho gia báu nhà mình. Đâu phải Đức Thế Tôn cần ngồi thêm bốn mươi chín ngày dưới cội Bồ Đề thì Ngài mới chứng quả, mà Ngài đã thực chứng tự thuôũ nào. Sôũ dĩ Ngài ngồi đó là muốn cho chúng sanh biết rằng pháp giải thoát của Ngài không riêng gì chỉ trong kinh điển, mà cũng là tại cái chỗ ngồi nầy nữa. Ngài đã ngụ ý rất rõ ràngchúng sanh phải vừa biết Phật pháp để tiến tu, mà cũng phải vừa thực chứng những kinh nghiệm nơi chính bản thân mình. Kinh nghiệm thực chứng hay là Thiền nầy chỉ có tự mình thực chứng, chứ không ai có thể làm dùm mình, ngay cả Phật cũng không làm được điều đó. 

Theo Phật, ai cũng có hạt châu trong chéo áo, có điều là chúng sanh vì mãi dong ruổi trong mê lộ nên không nhận ra là mình có của báu. Bây giờ trôũ về thực chứng nơi chính bản thân mình thì mới khám phá ra là mình đâu có nghèo hèn mê muội như mình tưôũng. Bây giờ đã thấy rõ ràng không lầm lẫn là mình không nghèo thì cho dù có ai chê ta nghèo, ta cũng mỉm cười mà rằng, họ nói gì cũng được, ta không buồn, không vui, không thù, không ghét... đó là cái lợi lạc thực tiển của thiền đấy. Ngoài ra, vào thiền ta chẳng những tạo cho mình niềm tin vững vàng nơi bản thân, mà còn làm vơi đi hoặc mất hẳn những lo âu phiền muộn trong cuộc sống.

Con đường vào thiền là con đường ôũ nội tâm, ôũ thực nghiệm nơi chính bản thân mình. Đọc sách thiền, bàn luận thiền, lý luận về những khái niệm của thiền sẽ chẳng có ích lợi gì mà chỉ làm cho những buổi trà dư tửu hậu thêm phần loạn động, thế thôi. Muốn thực sự vàothiền, xin hãy tự mình đi, đứng, nằm, ngồi cho mình; đừng kêu ai đi dùm mình, cũng đừng phê bình ai đi thế nầy, đứng thế nọ, chỉ thêm vô bổ và chỉ phí thì giờ mà thôi. Kiếp con người không có là bao hết so với thời gian của vũ trụ; mặt trời đã năm tỉ tuổi rồi đó, thì bảy tám chục năm, hoặc một trăm tuổi của ta có là cái gì ?

Thôi hãy dẹp đi những buổi trà dư tửu hậu vô bổ, hãy về mà ngồi lại cho chính mình, đừng để cho một ngày một giờ nào trôi qua vô bổ nữa; hãy can đảm lên quý bạn ạ ! Đời người cứ mãi sướng rồi khổ, khổ rồi sướng, có khác chi một quả bóng khi phồng khi xẹp. Như vậy tội nghiệp cho một kiếp con người quá. Hãy trôũ về với thực tại, hãy sáng suốt mà chặt đứt cái phồng xẹp của khổ đau và vui sướng tạm bợ nầy ngay trong đời nầy, kiếp nầy. Hãy cùng nhau vào thiền để có đủ cái bi, trí, dũng của nhà Phật hầu chuyển cuộc sống đau khổ loạn động ra an nhiên tự tại

Phật tử nên luôn chẳng những nhớ lời dạy của Đức Từ Phụ, mà còn phải noi theo những gì Ngài đã làm để ít ra cũng được đi theo dấu chân Ngài, hoặc giả cùng nắm tay Ngài thong dong tự tại nơi cõi không cùng, không tận của thế giới Vô Sanh. Hãy sống đời giản dị cả trong đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, cách sống, cách làm việc, nghỉ ngơi và suy tư. Hãy quay đầu lại mà nhận diện cho ra lẽ thật ngay nơi mỗi người của chúng ta. Hãy kiên gan bền chí mà buông xả cho được thế gian pháp để trôũ về sống với lý chân thật của mình. Nơi đó không là đồng quê, rừng rậm, thôn quê, thành thị, núi non, đồng bằng hay biển cả, mà là nơi của vô sanh, của thanh tịnh vĩnh hằng. 


4. THIỀN ĐỊNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA

Với người xuất gia, trước khi tham thiền nhập định thì phải giữ giới thanh tịnh, ôũ chỗ yên vắng, dứt lìa mọi ràng buộc của tham lam, ái dục, và gần gủi thiện tri thức. Phải nương theo giới luật cũng như không tạo ra những tội ngũ nghịch. Phải kiên tâm gìn giữ từ trọng cho đến khinh giới. Phải có đầy đủ niềm tin nơi luật nhân quả luân hồi, phải biết kinh sợ và khôũi lòng hổ thẹn khi làm việc không đúng... Lúc tọa thiền phải vào nơi yên vắng, không ồn ào, càng cách xa thế tục càng tốt. Chẳng những vậy, người xuất gia còn không tạo ra sự nghiệp thế gian. Ngoài ra còn phải biết xa lìa ngũ dục từ sắc, thinh, hương, vị, và xúc của thế gian. Chính ngũ dục làm cho phàm phu mê đắm. Hình dáng kiều diễm của nam nữ , những âm thanh du dương trầm bỗng, những mùi hương, vị ngọt hoặc xúc chạm của da thịt mềm mại chỉ là những vé tàu suốt đưa ta về địa ngục

Chúng ta lúc nào cũng bị nhiễu loạn và chi phối bôũi ngũ dục. Vì ngũ dụcchúng ta cứ mãi tìm cầu; tìm cầu cái gì chúng ta cũng chả biết. Vì ngũ dụcchúng ta cứ mãi đi thâu góp những rác rưôũi của thế gian; càng tom góp càng hăng, như lửa được thêm củi. Khi tâm ta được tương đối tịnh, chúng ta sẽ trôũ nên những người quan sát, chứ không còn bị ngũ dục khống chế nữa. Lúc đó ta sẽ thấy rằng tham, sân, si và dâm dục nó tàn độc lắm. Người chạy theo nó cũng giống như người đạp phải rắn độc, hoặc giả giống như loài kên kên dành thịt thúi mà cứ cho là ngon. Chính vì vậy mà trước khi vào thiền ta ngăn che và canh giữ, không cho những tên giặc cướp tham lamdâm dục vào nhà vì hễ còn ưa thích dục lạcsống chết vẫn còn chưa đoạn đứt. 

Ấy là những bậc xuất gia, còn tại gia mà có lòng phát tâm tu thiền thì sao ? Tại gia vẫn có thể tu thiền; tuy nhiên, lời Phật dạy lúc nào cũng là một chân lý: Thứ nhất, hễ còn ưa thích dục lạcluân hồi sanh tử chưa đoạn dứt. Thứ nhì, giới là con thuyền đưa ta đáo bỉ ngạn; không giữ hoặc phá giới là tự đâm lủng thuyền, đừng nói thiền, cũng đừng nói đến chuyện đáo bỉ ngạn. Như vậy người tại gia khi tu thiền phải vô cùng cẩn trọngcoi chừng bị ma Ba Tuần nó dắt ta vào ma cảnh và cái trí huệ mà ta có được chỉ là trí huệ của loài ma. Chính vì thế mà ta thấy có hiện trạng Cuồng xãy ra cho một số người sau một thời gian tu thiền.

Lúc chưa tu thiền thì con người còn điềm đạm. nói năng còn khiêm nhường, nhưng sau một thời gian ngồi thiền thì con người trôũ nên ngã mạn cống cao, đi đâu cũng tự xưng là thiền sư, gặp ai cũng nói chuyện chứng đắc, hết thiền nầy đến thiền khác. Tội nghiệp thay cho những con bọ hung đang chui rúc trong những đống phẩn hôi thúi mà cứ cho là thơm tho. Người tại gia nên thấy đó mà hãy ráng giữ gìn giới luật trước khi vào thiền; đừng tham nhiễm thế lạc; hãy bớt vướng mắcham muốn đi thì mới mong vào được trong thế giới của thiền. Nếu không xả bỏ được hoàn toàn những ham muốn của trần tục, thì ít ra cũng giữ được năm giới mà Phật đã dành cho những đứa con tại gia của Ngài. 

Tóm lại, người Phật tử tại gia, dù không thực hiện được hoàn toàn những điều mà người xuất gia đã làm, cũng quyết khiêm nhường, quyết nhứt tâm, nhứt ý giảm thiểu những tham lam, dâm dục để khi vào thiền, cho dù chưa đạt được quả vị vô thượng đi nữa, thân tâm cũng an lạc lắm vậy. 

Những điều mà người tại gia nên luôn nhớ trong khi tu thiền

**Không cống cao ngã mạncống cao ngã mạn rất dễ bị ma Ba Tuần nó lôi vào ma cảnh

**Luôn biết hãy còn tham lam dâm dụcluân hồi sanh tử vẫn chưa đoạn dứt cho dù ta có tu cả triệu năm đi nữa

**Hãy coi tham dục như những con ma Ba Tuần và quyết không làm bạn với chúng. 

**Sân hận là oan gia của pháp an lạc, là nguồn gốc của ác đạo. Chính cái sân hận nó giết chết sự an lạcvô ưu của ta. Vì thế ta luôn về nương nơi Tam Bảo, phải chóng tu từ binhẫn nhục.

**Không nghi ngờ và vấn nan Phật pháp. Nếu có điều gì còn chưa thông thì xin gặp minh sư mà hỏi cho thông trước khi nhập vào cuộc tu thiền. Một khi đã nhập vào cuộc thì tâm phải tín. Nếu không thì chẳng những tai hại cho mình mà còn cho người nữa. Nghi mình thì cho dù có thiền hai ba chục năm cũng chả bao giờ có định. Nghi thầy sẽ chẳng bao giờ học hỏi được điều hay lẽ thiệt nơi thầy, mà còn nay chỉ trích sư nầy, mai chỉ trích sư kia. Dưới mắt mình, mấy thầy không giỏi bằng mình. Nghi pháp sẽ sanh tâm phá đạo. Người nghi như kẻ luôn đứng trước ngã ba đường, vì nghi nên không biết lối nào nên đi. 


5. THIỀN CHO XUẤT GIA HAY TẠI GIA

Hành thiền ngoài chuyện trôũ về với thực tại, sống tỉnh thức, thực nghiệm bản thân để thực chứng chân tâm; thiền còn giúp trị rất nhiều bịnh như cao máu, ép tim, căng thẳng thần kinh, lo âu, phiền muộn... Sự xen kẻ giữa thiền và kinh hành sẽ làm cho máu chạy đều trong cơ thể. Không chỉ tọa thiền ta mới có thể an trú trong chánh niệm, mà ngay cả khi đi, lúc đứng, lúc ngồi, khi làm việc tại văn phòng cũng như trong cơ xưôũng, hoặc ngoài đồng áng... chúng ta vẫn có thể hành thiền. Phật đã nói: Phật pháp bất ly thế gian pháp, hoặc giả nếu không có đời thì cũng không có đạo. Thiền cũng vậy Không có sự giác ngộ ngoài cuộc sống thường ngày.

Bấy nhiêu đó đủ cho chúng ta thấy thiền không chỉ dành riêng cho người xuất gia. Người xuất gia dù sao cũng có nhiều điều kiện hơn, không vướng bận gia đình, họ có thể an trú trong một thiền thất ôũ nơi vắng vẻ, không bị chi phối nhiều với cuộc sống bên ngoài. Do đó mà công cuộc tiến tu của họ có phần dễ thành công hơn những người tại gia. Tuy nhiên, những người tại gia vẫn có thể nghiên cứuhành trì thiền, hoặc tại chùa, hoặc tại nhà. Nếu hành thiền tại nhà, cư sĩ tại gia nên cần được sự hướng dẫn của một minh sư và của một số thiện tri thức thật tâm, thật tình. Nếu cư sĩ tại gia mà đi đúng đường, hành đúng cách, vẫn có thể thiền có kết quả; tuy nhiên, phải cần kiên trì và rất nhiều thời gian


6. THIỀN ĐỂ CHỨNG ĐẮC CÁI GÌ ? 

Thiền là trôũ về với thực tại, là sống tỉnh thức, là hiện thực kinh nghiệm của chính bản thân mình, hoặc giả chứng nghiệm chân tâm. Như vậy trong thiền không có chứng đắc. Những ai mong cầu chứng đắc không phải là tu thiền. Tại sao vậy ? Tại vì cả thực tại, tỉnh thứcchân tâm ta đều có sẳn, chỉ tại mê mờ mà ta đã lôũ dại dột đánh mất. Nay thiền là tìm lại, chứ chứng đắc cái nỗi gì ? Chân tâm, theo Phật dạy, không phải được phát sanh do sự chứng ngộchân tâm không sinh, không diệt thì làm gì do cái nầy hay cái kia phát sanh được. Chúng sanh cho dù có lăn trôi trong luân hồi sanh tử dưới nhiều hình thức khác nhau đi nữa, chân tâm vẫn vậy, vẫn không sanh không diệt. 

Như vậy người tu thiền nên nhớ mà đừng đợi bất cứ cái gì từ bên ngoài, đừng cầu chứng đắc. Có đối tượng đâu mà chứng đắc ? Người tu thiền chỉ nên cố mà Tìm trôũ về với thực tại, sống tỉnh thức để có thể quay về với cái chân tâm thường hằng bất sanh bất diệt của mình.

Người tu thiền mà sống được như vậy đã là có đời sống giác ngộ của thiền rồi. Hãy dẹp bỏ đi mọi khái niệm, mọi lý luận cho sự chứng đắc. Chừng nào không còn ngôn từ nào nữa mà tự mình quay về với tự thân để nhìn thấy bằng thực nghiệm tự tánh của mình, chừng đó chúng ta đã hoàn toàn quay hẳn về với tự thể chiếu sáng của ta, chừng đó ta không còn bị thống trị bôũi thế giới của sinh diệt, của vui buồn, lo sợ, đẹp xấu, mất còn, thương yêu, giận hờn, chừng đó là ta đã thật sự sống trong cái thế giới giác ngộ của thiền. 


7. THIỀN VÀ CHĂN TRÂU

Vọng tâm là căn bịnh chính gây ra cho con người không biết bao nhiêu là đau khổ và não phiền. Chính cái vọng tâm nó che mờ lương trithúc đẩy ta chạy theo những dục vọng. Nó là đám mây đen che phủ sự trong sáng của bầu trời. Vì nó mà cái tâm vốn sáng suốt và tỉnh lặng của ta trôũ nên u tối và loạn động; cũng chính vì nó mà ta không còn biết đâu là chơn, đâu là giả để phải ôm giả làm thiệt. Vì nó mà ta không phân biệt được đâu là tà, đâu là chánh, đâu là hay, đâu là dôũ...

Đức Từ Phụ đã dạy rằng muốn cho ta đừng chạy theo dục vọng mà phải lãnh lấy khổ đau thì cách duy nhất là phải chận đứng vọng tâm. Thế nào là vọng tâm ? Tâm là cái gì mà chả bao giờ có ai thấy được nó; tuy nhiên, nó còn cao nặng hơn Ngũ Hành Sơn. Ngũ Hành Sơn chỉ đè Tôn Ngộ Không có năm trăm năm, còn tâm nó đã đè nặng xuống thân phận bé bỏng của con người từ vô thỉ. Thế mới thấy Tâm là đầu mối của mọi việc. Chúng ta bắt nguồn từ một cái gì bao la thăm thẳm như bầu trời không một vẩn mây. Thế rồi chính từ Tâm mà ta lạc bước vào những khu rừng vô minh không có lối ra.

Chúng ta lạc hết bước nầy đến bước khác; đi đến muôn vạn nẻo đường để rồi bây giờ không biết mình là ai. Không biết mình từ đâu tới, tên thật là gì; mình muốn làm gì và muốn đi đâu, mình cũng không biết nốt. Hết ngày nầy qua năm khác, chúng ta cứ mãi dong ruổi đi tìm, mà tìm cái gì chính mình cũng không biết. Tìm chưa được cái nầy thì đã mất cái kia... Cái Tâm mà bấy lâu nay dong ruổi, lạc bước để cho ta đến nỗi phải thân tàn ma dại ấy là vọng tâm. Một người khéo tu, đừng dong ruổi nữa, đừng dài dòng biện luận nữa, mà hãy tìm cách kéo nó lại. Tâm ta bấy lâu nay như một loài trâu hoang, đã dậm đạp và phá hại biết bao mùa màng của ta và của người, thế mà ta vẫn vỗ tay đồng tình. Bây giờ tu rồi, thì trâu có đi hoang, ta kéo nó về. Trâu có dậm đạp lúa mạ, ta cột nó lại... Cứ làm và làm mãi như thế cho đến khi trâu thuần mới thôi.

Mục đồng chăn trâu bằng dây vàm xỏ mũi, bằng những tiếng la hét, hoặc bằng những ngọn roi không nương tay. Còn ta chăn tâm bằng gì ? Tâm chẳng phải ôũ trong, chẳng phải ôũ ngoài. Môũ mắt ra cũng không thấy, mà nhắm mắt lại thì càng không biết nó ôũ đâu. Tâm khôngthực thể, không có hình tướng. Tâm chẳng phải là sự va chạm bên ngoài, mà cũng không phải là sự suy nghĩ bên trong. Mắt thấy, tai nghe cũng không phải là tâm vì những người mới chết, mắt và tai họ vẫn còn đó, nhưng họ có thấy và có nghe được đâu ? Nếu nói rằng sự hiểu biết phân biệt là tâm thì khi rời cảnh vật hiện tiền, có còn sự hiểu biết phân biệt nữa không ? Nếu không thì sự hiểu biết phân biệt cũng chẳng phải là tâm.

Nói đến tâm, càng nói càng khó hiểu. Nếu ta đi sâu vào tâm thì không một bút mực nào có thể diển tả cho cùng tột. Vậy thì ta cứ tạm gọi tâm là cái Thấy biết chơn thật đi. Cái thấy biết chơn thật nầy nó không cùng, không tận. Nó như bầu trời trong, xanh thẳm, không một vẩn mây. Nó không giả, không thật, vì hễ nói có thật ắt có giả. Cái thấy cùng với cảnh vật bị thấy cũng lại như vậy, đều là thể tánh của chân tâm. Trăng chỉ có một, không thật, không giả. Nếu ai vẫn còn chấp có cái thấy và cái bị thấy, ấy là vọng chấp. Cái chơn tâm nầy không tự nhiên mà có, cũng không do nhơn duyên mà sanh ra.

Nếu phàm phu chúng ta để tâm suy nghĩ và dùng lời để bàn luận về tâm thì chẳng khác chi những người quơ tay chụp bắt lấy hư không, chỉ thêm mệt chứ có bắt được gì đâu ? Có ánh sáng hay không có ánh sáng thì cái tánh thấy biết chơn thật nó vẫn còn đó; ta vì vọng chấp mà cho là không thấy biết, thế thôi. Chính cái chỗ khó phân biệt nầy mà đa phần phàm phu chúng ta cứ mãi nhận giả làm chơn, rồi cứ tiếp tục lăn trôi trong dòng sanh tử luân hồi.

Thay vì thẳng đường đi, chúng ta không làm, mà chúng ta dừng hết trạm nầy đến trạm khác, góp nhặt hết rác rưôũi nầy đến rác rưôũi khác. Theo Đức Phật thì tâm là cái gì vẫn thường còn khi rời cảnh vật hiện tiền. Phải hiểu cho rõ lời Phật dạy thì ta mới có cơ trụ nó lại được. Lời Phật dạy rất đơn giảndễ hiểu: Cái gì vẫn thường còn khi rời cảnh vật hiện tiền, cái đó là tâm. Như trên đã nói, mục đồng chăn trâu bằng giây vàm xỏ mũi, bằng những tiếng la hét, hoặc bằng những ngọn roi không nương tay... Ta cũng phải chăn giữ Tâm ta bằng những cách tương tự, cũng không nương tay bôũi vì hễ hôũ ra một chút là nó vuột chạy.

Chúng ta lấy gì để chăn giữ Tâm ?

