Duy thức học từ nhận thức đến thực nghiệm

29/09/20153:50 CH(Xem: 18523)
Duy thức học từ nhận thức đến thực nghiệm

DUY THỨC HỌC
TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỰC NGHIỆM
Thiên Hạnh

 

      Bài viết này xin không trình bày lần lượt hệ thống các lý thuyết căn bản về Duy thức học mà chú trọng những điểm thiết yếu chi phối toàn triệt quá trình nhận thức một cách cô đọng và đặc trưng nhất có thể.

     Thức( vijnana) là dòng trôi tương tục dao động sáng tạo với những biểu đồ phức tạp được chi phối bởi những hệ quy chiếu mang màu sắc chủ quan, do đó có tính cá biệt đặc thù của mỗi cá thể. Sự tương tục tích góp bổ sung tỷ lệ thuận với thời gian trong một hệ giao thoa có ý thứcvô thức, do đặc trưng này nên gọi là tâm(citta). Diễn biến tư duy, cân đong đo đếm phân biệt với vô cùng các giới hạn liên đới nên có danh xưng là ý( manas).

  HIỆU ỨNG KHÚC XẠ

Khúc xạ là ảo ảnh có được khi một sự vật đi qua một môi trường khác với ban đầu, ảo ảnh do tác động của sự chiết suất( độ cong gãy) mà có. Tương tự, những gì từ thế giới xung quanh( tướng phần) được chủ thể( kiến phần) tiếp cận( không phải là cảm nhận) để xuất hiện những khái niệm, phán đoán, kết luận,…( lượng_tam lượng). Một cá thể hữu tình( còn cấu nhiễm) sẽ có những cảm nhận thiếu xác đáng, lệch lạc và sai lầm, trong đó vai trò của tự ngã( ngã si, ngã ái,…) và các phiền não trở thành chủ đạo.

  HỘI CHỨNG KHIẾM KHUYẾT_TIẾP NỐI_BỔ SUNG

Tất cả sự vật hiện tượng gọi chung là thế giới thật chất là tập hợp của vô số thông tin tồn tại như chính nó( nhậm trì tự tánh), trong khi cái tôi cá thể nương vào thức chấp ngã, tự nhuốm màu những cặp kính chủ thể làm bước đệm có tác năng như bộ vi xử lý( bộ lọc). Bước trung gian phản ánh sự khu biệt, hãn hữu, cắt xén, làm biến dạng thế giới chung quanh. Do vậy, chủ thể cảm nhận thế giới đã bị nhuốm màu phân biệt cuối cùng cái có được là những gì méo mó lệch lạc( những tín hiệu đã thay đổi với những mức độ khác nhau).

   Sự đa mang là tất yếu khi đồng hành với sự tiếp cận các pháp là sự có mặt của các chủng tử( bija) đúng hơn là các chủng tử gốc( bản hữu chủng tử), một dạng năng lượng tiềm tàng( thế năng) chúng sẽ trở thành nguồn năng lượng phát khởi và phát huy tác dụng theo những xu hướng định sẵn( thiện, ác) khi có đủ điều kiện kích hoạt đủ liều lượng( động năng). Chủng tử câu sanh này khởi hiện thông qua thức, hình thành định hướng sức sống và sự sống của chủ thể đương tại theo một quy thức mới có tính lập đi lập lại( tập khí_vasana) để rồi khi cơ hội chín muồi( dị thục) lại tiếp tục hình thành những dạng năng lượng mới( tân huân chủng tử) đưa vào kho chứa( tàng thức) dự trữ cho những vòng chuyển vận tác khởi tương lai.

   THỨC VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM, LỐI SỐNG, HÀNH XỬ MANG TÍNH XÃ HỘI.

   Đứng trước một pho tượng Phật tọa vị bên trong Phật đường, nhà điêu khắc sẽ bị thu hút bởi đường nét, mảng tối sáng, tính cân đối trong nghệ thuật tạo hình; nhà chất liệu học thoạt tiên sẽ khởi lên sự đóan định về chất liệu cấu thành, ước định về tuổi thọ hay trọng lượng,…của bức tượng; còn nhà nghiên cứu nội thất thì nghiêng về sự đánh giá tỷ lệ giữa bức tượng và các phần còn lại, mức độ tối ưu trong sự phân bố không gian,…những ai có tín tâm với Đức Phật thì phát khởi lòng kính ngưỡng, tâm thức dâng lên những cung bậc rung động tâm linh, chẳng khác nào trước mặt họ chính là Đức Phật đang hiện hữu sống động.

