Phật Học Và Y Học

18/07/201112:00 SA(Xem: 29353)
Phật Học Và Y Học


PHẬT HỌC VÀ Y HỌC

Bác sĩ Quách Huệ Trân - Dịch giả Thích Tâm An
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2006


Lời người dịch


Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách. Là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất tận tâm và hết mình trong công việc. Do ngày hàng công tác trong bệnh viện, được tận mắt chứng kiến nỗi đau khổ của bệnh nhân, cũng như chứng kiến được nỗi thống khổ của cảnh sinh ly tử biệt kiếp người mà ai phải gánh chịu. Bình thường lại là người có tu học Phật pháp, nên khi tiếp xúc được với cảnh khổ đau thực tế của bệnh nhân, bà mới thật sự tin sâu nhân quả và cảm nhận sâu sắc lời Phật dạy là một sự thật, không có bi quanyếm thế, như người đời thường nghĩ.

Nhận thấy tập sách rất có giá trị thức tỉnh người giác ngộ khổ đau của thế gianchuyên tâm niệm Phật. Với chút hiểu biết kém cỏi về Hoa văn, chúng con đã cố gắng phiên dịch bản văn của cuốn sách nói trên sang Tiếng việt, với mong ước làm sao được đốt lên một ngọn đèn dầu le lói giữa trời khuya, giúp cho đời một chút tỉnh giác mà sớm hồi tu tập.

Trong quá trình chuyển dịch không sao tránh được những thiếu sótsai lầm, kính mong các bậc tôn túc chỉ dạy những điều sai lầmthiếu sót trong cho bản dịch của chúng con, để lần tái bản tới sẽ được hoàn hảo hơn.

Nam mô A-di-đà Phật!

Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn đồng học!

Mỗi khi lên đài bất kỳ nơi đâu, tôi đều có cảm giác lấy làm hổ thẹn vì sở học trong mười phần tôi chỉ được một phần. Ngày nay chọn đề mục “Phật học và Y học”, tôi biết đây là vấn đề khó trình bày. Vì đối với y học tôi chỉ mới được lớp da bên ngoài, đối với Phật học cũng chỉ mới bước đầu học hỏi. Cho nên, trong quá trình bày có gì sai xót xin chư vị niệm tình tha thứ và chỉ giáo cho để cho tôi sửa đổi.

Đứng trên lịch trình cuộc sống, phàm phu chúng ta như người bán dưa quảng cáo dưa ngọt. Hiện tại, nếu quý vị là nhà làm giáo dục thì phải nói đức Phật là một nhà giáo dục lớn. Tùy theo cách nhìn của mỗi người, học nhiều thì hiểu nhiều nhưng cứu cánh là đều được sự hướng dẫn học tập của đức Phật. Nếu quý vị là nhà kinh doanh thì phải nhận thức đức Phật là nhà kinh doanh đại tài. Vì mỗi ngày Phật dùng nhiều phương pháp trí tuệ để tạo ra vô lượng công đức bằng Phật pháp. Nếu quý vị là nhà nông thì đối với đức Phật là một nông phu giỏi. Phật lấy tín tâm làm giống, lấy đại bi làm nước tưới và kết quả thu hoạch chính là trí tuệ giác ngộ.

Nếu chư vị là nhà bảo hiểm thì Phật cũng một đại nghiệp gia bảo hiểm cho chúng sinh tận hư không pháp giới, xa lìa khổ đau thoát khỏi luân hồi trong lục đạo. Còn chúng ta là một nhà y thì phải xem đức Phật là vua của các vị thầy thuốc. Ngay từ bước đầu chuyển bánh xe pháp luân tại vườn Lộc Uyển, với bài pháp Tứ Đế đủ chứng minh cho chúng ta thấy được đức Phật là một giáo sư đại tài về ngành y. Chúng ta rất may mắn trên lộ trình học y lại đầy đủ nhân duyên học Phật pháp. Trên sự thật, giữa Phật học và y học không thể tách rời được. Trước tiên tôi xin kể một câu chuyện. Có một người tu niệm Phật là người Nhật Bản, ông ta làm nghề đóng guốc.

Trước đó, ông làm việc thu nhập rất thấp, cũng chưa từng có đi nghe giảng Phật pháp, song không hiểu nhiều lắm. Có một lần nọ, ông được một vị giảng sư giảng cho ông nghe về pháp môn Tịnh độ, dạy ông niệm Phật. Từ đó trở về nhà, trong công việc ông thực hành niệm Phật triệt để. Cứ mỗi khi làm việc, ông đóng một cây đinh vào guốc là ông cất tiếng niệm một câu “Nam mô A-di-đà Phật, Nam mô A-di-đà Phật”. Ngoài ra, ông còn viết câu niệm Phật lên một tấm bảng, xem như một câu thơ. Sau đó, có người đem tấm bảng này về trong bệnh viện. Một ngày nọ, lúc đó tôi đang trực ca đêm, thân tâm rất mệt mỏi.

Một hôm nọ, đột nhiên ông ta đến bệnh viện nhìn thấy câu niệm Phật trên tấm bảng. Ông ta liền cất giọng và nói: “Hay thay! Thế giới Ta-bà đầy đau khổ, việc nhà bề bộn xoay chuyển, chỉ một câu Nam mô A-di-đà Phật mà có thể biến thành thế giới Cực Lạc trang nghiêm, kỳ diệu thay! Phật pháp không thể nghĩ bàn! Nam mô A-di-đà Phật có phải chăng là tiên đơn, là thần dược, nó có thể làm thay đổi một thế giới phù du thành một quốc độ đầy an lạc!”. Sau khi nghe ông ta nói một câu đơn giản như thế, tôi rất lấy làm cảm động. Nhất là câu nói: “Tại cuộc đời phù du có thể biến thành một quốc độ đầy an lạc”.

Hiện tại, chúng ta đang sống trong thế giới Ta-bà đầy hỗn loạn, chiến tranh, khủng bố, giết chóc hằng ngày diễn ra nhan nhãn, đều đó ai cũng biết. Mọi người đang theo học thì chưa có thể cảm nhận được điều này. Lúc nào chúng ta đi vào thực hành, hằng ngày tiếp xúc với cảnh tượng sinh tử đau thương, nội tâm chúng ta có thể biến đổi được hay không? Tất nhiên là có thể được, chỉ cần chúng ta thực hành như người thợ đóng guốc kia, đem một câu Nam mô A-di-đà Phật mà thực hành triệt để trong đời sống hằng ngày. Chúng ta là người hành y, chẳng lẽ không thể thực hành như người thợ kia được hay sao? Không lẽ không thể đem một câu Nam mô A-di-đà Phật mà quán triệt trong đời sống hành y hay sao?

Lúc còn theo học tại đại học, có một vị giáo sư tên là Trịnh Thượng Vũ, ông rất nghiêm khắc. Lớp chúng tôi lúc có tất cả là 90 sinh viên, thế nhưng trong kỳ thi học phần đã có 70 sinh viên thi lại, những người này sau đó thi lại cũng bị rớt và rất buồn. Song, ông lại nói với chúng tôi: “Tôi không thể tùy tiện đuổi bất kỳ em nào, vì sao? Vì tôi làm như thế, sau này sẽ có biết bao nhiêu người chết, vai trò trách nhiệm của thầy trò chúng ta rất quan trọng và nặng nề, vinh nhục phải cùng nhau chia sẻ”. Lúc đó, nghe thầy nói như thế tôi cho thầy chỉ biết nói lẩm cẩm. Mãi cho đến ngày nay, tôi mới thật sự cảm nhận được sâu sắc lời nói năm xưa mà thầy đã dạy với chúng tôi, thật sự làm nghề y gian nan vô cùng. Nếu bạn là người đang ngồi trên ghế nhà trường thì bạn chưa thể cảm nhận được điều đó. Phải trải qua quá trình học tập gian nan, sau khi ra trường lăn lộn với công việc một thời gian thì bạn mới cảm nhận được làm nghề y thật không dễ dàng chút nào. Các bạn đồng nghiệp của tôi thường nói “ăn mà như không ăn, ngủ mà thấy như mình không ngủ” thì mới có khả năng làm bác sĩ.

Có một vị bác sĩ hành y đã 30 năm, bất chợt một hôm nỗi giận đùng đùng quát với tôi: “Tại sao từ sáng đến chiều không nghe ai nói được một câu vui vẻ?”. Lúc đó tôi vẫn còn nhỏ, sau khi nghe ông ta nói tôi không đồng ý, lại khăng khăng cho rằng ông không đúng tư cách của một người bác sĩ, vì làm bác sĩ không thể nói ra những lời nói như thế được. Sau một thời gian dài làm bác sĩ, nhớ lại lời nói năm xưa của vị kia tôi mới cảm nhận ra rằng, nếu trong tâm chúng ta không có chút nội lực tu học Phật pháp thì khó mà tránh được việc thốt ra những lời như vậy. Bạn nghĩ xem trên cuộc đời này có ai hoàn toàn không bệnh tật đâu, không bệnh nhiều thì cũng phải bệnh ít.

Bệnh viện là nơi chỉ dành cho những người bệnh tật, không có ai mạnh khỏe lại tìm đến bệnh viện. Một khi bị bệnh người ta mới đi đến bệnh viện gặp bác sĩ để khám. Bác sĩ khám cho bạn lại khuyên răn, an ủi bạn, thậm chí còn nói những lời làm cho bạn vui, bạn thì lặng im. Thậm chí về sau có gặp thì bác sĩ vẫn coi bạn như bằng hữu. Đối với bạn thì hoàn toàn ngược lại, lúc không bệnh thì không liên lạc, chỉ khi nào bị bệnh mới gọi điện đến cầu xin: “Hãy giúp đỡ tôi với, xem tôi có bệnh hoạn gì không? Tôi không được bình thường, mời bác sĩ đến khám giúp cho…”. Lúc không bệnh không nhớ đến, đến khi ngã bệnh rồi thì mới tìm đến. “Trời sinh” chúng ta làm bác sĩ thì từ sáng đến chiều chỉ biết nghe những lời than vãn đó. Tóm lại, người ta đau đớn mới tìm đến bạn một phen. Con người bình thường bệnh tình phát sinh là đã khổ rồi, vì thế chúng ta phải chấp nhận lắng nghe, nếu không chuẩn bị tâm lý chắc không thể hành nghề y được.

Tôi vốn sinh ra trong một gia đình hành y, bản thân lại được tiếp xúc với nhiều vị trưởng lão, phần lớn họ là bác sĩ có rất nhiều người tài giỏi, không những có danh tiếng trong ngành y mà còn có địa vị cao ngoài xã hội, từng liệt liệt oanh oanh. Nhưng đến lúc họ già, họ lại bị bệnh cùng một loại bệnh như hằng ngày họ chữa trị, vẫn phải vào bệnh viện và ra đi trên giường bệnh. Con đường chúng ta đi so với bất người nào đều rất gần, chúng ta trực tiếp ở bên giường bệnh, thân đến bên giường bệnh, hơn nữa cũng giống như người khác, rồi cũng kết thúc mạng sống trong sợ hãi và khổ đau.

Tôi đã thấy nhan nhãn nhiều trường hợp như vậy. Ví dụ như: Gần đây vừa có mấy vị bác sĩ nổi tiếng qua đời, đang mổ được nửa tiếng, cuối cùng bị tăng song mà họ không biết mình bị. Trước tiên, không có một giờ phòng ngừa, hai mươi năm không một giờ đo huyết áp cho chính mình. Chúng ta mỗi ngày đứng trước bệnh nhân mặt ra vẻ nghiêm khắc nhắc nhở: “Bạn cần phải điều trị! Bạn cần phải xét nghiệm…”. Song, chính bản thân mình thì sao? Trước đây mấy ngày, chúng tôiđiều trị cho một ông cụ. Ông mới hỏi chúng tôi: “Cô có biết bạch huyết cầu của mình bình thường là bao nhiêu không?”. Mọi người không ai trả lời được. “Bạn công tác ở bệnh viện bao nhiêu năm rồi, mà ngay bạch cầu của chính mình không biết được bao nhiêu?”.

Ngày ngày đo bạch cầu cho bệnh nhân, mà ngay chính bản thân mình lại không biết bạch cầu là bao nhiêu. Đứng trên địa vị thì có khác biệt, bạn là bệnh nhân, tôi là bác sĩ. Thật ra, tất cả chúng ta đều giống nhau, hoàn toànchúng sinh phàm phu sinh tử. Như vậy, chúng ta cần phải học tập cái gì? Lúc tôi còn đi học, các vị giáo thọ thường tha thiết dạy chúng tôi: “Bạn cần phải nỗ lực học tập, bản thân phải nuôi dưỡng tâm từ bi”. Vì ngày nay bạn chưa hiểu được tầm quan trọng trong việc học của bạn, sau này khi ra trường, đem cái gì ra ứng dụng cho bản thân? Có lẽ là sở học tri thứctình thương yêu của người mẹ. Biết đâu chừng, bạn sử dụng tri thức mà người ta không thể nhận thức được! Thế nhưng, khi bạn đem tâm từ bi bình đẳng mà đối xử với người thì người ta có thể hiểu được bạn.

Đó là điều mà người học Phật chúng ta trong quá trình học tập cần phải nhận thứctu tập. Bạn nghĩ xem, lỡ bạn học hành không tốt, sau này nửa đêm cấp cứu cho người, bạn chẩn đoán sai bệnh, đánh mất tính mạng của người, đời đời kiếp kiếp bạn làm sao bồi thường cho họ? Làm sao chuộc được lỗi lầm đó? Đó là một áp lực rất lớn đối những người hành y như chúng ta. Nhìn bề ngoài bộ y phục rất đẹp, rất oai phong, song trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Rất may mắn cho chúng ta là trong quá trình học y, học bệnh lý, học các khoa nội ngoại… có nhiều khoa khác nhau, chúng ta thấy được thực tế chúng sinh phải gánh chịu biết bao đau khổ. Điều này trong tất cả kinh Phật đều có nói đến, có thể nói rất phù hợp với phần “khổ đế” mà Phật thường dạy trong kinh điển.

Nếu bạn nghiên cứu tường tận Phật pháp, sẽ thấy được từ hệ thống thần kinh, tim mạch, huyết quản v.v… Bạn sẽ phát hiện ra tất cả đều không lìa Phật pháp. Điều này, đòi hỏi lúc chúng ta bình thường phải chịu khó đọc sách nghiên cứutư duy sẽ càng thể hội hơn. Chúng ta rất may mắn so với những người khác, có học tổ chức học, sinh lý học. Lúc còn học tổ chức học, kính hiển vi điện tử báo cho chúng ta biết trong màng tế bào có nhiều lỗ nhỏ, thế nhưng về sau lại phát hiện trong những lỗ nhỏ đó lại có màng. Nhân vì trước đó bội số kính hiển quá nhỏ không có khả năng phát hiện ra được các lớp màng trong lỗ nhỏ. Tương tự như vậy, khi chúng ta quán sát một phân tử đường glucô từ tế bào bên ngoài cho đến tế bào bên trong, cũng tương tự như việc chúng ta đi chùa Liên Vân vậy. Trước tiên, chúng ta phải tập trung tại trước cửa trường, sau đó lại phải đón xe tắc xi đến bến xe.