Theo Đức Phật thì con đường duy nhứt để phát trí huệ rồi từ đó nhận biết được chơn tâm là phải trì giớithiền định. Không trì giới thì đừng nói đến chuyện thiền và chuyện định. Làm sao mà định cho được khi con vượn vẫn còn chuyền hết từ cành nầy qua cành khác? Như vậy người Phật tử, dù xuất gia hay tại gia, muốn chăn giữ Tâm mình cho chuyên chính phải hội đủ ba điều kiện cần yếu

 1. Dùng giới luật nhiếp phục tự tâm
 2. Phải giữ giới tâm mới sanh định;
 3. Phải có định thì tâm mới phát trí huệ

Biết rõ như vậy, nếu thấy tâm chúng ta vẫn còn tham lam, dâm dục thì khoan hẳn ngồi thiền vì cho dù có thiền vạn kiếp đi nữa thì luân hồi sanh tử vẫn còn đó. Tu hànhquyết chí buông bỏ trần lao, mà hãy còn tham lam dâm dục tức là chưa buông bỏ. Theo Đức Từ Phụ thì những ai một mặt muốn tu, mặt khác vẫn còn tham lam dâm dục thì cho dù có phát trí huệ cũng sẽ bị đọa vào ma đạo. Đối với loại người nầy trí huệ càng cao thì ma phẩm càng cao. Ma chúa chẳng hạn; nếu thấp một chút thì làm ma dân. Chính vì vậy mà trước khi nhập diệt, Đức Từ Phụ đã ân cần dặn dò Ngài A-Nan rằng: Vào thời mạt pháp, chúng ma rất thịnh trong thế gian, ưa làm việc tham dục, xưng là thiện tri thức của chúng sanh, nhằm lôi kéo chúng sanh thay vì bước nẻo Bồ Đề, lại đi vào hầm tà kiến, để rồi cuối cùng phải cùng đi vào địa ngục với chúng.

Như vậy nếu tu thiền mà không đoạn lòng tham lam dâm dục thì cũng như người nấu cát mà muốn cho thành cơm thì cho dù có đời đời kiếp kiếp cũng không thành. Đem tâm dâm dục tham lam ra mà cầu quả Phật thì chỉ có lòe được những ai nhẹ dạ, chứ làm gì ra khỏi được tam giớiluân hồi sanh tử; mà vẫn còn ôm cái gốc của luân hồi sanh tử thì đừng nói chi đến chuyện Niết Bàn. Như vậy, trước khi muốn thiền định, hãy đoạn trừ tham lam, dâm dục; đoạn từ thân đến tâm; đoạn cho tới lúc chỗ nào cũng tinh khiết rồi hẳn tính chuyện thiền, hay là Bồ Đề Phật quả... Khi dạy A-Nan những lời nầy Phật không có ý làm nản lòng nản chí những ai muốn phát trí huệ bằng con đường Thiền. Tuy nhiên, Phật muốn cảnh tỉnh chúng sanh đừng để bị lọt vào lưới rập của bọn Thiên Ma Ba Tuần. Phật muốn chúng sanh đừng phí thời giờ dong ruổi thêm nữa, hãy bắt đầu từ trì-giới, hãy dùng tường vách của giới luật mà giữ Tâm ta lại rồi hẳn nói đến chuyện thanh tịnh, hoặc Niết Bàn


8. TU CÁCH NÀO CHO ĐƯỢC ĐỊNH ?
 THIỀN HAY TỊNH ĐỘ

Tu cách nào cũng được định, miễn ta nhiếp tâm tu là được định, chứ không nhứt thiết phải tu theo thiền hay tịnh độ. Tuy nhiên, thiền giúp chúng ta biết chúng ta 
đang làm gì, thấy gì và nghĩ gì... tức là chúng ta được yên ổn phần nào mặc dù chỉ yên ổn trong động, nhưng cũng làm cho chúng ta thấy cuộc sống của chúng ta có phẩm chất hơn và có ý nghĩa hơn. 

Tại sao chúng ta phải định ? và định cho ai ?

 Cuộc sống hằng ngày của chúng ta tùy thuộc rất nhiều ôũ môi trường chung quanh và chịu hoặc bị ảnh hưôũng từ nếp sống gia đình đến xã hội. Nếu chúng ta quay cuồng trong đó, thì tâm của chúng ta vốn dĩ đã động, sẽ động hơn. Nếu chúng ta không quay cuồng trong đó, thì ta sẽ bị nó đào thải. Vậy chúng ta phải làm sao ? Câu trả lời duy nhất là hãy đạt cho được sự tương đối thanh tịnh trong cái loạn động đó. Muốn được như vậy, chúng ta phải làm gì ? Muốn được như vậy, chúng ta hãy đem thiền vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Thiền là gì ? Đã có quá nhiều định nghĩa cho thiền. - đây chúng ta không muốn đóng góp thêm chi một định nghĩa nữa, mà chúng ta muốn nói lên cái gì đơn giản nhất, thế thôi. Thiền là sống với chánh niệm, đơn giản như vậy đó. Thiền là trôũ về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm chính nơi tự thân mình để tìm về tự tánh. Thiền là biết rõ ràng ta đang làm gì và không vướng mắc bôũi những ý nghĩ không ăn nhập gì đến chuyện ta đang làm. Thiền là sự an lạc thật sự cho tâm hồn. Lúc thiền, cả ý nghĩ, lời nói và hành động đều được kiểm soát. Thiền là mầm tạo ra niềm vui, niềm an lạc và xóa đi những mầm gây ra đau khổ. Thiền là trôũ về tìm cái đẹp nơi chính ta. Thiền và chánh niệm là hai người bạn đồng hành, luôn sát cánh bên nhau để tạo nên sự tỉnh thức tuyệt vời. Nếu nói tu thiềntâm không chánh niệm, còn vọng động, không biết mình đang làm gì, ấy không phải là tu thiền, mà có thể là tu ma cũng không chừng. Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã khẳng định: ỘBao giờ không có chánh niệm, bao giờ không có ngộ, bấy giờ không có thiền.Ợ 

Như vậy lúc thiền, không cần rườm rà thêm thắt, chỉ cần tĩnh lặng trong tâm là đủ. Từ tĩnh lặng ta mới có sự tĩnh thức và từ đó ta mới có đủ sáng suốt để mà tự tại. Từ đó ta mới có khả năng an nhiên. Niệm tới, cứ để chúng tới, ta không mời, không thỉnh, không chạy theo; niệm đi, ta cứ để chúng đi, chứ không buồn cầm giữ, mà cũng không đuổi. Nói thì nói vậy, trên lý thuyết thì dễ, chứ thực hành cho được như vậy quả là thiên nan, vạn nan. Tâm ta nó như con vượn chuyền cây thì làm sao mà ngồi yên cho được ? Nếu như tâm nó không chịu ngồi yên thì hãy cho nó làm một cái gì đó để nó đừng chạy đông, chạy tây nữa. Chẳng hạn như kêu nó kiểm soát hơi thôũ, hít vào thôũ ra, hoặc đếm số từ một đến mười, rồi lại tiếp tục đếm ngược lại từ mười đến một, cứ thế mà làm, thì nó chạy đi đâu ? Thế là thiền đã dẹp tan những Ộvọng tưôũng,Ợ cái bịnh chung của chúng sanh. Tuy nhiên, có người cho rằng thiền phải là cái gì cao siêu cơ, chứ ngồi đếm hơi thôũ, hoặc ngồi đếm số thì dễ quá. -, thì dễ nói, nhưng không dễ làm đâu các bạn ạ ! 

Kiếm ai để dẫn dắt ta trên bước đường hành thiền ? 

Hãy tìm đến các vị thầy hoặc sư cô đã có nhiều thực nghiệm về thiền để nhờ dẫn dắt và chỉ cách cho thiền. Tuy nhiên, ông thầy quan trọng nhất vẫn chính là ta. Nếu ta chịu khó trôũ về với chính ta, không sớm thì chầy chúng ta cũng sẽ an lạc. Tại sao vậy ? Tại vì chịu trôũ về với chính ta thì nhứt định ta sẽ nhận ra được cái tâm chân thật của chính mình, mà cái tâm chân thật là gì nếu không phải là Phật tánh ? Đã thấy và hằng sống với cái Phật tánh thì Phật quả là chuyện không xa. Hãy luôn nhớ lời dặn của Tổ Bồ Đề Đạt Ma: ỘThiền là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật.Ợ Nghĩa là trong thiền chỉ có thực nghiệm, chứ không có biện giải.

Những ai đi tìm thiền trong kinh điển, hoặc lý giải, hoặc biện luận, đều là những người điên đảo. Đó chính là thâm ý của Tổ. Ngài nói như vậy để chúng ta đừng nên phí thêm thì giờ với khái niệm và lý luận; chứ làm gì có chuyện ngoài giáo lý của Phật Đà,vì nếu ngoài thì đã là tà ma ngoại đạo rồi còn gì. Thiền chỉ cho ta thấy đạo qua mọi phương tiện; đừng mắc kẹt vào phương tiện mà sẽ không thấy được đạo. Kinh điển như tấm bản đồ vẽ dấu chân và hướng đi của con voi, nếu ta nương theo đó mà tìm đến voi thì được, ví bằng chỉ biết tấm bản đồ thì sẽ không bao giờ tìm được đến voi, hoặc giả không nhờ đến bản đồ thì cũng không tìm được voi. Hiểu như vậy thì ta nên dung hòa, đừng quá chấp vào phương tiện, cũng không nên đả phá phương tiện. Không có phương tiện thì sẽ không có Niết Bàn; ví bằng đã đến Niết Bàn rồi mà còn ôm chặc phương tiện thì sẽ khổ sôũ hơn là lúc chưa tới. 

Tâm ta đầy dẫy những niệm, vọng niệm cũng có, mà chánh niệm cũng có. Chúng khôũi lên rối bời, mà chúng ta lại lầm chấp chúng là cái tâm của ta, cho nên có khi nào ta thấy tâm ta an đâu. Bôũi tâm không an, nên ta mới tìm cách làm cho nó an. Vấn đề ôũ đây là chúng ta có cái gọi là ỘTâmỢ hay không ? Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nói : ỘHãy nhìn thẳng lại nó, thử xem nó có thật hay không cái đã, rồi hãy cầu an cho nó. Nếu nó không thật, hãy để tự nó tan biến, ấy là an, là định.Ợ Chỗ niệm không khôũi là Ộvô niệmỢ hay là Ộkhông tâm.Ợ Bôũi thấu triệt được cái lẽ ỘKhôngỢ mà Lục Tổ Huệ Năng đã bước vào cửa nầy bằng bài kệ

 Bồ Đề bổn vô thọ
 Minh cảnh diệc phi đài
 Bản lai vô nhứt vật
 Hà xứ nhạ trần ai.

Bồ Đề vốn không cội, gương sáng cũng không đài, xưa nay không một vật, chỗ nào dính trần ai ? Tuy nhiên, bước vào và giải thoát là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Phàm phu chúng ta, có khi cũng bước vào vậy, có khi cũng ngộ vậy, nhưng nay ngộ, mai mê. Như thế thì làm sao mà giải thoát ? Muốn giải thoát thì trước tiên biết mình cũng có tánh giác và phải biết rằng tánh ấy vốn thanh tịnh, không sanh, không diệt, tự nó nó đầy đủ, tự nó không dao động... Mà đã từ muôn ức kiếp, chúng ta quên bẳng nó, rồi cứ đi lang thang khắp nẻo luân hồi, tạo nghiệp ngập trời, thọ vô tận khổ. Hãy can đảm lên mà bước theo con đường của Đức Từ Phụ; hãy đi như người thức tỉnh, nhớ tới đường về quê, không còn lê bước lang thang. Đó là hình ảnh giác ngộ để đi đến giải thoát của đạo Phật


9. PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Tại sao lại tọa thiền ? Nói cho đúng ra đi, đứng, nằm, ngồi cũng đều thiền được cả. Tuy nhiên, tọa thiền vẫn được dùng hơn vì tọa thiền dễ đi vào định hơn cả. Chính Đức Phật đã tọa thiềnthành đạo, và sau khi thành đạo rồi, Ngài vẫn tiếp tục tọa thiền. Tọa thiền chẳng những giúp ta đi đến thanh tịnh, mà nó còn giúp ta điều hòa khí huyết trong thân thể nữa.

Trước khi ngồi thiền, đi đứng nằm ngồi đều thong thả, nhẹ nhàng và buông xả. Tâm không nên phiền não hay bực tức về bất cứ chuyện gì. Muốn tọa thiền, trước nhất phải có tọa cụ, tức là gối để ngồi, đường kính khoảng ba tấc, bề dầy khoảng một tấc. Nếu khôngtọa cụ, có thể xếp mền làm tư lại mà ngồi. Khi ngồi chỉ để phân nửa, hoặc một phần ba bàn tọa lên gối. Có thể hơi ngả về phía trước một chút; đường xương sống cho thật thẳng đứng. Chỗ ngồi thoáng, không lộng gió mà cũng không bít bùng. Hơi thoáng một chút là được. Nhiệt độ không quá lạnh, mà cũng không quá nực vì ta ngồi thiền chứ đâu phải hành xác. . Ánh sáng vừa đủ, sáng quá thì dễ bị phân tâm, mà tối quá thì dễ bị buồn ngủ

Lúc ngồi nên để cho xương cùn ôũ ngay giữa tọa cụ vì cả trọng lực của ta sẽ tì lên đó. Sau khi an vị rồi nên nghiêng qua nghiêng lại cho yên chỗ mới bắt đầu nới rộng dây lưng và cổ áo rồi kéo chân ngồi. Có thể ngồi:

1. Bán già, chân trái để lên đùi phải và bàn chân phải đặt dưới đùi trái (kiết tường); hay chân phải để lên đùi trái và bàn chân trái để dưới đùi phải (hàng ma) cũng được; lúc nào hai đầu gối cũng nên chạm sàn nhà.

 blankblank

2. Nếu ngồi kiết già, chân trái đặt lên đùi mặt và bàn chân mặt trên đùi trái; hoặc chân mặt kéo lên đùi trái và chân trái để trên đùi phải; nên kéo sát vào thân; hai đầu gối nên chạm sàn nhà. 

 blankblank

3. Ngồi theo kiểu Thái Lan, hai chân không chéo lên nhau, mà chân này đặt trước chân kia, cả hai đầu gối đều chạm sàn nhà. 

blankblank

4. Ngồi theo kiểu cổ truyền của Nhật Bổn, hai đầu gối chạm sàn nhà, hai bàn chân đặt dưới tọa cụ, tọa cụ ép giữa hai mông và hai bàn chân, sức nặng toàn thân sẽ giảm nhiều với tư thế ngồi nầy.

5. Ngồi trên một cái ghế thấp, hai chân lòn dưới ghế, thế ngồi nầy sẽ thoải mái cho những ai hơi nặng kí lô. 

 blankblank

6. Ngồi trên ghế cũng được, nhưng vẫn phải có tọa cụ, xương sống phải thẳng, hai chân nên buông thẳng. 

blankblank















Thế ngồi đã xong, giờ lấy bàn tay phải để lên bàn tay trái, hoặc ngược lại. Những ngón tay chồng lên nhau. Hai đầu ngón cái vừa chạm nhau ngay chiều của rún. Hai bàn tay để lên lòng hai bàn chân. Nếu lòng bàn chân quá trũng, có thể chêm thêm khăn sao cho hai bàn tay ngang nhau. Trong khi ngồi, giữ cho lưng thẳng; tuy nhiên, đừng quá cố gắng, đừng gồng, đừng kênh... Đầu hơi cúi và mắt môũ một phần ba, sao cho ta nhìn thấy chót mũi và mặt sàn nhà cách mình chừng ba tấc. Gương mặt bình thản, nếu có một nụ cười tự nhiên càng tốt. Nên chuyển động thân vài lần trước khi vào thiền. 

Lúc bắt đầu thiền, thở khoảng ba hơi dài; thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hít vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười, tưôũng chừng như tất cả phiền não bịnh hoạn đều theo hơi thôũ ra ngoài hết. Sau đó miệng ngậm lại cho môi răng kề nhau và bắt đầu chỉ thôũ nhẹ và đều bằng mũi. Thôũ không cho nghe tiếng càng tốt. Cứ như thế mà hít vào tâm tỉnh lặng, thôũ ra miệng mỉm cười. Thôũ đều đều một cách tự nhiên, đừng nghĩ ngợi gì cả, ngay cả chuyện tỉnh lặng và mỉm cười vì trong thiền chúng chỉ là những vọng tưôũng mà thôi.

Nếu tâm ta vẫn còn loạn động thì ta có thể bắt nó đếm số. Hít vào một hai ba; thôũ ra bốn năm sáu... Tiếp tục như vậy và chỉ như vậy thôi. Nếu có vọng niệm nào chạy đến, ta cương quyết không theo, mà không theo thì nó sẽ qua đi. Tập như vậy cho đến khi không còn vọng tưôũng là định, đừng đòi hỏi một cái định nào khác. Định mà còn có thể diển tả được chỉ là vọng định. Cứ như thế, lâu dần sẽ thành thói quen và tu được thanh tịnh lúc nào không hay. Ngồi khoảng một hoặc hay tiếng đồng hồ ta có thể xả thiền. Với người mới tập, có thể ngồi chừng hai mươi phút, hoặc nửa giờ cũng được. 

Làm sao để trị những niệm khôũi trong lúc thiền? 

Đừng nghĩ gì đến việc đối trị là trị vậy. Trong lúc ta chưa thiền thì biết bao nhiêu là niệm mà kể cho xiết; tuy nhiên, vì quá loạn động nên ta nào có hay biết gì. Đến lúc thiền rồi thì tâm ta tỉnh lặng hơn; do đó mà niệm dấy lên, ta biết ngay. Biết mà không theo, không cầm giữ, cũng không đuổi vì còn cố ý đuổi là còn bị vọng niệm chi phối. Khi vọng niệm dấy lên mà ta thấy khó lòng dửng dưng, xin hãy tự niệm: Vọng niệm, vọng niệm, vọng niệm. Cứ như thế cho đến khi chúng lặng bớt. Khi vọng lặng thì tâm lặng; mà khi vọng lên ta liền biết vọng mà không theo. Cứ như thế, một lúc sau vọng sẽ thưa dần và im bặt. Nếu vọng tưôũng quá mạnh, ta nên tạm thời trụ tại một điểm nào đó trong thân thể; tuy nhiên, hai điểm tốt nhất là rún và chót mũi. Đến khi niệm đã im bặt rồi thì cũng không còn nên trụ vào đâu nữa. 

Khi xả thiền, từ từ động vai, động đầu, cúi, ngước, nghiêng phải, nghiêng trái chừng vài ba lần. Dùng mũi hít vào, thôũ ra bằng miệng cũng chừng vài ba lần. Sau đó từ từ chà xát hai bàn tay rồi đem úp vào hai mắt, hai tai và sau ót, chừng vài ba lần tùy ý. Từ từ duổi hai chân ra; dùng hai tay xoa bóp hai bàn chân; dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ vào bên dưới của hai mắt cá non (mắt cá bên trong) của đôi bàn chân, phương cách nầy sẽ kích động các huyết mạch chân và làm cho chân mau bớt tê. Xong rồi nên xoa bóp toàn thân từ đầu đến chân. Nên nhớ rằng tất cả mọi động tác đều phải rất từ từ và nhẹ nhàng. 

Ngồi yên độ một hoặc hai phút, ta bắt đầu từ từ đứng dậy. Nếu ngồi một mình trước bàn thờ Phật thì nên xá Phật; còn nếu ngồi với thiền hữu thì đứng dậy chấp tay xá thiền hữu, sau đó quay lên bàn Phật, xá Phật một cái. Nếu có điều kiện nên đi kinh hành, chừng năm hoặc mười phút cho thẳng chân. Có thể đi trong phòng, nếu phòng rộng; hoặc có thể đi xung quanh nhà. Lúc đi kinh hành cũng giống như lúc tọa thiền, chân bước thẳng mà nhẹ nhàng; tâm không động. Nhấc chân lên và để chân xuống thật nhẹ nhàng. Tâm vẫn biết có những chuyện xãy ra chung quanh; vẫn biết có vọng mà không theo. Vọng niệm cứ đến, rồi tự nhiên đi. Khi đi ta vẫn hằng an trú trong chánh niệm. Được như vậy, từng bước ta đi là sen nôũ cho ta và cho người. 

Tóm lại, tu thiền là muốn cho dù sanh dù tử vẫn tự tại; khi sống cũng như khi chết, mình luôn làm chủ lấy mình, cả thân lẫn tâm. Lúc thiền thì thân không sát sanh, trộm cướp, tà dục; khẩu không nói điều lỗi lầm xấu ác, thêm bớt, lường gạt, bất chánh; ý không tham, sân, si. Chính nhờ thiền mà ta có thể quán sátnhận xét một cách khách quan những tập quán tệ hại do bản ngã gây ra. Mục đích trước mắt của thiền là môũ mang trí huệ và làm cho sáng thêm tâm tánh. Thiền giúp ta không chạy theo những loạn động cũng như những vọng niệm. Thiền là biết rằng vọng tâm phức tạp, dao động và không có thật, nên ta không theo nó. Mọi người đều biết rằng mục đích của tu thiềnan nhiên, tự tạigiải thoát ôũ đời nầy, kiếp nầy. 

1) Thế Ngồi Kiết Già 2) Thế Ngồi Bán Già
3) Thế Ngồi Thái Lan 4) Thế Ngồi Nhật Bản 
5) Thế Ngồi Trên Ghế 6) Thế Ngồi Trên Ghế Thấp 
7) Thế Ngồi Trên Băng Thấp 


10. AI CÓ THỂ HÀNH THIỀN ? 

Ai cũng có thể luyện tập thiền được cả; tuy nhiên, muốn có được kết quả thì người hành thiền ít nhất phải giữ giới, tối thiểungũ giới cho người tại gia. Với những ai bận rộn và nhiều lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, thiền sẽ giúp họ bớt căng thẳng thần kinh, tâm hồn lắng dịu và quân bình được sự xung đột giữa lý trí và tình cảm. Với người nhiều muộn phiền đau khổ, thiền sẽ giúp họ tăng thêm sự trầm tỉnh và sáng suốt để đương đầu với những vấn đề cũng như giải quyết những xáo trộn giữa tâm lý và tình cảm. Với những ai có nhiều thói hư tật xấu, nếu tập thiền, tâm trí sẽ sáng suốt hơn mà từ bỏ những thói xấu.

Với người nóng tánh và hay sân hận, thiền sẽ giúp họ chẳng những trôũ nên tươi mát hơn, dịu dàng hơn; mà còn côũi môũ hơn, và vị tha hơn. Với những kẻ ưa tham đắm dục tình, thiền sẽ giúp họ tỉnh táo, có điều độ hơn và biết giảm bớt những khao khát của dục lạc. Với những kẻ ưa sát sanh hại vật, thiền sẽ giúp họ môũ rộng lòng từ, thương yêu và che chôũ cho mọi chúng sanh. Thiền cũng sẽ giúp họ nhìn những thú vật như là những người em nhỏ lạc loài của chúng ta. Với người bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, thiền sẽ giúp cho họ hiểu rõ công ơn cha mẹ, biết trọng nhơn đạo và lễ nghĩa hơn.

Đối với những kẻ giàu sang mà keo kiết, coi đồng tiền như bánh xe, thiền sẽ giúp cho họ biết thương yêu, bố thí và bảo vệ những người nghèo kém hơn họ. Đối với những ai chửi thầy, mắng đạo vì cống cao ngã mạn, vì không thỏa mãn ước mơ danh lợi, nếu họ chịu hành thiền một cách chơn chánh, sau khi hiểu rõ luật nhơn quả, họ sẽ trôũ nên kính thầy và tin đạo hơn. Với người hay phê phán và công kích người, hoặc hay nói chuyện phù phiếm thị phi, thiền sẽ giúp cho họ sáng suốt hơn để thấy rằng họ không là gì cả, hoặc chỉ là một giọt nước nhỏ của đại dương. Thấy được như vậy, họ sẽ nói năng cẩn trọng và biết tương kính bằng hữu, cũng như bạn bè đồng tu.

Nói tóm lại, thiền rất cần cho mọi người và ai cũng có thể hành thiền. Thiền tối yếu như ta cần không khí, hoặc giả như sự ăn uống hàng ngày của ta. Ăn uống nuôi dưỡng thân thể, còn thiền nuôi dưỡng tinh thần. Từ bấy lâu nay chúng ta chỉ lo ăn uống để bồi dưỡng cho thân nầy; nay là lúc chúng ta nên trôũ về lo cho phần tinh thần. Bấy lâu nay ta chỉ chạy đong chạy đáo nuôi thân; nay chúng ta hãy nhân cơ hội nầy mà lo cho cái phần tâm linh vốn dĩ đã quá nghèo nàn và đau khổ của ta đi. Chúng ta ít ai để ý, chứ thực ra tinh thần mới chính là mấu chốt của cuộc sống. Rất nhiều cuộc nghiên cứu của Y Khoa đã cho thấy tâm bịnh sẽ là đầu mối dẫn đến các bệnh khác trong cơ thể con người. Xin hãy thương và bồi dưỡng cho tinh thần hầu tạo cuộc sống quân bình hơn. Thiền chính là cách săn sóc tâm hữu hiệu, thiền chẳng những làm cho tâm ta an ổn, trong sạch, thảnh thơi và tươi mát; mà còn làm cho thân ta thêm khỏe mạnh nữa. Do đó mà cuộc sống của ta sẽ trôũ nên sống động hơn, hồn nhiên hơn. Ta sẽ mang nụ cười của hăm bốn giờ tinh khôi mà tặng cho ta và người. 


11. KHI THIỀN MÀ NƯỚC MIẾNG CỨ TUÔN RA LÀ SAO ? 

Bình thường thì nước miếng vẫn tuôn ra ấy chứ, nhưng ta không để ý, vì nước miếng phải tuôn ra để giữ độ ẩm cho miệng. Đến khi ta ngồi thiền thì tâm ta thanh tịnh hơn. Chính vì luôn sáng suốt và luôn nhận biết những sự việc xãy ra quanh ta nên ta mới nhận biết là có nước miếng tuôn ra. Nếu trường hợp có nước miếng tuôn ra, ta cứ nuốt như bình thường. Chẳng những với nước miếng, mà với bất cứ thứ gì xãy ra trong lúc ngồi thiền ta đều không sợ. Thí dụ như nghe thân nặng nề như có vật gì đè lên, hoặc nhẹ nhàng như muốn bay bỗng, hoặc như có những con li ti bò trên mặt, hoặc có những xúc chạm rợn người. Tất cả chúng là hư giả, không có thật nên ta không sợ. Có như vậy thì ta mới mong đạt được an nhiên tự tại


12. NGỌA THIỀN

Ngọa thiền là một trong những phương cách hành thiền rất có hiệu quả, hiệu quả không thua chi tọa thiền. Tuy nhiên, khi nằm thiền chúng ta phải hết sức cẩn trọngnếu không khéo thì chẳng có hiệu quả chi, nhứt là đối với những người chưa có khái niệm, hoặc hiểu biết nhiều về thiền. Chúng ta có thể nằm nghỉ ngơi, nhưng không phải là thiền, hoặc nằm mơ mơ màng màng, cũng không phải là thiền. Ngọa thiền đúng cách là từ từ nằm xuống, chứ đừng vật ngả ra một cách mạnh bạo, đừng quăng mình xuống vì như thế chẳng khác nào ta đang bạo động với chính thân thể của ta, mà bạo động với chính ta là tự phản bội mình. Xin hãy đừng phản bội ta vì chính nhờ cái thân nầy mà ta mới có cơ hội tiến tu.

Khi nằm nên nằm ngữa, không gối, hai tay và hai chân duỗi thẳng, song song với thân; hoặc hai chân hơi dang ra cũng được, miễn sao cho thoải mái. Hai ngón chân cái chỉ ra ngoài. Nên nhớ hai tay hoặc song song với thân, hoặc hơi duỗi ra đều được. Đừng bao giờ đặt hai tay lên ngực hoặc bụng, mà phải để cho các cơ thịt ở ngực và bụng thoải mái tối đa. Lòng bàn tay có thể để úp hoặc ngữa. Hai mắt nhắm lại tự nhiên

Thôũ bằng mũi, mà sâu đến tận rún chừng ba hoặc năm lần. Sau đó cứ thôũ đều, nhưng nhớ luôn thôũ bằng mũi. Miệng cười mỉm. Tất cả miệng, lưỡi và hàm đều buông xả. Từ từ buông xả hai tay, rồi hai chân và cuối cùng buông xả toàn thân; buông xả đến độ như viên đá đã chạm đáy biển, hoặc như chiếc lá rơi đã chạm đất. Buông xả đến độ ta và đáy biển, hoặc ta và mặt đất chỉ là một; buông xả đến độ không còn thấy có ta mà cũng không có mặt đất. Lúc đó niệm ác cũng không, mà niệm thiện cũng không còn. Ta không còn thấy biết là có ta nữa, huống hồ là lo âu, phiền não, hoặc đau buồn... Nằm trong tư thế nầy từ mười lăm đến hai mươi phút, cứ thôũ bình thường, ấy là ta đang đi vào cõi tịnh tịch, cõi Niết Bàn của cuộc sống nầy vậy. Mỗi ngày mà ta vào được cái Niết Bàn nầy chừng đôi ba lần thì ta thành Phật hồi nào cũng không hay.


13. THIỀN TRONG LÚC ĐI

Chúng ta ai cũng từng đi bộ rất nhiều; tuy nhiên, nhiều khi chúng ta vô tình đến độ chúng ta ít khi nào để ý là chân chúng ta hãy còn chạm mặt đất. Vì thế mà chúng ta dã không hoặc ít khi thưôũng thức cái hạnh phúc có được hai bàn chân chạm đất. Thật tội nghiệp cho chúng ta quá, những con người đang sống một cách vô hồn; sống hời hợt, lắm khi chẳng khác nào một thây ma biết đi. Hễ hô đi là cắm đầu cắm cổ đi, là bổ nhào đến điểm đến, chứ ít khi nào chúng ta để ý đến những kỳ hoa dị thảo trên đường ta đi, ít khi nào chúng ta chịu để ý đến đôi bàn chân ta hãy còn chạm đất, hoặc giả ta đang còn có hơi thôũ...

Làm con Phật, chúng ta quyết không sống như những thây ma biết đi, quyết không sống vô hồn như vậy, mà biết trân trọng từ bước chân chạm đất. Ôi hạnh phúc thay ta vẫn còn có đôi chân; ôi hạnh phúc thay ta vẫn còn có khả năng dôũ hỏng đôi bàn chân khỏi mặt đất; ôi hạnh phúc thay ta vẫn còn có hơi thôũ. Muốn có thiền từ trong cái đứng, cái đi, trước hết ta không nên bạo động với chính ta. Trước khi đi ta nên khôũi nghĩ coi ta vì việc gì mà đi ? Nếu bị phiền não sai xử và việc ác lôi cuốn, ta quyết không đi. Ta chỉ đi làm những việc thiện và những việc lợi ích cho người. Trong khi đi ta luôn tỉnh thức và luôn nhớ rằng do tâm khiến thân nầy động, nhưng vẫn nhiếp tâm không chạy theo vọng niệm. Trước khi đi, ta hãy từ từ định tâm rồi: 

**Đứng dậy, buông xả các cơ thịt ôũ bụng. Sau đó bắt đầu thôũ vài hơi thật sâu vào lòng bụng (phải thấy bụng phồng lên qua từng hơi thôũ). Ta có thể niệm : ỘHít vào tâm tỉnh lặng, thôũ ra miệng mỉm cười.Ợ Hãy ban cho ta và cho người một nụ cười thật an lành và thật tươi qua từng bước ta đi. 

**Đừng quá kiểm soát hơi thôũ một cách thái quá mà quên mất đi thưôũng thức những bước thiền du. Ta chỉ cần sắp xếp làm sao mà khi chân ta chạm đất là tâm ta tỉnh lặng; dôũ được bước chân lên là miệng ta mỉm cười. Cứ để cho hơi thôũ tự nhiên, hãy để cho ta hòa nhập với thiên nhiên, hãy nghĩ rằng sen nôũ trong từng bước chân ta. Ôi hạnh phúc quá những gì ta đang có. 

**Tiếp tục thưôũng thức từng bước, từng bước, hít vào tâm tỉnh lặng, thôũ ra miệng mỉm cười. Ôi ta thương ta và thương tất cả mọi người quanh ta. Ôi ta ao ướcmọi người đều có được những bước chân an lạc như ta đang có. 

**Vẫn tiếp tục hít vào tâm tỉnh lặng, thôũ ra miệng mỉm cười. Nếu có vọng niệm chen vào, ta vẫn biết mà không theo. Ta vẫn trở về tâm tỉnh lặng và nụ cười. Ta vẫn tiếp tục từng bước đi là từng bước thanh tịnhan lạc

**Tiếp tục những bước thiền du, vẫn tâm tỉnh lặng, vẫn miệng mỉm cười. Buông xảbuông xả. Vọng niệm có chen vào, ta vẫn biết, nhưng không mời, không đuổi, không theo. Chỉ cần buông xả là ta sẽ có những bước chân vô cùng thanh tịnh

Như trên ta đã thấy những lợi lạc trước mắt của thiền quán. Ngoài ra, theo Thạc Sĩ Matthew McKay, Ph.D., thì vào năm 1968, Bác Sĩ Herbert Benson đã cho thí nghiệm và đã chứng minh được bằng khoa học những lợi ích của thiền quán như sau:

**Làm nhịp tim chậm lại.
**Giúp làm giảm hai mươi phần trăm số lượng dưỡng khí (Oxygen) tiêu thụ trong cơ thể của chúng ta
**Giúp làm giảm kích thích tố trong cơ thể. 
**Giúp sự đề kháng dòng điện của ta tăng lên bốn lần khi ta có sự buông xả hoàn toàn
**Giúp các tế bào não buông xả

Sau nhiều năm thí nghiệm thiền và y học, Bác Sĩ Benson đã đi đến kết luận là thiền đã giúp con người ngăn ngừa một cách hữu hiệu bệnh cao máu, tim, đứt mạch máu não, nhứt đầu một bên, tiểu đường và thấp khớp... Ngoài ra, thiền còn giúp ta tránh được chứng suy nghĩ quá độ, lo lắng, sầu nãothù địch nữa. 


14. THIỀN DÀNH CHO AI ? 

Thiền là biết trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm tự thân... Để chi ? Tôi dám cả quyết rằng không phải ai tu cũng đều thành Phật hết đâu. Chư Phật biết chúng sanh còn nhiều hơn cát bãi sông Hằng với những căn cơtrình độ khác nhau. Chúng sanh nầy diệt, chúng sanh khác lại sanh và cứ thế mà tiếp tục. Chính vì thế mà chư Phật đã dạy: ỘChừng nào không có đời, chừng đó cũng không có đạo.Ợ Thật vậy, nếu hết Ta Bà thì Niết Bàn còn có nghĩa chi đâu ? Cũng chính vì thế mà chư Phật đã dạy ai có khả năng tu theo kiểu nào thì cứ tu theo kiểu ấy, miễn là tu theo Phật, chứ đừng theo tà ma.

Ai muốn trôũ lại làm Người; ai muốn lên cõi Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, hoặc giả về cõi Tây Phương Cực Lạc của Ngài A-Di-Đà thì cứ theo; còn những ai có khả năng và muốn đi thẳng thì cứ đi thẳng. Đừng ai chấp ai, đừng ai buộc ai rồi đâm ra đối nghịch nhau. Nói như vậy là đã quá rõ ràng cho những ai muốn đi thẳng, hoặc những ai muốn tìm sự an lạc trước mắt trong cõi đời nầy. Trong thiền, đừng nói ai sai, cũng không có ai đúng. Vì còn nói đúng là còn chấp có sai, hoặc còn nói sai là chấp có đúng, cứ như thế mà ta tiếp tục đi hết vướng mắc nầy đến vướng mắc nọ để rồi chả đi đến đâu cả. Vậy thiền là rõ như ban ngày, không ai đúng, hoặc ai sai. Ai thích trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật, mà không ghé qua trạm nào thì hãy đi theo Ngài Huệ Năngthực hành cho rốt ráo bài kệ của Ngài:

 Bồ Đề bổn vô thọ
 Minh cảnh diệc phi đài
 Bổn lai vô nhứt vật
 Hà xứ nhạ trần ai.

Không cây, không đài, không vật, không bụi... Một chữ cũng không, một niệm cũng sạch. Nếu ai làm được vậy, cứ làm, đừng bao giờ cười mỉa những người tự biết sức mình, chưa có khả năng cho nổ được một tiếng sét như Ngài Lục Tổ, vì thế mà đành lọt tọt chạy theo Ngài Thần tú ôũ Bắc phương: 

 Thân thị Bồ Đề thọ
 Tâm như minh cảnh đài
 Thời thời thường phất thức
 Vật sử nhạ trần ai.

Thân như cội Bồ Đề nên ngày ngày thường vun bón đạo đức; tâm như gương sáng nên mỗi ngày phải lau chùi, chớ để bụi bặm dính mắc vào. Có như vậy thì cả thân lẫn tâm đều thanh tịnh, có như vậy cũng là hạnh phúc lắm rồi. 

Nói như vậy là hơi dài dòng văn tự, nhưng phải nói cho rõ để khỏi ai thắc mắc, hoặc ai có thể mỉa mai ai. Nói như vậy để không ai phải vướng mắc vào cái gì. Chính Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã chỉ nói “Bất lập văn tự,” chứ Ngài không bao giờ nói bất dụng văn tự, thế mà người đời sau lại cứ mãi đi tranh cãi nhau về chuyện “Lập” nầy. Không lập, nhưng phải dụng văn tự thì người đời sau mới hiểu rõ trước khi vào thiền. Dụng văn tự mà đừng bao giờ câu chấp vào văn tự, ấy đích thực là ý của Tổ vậy. Tới đây, chúng ta thấy rõ bài nầy, cũng như quyển sách nầy dành cho những ai.

Thiền là trôũ về sống thực với mình, sống một cách tỉnh thức. Chỉ có tự mình mới thực chứng cho mình, chứ không ai có thể làm được chuyện đó, ngay cả Đức Thế Tôn. Như vậy, thiền nói nôm na là biết mình đang làm gì. Chẳng hạn đi chỉ là đi, ngồi chơi chỉ là ngồi chơi, lái xe chỉ là lái xe, làm việc chỉ là làm việc, ngồi thiền chỉ là ngồi thiền... Tỉnh thức được như vậy thì tự nhiên mọi suy tưôũng tạp nhạp, mọi tính toán lăng xăng liền tan biến. Thiền đơn giảnrõ ràng như vậy đó, đừng cố sức đi tìm một định nghĩa khó khăn hơn cho thiền mà hoài công vô ích.

Đừng ra sức nghi ngờ gì thêm ôũ thiền để rồi lại cũng phải ra sức giải đáp cho những nan nghi ấy mà phí thêm thời giờ; chúng ta không có nhiều thì giờ đâu. Hãy làm y theo những gì mà Đức Từ Phụ đã dạy, chứ đừng chạy đông, chạy tây, đừng nghe theo bất cứ ai khác giảng giải về thiền. Tại sao ? Vì thiền mà đem ra giảng giải được thì không còn phải là thiền nữa. Nếu thiền mà giảng giải được thì chính Đức Từ Phụ đã giảng giải rồi, chứ phải đợi chi đến hậu bối của chúng ta. Thấy rõ như vậy thì trong suốt quyển sách nầy quý vị sẽ và không bao giờ tìm thấy bất cứ một cái gì có thể gọi là công án, hay bất cứ một thứ gì phức tạp hơn là trôũ về với thực tại, trôũ về một cách tỉnh thức và tự mình thực chứng

Hãy trôũ về với thực tại đi rồi chúng ta sẽ thấy từng bước đi thức tỉnh có thể đem lại sự an lạc cho ta và cho người. Ta bước đi khoan thai, ung dung tự tại; lúc nào trên môi cũng sẳn một nụ cười cho ta và cho người. Ôi không là hạnh phúc lắm sao ? Bao nhiêu phiền não đều rũ bỏ theo từng bước ta đi, không khó đâu quý bạn ạ ! Hãy cố gắng thêm một chút tỉnh thức nữa thì mình sẽ cảm thấy an lạc vô cùng trong từng bước ta đi qua... Thiền là như vậy đó. Thiền đơn giản như lời dạy của Đức Từ Phụ và bất cứ ai cũng có thể làm được những lời dạy nầy của Phật. 


15. THIỀN TRONG LÚC ĂN

Sở dĩ Phật bày ra thiền cũng chỉ nhằm diệt hết những đau khổ của chúng sanh. Thiền sẽ tạo cho người hành trì một cuộc sống an lạc. Thí dụ có thân đã là khổ, mà thân đói lại càng khổ hơn; thế rồi vì đói mà ăn vào no nê cành hông thì lại càng khổ hơn nữa... Phật dạy ta làm gì cũng có tiết độ, làm gì cũng từ từ, cũng vừa vừa phải phải thôi; làm gì nên luôn biết ta đang làm cái đó... Phật dạy ta thiền trong nhứt cử nhứt động, để cho không một giây phút nào ta sống trong u u minh minh hết. Như vậy người tu theo Phật sẽ có thiền ngay cả trong lúc ăn.

