Các Loại Cái-Biết, Một Cái Nhìn Phật Giáo

14/10/201511:45 SA(Xem: 13901)
Các Loại Cái-Biết, Một Cái Nhìn Phật Giáo

Các Loại Cái-Biết, Một Cái Nhìn Phật Giáo
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: operationmeditation.com

(Levels Of Consciousness, A Buddhist Perspective - By Operation-Meditation)
cái biết

Các Loại Cái-Biết, Một Cái Nhìn Phật Giáo -

  

Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóatôn giáo trên thế giới, chúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào. Tâm lý học hiện đại đã mang đến cho chúng ta 'Hệ Thống Cấp Bậc Về Nhu Cầu Của Maslow', và trong thời trung cổ mang đến cho chúng ta 'Sự Tiến Triển Của Người-Đi-Hành-Hương Của Bunyan', và còn của những người khác nữa. Cũng có rất nhiều thí dụ không-thuộc-về nền văn hóa Tây Phương, thí dụ như lý thuyết Phật Giáo về các loại cái-biết (thức). 

CHÍN LOẠI CÁI-BIẾT (THỨC)

Đạo Phật dạy rằng có 9 loại cái-biết (thức). Sự giảng dạy nầy cho chúng ta một phương tiện, để hiểu biết về sự nhận thức của con người, và làm thế nào để chúng ta kết nối với thế giới, và với vũ trụ rộng lớn chung quanh. Lý thuyết nầy đã thành hình, qua 2500 năm học tập, và nghiên cứu về bản chất của tâm, và vòng sinh tử luân hồi của sự sinh ra, sự sống, và cái chết.

NĂM LOẠI CÁI-BIẾT (THỨC) ĐẦU TIÊN - NĂM CÁI-BIẾT XỬ DỤNG CÁC GIÁC QUAN CỦA CHÚNG TA

Năm loại cái-biết (thức) đầu tiên là các cái-biết của các loại giác quan liên-hệ đến thân thể chúng ta. Năm loại nầy, theo thứ tự, gồm có cái-biết thấy, cái-biết nghe, cái-biết ngửi, cái-biết nếm, và cái-biết xúc chạm (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, và thân thức). Tùy thuộc vào sức mạnh của nguồn-phát-xuất đến các giác quan, chúng ta sẽ có những sự nhận thức khác nhau về những cái-biết, vào các thời điểm khác nhau.

CÁI-BIẾT THỨ SÁU - CÁI-BIẾT CỦA Ý (Ý THỨC)

Cái-biết thứ sáu là sự phối hợp và sự thực hiện các thông tin từ mọi giác quan khác nhau để cho chúng ta có một sự tổng hợp mạch lạc, và toàn bộ - loại cái-biết nầy tương ứng chặt chẽ với khái niệm về 'sự nhận biết' của Tây Phương. Đối với hầu hết mọi người, sáu loại cái-biết nầy là những loại mà chúng ta dành phần lớn thời gian, để thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.

CÁI-BIẾT THỨ BẨY - CÁI-BIẾT CỦA CÁI-TÔI (MẠT-NA THỨC)

Đây là loại cái-biết mà hướng vào trong tâm của chúng ta, chứ không phải nhìn ra bên ngoài. Loại cái-biết của cái-tôi, thuộc về tâm nầy (tâm tiếng Phạn là mano) là có liên quan đến sự-nhận-biết cái-tôi, và có khả năng để phân biệt giữa điều thiện và điều ác.

CÁI-BIẾT THỨ TÁM - CÁI-BIẾT VỀ NƠI-CƯ-TRÚ CỦA NGHIỆP (TÀNG THỨC, A-LẠI-YA THỨC)

Bên dưới bẩy loại cái-biết nói trên, những người Phật Tử tin rằng có một loại cái-biết về nghiệp, cái-biết thứ tám nầy gọi là a-lại-ya. Điều nầy tương quan với những gì tâm lý học hiện đại gọi là vô-thức. Cái-biết nầy chứa tất cả các việc-làm thiện-lành, và các việc-làm ác-độc, cũng như các nghiệp (những kinh nghiệm) của các tiền-kiếp quá khứ, và kiếp hiện tại. Không giống như bẩy cái-biết đầu tiên, chúng sẽ bị tiêu hủy đi sau khi chúng ta chết, cái-biết về nghiệp (a-lại-ya) sẽ còn tồn-tại sau khi chúng ta chết. Cái-biết nầy là kho-chứa-hàng, hoặc là cái-biết không-bao-giờ-bị-tiêu-hủy. Đây là loại cái-biết, nơi mà hiện tượng tâm-linh xảy ra.

CÁI-BIẾT THỨ CHÍN - CÁI-BIẾT NGUYÊN-CHẤT, KHÔNG-PHA-TRỘN

Nằm sâu hơn cả cái-biết về-nghiệp (a-lại-ya), là cái-biết nguyên-chất, không-pha-trộn amala. Cái-biết nầy không-còn sự-ô-nhiễm của nghiệp, và do đó được gọi là cái-biết nguyên-chất, không-pha-trộn căn bản. Đây là nền tảng căn bản của mọi cuộc sống. Trong cái-biết nguyên-chất, không-pha-trộn amala nầy, bản chất thật sự của chúng ta tồn tại hài hòa với cuộc sống của chính vũ trụ. Cái-biết nầy rất là mạnh mẽ, và chúng tathể đạt được bằng sự giác ngộ.