Đến bến xe rồi lại phải điểm danh số người, rồi phải lại đón xe, còn phải leo lên núi rồi xuống núi. Lúc đến chùa rồi phải có thầy tri khách hướng dẫn… Cũng thế, một phân tử đường glucô hay sự vận hành của một tế bào cũng tương tự như vậy. Cho nên, khi chúng ta đọc kinh Hoa Nghiêm, so sánh giữa các môn học lại càng hiểu rõ được: “Trong một hạt bụivô số hạt bụi, trong một hạt bụibất khả tư nghì Phật, trong mỗi một hội chúng Phật ở, ta thấy có vô số Bồ-tát thường hành Bồ-tát đạo”. Mỗi khi đọc đến câu: “Ở mỗi một chỗ bằng đầu sợi lông chuyển đại pháp luân”, cảm thấy rất tuyệt vời. Vào thời đức Phật, không biết Ngài đã dạy cho chúng đệ tử về bạch huyết cầu hay chưa? Mọi người đọc qua một lần rồi tư duy cho thật kỹ. Cách đây hơn 2600 năm mà Phật đã nói rất rõ trong thân thể có rất nhiều vi trùng.

Khi chúng ta học qua bộ môn sinh lý học, ai cũng được biết trong bạch huyết cầu chúng tavô số trùng A Míp. Vậy mà hơn hai nghìn năm trước, đức Phật đã nói ra một cách rõ ràng rồi. Vì thế, lúc học qua những vấn đề đó, tôi suy ngẫm thấy Phật sao mà quá trí tuệ. Đức Phật không cần kính hiển vi hoặc kính hiển vi điện tử, hay một ống nhòm thiên văn nào. Vậy mà, trong kinh Phật đã nói cho chúng ta biết được có thế giới như hình trùng, lại có thế giới như hình xoắn, và ngoài thế giới của chúng ta lại còn có vô lượng vô biên thế giới khác nữa. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, người ta vẫn chưa khám phá ra được những thế giới mà Phật đã từng nói, có hay chăng chỉ là những thế giới tương đối gần với trái đất mà chúng ta đang sống thôi.

Nếu lấy khoa học so sánh với Phật học thì chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được đạo lý tính không, duyên sinhvô ngã trong Phật pháp. Hơn thế nữa, lại có thể giúp cho chúng ta tu tập thành tựu quán thân bất tịnh mà Phật đã từng dạy cho đệ tử của Ngài. Bạn thử nghĩ xem, cứ mỗi lần giải phẫu cho một bệnh nhân nào, tuy mắt, tai, mũi, lưỡi của họ vẫn có đó, nhưng họ không còn thở, tất cả các cơ quan trong cơ thể dường như đều ngừng hoạt động. Bản thân chúng ta có thể nắm tay họ nói chuyện, song họ không có trả lời một câu. Trái lại, chúng ta đem họ ra mổ xẻ, như vậy, thử hỏi lúc đó họ đang nơi đâu? Chúng ta lấy đó phân tích và suy nghĩ thì từ từ sẽ thâm nhập được đạo lý tính không mà trong Bát-nhã Tâm Kinh nói: “Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, đều cũng như vậy”.

Trước đây, đức Phật có nói đến Tịnh sắc căn. Khi chúng ta học môn thần kinh học, thì có học qua “Thống giác” (cảm giác đau), hoặc là sự truyền dẫn cảm giác. Đứng trên gốc độ hóa học, nói một cách rõ ràng hơn, đó chẳng qua là sự truyền dẫn điện thế bên trong những phân tử Kalium và chỉ là hiện tượng truyền dẫn thuộc phạm vi hóa học vật chất mà thôi. Tương tự như thế, hằng ngày phàm phu chúng ta thường chấp chặt vào cảm thọ vui sướngđau khổ của chính mình, để rồi mãi mãi trôi lăn trong vòng sinh tử vô tận. Thật ra, đức Phật đã nói đạo lý y học này rất rõ ràng từ xưa rồi. Chẳng qua ngôn ngữ hiện đại và cách diễn đạt ngày nay với khi xưa có phần khác biệt mà thôi. Khi chúng ta đọc sách, đã đọc qua rồi thì phải biết quán chiếutư duy, áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày; cũng như đến lúc lâm chung, phải quán sát thân thể chúng ta như thế, mà đi cho nhẹ nhàng.

Giống như thầy trưởng khoa nói: “Bắt đầu một ngày sống trong an lạc”. Tôi muốn rằng chúng ta, ai cũng học được như thầy vậy. Cứ mỗi buổi sớm mai, tôi ở tầng dưới nghe tiếng niệm Phật của thầy từ tầng trên vọng xuống rất rõ ràng: “Nam mô A-di-đà Phật”. Sau đó, thầy lại đọc văn tứ hoằng thề nguyện: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Mỗi ngày, tôi đều thực tập như vậy. Đức Phật bỏ ra một vài chi phiếu thì thu vào rất nhiều đầu cơ giá hạ thị trường chứng khoáng lợi nhuận. Cũng như thế, hằng ngày chúng ta đọc kinh điển, không hiểu cũng đọc, tự nhiên lâu ngày sẽ thâm nhập được nghĩa lý.

Cũng như gần đây, tôi mới thể hội được ý nghĩa của chương Đại Thế Chí Phật Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông. Trong kinh có đoạn viết: “Mười hai Như Lai tương tục trong một kiếp, đức Phật sau cùng có danh hiệu là Siêu Nhật Quang, đức Phật này dạy con niệm Phật Tam-muội”. Sau đó, tôi đến bệnh viện mới cảm nhận được. Không những chỉ có mười hai Như Lai trong một kiếp, mà mỗi ngày đều có vô số Như Lai đến gõ cửa khám bệnh, tiếp đó lại dạy tôi đạo lý Tứ Diệu Đế, Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chẳng những như vậy, mà họ còn dạy tôi niệm Phật, thậm chí còn cảnh tỉnh tôi, chỉ cho tôi chỉ có niệm Phật mới tránh được mối họa đọa lạc trong sinh tử luân hồi. Thật vậy, đạo lý này sau những năm tháng hành y tôi mới dần dần hiểu được. Bản thân chúng tôi trước đó đã có học rất nhiều Phật học. Nhưng tóm lại, tôi mới nhận thức được rằng, chỉ có niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật rất đơn giản thôi, thế mà người phạm phải tội ngũ nghĩch, thập ác đều có đủ khả năng vãng sinh. Việc này, chúng ta có làm được hay không? Theo tôi, nhất định không có vấn đề gì.

Từ ngày hành y đến nay, mỗi ngày tôi nhận thấy có nhiều đức Như Lai đến diễn kịch cho tôi thấy và nghe, đồng thời, dạy cho tôi sự khó khăn của việc niệm Phật, tâm tư và nhận thức của tôi mới thật sự bị thay đổi, làm cho tôi không còn dám xem nhẹ việc niệm Phật nữa. Cũng nhờ đó, tôi mới thật sự cảm nhận được tấm lòng Phật, Bồ-tát từ bi biết dường nào.

một lần nọ, tôi khám cho một bệnh nhân bị ung thư tử cung (người này bị ung thư ở giai đoạn hai). Người bị ung thư tử cung giai đoạn hai dùng tia phóng xạ điều trị rất có hiệu quả, cũng như khôngbiến chứng gì. Cho nên, sau khi tôi khám cho cô ta rồi, tôi rất tích cực xắp sếp thời gian để trị liệu cho cô. Điều trị được một thời gian, thì con trai của cô ta bị tai nạn giao thông. Từ đó về sau, cô ta cho tôi hay là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bao nhiêu tiền của tiết kiệm, cô đành phải nhường cho con mình điều trị cho con. Do đó, cô không thể đến bệnh viện để tiếp tục trị liệu được nữa.

Nghe cô nói như thế, tôi mới nghĩ rằng: “Ngày nay, cô ta bỏ qua cơ hội điều trị tốt, đợi đến lúc có tiền rồi mới quay trở lại điều trị, thì lúc đó e rằng bệnh tình trở nên quá nghiêm trọng không còn cứu chữa được nữa”. Cho nên, tôi lập tức trích ra một số tiền. Sau giờ tan ca ngày hôm đó, tôi cùng với một người bạn thân, hai người mới tìm đến thăm cô ta, khuyên cô ta trở lại bệnh viện điều trị. Lúc chúng tôi đến, thì cô ta đang ngồi vắt chân trước cửa nhà. Thoáng thấy tôi, có lẽ có cô ta đã nghĩ rằng: “Chà! Sao lại là bác sĩ, rắc rối rồi! Chắc là có việc gì đây, chiều tối lại đến nhà mình, không biết chuyện gì nữa?”. Cho nên, dù chúng tôi dùng lời khuyên cô ta như thế nào hay chăng nữa, cô ta vẫn một mực từ chối không trở lại điều trị.

Tôi làm sao khuyên được cô ta, làm sao nói cho cô ta hiểu được tính chất nghiêm trọng căn bệnh mà cô ta gánh chịu, để cô ta trở lại bệnh viện tiếp tục điều trị đây. Trong khi đó, bệnh nhân cứ khăng khăng cho mình: “Bệnh của tôi không nặng! Chẳng qua âm đạo của tôi máu chảy ra một ít mà thôi!”. Cô ta cứ bảo thủ hoài như thế. Song, nếu chúng ta là người hành y, ai cũng đều biết rằng bệnh tình của cô ta nếu để về sau này, ắt sẽ trở nên nghiêm trọng, và chắc chắn rằng, cô ta chịu đựng không nổi đau đớn do bệnh tình hành hạ. Nhận thấy tính chất nghiêm trọng đó, nên tôi không quản ngại đường xá xa xôi trở lại nhà cô ta một lần, hai lần, rồi lại đến ba lần khuyên cô ta: “Gia đình chị gặp khó khăn, điều đó không thành vấn đề. Phí tổn trị liệu tôi sẽ giúp đỡ cho chị, chị hãy an tâmtrở lại điều trị”.

Thế mà, dù tôi khuyên như thế nữa, cô ta vẫn không quan tâm đến lời tôi nói, xem như không có việc gì xảy ra vậy. Tôi còn nhớ, người bạn đi cùng với tôi là Giang Tả. Lúc đó, có tỏ ra thái độ tức giận trước hành động thờ ơ của cô ta. Sau đó, tôi trở về nhà, đối trước Phật mà thành tâm sám hối. Tôi còn nhớ lúc đó, trong lòng tôi cảm thấy vô cùng đau đớn. Khi đó, mới cảm nhận được rằng, chắc trước kia tôi cũng vốn là một bệnh nhân bị ung thư tử cung, hoàn toàn giống như cô ta. Nếu dùng nhãn quan trí tuệ của Phật mà quan sát, thì từ vô thủy kiếp tôi cũng vốn là một bệnh nhân bị mắc bệnh nặng. Thế rồi, cũng có người đến giúp đỡ tôi, thậm chí chịu mọi phí tổn cho tôi điều trị nữa. Thế nhưng, tôi từ chối lòng tốt của họ. Trải qua bao kiếp lang thang trôi dạt trong sinh tử luân hồi vô tận, thọ nhận biết bao thống khổ, vay trả rồi trả vay.

Ngày hôm nay, cô ta không thọ nhận lòng tốt của tôi ắt hẳn là việc không lạ gì, vì đó là quy luật của nhân quả. Thế mà, tôi phải trải qua một phen sám hối, tâm tư đau đớn mới thật sự cảm nhận được. Đứng trên phương diện khác mà nói, làm sao bệnh nhân kia có thể tin tưởng tôi cho được. Trong khi tôi không có tu hành, nhìn vẻ bên ngoài cũng không giống người tốt. Vì thế, chị ta nhìn tôi làm sao mà tránh được sự hoài nghi: “Vì sao bác sĩ lại xuất tiền ra để giúp đỡ mình, khuyên mình nên trở lại bệnh viện để điều trị? Xét đến cùng, tại sao bác sĩ lại sớm chiều đến thăm mình? Không biết có ý gì không?”. Chúng ta sống trong thế giới Ta-bà này, thường nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau.

Điều đó đã huân tập thành tập quán, do đó mà chúng ta không đủ niềm tin để tin tưởng vào bất cứ việc tốt gì. Ngay cả việc Phật A-di-đà, vì thương xót chúng ta đắm chìm trong biển khổ sinh tử luân hồi mà Ngài phải trải qua bao nhiêu kiếp gian khổ tu hành để thiết lập nên thế giới Cực Lạc. Để rồi hằng ngày, Ngài phải dõi mắt trông theo và thương nhớ chúng ta, duỗi tay chuẩn bị tiếp dẫn để rước chúng ta về thế giới Tây Phương, mà chúng ta cũng không dám tin tưởng nữa. Một khi chúng ta đã đánh mất đi niềm tin rồi thì khó mà thành tựu được việc tốt gì, ngay cả việc niệm Phật cầu vãng sinh. Thật vậy, cũng trong thời gian đó, tôi mới cảm nhận được sâu sắc lời Phật dạy trong kinh: “Pháp môn Tịnh độpháp môn khó tin” là vậy.

Hầu như trong bệnh viện, mỗi ngày đều có một bệnh nhân đến tâm sự với tôi mỗi sự việc khác nhau. Đồng thời, còn dạy cho tôi nhiều pháp môn khác nhau nữa, hoặc khuyên răn tôi niệm Phật. Tuy họ nói dưới nhiều khía cạnh và nhiều phương pháp khác nhau như thế, nhưng dường như tất cả đều hướng đến một mục đích chính, là họ dạy cho tôi niệm Phật. Cứ mỗi lúc như thế, tôi mới cảm nhận được rằng, nguyên mỗi một chúng sinh đều là những đối tượng trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh. Họ đến dạy cho chúng ta phương pháp làm thế nào trên cầu Phật đạo, và dưới có thể độ tất cả chúng sinh. Vì thế, hằng ngày chúng ta phải cố gắng học theo hạnh của Bồ-tát Quán Thế Âm, biết lắng tai nghe khi người ta nói, biết nhìn sâu mọi sự việc xảy ra trên cuộc đời này.

Có như thế, chúng ta mới có thể hiểu được phần nào nỗi khổ mà người khác đang gánh chịu; có như thế, tấm lòng chúng ta mới rộng mở ôm lấy được niềm đau của người, và rồi mới thương được người đang đau khổ. Bồ-tát Quán Thế Âm, trên tay của Ngài thường cầm nhành dương liễu. Nhành dương liễu là biểu tượng cho tâm hướng thượng, vững chắc, đồng thời cũng có đặc tính nhu nhuyến, mềm mại, hướng xuống. Chúng ta trong quá trình học tập cũng như thế, phải có tâm hướng thượng cầu tiến để vươn lên. Song, cũng phải biết cúi mình xuống, biết khiêm hạ để đón nhận những cái hay, cái tốt của người khác, cho dù người đó còn nhỏ.

Có như vậy, chúng ta mới học được những cái hay của người, trình độ kiến thức cũng như sự hiểu biết của chúng ta mới mở mang được. Cứ mỗi lần ở trong bệnh viện, tôi đều cố gắng lắng nghe những lời của bệnh nhân tâm sự. Thế nhưng, họ không nói gì ngoài những lời oán trời và trách đất. Nói một cách khác, một khi chúng ta đã biết dụng tâm học Phật trong việc hành y rồi, thì những phiền phức tựa hồ sẽ tan biến. Và rồi dần dần, tôi mới thể hội câu nói: “Bình thường trước cửa trăng vẫn vậy, sao có hoa mai lại đổi thay”.