   Con người đánh giá cảm nhận tự nhiên thông qua thức, không ai giống ai và hệ lụy là những cách hành xử cũng muôn màu muôn vẻ. Lĩnh vực xã hội càng đa dạng đa sắc và phức tạp bội phần. Tư duy là vũ khí đặc hữu của con người( con người là cây sậy biết tư tưởng_Pascal). Sản phẩm của tư duy là kết quả của các bộ óc trải qua hàng chục thế kỷ để chúng ta có một nền tảng đồ sộ của nhân loại với văn hóa, triết học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật,…Riêng về các bình diện mang tính xã hội học có tác dụng định hướng lối sống nhiều người. Chuỗi phát triển từ ý niệm sau đó là ý tưởng rồi nâng lên một cách hệ thống nhờ sự tự khẳng định thành tư tưởng. Nếu tư tưởng đi đến sự chỉnh chu nhất định và có ảnh hưởng một bộ phận hay một thành phần trong xã hội thì xuất hiện hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng sẽ là tiền đề hình thành chủ thuyết và cao hơn là chủ nghĩa. Suy cho cùng chúng cũng chỉ là sự hợp lưu của những dòng tư tưởng cùng tần số tương thích, bổ khuyết và bổ sung cho nhau mà tự định hình lấy.

   Sáng suốt trong phán đoán đánh giá hiện thực, con người chỉ biết nương vào thức mà thức bản chất là vọng( thiếu xác đáng, mơ hồ), tuy vậy vẫn có những phán đoán mang tính sáng suốt nhất định( tợ hiện lượng) đây là dấu hiệu tích cực mà người đời hay dùng cụm từ đã nhận ra vấn đề!. Nghĩa là đã thấy đâu là phải, đâu là chưa hay để tự điều chỉnh lối sống, điều chỉnh lý tưởng sống ngay từ trong hành vi, ngôn ngữý tưởng.

Để bước qua được những giới hạn trầm kha của nhận thức, thâm nhập vào cảnh giới của trực cảm thể nhập duy thức tánh trực nhận các pháp đúng bản chất( như thị_ tathata ) buộc chủ thể phải có những bước cải biến mang tính cách mạng. Trước hết phải dần loại bỏ những thói quen cố hữu, những tính cách tiêu cực( tập khí ). Giới Luật được coi là sự điều chỉnh cần thiết khi đóng vai trò huân tu như một pháp đối trị những pháp gọi là huân tập. Sự miên mật trong hành trì Gíao Pháp là tác năng tích cực đánh động các chủng tử thiện tính tiềm tàng trong tàng thức( Giáo dục không phải là chất cho đầy mà là đốt lên ngọn lửa_John Keats, thi hào Anh) đồng thời cô lập và kiềm thúc các chủng tử bất thiện tính, qua đó hình thành những chủng tử mới tích cực.

Lộ trình tu tập của Duy Thức chung quy cũng là phản vọng quy chơn, lối về cũng đồng với tất cả các pháp môn tu trong đạo Phật. Có khác chăng là Duy Thức học khai triển nhận dạng quy trình diễn biến phức tạp của thức( duy thức tướng ), từ đó chỉ ra các xu hướng nhận diện và hành xử tích cực để đạt được trí của sự nhận chân toàn triệt( Đại viên cảnh ), trí của sự không ngăn ngại trong các khái niệm toàn cục hay bộ phận, không gian thời gian( Diệu quan sát ), trí của sự vô chấp ngã pháp năng sở bỉ thử( Bình đẳng tánh ) và trí không lấy tiền đề chủ quan vọng động làm cơ sở( Thành sở tác ).

Lấy thực trạng làm bối cảnh và thực tiễn là mối dung hợp chủ khách thể, chúng ta mới thấy được giá trị của Duy thức học giữa thực tế cuộc sống. Con người đặc biệt là giới trẻ đang quay cuồng trong vô số dòng hấp lực, sự định dạng các diễn trình phức hợp đan xen của trùng trùng các khía cạnh đời sống sinh hoạt, giải trí khuynh loát tâm thức con người. Thức vọng động, dao động, nhiễu động kéo tâm ý con người xa dần các chuẩn mực tương đối đời thường. Nhân cách nhân phẩm bị thử thách nghiệt ngã nói chi đến những lý tưởng cao cả xuất thế. Đó là chưa đề cập đến hội chứng tâm lý mất thăng bằng đang có xu thế tăng dần trong xã hội hiện đại( bệnh hoang tưởng, thần kinh phân liệt, căng thẳng tâm lý_stress,..)

Hy vọng Duy thức học, một môn tâm lý học Phật giáo( nói theo các học giả thế học) sẽ góp phần lý giải, điều hướng và là pháp môn trị liệu tích cực góp phần an lạc cho đời sống nhân sinh theo tinh thần Phật Pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác.

Sài Gòn, 25.9.2015

 (Thiên Hạnh)

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 141660)
16/11/2010(Xem: 43679)
30/10/2010(Xem: 51943)
20/11/2010(Xem: 131734)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :