Duy Thức Tam Thập Tụng

06/05/20205:14 SA(Xem: 13073)
Duy Thức Tam Thập Tụng

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG
(30 BÀI TỤNG CỦA DUY THỨC)
Tác giả Thế Thân
Thích Thắng Hoan giảng giải.

Duy-Thuc-Tam-Thap-Tung-HT-Thich Thang Hoan*- Lời Vào Đề:

      Kính thưa quý đọc giả thân mến, tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ Tát Thế Thân đã được rất nhiều Hoà Thượng, Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni hữu học dịch giải ra Việt Ngữ và cũng đã trình bày qua nhiều lăng kính tư tưởng sáng tạo và nhờ đó nền văn học Duy Thức càng ngày trở nên càng phong phú. Theo lẽ tôi không cần phải dịch lại nữa thêm thừa, nhưng sau khi đọc lại toàn bộ Duy Thức Tam Thập Tụng và nhìn qua các lối dịch giải của những bậc cao minh, tôi bỗng nhiên phát hiện thêm một tư tưởng mới của một khía cạnh khác từ bộ Duy Thức này. Tôi liền mạo muội dịch giải lại lần nữa để góp vào văn học Duy Thức thêm phần phồn vinh, nhất là để cống hiến đến quý đọc giả một cái nhìn mới mẻ không kém phần thú vị trên cuộc hành trình tham quan trong vườn hoa tư tưởng. Điều đặc biệt hơn nữa, nội dung của Duy Thức Tam Thập Tụng được diễn đạt qua bốn lãnh vực, lãnh vực Duy Thức Tướng, lãnh vực Duy Thức Tánh, lãnh vực Duy Thức Hạnh và lãnh vực Duy Thức Quả.

1-    Lãnh vực Duy Thức Tướng: kể từ bài tụng thứ 1 đến bài tụng thứ 20, đều trình bày rõ nét về Duy Thức Tướng, tức là chỉ rõ sự sinh hoạt của Duy Thức;

2-    Lãnh vực Duy Thức Tánh: kể từ bài tụng thứ 21 đến bài tụng thứ 25, đều  trình bày đặc tánh của Duy Thứcgiá trị của mỗi đặc tánh.

3-    Lãnh vực Duy Thức Hạnh: kể từ bài tụng thứ 26 đến bài tụng thứ 28, đều trình bày phương pháp và tiến trình tu tập Duy Thức Quán.

4-    Lãnh vực Duy Thức Quả: kể từ bài tụng thứ 29 đến bài tụng thứ 30. Đều trình bày sự thành quả tu tập của Duy Thức Quán.

      Có thể khẳng định, Duy Thức Tam Thập Tụng là một tác phẩm vô cùng quý giá cho những ai muốn bước vào khu rừng Duy Thức và nó cũng là kim chỉ nam định hướng đức tin cho cuộc hành trình nhận thức khỏi bị lầm đường lạc lối. Người tu học muốn có đức tin chân chánh nên gối đầu tác phẩm này. Tôi chân thành xin gởi đến quý đọc giả bốn phương món quà thân thương trao tặng.

Dịch giải xong ngày 20 tháng 9 năm 2019.

Trung Tâm Phiên DịchSáng Tác.
Chùa Quật Quang
Thích Thắng Hoan.

 

 I.- Lược Sử: Tiểu sử sơ lược của ngài Thế Thân.

      Tiểu sử của ngài Thế Thân đã được rất nhiều sách sử giải thích tường tận và cũng được rất nhiều nhà giải thích chi li sâu xa, cụ thể được thấy trên mạng. Ở đây, nhất là trong chủ đề này, không cần giải thích thêm thừa, tôi chỉ ghi lại sơ lược tiểu sử của Ngài để làm môi trường duyên khởi vào đề cho sự giảng giải Duy Thức Tam Thập Tụng của ngài sáng tác.

      Thế Thân là một vị Bồ Tát, có tên nữa là Thiên Thân, sanh tại Bá Lộ Sa (Purusapura), bây giờ là thành phố Peshawar thuộc vương quốc Kiều Đà La (Gandhara) nơi Bắc Ấn; Ngài sanh vào khoảng 316 Tây Lịch, tức là năm 860 sau đức Phật tịch diệt. Ngài là người con thứ hai của gia đình Bà La Môn, cha là Kiều Thi Ca (Kausika), mẹ là Tỷ Lân Trì (Virinci).

      Ngài có một người anh và một người em gái, người anh là Vô Trước (Asanga), thuộc tu sĩ Đại Thừa, người em gái là Tỷ Lân Trì Tử (Virincivatsa), lại ttheo Tiểu Thừa.

      Ngài trước kia cũng theo Tiểu Thừa, sáng tác bộ luận gọi là Câu Xá Luận, có chỗ gọi là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, về sau Ngài theo Đại Thừa trước tác trên 300 bộ luận, trong đó có bộ luận gọi là Duy Thức Tam Thập Tụng, là bộ luận xuất sắc nhất, làm nền tảng căn bản cho Tông Phái Duy Thức (Duy Thức Tông). Duy Thức Tam Thập Tụng, trong đó bao gồm Tánh, Hạnh, Quả; Tánh là Duy Thức Tánh (thể tánh của Duy Thức), Hạnh là Duy Thức Hạnh (phương pháp tu hành của Duy Thức) và Quả là Duy Thức Quả là sự chứng quả của Duy Thức). Giờ đây chúng ta tìm hiểu nghĩa lý của Duy Thức Tam Thập Tụng.

II.- Vào Đề:

1.- Bài Tụng Thứ Nhất:

Chữ Hán:

Do giả thuyết ngã pháp

Hữu chủng chủng tướng chuyển

Bỉ y thức sở biến

Thử năng biến duy tam.

Nghĩa danh từ:

Do: lý do, nguyên nhân;

Giả thuyết: tạm nói đến, tạm đề cập đến;

Ngã Pháp: ngã tướngpháp tướng;

Bỉ: chỉ cho ngã pháp

Y: nương tựa,

Thức: tâm thức

Y Thức: nương nơi tâm thức

Sở: để, nơi chỗ,

Biến: biến hiện

Sở Biến: để biến hiện ra

Thử: chỉ cho tâm thức

Năng: năng lực, công năng,

Biến: biến hiện, chuyển biến hiện ra    

Năng Biến: năng lực biến hiện

Duy: chỉ có

Tam: số ba.

Duy tam: chỉ có ba loại.

Nghĩa Bài Tụng:

     Lý do (do) tạm nói đến (giả thuyết) ngã pháp nào, tức thì có (hữu) tướng ngã, tướng pháp đó chuyển biến hiện ra. Ngã tướng pháp tướng đó (bỉ) đều nương nơi Tâm Thức (y thức) để biến hiêän. Năng lực biến hiện (năng biến) của Tâm Thức đó (thử) gồm có ba loại (duy tam).

Giải thích bài Tụng: 

     Mỗi lần chúng ta bàn đến ngã pháp nào, tức thì ngã tướng, pháp tướng đó chuyển biến hiện ra ngay trong đầu não chúng. Thí dụ: chúng ta nói đến Hoà thượng Thích Thiện Hoa, Hoà Thượng Thích Thanh Từ... tức thì hình tướng Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, Hoà Thượng Thích Thanh Từ (Ngã Tướng) hiện ra ngay trong đầu não chúng ta. Cũng giống như thế chúng ta đến thành phố Sài Gòn, thành phố Nha Trang... tức thì hình tướng thành phố Sài Gòn, thành phố Nha Trang hiện ra ngay trong đầu não chúng ta. Từ đó mới có hai câu: “Do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển”.

      Ngã tướng, pháp tướng đó đều nương nơi Tâm Thức để biến hiện, nếu như khôngTâm Thức để biến hiện thì chúng ta không thể nhớ lại những hình ảnh, những công trình học hỏi, những kiến thức tích lũy mấy chục năm qua mà chúng ta muốn nhớ. Cho nên mới có câu: “Bỉ y thức sở biến”. Tâm Thức mới có năng lực để biến hiện, ngoài Tâm Thức này ra không ai có năng lực để biến hiện, cho nên gọi là Duy Thức.  Năng lực biến hiện của Tâm Thức chia làm ba loại, cho nên  có câu: “Thử năng biến duy tâm”. Bài Tụng này là vào đề của Duy Thức Tam Thập Tụng. Đây là ý nghĩa bài Tụng thứ nhất.

2.- Bài Tụng Thứ Hai:

Chữ Hán:

Vị: Dị Thục, Tư Lương

Cập Liễu Biệt Cảnh Thức

A Lại Da Thức

Dị Thục, Nhất Thiết Chủng.

Nghĩa danh từ:

Vị: gọi là, đấy là

Dị Thục: Thức Dị Thục

Tư Lương: Thức Tư Lương

Cập: và

Liễu Biệt Cảnh Thức: Thức Liễu Biệt Cảnh

Sơ: đầu tiên

A Lại Da: Thức A Lại Da

Dị Thục: Thức Dị Thục

Nhất Thiết Chủng: Thức Nhất Thiết Chủng.

Nghĩa bài tụng:

Đấy là Thức Dị Thục, Thức Tư Lương và Thức Liễu Biệt Cảnh. Đầu tiên Thức A Lại Da, Thức Dị Thục và Thức Nhất Thiết Chủng.

Giải thích bài tụng:

      Bài Tụng này trình bày danh xưng của mỗi Tâm Thức; trước hết là Tâm Thức Dị Thục. Tâm Thức này là căn cứ nơi nhân quả mà đặt tên. Dị là chưa, Thục là chín mùi, kết thành hoa quả; Nhân Dị Thụchạt giống chưa kết thành hoa quả; Nhân Dị Thục (hạt giống) muốn thành hoa quả thì phải nhờ Thức Dị Thục đứng ra xây dựng, Thức Dị Thục nếu không đứng ra xây dựng hoặc xây dựng, nữa chừng rút lui thì Nhân Dị Thục đó không thể thành hình; thí dụ: Trứng gà (nhân dị thục) nếu không có Thức Dị Thục đứng ra xây dựng thì không thể thành gà con; noãn châu của người mẹ (nhân dị thục), nếu không có Thức Dị Thục đứng ra xây dựng thì không thể sanh con, biến thành kinh nguyệt, nếu xây dựng nữa chừng rút lui thì bị hư thai; hạt đậu xanh (nhân dị thục) khi nẩy mầm, nếu không có Thức Dị Thục đứng ra xây dựng thì không thành hoa trái, trở thành mất giống... Căn cứ nơi Nhân Dị Thục (hạt giống) mà đặt tên cho Thức Dị Thục.