Có một bà lão nọ đã tám mươi tuổi bị ung thư vú. Tuy bà đã được giải phẩu, song điều trị vẫn chưa lành hẳn, thì u bướu lại phát sinh. Lúc bà đến bệnh viện điều trị, tôi chuẩn bị dùng tia phóng xạ để trị liệu cho bà, thì bà lại than: “Cha! ngày nào cũng đến bệnh viện để điều trị thật sao mà phiền phức quá, ngồi hết xe này lại sang xe khác thật là mệt mỏi!”. Chính vì thế mà bà ta không tiếp tục đến bệnh viện để điều trị nữa. Thấm thoát thời gian trôi, một ngày nọ bà trở lại bệnh viện, lúc này tay của bà sưng rất lớn, sưng đến nổi không cử động được nữa. Cứ mỗi khi cử động tay, là bà rên la lên một cách thảm thiết.

Nhìn thấy hoàn cảnh đó, tôi thương vô cùng. Từ khi tay không cử động được thì dưới nách của bà sinh ra rất nhiều dòi. Mỗi khi tôi thay thuốc cho bà, là y tá nói với tôi: “Bách sĩ Quách ơi! Hết biện pháp rồi! Tôi nhất định phải bịt khẩu trang thôi! Không thì chịu đựng không nỗi nữa. Nó hôi thối quá! Thịt ở bên trong đã thối nát hết rồi!”. Đó là một bà lão tám mươi tuổi. Lẽ nào trước kia, bà không có làm một cô dâu hay sao? Chẳng lẽ khi bà còn trẻ, không có diện mạo xinh đẹp sao? Thế mà, chỉ có một ngày trôi qua thôi, thì bất chợt bà nhìn xuống nách mình lại xuất hiện những con dòi, bà ta biết làm sao đây? Nếu là tôi, tôi sẽ làm sao đây?

Lại có một bệnh nhân khác cũng bị ung thư vú. Sau khi đến bệnh viện mổ rồi cũng lại bị tái phát. Ở ngực của bà ta xưng lên hay cục u nhỏ. Bà ta cảm thấy cực nhọc, điều trị lại phiền hà, và cũng từ đó không đến bệnh viện trị liệu nữa. Sau đó, bệnh lại lay lan tạo nên một lỗ ngay trên ngực. Mỗi khi bà thở ra thở vào, nước mủ đều chảy ra thấy rất là rõ. Nhà bà ta ở Viên Lâm, nơi đây có nhiều trạm xá, thế nhưng thuốc men lại không đủ để chữa trị cho bà. Vì thế, mà bà ta mỗi ngày phải đón xe từ Viên Lâm đến bệnh viện, để chúng tôi thay thuốc và rửa vết thương cho bà. Vì hoàn cảnh khó khăn, bà không có đủ tiền để nằm lại bệnh viện điều trị. Chúng tôi thiết nghĩ, lúc đó bà ta không phiền phức cũng không được.

Do muốn giữ gìn vết thương được sạch sẽ, mỗi ngày chúng tôi phải thay băng cho bà ta hai lần. Buổi sáng bà đến bệnh viện, chúng tôi thay băng lần thứ nhất. Sau đó, bà ở lại trong bệnh viện hết đi rồi lại ngồi, hết ngồi rồi lại đi. Có đôi khi bà lại nằm trước cửa để đợi chờ đến trưa thay băng lần thứ hai. Cứ như thế, thời gian trôi qua hơn một năm trường, đôi khi có tiền thì bà ta tìm đến, không có tiền thì lại ở nhà. Mãi cho đến một ngày bệnh tình không còn khả năng điều trị được nữa thì bà ta qua đời. Sau khi bà mất, con gái của bà gọi điện báo cho tôi biết: “Mẹ của con trước khi qua đời muốn nhìn mặt bác sĩ”. Tôi còn nhớ, ngày đó vào buổi chiều mưa rơi tầm tả, ngoài trời không khí lạnh lẽo, tôi đón xe đến Viên Lâm để viếng đám tang của bà, vì bà ta mà niệm Phật.

Nhìn qua song cửa xổ, dưới tiết trời se lạnh mà tôi lại thầm nghĩ: “Đây là một bà lão, bà ta phải chịu biết bao đau đớn và khổ sở do bệnh tình hành hạ”. Mỗi ngày phải đón xe một mình đi đi về về cô đơn lặng lẽ. Một năm hơn bảy trăm lần đi lại, trong thâm tâm bà không phải là không muốn con gái mình đi cùng. Song, nếu con gái bà không đi làm việc kiếm tiền thì bà lấy tiền đâu ra để đi chữa bệnh? Thiết nghĩ, hơn một năm trường, bà chưa bao giờ dám nhìn vết thương của chính mình. Cứ mỗi khi thay băng cho bà, bà chỉ biết nhìn tôi với ánh mắt ngờ vực. Cho nên, trong thâm tâm của tôi, khi ấy sao mà cảm thấy đau đớn và khó xử. Thế nhưng, phải ráng nở nụ cười, hoặc niệm Phật với bà, mong sao bà quên đi đau đớn. Có một ngày nọ, trong khi đang thay băng cho bà, thì bất chợt có một người tiến lại gần, người này do không làm chủ được mình nên la lên một tiếng rất lớn, làm bà khiếp đảm khóc mấy ngày mấy đêm không ngừng.

Lúc tôi đến viếng đám bà, nhìn qua căn phòng một lượt, tôi thấy một cổ quan tài được kê ngay chính giữa nhà, vây quanh là bà con quyến thuộc. Tôi có mang theo một túi sách, kiếm được một chỗ để móc rất là khó. Một vài đứa cháu thì nói chuyện ồn ào. Đó là cuộc đời của một người, cả đời lao nhọc và vất vả cho con gái, vậy mà kết thúc chỉ có vỏn vẹn vậy thôi sao? Trên ngực thủng một lỗ lớn, một cổ quan tài nằm bất động buồn bã thê lương. Đó có phải chăngcuộc đời của một kẻ phàm tục?

Có một thanh niên nọ hai mươi bảy tuổi, là bệnh nhân bị ung thư mũi họng. Vào tháng ba, anh đến bệnh viện tôi khám cho anh ta và phát hiện thấy một cục hạch bạch huyết nhỏ nằm bên dưới tai. Song, chứng bệnh anh ta biểu hiện lại là mủi ra máu, nhức đầu, sờ đến cục hạch là tôi đã biết có chuyện không hay rồi. Lúc đó, tôi không dám nói thẳng bệnh tình của anh cho anh ta biết là: “Anh đã bị bệnh ung thư, anh cần phải điều trị”, mà chỉ dám nói: “Bệnh tình của anh rất là nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị lành, anh phải trở lại bệnh viện gấp để tiếp tục điều trị”. Thế mà, sau khi trở về nhà, anh ta lại nghĩ rằng: “Mình vẫn có thể đi làm được, lại vừa mới lấy vợ, mình cảm thấy rất thoải mái, đôi lúc mũi chảy máu, trong giống như bị cảm vậy thôi”. Anh không nghe lời tôi nói.

Tôi lại phải viết thư cho anh ta, thậm chí còn gọi điện thoại khuyên anh ta sớm trở lại điều trị. Vậy mà anh ta vẫn một mực từ chối, nhất định không trở lại bệnh viện. Về sau, anh mới tâm sự cho tôi biết, lúc đó trong tâm anh cứ nghĩ rằng: “Bác sĩ này chắc là ham tiền lắm, mình đã không đến, vậy mà còn viết thư, lại còn gọi điện thoại cho mình nữa”. Thấm thoát, thời gian trôi qua ba tháng. Vào tháng sáu, anh ta vội vã tìm đến bệnh viện nhờ tôi khám bệnh. Ban đầu nhìn qua, tôi đã biết rằng trong thời gian ba tháng, khối u đã hành hạ anh ta, làm cho anh ta khó thở, cổ họng khó nuốt, anh chịu đựng không nỗi nên mới tìm đến. Vì sao lại chậm trễ quá như thế? Lúc đó, đã quá muộn màng rồi! Mới chỉ có hai mươi bảy tuổi, lại vừa mới cưới vợ. Người vợ mà mẹ của anh vừa mới cưới cho anh đó, đành phải cam chịu hoàn cảnh quả phụ.

Tôi nhìn qua nỗi ưu sầu biểu hiện trên khuôn mặt của cô ta mà trong thâm tâm quá ư đau đớn. Vì sao anh ta không thể đủ niềm tin để tin lời tôi nói? Nhưng thiết nghĩ, tôi không phải là không giống như anh ta? Chúng ta là những người đã trải qua nhiều năm học y, thì đều biết rằng sau ba tháng, sự thay đổi bệnh tình của anh ta sẽ như thế nào. Thế nhưng, đối với anh ta hoàn ngược lại, anh ta không biết một tí gì về bệnh tình của mình cả. Thật sự mà nói, ngày mai sẽ xảy ra việc gì, tất cả chúng ta không ai biết trước được. Mà chúng ta chỉ biết hy vọng mịt mờ trong tương lai mà thôi. Chỉ vì một sự nhận thức sai lầm, về sau tận lực điều trị, bệnh của anh ta có thể cầm chừng, nhưng không thể kéo dài được mạng sống. Vì thời gian chữa trị tốt nhất đã trôi qua, bệnh của anh ta lúc đó đã lây lan sang phổi, mỗi khi anh ta thở rất đau đớn.

Khi đó, tôi dạy anh niệm Phật, anh ta tỏ ra vô cùng hối hận. Lúc tôi nói anh ta không nghe, tôi bảo với anh ta: “Anh không nghe lời tôi đã bị tổn thất một lần rất lớn rồi. Nay tôi dạy anh niệm Phật mà anh tiếp tục không nghe nữa thì anh phải chịu thêm một thiệt thòi lớn hơn nữa”. Anh ta nói anh ta biết rồi, kể từ đó anh luôn đến điều trị. Cho đến lúc bệnh đã trở nên quá nguy kịch, thì anh phải trở về nhà. Trên tay của anh ta luôn luôn cầm một xâu chuỗi niệm Phật. Niệm niệm không dừng, làm cho tôi không sao cầm được nước mắt. Chúng tađạt được trình độ đó hay không? Chúng ta có hay không có sớm thức tỉnh như anh ta?

Lại có một cháu gái chỉ có mười lăm tuổi, cũng bị bệnh ung thư mũi họng. Dưới tai của cháu sưng lên một cục hạch bạch huyết. Hạch càng sưng bao nhiêu thì cháu phải chịu đau đớn bấy nhiêu. Mẹ của cháu tâm sự: “Tôi ở dưới quê, lấy xe đạp chở con đi chữa trị mà không biết nơi đâu có thể trị liệu được, không biết nơi đâu mà lần”. Lúc đưa cháu đến bệnh viện mổ ra xét nghiệm, thì xác định bị ung thư, chúng tôi dùng tia phóng xạ để điều trị cho cháu. Dùng tia phóng xạ điều trị thì không có hiệu nghiệm gì, nhưng điều trị được một lượng thời gian tương đối dài, thì da và nơi được chiếu xạ là niêm mạc bắt đầu phát sinh phản ứng. Đó chỉ là một hiện tượng tạm thời, đại khái một hoặc hai tuần sau thì lành bệnh. Nhưng sự đau đớn mà cháu phải gánh chịu có thể nói thật quá lớn so với độ tuổi của cháu.

Cháu tâm sự với tôi: “Những khi bị bệnh tình hành hạ đau đớn như thế, cháu cảm thấy như bị một con trâu cái đè cháu ra mà cắt cổ họng vậy, mấy ngày mấy đêm cháu không ăn uống được bất kỳ thứ gì”. Do tuổi còn quá nhỏ mà phải chịu một áp lựcsợ hãi quá ư là lớn như vậy. Cho nên, tuy thân thể cháu nằm trên giường bệnh mà mắt cứ mở đau đáu. Từ chỗ hằng ngày tận mắt chứng kiến cảnh đau khổ và nghe bệnh nhân rên la, nhờ vào đó mà tôi thật sự hiểu được cảnh giới khổ đau của địa ngụcngạ quỷ. Nó thật sự không giống như bình thường tôi đã từng nghĩ: “Phật sợ mọi người làm việc xấu nên chẳng qua nói ra những cảnh giới đó để hù dọa người mà thôi”. Cũng chính từ đó, tôi mới thật sự tin sâu lời Phật dạychân thật, không hư dối. Mẹ của cháu bé thấy con đau khổ, chị ta luôn quỳ bên con, thậm chí bảy ngày bảy đêm không rời con nửa bước, nước mắt cứ tuôn đầm đìa.

Khi đó, chúng tôi chỉ biết tự tâm khởi lên câu niệm Phật, cộng thêm tình thương của bà mẹ cháu có giúp cho cháu thoát được đau khổ hay không? Mỗi khi nhìn con rên la đau đớn, là chị ta khóc thảm thiết: “Sao không cho con tôi chết đi. Trời ơi! Sao con tôi lại ra nông nỗi này”. Bản thân chúng tôi, mỗi ngày đi làm đều có đi ngang qua chợ vịt Bắc Bình, là một nơi chuyên bán vịt quay. Nhìn cảnh tượng những con vịt bị treo ngược trên những bếp lửa than, nướng cho đến cháy rán. Khi ấy, tôi nhớ lời những bệnh nhân trong bệnh viện thường rên la thảm thiết: “Bác sĩ Quách ơi! Cổ họng của tôi đau quá, không ăn uống được thứ gì hết!”. Tôi liền cảm nhận được tiếng rên la của bệnh nhân, thật không khác gì tiếng kêu đầy thất vọng của những con vịt quay khi bị cắt tiết vậy. Trong kinh Phật có nói: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.

Chúng ta ngày nay không nằm trong hoàn cảnh những con vịt quay đó. Thế nhưng, trong những kiếp sau, liệu chúng tatrốn thoát được quả báo hay không? Đây là một đứa bé chỉ mới mười lăm tuổi đầu, là độ tuổi sức sống dồi dào. Thế mà, tự nhiên nước da biến sắc. Muốn về nhà cũng không dám về, vì sợ bà con đến thăm thấy được nước da xấu xí của chính mình. Chúng ta ngày nay, ai đủ khả năng để tiên đoán, và biết trước được rằng cháu bé kia đến mười lăm tuổi sẽ phát sinh bệnh trạng như thế hay không? Hiện tại, tuy bệnh cháu đã lành, nhưng cháu đã để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm không bao giờ phai. Chính nhờ vào hoàn cảnh bị bệnh mà cháu đã biết niệm Phật. Hiện tại, cháu và mẹ đã phát tâm quy y Tam Bảogiữ gìn năm giới. Nhớ lại, lúc tôi giảng về giới sát sinh cho mẹ con của họ nghe.

Bà mẹ cứ khóc nức nở mà nói trong nước mắt rằng, trong suốt thời gian nhìn thấy con mình lâm vào hoàn cảnh thập tử nhất sinh, da dẻ cháy xám, khổ đau muôn phần, chị ta mới sực nhớ lại trong quá khứ, mình đã từng bắt gà nhổ lông và cắt cổ. Bây giờ, mỗi khi nhớ lại cảnh tượng đó, là chị cảm thấy rùng mình sợ hãi. Phật, Bồ-tát dùng rất nhiều phương pháp dạy cho người niệm Phật. Một đứa bé tuổi mới chỉ mười lăm tuổi, chúng ta nên dạy nó niệm Phật lúc nào đây? Có phải chăng đợi đến lúc nó không ăn không uống được thứ gì, không chịu đựng được sự hành hạ khổ đau của bệnh hoạn thì mới dạy cho nó niệm Phật? Tại sao chúng ta lại phải đợi đến lúc thọ khổ mới chịu niệm Phật?

Có một bệnh nhân khác cũng bị ung thư mũi họng. Đây là một bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt nhất. Bướu xưng rất lớn, lây lan đến da thịt, các động mạch ở cổ có thể nhìn thấy được. Một mắt lớn, mắt còn lại thì nhỏ, và mắt anh ta bị lệch về một bên. Song, hiếm có một bệnh nhân nào trong lúc bệnh hoạn lại có khả năng thông hiểu như anh ta. Có khả năng niệm Phật, dựa vào tượng và chuỗi để niệm. Ban đầu, đến điều trị khoảng chừng đâu được một thời gian, thì mẹ vợ anh ta qua đời. Sau đó, tiếp tục con anh ta lại bị tai nạn giao thông mà chết. Từ đó, tài sản tán tận, anh không đủ khả năng để tiếp tục điều trị. Mãi cho đến ngày bướu phát triển và lan dần, lúc đó, chúng tôi cho rằng hầu như anh ta không thể sống qua được mười ngày nữa. Vì lúc đó, cổ động mạch bị rạn nứt, máu chảy ra từ từ.

Khi ấy, chúng tôi dạy cho anh ta niệm Phật. Thật không ngờ, anh ta lại tha thiết thọ trì danh hiệu Phật, niệm niệm tiếp nối không ngừng. Thanh đới của anh bị xưng lớn, vì thế mà anh không tài nào niệm ra tiếng. Anh ta thì thào tâm sự: “Tôi đang tu thân dưỡng tánh, và đang phản tỉnh lại chính mình, xem cả đời đã làm việc gì sai lầm hay không? Tôi rất muốn đi làm việc thiện. Lúc mà tôi muốn đi, xin bác sĩ hãy làm ơn đưa tôi đến các tự viện cho”. Nghe anh ta nói, mà trong thâm tâm tôi đau xót không cùng. Vì sao phải đợi chờ đến một ngày như thế này, mới nghĩ: “Tôi phải đi làm việc thiện, tôi phải đi chùa?”. Vào một buổi sáng, huyết áp của anh ta hạ xuống rất thấp làm cho anh ta bị ngất đi. Tôi đến bên anh thành tâm niệm Phật, và trợ niệm cho anh với tâm nguyện cầu cho anh ta được vãng sinh. Tôi không nghĩ rằng anh lại thành tâm đến nỗi trong lúc bị ngất đi như thế, mà tay vẫn còn lần chuỗi để niệm Phật, niệm niệm không ngừng.

Tôi nói với anh ta: “Anh ngày nay muốn đi làm thiện, tôi xin chỉ cho anh một phương pháp tốt nhất mà anh có thể làm được ngay lúc nguy nan này, đó là không có gì quý hơn anh hãy thành tâm mà niệm A-di-đà Phật. Chỉ cần một mình anh thành tựu việc tịnh hóa thân tâm, hoàn thành việc tự giác cho sinh mạng của chính anh, lại còn để làm tấm gương cho đời, khuyên người trong cảnh khổ biết giác ngộ mà hồi đầu niệm Phật. Như thế, anh đã làm được một việc thiện rất lớn lao rồi”. Nghe tôi nói như thế, anh ta càng thêm tinh tấn niệm Phật, niệm niệm tương tục. Lúc ấy, tôi không đành lòng ở lại bên anh, mà đi lấy máy chụp hình để chụp cho anh một tấm hình. Thật không ngờ, anh ta càng niệm Phật nhiều bao nhiêu thì huyết áp của anh lại càng tăng lên bấy nhiêu, chẳng bao lâu anh ta nói với tôi, cho anh ta đứng dậy.

Lúc bệnh chưa trầm trọng, anh cho tôi biết mỗi ngày anh niệm Phật được ba nghìn câu. Tôi mới nói: “Bệnh tình của anh đang trong thời kỳ nghiêm trọng, niệm ba nghìn câu liệu có đủ hay không? Tối thiểu mỗi ngày anh phải niệm được một vạn câu. Vì sao? Vì bình thường tâm của anh không niệm Phật thì cũng nghĩ bậy nghĩ bạ mà thôi!”. Anh ta liền nói: “Niệm như thế có nhiều quá hay không?”. Anh ta biết rất là khó, vì đôi lúc anh bị hôn mê, mà một khi hôn mê là không còn được tỉnh táo nữa. Với tâm thành khẩn tha thiết cứ mỗi khi bất tỉnh, mà tỉnh lại được là anh ta niệm Phật liền. Cứ như thế trải qua mấy ngày, tôi lại đến thăm anh ta, anh ta nói: “Bây giờ, mỗi ngày tôi đã niệm Phật được một vạn câu rồi!”.

Xin hỏi mọi người, chúng ta bình thường thân thể tráng kiện, tinh thần sung mãn, mỗi ngày có dụng công niệm Phật hay không? Lỡ một ngày nào đó, chúng ta lâm vào hoàn cảnh như bệnh nhân này, liệu chúng có đủ sức lực nhẫn nại để dụng công niệm Phật hay không? Tôi còn nhớ trong một bài thuyết pháp của thầy Ngô Thông Long, thấy có nói: “Nếu lúc tĩnh tọa niệm Phật được mười phần công phu, nghĩa là niệm được một trăm câu mà không có một câu bị tán loạn, niệm được một vạn câu mà không có một câu bị tán loạn thì mới được gọi là trọn mười phần công phu. Lúc tĩnh tọa mà được trọn mười phần công phu, thì trong cảnh động chỉ còn lại được một phần. Trong lúc động có được mười phần công phu thì trong khi nằm mộng chỉ còn lại được một phần. Trong lúc nằm mộng mà có được mười phần thì đến khi bệnh hoạn chỉ còn lại một phần.

Trong khi bị bệnh có được mười phần, thì đến lúc lâm chung chỉ còn lại được một phần mà thôi”. Chúng ta có được bao nhiêu phần lực công phu để có thể trải qua sự khảo nghiệm của sinh tử? Lúc khám bệnh và niệm Phật cho anh mà tôi không sao cầm được nước mắt. Vì hoàn cảnh của anh làm cho tôi bất chợt nhớ đến lời Phật phó chúc cho Bồ-tát Địa Tạng trong kinh Địa Tạng: “Đừng để cho chúng sinh nào đọa vào đường ác, dù chỉ là trong một ngày một đêm”. Nhìn người ta mà cũng như phản tỉnh lại chính mình. Chúng ta đã bao kiếp lang thang trong sinh tử, và luân hồi trong sáu nẻo rồi? Vậy mà Phật, Bồ-tát vẫn từ bi không cùng tận, thậm chí không muốn cho chúng ta đọa vào bất kỳ một đường ác nào, dù thời gian dài chỉ có một ngày một đêm. Chư Phật, Bồ-tát tình thương bao la không bờ bến.

Các Ngài đã xả thân hết kiếp này sang kiếp khác, chịu biết bao đau khổ, chỉ vì một mục đích là khuyên chúng sinh thấy được cảnh khổ của kiếp luân hồi mà sớm giác ngộ hồi đầu tu tập. Thật quả đúng như hai câu đối mà tôi đã từng đọc được ở Phật đường chùa Linh Sơn: “Hệ ngô hóa thân bát vạn thứ, vị nhữ thuyết pháp tứ cửu niên” (Ta đây hóa thân tám vạn lần, vì người thuyết pháp bốn chín năm). Nếu không sớm giác ngộniệm Phật, thì chúng ta khó mà có đầy đủ năng lực tự tại như anh ta được. Tôi có cảm giác như mình dạy cho anh ta bốn chữ A-di-đà Phật. Ngược lại, anh ta lấy cảnh máu huyết đầm đìa, vật lộn với sinh tử để mà dạy cho tôi cái khổ của kiếp người.

Lại có thêm một bệnh nhân nữ khác cũng bị ung thư mũi họng. Cô ta chỉ có hai mươi, hoặc ba mươi tuổi gì đó mà thôi. Lúc cô ta đến bệnh viện thì u bướu đã sưng rất to, nó đè lên hai bên cổ làm cho cô ta thở rất khó khăn. Bệnh nhân này trước đã có một thời gian phát tâm ăn chayniệm Phật cầu sinh Tây Phương rồi! Cứ mỗi khi bị bệnh hành hạ đau đớn, là cô ta cứ cầm tay tôi mà nói: “Bách sĩ Quách ơi! Nếu không còn hy vọng nữa, tôi chỉ cầu mong sao đức Phật A-di-đà sớm đến tiếp dẫn tôi đi cho rồi!”. Cô ta ở lại ngoài bệnh viện để dùng tia phóng xạ điều trị. Có một buổi sáng nọ, lúc tôi đến biện viện, trong khi đang khám cho một bệnh nhân khác thì đài phát thanh cho gọi tôi. Tôi mới hay vào nửa đêm hôm qua, cô ta thở rất khó khăn (vì u bướu phát triển đã đè lên đường hô hấp).

Sau đó, cô ta được đưa vào bệnh viện cấp cứu, cho thở bằng ô xy thông qua khí quản mà vẫn vô hiệu không cứu chữa kịp. Vào buổi sáng thì cô ta tắt thở, và người thân đang làm thủ tục đưa xác cô ta về nhà. Nhớ lại, khi tôi bước vào phòng, thấy cô ta nằm bất động, mà trong tâm tôi buồn rười rượi. Tôi đến bên cạnh ghé vào tai của cô ta mà nói: “Mạng sống của chị đã kết thúc rồi, những đau đớn mà chị phải chịu do bệnh hoạn lúc này không còn nữa. Xin chị hãy phát khởi chánh niệm mà cùng tôi niệm Phật. Xưa kia, Phật có phát nguyện rằng: “Nếu có chúng sinh nào muốn sinh về cõi nước tôi, mà chí tâm tín mến, niệm từ một niệm cho đến mười niệm, nếu không được sinh thì tôi thề không thành Chánh Giác”. Lúc này, chỉ có duy nhất nguyện lực từ bi của Phật nhiếp thọ cho chị. Vì thế, chị hãy thành tâm mà niệm Phật!”. Sau đó, tôi một mình đứng một bên mà thành tâm niệm Phật, niệm niệm tiếp nối nhau.

Và rồi thật bất ngờ, cô ta chợt chảy nước mắt. Lúc đó, tôi mời các y tá đến xem và đã giải thích cho họ nghe: “Trong Phật pháp có nói, một người sau khi tắt thở thì thức thứ tám (là thức A-lại-da) vẫn chưa rời thân xác. Do thức thứ tám còn, nên cô ta sau khi nghe lời tôi nói, cô ta đã niệm Phậtxúc động đến cả rơi nước mắt”. Như vậy, chúng ta có nên đợi chờ đến lúc lâm chung như cô ta mới niệm Phật hay không? Ai ai trong chúng ta cũng đã từng đi bệnh viện, có cơ hội tiếp xúc với bệnh nhân, thậm chí, mỗi ngày đưa tiễn mấy người. Xin mọi người cứ nhớ lại đi, có được bao nhiêu người trong khi bệnh hoạn mà có khả năng giữ được tâm chánh niệm để niệm Phật đâu? Có được bao nhiêu người ra đi trong thanh thản?

Có một bệnh nhân bị ung thư miệng, rồi bệnh phát sinh lây lan rộng đến môi. Trải qua một thời gian trị liệu thì bướu đã tan biến. Thế nhưng, sau khi bệnh lành, thì giữa môi và gò má bị thủng vào một lỗ thủng, do u bướu tan. Cho nên, bắt buộc chúng tôi phải cắt thịt ở vai của anh ta để đắp vào lỗ hỏng đó. Chúng ta là người hành y lâu năm, cũng như đã từng học qua khoa chỉnh hình, chắc chắn đã từng đọc qua loại FLAP. Anh ta vẫn còn rất trẻ, lòng ngực vạm vỡ có thể trên đời này không ai sánh bằng. Thế mà, trong quá trình đấu tranh với sự hành hạ của bệnh hoạn, anh ta đã nói: “Một khi môi đã không còn cảm nhận được mùi vị gì, mà bác sĩ bảo tôi ăn thì làm sao tôi có hứng thú để ăn uống bất kỳ thức ăn gì được?”. Bản thân anh ta là một tay giang hồ ăn chơi trác táng, là một người con hư hỏng, cho nên gia đình anh ta không cần anh ta nữa.

Thế mà, kể từ ngày lâm bệnh, anh ta rất ăn năn hối cải và muốn trở thành một con người lương thiện. Anh ta tâm sự với tôi: “Đây là quả báo mà tôi phải gánh chịu vì những hành động sai trái của chính mình, tôi thật là đáng đời!”. Cho nên, trong quá trình điều trị, anh rất nhiệt tâm giúp đỡ những bệnh nhân khác. Có những bệnh nhân tuổi già sức yếu, đi phải chống gậy rất khó khăn. Thế là ngày ngày anh ta phát tâm dìu họ lên xuống các dãy lầu. Với tâm biết hổ thẹn ăn nănsám hối, cộng thêm vào đó sự nhiệt tâm điều trị, nên chẳng bao lâu thì bệnh ung thư của anh ta, sau thời gian điều trị bằng phóng xạ và phẩu thuật, có thể nói cũng trở nên khả quan hơn. Chúng tôi rất mừng cho anh ta. Chính nhờ vào khi lâm bệnh và bị bệnh tình hành hạ khổ đau như thế, mà đã dạy cho anh ta biết sám hốisửa đổi những lỗi lầm của anh ta đã gây tạo.

Còn đối với chúng ta thì sao? Một khi phạm phải sai lầm rồi, có hay không có dũng khí nhận lấy tội lỗi của chính mình như anh ta? Sau khi được phẩu thuật lần thứ nhất, trước khi chuẩn bị phẩu thuật lần thứ hai do mặt anh chỗ được chỉnh hình chưa lành hẳn. Có một ngày nọ, lúc anh ta đang ngồi chờ ngoài phòng khám, thì có một đứa bé bất chợt trông thấy gương mặt xấu xí của anh ta, nó liền co dò bỏ chạy. Vậy mà anh ta không buồn, hơn thế nữa, lại dũng cảm thừa nhận rằng đây là quả báo của anh đã gây tạo. Đây quả thật là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Có lẽ đối với chúng ta, một khi lâm bệnh rồi, thậm chí phải phẩu thuật, chúng ta có hay không có can đảm để thừa nhận quả báo mà mình gây tạo cho người khác? Mà mình ngày hôm nay phải chiêu cảm?

Một khi thẩm thấu nỗi khổ của chúng sinh rồi, cũng như sớm chiều ở trong bệnh viện lắng nghe tiếng rên la của họ, tôi mới thật sự nhận thức được sâu sắc nguyên nhân tại sao trong kinh điển Phật thường nói đi nói lại, cuộc đời này vốn đầy đau khổ. Từ đó, tôi mới cảm nhận được những lời Phật dạy chẳng có bi quan như người đời thầm nghĩ chút nào. Phật đã dùng con mắt đại trí tuệ, đã thấy được biết bao nỗi thống khổ của chúng sinh. Vì thế mà Phật đã không sợ chúng sinh chê cười Ngài, cho rằng Ngài chỉ biết nói những lời bi quan để hù dọa người mà thôi. Vì lòng từ bi thương xót tất cả chúng sinh đang đắm chìm trong luân hồi sinh tử, nên Phật đã không ngại những lời chê cười của chúng sinh, mà chỉ khuyên chúng sinh mau mau quay đầu giác ngộ tu hành, để được an vui và giải thoát. Nhưng chúng ta hãy suy tư xem, có được bao nhiêu người sớm giác ngộ mà tu hành?