Người có thiền trong lúc ăn là người biết rõ thực tại ta đói no như thế nào và phải ăn như thế nào, ăn bao nhiêu là đủ. Thiền nó đơn giản như vậy, chứ đừng nghĩ thiền là một cái gì mơ hồ không nắm bắt được. Biết lấy thân nầy để thực nghiệm, để trôũ về với thực tại, để sống tỉnh thức, ấy là thiền. Đừng đi tìm một Niết Bàn xa xôi thiếu thực tế nào cả. Ngoại trừ Phật, có ai đã bao giờ biết mình được hay không được Niết Bàn ? Chưa có. Vậy tu theo Phật, dù là thiền hay bất cứ gì, cốt để giải thoát. Mà giải thoát cái gì? Giải thoát cái khổ. Hết khổ là an nhiên tự tại, là Niết Bàn chứ gì ? 

Chúng ta ai cũng đều phải ăn mỗi ngày; tuy nhiên, có khi nào chúng ta thực sự chú ý đến chúng ta đang ăn cái gì trong khi chúng ta đang ăn hay không? Chúng ta thường ăn chung với nhiều người, hoặc ăn trước một cái truyền hình, hoặc vừa ăn vừa đọc báo, hoặc chúng ta ăn xong bửa ăn chỉ trong vòng mười phút vì sự hối hả bận rộn của ta...

Người con Phật khi ăn phải chú ý vào cái món mình đang ăn; không phải chú ý để thưôũng thức xem những món ấy ngon hay dôũ để rồi khen chê, mà người con Phật chú ý để tán thán công đức của những người đã mua và nấu những thức ăn nầy. Nhờ có thức ăn và người nấu mà ta mới có thức ăn để thọ dụng, để ta bồi dưỡng cho thân tứ đại được mạnh khỏe tráng kiện; nhờ đó mà ta mới tu được. Người con Phật khi thọ dụng thức ăn quyết sẽ cố gắng tu trì để không hổ danh Phật tử. Trước khi thọ dụng, chúng ta ngồi vào bàn ăn, thôũ vài hơi đầy; chấp tay nguyện tinh chuyên tu hành; rồi từ từ dùng đủa hoặc muỗng gắp thức ăn, thưôũng thức trọn vẹn hương vị của nó mà không chạy theo ngon dôũ, khen chê.

Từng thức ăn vào miệng là từng niệm lành hướng về chúng sanh; nuốt thức ăn cũng thật chậm và từ từ. Trong lúc ăn, hãy chăm chú vào ăn; hễ có một niệm nào khác khôũi lên, ta đều biết, nhưng không chạy theo, mà trôũ về ngay với thực tế là ta đang thọ dụng thức ăn. Nên nhớ, trong lúc ăn, ta luôn ăn chầm chậm và phải nên bỏ ra chừng hai mươi phút cho mỗi bửa ăn. Tại sao ? Vì theo sự nghiên cứu của Bác Sĩ Herbert Benson, một Bác Sĩ khoa thần kinh tâm lý, thì bộ não của ta cần ít nhất hai mươi phút để nhận biết là đã có thức ăn vào bao tử. Thời gian cách nhau cho mỗi bửa ăn tốt nhứt là từ ba đến năm tiếng đồng hồ. Nên tránh để bụng quá đói trước khi ăn. Hãy cố gắng đừng để lâm vào tình trạng ăn vô độ, ăn mỗi khi buồn bã, giận dữ, mệt mỏi, lo âu, hay phiền muộn... Vì sao ? Vì như vậy ta đâu có thọ dụng được gì ngoài những thứ não phiền ấy. Trong những lúc như thế, chúng ta hãy tọa hoặc ngọa thiền thay vì ăn. 

Tóm lại, ăn trong lúc ăn, chứ đừng làm bất cứ thứ gì khác, đừng đọc báo, đừng xem truyền hình, đừng nghe truyền thanh (radio)... Khi ăn, ta chỉ tập trung vào ăn. Làm được như vậy ta đang chẳng những luôn có chánh niệm, mà ta còn thưôũng thức được hương vị của từng thức ăn, cũng như tránh được những chứng bịnh về bao tử và tiêu hóa.


16. LÀM SAO ĐỂ CÓ CHÁNH NIỆM

Ngày xưa các cụ tin theo đạo Phật một cách rất giản dị : “Cứ ăn hiền ở lành, ắt Phật trời sẽ phò hộ; cứ niệm hồng danh chư Phật, khi chết sẽ được chư Phật rước về Cõi Tây Phương Cực Lạc.” Đến đời chúng ta, vì những bức bách của đời sống văn minh vật chất nên cuộc sống và niềm tin của con người cũng trôũ nên phức tạp hơn. Ngoài chuyện cần thiết của niềm tin, ta còn mong ôũ đạo mà ta theo sẽ mang lại cho ta an lạchạnh phúc cho chính bản thângia đình ta.

 Theo đạo Phật, thì ăn ôũ hiền lànhrắp tâm niệm Phật vẫn chưa đủ, mà phải ngày ngày hằng sống trong chánh niệm thì mới mong có được an lạc, hạnh phúccon đường đi đến giải thoát mới mong hiển lộ. Cũng theo đạo Phật thì chánh niệm chẳng những là một trong tám nẻo chân thậtĐức Thế Tôn đã từng dạy cho những ai muốn được giải thoát rốt ráo, mà chánh niệm còn là điều tất yếu cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày nữa. Trong những buổi thiền quán, các thầy thường hay bảo chúng ta nên giữ chánh niệm lúc ngồi thiền, và mấy thầy cũng thường hay nhắc đi nhắc lại rằng chánh niệm là một yếu tố vô cùng quan trọng, chẳng những cho người mới tập thiền, mà còn cho những người đã từng nếm vị thiền khá lâu nữa. 

Vậy thì chánh niệm là gì ? 

Chánh là chánh đáng, còn niệm là ý niệm. Tức là dùng những những ý niệm chánh đáng để thấy rõ chân tướng của sự vật ngay trong hiện tại

Tại sao quý thầy lại khuyên ta phải giữ chánh niệm

Tâm ta như con vượn chuyền cây, nó dong ruổi không ngừng nghỉ. Mà kỳ thật, nó dong ruổi như người mê ngủ, chứ đâu được như người tỉnh táo. Hãy thử ôn lại một chút những gì đã xãy ra cho ta thì có lẽ đa số chúng ta sẽ đồng ý rằng chúng ta đã dành quá nhiều thì giờ cho những chuyện không đâu. Chúng ta ít khi sống thực với mình lắm. Khi đi đâu chúng ta cứ hấp tấp vội vã, chứ có khi nào chúng ta đang biết là chúng ta đang có hạnh phúc là chúng ta hãy còn có đôi chân đang đi ? Có khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc với từng bước chân chạm đất đâu ? Chúng ta cũng thường hay vô ý thức về những chuyện mình làm, ngay cả những chuyện xãy ra quanh mình. Một thí dụ rõ nét là lúc ta có ý định đi chợ chẳng hạn; nhiều khi chúng ta chỉ nghĩ đến cái chợ là điểm đến, chớ chúng ta không hề nghĩ tới mình đã thấy gì, đã nghe gì trên đường đi đến chợ ? Lâu ngày thành thói quen, chúng ta trôũ thành những con người vô hồn; chừng tỉnh ra thì hoặc ta đang ôũ nhà thương, hoặc đang trong vòng lao lý cũng không chừng. Sống như vậy quả là uổng cho một kiếp con người quá. 

Nếu chúng ta chịu khó để hết tâm tình của mình vào bất cứ chuyện gì mình làm, thì cho dù ôũ sôũ làm, ôũ trường học, ôũ nhà, hoặc ôũ chùa... chúng ta đều sẽ cảm thấy an vui. Chuyện thành công hay thất bại không làm mình nao núng; hãy mỉm cười lúc được cũng như lúc không. Hãy sống trọn vẹnthành thực trong giờ phút hiện tại, ấy là ta đang sống trong chánh niệm vậy. Sống trong chánh niệm sẽ giúp ta nhìn thấy sự vật một cách rõ ràng; thấy mà không hề phê phán, hoặc ưa thích, hay ghét bỏ. Khi sống trong chánh niệm, chúng ta trực tiếp tiếp xúc với ngoại cảnh, mà không hề bị ngoại cảnh lôi cuốn. Chánh niệm sẽ giúp ta biết rõ những gì xãy ra cho chính mình, mà không bao giờ mình bị tình cảnh hay lý trí chi phối, để từ đó chúng ta sẽ sống ung dung tự tại. Chánh niệm còn giúp ta phát sanh trí huệ. Chính nhờ chánh niệm nầy mà chúng ta sẽ thông hiểu sự vô thường của mọi vật. Mọi vật đều chỉ hiện hữu tạm thời trong một hình thái nào đó rồi tự hoại và tan biến đi, để rồi hiện hữu tiếp tục trong một hình thái hay tên gọi khác. 

Chánh niệm sẽ giúp ta có sự chú tâm trong giờ phút hiện tại, do đó mà cuộc sống ta trôũ nên tỉnh thức hơn. Lúc có chánh niệm là lúc ta biết ta đang làm gì, từ đi, đứng, nằm, ngồi, cho đến những công việc khác ôũ nhà và ôũ sôũ làm. Nói tóm lại, chánh niệm là đuốc soi cho ta trong đêm tối. Sống có chánh niệm, chúng ta chẳng những ít bị vấp ngả, mà còn cảm thấy cuộc sống ta tích cực hơn. Dù trước nguy nan hay sung sướng, người có chánh niệm vẫn thản nhiên, vẫn không thay đổi sắc mặt. Chánh niệm quả là cần thiết cho những ai muốn có cuộc sống trọn vẹn. Chánh niệm còn giúp cho ta có khả năng thấu triệt mọi vấn đề chứ không chỉ hiểu cạn cợt. Do đó ta không hời hợt trong cuộc sống và đồng thời giúp ta có nhiều cơ may tránh được đau khổphiền não hơn. 


17. BA CÕI VÀ THIỀN

Ba cõi là cõi Dục, cõi Sắc, và cõi Vô Sắc.

Cõi dục nghĩa là cõi của ái dục. Có hai thứ dục: Dâm dụcthực dụcDâm dụcham muốn nam nữ, thực dụcham muốn về vật chất. Chúng sanh nào ôũ cõi dục đều có năm uẩn: Sắc, Thọ, Tưôũng, Hành, Thức. Chúng sanh từ sáu tầng trời của dục giới trôũ xuống cho đến người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỉ, và súc sanh đều ôũ trong cõi dục nầy.

Cõi Sắc ôũ trên cõi dục một bực. Chúng sanh trong cõi sắc khôngdâm dụcthực dục. Tuy nhiên vẫn chưa thoát được các mối phiền trược. Cõi nầy chia làm bốn: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, và Tứ Thiền

Cõi Vô Sắc là cõi cao hơn cõi Sắc một bực. Chúng sanh trong cõi nầy không có thân thể, hoàn toàn thoát khỏi mọi ràng buộc của vật chất. Chúng sanh trong cõi nầy thường trụ trong các thiền định thâm diệu. Cõi Vô Sắc gồm: Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sôũ Hữu Xứ, Phi Tưôũng, và Phi Phi Tưôũng Xứ. Tất cả những ai còn thuộc về ba cõi nầy đều còn là chúng sanh, đừng nói chứng đắc Nhị Thiền, Tam Thiền, hay Phi Phi Tưôũng Xứ... Tất cả đều còn luân hồi sanh tử. Hãy lắng nghe cho kỹ những lời dạy của chư Phật và chư Tổ mà thực sự vào Thiền để trực chỉ chơn tâmchứng đắc quả vị Phật. 


18. THIỀN VÀ THANH TỊNH 

Chúng ta đã nói rất nhiều về chữ tu và tu làm sao cho được thanh tịnh. Cũng như rất nhiều Phật tử đã đề cập đến vấn đề thanh tịnh, nhưng lại không thấu triệt hết được mạch nguồn của thamh tịnh. Thanh tịnhcăn bản của người tu Phật, và là cội nguồn của một xã hội văn minh. Cho nên bất luận trong đạo hay ngoài đời ta phải tu tập đức thanh tịnh. Đức Phật đã dạy: ỘTam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây Phương.Ợ Nghĩa là hễ thân, miệng và ý mà trong sạch, là sẽ được vãng sanh về cõi Phật như chư Phật vậy. Tuy nhiên, cái thanh tịnh mà ta có được ôũ cõi nước tạm bợ nầy chỉ là sự thanh tịnh tương đối mà thôi; chỉ khi nào ta tu cho dứt được sanh tử luân hồi thì khi ấy cõi tịnh tịch mới là vĩnh hằng. 

Khi nói đến thanh tịnh thì ta phải hiểu là thanh tịnh cả căn, trần và thức. Phật giáo không chủ trương duy vật hay duy tâm, mà Phật giáo tin theo thuyết duyên sinh. Duyên sinh có nghĩa là vạn vật do duyên hòa hợp mà có. Đối với Phật giáo, con người là do sự kết hợp của sinh lývật lý và tâm lý. Nếu thiếu một trong ba thứ nầy thì không có sự tổng hợp nào cả. Sinh lý ôũ đây chỉ sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Vật lý ôũ đây chỉ sáu trần (ngoại cảnh); và tâm lý chỉ sáu thức. 

Căn, trần và thức là một cái đỉnh ba chân; thiếu một chân thì đỉnh không thể nào đứng được. Sáu trần và sáu thức phải nhờ môi giới của sáu căn để tác dụng. Trần (ngoại cảnh) và thức mà không có sáu căn thì không có tác dụng gì cả. Thí dụ như nói là cảnh đẹp, mà không có mắt để thấy thì không có chuyện gì xãy ra cả. Sáu trần và sáu căn mà không có thức thì không có sự phân biệt. Tương tự, sáu căn và sáu thức phải có trần (ngoại cảnh) mới có công dụng. Thí dụ như mặt hồ, bóng phản chiếu và sự thấy bóng phản chiếu; trần là cái mặt hồ, nhờ căn và thức phối hợp mà ta biết có cái bóng phản chiếu trên mặt hồ. Bây giờ ta trôũ lại một chút về chữ thiền. Thiền là trôũ về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm nơi chính mình để trực chỉ chơn tâm. Hồi ta chưa biết tu thiền thì ta cho sáu căn, sáu trần và sáu thức tha hồtác dụng với nhau; bây giờ ta biết thiền rồi thì ta phải trôũ về với thực tại của ta, phải sống tỉnh thức để tách rời chúng, không cho chúng tác dụng với nhau, thế là thanh tịnh

Sáu căn là những cấu tạo sinh lý nơi con người như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; mà trong đó ý là thần kinh não bộ, là chỉ huy sôũ. Còn sáu thức tác dụng giữa tâm lý bên trong và những hiện tượng vật lý bên ngoài. Mắt có thần kinh thấy; tai có thần kinh nghe; mũi có thần kinh ngửi; lưỡi có thần kinh nếm; thân có thần kinh tiếp xúc; và cuối cùng ý phát ra từ chỉ huy sôũ của thần kinh não. Có cảnh bên ngoài mà không ai là môi giới thì đâu có thức để mà biết cảnh. Thí dụ một người mù là người thiếu mất thần kinh thấy; đứng trước cảnh trăm hoa đua nôũ, người ấy vẫn bình thản như thường. Thế mới biết có trần mà không có căn thì thức cũng đành thúc thủ

Sáu trần là những ngoại cảnh thuộc về màu sắc, âm thanh, mùi, vị, mềm, cứng, nóng, lạnh... Lúc sáu căn tiếp xúc với sáu trần là lúc mà màu sắc được con mắt thấy; âm thanh được lỗ tai nghe; mùi được lỗ mũi ngửi; vị được lưỡi nếm; mềm, cứng, nóng, lạnh được thân tiếp xúc; và pháp được ý nhận biết. Thức dùng để phân biệt và ghi nhớ. Một người chết đã mất đi sáu căn thì dù có trần hiện diện, thức cũng không có tác dụng

Như trên đã thấy sự liên hệ dây chuyền của căn, trần và thức. Trong ba thứ nầy, tuy căn chỉ là những sinh lý bình thường, nhưng hễ cột được nó, đương nhiên nó không chạy theo trần được thì tự nhiên bất chiến tự nhiên thành, thức cũng bị ta ràng buộc nốt. Chính vì thế mà ta thường hay nghe nói tu cho sáu căn thanh tịnh. Làm sao cho sáu căn thanh tịnh ? Hãy nhìn vào tấm gương của Đức Từ Phụ, Ngài đã ngồi dưới cội Bồ Đề liên tục bốn mươi chín ngày đêm. Ngài làm gì ? Ngài có thừa định lực để đạt được thanh tịnh; tuy nhiên, Ngài muốn vẽ lại một bức tranh thật về thiền cho chúng đệ tử về sau nầy nương theo đó mà tu hành.

Ngài đã không nói gì khi Ngài ngồi đó, nhưng cái không nói của Ngài nó hàm chứa cả một bài pháp vĩ đại: Hễ sáu căn đã thanh tịnh rồi thì trần và thức cũng thanh tịnh. Từ vô thỉ đến nay, mọi tội lỗi đều do sáu căn tạo ra. Như mắt tham sắc; tai tham nghe; mũi tham ngữi; lưỡi tham nếm vị ngon ngọt; thân tham tiếp xúc với những êm dịu; và ý tham vui. Tham mà không được thì sanh ra sân hận; tham quên mất đạo lýlẽ phải. Nhưng do đâu mà có tham và sân ? Si mê chính là nguồn gốc đẻ ra tham và sân. Chính từ tham, sân, si mà ta phải mang những phiền não vào thân; cũng vì tham, sân, si mà ta quên mất lẽ phảiđạo lý mà làm điều càng bậy rồi phải ân hận cả đời. Rồi cứ thế mà ta mãi lăn trôi trong luân hồi sanh tử

Sáu căn buông lung là cội rễ của tội lỗi, phiền nãoluân hồi sanh tử. Muốn được thanh tịnhthoát ly khỏi sanh tử luân hồi, con đường duy nhất của người Phật tử là hãy đến quỳ trước đài vô thượng giácthành khẩn rằng từ nay con nguyện sẽ hành trì những pháp môn của Đức Từ Phụ đã dạy, rằng từ nay con cũng sẽ ngồi như Ngài đã từng ngồi dưới cội Bồ Đề năm xưa. Con quyết chí hành trì cho được giới, định để cũng sẽ phát trí huệ như Ngài.

Nói là giới, định và huệ, chứ thật ra chỉ cần ta giữ giớithiền định thì trí huệ tự nhiên phát sanh. Muốn đạt giới và định thì ta phải tu cả thân lẫn tâm. Thân thì cột sáu căn, còn tâm thì định tĩnh loại bỏ đi những niệm, xấu cũng như tốt đều phải loại bỏ. Loại bỏ bằng cách nào? Hãy nhìn mà học theo cái gương của Đức Từ Phụ năm xưa; Ngài đã thiền dưới cội Bồ Đề liên tục suốt 49 ngày đêm để đạt đến đại định. Ngài đã thành Phật vì Ngài có cái tâm kiên cường và định tĩnh. Phật tử nếu thấy mình hãy còn cái thân tâm buông lung thì hãy ngay từ bây giờ nên loại bỏ những hành vi bất thiện.

Loại bỏ bằng cách nào ? Chính Đức Thế Tôn đã dặn dò các đệ tử là về sau nầy không có Ngài, các đệ tử nên lấy giới luật làm thầy. Ngài đã dặn dò rằng nếu ta không giữ giới thì tâm sẽ không bao giờ định. Giới chính là cái bánh lái đưa thuyền giác ngộ đáo bỉ ngạn. Như vậy ta thấy rõ ý của Phật là dặn dò chúng sanh phải đi từng bước từ giới, rồi đến định thì tự nhiên trí huệ sẽ phát sanh. Không có giới, như thuyền không lái thì hãy khoan nói đến chuyện dong thuyền ra biển vì trước sau gì thuyền cũng sẽ hoặc bị nhận chìm, hoặc bị xô dạt đến một chân trời vô định nào đó, chứ chẳng bao giờ đến bến đâu. 

Thanh tịnh có dễ không ? Như trên đã nói, đường tu không phải dễ thì đường thanh tịnh cũng không phải dễ. Ngay ôũ bước đầu đi đến thanh tịnh, đã mấy ai làm được, đã mấy ai giữ được giới. Phật đã khẳng định rằng hễ không giữ được giới thì không bao giờ có được định đâu, đừng thiền chi cho mệt và phí thì giờ. Có chăng chỉ là những giờ phút trống rỗng; cũng có lợi nhưng chẳng đi đến đâu cả. Đường thanh tịnh như vậy khó quá. Vâng, khó đấy, nhưng không vì thế mà không làm được. Là Phật tử chân chánh ta quyết tâm noi theo gương của Đức Từ Phụ, quyết giữ gìn giới luật, lúc nào cũng coi giới luật như những dụng cụ dập tắt lửa tham, sân, si và ái dục, nên lúc nào cũng mang giới luật theo bên mình.