      Thức Tư Lươngtâm thức so đo chấp trước, tính toán lợi hại và không lợi hại (vô ký). Đối với quả tướng, Thức này so đo chấp ngãchấp pháp, đây là tôi, kia không phải là tôi; đây là nhà của tôi, kia là không phải là nhà của tôi. Tính toán hơn thưa, đây là quyền lợi của tôi, kia là không phải quyền lợi của tôi... Còn đối với chủng tử tướng trong Thức Tạng, Thức này chấp trước, nghĩa là quản lý tất cả chủng tử thiện ácvô ký, so đo phân loại sắp xếp chủng tử  thiện theo loại thiện, chủng tử ác theo loại ác, chủng tử vô ký theo loại vô ký; tính toán lợi hại và không lợi hại (vô ký), chủng tử nào lợi ích đi theo giống của nó để thành quả lợi ích, chủng tử nào tổn hại đi theo giống của nó để thành quả tổn hại, chủng tử nào không lợi hại (vô ký) đi theo giống của nó để thành quả không lợi hại (quảvô ký). Con người nếu không có Thức này quản lý tất cả hồ sơ tu học trong Thức Tạng thì bao nhiêu công trì đào luyện đều bị tan biến tiêu mất.

      Thức Liễu Biệt Cảnh; Liễu là rõ rành, tường tận; Biệt là phân biệt để hiểu biết; Cảnh là cảnh tướng đối tượng; Thức Liễu Biệt Cảnh nghĩa là tâm thức phân biệt những cảnh tướng đối tượng một cách tường tận để hiểu biết. Thức Liễu Biệt Cảnh là danh xưng chung, trong đó bao gồm có sáu loại:

      1.- Nhãn Thức phân biệt hiểu biết sắc trần,

      2.- Nhĩ Thức phân biệt hiểu biết thinh trần,

      3.- Tỷ Thức phận biệt hiểu biết hương trần

      4.- Thiệt Thức phân biệt hiểu biết vị trần

      5.- Thân Thức phân biệt hiểu biết xúc trần,

      6.- Ý Thức phân biệt hiểu biết pháp trần.

      Sáu Tâm Thức này gọi chung là Thức Liễu Biệt Cảnh.

      Tiếp theo, đầu tiên là Thức A Lại Da, Thức này gồm có ba tên: A lại Da, Dị ThụcNhất Thiết Chủng.  

      Trước hết, A lại Da, dịch âm tiếng Phạn là Alaya, nghĩa là Thức Tạng, tức là Thức tàng trử, Tâm Thức này có công năng dùng làm kho chứa tất cả chủng tử thiện ácvô ký của vạn pháp trong thế gian. Đây là chỉ cho thể tánh của Tâm Thức.

      Thức Dị Thục, như trên đã giải thích, là tên khác của Thức A lại Da, tức là phần tác dụng của Thức A Lại Da an trụ vào Nhân Dị Thục để sanh thành, Thức này cũng gọi là Kiến Phần (phần tác dụng) của Thức A lại Da.

      Thức Nhất Thiết Chủng cũng là tên khác của Thức A lại Da, là căn cứ nơi tất cả chủng tử mà đặt tên cho Thức này, nguyên vì tất cả chủng tử của vạn pháp ngoài Thức này tàng trử, không có Thức nào vật nào thay thế, nên gọi là Thức Nhất Thiết Chủng. Đây là ý nghĩa bài Tụng thứ hai.

3.- Bài Tụng Thứ 3:

Chữ Hán:

Bất khả tri chấp, thọ,

xứ, liễu, thường dữ Xúc,

Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư,

tương ưng duy Xả Thọ.

Nghĩa danh từ:

Bất khả tri: không thể biết được,

Chấp: giữ gìn, bảo trì,

Thọ: tiếp nhận,

Xứ: nơi chốn,

Liễu: rõ rành, tường tận,

Thường: luôn luôn,

Dữ: cùng với

Xúc: tiếp xúc,

Tác Ý: móng tâm chú ý,

Thọ: tiếp nhận,

Tưởng: nghĩ tưởng,

Tư: hành động

Tương Ưng: quan hệ

Duy: chỉ có

Xã Thọ: bỏ tiếp nhận, tức là Vô Ký

Nghĩa bài Tụng:

      Không thể biết được một cách tỏ tường (liễu), nơi chốn (xứ) phát sanh những chủng tử ảo giác (ảnh tử lạc tạ) mà Thức A lại Da này tiếp nhậnbảo trì. Thức này luôn luôn (thường) quan hệ (tương ưng) với các Tâm Sở như: Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư; đặc biệt nó (Thức A lại Da) chỉ quan hệ với Xả Thọ (vô ký).

Giải thích bài Tụng:

      Tâm thức A lại Da không thể biết được một cách tỏ tường (liễu) nơi chốn (xứ) phát sanh những chủng tử ảo giác mà nó tiếp nhận (thọ) và bảo trì (chấp). Nguyên do Thức này không thể hiểu biết trực tiếp các cảnh giới bên ngoài, vì bị năm Tâm sở Biến Hành ngăn cách và bao che. Tâm thức A lại Da cũng như ông vua làm chủ hiểu biết (tân vương); năm tâm sở Biến Hành cũng như năm ông cận thần bao quanh ông vua; ông vua muốn hiểu biết điều gì bên ngoài, nhưng không thể trực tiếp, phải qua sự báo cáo của năm ông cận thần. Năm ông cận thần báo cáo điều gì thì ông vua chỉ biết điều đó, ngoài ra không thể hiểu biết điều nào khác. Cũng thế, Tâm thức A lại Da chỉ có khả năng hiểu biết những chủng tử ảo giác bên ngoài do năm Tâm sở Biến Hành cung cấp, ngoài ra Tâm Thức này bất lực. Năm Tâm sở Biến Hành gồm có: Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng và Tư. Riêng Tâm sở Thọ gồm ba loại: Lạc Thọ, Khổ ThọXả Thọ (Vô Ký); nhưng Tâm thức A Lại Da chỉ quan hệ với chủng tử Xả Thọ (vô ký) để hiểu biết.

4.- Bài Tụng Thứ Tư:

Chữ Hán:

Thị Vô Phú, Vô Ký,

Xúc đẳng diệc như thị,

Hằng chuyển như bộc lưu,

A La Hán vị xả.

Nghĩa danh từ:

Thị: là

Vô Phú: không bị ngăn che,

Vô Ký: không nhất định thiện hay ác,        

Xúc: tiếp xúc, là chỉ cho Tâm sở Xúc,

Đẳng: vân vân,

Diệc: cũng,

Như Thị: như thế,

Hằng: luôn luôn,

Chuyển: chuyển động,

Hằng chuyển: luôn luôn chuyển động,

Như: giống như,

Bộc lưu: thác nước đổ xuống dốc,

Vị: bậc, địa vị,

Xả: bỏ, hủy bỏ,

Nghĩa bài Tụng:

      Đặc tánh của Thức A lại Da là vô phú (không bị ngăn che), vô ký (không nhất định thiện hay ác) . Tâm sở Xúc vân vân cũng như thế. Thức này luôn luôn chuyển biến giống như dòng thác nước đổ xuống dốc. Đến địa vị A La Hán mới xả bỏ tên A Lại Da.

Giải thích bài Tụng:

      Đặc tánh của Tâm thức A Lại Da là không bị ngăn che (vô phú) và không nhất định thiện hay ác (vô ký, thuộc lại trung tính). Cho đến Tâm sở Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư, năm Tâm sở Biến Hành cũng đều giống như thế, nghĩa là cũng thuộc loại không bị ngăn che (vô phú) và không nhất định thiện hay ác (vô ký). Thức này luôn luôn chuyển biếndi động không ngừng, giống như dòng thác nước liên tục đổ xuống dốc. Khi tu đến địa vị A La Hán, tên Thức A lại Da mới xả bỏ chuyển thành trí tuệ Đại Viên Cảnh.

5.- Bài Tụng Thứ Năm:

Chữ Hán:

Thứ đệ nhị năng biến

Thị Thức danh Mạt Na

Y bỉ chuyển duyên bỉ

Tư lương duy tánh tướng.

Nghĩa danh từ:

Thứ: kế đến,

Đệ nhị: thứ hai,

Năng Biến: năng lực biến hiện,

Thị: là, tức là,

Thức danh Mạt Na: thức tên là Mạt Na.

Y: nương tựa,

Bỉ: kia, tức là chỉ cho Thức A Lại Da,

Chuyển: chuyển biến sanh khởi,

Vi: làm,

Tư Lương vi tánh tướng: Tư Lương làm tánh của Thức này.

Nghĩa bài Tụng:          

      Kế đến là Thức Năng Biến thứ hai; Thức này mang tên Mạt Na; nó nương nơi Thức A Lại Da để chuyển biến sanh khởitrở lại duyên chấp A lại Da làm ngã của mình. Đặc tánh của Tâm Thức này là so đo chấp ngã.

Giải thích bài Tụng:

      Tánh chất, ý nghĩagiá trị của Tâm Thức Tư Lương đã giải thích kỹ trong bài Tụng thứ hai. Bài Tụng ở đây chỉ trình bày rõ thêm đặc tánh của Tâm Thức này, theo bài tụng, nguồn gốc phát sanh ra tâm thức Tư Lương chính là kiến phần (phần tác dụng) của Tâm thức A la Lại Da, khi kiến phần thức này tác dụng chun vào nghiệp tướng mang tên Tư Lương để hình thành danh xưng. Thật ra kiến phần tâm thức A Lại Da không có vấn đề so đo chấp trước, nhưng vì trụ vào nghiệp tướng tư lương cho nên trở thành bệnh căn kiên cố. Thí dụ như, năng lượng điện của nhà điện (kiến phần A Lại Da) không có vấn đề phát hình (không có vấn đề tư lương), nhưng dòng điện chun vào máy phát hình (nghiệp tướng tư lương) liền trở thành điện phát hình (liền trở thành tâm thứ tư lương).

      Hơn nữa, Tâm thức Tư Lương luôn luôn chấp trước kiến phần tâm thức A Lại Da trong mỗi nghiệp tướng của con người, của chúng sanh hữu tình chấp làm bản ngã của mình. Nhưng thực tế, nhìn sâu thêm nữa, Kiến Phần Tâm thức A lại Da trong nghiệp tướng của mỗi con người, của mỗi chúng sanh hữu tình không phải là bản ngã, mà bản ngã đây chính là nghiệp tướng để Tâm thức Tư Lương so đo chấp trước. Từ đấy, Kiến Phần Tâm thức A Lại Da trong tự ngã được mệnh danh là Tâm thức Tư Lương.

6.- Bài Tụng Thứ Sáu:

Chữ Hán:

Tứ phiền não thường câu

Vị ngã si, ngã kiến,

Tịnh ngã mạn, ngã ái,

Cập dư xúc đẳng câu.

Nghĩa danh từ:

Tứ: là bốn,

Thường: luôn luôn,

Câu: tương ưng, quan hệ,

Vị: gọi là,

Cập: và,

Dư: ngoài ra,

Đẳng: vân vân.

Nghĩa bài Tụng: 

      Thức Năng Biến thứ hai (Mạt Na) thường quan hệ (thường câu) với bốn thứ phiền não như là: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. Cho đến (cập), ngoài ra (dư), nó còn quan hệ (câu) với năm Tâm Sở Biến Hành là Xúc vân vân.

Giải thích bài Tụng:

      Tâm Thức Tư Lương này cũng giống như Tâm Thức A lại Da cũng bị ngăn cách bao che của năm Biến Hành, không cho tiếp xúc thẳng với ngoại cảnh để hiểu biết, và Tâm Thức nếu muốn hiểu biết ngoại cảnh phải qua sự cung ứng và chỉ điểm của năm Biến Hành này. Hơn nữa nó còn bị bốn tức phiền não căn bản trực tiếp lôi cuốn không thể thoát ly. Bốn thứ phiền não gồm có: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. Ngã si, nghĩa là chấp ngã một cách ngu si, mệ muội, bảo vệ ngã một cách điên cuồng, không phân biệt phải quấy, đúng sai; Ngã Kiến, nghĩa là chấp ngã một cách kiên cố, không chịu sửa đổi, ai khuyên cũng không nghe; Ngã Mạn, nghĩa là kiêu căn, ngạo mạn cho ngã trên hết; Ngã Ái, nghĩa là chấp ngã một cách luyến ái, tìm mọi cách để cho bản ngã được thoả mãn.

7.- Bài Tụng Thứ Bảy:

Chữ Hán:

Hữu phú vô ký nhiếp,

Tùy sở sanh sở hệ,

A La hán, Diệt Định,

Xuất Thế Đạo vô hữu.

Nghĩa danh từ:

Hữu: có,

Phú; ngăn che,

Nhiếp: tiếp nhận, thuộc loại,

Tùy: tùy theo,

Sở: chỗ,

Hệ: liên hệ,

Đạo: con đường, đạo lý,

Vô Hữu: không có.

Nghĩa bài Tụng:

      Đặc tánh của Thức Mạt Na thuộc loại hữu phú (bị ngăn che), vô ký (không phải thiện, không phải ác). Tùy theo Thức A Lại Da sanh vào nơi nào (sở sanh) thì Thức này liên hệ sanh theo vào nơi đó (sở hệ). Khi đến quả vị A La Hán, Diệt Định và đạo Xuất Thế thì nó khhông còn nữa.

Giải thích bài Tụng:

      Tánh chất của tâm thức Mạt Na ở bài Tụng thứ năm đã giải thích rõ. Nhưng ở bài Tụng đây, đặc tánh (tánh đặc biệt) của Tâm Thức này thuộc loại vô ký, nghĩa nó không bị thiện ác ngăn che, lôi cuốn và nó còn quản lý tất cả chủng tử thiện ácvô ký khác. Nó đặc biệt chỉ bị bốn phiền não căn bản khống chế nên gọi là hữu phú; bốn phiền não căn bảnngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. Điều đáng chú ý, Tâm Thức này quan hệ trực tiếp đến Tâm thức A Lại Da, nghĩa là Tâm thức A lại Da sanh vào nơi nào thì nó liên hệ sanh theo vào nơi đó. Khi đạt đến quả vị A la Hán, vào định Diệt Tận, hay chức đạo xuất thế thì Tâm Thức này không còn tên Mạt Na nữa.

8.- Bài Tụng Thứ Tám:

Chữ Hán:

Thứ đệ tam Năng Biến,

Sai biệt hữu lục chủng,

Liễu cảnh vi tánh tướng,

Thiện, bất thiện câu phi.

Nghĩa danh từ:

Thứ: kế đến,

Đệ tam: thứ ba,

Năng biến: năng lực biến hiện,

Sai biệt: sai khác,

Hữu: có

Lục Chủng: sáu loại,

Liễu cảnh: hiểu biết tường tận trần cảnh,

Tánh: thể tánh, tánh chất,

Tướng: hình tướng.

Câu phi: đều không phải, không phải ác, tức là vô ký.

Nghĩa bài Tụng:

      Kế đến Thức năng biến thứ ba, gồm có sáu loại khác nhau, công dụng của nó là phân biệt tường tận tánh và tướng của các trần cảnh (các đối tượng) để hiểu biết. Đặc tánh của chúng nó đều quan hệ cả thiện, ác và vô ký.

Giải thích bài Tụng:

      Tâm Thức năng biến thứ ba trong bài Tụng thứ hai đã giải thích qua, ở đây, bài Tụng này chỉ trình bày đặc tánh sai biệt và những gì chúng nó quan hệ. Tâm thức Năng Biến thứ ba gồm có sáu loại, mang sáu tên khác nhau, như: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân ThứcÝ Thức. Sự hoạt động của chúng nó để hiểu biết đối tượng của những trần cảnh như sau:

      1.- Nhãn Thức hiểu biết sắc trần,

      2.- Nhĩ Thức hiểu biết thinh trần,

      3.- Tỷ Thức hiểu biết hương trần,

      4.- Thiệt Thức hiểu biết vị trần,

      5.- Thân Thức hiểu biết xúc trần,

      6.- Ý Thức hiểu biết pháp trần.

      Khả năng hiểu biết đối tượng các pháp của sáu Tâm Thức này; một sự vật (một pháp) dù lớn đến mấy hay nhỏ như thế nào, đối với sáu Tâm Thức này đều biểu tượng sáu khía cạnh khác nhau, gồm có: sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp. Trong sáu Tâm Thức này, mỗi Tâm Thức chỉ có khả năng hiểu biết một khía cạnh (một trần) của một pháp, ngoài ra không thể hiểu biết những khía cạnh khác như, thinh, hương, vị, xúc và pháp của pháp đó. Thí dụ, Nhãn Thức chỉ có khả năng hiểu biết sắc trần của một pháp mà không thể hiểu biết qua các trần khác, như thinh trần, hương trần, vị trần, xúc trầnpháp trần của pháp đó. Các Thức khác cũng đều giống như vậy, nghĩa là không thể biết những trần khác của một pháp ngoài khả năng của mình; cho đến Ý Thức chỉ có khả năng hiểu biết tánh chất, giá trịý nghĩa nơi mỗi trần của một pháp đó, ngoài ra không thể hiểu biết các pháp khác ngoài khả năng của mình, nếu không có năm Thức trước cung cấp hình ảnh năm trần của một pháp đó. Pháp Trần đối tượng của Ý Thức để hiểu biết chính là tánh chất, giá trịý nghĩa của mỗi trần nơi một sự vật do năm Thức trước cung cấp. Đặc biệt sáu Tâm Thức này quan hệ trực tiếp đến các pháp thiện, ác và vô ký (câu phi). Đây là đặc tánh của sáu Tâm Thức mà trong bài Tụng này trình bày.

9.- Bài Tụng Thứ 9:

Chữ Hán:

Thử Tâm Sở Biến Hành,

Biệt Cảnh, Thiện, Phiền Não,

Tùy Phiền Não, Bất Định,

Giai tam thọ tương ưng.

Nghĩa danh từ:

Thử: đây, này

Tâm Sở: những vật sở hữu của Tâm (Mental Factors)

Giai: đều

Tam: ba

Thọ: cảm thọ

Tương Ưng: quan hệ.

Nghĩa bài Tụng:

      Những Tâm Sở quan hệ với sáu Tâm Thức này gồm có: Biến Hành, Biệt Cảnh, Thiện, Phiền Não Căn Bản, Tùy Phiền NãoBất Định. Đối với ba Thọ, sáu Tâm Thức này đều quan hệ cả.

Giải Thích Bài Tụng:

      Những Tâm Sở (Mental Factors) quan hệ với sáu Tâm Thức gồm có: Biến Hành, Biệt Cảnh, Thiện, Phiền Não Căn Bản, Tùy Phiền NãoBất định. Những Tâm Sở Biến Hành chẳng những quan hệ sáu Tâm Thức mà còn quan hệ đến cả tám Tâm Thức. Trước hết:

*- Tâm Sở  Biến Hành (Omnipresent Mental Factors): những tâm sở này đều có mặt khắp vị trí, nghĩa là tám Tâm Thức ở đâu thì những Tâm Sở Biến Hành đều có mặt ở đó để hổ trợ. Tám Tâm Thức có mặt từ vô lượng kiếp về trước và mãi đến muôn đời về sau thì những Tâm Sở này cũng đi theo để hổ trợ; tám Tâm Thức có mặt trong ba cõi, chín địa thì những Tâm Sở này cũng đi theo để hổ trợ; tám Tâm Thức này có mặt tất cả mọi loài chúng sanh, từ phàm phu cho đến Thánh chúng thì những Tâm Sở này cũng có mặt để hổ trợ.

      *- Tâm Sở Biệt Cảnh (Determining mental factor): năm Tâm Sở này, mỗi loại sinh hoạt không quan hệ nhau, duyên lấy mỗi cảnh giới riêng biêt nhau và tạo nghiệp không giống nhau. Năm Tâm Sở Biệt Cảnh gồm có: Dục (Aspiration): là hy vọng, mong muốn; Thắng Giải (Belief): là phân giải mọi việc chính xác, tuyển chọn và tiếp nhận những vấn đề không lầm lẫn.

      *- Tâm Sở Thiện (Virtuous mental factor): là mười một Tâm Sở này chuyên cần trợ giúp chúng sanh làm việc lành. Chúng cũng là nền tảng căn bản cho sự giác ngộgiải thoát của những bậc xuất thế gian.

      *- Căn Bản Phiền Não (Root Affliction): sáu loại Tâm Sở này thường hay quấy nhiểu, thường làm não loạn tâm trí con người, khiến con người cũng như các chúng sanh hữu tình khác mất đi bản tánh sáng suốt của mình và chúng cũng là nguồn gốc của sanh tử luân hồi.

      *- Tuỳ Phiền Não (Secondary affliction): Hai mươi Tùy phiền não, cũng là một giống phiền não và những tâm sở này đều phát sanh và lệ thuộc sáu phiền não căn bản. Chúng nó trong đó mỗi loại sinh hoạt độc lập, riêng rẽ, không liên hệ với các tâm sở khác trong cùng một nhóm.

      *- Tâm Sở Bất Định (Changeable mental factor): những tâm sở này thuộc loại không nhất định thiện ác, chúng khi liên kết với các tâm sở thiện để chận đứng những điều ác phát sanh thì gọi chúng là thiện, và ngược lại, chúng liên kết với các tâm sở ác để ngăn chận những điều thiện không cho phát sanh thì gọi chúng là ác.

      Còn đối với ba Thọ, một trong năm tâm sở Biến Hành như: khổ thọ, lạc thọxả thọ, sáu Tâm Thức này đều quan hệ cả.

10.- Bài Tụng Thứ 10:

Chữ Hán:

Biến Hành Xúc đẳng,

Thứ Biệt Cảnh vị Dục,

Thắng Giải, Niệm, Định, Huệ,

Sở duyên sự bất đồng.

Nghĩa danh từ:

Sơ: đầu tiên, trước hết,

Đẳng: vân vân,

Thứ: kế đến,

Vị: gọi là

Sở Duyên: chỗ duyên đến, chỗ quan hệ,

Sự: sự việc, đối tượng,

Bất Đồng: không giống nhau.

Nghĩa bài Tụng:

      Đầu tiên Tâm sở Biến Hành gồm có: Xúc vân vân. Kế đến Tâm sở Biệt Cảnh  gồm có (vị): Dục, Thắng Giải, Niệm, Định và Huệ. Chỗ đối tượng để duyên của chúng thì không đồng nhau.

Giải thích bài Tụng:

      a/- Đầu tiên Tâm sở Biến Hành gồm có 5:

           1, Xúc (Contact): cảm xúc, trực xúc; cảm xúc, nghĩa là cảm giác qua sự tiếp xúc của Ý Thức; trực xúc, nghĩa là trự tiếp nhận thức qua sự tiếp xúc của  

               Mạt Na Thức.          

           2, Tác Ý (Mental engagement): nghĩa là sự móng tâm chú ý những đối tượng để hiểu biết.

           3, Thọ (Feeling): nghĩa là cảm nhận những ảnh tượng do cảm giác cung cấp. Thọ đây có ba loại: thọ khổ, thọ lạc, thọ không khổ không lạc.

           4, Tưởng (Discrimination), là suy tưởng, tưởng tượng những danh xưng (tên gọi), những ý nghĩa (tiểu thuyết), những hình tướng (cô Hằng Nga trên cung trăng) của một sự vật không biết đến, không thấy đến.

          5, Tư (Intention): nghĩa là quyết định và hành động, nghĩa là mình hành động những gì mình đã quyết định.

     b/- Tâm Sở Biệt Cảnh gồm có:

          1, Dục (Aspiration): là hy vọng, mong muốn, nghĩa là mong muốn hưởng thụ những cảnh vui thích và mong muốn xa lìa những cảnh khổ đau.

          2, Thắng Giải (Belief): nghĩa là phân giải sự việc chính xác minh bạch không lầm lẫn.

          3, Niệm (Mindfulness): nghĩa là nhớ nghĩ, hồi tưởng, nghĩa là tâm sở này khiến con nggười nhớ lại (hồi tưởng lại) những hình ảnh, những sự việc, những kỷ niệm thuộc về dĩ vãng.

          4, Định (Stabilization): là chuyên chú, tập trung tâm ý. Tâm sở này khiến con người tập trung tâm ý, chuyên chú vào một đối tượng, một vấn đề nào đó để nhận định chiều sâu của nó.

          5, Huệ (Knowledge= lens light): nghĩa là tâm sở này soi sáng những sự việc, những đối tượng nào đó, khiến cho chúng hiện bày một cách tinh tường và chuyển chúng sang tâm sở Xúc, đồng thời nhờ tâm sở Xúc trình diện cho Ý Thức để hiểu biết. Đối tượng mà năm Tâm Sở quan hệ (duyên) thì không đồng nhau.

11.- Bài Tụng Thứ 11:

Chữ Hán:

Thiện vị Tín, Tàm, Quý,

Vô Tham, đẳng tam căn,

Cần, An, Bất Phóng Dật,

Hành Xả cập Bất Hại.

Nghĩa danh từ:

Thiện: tâm sở Thiện,

Vị: gọi là,

Đẳng: vân vân,

Tam Căn: ba loại thuộc Căn Bản Phiền Não.

Cập: và

Nghĩa Bài Tụng:

      Tâm sở Thiện gồm có 11 loại: Tàm, Quý, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Ba Tâm Sở Vô Tham, Vô Sân, Vô Si thuộc loại căn bản (tam căn) để đối trị Tham, Sân, Si. Cần, An, Bất Phóng Dật, Hành Xả, và Bất Hại.

Giải thích bài Tụng:

Tâm sở Thiện gồn có 11 loại như:

      1, Tín (Faith): nghĩa là tin tưởng. Tâm sở này khiến con người luôn luôn tin tưởng một cách chân thành và chân chánh vào những điều mà họ đã quán xét kỹ lưỡng.

      2, Tàm (Shame): tự xấu hổ riêng mình. Tâm sở này khiến người tự trọng nên không dám làm những điều tội lỗi sợ mất thanh danh.

      3, Quý (Embarrassment): là thẹn với mọi người. Tâm sở này khiến con người   sợ dư luận của xã hội nên không dám làm những điều xấu ác.

      4, Vô Tham ( Non-Attachment): là không tham lam, nghĩa là không tham dđắm những cảnh dục lạc giả tạo trong thế gian.

      5, Vô Sân (Non-Hatred): là không sân hận, nghĩa là không nóng giận và ccũng không hận thù.

      6, Vô Si (Non-Ignorance): là không ngu si mê muội, nghĩa là đối trước mọi việc đều sáng suốt, phân biệt rõ chánh tà, chân vọng, không chút mờ ám mê muộilầm lẫn.

      Ba loại Vô Tham, Vô Sân, Vô Si là ba loại căn bản (tam căn) nhằm đối trị ba loại Tham, Sân, Si của phiền não căn bản.

      7, Cần (Effort) là tin tấn siêng năng, hăng hái tiến tới mãi không ngừng, siêng năng đoạn ác tu thiện. Những điều ác chưa sanh khiến không cho chúng sanh, những điều ác đã sanh khiến chúng tiêu diệt; những điều thiện chưa sanh khiến chúng phát sanh, những điều thiện đã sanh khiến chúng tăng trưởng.

      8, Khinh An (Pliancy): là nhẹ nhàng, an định, nghĩa là tâm sở này khiến con người trở nên thư thái, an nhiên tự tạiđiềm tĩnh trước những biến cố tai hoạ khiêu khích.        

      9, Bất Phóng Dật (Conscientiousness): là không buông lung, phóng túng, nghĩa là tâm sở này khiến con người mỗi khi sinh hoạt luôn luôn kềm chế thân tâm trong khuôn khổ đạo đức.

      10, Hành Xả (Equanimity): là hành động và buông bỏ, nghĩa là tâm sở này khiến con người hành động mà không chấp trước, không tự hào, không khoe khoan, không kể công với mọi người khi mình thi ân bố đức.

      11, Bất Hại (Non-Harmfulness): là không làm tổn hại, nghĩa là trạng thái tâm sở này thường hay thương xót, chia xẻ và ra tay hào hiệp cứu giúp chúng sanh.

12.- Bài Tụng Thứ 12:

Chữ Hán:

Phiền Não vị Tham, Sân,

Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến;

Tuỳ Phiền Não vị Phẩn,

Hận, Phú, Não, Tật, Xan,

Nghĩa danh từ:

Vị: gọi là

Nghĩa bài Tụng:

      Phiền não căn bản gồm có sáu loại: Tham, Sân, Si, Man, Nghi, Ác Kiến. Tùy Phiền Não gồm có 20 loại: Phẩn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan.

Giải thích bài Tụng:

      Bài Tụng này nội dung có hai loại Tâm Sở, như: Tâm sở Phiền Não Căn BảnTâm sở Tùy Phiền Não.

      a/- Trước hết, ý nghĩa Tâm sở Phiền Não Căn Bản như sau:

      1, Tham (Desire): là tham lam đắm nhiểm, nghĩa là đam mê chạy theo năm dục lạc của thế gian, như: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, không bao giờ biết đủ.

      2, Sân (Anger): là nổi nóng, giận dữ, nghĩa là tâm sở này khiến trong lòng con người trở nên khó chịu, bực dọc, thường hay tức giận, thù ghét khi họ gặp phải những hoàn cảnh trái nghịch khổ đau dồn dập đến.

      3, Si Mê (Ignorance): là ngu si, mê muội, nghĩa là tâm sở này khiến con người trở nên tối tâm, không sáng suốt trước mọi vấn đề thiện ác, tốt xấu, đúng sai của thế gian.

      4, Mạn (Pride): là khinh khi, ngạo mạn, nghĩa là tâm sở này khiến con người thường tỏ thái độ cao ngạo, hống hánh với mọi người chung quanh.

      5, Nghi (Doubt): là nghi ngờ do dự, nghĩa là tâm sở này thường khiến con người không tin tưởng vào những điều mà trước kia họ đã tin.

      6, Ác Kiến (Afflicted view): là kiến chấp những điều xấu xa tội lỗi, có hại cho mình và có hại cho mọi người chung quanh, chẳng những có hại cho đời này và còn có hại dẫn đến cả đời sau.     

      b/- Thứ đến ý nghĩa Tùy Phiền Não như sau:

      1, Phẫn (Belligerence): là phẫn nộ, tức giận, nghĩa là tâm sở này khiến con người  trở nên bực tức, bất an, không bình tỉnh sáng suốt mỗi khi đối diện trước những sự việc nghịch cảnh không tốt. Tâm sở này là chỉ cho sự hành động thô bạo của tâm sở sân.

      2, Hận (Resentment): là hờn ghét, thù hận, nghĩa là tâm sở này khiến con người ôm ấp mãi mọi oán thù và tìm mọi cách báo thù cho vơi cơn tức. Tâm sở này cũng chỉ cho hành động của tâm sở sân, nhưng ở trong trạng thái bình tỉnh, lạnh lùng.

      3, Não (Spite): là buồn phiền, buồn man mác, nghĩa là tâm sở này khiến con người nhớ lại những hoàn cảnh trái ngang, những cuộc sống phũ phàng, bất hạnh, do đó làm cho tâm trạng trở nên sầu khổ, phiền muộn, buồn trách và mãi sống ray rứt trong lòng. Tâm sở này cũng chỉ cho hành động của tâm sở sân, nhưng ở trạng thái tự trách.

      4, Phú (Concealment): là che dấu tội lỗi không cho người khác biết. Tâm sở này chỉ cho hành động của tâm sở si mê.

      5, Tật (Jealousy): là tật đố, ganh ghét, ganh tỵ, hiềm khích, nghĩa là tâm sở này khiến con người thường ganh ghét, đố kỵ những người có tài năngđịa vị hơn họ và tìm mọi cách bêu xấu họ trước quần chúng.

      6, San (Miserliness): là bỏn xẻn, keo kiết, nghĩa là tâm sở này khiến con ngườitiền của, có pháp hay, có nghề giỏi thường hay che dấu (dấu nghề) không muốn cho ai biết.

13.- B ài Tụng Thứ 13.

Chữ Hán:

Cuống, Xiểm dữ Hại, Kiêu,

Vô Tàm cập Vô Quý,

Trạo Cử dữ Hôn Trầm,

Bất Tín tịnh Giải Đãi.

Nghĩa danh từ:

Dữ: cùng với,

Cập: và,

Tịnh: bao gồm

Nghĩa bài Tụng:

Dối trá, dua nịnh, cùng với làm tổn hại kẻ khác, kiêu căng, không biết tự hổ và không biêát thẹn với mọi người, lao chao cùng với hôn mê, không tin tưởng bao gồm  lười biếng.

Giải thích bài Tụng:

      7, Cuống (Deceit): là dối trá xảo quyệt, nghĩa là tâm sở này thường khiến con người nói năng khéo léo, hành động xảo quyệt để dối gạt và qua mặt mọi người nhằm mục đích kiếm chút danh vọng, quyền lợi.

      8, Xiểm (Dissimulation): là bợ đỡ, nịnh hót, nghĩa là tâm sở này khiến con người thường hành động nịnh hót, bợ đỡ những kẻ có thế lực, có địa vị trong xã hội với mục đích cầu cạnh tiền tài, danh vọng.

      9, Hại (Harmfulness): làm tổn hại, nghĩa là tâm sở này thường xúi giục con người thích chém giết, thích hành hạ và bức não chúng sanh bằng mọi hình thức.

     10, Kiêu (Haughtiness): là kiêu căng, ngạo mạn, nghĩa là tâm sở này thường xúi giục con người hay kiêu cách, ngạo nghễ, nhìn quần chúng dưới đôi mắt thấp hèn. Có sáu loại kiêu cách:

            a/- Không bệnh tật kiêu,

            b/- Trẻ tuổi hơn người kiêu,

            c/- Sắc đẹp kiêu,

            d/- Quý phái kiêu,

            h/- Giàu sang kiêu,

            k/- Học nhiều, biết nhiều kiêu.

     11, Vô Tàm (Non-Shame): là không tự biết xấu hổ, nghĩa là tâm sở này thường xúi giục con người không biết thẹn với lương tâm, không biết tôn trọng nhân cách và không biết giữ gìn phẩm giá của chính mình.

      12, Vô Quý (Non-Embarrassment): là không biết thẹn với mọi người, nghĩa là tâm sở này thường xúi giục con người mỗi khi hành động tội lỗi hay sái quấy, không sợ ai chê trách, bình phẩm, phê phán, khinh khi.

      13, Trạo Cử (Excitement): là lao chao, không điềm tĩnh, nghĩa là tâm sở này điều khiển thân tâm con người luôn luôn chao động, không yên tịnh. Người trạo cử có ba cánh:

            a/- Về thân thể, cử chỉ lăng xăng, đi đứng không đầm thấm,

            b/- Về miêng lưỡi, nói năng bậy bạ, tục tĩu,

            c/- Về tâm ý, tư tưởng nhảm nhí, vẩn vơ.

      14, Hôn Trầm (Slow Lethargy): là tối tâm, trầm trệ, nghĩa là tâm sở này thường khiến thân tâm con người trở nên mờ mịt đần độn, hiểu biết chậm chạp, cạn phớt, khhông sâu sắc, linh hoạt.

      15, Bất Tín (Non-Faith): là không tin tưởng, nghĩa là tâm sở này thường khiến con người hay nghi ngờ, thắc mắc những điều chưa thông suốt và những điều chưa có khả năng thông suốt, người đời thường cho họ là người đa nghi.

      16, Giãi Đãi (Laziness): là lười biếng trễ nải, nghĩa là tâm sở này thường khiến con người sanh tâm lười biếng, không chuyên cần trong việc học hỏi, không tin tấn trong việc tu tập để có trí tuệ sáng suốt

14.- Bài Tụng Thứ 14.

Chũ Hán:

Phóng Dật cập Thất Niệm,

Tán Loạn, Bất Chánh Tri.

Bất Định dữ Hối, Miên,

Tầm, Tư, nhị các nhị.

Nghĩa danh từ:

Cập: và,

Dữ: cùng với,

Nhị: hai

Các: mỗi

Nhị Các Nhị: nghĩa là trong hai loại Tâm Sở, mỗi loại có hai thứ.

Nghĩa bài Tụng:

      Buông lung và mất chánh niệm, rối loạn,  không hiểu biết chân chánh. Tâm Sở không nhất định cùng với hối hận, ngủ nghỉ, tìm cầu, xét đoán chính chắn. Trong Tâm Sở Bất Định có hai loại (nhị):  loại thứ nhất có hai tâm sở:  hối hận và ngủ nghỉ; loại thứ hai có hai tâm sở: tìm cầu và xét đoán chính chắn. Mỗi tâm sở một trong hai loại có hai thứ (các nhị): thiện và ác.

Giải thích bài Tụng:

      17, Phóng Dật (Non- Conscientiousness): là buông lung, phóng túng. Tâm sở này khiến con người buông lung vọng niệm, không thích bị kềm chế trong khuôn khổ luật pháp, không thích ai điều khiển chỉ huy; phóng túng chạy theo dục lạc giả tạo của thế gian.

      18, Thâát Niệm (Forgetfulness): là mất chánh niệm, nghĩa là hay quên lãng. Trạng thái tâm sở này thường khiến con người hay quên lãng những việc quá khứ và không ghi nhớ những việc cần phải nhớ để phối kiểm cho chính xác.

      19, Tán Loạn (Distraction): là rối loạn, nghĩa là tâm trí không an định một chỗ. Tâm sở này thường khiến con người phân tán tư tưởng, suy nghĩ lung tung, nhớ nghĩ điều này chưa dứt khoát, lại nhớ sang điều khác.

      20, Bất Chánh Tri (Non-Introspection): là không hiểu biết chân chánh, nghĩa là tâm sở này thúc đẩy con người chạy theo những tà thuyết mê tín dị đoan.

      *- Bất Định nghĩa là những Tâm Sở thuộc loại không nhất định thiện hay ác. Những Tâm Sở này khi hợp tác với các Tâm Sở Thiện để chận đứng những điều tội ác không cho phát sanh thì được gọi là thiện, và ngược lại thì gọi là ác, cho nên mới có danh xưng Bất Định. Bất Định có bốn Tâm Sở: Hối, Miên, Tầm vàTư. Trong bốn Tâm Sở này chia làm hai loai (nhị): Hối Miên và Tầm Tư; trong hai loại, mỗi tâm sở cũng có hai thứ (các nhị): thiện và ác, nghĩa là Hối cũng hai: thiện và ác; Miên cũng có hai: thiện và ác; Tầm cũng có hai: thiện và ác; Tư cũng có hai: thiện và ác, do đó ý nghĩa chung gọi là Nhị Các Nhị. Tâm Sở Bất Định gồm có:

      1, Hối (Contrition): nghĩa là hối hận ăn năn việc đã làm; tâm sở này cũng chia làm hai phần: hối thiện và hối ác;

       *- Hối thiện: ăn năn hối hận những việc ác đã lỡ gây tạo, giờ đây biết hối hận, đó là hối thiện.

       *- Hối ác: những việc lành đã làm, giờ đây ăn năn, đó là hối ác.

      2, Miên (Sleeping): là ngủ nghỉ. Trạng thái tâm sở này thường khiến thân tâm con người trở nên mệt mõi, uể oải, thích buồn ngủ, làm trở ngại cho việc tu tập quán tưởng. Miên có hai thứ:

          *- Miên Thiện: nghĩa là con người khi nghe đến những điều ác, những tà thuyết của ngoại đạo hay bị buồn ngủ hay ngủ gục, đó là miên thiện.

          *- Miên Ác: nghĩa là con người khi nghe những điều thiện, nghe giảng pháp hay bị buồn ngủ hay ngủ gục, đó là miên ác.

      3, Tầm (Investigation): là tìm kiếm. Trạng thái tâm sở này thường khiến con người bận tâm tìm kiếm những hình ảnh, những dữ kiện để trình bày, để khảo cứu. Tầm cũng có hai thứ:

          *- Tầm Thiện: nghĩa là nó sinh hoạt với những           

               điều thiện,

          *- Tầm Ác: nghĩa là nó sinh hoạt với những điều  

               ác.

      4, Tư (Analysis): là chính chắn xét đoán. Trạng thái tâm sở này thường khiến con người bận tâm xét đoán, phân tích tỉ mỉ những ý nghĩa, giá trị, tánh chất ẩn chứa trong các hình ảnh, các sách vở, các dữ kiện để nhận định chính xác không lầm lẫn. Tư cũng có hai thứ:

          *- Tư Thiện: nghĩa là nó sinh hoạt với những  

               điều thiện, gọi là Tư Thiện;

          *- Tư Ác: nghĩa là nó sinh hoạt với những điều  

               ác, gọi là Tư Ác.

      Trong Hối Miên và Tầm Tư (nhị), mỗi Tâm Sở có hai thứ: thiện và ác (các nhị); nghĩa là Hối có hai thứ thiện và ác, Miên có hai thứ thiện và ác, Tầm có hai thứ thiện và ác, Tư có hai thứ thiện và ác. Tổng hợp chung tất cả tâm sở Bất Định gọi là Nhị Các Nhị.

15.- Bài Tụng Thứ 15.

Chữ Hán:

Y chỉ căn bản Thức,

Ngũ Thức tùy duyên hiện,

Hoặc câu hoặc bất câu,

Như ba đào y thủy.

Nghĩa danh từ:

Y chỉ: nương tựa,

Căn Bản: nguồn gốc,

Tùy Duyên: nương theo duyên,

Hiện: hiện ra,

Câu; đầy đủ,

Hoặc Câu: hoặc đầy đủ,

Hoặc Bất Câu: hoặc không đầy đủ.

Nghĩa bài Tụng:

      Nương tựa nơi Thức Căn bản, năm Thức tuỳ duyên mà biến hiện, hoặc biến hiện đầy đủ hoặc biến hiện không đầy đủ, giống như sóng nương nơi nước mà sanh khởi.

Giải thích bài Tụng:

      Thức căn bản tức là chỉ cho Tâm Thức A lại Da và năm Thức đây chính là nói đến Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt ThứcThân Thức. Năm Tâm Thức này đều phát sanh từ Tâm Thức A Lại Da, cũng giống như các sóng (năm tâm thức) đều phát sanh từ nơi nước (thức a lại da) và chúng tùy theo duyên của ngoại cảnh mà biến hiện như gió lớn thì sóng lớn, gió nhỏ thì sóng nhỏ và không có gió thì không có sóng; còn ngoại cảnh để cho năm Tâm Thức duyên chính là sắc, thinh, hương, vị và xúc thuộc năm trần. Năn Tâm Thức duyên cảnh có lúc biến hiện đầy đủ và có lúc biến hiện không đầy đủ. Chúng biến hiện không đầy đủ để duyên cảnh, cũng giống như người đi xem phim, chỉ có hai Tâm Thức của họ biến hiện để duyên cảnh, như Nhãn Thức của họ biến hiện để xem cảnh và Nhĩ Thức của họ biến hiện để nghe tiếng hát. Còn chúng biến hiện đầy đủ để duyên cảnh, cũng giống như người đi ăn tiệc, năm Tâm Thức của họ đều biến hiện đầy đủ để duyên cảnh như, Thân Thức của họ đưa họ đến dự tiệc và tay của họ gắp đồ ăn, Nhãn Thức của họ nhìn món ăn, Nhĩ Thức của họ nghe mọi người nói chuyện, Tỷ Thức của họ ngữi mùi đồ ăn và Thiệt Thức của họ nếm đồ ăn.

16.- Bài Tụng Thứ 16.

Chữ Hán:

Ý Thức thường hiện khởi,

Trừ sanh Vô Tưởng Thiên,

 Cập vô tâm nhị Định,

Thùy Miên dữ muộn tuyệt.

Nghĩa danh từ

Thường: luôn luôn,

Trừ: ngoại trừ,

Cập; và,

Dữ: cùng với.

Nghĩa bài Tụng:

      Ý Thức thường hiện khởi tác dụng (phát khởi hiện lên tác dụng), ngoại trừ khi sanh lên cõi trời Vô Tưởng và (cập) khi vào định Vô Tưởng cùng với (dữ) định Diệt Tận, cho đến khi ngủ nghỉ và ngất xỉu, năm trường hợp kể trên, Ý Thức không hiện khởi tác dụng.

Giải thích bài Tụng:

      Ý Thức thường hiện khởi tác dụng để hiểu biết, ngoại trừ chỉ khi nào sanh lên cõi trời Vô Tưởng, cũng như khi vào định Vô Tưởng và định Diệt Tận, cho đến khi ngủ nghỉ và ngất xỉu, năm trường hợp kể trên, Ý Thức không hiện khởi tác dụng để hiểu biết.

      Trời Vô Tưởng, là chúng sanh trong cõi đó sống bằng trực giác không có Tâm Sở Tưởng, một trong năm Biến Hành điều khiển, nghĩa là họ cần gì thì thứ đó xuất hiện ngay trước mặt. Định Vô Tưởng, là loại thiền định, mà người vào trong đó trực diện hiện cảnh, không cần phải qua suy tưởng hay hồi tưởng; người giỏi tiếng Anh, khi người Mỹ hỏi họ điều gì thì họ trả lời thẳng bằng tiếng Anh mà không cần suy tưởng hay hồi tưởng để tìm chữ.

      Định Diệt Tận, là loại thiền định, mà người vào trong đó đoạn trừ tất cả mọi suy nghĩ và mọi cảm thọ nơi thân tâm.

      Trong năm trường hợp kể trên, Ý Thức đều không có mặt để hiểu biết.

17.- Bài Tụng Thứ 17.

Chữ Hán:

Thị chư Thức chuyển biến

Phân biệt sở phân biệt

Do thử bỉ giai vô

Cố nhất thiết duy Thức.

Nghĩa danh từ:

Thị: là, đích thực là,

Chư: các,

Sở: nơi chỗ,

Do: lý do,

Thử: đây,

Bỉ: kia,

Giai vô: đều không có,

Cố: cho nên,

Nhứt thiết: tất cả.

Nghĩa bài Tụng:

       Đích thực là, vì các Thức chuyển biến, cho nên các Năng Phân Biệt và Sở Phân Biệt sanh khởi. Nếu như các Thức không chuyển biến thì các Năng Phân Biệt (Thử) và Sở Phân Biệt (Bỉ) đều không có. Cho nên, tất cả đều gọi là Duy Thức.

Giải thích bài Tụng:

      Năng Phân biệt, là công năng phân biệt để hiểu biết, là chủ thể hiểu biết (subjec), tức là chỉ cho kiến phần (phần tác dụng) của các Tâm Thức. Sở Phân Biệt, là chỗ phân biệt để hiểu biết, là đối tượng hiểu biết (objects), tức là chỉ cho tướng phần  (phần hình tướng) của các pháp. 

      Đích thực là, vì các Tâm Thức chuyển biến để hiểu biết, cho nên các Năng Phân Biệt và Sở Phân Biệt đều hiện khởi để có mặt trong thế gian. Nếu như các Tâm Thức không chuyển biến thì các Năng Phân Biệt và Sở Phân Biệt đều hoàn toàn không có mặt trong thế gian. Cho nên tất cả đều gọi là Duy Thức.

18.- Bài Tụng Thứ 18.

Chữ Hán:

Do Nhất Thiết Chủng Thức,

Như thị như thị biến,

Dĩ triển biến lực cố,

Bỉ bỉ phân biệt sanh.

Nghĩa danh từ:

Do: lý do,

Như thị: như thế,

Biến: biến biện,

Dĩ: chọn lấy, sử dụng,

Triển: triển khai, mở bày,

Lực: năng lực,

Cố: lý do, do vì.

Bỉ: kia,

Bỉ Bỉ: là những thứ kia.

Nghĩa bài Tụng:

      Do Thức Nhất Thiết Chủng (Thức A Lại Da), sở dĩ chuyển biến liên tục như thế (như thị như thị biến), do vì (cố) sử dụng (dĩ) năng lực (lực) khai triển để chuyển biến, cho nên các pháp (bỉ bỉ) sai biệt nhau phát sanh.  

Giải thích bài Tụng:

      Nguyên vì, Thức Nhất Thiết Chủng sở dĩ chuyển biến liên tục như thế là do sử dụng năng lực khai triển để biến hiện, cho nên khác nhau (sai biệt nhau) thi đua pháp sanh. Thức Nhất Thiết Chủng có bốn tên nữa là: Thức Căn Bản, Thức Tạng, Thức Dị ThụcThức A Lại Da. Thức Nhất Thiết Chủng là căn cứ nơi tất cả chủng tử mà đặt tên cho nó. Thức Căn Bản là căn cứ nơi nguồn gốc của vạn pháp mà đặt tên cho nó. Thức Tạng là căn cứ nơi kho chứa chủng tử vạn pháp mà đặt tên cho nó. Thức Dị Thục là căn cứ nơi nhân quả mà đặt tên cho nó. Thức A Lại Da là tiếng dịch âm của chữ Phạn Alaya mà đặt tên cho nó. Ở đây, bài này sử dụng Thức Nhất Thiết Chủng là vì Thức này chính là nhân tố phát sanh ra vạ n pháp, cho nên gọi nó là Thức Nhất Thiết Chủng.

19.-Bài Tụng Thứ 19.

Chữ Hán:

Do chư nghiệp tập khí,

Nhị thủ tập khí câu,

Tiền Di Thục ký tận

Phục sanh dư Dị Thục.

Nghĩa danh từ:

Tập Khí; chất hơi chứa nhóm,

Nhị Thủ Tập Khí: hai loại tập khí sở thủ,

Câu: bao gồm,

Tiền: trước,

Ký Tận: đã chấm dứt,

Phục sanh: sanh trở lại,

Dư: khác.

Nghĩa bài Tụng:

      Do các nghiệp tập khí, bao gồm hai loại tập khí của sở thủ (nhị thủ tập khí), Dị Thục trước (tiền Dị Thục) đã chấm dứt, lại tái sanh (phục sanh) Dị Thục khác (dư).

Giải thích bài Tụng:

      Bài Tụng này chuyên trình bày các Nghiệp Tâp Khí, là những yếu tố tạo thành nhân quả của các pháp. Tập Khí là một loại chất hơi, như hơi sen ướp trà, gọi là trà sen. Các Nghiệp huân tập (nội kết) vào nội tâm không có chất lượng nên gọi là khí. Trong các nghiệp tập khí, có hai loại tập khí của sở thủ (nhị thủ tập khí) do năng thủ tiếp nhận vào tâm, hai loai tập khí của sở thủ đó gồm có Nghiệp Lực Tập KhíNghiệp Tướng Tập Khí. Dị Thục của hai loại tập khí của kiếp trước đã chấm dứt, lại tái sanh Dị Thục của loại tập khí khác của kiếp sau. Đây là ý nghĩa của bài Tụng này.

20.-Bài Tụng Thứ 20.

Chữ Hán:

Do bỉ bỉ biến kế,

Biến kế chủng chủng vật,

Thứ biến kế sở chấp,

Tự tánh vô sở hữu.

Nghĩa danh từ:

Bỉ: kia,

Biến Kế: tính toán biến chế

Sở Chấp: chỗ có quản lý (chấp trước), tức là vật sản xuất.  

Sở Hữu: chỗ có,

Nghĩa bài Tụng:

      Do chúng nó tính toán biến chế (biến kế), cho nên biến chế các thứ vật. Các thứ vật sản xuất do tính toán biến chế, bản chất (tự tánh) của chúng đều không có thật (vô sở hữu).

Giải thích bài Tụng:

      Do bản tánh của Thức Mạt Na (bỉ) luôn luôn tính toán biến chế, cho nên điều khiển Ý Thức (bỉ) dựa theo các duyên bên ngoài rồi tính toán biến chế sản xuất ra các thứ vật, thí dụ như Ý Thức thấy bông hồng thiệt bên ngoài (các duyên bên ngoài) rồi tính toán biến chế sản xuất ra bông hồng bằng nhựa. Các thứ vật sản xuất do tính toán biến chế, bản chất (tự tánh) của chúng đều không có thật (vô sở hữu), nghĩa là chúng không có bản chất (không có sức sống bên trong), thí dụ như bông hồng bằng nhựa không có bản chất, nghĩa là nó không có sức sống bên trong. Các vật sản xuất khác như, xe cộ, người máy, phi thuyền..v..v... do tính toán biến chế cũng đều không thật cả, cho nên chúng đều được gọi là loại thuộc Tánh Biến Kế Sở Chấp.

21.- Bài Tụng Thứ 21.

Chữ Hán:

Y Tha Khởi tự tánh,

Phân biệt duyên sở sanh,

Viên Thành Thật ư bỉ,

Thường viễn ly tiền tánh.