Khái niệm Phật Giáo về chín loại cái-biết cho chúng ta một khuôn mẫu tuyệt vời để noi theo, và để chuyển hóa. Lời Phật Dạy về sự liên kết chặt chẽ của các sinh vật, chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng, những sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của chúng ta, sẽ dẫn tới sự thay đổi tích cực của những người khác - bởi vì, chúng ta đều được kết nối với nhau như vô số các đĩa-xích cùng lăn tròn ăn khớp với nhau (đĩa-xích còn gọi là bánh-răng, thí dụ, chúng ta thấy nơi bàn đạp của xe đạp, đĩa-xích lăn tròn trên sợi dây-sên-xích).

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚNG TA TIẾN TRIỂN QUA CHÍN LOẠI CÁI-BIẾT (THỨC)?

Lịch sử lâu đời của Phật Giáo là sự quan sát về tâm và sự phát triển cá nhân. Truyền thống nầy có nhiều kỹ thuật tâm linh đã được phát triển qua hàng triệu năm, tuy nhiên, điều mà mọi người có thể tiếp cận dễ dàng nhất là qua thiền định. Để học hỏi về thiền, bạn không cần phải tu hành theo đạo Phật - ngày nay, nhiều người đến từ các tầng lớp xã hội khác nhau, đến từ các nền văn hóa khác nhau, đã thực hành thiền, và thiền định đã mang đến cho họ nhiều lợi ích, và thiền định đã được giúp đỡ, và hỗ trợ bởi các nghiên cứu khoa học hiện đại.

Thiền định cho phép chúng ta hiểu biết sâu sắc về các loại cái-biết của chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu thiền định, chúng ta bắt đầu từ cái-biết của cái-tôi (loại thứ bẩy), sau một thời gian thiền định, chúng ta có thể tiến đến cái-biết về-nghiệp (loại thứ tám). Cái-biết về-nghiệp vượt lên trên những giới hạn của cá nhân, lúc mà chúng ta bắt đầu tới gần năng lực của nghiệp. Khi chúng ta thay đổi tích cực năng lực của nghiệp, chúng ta sẽ nhận thấy các tác động tích cực đến những người chung quanh chúng ta, và chúng ta sẽ thấy mình đang phát triển lòng từ bi, và chúng ta đang phát triển sự-nhận-biết về thân tâm của chính mình

Source-Nguồn: http://operationmeditation.com/discover/levels-of-consciousness-a-buddhist-perspective/

Levels Of Consciousness


Throughout the ages all cultures and religions throughout the world have struggled with the question of how we can grow and develop as individuals. Modern psychology has brought us ‘Maslow’s hierarchy of needs’, the middle ages brought us Bunyan’s “the Pilgrim’s Progress’ and there are many others. There are many examples in non-Western cultures also, including the Buddhist theory of Levels of Consciousness.

9 LEVELS OF CONSCIOUSNESS

Buddhism teaches that there are 9 levels of Consciousness. The teaching offers a means of understanding of human awareness and how we are connected to the world and the wider universe. The theory has come about from 2500 years of study and investigation into the nature of our inner selves and the endless cycle of birth, life and death.

THE FIRST 5 LEVELS – USING OUR SENSES

The first 5 levels of consciousnesses are your bodily senses. In order these are sight, hearing, smell, taste and touch. Depending on the strength of the input of these senses, you will have differing awareness of these consciousnesses at different times.

THE 6TH LEVEL – THE MIND

The 6th level of consciousness is the layer that integrates and processes the information from the various senses into a coherent whole – this level corresponds closely with the western concept of ‘the mind’. For most people, these first 6 levels of consciousness are where we spend most of our time in performing daily activities.

THE 7TH LEVEL – YOUR INNER LIFE

This is the first level of consciousness that is inner looking rather than focused outwards. This 7th level or ‘mano’ (Sanskrit) is concerned with the sense of self, and of your ability to distinguish between good and evil.

THE 8TH LEVEL – WHERE KARMA RESIDES

Below these 7 levels, Buddhists believe that there is an 8th level – the ‘alaya’ consciousness. This correlates with what modern psychology would call the unconscious mind. In this level is stored all the good and the evil deeds, as well as all the experiences of past and present lifetimes – the karma. Unlike the first 7 levels of consciousness, which are destroyed upon death of the physical body, the alaya persists past death. It is also called the ‘storehouse’ or never-perishing consciousness. It is at this level that spiritual phenomena occur.

THE 9TH LEVEL – PURE CONSCIOUSNESS

Deeper even than the alaya consciousness there exists a layer of consciousness termed the ‘amala’ consciousness. This level is free from the impurities of karma and is therefore called the fundamental pure consciousness. This is the fundamental basis of all life. In this amala consciousness the true eternal self can exist in harmony with the life of the cosmos itself. This level is greatly powerful and attained by reaching enlightenment.

The Buddhist concept of the 9 levels of consciousness gives a great template for living your life and for transformative change. The Buddhist teaching of the close interconnectedness of all living things shows also how changes you make for the better in your life lead to positive changes in others – as we are all connected like myriad cogwheels.

HOW CAN YOU PROGRESS THROUGH THE 9 LEVELS OF CONSCIOUSNESS?

Buddhism comes from a long history of introspection and personal growth. This tradition has many spiritual techniques that have been developed over the millennia, but the most accessible to most people is meditation. To learn meditation you do not have to be a practicing Buddhist – meditation is practiced these days by people from all walks of life and all cultural backgrounds and has many benefits which have been backed up by modern scientific study as well.

Meditation allows you to deepen your level of consciousness. In the beginning you will start at level 7, but with meditation you will soon find yourself being able to move into the 8th level. The 8th level of consciousness transcends the limits of the individual as you begin to access the energy of karma. Changing your karmic energy for the better will have a positive impact on those around you too and you will find yourself growing in compassion and self-awareness.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 140079)
16/11/2010(Xem: 41294)
30/10/2010(Xem: 50892)
20/11/2010(Xem: 123518)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.