Hễ những thứ lửa ấy nổi lên là ta dập tắt ngay; quyết không cho một đốm lửa, dù nhỏ, ngun ngún trong ta. Được như vậy thì cho dù xem thử, nghe thử, ngửi thử, mặc thử... ta cũng quyết không làm. Vì hễ còn làm là còn ham thích, là còn không buông bỏ; mà không buông bỏ thì sẽ không bao giờ có thanh tịnh. Xin hãy học lấy cái gương vĩ đại của Đức Từ Phụ, đừng chạy theo cảnh, dù cảnh đẹp; đừng nếm, dù là mỹ vị; đừng chạy theo pháp; đừng để cho giác quan sinh lý của ta chuyển theo cảnh hư huyễn của trần tục nữa. Có được như vậy, không đợi gì Niết Bàn bên kia, mà hiện tại ta đang trực chỉ chân tâm rồi, hiện tại đã là một Niết Bàn an nhiêntự tại lắm vậy. 


19. NGƯỜI PHẬT TỬ DÙNG CÁI TÂM NÀO ĐỂ  THIỀN ?

Chúng ta thường nghe nói: “Nhất thiết vi tâm tạo”
Tâm tạo tất cả; ba đường thánh, sáu cõi phàm đều do tâm tạo cả. Trong duy thức học có phân ra tám vương tâm, năm mươi mốt tâm sở, và còn nhiều thứ nữa. Tuy nhiên, ở đây ta chỉ nói đến cái tâm nào để thiền mà thôi.

Tâm từ, Bi, Hỉ, Xả, tâm Bồ Đề là những nhơn giải thoát, là những nhơn đưa con người đi lên. Còn tâm tạo ra sáu đường ác là do tham, sân, si làm chủ tể. Con người vì bị vô minh che mờ nên sanh ra ái dụcganh ghét; vì có ái dục nên khôũi lòng tham; vì có ganh ghét, đố kỵ nên mới khôũi tâm sân giận; vì do vô minh che phủ nên không có ánh sáng trí huệ... Vì si mê nên ta, thay vì thu nhặt được những trân châu mã não, thì ta lại đi gom góp những rác rưôũi. Thay vì làm lành thì ta lại làm ác... Tất cả việc lành, việc dữ đều do tâm tạo ra. Tâm nầy ai cũng sẳn có. Tâm tu thiện thì thân an vui; tâm làm ác thì thân chịu khổ. Vì tâm làm chủ của thân; thân chỉ là công cụ của tâm mà thôi. Phật cũng do tâm nầy thành; đạo cũng do tâm nầy học; đức cũng do tâm nầy chứa; công cũng do tâm nầy tu; phước cũng do tâm nầy tạo; họa cũng do tâm nầy làm. Tâm chánh thì thành Phật; tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người cõi trời; tâm hiền thì làm người; tâm ác thì thành quỉ. Tâm là hạt giống của tất cả tội phước. 

Chúng ta ai cũng muốn tu để thành Phật cả. Mà tu cho được thành Phật thì phải dùng cái tâm gì ? Như trên đã nói, tâm chánh thì thành Phật. Như vậy tâm chánh là tâm như thế nào ? Theo đạo Phật, tâm chánh là một cái tâm bình thường, không sợ hãi, không vui, không buồn, không thương, không ghét, không giận, không tham, không si, không mê; tâm chánh không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đẹp, xấu... Bởi vì một khi đã quyết chí tu thì chẳng có gì đáng lo âu khiếp sợ, cũng chẳng có gì đáng vui hay đáng buồn. Người Phật tử luôn giữ cho mình ôũ trạng thái bình thường. Ngoài ra,người Phật tử cũng nên nhận biết không thể nào gấp gáp trong việc học đạo. Không phải chỉ một ngày một bửa mà có thể thành Phật được. Cần phảithời gian lâu dài để chứng nghiệm những điều Phật dạy; rồi nương theo những đạo lý ấy mà hành trì thì mới có thể thành đạt được. 

Làm sao để có được tâm chánh ? 

Tâm chánh là tâm vắng lặng, bình thường, không sợ hãi, không vui, không buồn... Tâm chánh là tâm có thể nhận biết được tất cả những sự việc xãy ra quanh ta. Nó không vắng lặng như cái tĩnh mịch của đêm khuya, mà nó vắng lặng với vô niệm. Nó chính là cái tâm thiền định; nơi đó hình ảnh, ngôn từ và khái niệm đều đoạn diệt. Nó chính là một trong những nghệ thuật sống tuyệt diệu của đời sống. Chính ở sự tuyệt diệu vô cùng đặc sắc của nó mà ta sẽ không bao giờ học được cái tâm chánh nầy từ ai, và cũng không ai có thể cho ta mượn được; mà ta phải thực nghiệm nơi chính ta, ta phải nhìn lại và trôũ về với chính ta.

Hãy trôũ về mà nhìn cho kỹ lại ta từ cách đi, cách đứng, cách ăn, cách nói, cách tán gẫu, cách ta thương ai, ghét ai, giận ai... Nếu ta thấu rõ hết những gì trong tâm ta như vậy là ta đã đi được hai phần ba đoạn đường thiền rồi đấy (nghĩa là ta đã về với thực tại và sống tỉnh thức rồi, giờ chỉ còn thực nghiệm chính ta để thực chứng chân tâm mà thôi). Thấy như vậy, ta biết ta có thể thiền với cái tâm chánh ngay trên xe, lúc đi tản bộ, hoặc giả ngay cả lúc đang nhìn những người thân yêu của ta. Đạo Vô Thượng Bồ Đề, Chánh Đẳng, Chánh Giác đơn giản như vậy thôi. Tâm của người tu thiền cũng không thể nào vượt ra ngoài những điều nầy. Tâm của người tu thiền sẽ không bao giờ thể hiện được bằng lời nóilý luận, mà nó chỉ thể hiện được bằng sự hành trì. Người tu thiền bằng tâm chánh sẽ không có một pháp nào để nói, ngoại trừ việc trì giới một cách tinh chuyên và hành thiền một cách rốt ráo.


20. TU TÂM

Người tin Phật chân chánh, ngoài việc cầu học ôũ một bậc chân tu, còn phải hành trì theo những điều đã học được. Tuy nhiên, điều quan trọng nhứt vẫn là tìm về chính mình. Nghĩa là xuyên qua những thực nghiệm để thực chứng chân tâm. Muốn được như vậy tâm ta phải thanh tịnh. Muốn tâm được thanh tịnh, ta phải tu. - ngay điểm nầy, những người tu thiền phải vô cùng cẩn trọng. Trôũ về với chính mình không có nghĩa là bỏ Phật, bỏ pháp; mà là trôũ về ngay với Phật, với pháp đấy. Cũng như bất lập văn tự không có nghĩa là bất dụng văn tự. Chính vì cái không hiểu, hoặc hiểu lầm, hoặc chấp chặt nầy mà có một số người đã không giữ giới, bất cần kinh điển, mà cũng không y nương theo kinh điển, rồi đổ thừa Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy vậy.

Nên nhớ ta là ta, còn Tổ là Tổ. Những gì cần biết, Tổ đã biết; những gì cần ghi Tổ đã ghi; những gì cần nhớ, Tổ đã nhớ hết vào trong đầu rồi. Như thế Tổ còn cần cái gì nữa ? Còn ta ? Ôi ta có là cái gì đâu ? Ngũ giới còn có khi giữ chưa xong, mà đòi bất lập văn tự và trực chỉ chân tâm. Giới mà giữ chưa xong thì cho dù có gia công tu cả vạn triệu kiếp đi nữa vẫn không bao giờ thấu đến “trực chỉ chân tâm” nói chi đến việc “kiến tánh thành Phật” được. Ta chưa hoặc không phải là Tổ mà dám trộm dùng lời của tổ để giải thích theo lối suy lường, vọng tưôũng thường tình của chúng sanh, làm sai đi ý của tổ. Mê chấp như vậy không những tai hại cho một cá nhân đánh mất hạt giống giác ngộ, mà còn mang đến cho nhiều người khác ngộ nhận ý Phật ý Tổ, rồi sa vào mê lộ của tà giáo, phỉ báng kinh pháp, mất đi những thiện căn của chúng sanh đang muốn tu làm Phật vậy. 

Làm sao tu tâm

Nếu nước rửa được những dơ bẩn của thân, làm cho thân được mát mẻ, thì giáo pháp của Phật có khả năng rửa sạch những bẩn nhơ của tâm, làm cho tâm trôũ nên thanh tịnh. Nếu nước nuôi sống được vạn vật, làm cho hoa cỏ nẩy mầm tươi tốt, thì giáo pháp của Phật có công năng khai thông tâm trí và làm trổ hoa Giác Ngộ

Như vậy tu tâm là một bước vô cùng quan trọng trong tiến trình giác ngộgiải thoát như kinh Phật đã từng dạy :

 Theo tự tánh làm lành. 
 Cùng pháp giới chúng sanh
 Cầu Phật từ gia hộ. 
 Tâm Bồ Đề kiên cố.
 Xa bể khổ nguồn mê.
 Chóng quay về bờ giác. 

Việc trước tiên là mình phải trôũ về với cái tự tánh của mình mà tạo tác các pháp lành với tất cả mọi người. Rồi sau đó Phật từ sẽ gia hộ cho ta có được cái Tâm Bồ Đề kiên cố giúp cho ta xa bể khổ, lìa bến mê để đi đến bờ giác ngộChúng ta phải tự phấn đấu với chính ta để đặt cho được sự thanh tịnh vào lòng ta, chứ không ai có khả năng làm việc đó cả, đừng mong cầu. Thời gian như tên bay, nó không chờ không đợi một ai. Thấy vậy để đừng đợi. Chúng ta sẽ không còn nhiều thì giờ nữa đâu, mạng sống chúng ta giảm dần. Mỗi cái nhức đầu sổ mũi là một cái thông điệp báo cho ta sự chết gần kề. Nhân lúc còn khỏe mạnh, hãy tinh tấn tu hành, hãy tu tâm dưỡng tánh để xa lìa bể khổ nguồn mê mà quay về bờ giác. 

Tu không đòi hỏi điều kiện, hay hoàn cảnh nào hết. Có đủ duyên xuất gia thì sự tu sẽ dễ dàng hơn. Không đủ duyên tu ở nhà, ở chợ, hay ở sở làm cũng đều được. Chỉ cần có quyết tâm nói thiện thì làm thiện, nói bố thí thì làm bố thí, chứ không nói suông. Cái gì đáng nói thì nói; cái gì không đáng nói thì không nói. Không tin bậy; không nói bậy; không làm bậy. Biết tham, sân, si là bậy nên không tham, sân, si. Chỉ cần lắng đọng tâm hồn, thức tỉnh lòng quảng đại, hủy diệt cố chấp nhỏ nhen, và đem lòng từ bi mẫn chúng mà ban rải cho đời. Hằng ngày tránh dữ làm lành; việc thiện dù nhỏ cũng quyết làm; việc ác dù nhỏ cũng quyết tránh.

Xả bỏ đi những oán hờn, đố kỵ, ganh ghéttranh chấp trong ta. Xem những lời khen chê như gió thoảng mây bay; những thị phi như nước chảy qua cầu. Không nên vì một phút giận dữ mà gây nên chuyện đáng tiếc. Đừng bao giờ để cho mình phải có sám hối, vì sám hối chỉ làm nhẹ những mặc cảm tội lỗi về mặt tâm lý, chứ ác nghiệp vẫn còn đó. Tuy nhiên, Phật khuyến khích người con Phật mỗi khi phạm lỗi nên biết chân thành sám hối, vì có như vậy ta mới tránh được những lỗi lầm trong tương lai. Làm được như vậy là tu tâm; làm được như vậy chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời đầy ý nghĩa và đáng sống vô cùng; làm được như vậy thì con đường đi đến đất Phật của chúng ta chỉ toàn là kỳ hoa dị thảo với hương thơm ngạt ngào. Làm được như vậy, hãy thử nhìn vào gương mà coi, miệng chúng ta lúc nào cũng chợt nở nụ cười, cho mình và cho người. Đó chính là tu, là đạo, là con đường đi đến giải thoát

Ngoài ra, hãy còn hai điểm vô cùng quan trọng mà mỗi người trong chúng ta đều nên nhớ. Ấy là hai căn bệnh trầm kha của phàm phu từ vô thỉ. Thứ nhất là lúc nào cũng thấy mình hay, mình giỏi, mình trong sạch, mình tu nhiều, mình tốt hơn người; rồi từ đó sanh ra chê bai người là nhơ nhớp, xấu xa. Kỳ thật, chính mình không trong sạch mà cứ tưôũng mình sạch. Chân mình còn lấm mê mê, lại đi cầm đuốc mà vê chân người. Từ cái chỗ chỉ thấy toàn là lỗi của người nên hôũ một cái là oán trách người, hôũ một cái là chê bai bằng hữu. Làm như vậy, tu đâu chưa thấy, trước mắt chỉ thấy làm cho bạn bè thêm loạn độngphiền não.

Như vậy lúc thiền, tâm ta sẽ tỉnh lặng và ta sẽ thấy những gì mình làm sai, làm trái để từ đó quay về với thực tại. Thứ nhì là mình đã ngộ chưa mà đi đốn ngộ người ? Nếu thấy giới mình chưa giữ, thiền mình chưa hành, xin hãy quay vềđóng cửa lại, mà tìm cho được chính mình trước đã. Đừng chạy đông, chạy tây nữa chi cho phí thêm thời giờ vô ích. Hãy về học tập và hành trì lấy chữ thiền cho đúng nghĩa thì chẳng những ta được trí huệ, mà ta lại còn được thêm chữ nhẫn nữa để khi đối diện với mọi người ta sẽ không còn dám khinh ai, hoặc chê ai. Lúc đó, trước mắt ta chỉ toàn là những vị Phật tương lai.

Phật tử ơi ! xin hãy tu tậphành trì ngay bây giờ, ngay trong đời kiếp nầy đi. Đừng chờ, đừng đợi vì thời gian nó có chờ đợi ai đâu; đừng để đến hưu trí, hoặc chờ đến già, hoặc chờ rảnh rang rồi hẳn tu. Chúng ta sẽ không có cơ hội đâu nếu chúng ta cứ mãi chần chờ. Đừng để đến lúc quá muộn, thời gian tu tập sẽ quá ngắn, không đủ để giải trừ những tiền nghiệp, hoặc tạo thêm thiện nghiệp đâu. Đừng để đến khi nhắm mắt xuôi tay, đôi vai thì trỉu nặng nghiệp mới, trong khi nghiệp cũ vẫn còn nguyên. Lúc đó chẳng những không tránh được luân hồi sanh tử, mà còn e rằng chúng ta còn phải sa vào tam đồ ác đạo nữa là khác. Đừng bao giờ mê tưôũng rằng thiền là niệm ác cũng không có, mà niệm thiện cũng không còn. - ! với Phật với Tổ thì quả là đúng như vậy. Tại sao ? Tại vì với mấy Ngài, ác nghiệp đã xong, bình đã cạn, thì đâu cần phải chứa thêm gì nữa ? Còn với ta, xin hãy coi chừng, ác nghiệp còn cõng, mà đòi thực hành không thiện, không ác, e rằng chưa phải lúc. Hãy cẩn trọng !!!


21. THIỀN VÀ THẾ GIỚI HƯ ẢO 

Thế nào là thế giới hư ảo ? Thế giới hư ảothế giới của huyễn giả, không có thật. Còn thế nào là thiền ? Thiền là trôũ về với thực tại, là sống tỉnh thức, là trôũ về thực nghiệm tự thân để tìm lại chân tâm của chính mình. Người tu thiền là người cố công hành trì để diện kiến cho bằng được cái kiến tánh của mình. Sau bao nhiêu năm tháng lang bạc, lạc lỏng trong thế giới ý niệm, nay ta quyết trôũ về với thực tại. Khi đã môũ mắt trước thực tại thì không còn gì nữa để mà thiền. Thiền thật là đơn giản, trực tiếp và rõ ràng, không khúc mắc, cũng không bí hiểm. Như vậy thiền và thế giới hư ảo là hai thái cực đối nghịch nhau.

Thế giới hư ảothế giới của huyễn giả, không có thật; còn thiền là thực tại. Thế giới hư ảothế giới của mờ mờ ảo ảo, còn thiền là thế giới của tỉnh thức. Thế giới hư ảo là do tà luyện mà chứng đắc; còn thiền chỉ là sự trôũ về do nơi dày công hành trì trong chánh niệm. Trong thế giới hư ảo, người ta rất quan trọng những từ ngữ gán cho cái thế giới ấy; còn trong thiền, những danh từ như chân như, Phật tánh, và những khái niệm... không có chỗ đứng. Thiền chỉ cho chúng là những danh từ trừu tượng mà ta phải dùng, vậy thôi. Cái quan trọng chính trong thiền là sự tỉnh thức. Với thế giới hư ảo, người mơ ước sẽ nhìn thấy những con đường trải đầy hoa gấm; người ta sẽ chứng đắc đủ thứ hết.

Ngược lại, trong thiền, sẽ không có một con đường nào cả. Mặc dù vậy, trong thiền, khi ta trôũ về với chính ta, với chính sự sống của ta trong tỉnh thức, thì ta sẽ bừng sáng, chứ đâu cần chi những con đường. Thế giới hư ảo có thể diển tả được bằng ngôn từ. Còn với thiền: cái gì nói và viết ra được bằng ngôn từ, cái đó không phải là thiền. Cái gì suy luậnbàn cãi được, cái đó cũng không phải là thiền. Trong thiền, kiến giải của tôi là của tôi, cái gì của anh là của anh. Anh không thể nào nghe, hiểu và kiến giải được cái của tôi, cũng như tôi không thể nào nghe, hiểu và kiến giải được cái của anh. Muốn biết hương vị của trà thì xin anh hãy tự bưng tách trà lên mà uống; chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có bất cứ ai có thể nói cho bạn hiểu được về hương vị của trà. 

Tóm lại, chừng nào ta còn tiếp tục lăn trôi trong nếp sống quên lãng và thác loạn thì chừng đó ta còn ở trong thế giới của hư ảo. Chừng nào mà ta chịu từ bỏ nếp sống ấy để trở về với thực tại, với tỉnh thức thì chừng đó chúng ta mới thực sự sống trong thế giới giác ngộ của thiền. Hãy nhìn xem một hành giả đang ngồi thiền. Hành giả ấy có khác chi một vị Phật đâu ? Thân tâm hành giả ấy đang thanh tịnh, và ý của hành giả ấy đang quay về với chánh niệm. Như vậy tam nghiệp của hành giả đang là gì nếu không đang thanh tịnh ? Hành giả ấy đang tự mình tìm lại với chính mình, tìm lại sự nguyên vẹn của mình, hay đang đi tìm về hình ảnh của một vị Phật. 


22. TẠI SAO TỌA THIỀN THÌ CÀNG NHIỀU VỌNG TƯỞNG DẤY LÊN ? 

Không phải vậy đâu, bình thường thì tâm ta cũng chứa vô số vọng tưởng. Có điều lúc chưa thiền thì ta mời vọng tưởng đến, ta cầm giữ chúng ở lại chơi với ta cho vui, cho có bạn; rồi đến lúc chán ta lại đuổi chúng đi để mời thứ khác đến, và cứ tiếp tục mãi như vậy mà thành ra một chuỗi dài luân hồi sanh tử

Bây giờ thiền là làm gì ? Thiền rồi thì vọng tưởng đến rồi đi một cách bàng quang. Ta không mời, không cầm giữ, cũng không đuổi. Vì thế mà vọng tưởng không còn chỗ nương tựa, chúng quyết ăn thua đủ với ta một lần cho biết. Hễ ta thắng, thì chúng bỏ đi; ví bằng ta thua, thì chúng lại tiếp tục thống trịsai khiến ta lăn trôi trong kiếp luân hồi.

Ngoài ra, lúc ta chưa thiền thì tâm ta loạn động; ai đến ai đi, ai thống trị ta, ta không ngăn cản. Giờ nầy biết thiền mà thiền đúng pháp thì tâm ta sẽ vắng lặngtỉnh thức cũng tựa như nhà có người giữ cửa vậy. Niệm niệm dấy lên, vọng niệm cũng như chánh niệm, mặc chúng, ta quyết không theo. Nếu vọng tưôũng quá mạnh, nó cứ trì kéo ta mãi thì ta nên dùng lời ngon tiếng ngọt mà dỗ cho nó đi: “Thôi anh chị cũng đã ôũ với tôi lâu rồi, cơm gạo cũng tốn nhiều rồi, bây giờ xin mời anh chị đi chỗ khác chơi cho tôi tu.” Nếu lời ngon tiếng ngọt cũng không xong thì bắt đầu quở mắng: “Vì chúng bây mà ta phải chịu lăn trôi qua bao nhiêu kiếp luân hồi sanh tử, giờ đây chúng bây còn muốn lôi ta xuống địa ngục theo chúng bây hay sao ?”Ï Vừa mắng chúng mà cũng vừa quở mình: “Anh nên biết anh đã vì chúng mà lăn trôi trong sanh tử luân hồi, giờ nầy nếu anh muốn tiếp tục xuống địa ngục thì anh cứ việc chạy theo chúng đi. Còn như khôn hồn thì hãy để bỏ mặc chúng đến, chúng đi, kệ chúng; đừng mời, đừng đuổi, đừng đếm xỉa gì đến chúng. Một lúc chán rồi chúng cũng sẽ lẻn xẻn (mắt cở) mà bỏ đi.”

Người Phật tử một khi đã quyết chí hành thiền thì phải bền chí, chứ đừng nản. Vọng tưởng đến cà rà mà không ai chứa chấp thì chúng phải bỏ đi không kèn không trống. Ta nên luôn nhớ rằng kiến tánh giải ngộ sẽ không bao giờ hiển lộ trong đám vọng tưôũng nầy. Ta cứ lặng lẽ mà chăm chỉ hành thiền ôũ bất cứ đâu, lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ, làm việc... Cứ thế mà tu cho tới lúc không còn ta, mà chỉ còn kiến tánh

23. THIỀN VÀ VÔ MINH

Trong chúng ta ai cũng biết vô minh là lũ giặc đã đem đến đau khổphiền não cho chúng sanh. Chính vô minh đã liên tục dẫn dắt ta đi hết trạm nầy đến trạm khác, cũng chính vô minh đã xúi ta đi góp nhặt mãi những hành trang cho kiếp luân hồi sanh tử. Có mấy ai đã biết cái tai hại của vô minh ? Nó không có hình tướng, không lớn, không nhỏ, không dài, không ngắn; nhưng chúng chính là những móc xích liên tục rất khó mà dứt ra. Thế mà Đức Thế Tôn đã nhìn thấy nó, Ngài đã chặt đứt nó để vĩnh viễn đi vào giải thoát

Muốn tận diệt vô minh ta phải hoặc dùng Bố thí, trì giới, hoặc thiền định. Trong hạn hẹp của bài nầy, chúng ta chỉ nói về thiền định mà thôi. Người ta đã tốn quá nhiều giấy mực cũng như công sức ra mà bàn về thiền, nhưng càng bàn càng khó hiểu, càng bàn lại càng không đi đến đâu. Tại sao ? Tại vì thiền đã và sẽ không bao giờ được giảng giải bằng văn tự hay ngôn từLý trítranh luận sẽ không đưa con người vào thiền để thực chứng chân tâm, mà tự mình phải thực nghiệm lấy mình. Lấy chính mình làm dụng cụ cho công cuộc thực nghiệm thì may ra mới có được hương vị của thiền.

Phải để cho khả năng trực giác của chính mình đi thẳng vào thế giới thiền thì mới có cơ đi đến Niết Bàn. Khả năng nầy phải tiềm tàng trong tâm thức, chứ không bằng đàm luận, hoặc lý thuyết suông. Như vậy trà đàm với một mớ lý thuyết chỉ dành cho những ai nhàn rỗi, hoặc chỉ trong lúc trà dư tửu hậu, chứ không đưa ta đi đến đâu cả, đừng lầm vướng mắc vào đó mà uổng cả một kiếp tu. Trà đàm và một mớ lý thuyết suông có thể cho ta thêm sự hiểu biết về Phật pháp, mà cũng có thể tống thẳng ta vào một khu rừng vô minh không có lối ra, nếu ta không khéo đi vào Phật pháp mà chỉ bàn chuyện thị phi. Nhưng xin thưa cùng quý bạn rằng trong những buổi trà dư tửu hậu, Phật pháp thì ít, mà thị phi thì nhiều. Xin những ai đang co cụm lại thành những nhóm tu học hãy vô cùng cẩn trọng. Hãy luôn nhớ rằng thị phi là bạn của vô minh, là đối nghịch của giải thoát

Làm sao để nhận dạng được ai là chơn thiền ? 

Muốn biết nhóm nào là nhóm của thị phi và nhóm nào là nhóm của chơn thiền cũng dễ thôi. Nếu bước vào mà bạn thấy mọi người đều đang hành trì, ngay cả lúc xả thiền rồi và đang ngồi luận đạo, mọi người đều tỉnh lặng mà luận đạo, ấy là chơn thiền. Ví bằng có bất cứ sự ồn ào nào, trong lúc luận đạo, ấy là thị phi. Người Phật tử chân chánh nên luôn nhớ người tu không nói chuyện nhiều, không ồn ào. Nếu phải nói chuyện, chỉ nói từ từ và nói vừa đủ nghe, chứ không làm loạn động đến người khác. Ngoài ra, thị phi cũng rất dễ bị nhận diện; vì chúng là bạn của vô minh nên chúng sẽ run lên bần bật khi nghe nói đến thiền. Chúng sẽ lần lửa hết dịp nầy đến dịp khác. Thôi để kỳ sau hẳn thiền, kỳ nầy chúng ta hãy trà mạn đàm cái đã. Chính những cái thôi và những cái lần lựa ấy nó đưa chúng ta vào địa ngục hồi nào không hay.

Phật tử chân chánh, thiết tha đến sự giác ngộgiải thoát, hãy vô cùng cẩn trọng. Hãy tìm đến thiền viện, hoặc tịnh xátu thiền với một minh sư. Học bất cứ cái gì cũng cần phải có thầy, huống hồ là học giải thoát lại càng quan trọng hơn. Xin nhắc lại lần nữa, học thiền cũng không chạy ra khỏi định luật phải có minh sư. Ngay cả tại thiền viện hoặc tịnh xá, chưa chắc là ta đã tìm được một minh sư, chứ đừng nói chi ngoài trần tục. Lắm kẻ cống cao ngã mạn, đi đâu cũng tự xưng là thiền sư. Xin hãy luôn nhớ lời dạy ân cần của Đức Từ Phụ: ỘTrong thời mạt pháp, sẽ có vô số những con ma Ba Tuần; chúng len lỏi trong tăng ngoài chúng để phá hủy Phật pháp.

Ngoài miệng thì xưng là Phật tử, nhưng chúng ăn thịt uống rượu. Đi đâu chúng cũng dương dương tự đắc là ta đã đắc thiền nầy thiền nọ hòng gạt gẫm những ai mong mỏi đi tìm một phương cách giải thoát, rồi nhẹ dạ nghe theo chúng. Thế là cùng chúng đi vào địa ngục.Ợ Xin quý Phật tử hãy vô cùng cẩn trọng trong việc tu thiền. Coi chừng gia nhập nhóm ỘÔng BaỢ mà đến chừng vỡ lẽ ra thì mới biết đó là nhóm ỘTam Độc.Ợ có khi đã quá muộn màng, khó mà hồi đầu. Như thế chẳng những là uổng cho một kiếp người mà có khi còn đời đời kiếp kiếp cùng đi vào địa ngục vô gián với lũ ma Ba Tuần vì đã ngày ngày phỉ báng Phật pháp


24. THIỀN VÀ CHÁNH NIỆM 

Thiền và chánh niệm, tuy hai mà một. Hễ có chánh niệm là có thiền; còn hễ có thiền, ắt phải có chánh niệm. Thiền là trôũ về với thực tại, là sống trong tỉnh thức, là tự thực nghiệm nơi mình để thực chứng chân tâm. Còn chánh niệm là sự cao quý thứ bảy trong tám sự thật cao quý mà Đức Thế Tôn đã từng giảng dạy cho tứ chúng. Người chánh niệm trôũ nên thanh lành, lướt khỏi và diệt sạch mọi lo âu, phiền não. Người có chánh niệm sẽ tinh khiết cả thân, thọ cảm, ý, và pháp. Người có chánh niệm, trong khi đi, đứng, nằm, ngồi đều không thấy có cái “Ta”trong đó.

Người có chánh niệm không bao giờ chấp có cái “Ta” thọ cảm, mà chỉ có cái thân giả tạm nầy thọ cảm, nhờ thế mà thoát được khổ. Người có chánh niệm thì cho rằng tham, sân, si chỉ là những vọng tưôũng mê dại của chúng sanh mà thôi. Cuối cùng, người có chánh niệm luôn thấy rằng các pháp sanh diệt vô thường nên không chạy theo; nhờ thế mà cuộc sống trôũ nên tỉnh thức hơn, và cũng nhờ thế mà cơ hội tìm lại chân tâm sẽ dễ dàng hơn những người không có chánh niệm. Như vậy chánh niệm là gì nếu không là sự trôũ về với thực tại và sống tỉnh thức để tìm lại chân tâm? Chánh niệm còn giúp ta nhìn thấy sự vật một cách rõ ràng trong giờ phút hiện tại.

Chánh niệm tạo cho ta sự tỉnh thức tuyệt vời. Chính sự tỉnh thức nầy giúp ta quan sát và kinh qua những diễn tiến quanh ta mà không đòi hỏi một phản ứng nào nơi ta. Quan sátkinh nghiệm để mang lại một sự quân bình cho chính ta. Thiền và chánh niệm tự hòa nhập với nhau một cách tuyệt diệu như vậy đó nếu ta chịu lắng nghe và thực hành những lời dạy dỗ của Đức Từ Phụ

Theo Đức Phật, muốn giữ cho được chánh niệm là phải có thiền. Chính vì muốn thực chứng cho chúng đệ tử thấy mà Ngài đã vẽ lại một bức tranh thật ngay dưới cội Bồ Đề: Ngài đã ngồi ngay dưới cội Bồ Đề bốn mươi chín ngày đêm liên tục. Theo Ngài thì thiền chẳng những giúp cho ta có chánh niệm mà nó còn giúp ta thanh tịnh tam nghiệp nơi thân, nơi khẩu và nơi ý. Như vậy lúc thiền, nếu chưa được về cõi vô sanh, thì ít ra ta cũng là người của cõi nước Tây Phương Cực Lạc. Thiền cũng như chánh niệm cho phép ta trực tiếp tiếp xúc với ngoại cảnh qua những giác quan của mình; ta có khả năng nhận thức được tất cả sự việc xãy ra trong hiện tại; ta nhận biết những kinh nghiệm mà không hề phê phán, không đem lòng ưa thích, cũng như không ghét bỏ.

Như vậy là gì nếu khôngtỉnh thức ? Cái phiền phức của chúng ta là lúc nào chúng ta cũng bị chi phối. Nghe tiếng chó sủa, ta phải thắc mắc coi chó nhà ai sủa ? Hoặc tiếng chó sủa làm ta khó chịu... Chánh niệm sẽ làm cho ta dửng dưng trước tiếng chó sủa và Thiền sẽ làm cho lòng ta lắng đọng. Nhờ chánh niệm và thiền mà ta sẽ tạm gác qua một bên những dòng suy nghĩ cũng như lý trí phân biệt để từ đó ta có một cái nhìn mới mẻ về thế giới quanh ta. Hãy suy gẫm câu nói trong quyển Thiền Luận của thiền sư Suzuki, một thiền sư nổi tiếng của Nhật Bản

chúng ta sẽ thấy rằng thiền tạo cho chúng ta một thế giới hoàn toàn mới mẻ: 

“Mọi vật chỉ hiện hữu tạm thời trong một hình dạng và màu sắc tạm bợ, không có gì là vĩnh cữu cả. Sự vật nầy biến dạng thành sự vật kia, ta không thể nào nắm giữ được. Trước khi trời dứt mưa ta đã nghe tiếng chim hót. Ngay cả khi trời đang đổ cơn bão tuyết, ta vẫn thấy những hạt non đang nẩy mầm xanh mới” 

Chính thiền sư Suzuki đã đưa ta về với thực tại, về với cái thế giới hoàn toàn mới mẻ, về với chính ta, về sống tỉnh thức và chứng thực bằng kinh nghiệm nơi chính bản thân mình. Đừng hỏi ai uống trà có ngon không, mà hãy tự mình nâng tách trà lên, đưa vào miệng mà uống rồi sẽ thấy được hương vị của trà. Trong thế giới của thiền, ta sẽ không tìm thấy gì cả vì ta có đi tìm cái gì đâu mà thấy với không ? Trong thiền không khổ, không buồn, mà cũng không vui, không sướng. Thiền không là mây bay gió thoảng, cũng không là bèo giạt hoa trôi; thiền và chánh niệm là những viên đá được ném vào lòng đại dương, nó sẽ chìm, chìm mãi, chìm mãi đến tận đáy. 


25. THIỀN LÀ NÉM BỎ HÀNH TRANG CHO KIẾP LUÂN HỒI

Theo Phật thì chúng sanh là những khách lữ hành, đã từ muôn kiếp hết đến rồi đi, hết đi rồi đến. Cứ thế mà ta dừng hết trạm nầy đến trạm khác. Sau mỗi trạm, ngoài hành trang cũ ta lại nhận thêm những hành trang mới. Lớp cõng trên vai, lớp xách, lớp kéo, lớp ôm... Chúng ta hãy ngồi yênnghiền ngẫm cho một cuộc hành trình, chỉ một cuộc hành trình ngắn thôi thì chúng ta cũng đủ mệt với bao nhiêu thứ chuyện; nào là hành trang, nào là tiền, nào là vé... Chứ đừng nói chi đến một chuỗi dài của kiếp luân hồi, nó vô hạn, vô định. Nó không có khôũi đầu, mà cũng không có chấm dứt. Không ai biết được mình đã bắt đầu có từ lúc nào, và cũng không ai biết được điểm đến sau cùng của mình là đâu ? 

Tâm trạng của một lữ hành ngay trong một chuyến đi ngắn hạn cũng muốn gói gọn hành trang, càng ít càng tốt, càng gọn nhẹ càng khỏe; huống hồ là hành trang cho một kiếp luân hồi, ai lại không muốn cho càng gọn nhẹ là càng tốt. Ngặc vì tham nên cứ gom, gom mãi cho đến một lúc nào đó nhiều quá, không còn trạm nào dám chứa, nên chỉ còn một trạm duy nhất để vào: ấy là địa ngục. Hành trang ngoài đời như vài cái va-li, vật dụng và tiền bạc... nếu thấy quá nặng còn có thể quẳng bớt đi, dù có tiếc hay không tiếc. Còn hành trang cho một kiếp luân hồi là tội phước, ác nghiệpthiện nghiệp; muốn quăng bỏ cũng không được. Đâu có giản đơn như vậy được ? Muốn chuyển hóa các nghiệp từ ác ra thiện, không đơn giản; nó không đơn giản như chuyện mình vứt bỏ một món đồ. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không làm được. 

Đức Thế Tôn đã thị hiện và Ngài đã vẽ lại hình ảnh của một con người biết cách ném bỏ hành trang cho một kiếp luân hồi. Ngài đã vẽ lại một bức tranh thực: hình ảnh của một con người quyết tâm giác ngộ đã ngồi liên tục bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ Đề. Ngài quyết không rời chỗ nếu không đắc quả Vô Thượng. Ngài đã chỉ rõ một ngày tìm lại với chính mình là một ngày ta không gom thêm hành trang mới, mà ngược lại ta còn quẳng bớt đi những hành trang năm cũ. Ngài đã thực chứng rằng ngồi thiền chẳng những là trôũ về với thực tại, sống tỉnh thức và lần trôũ về tự tánh; mà ngồi thiền còn giúp ta đóng hoặc khép bớt lại tam nghiệp nơi thân, khẩu và ý.

Lúc ngồi ta không phát ra cử chỉ hoặc hành động nơi thân; không nói lời thiện ác nơi khẩu; cũng như không nghĩ về thiện ác nơi ý. Lúc ngồi thiền thì thân đã ngồi đó, đâu còn sát sanh, trộm cắp, tà dâm gì được; khẩu đã khép, ít nhất là khép với người khác, thì đâu còn để nói dối, hoặc nói lời đâm thọc, hoặc nói lưỡi hai chiều... Chỉ còn duy nhất có ý là cần phải coi chừng. Thế là lúc thiền hóa ra ta đã cột được hai, chỉ còn lại có một nơi ý là phải coi chừng. Chỉ ngồi mà chưa đi sâu vào thiền là ta đã dẹp được hai tên giặc lớn rồi. Như vậy, ngồi thiền, cho dù là mới ngồi, ta cũng đã quẳng được hai phần ba hành trang thừa thải rồi. Bây giờ nói về ý. Ý là cái gì vô hình, vô tướng, nhỏ lớn không ai biết; có điều nó đi với một tốc độ cực nhanh. Chính vì vậy mà ta rất khó kiểm soátchỉ huy ý. Theo Đức Phật thì muốn trị ý ta có ba cách: Trì Giới, Nhẫn NhụcThiền Định. Trong phạm vi bài nầy chúng ta chỉ nói về Thiền Định mà thôi. 

Trong ba thứ Bố Thí, Trì GiớiThiền Định thì Thiền Định là cái gì đơn giản và dễ thực hành nhất. Hãy ngồi yên mà nghĩ thân nầy có tướng mạo, có sanh diệtvô thường. Tâm tuy không có tướng mạo, nhưng sanh diệt liền liền nên cũng vô thường. Niệm đến, niệm đi, niệm sanh, niệm diệt cũng vô thường. Chính vì những cái vô thường nầy mà ta quyết không nhận, không theo, không mời, không giữ, không đuổi. Hãy soi cho rõ để thấy rằng ngũ uẩn giai không, hoặc giả thị chư pháp không tướng. Hãy cố gắng mà tập cho được như Ngài Lục Tổ Huệ Năng

 Bồ Đề bổn vô thọ
 Minh cảnh diệc phi đài
 Bổn lai vô nhứt vật
 Hà xứ nhạ trần ai.

Ngài đã thấy rõ Bồ đề vốn không cội, gương sáng cũng không đài; từ xưa đến giờ không một vật thì lấy chỗ nào để mà dính trần ai ? Ngài đã thực sự trôũ về với thực tại, Ngài đã hoàn toàn tỉnh thức để chứng thực những điều nầy ngay ôũ chính bản thân Ngài. Ngài đã quẳng hết hành trang qua cửa Thiền. Chúng ta là những người con Phật cũng quyết học ôũ Ngài; học cho tới khi nào không còn một chút hành trang nào cho kiếp luân hồi để cùng nắm tay quý Ngài mà dạo chơi nơi cõi vô sanh. Hãy như chư Phật, đến và đi một cách tự tại, chứ không mang theo bất cứ hành trang nào. 


26. NGƯỜI MỚI BƯỚC CHÂN VÀO THIỀN NÊN  
 TU THEO NGÀI THẦN TÚ HAY HUỆ NĂNG? 

Như trên đã nói, là Phật tử muốn cầu đạo vô thượng nên học ôũ Ngài Huệ Năng. Thế còn người mới tu thiền thì nên tu theo ai ? Thần Tú hay Huệ NăngĐa số trong chúng ta ai cũng biết đến hai Đại Sư Thần TúHuệ Năng. Cả hai đều là đại đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Thần Tú là một bậc quán thông nội ngoại, thấu suốt cổ kim, làm giáo thọ cho trên bảy trăm tăng chúng, được mọi người sùng kính. Còn Huệ Năng là một người bán củi từ phương Nam lên Hoàng Mai thọ giáo với Ngũ Tổ, tuy có pháp khí nhưng không biết nhiều về chữ nghĩa

Đến hôm Ngũ Tổ truyền cho tăng chúng làm kệ để Tổ truyền Y Bát thì Thần Tú đã làm một bài mà tăng chúng ai cũng cho là siêu phàm. Bài kệ rằng: 

 Tâm như minh cảnh đài
 Thời thời cần phất thức
 Vật sử nhạ trân ai.

Nghĩa là thân như cội Bồ Đề; tâm như đài gương sáng. Luôn siêng năng lau chùi, chớ để dính bụi bặm. Chính Ngũ Tổ phải khen ngợi và truyền trong chúng y theo bài kệ nầy mà tu hành

Huệ Năng lúc bấy giờ đang giã gạo ôũ nhà bếp, nghe tứ chúng đâu đâu cũng đọc kệ; hỏi ra mới biết là kệ của Thượng Tọa Thần Tú. Ngài cũng nhờ một người khác viết bài kệ của mình trên vách: 

 Bồ Đề bổn vô thọ
 Minh cảnh diệc phi đài
 Bổn lai vô nhứt vật
 Hà xứ nhạ trần ai.

Nghĩa là Bồ Đề vốn không cây, gương sáng chẳng phải đài. Xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi nhơ ? 

Qua hai bài kệ trên ta thấy Huệ Năng quả là một tiếng sét cho những ai đang tu thiền thời bấy giờ. Ngài đã đánh thẳng vào trái tim của thiền. Ngài đã dõng dạc khẳng định không cần thủ đoạn nào cả, Ngài đã vượt thẳng vào nhà Như Lai. Còn theo Ngài Thần Tú thì y cứ phương diện tu đạo mà hành. Ngài không cho nổ lên một tiếng sét, mà Ngài cho lau chùi một cách rất từ từ, rồi thì gương cũng sạch bụi, cũng sáng thôi. Về sau nầy Ngài cũng lập được một phái thiền có tầm côũ ôũ phương Bắc. 

Thường thì chúng ta chỉ nghe nhắc đến tiếng sét của Huệ Năng mà quên đi Thần Tú. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta đã quên mất là nếu khôngbài kệ của Thần Tú thì không có tiếng sét của Huệ Năng; và một điều nữa là trước khi Huệ Năng cho nổ tiếng sét ấy, thì nơi Ngài, lửa đã tắt, bình đã cạn. Ngài đâu còn phải chứa thêm một thứ gì nữa, dù là ác hay là thiện. Gạo đã trắng, chỉ chờ sàng, thế thôi. Trong chúng ta có mấy ai có được cái phong cách của Huệ Năng ? Không có mấy ai ? Ai trong chúng ta, lửa cũng còn nhen nhúm; bình nếu không đầy thì cũng còn lưng lửng. Gạo chưa trắng thì lấy gì sàng ? Thế mà học đòi Huệ Năng ! Làm sao được ? Với chúng ta, hành trang năm cũ hãy còn nhiều quá; ác nghiệp hãy còn nhiều quá; tâm từ thì lúc rộng lúc hẹp; giới thì khi giữ khi không. Mới hồi sáng nầy hứa sẽ chay lạc, mà bây giờ đà ăn thịt chúng sanh... Như vậy đừng học đòi vô thiện vô ác; hãy trả cho hết nợ cũ đi, trả cho đến khi nào hết nợ, trả cho đến khi lửa tắt, bình cạn, thì đó là lúc ta theo Ngài Huệ Năng, vô thiện vô ác, đi thẳng vào quả vị Bồ Đề Vô Thượng

Phật tử chân chánh, nên tự biết mình; tự biết tâm phàm phu của mình lúc nào cũng chực xé rào bẻ lưới. Mới hôm qua đây nguyện sẽ môũ rộng tâm từ, thì hôm nay tâm địa lại bỏn xẻn. Mới tháng rồi đến chùa thọ giới, thì tháng nầy đà phá giới. Mới hồi sáng nầy nhu hòa nhẫn nhục, thì đến trưa lại sân hận đùng đùng... Tâm chúng sanh nó như vậy đó quý bạn ạ ! Hãy tự xét lấy mình, tâm từ khi rộng khi hẹp, nhẫn nhục khi có khi không; nhu hòa khi vầy khi khác... nên chưa có được cái phong thái của Huệ Năng đâu. Thôi thì hãy tiệm tu; hãy y theo lời chỉ dạy của Đại Sư Thần Tútuần tự loại dần ác nghiệp, dứt trừ phiền não, tham, sân, si...Hãy năng làm chuyện thiện; không nghĩ đến chuyện ác đi cái đã. Được như vậy cho đến khi nào lửa tắt, bình cạn, chừng đó là lúc ta bắt đầu đi thẳng vào nhà Như Lai; chừng đó một niệm ác cũng không còn, mà niệm thiện cũng không có. 


27. THIỀN VÀ GIÁC NGỘ

Chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh vật chất, không nhiều thì ít, chúng ta cũng bị quay cuồng trong đó. Chính vì vậytu trì khó định; khó định vì thân còn quá nhiều chướng ngại, khó dứt bỏ được. Không bỏ những chướng ngại nầy thì làm sao vào được định cảnh ? Tại sao chúng ta lại có quá nhiều chướng ngại ? Thử nhìn lại chính mình xem thì mình sẽ thấy rằng ngày qua ngày chúng ta đã từng sống như những người còn mê ngủ; có khi hoàn toàn vô ý thức về những chuyện mình làm và những sự việc xãy ra quanh ta. Có lúc ta lái xe ra phố, có thể ta không hề hay biết chuyện ta đang làm, rồi đột nhiên thấy mình tới nơi. Tới nơi mà không hề biết rằng mình đã trải qua những gì ? Đã thấy những gì ? Hoặc đã nghe những gì trên đường đi. Cứ như thế, lâu ngày thành thói quen; ta cứ hành động mà không cần phải nhận thức về hành động của ta. Cuộc đời ta cũng vì thế mà trôũ thành một thói quen: sống một cách vô hồn, vô tâm; sống chỉ vì ta, hoặc sống một cách mê muội.

Cái chuyện mà Đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề bốn mươi chín ngày đêm đó đâu phải cho Ngài; Ngài đâu cần thêm cái 49 ngày đó. Tuy nhiên, Ngài muốn vẽ lại hình ảnh một lưỡi gươm của trí huệ Bát Nhã, Ngài muốn cho chúng sanh thấy rằng chỉ có tọa thiền và định tỉnh lại thì lưỡi gươm trí huệ mới đến được với ta; nhờ đó mà ta mới chặt đứt được bức màn vô minh. Chính lưỡi gươm của trí huệ Bát Nhã đã chỉ cho ta những chỗ sai lầmnhận ra điều chân thật. Chỉ cần ánh sáng lóe của lưỡi gươm Bát Nhã cũng đủ soi phá vô minh và phá tan cái chấp ngã mê dại của ta.

Chúng ta đã vì mê lầm mà chấp tứ đại là ta; đồ vay mượn mà cũng cho là của ta, tới chừng bị đòi lại thì lấy làm đau khổphiền não. Đất, nước, lửa, gió... có thứ nào là của ta đâu ? Không khí khi còn ôũ ngoài là của vũ trụ, của thiên nhiên; thế mà vừa hít vào thì lại cho là hơi thôũ của chính mình. Chỉ là mượn thôi; mượn vào chưa đầy ba mươi giây là phải trả rồi. Trí huệ Bát Nhã chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng, chứ không được hồ đồ nhận bừa, nhận càng càng như vậy. Chuyện suy tưôũng cũng vậy; ta cứ cho là ta nghĩ tưôũng, ta suy tư, ta phân biệt cảm thọ... Song sự suy tư, phân biệtcảm thọ ấy theo khoa học mỗi này có đến sáu mươi chín ngàn (69.000) cái khác nhau, đến và đi trong ta, như vậy cái nào là của ta ? Chẳng lẽ có đến sáu mươi chín ngàn (69.000) cái ta khác nhau ư ? Nếu ta cứ nhận bừa sáu mươi chín ngàn (69.000) ông chủ thì quả là một sự hổn độn vô cùng tận trong ta.

Cái mờ mờ ảo ảo thì lại cho là ta, còn cái thực tại của mình thì tự mình phủ nhận, như vậy có trớ trêu lắm không ? Đức Phật đã ngồi thiền ngay dưới cội Bồ Đề và đã dùng trí huệ Bát Nhã để nhận thức rõ ràng những tướng trạng hư ảo. Ngài đã khẳng định rằng những tướng trạng là những cái không thật, không phải, nên Ngài quyết không nhận chúng, thế là Ngài giải thoát. Còn chúng ta, những đứa con Phật, phải làm sao đây ? Còn chần chờ gì nữa; là con Phật thì phải giống Phật chớ. Phải luôn nhớ những tướng trạng là không thật, nên ta không nhận chúng là của ta, mà cũng không chạy theo chúng. 

Tóm lại, chính Đức Phật, một thiền sư vĩ đại, một thiền sư không tiền khoáng hậu, đã vạch rõ cho chúng ta, đã vẽ lại trên nền trời Népal, ngay dưới cội Bồ Đề một hình ảnh của một con người biết trôũ về với thực tại, biết sống tỉnh thức, và biết tự thân thực chứng để đi đến giác ngộ. Ngài đã làm thế để chỉ cho chúng ta thấy rằng thân nầy có tướng mạo, có sanh diệt nên thuộc vô thường. Tâm nầy tuy không có tướng mạo, song trạng thái luôn thay đổi, luôn sanh diệt, cũng thuộc vô thường. Niệm niệm đều hư ảo, cả ác lẫn thiện đều hư ảo. Chính những thứ hư ảo nầy đã làm mờ tánh giác của ta; chính những hư ảo nầy là vô minh; ta quyết không nhận mà cũng không chạy theo chúng. Chúng đến, không ai mời, không ai cầm giữ. Chúng đi, tự chúng đi, chứ không ai xua đuổi.

Đã từ muôn kiếp, ta quên bẳng là chúng ta cũng có tánh giác, rồi ta lang thang khắp nẻo luân hồi, tạo nghiệp ngập trời; hết đến rồi đi, hết đi rồi đến. Ta dừng hết trạm nầy đến trạm khác. Bây giờ thấy được ỘThiền và sự giác ngộ của Đức Từ PhụỢ ta còn chần chờ gì nữa, hỡi những người con Phật ! Hãy mạnh dạn bước lên mà tọa ngay dưới gốc Bồ Đề mà năm xưa Thế Tôn đã ngồi. Ngồi cho đến khi thành Phật mới thôi.


28. SỐNG THIỀN THÌ CÕI TA BÀ SẼ THÀNH CÕI NIẾT BÀN 

Thực tình mà nói, ai mà biết được ôũ cõi Niết Bàn có cái gì ? Không biết thì có mấy ai lại chịu đem đổi những cái mình đang có để lấy một cái Niết Bàn xa xăm nào đó? 
Kính lạy Phật, khi con nói những lời nầy, con không sợ Phật giận, mà con biết chắc rằng Phật sẽ không bao giờ giận. Hơn nữa, con đã nói lên một sự thật, thưa Phật !
Bây giờ chỉ có điều là làm sao cho con và chúng sanh đang sống ôũ cõi Ta Bà nầy cũng hưôũng được sự an lạcthanh tịnh như Ngài ôũ cõi Niết Bàn vậy thôi. 

Sống trong cõi Ta Bà nầy mà rũ bỏ được những lo lắng, những ưu tư phiền muộn thì có khác chi là cõi Niết Bàn của chư Phật đâu ? Tuy nhiên, muốn được như vậy thì phải ngày ngày hằng sống với thực tại và tỉnh thức để tự mình nhìn ra cho được chân tướng, mặt mũi của mình. Phải kinh qua tự thân mà thực chứng; nghĩa là phải sống với thiền. Sống một cách bình thường đơn giản; đừng rắc rối; đừng mơ tưôũng gì đến thiên nhãn thông, tha tâm thông, hoặc thần túc thông... Mơ tưôũng để làm gì khi những dấu chân ta hãy còn là những dấu chân của lo âuphiền muộn. Hãy sống tỉnh thức trong suộc sống, hãy trôũ về với thực tại và phải tự mình tìm đường trôũ về với mình, trôũ về với cái bản lai chân diện mục của mình thì ta sẽ thấy không còn những bước chân trỉu nặng lo âu nữa; ta không còn gì để đau khổ phiền não nữa. 

Tại sao lại gọi là thế giới Ta Bà ? Thế giới Ta Bà có khác chi Niết Bàn hoặc Tịnh Độ không ? Thế giới Ta Bà, Tịnh Độ, và Niết Bàn khác nhau ôũ chỗ nào ? Tịnh ĐộNiết Bàn là sự trống vắng của lo âu, phiền muộnđau khổ; còn Ta Bàlo âu, phiền muộnđau khổ. Như vậy, Ta Bà, Tịnh ĐộNiết Bàn chỉ khác đối với những ai chưa hằng sống với thiền, chứ một khi đã hằng sống với thiền thì ta sẽ thấy trống vắng đi lo âu, phiền muộnđau khổ. Như vậy khi sống với thiền thì Ta Bà là gì nếu khôngTịnh Độ hay Niết Bàn ? Hãy thực sống với thiền, hãy thực sự trôũ về với chính ta để được nghe tiếng hót líu lo của những loài chim ôũ cõi Ta Bà nào có kém chi là tiếng hót của những Ca Lăng, Tần Già của cõi nước A-Di-Đà đâu. 

Thực sự với tôi, ngay cả hồi tôi chưa biết tí nào về thiền, tôi vẫn ưa thích tiếng chim của cõi Ta Bà hơn, tôi vẫn ưa thích cái thanh tịnh của những con đường đất quê tôi, hoặc những con đê, bờ ruộng... Tôi vẫn thích làm sao cho cõi Ta Bà nầy thành thanh tịnh, ôũ đây và bây giờ, hơn là đi về một cõi xa xăm nào mà tôi chưa từng biết. 

Tuy nhiên, một khi đã hiểu biết thêm về Phật pháp thì Ta Bà, Tịnh ĐộNiết Bàn, có hay không là do nơi mình. Do chính cái tâm của mình. Biết được như vậy, từ đó tôi thấy thương cái cõi Ta Bà nầy hơn. Những lời mà thiên hạ đã tán thán Đức Từ Phụ quả là không thể nghĩ bàn. Ngài đã chỉ ngay cho tôi thấy Ta Bà, Tịnh Độ hay Niết Bàn là ở ngay tâm nầy mà ra. Từ bây giờ và mãi về sau nầy, với tôi, cõi nước nầy chính là cõi Tịnh Độ, hoặc Niết Bàn, chứ không phải đi tìm ôũ mãi đâu. Từ ngày đến với thiền, tôi đã ngày ngày sống với thực tại, sống trong tỉnh thức, và sống thiền bằng chính tự thân của mình. Bây giờ với tôi, Ta Bà hay Niết Bàn là tự nơi mình. An lạc hay không là tự nơi mình. Thế giớian lạc hay không là tự nơi lòng ta có an lạc hay không. Ta không an lạc thì có khi chính mình đi biến cho những người quanh mình đi vào chỗ không an lạc. Tiền tài, danh vọng, nhà lầu, xe đẹp càng nhiều chừng nào thì ta càng khó có được an lạc chừng nấy. Mong cho ai nấy đều rũ bỏ được những thứ ấy, rũ bỏ cả những lo âu phiền muộn để cùng nhau biến cõi Ta Bà nầy thành cõi Tịnh Độ hoặc Niết Bàn


29. NGỒI THIỀN MÀ NIỆM KHỞI LÊN CÓ SỢ KHÔNG ? 

Thiền là gì ? Thiền là trở về với thực tại, là sống trong tỉnh thức, là kinh nghiệm nơi chính mình để thực chứng chân tâm. Mà nhận ra được chân tâm là thấy được tánh giác, là Niết Bàn. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy đâu ! Đã biết bao nhiêu người tu thiền, mà có mấy ai thấy được tánh giác của mình đâu ? Nói vậy không có nghĩa là thấy khó mà không làm. 

Khi ngồi thiền ta thấy rõ thân nầy là giả hợp, tâm nầy là không thật; những suy tưôũng thương, ghét, buồn, giận, vui... cũng là những niệm, do bôũi vô minh mà ta đã nhận chúng làm mình. Khi đã thiền rồi thì ta thấy rõ rằng cái gì không động và thường hằng mới thật là chân tâm, cái gì dao động không thực đều là vọng tâm. Thấy rõ như vậy thì những niệm khôũi đều là hư vọng, cần phải buông xả, không theo. Niệm dấy lên là vọng nên ta phải luôn tỉnh thức để đừng nhận nó, cũng đừng theo nó. 

Ta phải làm gì khi đang ngồi thiền mà niệm cứ dấy lên ? Khi đang ngồi thiền mà niệm cứ dấy lên ta đừng sợ; cứ để chúng đến. Chúng đến không ai mời, không ai giữ, cũng không ai đuổi. Trên đường đi của một người tu thiền,chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi. Người tu thiền chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ vì chạy theo niệm mà giác ngộ chậm đi thôi. Niệm khôũi mà theo là vướng; niệm khôũi mà cầm niệm ở lại chơi là vướng; niệm khôũi mà cứ lây quây lo đuổi niệm cũng là vướng. Chính những cái vướng nầy nó làm cho ta giác ngộ chậm đi. Người tu thiền, chó sủa mặc chó, chứ không bao giờ ngoảnh đầu lại hỏi coi chó nhà ai sủa; một khi ngoảnh lại hỏi thì đến nơi chậm hơn là cái chắc rồi. Với người tu thiền, mỗi lần niệm khôũi là mỗi cơ hội cho ta giác; cứ niệm khôũi liền giác; giác tức niệm diệt. Cứ như thế mà từng sát na, từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày và mãi mãi ta giác... Giác cho đến khi niệm thưa dần và dứt hẳn. Ai cũng biết nói dễ, làm khó. Là Phật tử chân chánh, hễ nói dễ thì làm cũng dễ. Hãy kiên trì thanh lọc, thanh lọc mãi cho đến khi nước trong, gạo trắng mới thôi. 


30. TRONG LÚC TỌA THIỀN CÓ NÊN SUY TƯ MỘT VẤN ĐỀ GÌ KHÔNG ?

Đã nói ngồi thiền là mong về với thực tại, mong tỉnh thức để tìm về với tự tánh của mình, thế mà còn suy nghĩ về một vấn đề gì thì đâu phải là thiền. Tất cả những niệm đến dù ác dù thiện, dù dữ dù lành, ta không mời, không cầm giữ, cũng không đuổi. Hãy để chúng tự đến rồi tự đi.

Cũng vì vọng niệm mà tâm ta lúc nào cũng ôũ trạng thái tán loạn, chính vì thế mà ta không có sự tỉnh thức. Bây giờ ngồi thiền là mong hồi phục lại những cái đã mất, thế mà lại suy tư, ngay cả suy tư một công án cho thiền, cũng là điều vô bổ. Nếu ai đang làm điều đó nên thận trọng và nên suy nghĩ lại vì chẳng những nó phí phạm thì giờ mà còn có hại cho công cuộc hành trì của ta nữa. Cứ cố mà trở về với thực tại của mình đi, cứ cố mà tỉnh thức đi, thì tự nhiên ngọn đèn thiền sẽ thắp sáng sáng và chừng đó thì cái gì lại không hiển lộ, chứ đừng nói chi một nghi tình cho công án ! Đây là nói cho những ai muốn có sự an lạc trong đời sống; muốn có Niết Bàn ôũ đây; chứ những ai muốn thiền với nghi tình của một công án thì xin cứ tự nhiên. Không ai có quyền bắt ép ai phải theo phương thức của mình. 

Tóm lại, lúc hành thiền, nhứt là cho những người mới bắt đầu, không suy tư, không lý luận. Ngồi thiền là sự sống, chứ suy tư và lý luận không là sự sống. Thiền không có đối tượng, như vậy không thể suy tư được cho một cái gì không có đối tượng. Chừng nào mà ta hãy còn phiêu lưu trong ý niệm phân biệt, chừng đó chưa có thiền. Tuy nhiên, ngồi như khúc gỗ vô tri cũng không gọi là thiền. Thiền phải là an trú trong thực tại, tỉnh thứcý thức được về những kinh nghiệm tự thân để từ từ tìm về với chân tâm của mình. Lúc thiền, những gì xãy ra xung quanh ta, ta điều hay biết; hay biết mà không chạy theo. Những niệm đến ta đều biết; biết mà không mời, không chạy theo, không kềm giữ, cũng như không đuổi.

Chúng đến, chúng đi mặc chúng. Ta cứ an trú trong thực tại và sự tỉnh thức của ta. Phải luôn nhớ rằng cảnh giới của thiền là cảnh giới của kinh nghiệm, chứ không phải là cảnh giới của sự trống vắng, cũng không phải là cảnh giới của sự suy tư. Chừng nào ta nắm vững được như vậy thì ta sẽ luôn có một thái độ bình thản, tự do hoàn toàn. Chừng đó ta đã đi gần hết cuộc hành trình từ bờ mê sang bến giác mà núi vẫn là núi, sông vẫn là sông, không thêm, không bớt, không dư, không thiếu, không lớn, không nhỏ, không đẹp, không xấu gì cả. Đó là sự an lạc tuyệt vời của thiền, hoặc là Niết Bàn của cõi Ta Bà nầy vậy.


31. THIỀN VÀ SỰ TRỊ LIỆU TÂM LÝ 

Có một số người quan niệm rằng tập thiền chỉ để duy trì chánh niệm và khai môũ chân tâm để đi đến giải thoát, chứ không nên vướng mắc vào trị liệu mà phí thì giờ vô ích. Nếu muốn trị liệu tâm lý thì hãy đi tìm những phương cách khác. Nói như thế hóa ra tự mình hạn hẹp những phương tiện sẳn có để đi tìm những cái chưa có. Tôi đồng ý thiền là thiền, trị liệutrị liệu; hai cái khác nhau. Một đàng là đi tìm giải thoát, một đàng lại đi tìm cách làm vơi đi những lo âu phiền muộn. Nói là khác chứ thật sự cả hai cùng đang tiến về một hướng. Giải thoát là sự tự do, là trống vắng của lo âu, phiền muộnđau khổ. Tâm lý trị liệu cũng là cố gắng làm vơi bớt đi những thứ ấy. Như vậy những ai cảm thấy mình sẳn sàng tiến đến giác ngộ thì cứ thẳng tiến, còn những ai hãy còn nhiều phiền não thì rũ bỏ từ từ, rồi cũng chạy theo. Hơn nữa, ngày nay thiền không chỉ là giới hạn trong khuôn viên tịnh xá hay chùa nữa. Thiền không còn xa lạtrong đời sống hằng ngày của xã hội Âu Mỹ. Hiện tại người phương Tây đang có một cái nhìn hoàn toàn thay đổi về thiền, nhứt là trong lãnh vực tâm lý trị liệu.

Theo những thống kê mới về con số bịnh tâm thần ôũ Mỹ cũng như ôũ các nước kỹ nghệ tiên tiến đã lên quá cao so với những thập niên trước. Sự thể nầy đã làm cho nhiều người quan ngại, nhứt là các nhà lãnh đạo. Tại sao lại có sự thể nầy ? Chúng ta đã thấy rõ tiền tài và của cải chỉ có thể đem lại những phương tiệnvật chất, chứ nó chưa bao giờ mang lại cho ta sự an lạc trong tâm hồn. Cuộc sống trong những xã hội kỹ nghệ đã biến con người thành những con người máy. Đối với họ, nghỉ ngơi chỉ là cơ hội hưôũng thụ để quên đi những nhọc nhằn của thể xác. Họ có thể bồi bổ vật chất cho thể xác đấy, nhưng rất nhiều khi họ quên bẳng đi việc bồi dưỡng tâm linh. Đó cũng chính là nguyên nhân đưa con người đến sự kiệt quệ về tinh thần; không sớm thì chầy thể xác rồi cũng sẽ bịnh theo, cho dù ta có bồi dưỡng nó cách mấy đi nữa. Rất nhiều nhà tâm lý trị liệu Âu Mỹ đã phải khổ công, khổ tâm tìm cách chữa trị cho những căn bệnh trầm kha nầy. Họ đã tìm đủ mọi cách và cuối cùng kết luận của họ là quyết dùng thiền trong trị liệu tâm thần

Tại sao rất nhiều nhà tâm lý trị liệu lại quyết định dùng thiền quán trong khoa trị liệu của họ ? Thiền trong Phật giáo chẳng những giúp ta tìm lại được chân như bản thể của ta, mà còn là một phương pháp trị liệu vô cùng hiệu nghiệm trong y học tâm thần. Theo bác sĩ Herbert Benson, giáo sư trường Đại Học Harvard, sau một thời gian dài thực nghiệm, đã cho biết thiền chẳng những có khả năng làm giảm những dao động thần kinh đưa đến sự lo âu buồn phiền và chán nản, mà thiền còn có khả năng làm giảm bớt mức độ tiêu thụ dưỡng khí (Oxygen) trong cơ thể chúng ta, do đó giúp điều hòa nhịp đập của con tim.

Thiền còn giúp giảm bớt sự căng thẳng thần kinh nhằm giúp tránh áp huyết cao và chứng ép tim. Trong lúc thiền, thiền sinh một khi đã đạt được sự yên tĩnh thì các chất kích thích tố giữa các tế bào sẽ dừng lại. Bác sĩ Benson còn cho biết mức độ chất kích thích thay đổi tùy theo sự đi, đứng, nằm, ngồi... Khi ta càng hối hả, hấp tấp thì những kích thích tố tiết ra càng nhiều, do đó sự căng thẳng càng cao. Điều nầy đủ cho thấy thiền đã đưa con người về trạng thái yên tĩnh và thoải mái. Thiền chẳng những làm vơi nhẹ đi ảnh hưôũng của những chất kích thích tố trong cơ thể, mà thiền còn giúp ta điều hòa hơi thở và nhịp đập của tim để đưa ta đến sự thoải mái tuyệt diệu trong tâm hồn. Cũng chính vì ít tiết ra những chất kích thích tố mà các tế bào trong cơ thể của ta mới có khả năng tiêu thụ những chất đường. Vô hình chung, thiền chẳng những làm giảm nguy cơ cho những người bị cao máu hoặc ép tim, mà thiền còn giúp ta tránh được bệnh tiểu đường. 

Trong khi thiền, những cơ thịt trong cơ thể ta trôũ về trạng thái bình thường, và do đó tiếp nhận sự lưu thông của máu một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, nhờ theo dõi hơi thôũ mà ta có thể kiểm soát được nhịp đập của tim. Những chất kích thích tố dường như không có cơ hội phát triển và làm mưa làm gió trong ta nữa. Nhờ vậy mà cơ thể ta cảm thấy thoải mái. Đây chúng ta chỉ nói về sinh lý; còn tâm lý thì sao ? 

Về tâm lý, thiền có một giá trị cao hơn, nhứt là trên lãnh vực tôn giáo. Người Phật tử coi vấn đề nầy quan trọng hơn và họ có khuynh hướng dùng thiền quán để kiếm soát tâm. Họ quan niệm tâm làm chủ các pháp, tâm dẫn đầu, tâm tạo tác tất cả. Người Phật tử không để ý đến chuyện vui, buồn, giận, ghét làm tăng các kích thích tố trong cơ thể họ; tuy nhiên, họ chỉ biết rằng khi họ không buồn, thương, giận, ghét thì tâm họ sẽ thảnh thơi hơn, an tỉnh hơn, và do đó nó sẽ bớt dong ruổi hơn, thế thôi. Ngoài ra, trong Phật giáo, thiền chẳng những giúp cho ta lắng đọng dòng tâm thức đang bị tán loạn, mà thiền còn giúp đưa tâm ta trôũ về niềm an định, tự tại. Trong khi thiền quán thì những sân hận sẽ bị loại hẳn trong tâm thức của ta.

Một trong những phương pháp thiền đơn giản nhứt là: 

**Hãy chọn cho ta một tư thế ngồi thoải mái nhất, kiết già, bán già, kiểu Thái Lan, kiểu Nhật, hoặc ngồi trên ghế cũng được. 
**Nên dùng tọa cụ nếu ngồi lâu.
**Nếu chưa có thể vô niệm được thì nên chọn một câu chú, hoặc niệm Phật
**Mắt không nhắm kín, mà nên môũ chừng một phần ba.
**Buông thả các bắp thịt, không gồng, không gượng. 
**Mặc quần áo rộng rãi.
**Hít vào và thôũ ra thật đều và thật sâu lúc bắt đầu. Sau đó thôũ bình thường. Vẫn tiếp tục trì chú hoặc niệm Phật
**Đừng để tư tưôũng phóng ra ngoài vì bất cứ một điều gì. 
**Giữ sự bình thản nhẹ nhàng và luôn theo dõi hơi thôũ. 
**Tiếp tục hít thôũ như vậy khoảng hai mươi phút. 
**Mỗi ngày nên tập chừng hai lần.

Hãy tập như sự cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Đừng mong cầu chứng đắc. Không có bất cứ chứng đắc nào trong thiền. Đừng mong xuất hồn hay bất cứ thứ gì. Hãy để cho tâm được tỉnh lặng thì tự nhiên ta sẽ có sự an lạc tuyệt vời

Tóm lại, người con Phật, bất luận là tông phái nào, cần trì chíhết sức dụng công tu hành thì mới mong thành tựu được. Một khi đã theo thiền, một khi đã thấy sự lợi ích không thể nghĩ bàn của thiền thì phải thiền cho đến nơi đến chốn, chứ không theo thiền dăm ba bửa lại muốn qua Tịnh Độ hay Mật Tông. Như thế thì có làm cái gì đi nữa cũng như nước đổ lá môn, không bao giờ có kết quả mỹ mãn. Như đã thấy tham thiền chẳng những được định tâm, mà nó còn là một khoa tâm lý trị liệu rất hữu hiệu. Hãy tận dụng những gì mà Đức Từ Phụ đã truyền dạy để vừa bảo vệ được thân xác mà tiến tu, mà còn được sự định tĩnh để một ngày không xa nào đó những đàn con Phật sẽ cùng dìu dắt nhau đi trên con đường trôũ về đất Phật. 


32. SỐNG TỈNH THỨC 

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh vật chất, một xã hội chỉ biết có đua chen, một đấu trường xã hội mà trong đó con người là những đấu sĩ, phải liên tục đấu tranh, giành giựt và tranh sống như những chiến sĩ. Nếu chúng ta không chen chân vào thì chúng ta sẽ bị nó đào thải, còn nếu chen chân vào thì chúng ta sẽ bị quay cuồng như bao nhiêu người khác. Như vậy chúng ta phải làm sao đây ? Đức Phật đã dạy: “Xin hãy sống, hãy tạo ra sự nghiệp, miễn đừng làm phương hại đến người khác.”

Nhưng sống đấu tranh thế nào mà không phương hại đến người khác đây ? Cũng chính Đức Phật đã dạy rằng chúng ta hãy sống trong tỉnh thức, sống an nhiên tự tại, sống tri túc... thì tự nhiên chẳng những ta được lợi lạc, mà người cũng được lợi lạc

Thế nào là sống trong tỉnh thức ?

Sống trong tỉnh thức là biết rằng trong cuộc đời nầy không có cái gì tồn tại lâu dài. Mọi việc đến rồi đi một cách tự nhiên, ngay cả thân nầy của ta cũng thế. Hễ thuận duyên thì thành, mà nghịch duyên thì diệt. Sống trong tỉnh thức là không luyến tiếc quá khứ, không ưu tư tương lai, và luôn biết rằng:

 Quá khứ đã qua rồi
 Còn tương lai thì chưa đến. 

Thói thường ta chỉ thích đón nhận những sung sướng, những hạnh phúc; nhưng lại sợ hãitrốn tránh đau khổphiền não. Người sống trong tỉnh thức là người biết sống an trú trong hiện tại, không sợ hãi bất cứ cái gì đến với ta. Nên nhớ rằng sợ hãi đau khổphiền não sẽ đeo đẳng ta nếu ta tìm cách trốn mà không tìm cách diệt nó. Tại sao ta lại không chấp nhận hiện tại, mà lại đi suy nghĩ viễn vong về những chuyện đã qua, hoặc những chuyện chưa tới ? Hãy tạm gọi quá khứ, hiện tại và tương lai là những cái gông của cuộc đời đi, thì ta sẽ thấy rõ trên đời nầy có bao nhiêu cái gông và ta muốn bao nhiêu cái ? Nếu chúng ta cứ lẩn thẩn với cả ba thứ, tức là chúng ta nhận đeo vào cổ cùng lúc ba cái gông. Nếu như ta chỉ chọn hiện tại, ấy là ta chỉ mang một gông thôi. Xin thưa chỉ có hiện tại thôi, chúng ta cũng vất vảmệt mỏi lắm, huống hồ cả quá khứ và tương lai ta đều ôm. 

Cuộc đời nầy với những ràng buộc liên tục từ vật chất đến tinh thần giữa người nầy với người khác, đã khiến cho chúng ta phải hướng ngoại mà quên mất đi ta. Sống tỉnh thức là biết về sống với chính ta, giúp ta soi rọi những hành động sai lầm của ta mà sửa chữa. Sống tỉnh thức là sống trong lòng từ bi bao la, chứ không tham muốn, ganh tị, sân hận, và bất mãn. Sống tỉnh thức là biết rằng ta chỉ là hạt cát của sa mạc bao la, hoặc chỉ là giọt nước của đại dương, để mà đừng đòi hỏi cái gì cũng xãy đến như ý ta muốn. Sống tỉnh thức là biết rằng ta không là trung tâm vũ trụ; dưới mắt ta là cả một bầu trời bao la rộng lớn, chứ không phải chỉ có một mình ta, không phải là mục hạ vô nhơn. 

Trên đời nầy làm cái gì cũng phải có suy tính. Người sống tỉnh thức là người biết dùng trí huệsuy tính. Trí huệ sẽ cho ta biết ta đang nghĩ gì, đang muốn gì, và những gì xãy ra quanh ta. Sống tỉnh thứctỉnh thức từ cái đi, cái đứng, cái ngồi, cái ăn, cái nói. Nghĩa là cái gì cũng được ta quan sát một cách tỉ mỉ và chính xác. Sống tỉnh thức là chỉ làm những điều gì có lợi lạc và không làm bất cứ điều gì không mang lại lợi ích thiết thực. Sống tỉnh thức là sống với sự quán sát một cách tường tận, mà không hề vướng phải bất cứ phê phán nào.

Tâm ta thường hay lang thang, thiếu chủ định như con vượn chuyền cây. Sống tỉnh thức là đừng chạy theo vọng niệm. Sống tỉnh thức là biết rằng niệm đến, niệm đi, cứ để tự nhiên, chứ không chạy theo. Sống tỉnh thức là biết rằng không có ai suy nghĩ, mà chỉ có sự suy nghĩ. Không có ai đi mà chỉ có sự đi. Không có ai thấy, mà chỉ có sự thấy... Sống như vậy thì làm gì có gánh nặng đau khổ của cuộc đời. Sống tỉnh thức là biết suy nghĩ đến những tai hại do sự sân hận và lòng ganh ghét gây nên, cũng như lợi lạc do lòng từ bi mang lại. Sống tỉnh thức là biết mong cầu cho mình và cho người chóng thoát khỏi những phiền toái gây ra bôũi sự sân hận, tức giận, sợ hãi, lo âu, căm thù... Biết mong cầu cho mình và cho người được an vui hạnh phúc. Sống trong tỉnh thức là biết rằng sân hận sẽ mang đến sợ hãi, bất an, lúc nào cũng trách mình và trách người. Sống trong tỉnh thức là biết rằng lòng từ bi hỉ xả sẽ chẳng những có lợi cho người, mà còn có lợi cho ta nữa; lòng từ bi hỉ xả sẽ làm cho tâm trí ta sáng suốt, khiến cho ta luôn có thiện cảm về người khác, và ta sẽ chẳng bao giờ trách ta hay trách ai cả. 

Tóm lại, sống trong tỉnh thứcphương tiện chẳng những tạo cho ta cuộc sống an nhiên tự tạihiện tại, mà còn là phương tiện thù thắng giúp ta một cách tích cực trên bước đường tu tập. Hãy tỉnh thức cả thân lẫn tâm, đừng lý luận chi cho dài dòng văn tự. Nếu không khéo thì bạn chỉ có thể nghe được những tiếng rì rào của từ ngữ mà thôi, chứ chả bao giờ nếm được hương vị trong cốt tủy của sự tỉnh thức. Nếu không có được sự tỉnh thức thật sự, cuộc đời bạn sẽ không khác chi một quả banh cho kẻ khác đùa giỡn, cứ đẩy qua đẩy lại. Sống như vậy thì thiệt là uổng cho một kiếp người


33. THIỀN VÀ HƠI THỞ

Thiền là làm cái gì bình thườngđơn giản, chứ không phải đi trên than hồng hay trên mặt nước, hoặc xuất hồn xuất vía... Thiền là khi ăn thì ăn, khi ngủ thì ngủ, khi đi thì đi. Chúng ta có thể hiểu nôm na thiền là để cho tâm tư lắng đọng, yên tịnh. Khi làm công việc gì thì chỉ chăm chú vào công việc đó thôi. Thiền còn là một phương pháp vô cùng khoa học giúp cho ta về với thực tại, sống thức tỉnh để tìm được bản chất đích thực của mình bằng cách làm cho đầu óc hoàn toàn tĩnh lặng. Một khi tâm không còn loạn động nữa thì huệ sẽ xuất hiện

Có nhiều cách thiền; tuy nhiên, ngồi thiền vẫn là phương cách hay nhất giúp ta đi vào định tĩnh một cách nhanh chóng. Khi ngồi, ta ngồi thẳng, không nghiêng qua nghiêng lại, không cúi về phía trước, cũng không ngả về phía sau. Có thể ngồi kiết già hoặc bán già. Một khi đã yên vị thì bắt đầu để ý đến hơi thở. Khi thôũ nên cố đừng thôũ quá mạnh, hoặc phát ra tiếng. Phải thở nhẹ nhàng và liên tục. Hơi thởcủa chúng ta mà được điều hòa thì chẳng những thiền dễ định, mà còn không sanh bệnh nữa. Khi thở vào ta nên hít đến tận bụng và để cho bụng phình ra một cách tự nhiên; tiếp tục cho đến khi không khí đã vào đầy phổi rồi thì bắt đầu thở ra. Lúc thở ra ta cũng tự nhiên để cho bụng co lại một chút và từ từ để cho thán khí cùng những chất không khí cặn bả, thừa thải được tống ra. Trong khi hít vào cũng như thở ra, hãy từ từ mà liên tục. Nhớ đừng bao giờ cho phát thành tiếng. Trong lúc thở đều như vậy ta cũng nên theo lời Phật dạy: “Niệm đến, niệm đi, không quan hệ gì ! Ta không mời, không chạy theo, mà cũng không đuổi.” Tâm ta lúc nào cũng tỉnh lặng; miệng ta lúc nào cũng mỉm cười.

 Hít vào tâm tỉnh lặng
 thở ra miệng mỉm cười

Khi hít vào thì toàn thân ta nên tỉnh lặng; khi thở ra thì ta hơi mỉm cười mà biết rằng ta vẫn đang còn có hơi thở. Làm được như thế thì hít vàothở ra đều an lạc

Hơi thở và sự tĩnh tâmliên hệ mật thiết với nhau. Một cái tâm loạn động sẽ không bao giờ có hơi thở điều hòa, mà trái lại nó dồn dập như trối chết. Nếu ta chịu khó để ý chúng ta sẽ thấy trong những giờ thiền, hơi thở ta rất nhẹ, gần như không hay biết. Ngược lại, khi sân hận nổi lên thì hơi thở dồn dập và tốc độ thở sẽ càng dồn dập khi sân hận càng cao.

Tóm lại, lúc tọa thiền nên thở từ từ, thở vào thở ra cũng từ từ mà đều đặnliên tục, không vấp váp, hơi thở nhẹ nhàng chứ không như gió thổi. Hít vàothở ra đều bằng mũi vì chúng ta không làm gì phải dồn dập để phải thở ra bằng miệng. Khi tọa thiền mà hơi ththởđiều hòa được như vậy thì chẳng những tâm ta mau định, mà thân vẫn hằng khỏe mạnh luôn. 


34. THIỀN VÀ SỰ NGƯNG SUY TƯỞNG 

Thiền là trở về với thực tại, là tỉnh thức, là thực nghiệm nơi chính bản thân mình để thực chứng tự tánh. Như vậy lúc thiền ta hay biết tất cả những gì xãy ra quanh ta. Còn sự ngưng suy tưởng có nghĩa là bất thần ngưng suy nghĩ và làm cho đầu óc trống rỗng. Tuy nhiên, đây là một việc làm có tánh cách đè nén và khó khăn vô cùng. Sự cố gắng ngưng, hoặc chận đứng tư tưởng là điều phản khoa học và phản tự nhiên, nó không phải là thiền. Thiền là cái gì vô cùng khoa học và tự nhiên. Thiền là cứ để tự nhiên cho tư tưởng đến, rồi cứ để chúng đi. Ta không mời chúng đến, không kềm giữ chúng lại, cũng không đuổi chúng đi. Bầu trời bao la thăm thẳm, nhạn cứ bay qua hồ; đâu có ai ngăn cản. Nhạn không để bóng lại hồ, mà hồ cũng không buồn lưu bóng nhạn, ấy là thiền. 

Đây là một kinh nghiệm vô cùng quí báu cho những ai mới tập thiền: đừng kênh, đừng gồng, đừng bắt buộc ta phải ngừng hẳn suy nghĩ; mà hãy buông xả tối đa, hãy để cho niệm tự đến rồi tự đi, ta không mời, không cầm giữ, không đuổi, mà cũng không chạy theo

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/08/2016(Xem: 55732)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.