Cạnh phòng làm việc của tôi có một bệnh nhân, nhìn dáng vẻ bên ngoài của ông trông giống như người có kiến thức học vấn. Người ta cho biết rằng, trước kia ông là giáo sư của trường đại học Bắc Bình. Tuổi của ông có người nói là 92, có người khác lại cho là 88. Đến độ tuổi này lại lâm bệnh nằm viện. Ông là bệnh nhân nằm cạnh phòng tôi làm việc, nên mỗi ngày tôi đều vào thăm ông ta. Vì mắt ông chứa đầy gèn nên mỗi khi muốn mở mắt ra để nhìn ai thật là khó vô cùng. Quá khứ từng là một người có học vấn, có địa vị là giáo sư, thế mà ngày nay lại nằm trên giường bệnh bất tỉnh nhân sự, cũng không có một người thân chăm sóc. Mỗi ngày đến thăm ông, tôi đều ghé miệng bên tai ông mà thầm niệm: “A-di-đà Phật, A-di-đà Phật”. Tôi niệm thì cứ niệm, ông ta vẫn nằm im đó bất động.

Một ngày nọ, thật ngoài sự tưởng tượng của tôi, ông ta bất chợt niệm lên hai câu: “A-di-đà Phật, A-di-đà Phật!”. Sau đó, ông còn cố gắng chắp tay niệm tiếp. Thế nhưng, sau hai câu niệm Phật đó của ông ta, tôi không còn được nghe ông niệm được câu thứ ba nữa. Mọi người thử nghĩ coi, đó là một ông lão, muốn chắp tay niệm một câu danh hiệu Phật, vậy mà rất khó. Nhìn qua ánh mắt và ý nguyện của ông lão, muốn niệm một câu A-di-đà Phật mà tôi thấy thương vô cùng. Giả như chúng ta một ngày nào đó cũng làm giáo thọ sư, rồi cũng như ông lão lâm bệnh nằm viện, chúng ta còn ý chí phấn đấu niệm Phật được như ông lão hay không? Nhưng đến khi đó, muốn niệm một câu A-di-đà Phật thật không dễ dàng chút nào! Cho nên, chúng ta muốn đến lúc đó mà có thể niệm Phật được, thì hằng ngày phải cố dụng công niệm Phật.

Có một bệnh nhân bị ung thư phổi. Vừa lên năm cha mất, lúc tám tuổi thì mẹ qua đời, một mình sống bơ vơ đói lạnh. Năm tám mươi tuổi thì lâm bệnh nằm liệt giường. Mỗi khi muốn cho ông ăn uống được thứ gì thì thật là việc đại khó. Tưởng chừng như phải dùng sức mạnh của chín con trâu và hai con hổ mới giúp đánh răng cho ông được. Ông nằm trên giường bệnh mà thân bất động. Với quyết tâm chờ chết, nên ông không muốn đi tiểu tiện cũng như đại tiện. Mỗi khi giúp ông đánh răng, ông nói: “Để cho tôi chết, cần gì phải đánh răng!”. Có đôi lúc, chúng tôi không biết phải dùng phương pháp gì? Thật là một vấn đề nan giải. Khảo nghiệm, chúng ta làm sao để dưới độ được chúng sinh? Làm sao trên cầu Phật đạo khi chính chúng ta không hóa độ được chính mình? Những lúc đối duyên xúc cảnh mà gặp phải những khó khăn thử thách, thì khó tránh được phiền não. Và rồi, chúng ta không biết phải dùng cách gì để giúp đỡ cho tha nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta và bệnh nhân đều là một. Tất cả đều ham sốngsợ chết như nhau.

Lại có một ông lão, trán bị ung thư lây lan đến mắt không thấy được gì. Chúng ta hiện tại đang làm việc trong khoa ung thư, không cần phải bàn luận thêm gì đến bệnh tình của ông nữa. Điều đáng nói ở đây, là nếu đặt bạn và tôi vào vị trí của ông ta, liệu chúng ta có đầy đủ nội lực để tiếp tục mạng sống hay không?

Có một cô gái nọ bị ung thư lưỡi. Sau đó, bệnh lại lây lan đến cằm, sưng lên rất là lớn. Mỗi khi máu ra nhiều thì phải đưa đến phòng cấp cứu. Trị liệu được một thời gian, thì u bướu tự nhiên tan biến đi. Nhưng giữa miệng và hàm dưới bị thủng vào một lỗ. Mỗi khi ăn bất kỳ thứ gì đều bị chảy ra ngoài. Cho nên, mỗi lần ăn là thức ăn đều sót lại chất bẩn trong đó, tích góp dần dần thì tự nhiên mủ sinh ra. Tôi nhớ mỗi lần thay thuốc cho cô ta, trên chân cô bị muỗi đốt tạo nên nhiều mụn nhọt đỏ. Vì cô ở trong phòng, bản thân không thể tắm rửa được nên sinh ra nhiều mụn nhọt. Máu thì không ngừng chảy ra, tay thì lại duỗi thẳng, còn miệng thì lại nói lẩm bẩm. Tóm lại, nhìn qua cô ta, trông không giống bất kỳ một cái gì. Mỗi khi cô ta đứng dậy là liền nghiêng ngả, vả lại, luôn có ý leo ra ngoài để tự sát. Là người con gái còn quá trẻ, mới chỉ có hai mươi tuổi, vậy mà luôn đòi tự tử. Còn mẹ của cô ta thì luôn ở bên cạnh con để niệm Phật, niệm niệm không ngừng với âm thanh đầy run rẩy.

Có một bệnh nhân ung thư miệng, u bướu sưng rất lớn. Vì sao để miệng sưng rất lớn rồi mới đi khám? Một người đứng cách anh ta chỉ có mười mấy bước thôi, là có thể nghe mùi hôi thối phát ra. Lúc anh ta nằm viện, có thể nói, mỗi lần bước vào phòng anh ta, bất kỳ một ai cũng phải khạc nhổ nước miếng. Do đó, anh ta bị tổn thương tâm lý, anh nhất định đòi về nhà, đồng thời lại còn cự tuyệt không tiếp tục ở lại bệnh viện để trị liệu nữa. Cứ mỗi lần nhìn thấy anh ta, là tôi liền nhớ đến những lời Phật thường dạy trong kinh điển. Mỗi khi nói năng bất kỳ sự việc gì, phải hết sức thận trọngcân nhắc cho kỹ.

Chúng ta không nên thích gì nói cái gì thì nói cái đó, nói một cách tùy tiện mà không làm chủ được lời nói của chính mình. Đó là việc mà mọi người chúng ta phải nên chú ý. Vì lời nói vốn: “Nhân tạo tác thì nhỏ, nhưng quả lãnh thọ lại lớn”. Và cũng do đó mà tôi hoàn toàn tin tưởng những lời Phật đã dạy. Trong các loại địa ngục, có loại địa ngục tội nhân bị banh lưỡi ra để cho trâu cày. Đây là một sự hành hạ khổ đau có thật, nhân quả không thể nghĩ bàn. Vì thế, mọi người chúng ta phải hết sức chú ý kiểm điểm ba nghiệp: thân, khẩu và ý của chính mình. Không nên đợi chờ đến một ngày nào đó bị nghiệp báo khổ đau, lúc đó mới hồi tâm sửa đổi thì e rằng đã quá muộn.

Phần lớn, bệnh nhân thường mắc bệnh ung thư miệng, là thường bắt đầu từ lưỡi rồi lây lan đến môi và cằm. Sau cùng là lây rộng cả mặt, làm cho cả khuôn mặt của người bệnh trở nên dị dạng và sưng rất to. Loài ngạ quỷ theo như trong kinh diễn tả thì bụng to như cái trống, cổ nhỏ như cây kim, ăn uống rất khó. Chúng ta không cần phải đến thế giới của ngạ quỷ để xem, cũng như không nên cho rằng mình chưa bao giờ thấy cảnh giới của ngạ quỷ. Tôi mỗi ngày ở trong bệnh viện, mắt có thể thấy và nghe được tiếng rên la: “Tôi không nuốt được, cổ họng tôi nhỏ như cây kim vậy”. Đó là những âm thanh rên rỉ thảm thiết từ các bệnh nhân vang vọng lên. Thậm chí, đôi khi họ còn nói: “Bác sĩ Quách ơi! Mỗi khi tôi uống nước vào, là cảm thấy mình như đang nuốt lửa nóng vậy!”. Điều đó, làm cho tôi nhớ đến lời Phật dạy trong kinh, ngạ quỷ do túc nghiệp bỏn sẻn, keo kiệt nên khi ăn uống bất cứ thứ gì, chưa đưa đến miệng đều biến thành than lửa. Từ đó, làm cho tôi càng tin sâu luật nhân quả.

Có một bệnh nhân bị ung thư mũi họng. Bệnh mỗi ngày mỗi nặng. Trước đó thì bệnh rất nhẹ, phải quan sát thật kỹ mới thấy được u bướu. Khuyên ta anh ta điều trị thì anh không chịu, đợi cho đến khi khối u phát triển đến nổi nứt miệng ra, lúc đó mới đến bệnh viện điều trị thì quá ư nan giải. Tôi nghĩ là một người học y, trong sách giáo khoa chúng ta có thể thấy được những hình ảnh thảm thương của những bệnh nhân mắc đủ thứ bệnh. Có những bệnh trạng như thế nào? Tên gọi là gì? Cách chữa trị ra sao? Vậy mà nhiều lúc có người lại hỏi tôi: “Vì sao u bướu mỗi ngày mỗi lớn? Vì sao càng ngày càng trở nên trầm trọng như vậy?”.

Có một bệnh nhân bị ung thư da. Thật ra, bệnh nhân này có thể sống sót được một thời gian rất dài. Sau khi bệnh tình tái phát, anh ta được điều trị bằng mọi cách, thế nhưng bệnh không lành mà ngày càng trở nên trầm trọng. Trước đó, bác sĩ đã cho anh ta biết: “Bệnh anh không thể điều trị được, anh hãy trở về nhà đợi chờ thời gian tốt thôi”. Có những khi vết thương bị lỡ lói, chúng tôi muốn giúp anh ta rửa ráy cho sạch, thế mà anh vẫn cố chấp làm cho chúng tôi rất khó xử. Anh ta nói rằng: “Thôi! Tôi chỉ có chờ đợi thời gian thôi!”. Thử hỏi, anh ta cứ chấp trước như vậy thì làm sao tôi có thể đem một câu niệm Phật mà dạy anh ta được? Chúng ta làm sao để cùng anh ta vượt qua được thời gian đau khổ? Giả như chúng ta không vượt qua được khổ đau của chính mình thì làm sao có thể giúp đỡ tha nhân đây?

Có một bệnh nhân bị ung thư miệng. Tôi hy vọng mọi người hãy xem anh ta như một vị Bồ-tát thị hiện. Trong tâm lúc nào cũng niệm Phật hồi hướng cho anh ta, cũng xin cảm ơn Phật, Bồ-tát đã không ngại khổ nhọc dạy đạo cho chúng ta. Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, điều giác ngộ thứ nhất đã nói quá rõ ràng. Mỗi khi xem kinh mà nước mắt tuôn trào kinh sợ. Ung thư miệng, thật ra người mắc bệnh này rất nhiều. Giai đoạn cuối của bệnh này là má của người bệnh sẽ thủng, nên khi ăn uống bất cứ thứ gì đều theo lỗ thủng mà chảy ra ngoài. Chúng ta mỗi ngày đều tắm rửa, thay vết thương, khử trùng, súc miệng. Nói tóm lại, mỗi ngày cứ lập đi lập lại như vậy. Bạn biết rằng, mỗi lần làm như vậy thì thân thể anh ta sẽ bị suy nhược và rất đau đớn. Song, cứ sống như vậy ngày này qua ngày khác. Bệnh ung thư miệng tuy không làm cho bệnh nhân chết tức thì, nhưng phải chịu sự hành hạ đau đớn ngày này qua ngày khác, khiến cho người ta phải liên tưởng đến cảnh tượng hành hạ khổ sở trong địa ngục “nghìn vạn ức kiếp không ra khỏi”. Thật không biết phải nói ra sao!

Những lúc thay băng vết thương cho bệnh nhân, bất chợt tôi thấy vết thương khoét vào một lỗ như mắt cá. Có những người lúc ăn cá, lấy đũa gắp mắt cá mà ăn. Xin bạn phản tỉnh lại một lần, lỡ một ngày nào đó, bạn bị tai nạn gì mà đến nổi khoét cả hai mắt bị mù lòa, thì bạn chỉ cần quay lại nhìn thân thể mình thôi là có thể thấy được nhân mình đã tạo rồi.

Từ khoa mũi, khoa dạ dày cho đến khoa phế quản, có một đặc điểm chung là hầu như bệnh nhân bị ung thư không ăn uống được bất cứ thứ gì. Mà phần nhiều, bệnh nhân duy trì mạng sống là nhờ thức ăn được đưa vào thông qua một ống dẫn xuống phế quản. Xin hỏi bạn, một người sống nhờ vào ống dẫn như vậy họ có thể niệm Phật được bao nhiêu? Tính trung bình trong khoa ung bướu, khi bốn người mắc bệnh thì đã có một người lâm vào trường hợp như vậy. Bình thường, tất cả chúng ta da dẻ trơn tru phẳng lì, có biết được khi nào chúng ta sẽ lâm vào trường hợp như trên hay không? Ai có thể làm chủ được thân thể này? Vì thế, trong kinh Bát Đại Nhân Giác, điều giác ngộ đầu tiên mà chúng ta cần phải biết, đó là: “Thế gian vô thường, cõi đời nguy biến, tứ đại khổ không, năm ấm vô ngã, sinh diệt đổi dời, giả không chủ tể”.

Và rồi mỗi lúc đọc điều giác ngộ thứ tám: “Tử sinh liên tục, khổ đau vô cùng, phát tâm đại hùng, rộng độ chúng sinh, nguyện thay chúng sinh, chịu muôn vàn khổ, khiến cho chúng sinh, thanh nhàn an lạc”. Mỗi khi đọc đến đó mà trong lòng cảm thấy nghẹn ngào. Nhớ đến hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát không từ gian lao khó nhọc, dạy cho chúng tôi thấy được cảnh máu huyết đầm đìa. Hết màn khổ đau này lại tiếp diễn màn khổ đau khác trên sân khấu thực tại của đời sống. Chúng ta có còn đủ thời gian để buông lung rong chơi theo trần cảnh, để rồi đánh mất đi ý nghĩa của cuộc sống, và để cho tháng ngày trôi qua trong quên lãng hay không?

Trên đây, chúng ta đã xem qua những cảnh khổ đau. Tiếp theo, chúng ta thử chiêm nghiệm qua pháp hỷ của người biết tu theo Phật pháp. Sư phụ Sám Công ngồi trên đài sen nói: “Ồ! Ở trên núi, mỗi ngày lạy Phật là trong tâm an lạc làm sao! Đúng là pháp hỷ!”. Chính tấm hình của Ngài đã nói lên những lời đó. Mỗi khi xem qua, chúng ta có thể cảm nhận được thiền duyệt là một nguồn năng lượng mà người biết tu học Phật phápthể đạt được. Ngài không cần diễn đạt sự thảnh thơi, an lạc đó qua bút vở. Cũng không cần phải chuyển tải điều đó qua đàn Piono hoặc đàn Viôlông, mà bản thân Ngài chỉ ngồi đó thì đã có ý vị rồi, là một nghệ thuật sống vĩ đại rồi. Mỗi khi nhìn thấy Ngài, là bao nhiêu phiền muộn khổ đau không còn đọng lại nữa.

Nhớ lại, một lần chúng ta đi dự Phật thất, mọi người ngồi xếp bằng, tịnh tọa được hai tiếng thì chân nhức nhói. Lúc đó, đau đớn không thể nhẫn chịu được. Thầy đứng trước mặt mà bảo: “Các con đến đây học Phật, lạy Phật thì phải học theo gương mặt của Phật. Nên ung dung mỉm cười, sao mặt mày lại nhăn nhó khổ sở, nghiến răng mím môi vậy?”. Chính những khi tịnh tọa đau đớn như vậy, chúng ta mới có được nội lực chịu đựng, cảnh giác. Lỡ một ngày nào đó, chúng ta lâm bệnh như những người đã kể ở trên, thì chúng ta mới có thể có đủ năng lực kham nhẫn chịu đựng đau đớn. Lúc đó, không có cảnh mặt mày nhăn nhó, nghiến răng mím môi, mà ngược lại, chúng ta hoàn toàn có đủ năng lực để mỉm cười, ung dung, tự tại niệm Phật.

Mọi người hãy nhớ đến hình ảnh lão sư Vân Công. Trước mấy ngày Ngài vãng sinh, khi đi phóng sinh, Ngài tự tại biết dường nào. Mọi người xem qua vẻ mặt của Ngài, là một người tuổi cao gần như lẩm cẩm, ít ai có thể sống đến độ tuổi 97. Thế mà Ngài vẫn còn đầy đủ năng lực thăng tòa thuyết pháp cho mọi người nghe, thậm chí đến giây phút lâm chung mà vẫn còn dạy cho chúng ta niệm Phật như thế nào để được “tịnh niệm tương tục”. Gỗ mục và gỗ chắc là khác nhau ở điểm đó. Người phàm phu không biết tu hành thì khổ khổ não não, người biết tu hành thì có nội lực tự tại biết bao!

Lại nữa, nhớ lại thần thái của lão Hòa thượng Quảng Khâm trước hai ngày Ngài viên tịch, lúc dạy chúng đệ tử niệm Phật, ánh mắt Ngài sáng long lanh, thong thả tự tại. Ngược lại, chúng ta ngày qua ngày chỉ biết sống trong điên đảo mê lầm. Sự khác biệt đó chẳng khác nào như một trời một vực vậy. Không gieo hạt, không cày bừa thì làm sao mà có kết quả được! Mọi người hãy nhìn kỹ lại đôi mắt Hòa thượng: “Không đến không đi, không việc gì”. Chúng ta thử so sánh, quán xét xem mình có điểm nào bằng Ngài hay không? Đồng là con người như nhau, tại sao người ta lại có đầy đủ tự tại trang nghiêm, thanh tịnh, lúc ra đi biết trước ngày giờ, tâm không điên đảo? Ngược lại, chúng ta thì phải đấu tranh với khổ đau, đầy hoang mang và lo sợ trước khi chết.

Lúc ở trong Phật đường tụng kinh, lạy Phật, niệm Phật so với lúc chúng ta đi làm ở trong bệnh viện thì có một cảm giác mới. Mỗi một bệnh nhân vốn là một vị Phật, Bồ-tát đến giáo hóa cho chúng ta, dạy cho chúng ta ý nghĩa trong kinh điển (tuy dùng phương pháp không giống nhau). Vì chúng ta phàm phu ngu si, tham sân đầy dẫy, cho nên đức Phật không thể không dùng các phương pháp thiện xảo. Lại nữa, do chúng ta là người hay quên, sau khi niệm Phật được mấy câu liền đã quên bẵng. Vì thế, Phật, Bồ-tát không thể không dùng các cảnh tượng khổ đau kinh hãi, rùng rợn để thức tỉnh chúng ta mau mau tinh tấn niệm Phật.

Trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có viết: “Trong các thứ cúng dường, pháp cúng dườngtối thượng. Pháp cúng dường là: tu hành đúng theo lời Phật dạy để cúng dường, làm lợi ích cho chúng sinh để cúng dường, chịu khổ thế cho chúng sinh để cúng dường, nhiếp thọ chúng sinh để cúng dường, siêng năng tu tập các căn lành để cúng dường, không bỏ hạnh Bồ-tát để cúng dường, chẳng rời tâm Bồ-đề để cúng dường”. Chúng ta trong công việc hành y tu tập, phục vụ cho bệnh nhân, đó cũng là đầy đủ pháp cúng dường. Đối với tâm cung kính cúng dường Phật, Bồ-tát như trong Phẩm Phổ Hiền, Phật lại dạy chúng ta cung kính phục vụ tất cả chúng sinh như cung kính cha mẹ, như thờ bậc thầy cùng A-la-hán, nhẫn đến như đức Phật đồng nhau chẳng khác.

Trong các loại bệnh ấy, nếu là kẻ có bệnh thì vì họ làm lương y; nếu có ai bị lạc đường thì vị họ mà chỉ cho con đường chánh; trong đêm tối vì họ mà làm ngọn đuốc sáng; người nghèo thiếu làm cho họ được của báu. Bồ-tát bình đẳng làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Lúc chúng ta ở trong bệnh viện hoặc bất cứ ở nơi đâu, đều nên nhớ kỹ những lời dạy đó của Phật. Nhỡ may một người nào đó có một vị Phật, Bồ-tát xuất hiện trước cửa nhà bạn thì bạn cứ tâm niệm như thế mà đối xử với người. Tóm lại, phương pháp an toàn để chúng ta luôn nuôi dưỡng được tâm từ, là phải có tâm tôn kính tất cả mọi người như cung kính cha mẹ, như thờ bậc thầy và A-la-hán, nhẫn đến như chư Như Lai đồng nhau không khác. Đó là một phương pháp hữu hiệu nhất.

Tôi rất thích một câu chuyện, mà câu chuyện đó đã xảy ra trong chuyến hành hương tại Ấn Độ. Tuy nhiên, tôi có khi nhớ và đôi khi cũng có quên. Vì thế, không thể không nghi ngờ được, xin kể ra đây cho mọi người cùng nghe. Trong chuyến hành hương đến xứ Phật, có một vị thầy đã kể cho tôi nghe rằng, thầy và sư phụ của thầy có một lần đi hành hươngNgũ Đài Sơn để chiêm bái Bồ-tát Văn-thù. Hai thầy trò lúc đó rất nghèo, chỉ có ba cái quần vá. Trên đường đi như vậy, hai người phải thay phiên nhau thay đổi, hễ người này thay quần mới thì người kia phải mặc lại cái quần cũ. Cứ như thế, hai thầy trò luân phiên thay đổi quần cho nhau. Lúc đến Ngũ Đài Sơn, bất chợt họ gặp một ông lão ăn xin đến xin một cái.

Hai thầy trò suy đi tính lại, nhất định là “không cho”. Vì đối với họ một cái quần rất quan trọng vô cùng, nếu cho ông lão một cái rồi, thì hai thầy trò họ sẽ không có quần để thay đổi. Cuối cùng, họ quyết định không cho ông già cái quần. Kết quả, ông già liền nói: “Các ông đã đánh mất đi cơ hội của chính mình rồi”. Nhưng hai thầy trò vẫn nhất quyết không cho. Sau đó, chẳng bao lâu, ông già biến mất. Hai người mới giật mình, nhận ra rằng họ đang đi trên đường đến Ngũ Đài Sơn và đã gặp được Bồ-tát Văn-thù, vậy mà không nhận biết được Ngài. Chỉ vì một phút giây sao lãng, nhận thức sai lầm mà không biết được Bồ-tát. Đó là câu chuyện mà vị thầy đó đã kể cho tôi nghe trong chuyến hành hương đến xứ Phật. Qua đó, khuyên chúng ta nhất định phải chú ý.

Khi đến Bồ-đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, có một ngày nọ tôi đi khám bệnh cho một người Tây Tạng. Lúc trở về, nhìn thấy vị thầy đi cùng với tôi đang đứng cùng với một sư Lạt Ma Tây Tạng khác ở cửa, cả hai người đều xua tay ra hiệu cái gì đó. Họ xua tay ra hiệu cái gì? Điều đó chúng ta không ai hiểu được. Sau đó, tôi hỏi qua thì biết được rằng vị Lạt Ma Tây Tạng đó nguyên đang hóa duyên với vị thầy. Vị sư Tây Tạng đó xin thầy cho ông ta nón, ấm nước, áo quần, Ca-sa v.v… Tất cả những gì thầy đi cùng với tôi có, ngay cả xâu chuỗi duy nhất mà thầy đang đeo, sư Tây Tạng cũng xin. Vị thầy mới hỏi ông sư: “Thầy chỉ có duy nhất một xâu chuỗi, thầy có thể cho tôi được hay không? Tôi không thể cho thầy được, trong khi tôi chỉ có một chiếc y duy nhất”.

Vị sư Tây Tạng đứng đó mới xua tay ra hiệu như vậy. Tôi bất chợt nhớ đến câu chuyện năm xưa hai thầy trò họ đi hành hương đến Ngũ Đài Sơn, nên mới đến bên thầy nói: “Kính bạch thầy, thầy cho ông ta đi!”. Vị thầy mới đáp: “À!”, vì bất chợt thầy cũng nhớ lại câu chuyện năm xưa mà hai thầy trò họ đã từng đi Ngũ Đài Sơn. Thầy liền đem cho vị sư Tây Tạng tất cả những gì ông ta muốn. Sau đó, chúng tôi đến ở tại chùa Thái Quốc. Lúc soạn hành lý ra, thật bất ngờ là tất cả những gì mà chúng tôi cho vị sư kia như nón, nội y v.v… Tất cả vẫn còn nguyên vẹn, ngẫm ra sự việc thật có ý nghĩa. Lúc chúng tôi đến chùa Thái Quốc thì mặt trời đã lặn. Vị sư lấy tay chỉ vào mặt trời, sau đó lại chỉ vào chính mình.

Sau đó, sư lại nói với tôi, chúng tangôn ngữ vốn không đồng và rồi sư lại niệm “A-di-đạt Ma, A-di-đạt Ma” (là âm tiếng Tây Tạng). Tôi còn nhớ rất rõ dáng vẻ của sư lúc đó. Miệng thì mỉm cười niệm A-di-đạt Ma, vẻ mặt biểu lộ sự thuần túy không vướng mắc như đang vui chơi vậy. Một con người như thế có cần nhiều áo quần hay chăng? Tôi thấy sư mặc một chiếc áo vá rất cũ kỹ, cũng không đến nỗi bị lạnh. Lúc đó, trong tâm tôi cảm thấy rất thú vị. Ông sư đứng đó đến khi nhận đủ mọi thứ rồi mỉm cười và đi. Chẳng bao lâu, ông quay trở lại? Quay trở lại làm gì? Trở lại xin vị thầy đi với tôi một chiếc túi.

Chiếc túi đó lúc chúng tôiẤn Độ đã được một người Tây Tạng cho để kết duyên, nó được làm bằng thủ công Tây Tạng. Vị sư phụ nghĩ rằng, chiếc túi này mọi người cho chúng tôi để kết duyên, cho nên không nỡ lòng đem cho ông ta. Nhưng thật kỳ lạ làm sao, tại sao vị Lạt Ma kia lại biết được rằng vị sư phụ còn một chiếc túi không bố thí cho ông. Đặc biệt là sau khi ông trở lại, ông không xin cái gì mà chỉ xin cái túi đó. Sau đó, ông lại niệm “Di-đà Đạt Ma, Di-đà Đạt Ma” rồi từ từ ra đi. Chúng tôi ai cũng khiếp sợ. Mọi người nói: “Chà! Sư phụ à! Thầy đi hành hương có thể đã gặp được Phật A-di-đà rồi!”.

Thật là không dễ dàng. Chúng ta hằng ngày đã từng gặp được biết bao nhiêu Phật, Bồ-tát rồi, mà không thể nhận ra được. Suy đi xét lại thật là nguy hiểm thay. Mọi người chúng ta ai cũng đã từng tiếp xúc biết bao nhiêu người, mà không thể nhận ra Phật A-di-đà, đó là một sai lầm rất lớn. Nhất là chúng ta, những người hành y lại càng nguy hiểm. Mỗi ngày, có biết bao nhiêu người ra vào khám bệnh, mà không biết được ai là Phật, Bồ-tát. Biết bao nhiêu hạng người biểu hiện sự kỳ lạ. Người có tật cũng có, người bị ung thư cũng có, người mắt bị đui mù cũng có v.v… đủ mọi hình thứcthành phần, vậy mà chúng ta nào biết ai là Phật A-di-đà biến hóa ra đâu, thật sự là nguy hiểm.

Duy chỉ có biện pháp an toàn nhất, là chúng ta phải dè dặt trong từng phút, chánh niệm nắm lấy danh hiệu A-di-đà Phật mà niệm. Vì thế, mỗi ngày trong bệnh viện, khi tiếp xúc với bất kỳ ai, tôi cũng chắp tay niệm: “A-di-đà Phật, A-di-đà Phật”. Vào một đêm khuya nọ, có y tá gọi điện cho tôi kêu tôi đến khám bệnh. Vừa nhấc điện thoại lên, tai cô đã nghe tôi niệm: “A-di-đà Phật”. Giữa đêm khuya thanh vắng, cô ta nghe tiếng niệm Phậtphiền hà hay không? Thật ra mà nói, trong tâm chúng ta luôn niệm một câu A-di-đà Phật là ý vị và quan trọng hơn tất cả. Có nhiều người không nhịn được tính hiếu kỳ, mới hỏi tôi: “Tôi thấy bác sĩ từ sáng đến chiều gặp ai cũng niệm A-di-đà Phật, là có ý nghĩa gì?”. Tôi cười và trả lời với họ rằng: “Hiện tại, bạn thật sự trang nghiêm như Phật. Cứ mỗi khi nhìn bạn là tôi lại nhớ đến Phật, cho nên, tôi chỉ nghĩ bạn là Phật, nên tôi niệm A-di-đà Phật vậy thôi”.

Hiện tại, tôi tha thiết kêu gọi mọi người hãy xuyên thường niệm Phật. Tùy theo thời gianhoàn cảnh mà niệm. Không nên sợ người khác chê cười, mà quan trọng là chúng taphát tâm niệm Phật hay không? Tất cả chúng ta không ai có thể tránh được hoàn cảnh bệnh tật như chúng tôi đã nói ở trên. Nếu chúng ta đợi đến lúc chỉ còn hơi thở thoi thóp mà tập luyện niệm Phật thì đã quá ư muộn rồi. Nếu bình thường không nắm lấy cơ hội tập luyện thì đợi đến lúc nào đây? Một câu A-di-đà Phật là câu nói rất tốt, tôi dám bảo đảm trên thế gian này không có câu nói nào sánh bằng. Nhưng nếu bạn không có tín tâm niệm Phật thì thật là đáng tiếc thay.

Chúng ta suốt đời đã nói ra biết bao nhiêu chuyện phiếm rồi, chuyện gì cũng có nói, nhưng có bao giờ chúng ta nói được một câu nói tốt nhất đâu? Bạn là người tin Phật, vì sao phải sợ người ta chê cười? Đức Phật là một con người từ bitrí tuệ viên mãntrên trời, dưới đất không ai có thể sánh bằng. Vì sao bạn lại sợ người ta biết bạn là đệ tử Phật? Chúng ta hãy phản tỉnh lại chính mình, liệu rằng, mình có đủ tư cách để làm đệ tử Phật hay không đó mới thật sự là quan trọng? Phật là cha của chúng ta, Ngài đánh đòn dạy bảo chúng ta đúng hay sai? Nếu có người hỏi bạn: “Cha bạn tên họ là gì?”. Bạn không có gì mà e dè, vì cha của bạn đánh đòn dạy bảo bạn, là không có phạm pháp luật. Trên trời dưới đất không có ai sánh bằng Phật A-di-đà, có gì mà bạn không dám niệm? Vì thế, đi đến bất cứ nơi đâu, chúng ta cũng có thể niệm Phật được. Quyết không thể học theo lối: “Ôi! niệm Phật thật là khó”, “bế tắc nhỉ!” cho đến như chỉ biết nói thiền đầu môi chót lưỡi, đó là bạn đã tự lừa dối chính mình rồi!

Cách đây không lâu, trong bệnh viện có một cô y tá bị tai nạn giao thông. Bình thường, cô là một người rất gan dạ, có khí phách và rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, cô ta cũng có niệm Phật. Một ngày nọ, lúc cô ta băng qua một ngã tư đèn đỏ, vô tình cô bị xe tông và té xuống đường, đầu xưng lên một cục lớn. Đối phương dừng xe lại chửi cô ta, cô ta ấm ức òa khóc lên, mà còn khóc ra tiếng nữa. Mọi người thử xem, bình thường là một con người rất gan dạ, song một khi gặp tai nạn mà lại bật khóc như vậy! Lúc đến thăm cô, tôi hỏi: “Lúc bị tai nạn như thế, em có niệm Phật hay không?”. Cô ta trả lời: “Không có”. “Tôi biết là em không có niệm Phật”. “Em rất hối hận, không biết lúc đó vì sao mình không niệm Phật?”. Tôi nói: “Đúng rồi! Do lúc bình thường em không có dụng công niệm Phật, thì làm sao trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó em có đủ năng lực phát khởi chánh niệmniệm Phật, thậm chí em không thể không khóc cho được!”. Cô ta nói: “Nếu trong khi bình thường làm việc mà niệm Phật, thì chắc chắn bác sĩ sẽ luôn mỉm cười”. “Không sai! Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi mà luôn tỉnh giác niệm Phật được thì em sẽ luôn có được nụ cười hoan hỷ.

hằng ngày em không có dụng công niệm Phật thường xuyên trong các oai nghi, cho nên em mới ấm ức cho đến không cầm được cơn giận là vậy”. Vì thế, hằng ngày tốt hơn hết, ngay cả lúc cỡi xe và nhìn người đi xe đối diện, chúng ta cũng nên niệm A-di-đà Phật. Lúc xe chạy cũng niệm A-di-đà Phật, và ngay cả lúc bị người ta đâm vào xe mình cũng niệm A-di-đà Phật, thì mới có được an toàn. Nếu không thì đi đâu cũng khó tránh được nguy cơ tai nạn xảy ra. Mỗi khi bệnh nhân khi đến biện viện, tôi hỏi họ: “Hằng ngày, bạn có bao giờ nghĩ đến việc ngày nay bạn sẽ nằm viện không?”. “Không có!”. Đó là câu trả lời chung mà tôi nhận được từ phía họ. Thậm chí, có những người bị mù một mắt, tế bào ung thư đã lây lan đến hệ thần kinh của não, mà họ vẫn còn có thể nói: “Tôi rất bận rộn, công việc Công ty của tôi rất nhiều”. Tôi mới hỏi: “Giả sử như bạn chết rồi, lúc đó mạng sống không còn, bạn còn có thời gian để mà bận rộn với công việc Công ty của bạn nữa hay không?”.

Sau khi xem các qua trường hợp trên, tôi càng cảnh tỉnh chính mình. Thấy người ta chết, không phải biết rồi là thôi. Tôi luôn nghĩ rằng có một ngày nào đó, người chết đang nằm trên giường bệnh kia lại chính là tôi. Những lúc ấy, tim tôi nhói đau rất khó thở, và rồi chính những lúc như vậy, tôi lại niệm Phật rất cật lựcthành tâm. Tôi nói như thế mọi người có hiểu được không? Đó chính là lúc tôi đang thực tập niệm Phật đó!

Trong hai đi năm thực tập, tôi chưa hề nhìn thấy một bệnh nhân nào khi chết có thể niệm được một câu danh hiệu Phật. Chỉ một trường hợp duy nhất gây ấn tượng sâu đậm cho tôi, là một bệnh nhân đến lúc lâm chung có đầy đủ năng lực niệm Phật được. Đó là năm đầu tiên tôi công tác trong bệnh viện. Bệnh nhân là một cô gái bị ung thư phổi, cô ta mới chỉ có ba mươi sáu tuổi mà thôi. Cô được mọi người chuyển vào phòng bệnh đúng vào lúc ca tôi trực. Lúc đó, trưởng khoa của chúng tôi sau khi chụp X quang rồi xem qua, ông ta nói: “Chà! không còn cứu chữa được nữa rồi! Bác sĩ Quách ơi! Hãy đọc kinh cho cô ta đi!”. Tôi đến gần bệnh nhân mà nói với cô ta: “Em niệm Phật cho chị nghe, chị có đồng hay không?”. Cô ta đáp: “Được!”. Tôi bắt đầu niệm Phật, niệm mãi niệm mãi, thì cô ta cho biết cô ta cảm thấy rất thoải mái.

Tôi niệm cho đến chiều thì bất chợt cô cũng niệm theo. Cứ thế cho đến sáu giờ, thì mỗi lúc hơi thở của cô ta càng trở nên lớn và gấp dần. Cô ta cứ niệm: “A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật”. Trong khi niệm Phật, cô không nói gì ngoài câu: “A-di-đà Phật! Vì sao vẫn chưa đến tiếp dẫn con?”. Đứng trước tinh thần hết sức tha thiết và thành khẩn của cô ta, lúc ấy tôi thật sự không sao cầm được nước mắt. Là một bệnh nhân, trong khi bị bệnh tình bức bách khổ đau biết bao nhiêu, vậy mà cô có thể vượt qua sự đau đớn đó mà có đầy đủ năng lực để dụng công niệm Phật. Lại là người có thiện căn đời quá khứ, vì sao khi thầy khoa trưởng bảo tôi niệm Phật cho cô ta, thì cô đã có thể niệm theo?

Vị thứ hai là một bệnh nhân đã nhiều ngày bị ngất đi. Một ngày nọ, lúc ba giờ khuya, đột nhiên anh ta ầm ĩ nói với tôi cho anh ta xuất viện. Tôi nhìn anh ta, trông giáng vẻ bề ngoài bình thường, không có gì thay đổi đặc biệt. Nhưng giữa đêm khuya, ba giờ sáng lại đòi xuất viện, tôi không giám ngăn cản anh ta, mà chỉ biết tặng anh ta một tượng Phật, rồi căn dặn anh trên đường về nhớ giữ gìn nó và nhớ niệm Phật. Anh ta không nghĩ ngợi gì, tay liền cầm lấy tượng Phậttrở về. Sau đó, tôi đến nhà thăm anh ta, mẹ của anh tâm sự với tôi: “Nó về nhà lúc nào tay cũng bưng tượng Phậtniệm niệm Phật không dừng”. Song, người nhà của anh ta thì sao? Dù tôi có tiếp xúc làm sao đi nữa thì vẫn không có phương pháp để phá vỡ được lập trường của anh ta: “Đừng đụng vào tôi! Tôi muốn niệm Phật! Tôi không muốn giết người!”.

Anh ta cứ khư khư giữ lập trường của mình, không ai có thể đến gần được. Vì thế, người thân của anh muốn giúp anh cũng không thể giúp được. Mười một giờ chiều hôm sau, khi tan ca, tôi lại đến nhà anh ta để xem người nhà của anh có trợ niệm cho anh ta hay không. Vừa bước vào nhà, thì mọi người đều nằm ngủ la liệt dưới đất, tôi cảm thấy rất buồn vì đây chính là thời gian quan trọng nhất. Tôi mới kêu người thân của anh đến trợ niệm, nhưng tất cả mọi người đều đang nằm ngủ mê man. Tôi mới nhờ cha của anh: “Thưa bác, bác có phải là cha của anh ấy không?. “Vâng! Tôi là cha của nó”. “Vậy xin bác hãy niệm Phật cho anh!”. Sau đó, cả nhà mới tập trung lại niệm Phật một cách miễn cưỡng. Thế nhưng, điểm đặc biệt là bệnh nhân tay vẫn ôm tượng Phật, niệm niệm không dừng, niệm cho đến tắt thở. Dù sao thì vẫn còn tốt hơnmệt mỏi trông chờ vào sự trợ niệm của người thân. So ra thì tự lực niệm, có lẽ vẫn tốt hơn là nhờ vào sự trợ giúp của người khác.

Tôi có một người bạn thân, cô ta là người rất cao minh. Một khi gặp tai nạn gì, cô đều vào phòng ngồi xếp bằng “nhất tâm niệm Phật cầu vãng sinh”. Đến lúc lâm bệnh hơi thở còn thoi thóp, cô ta không cần ai trợ niệm mà chỉ niệm: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát”. Cho nên từ đó, tôi mới cảm nhận ra rằng, dù không được người khác trợ niệm, nhưng đến phút lâm chung mà tự bản thân người sắp chết thành khẩn tha thiết niệm Phật được là tốt lắm.

Có một bệnh nhân bị ung thư phổi, anh ta có một cháu trai, mới chỉ có năm tuổi. Tuy tuổi nhỏ như thế, nhưng cháu vô cùng hiếu thuận. Từ khi biết được cha mình bị mắc bệnh ung thư, cháu dõng mãnh phát tâm mỗi ngày đều ăn chay, lạy Phật. Thật ra, trước đó, anh ta đến khám bệnh ở thầy chủ nhiệm của chúng ta là Vu Lập Trung. Thầy đã cho biết bệnh trạng của anh đã quá nghiêm trọng. Cho nên, không giúp đỡ anh ta được việc gì, mới không còn lưu tâm khám cho cho anh ta nữa. Từ đó, bệnh nhân mới kiến nghị với người thân mời tôi khám cho anh (vì thầy Vu nhà ở tận Đài Bắc, trong khi nhà bệnh nhân lại ở mãi Cao Hùng). Lúc gia đình của ông đến mời tôi: “Thưa bác sĩ Quách, xin mời bác sĩ hoan hỷ đến khám bệnh cho cha chúng con”.

Sau khi nghe họ nói xong, là tôi đã có nghe qua tình hình quá nghiêm trọng của anh ta, và cũng như không còn nằm trong phạm vi cứu vãn của y khoa nữa. Vì thế, tôi mới đưa cho anh ta một xâu chuỗi, dạy anh niệm Phật. Tôi thật sư không có nghĩ rằng anh ta sẽ niệm được, vậy mà anh đã niệm rất tốt. Song đứa con trai của anh ta rất thành khẩn. Khi tôi đến nhà, vừa thấy tôi là cháu đã chắp tay niệm: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát”. Nghe cháu niệm như thế thì tôi mới hỏi: “Cháu nhỏ tuổi như vậy, sao mà có thể niệm được một hơi dài như thế?”. Cháu trả lời: “Vì cháu mỗi chiều đều quỳ bên cha của cháu mà niệm như thế”. Do cháu mỗi ngày đều niệm một cách thành tâm, cho đã có một lực cảm ứng đối với bệnh nhân rất kỳ lạ.

Sau đó, tôi không đến thăm lần thứ hai nữa, mà chỉ gởi cho anh ta một loại thuốc do Nhật Bản sản xuất, bảo người nhà cho anh ta uống. Sau đó lại gọi điện thoại đến hỏi thăm tình hình thì được con gái của anh ta cho biết: “Cha con đã bị hôn mê bất tỉnh”. Tôi lập tức đến nhà anh ta trợ niệm. Bệnh nhân trong khi đang hôn mê bất tỉnh, nghe chúng tôi niệm Phật thì tỉnh lại hỏi: “Niệm tiếng gì vậy?”. Chúng tôi nói: “Niệm A-di-đà Phật”. Sau đó, cả nhà cùng hợp lực trợ niệm. Con gái của anh từ Mỹ trở về, cũng khuyên nhủ cha: “Cha ơi cha! Cha niệm Phật đi cha, niệm mau đi cha!”. Nghe mọi người khuyên như thế, anh ta liền niệm: “A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật”. Niệm được một thời gian thì anh ta lại hôn mê bất tỉnh! Cả nhà đều niệm Phật không dừng.

Sau đó, anh tỉnh lại, lại chắp tay niệm: “A-di-đà Phật, A-di-đà Phật” rồi lại hôn mê tiếp. Cứ như thế, cả một buổi chiều anh ta cứ hôn mê rồi tỉnh, tỉnh rồi lại mê không biết bao nhiêu lần. Cuối cùng, anh ta niệm Phật một hồi, thì niệm không ra tiếng nữa và sau đó tắt thở. Lúc đó, xem qua diện mạo của anh ta, ai ai cũng lấy làm kinh ngạc. Miệng anh ta mỉm cười để lộ ra cả răng. Tôi đã từng chứng kiến biết bao người chết, vậy mà chưa từng thấy một người nào ra đi mà thảnh thơian lạc như anh ta, mỉm cười mà để lộ cả răng ra nữa. Sát nhà anh ta có liên hữu thọ Bồ-tát giới, một khi gọi là đến trợ niệm ngay. Vả lại, bình thường anh ta cũng không phải là một người học Phật. Thế mà đến lúc lâm chung lại được nhiều người trợ niệm, niệm đến tám tiếng thì anh ta ra đi.

Thật ra mà nói, người chết có nhiều trường hợp khác nhau. Thế nhưng, tìm được một người chết trong an lạctốt lành thật không đơn giản. Giống như ngày trước, lúc tôi khám cho một bệnh nhân bị ung thư phế quản, bệnh nhân này đã hai ngày không nói được. Mỗi ngày, trên giường bệnh thở hổn hển, đau đớn không thể tả được. Do anh ta thở một cách khó khăn như vậy, nên không có biện pháp nào giúp anh ta. Cho đến mấy ngày sau cùng, hơi thở của anh càng trở nên khó khăn. Lúc đó, đã hết ca trực của tôi, đến người khác thay ca, mà trong lòng tôi cảm thấy không yên tâm chút nào. Tôi đã khuyên anh ta niệm Phật suốt cả nửa ngày, sau cùng, anh cũng chắp hai tay lại được, nhưng niệm Phật không ra tiếng (tôi không biết trong tâm anh ta có niệm hay không niệm).

Tôi bất chợt vừa mới quay đầu đi, thì anh ta đã vào nhà cầu, và sau đó hộc máu chết trong đó. Cho nên, cứ mỗi lúc hết giờ làm việc, là tôi phải đành lòng xa rời bệnh nhân. Tôi hết đi khám cho người này rồi lại chăm sóc cho người khác. Vì mỗi lần nhớ đến lời mà thầy chúng tôi đã dạy trước đây: “Mỗi một sự việc các em có mười phần năng lực, mà chỉ sử dụng có chín phần, thì các em vẫn chưa thật sự tận tâm và tha thiết với công việc”. Cứ mỗi lúc nhớ lại lời dạy năm xưa của thầy, đôi lúc tôi từ trong phòng bệnh nhân đi ra thì lại liền quay trở lại xem họ một lần nữa mới chịu đi. Nhưng đối với trường hợp trên, anh ta bị bệnh đã lâu và chưa từng được tôi chăm sóc.

Tôi không biết một khi anh ta được đưa đến nơi tổ chức việc ma chay, những người thân của anh trong khi đau khổniệm Phật cho anh hay không? Hoặc tối thiểu có một người nào đó niệm Phật cho anh hay không? Đó là việc không đơn giản, tất cả đều hoàn toàn tùy thuộc vào chính bản thân của anh ta, là anh ta có hay không có phát tâm niệm Phật. Thật là một việc quá khó, khó vô cùng. Bản thân chúng ta hằng ngày, đưa tiễn biết bao nhiêu người ra đi, một ngày có thể có sáu trường hợp. Song, nhiều năm qua, chỉ hy hữu có được mấy người đến lúc lâm chung có thể niệm Phật cầu vãng sinh. Thật là: “Sinh tử việc lớn, đường giác ngộ cách xa vời vời”.

Cả ngày hôm nay, tôi đã lải nhải không ngừng. Mong sao khi trở về nhà, mọi người hãy suy tư và quán chiếu về những lời tôi đã nói. Điều mà tôi muốn nói cùng quý vị ở đây là gì? Là Phật dạy chúng ta hãy nắm chắc một niệm, làm sao đem ba nghìn thế giới biến thành chín phẩm hoa sen thanh lương. Muốn làm được vậy, thì ngay từ bây giờ, mọi người hãy sớm gieo trồng hạt giống niệm Phật. Chúng ta phải sắp xếp thời gian nghiên cứu Phật pháp, đi chùa tập niệm Phậtlạy Phật. Trong mọi công việc, luôn luôn nhớ Phật và niệm Phật.

Làm sao chúng ta phải được như người Nhật nói ở phần đầu, đã ứng dụng một cách tuyệt vời câu niệm Phật vào công việc đóng giầy của chính mình, thậm chí đã ghi nhớ nó như một câu thơ hay vậy. Đó là việc mà mọi người có thể làm được. Chúng ta càng nhìn sự đau khổ của bệnh nhân bao nhiêu, phải càng niệm Phật nhiều bấy nhiêu. Nhưng phải luôn nhớ: “Không thể lấy chút ít phước đức nhân duyên mà sinh về cõi Phật kia đâu”. Cho nên, chúng ta cần ứng dụng thực tập, muốn cứu người khác phải quán sát chính mình có đầy đủ năng lực hay không? Mình có đủ khả năng thoát ly khổ não luân hồi thì mới có cơ hội cứu giúp cho người khác được. Bằng ngược lại, tự mình đã không thể xuất ly được thì làm sao giúp đỡ cho người?

Thường thường, chúng ta nghe bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân rất vui: “Bác sĩ ơi! Tôi đau quá, đau không chịu nổi!”. “Bạn cần phải có nhẫn nại, nếu uống thuốc vô hiệu thì bạn cần phải có nhiều nhẫn nại!”. Thế nhưng, đến khi chính bác sĩ bị bệnh, bị đau đớn thì lại rên la không ai sánh bằng, miệng không nói được những lời vui vẻ. Nhớ lại lúc còn đi thực tập, có một bác sĩ khoa ngoại là VS, bình thường bệnh nhân than với anh ta: “Vết thương của tôi đau quá”. Anh ta khuyên bệnh nhân: “Bạn phải có nhẫn nại, bạn to xác như thế thì phải có kiên nhẫn chứ!”. Kết quả, lúc anh ta bị viêm ruột thừa thì lại rên la thảm thiết. Gây tê cho anh ta nữa thân không thành, vì thế phải gây tê luôn cả thân, thậm chí anh ta không nói được một lời vui vẻ, chẳng khác nào những bệnh nhân mà anh đã khuyên răn trước đó.

Vì anh ta là bác sĩ, là người biết rõ bệnh tình của chính mình hơn ai hết, cho nên anh ta sợ hãi cũng không ai bằng được. Vậy mà lúc bình thường, đối với bệnh nhân lại hồ đồ, trong khi không biết năng lực của chình mình, đó là một điều rất nguy hiểm. Cho nên nói: “Bình thường niệm Phật được một trăm câu mà không có một câu bị tán loạn, thì đến lúc tịnh tọa mới được mười phần công phu”. Chúng ta hãy phản tỉnh lại chính mình, xem mình có được một phần công phu nào hay không? Nếu thật sự có được nội lực thì dù đến lúc xông pha ra giữa chiến trường, hay đến phút lâm chung bị bệnh khổ bức báchchúng ta có được nguyện lực niệm Phật khẩn thiết, thì nhất định sẽ được Phật rước. Đó là điều tất nhiên, và đó cũng chính là việc quan trọng mà chúng ta cần phải nhận thức cho rõ.

Tôi có chăm sóc cho một bệnh nhân, tôi khuyên ông ta niệm Phật: “Bác à! Bình thường bác có niệm Phật hay không?”. Ông ta đáp: “Bình thường tôi không có niệm Phật, đến lúc bị bệnh mới niệm. Nhưng tôi bình thường không có đi chùa, không cúng dường gì cho Phật. Bây giờ bị bệnh lại niệm Phật, còn nhờ Phật rước nữa, không biết Phật giúp có giúp hay không?” (đó là suy nghĩ của bệnh nhân). Tôi trả lời: “Không thành vấn đề! Cũng như bình thường bác và cháu đâu có biết nhau, bác cũng không có đến nhà cháu chơi. Vậy mà đến lúc bác bệnh, thì bác cháu ta lại biết nhau, và cháu còn giúp đỡ khuyên răn bác niệm Phật nữa!”. Ông ta đáp: “Bác sĩ nói nghe cũng có lý! Bình thường tuy không niệm Phật, nhưng đến lúc bị bệnh mà niệm Phật cũng có thể được Phật rước”.

Ông ta suy đi tính lại và cuối cùng quyết tâm niệm Phật, niệm trong hoàn cảnh thân thể bị bệnh hoạn hành hạ khổ sở. Ngày trước, ông ta bệnh, hơi thở con thoi thóp, không còn hy vọng cứu chữa mà vẫn ra sức tìm tôi. Đây là một bệnh nhân rất kỳ lạ, trong lúc bệnh tình gần như trầm trọng mà rất còn hy vọng, vẫn tìm bác sĩ để chữa trị. Tại sao trong khi bệnh tình đã lâm vào tình trạng nguy nan rồi, hơi thở chỉ còn thoi thóp, mà ông ta vẫn tìm bác sĩ? Tìm bác sĩ để làm gì? Tìm câu niệm Phật! Không phải ông ta tìm tôi mà là tìm A-di-đà Phật! Bình thường, mọi người hỏi tôi: “Bác sĩ ăn chay, lạy Phật, niệm Phật làm gì, bác sĩ chắc có “vấn đề” rồi”. Đến khi họ lâm bệnh nặng đến nằm viện, họ thấy bác sĩ của họ ăn chay, lạy Phật, thì có bệnh nhân thì thầm với tôi, rằng họ cảm thấy họ rất an tâm.

Họ cho rằng người ăn chay, lạy Phật đại khái sẽ đem lại cho họ sự bình an trong khi đau đớn, mà ít ra cũng là một trợ lực rất lớn trong quá trình đấu tranh với sự tử sinh. Cho nên, mọi người chớ nên lo âu, và đừng có sợ người ta chê cười khi mình niệm Phật. Hãy cứ thành tâm niệm Phật đi, cho dù chúng ta ở bất kỳ địa vị nào, hoàn cảnh nào, hãy đem một câu A-di-đà Phật mà thực hành cho triệt để. Được vậy, bạn như đang cầm trên tay một đóa hoa sen thanh khiếtđi vào chốn bệnh viện đầy dẫy máu mủ, khổ đau.

Tôi phát hiện ra có nhiều bệnh nhân rất hay. Bình thường họ không biết niệm Phật, vậy mà khi họ thấy tôi, họ đều chắp niệm một câu A-di-đà Phật. Lý do là khi họ nằm viện, tôi đã chăm sóc cho họ rất lâu. Mỗi khi đi khám cho bệnh nhân nào, bước vào phòng của họ là tôi chắp tay niệm “A-di-đà Phật”. Có những ngày, lúc tôi bước vào phòng của họ mà quên niệm Phật thì họ liền nhắc tôi: “Bác sĩ Quách ơi! Sao ngày nay tôi không nghe bác sĩ niệm Phật?”. Đúng vậy! Sao tôi lạy quên niệm Phật nhỉ? Quả thật tuyệt vời! Không chỉ có đức Như Lai dạy tôi niệm Phật, mà tôi đến bất nơi đâu, bất cứ lúc nào cũng được mọi người nhắc nhở niệm Phật. Vì tôi rất dễ quên, cho nên không thể không nhờ mọi người giúp tôi hộ trì một câu niệm Phật.

Có một ngày nào đó mà bạn không thấy tôi niệm Phật, xin hãy chắp tay nhắc tôi niệm Phật cho! Cho đến khi tôi tắt thở mà nhắc nhở tôi niệm Phật được lại càng có ý nghĩa nữa. Có nhiều bệnh nhân, một khi thấy tôi thì miệng của họ đã chào A-di-đà Phật. Thế mà, đến lúc họ lâm chung, tôi đến thăm, thật hiếm thấy được một người nào chắp tay niệm A-di-đà Phật. Chỉ cần niệm được một câu danh hiệu Phật, ít nhất là không bị đọa vào ba đường ác. Cụ thể, trong kinh Địa Tạng, đức Phật từng nói: “Một người đến lúc lâm chungnghe được danh hiệu Phật hay một danh hiệu của Bồ-tát, hoặc một câu kệ hay câu kinh, sẽ không bị đọa vào ba đường ác”.

Chẳng những không bị đọa vào ba đường ác mà còn thành tựu được việc thoát ly sinh tử luân hồi. Vì thế, chúng ta cần phảidũng khí, chớ có sợ người khác nhìn bạn như thế nào. Bạn đợi đến lúc người ta hiểu được bạn thì cơ hội quý báu đã đánh mất. Ngày nay, bạn lỡ đánh mất đi cơ hội dạy cho người ta niệm Phật, đánh mất cơ hội dạy cho người ta Phật pháp thì về sau, bạn sẽ vĩnh viễn không còn biện pháp để bồi thường cho người ta đâu. Và rồi, có lẽ một ngày nào đó, những người nằm trên giường bệnh kia sẽ là những người thân yêu nhất của bạn. Như cha mẹ, ông bà, là bạn bè thân thiết nhất của bạn. Đến lúc đó, bạn hy vọng có người khác vì họ mà dạy Phật pháp, dạy cho họ niệm Phật thì khác nào việc bạn lấy cát nấu mà mong ước nấu thành cơm. Vì bình thường bạn không có gieo giống, tạo nhân giúp đỡ người khác.

Chắc chắn đến lúc đó sẽ không có người giúp đỡ cho những người thân yêu của bạn. Vì thế, bạn hãy thành tâmniệm Phật đi, đừng có sợ người ta chê cười. Tôi thấy có nhiều người thiếu can đảm, khi niệm Phật thì lại sợ người khác chê cười. Bạn đừng có sợ mà cứ niệm đi. Vì một khi câu niệm Phật rơi vào tai rồi thì nó sẽ trở thành chủng tử thiện, và bạn sẽ không bao giờ quên được. Chúng ta hãy biết thương yêu lấy mình, hãy lo chăm sóc cho mình từng li từng tí, đừng sợ người khác nhìn mình, phải biết hy sinhhạnh phúc chúng sinh. Từ bao kiếp đến nay, chúng ta cũng như họ, những việc nên làm thì không làm, việc không nên làm thì lại làm. Vì thế mà chúng ta cứ trôi mãi trong vòng lao ngục luân hồi sinh tử. Chúng ta hãy tự xét lại chính mình, rằng mình có đã có cống hiến được gì cho người khác chưa? Chúng ta đã làm được gì lợi ích cho mọi người chưa? Cho xã hội và đất nước hay chưa?

Tôi xin thành thật sám hối về những lời đã nói. Trong quá trình nói chuyện, tôi cảm thấy rất hổ thẹn. Vì tôi biết rằng có nhiều người tu tập hay hơn, giỏi hơn tôi nhiều, mỗi ngày công phu niệm Phật, lạy Phật đều đặn trong khi tôi tu tập chẳng có bao nhiêu, lại còn mê muội trong chiêm bao tăm tối. Ngày nay, lấy những cảnh khổ đau trong bệnh viện mà nói chuyện cùng mọi người, với mục đích mong sao mọi người chúng ta hãy sớm thức tỉnh, giác ngộtu học Phật pháp, mau mau tinh tấn niệm Phật, vì cuộc đời dĩ vốn vô thường, thời gian không chờ đợi chúng ta. Có như thế, chúng ta mới giúp được tha nhângánh vác được gia nghiệp của Như Lai vậy.

Nam mô A-di-đà Phật!

Mấy lời tâm huyết

Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ, được như thế hạnh phúc không gì bằng, đó gọi là pháp thí.
Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, chúng ta thỉnh một số kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, sau đó lần lượt cho nhà khác mượn, hoặc đọc cho kẻ khác nghe, nhất là cho người không biết chữ. Việc làm này quý giá vô biên, đây cũng gọi là pháp thí.

Chính đức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí, pháp thícông đức lớn nhất, không công đức nào có thể sánh bằng”.

Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng ta đừng nên lo nghĩ, mà điều tối cần là làm sao cho rạng rỡ chánh đạo. Đó là mục đích chính, thiêng liêng và cao cả nhất của chúng ta. Nền móng đạo pháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúng ta. Vậy mỗi người nên xây đắp vào đó một ít vôi, một ít nước, một tảng đá hay một viên gạch v.v… ngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vữngkiên cố đời đời.

Chúng ta không nên quan niệm về công đức, hãy nên nghĩ nhiều đến những người lầm đường lạc lối, sống trong vòng tội lỗi không lối thoát xung quanh chúng ta. Hãy mau cứu vớt họ, cảnh tỉnh họ để cùng quay về chân lý, giúp họ tìm ra nhiều lẽ sống, niềm vui. Được thế, chính ta đã làm lợi ích cho Phật pháp vậy.

Với hoài bão cuộc đời, chúng ta hãy “Tất Cả Vì Phật Pháp”. Hy vọng mấy lời tâm huyết này được nhiều vị hảo tâm in kinh sách cho mọi người xem!

Được vậy, niềm phúc lạc vô bờ chắc chắn sẽ đến với chúng ta! Tha thiết mong mỏi như thế!

Tặng cho thân nhân một số tiền nhỏ, lòng mình không vui, nhưng mình không đủ sức tặng nhiều hơn nữa. Chỉ có một cách là tặng các loại sách tu hành để xây dựng cho đời sống thanh cao, thì dù một quyển sách giá chỉ vài ngàn, nhưng vẫn quý hơn tiền trăm bạc triệu.

Quý vị nào muốn phát tâm ấn tống kinh sách, xin liên hệ: CHÙA HOẰNG PHÁP, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 7130002–7133827
05-10-2007 05:25:13
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/08/2016(Xem: 55392)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.