Nghĩa danh từ:

Y Tha: nương nơi vật khác, ở đây là chỉ cho Thức A Lại Da,

Khởi: là sanh khởi,

Tự Tánh: bản chất riêng của nó,

Phân biệt duyên: là các duyên khác nhau do phân biệt,

Sở Sanh: nơi sanh ra,

Ư Bỉ: nơi Y Tha Khởi,

Thường: luôn luôn,

Viễn Ly: xa lìa,

Tiền Tánh: tánh Biến Kế Sở Chấp ở trước,

Nghĩa Bài Tụng:

      Tự tánh của các pháp  y tha khởi do nơi các duyên (các yếu tố) phân biệt (sai khác) sanh ra; viên thành thật (thành tựu chân thật viên mãn) nơi (ư) các pháp y tha khởi kia (bỉ) thường xa lìa tánh biến kế chấp ở trước (tiền tánh).

Giải thích bài Tụng:

      Bản chất riêng (tự tánh) của các pháp y tha khởi (các pháp nương nơi Thức A Lại Da để sanh khởi) do nơi các yếu tố (các duyên như, đất, nước, gió, lửa, nghiệp lực, nghiệp tướng ) sai khác nhau (phân biệt) để sanh ra; xét nơi (ư) bản chất thành tựu chân thật viên mãn (viên thành thật tánh) của các pháp y tha khởi nói trên (kia) đều xa lìa bản chất tính toán biến chế (biến kế chấp) đã giải thích ở trước.

22.- Bài Tụng Thứ 22.

Chữ Hán:

Cố thử dữ Y Tha

Phi dị phi bất dị

Như vô thường đẳng tánh,

Phi bất kiến thử, bỉ.

Nghĩa danh từ:

Cố: cho nên, vì thế,

Thử: đây, chỉ cho Tánh Viên Thành Thật,

Phi Dị: không phải khác,

Phi Bất Dị: không phải không khác,

Đẳng: vân vân

Phi bất kiến: không phải không thấy

Thử: đây,

Bỉ: kia.

Nghĩa bài Tụng:

Cho nên tánh viên thành thật đây (thử), cùng với (dữ) tánh Y Tha Khởi, không phải khác (giống), cũng không phải không khác (khác); giống như đặc tính vô thường của sự vật cùng với sự vật (cũng không phải khác và không phải không khác). Mọi người không thể không thấy (không thể thấu triệt) được tánh viên thành thật (thử) và tánh Y Tha Khởi (bỉ).

Giải thích bài Tụng:

Cho nên tánh (bản chất) viên thành thật của các pháp so cùng với tánh y tha khởi của các pháp giống nhau (không phải khác), nghĩa là trong tánh y tha khởi của các pháp có tánh viên thành thật ở trong; thí dụ, tánh nước lắng trong giống nhau (không phải khác) tánh nước bẩn đục, tức là trong tánh nước bẩn đục có tánh nước trong. Tánh Phật giống nhau (không phải khác nhau) với tánh Thức A Lại Da, tức là trong tánh Thức A Lại Da có tánh Phật. Các pháp tánh viên thành thật khác nhau (không phải không khác nhau) với các pháp tánh y tha khởi, nguyên vì các pháp thuộc tánh viên thành thật đã thanh tịnh thuần tánh, còn các pháp thuộc tánh y tha khởi duyên sanh còn ô nhiễm bẩn đục, thí dụ như nước đã lắng trong không giống (không phải không khác) nước bẩn đục, cũng như tánh Phật đã thanh tịnh không giống tánh Thức còn ô nhiễm vô minh. Người nào chưa liễu đạt được tánh Viên Thành Thật trong tánh Y Tha Khởi thì người đó không thể nào thấu triệt được tánh Duy Thức.

23.- Bài Tụng Thứ 23.

Chữ Hán:

Tức  y thử tam tánh,

Lập bỉ tam vô tánh.

Cố Phật mật ý thuyết,

Nhứt thiết pháp vô tánh.

Nghĩa danh từ:

Tức: tức là,

Y: nương tựa,

Tam Tánh: ba tánh, ba bản chất,

Lập: thành lập, thiết lập,

Bỉ: kia,

Vô Tánh: không tự tánh,

Nghĩa bài Tụng:

      Tức là căn cứ nơi ba tánh này, mà thiết lập ra ba không tánh (không có tự tánh), đấy là mật ý của đức Phật muốn nói. Tất cả pháp đều là không có tự tánh.

Giải thích bài Tụng:

      Chú ý: Tánh Biến Kế Sở Chấp là một danh từ chỉ cho tánh (bản chất) của vạn pháp. Còn Thức Biến Kế Sở Chấp là danh từ chỉ cho Tâm Thức Mạt Na, nguyên vì tâm thức này chuyên môn chấp trước ngã tướngpháp tướng của vạn pháp. Bài Tụng đây nói về Tam Vô Tánh, nghĩa là ba loại không có tự tánh (không có bản chất), tức là chỉ cho Tướng Vô Tánh, Sanh Vô TánhThắng Nghĩa Vô Tánh.

      *- Thứ nhất là Tướng vô tánh, nghĩa là hình tướng của vạn pháp không có tự tánh; Hình tướng của vạn pháp chính là nghiệp tướng, là mô hình kiểu mẫu của vạn pháp để sanh ra hình tướng vạn pháp, thí dụ như mô hình kiểu mẫu để xây ra kiểu nhà. Nghiệp tướng có hai loại là ngã tướngpháp tướng; ngã tướng có hai loại là nhân tướng (hình tướng con ngườihình tướng chúng sanh hữu tình); pháp tướnghình tướng của chúng sanh vô tình. Thức Biến Kế Sở Chấp (Thức Mạt Na) luôn luôn chấp ngã tướng của vạn pháp; thức này chẳng những chấp ngã tướng và pháp tướng của vạn phápngoại cảnh và còn chấp ngã tướng và pháp tướng của vạn pháp đã được thâu nhận trong nội tâm (tức là quản lý tất cả hồ sơ mà chúng sanh hữu tình đã thâu nhận, thí dụ như, Thức này quản lý tất cả hồ sơ trong nội tâmcông trình chúng ta học hỏi mười mấy năm qua. Như vừa trình bày trên, tất cả nghiệp tướngThức Biến Kế Sở Chấp, kể nghiệp tướngngoại cảnh cho đến nghiệp tướng trong nội tâm, thảy đều không có tự tánh (không có bản chất), nên gọi chung là Tướng Vô Tánh.

      *- Thứ hai là Sanh Vô Tánh, nghĩa là các pháp do nhân duyên sanh, riêng chúng nó không có tự tánh, như con người vân vân do các yếu tố hợp lại sanh ra, nhưng con người đó không có tự tánh, cho đến các pháp khác..v..v... cũng thế, nghĩa là cũng do nhân duyên sanh cho nên không có tự tánh; hơn nữa, các yếu tố sanh ra chúng nó cũng không có tự tánh, nghĩa là các yếu tố như đất, nước, gió lửa, nghiệp lực, nghiệp tướng, kiến phần (phần tác dụng) của Thức A Lại Da đều không có tự tánh, vì chúng nương nơi Thức Thể A Lại Da để sanh khởi; từ đó các pháp nhân duyên sanh kể cả các yếu tố sanh ra chúng nó nếu không có thức thể A Lại Da thì không thể sanh khởi để có mặt trong thế gian. Có thể nói, các pháp duyên sanh y tha khởi đều không có tự tánh, cho nên gọi là Sanh Vô Tánh.

      *- Thắng Nghĩa vô Tánh, nghĩa là thể của các pháp cũng không có tự tánh. Thể của các pháp đây chính là Thức Thể A lại Da, vì nó không có tướng của các pháp cho nên gọi nó không có tự tánh, đó cũng là chỉ cho Viên Thành Thật của các pháp. Thức Thể A Lại Da cũng nước biển, còn các pháp nương nơi Thức Thể A Lại Da để sanh khởi cũng giống như các lượn sóng nương nơi nước biển để sanh khởi. Thức thể A lại Da như thế nào con người đều không biết, con người chỉ biết Thức này trên danh nghĩa thù thắng qua hình tướng kiến phần, tức là phần tác dụng của Thức Thể A Lại Da mà thôi. Con người biết được phần tác dụng của Thức A Lại Da trong vạn pháp thì có thể xác định được Thức Thể A Lại Da nhất định phải có mặt để làm nền tảng căn bản cho vạn pháp sanh khởitồn tại trong thế gian, cũng như chúng ta thấy được các lượn  sóng thì nhất định phải biết được có biển cả. Nhà Duy Thức vì biết được Thức Thể A Lại Da trên danh nghĩa thù thắng không có tự tánh, cho nên gọi là Thắng Nghĩa Vô Tánh. Có thể nói tất cả pháp đều không có tự tánhmật ý của đức Phật.

24.- Bài Tụng Thứ 24.

Chữ Hán:

Sơ tức Tướng Vô Tánh,

Thứ vô tự nhiên tánh,

Hậu do viễn ly tiền

Sở chấp ngã pháp tánh.

Nghĩa danh từ:

Sơ: đầu tiên,

Thứ: kế đến,

Tự nhiên: tự nó sanh ra nó,

Hậu: sau,

Tiền: trước,

Viễn ly: xa lìa,

Nghĩa bài Tụng:

      Trước hết là tướng vô tánh, kế đến là vô tự nhiên tánh, và sau cùng là thắng nghĩa vô tánh, vì nó xa lìa tánh chấp ngãchấp pháp ở trước.

Giải thích bài Tụng:

      *- Đầu tiên nói về tướng vô tánh trong bài tụng thứ 23 đã giải thích kỷ, trong bài này chỉ nhắc lại giá trị của nó, nghĩa là  tất cả tướng của vạn pháp không có thật tướng, cho đến danh xưng (tên gọi) của vạn pháp cũng không có thật tướng, chỉ là nhãn hiệu để dễ phân biệt đây thôi, cho nên gọi là tướng vô tánh. Bài này không cần bàn đến sâu về nó.

    *- Kế đến là Vô Tự Nhiên Tánh, nghĩa là vạn hữu trong vũ trụ này do Tự Nhiên Sanh khôngtự tánh. Thuyến Tự Nhiên theo Cố Hoà Thượng Khánh Anh giải thích trong bài Tụng 24 của Duy Thức Tam Thập Tụng nói rằng: “Bổn Tự Kỳ Nhiên, nghĩa là tự nó sanh ra nó, không dựa vào các duyên khác.” Theo Cố Hoà Thượng, vạn pháp do nhân duyên sanh mà không phải do tự nhiên sanh; vạn pháp  do nhân duyên sanh thuộc y tha khởi đây đã không có tự tánh (vô tự tánh) thì thuyết tự nhiên sanh kia cũng không có tự tánh (vô tự tánh) cho nên gọi là Vô Tự Nhiên Tánh.

      *- Thắng Nghĩa Vô Tánh, ý nghĩa của nó cũng đã được giải thích kỹ trong bài tụng thứ 23 ở trước, riêng trong bài tụng này chỉ trình bày lý do tại sao gọi Thắng Nghĩavô tánh, nguyên do Thắng Nghĩa này đã xa lìa hẳn tánh chấp ngãchấp pháp ở trước (thuộc viên thành thật của các pháp). Theo tinh thần giải thích trên, Thắng Nghĩa chính là chỉ đích danh Thức thể A Lại Da và Thức thể này thì có tự tánh, nguyên vì tự tánh của thức thể này chính là Trí Đại Cảnh, là biến tướng của Tạng Như Lai.

25.- Bài Tụng Thứ 25.

Chữ Hán:

Thử chư pháp thắng nghĩa,

Diệc tức thị chân như

Thường như kỳ tánh cố

Tức duy thức thật tánh.

Nghĩa danh từ:

Thử: này,

Diệc: cũng

Chân Như: không hư vọng, không biến đổi,

Thường: thường còn mãi,

Kỳ: nó,

Cố: cố nhiên, lẽ tất nhiên,

Nghĩa bài Tụng:

      Các pháp Thắng Nghĩa này, cũng tức là tánh chân như, bởi vì bản tánh của nó (kỳ) vốn chân như thường tại; Đấy chính là thật tánh của Duy Thưc.

Giải thích bài Tụng:

     Tánh Thắng Nghĩa này của các pháp cũng tức là chỉ cho tánh chân như. Chân là chân thật không hư vọng, còn Như là thường tại mãi không biến đổi, cho nên gọi là chân như. Nguyên vì bản tánh chân như của các pháp Thắng Nghĩa không hư vọng, không biến đổi, đấy chính là thật tánh của Duy Thức.

26.- Bài Tụng Thứ 26.

Chữ Hán:

Nãi chí vị khởi thức

Cầu trụ Duy thức tánh

Ư nhị thủ thùy miên

Du vị năng phục diệt .

Nghĩa danh từ:

Nãi chí: cho đến,

Vị: chưa,

Trụ: an trụ, sống trong,

Ư; nơi chốn,

Năng: khả năng, chuyên môn,

Thủ: lấy, tiếp nhận,

Thuỳ Miên: ngủ nghỉ,

Phục diệt: trừ dứt,

Nghĩa bài Tụng:

      Người tu hành, khi chưa phát hiện được tánh Duy Thức, muốn cầu an trụ (sống trong) tánh Duy Thức, cũng giống như người chưa trừ dứt được hai thứ Năng ThủSở Thủ của Thùy Miên mà lại cầu sống trong tánh của Duy Thức.

Giải thích bài Tụng:

      Năng thủSở thủ, gọi cho đủ là Tâm Năng Thủ và Cảnh Sở Thủ; Tâm Năng Thủ (subject) là tâm chuyên môn tiếp nhận, còn Cảnh Sở Thủ (object) là bối cảnh để tiếp nhận; Tâm năng thủ là chỉ cho Kiến Phần của tâm thức, vì phần tâm thức này chuyên môn tiếp nhận những cảnh tướng của các pháp bên ngoài; còn Cảnh sở thủ là chỉ cho Tướng Phần của các pháp, tức là phần cảnh tướng (Images) của các pháp; Tâm năng thủ chỉ có khả năng tiếp nhận những cảnh sở thủ thuộc cảnh tướng của các pháp bên ngoài.

      Tâm năng thủ của Thùy Miên (ngủ nghỉ) là chỉ cho tâm ham thích ngủ nghỉ; còn cảnh sở thủ của Thùy Miên là những cảnh tướng đối tượng khiến cho Tâm năng thủ hay bị ngủ nghỉ, như ngồi thiền, tụng kinh..v..v... hay bị ngủ gục, hay bị ngáp..v..v...

      Người tu hành, khi chưa phát hiện được tánh của Duy Thức mà lại muốn cầu an trụ (sống trong) tánh Duy Thức thì cũng giống như người chưa trừ dứt được hai thứ Năng ThủSở Thủ của Thùy Miên mà lại cầu chứng được tánh của Duy Thức. Đó là điều không thể được.

27.- Bài Tụng Thứ 27.

Chữ Hán:

Hiện tiền lập thiểu vật,

Vị thị Duy Thức Tánh,

hữu sở đắc cố,

Phi thật trụ Duy Thức.  

Nghĩa danh từ:

Lập: thành lập,

Thiểu: nhỏ, ít,

Vị thị: gọi là

Dĩ: lấy, chọn lấy,

Sở đắc: chỗ đạt đến, chỗ chứng đắc,

Cố: lý do,

Phi: chẳng phải.

Nghĩa bài Tụng:

      Hiện tiền người tu hành đã giác ngộ được (thành lập được) chút ít (thiểu) đối tượng chứng đắc (vật) vội cho đó là (vị thị) tánh Duy Thức. Lý do (cố) người tu hành còn có đối tượng (sở) để chọn lấy (dĩ) chứng đắc, cho nên đó chưa phải đích thực là đã an tru trongï (sống trong) tánh Duy Thức (tánh Chân Như).

Giải thích bài Tụng:

      Tánh Duy Thức tức là tánh Chân Như, nghĩa là tánh Duy Thức chân thật không hư vọng và tánh Duy Thức thường tại mãi không biến đổi nên gọi tánh Duy Thức là tánh Chân Như.

      Trong tinh thần bài tụng này cho chúng ta biết rằng, chúng ta giác ngộ được chút ít đối tượng về Duy Thức và những đối tượng đó chỉ là Tướng Duy Thức (Duy Thức Tướng) mà không phải là Tánh của Duy Thức (Duy Thức Tánh) và Tánh của Duy Thức phát sanh từ đâu chúng ta chưa chứng ngộ, chưa an trụ được (chưa sống trong) được còn phải tu học tiếp, nghĩa là nguồn gốc của Tánh Duy Thức vẫn còn là đối tượng để chúng ta nghiên cứu. Thí dụ cho dễ hiểu, một trẻ em người Mỹ cùng một trẻ em người Việt Nam cả hai cùng nhau vô trường học tiếng anh, khi thành tài, người Mỹ nói tiếng anh một cách thông suốt, tiếng lóng, tiếng gì vân vân nó đều nói và viết được cả, vì đó là tiếng mẹ sanh của nó; còn em Việt Nam kia nói tiếng anh cũng thông suốt những gì nó đã học qua, còn những gì nó chưa học qua thì không thể nói được, bị trở ngại, nguyên do em không phải là người Mỹ. Hai trường hợp này cho chúng ta một kết luận: người Mỹ nói tiếng anh, nó đã chứng ngộ hay an trụ, tức là thể nhập tiếng anh; còn trẻ em nói tiếng anh chỉ giác ngộ tiếng anh, nhưng chưa chứng ngộ, chưa an trụ hay chưa thể nhập tiếng anh, cho nên nó nói tiếng anh không giống người Mỹ.

      Giờ trở lại Duy Thức: chúng ta tu học Duy Thức nếu chỉ giác ngộ Duy Thức, nghĩa là chỉ hiểu biết vạn phápcon người đều do Duy Thức biến hiện, nào là biến kế sở chấp tánh biến hiện, nào y tha khởi biến hiện, nào là viên thành thật biến hiện, đó chỉ là giác ngộ Tướng của Duy Thức; còn tánh của Duy Thức, chúng ta chưa chứng ngộ được, chưa an trụ được, nghĩa là chúng ta chưa sống trong đó. Nói cách khác, chúng ta chưa chứng ngộ được con người từ đâu sanh ra, vạn pháp từ đâu mà có, tánh của Duy Thức từ đâu hiện khởi, tất cả những hiện tượng đó, chúng ta đều không chứng ngộ được, như thế chúng ta chưa an trụ sống trong Tánh của Duy Thức, nghĩa là chúng ta chưa thể nhập được thế giới Chân Như.

28.- Bài Tụng Thứ 28.

Chữ Hán:

Nhược thời ư sở duyên

Trí đô vô sở đắc

Nhĩ thời trụ Duy Thức

Ly nhị thủ tướng cố.

Giải thích danh từ:

Nhược: nếu,

Đô: đều,

Quán trí: là trí tuệ quán sát,

Nhĩ thời: lúc bấy giờ,

Ly: lìa khỏi,

Cố: lẽ tất nhiên,

Nghĩa bài Tụng:

      Nếu lúc bấy giờ người tu học Duy Thức, nơi sở duyên (đối tượng), trí tuệ quán sát (trí) của họ đều (đô) không còn thấy (vô) có đối tượng (sở) để chứng đắc (đắc). Lúc bấy giờ (nhĩ thời) người ấy mới thực sự an trụ (thể nhập) tánh Duy Thức, vì họ  đã xa lìa (ly) hai tướng Năng ThủSở Thủ.

Giải thích bài Tụng:

      Ý nghĩa hai tướng năng thủsở thủ trong bài Tụng 26 đã giải thích kỹ, ở đây không cần giải thích thêm. Trong bài Tụng này chỉ chú ý đến hai điểm quan trọng sau đây:

      a/- Người tu Duy Thức khi đã an trụ, đã sống trong tánh Duy Thức, tức là đã nằm lòng tánh Duy Thức thì lúc đó trí tuệ của họ không cần quán chiếu đến tánh Duy Thức thêm nữa, cũng như có một thầy trong chùa tụng Kinh Lăng Nghiêm đã thuộc nằm lòng nên không dùng đến quyển Kinh nữa, nghĩa là thầy đó đã an trụ, đã thể nhập Kinh Lăng Nghiêm, cho nên không cần dùng đến quyển Kinh Lăng Nghiêm để tụng.

      b/- Người nào tu Duy Thức khi đã xa lìa hai tướng Năng ThủSở Thủ thì chứng tỏ người đó thật sự đã an trụ, đã thể nhập Tánh Duy Thức, cũng như có một thầy tụng Kinh Lăng Nghiêm không thấy cầm đến quyển kinh để tụng (sở thủ) mà vẫn tụng thuộc lòng (năng thủ) theo kịp các thầy khác, điều đó chứng tỏ thầy đã xa lìa tướng năng thủ ( đã thuộc lòng) và tướng sở thủ (không cầm đến quyển kinh để tụng) về Kinh Lăng Nghiêm.

29.- Bài Tụng Thứ 29.

Chữ Hán:

Vô đắc bất tư nghì

Thị xuất thế gian trí,

Xả nhị thô trọng cố,

Tiện chứng đắc chuyển y.

Nghĩa danh từ:

Vô đắc: không có chỗ để chứng đắc,

Bất tư nghì: không thể nghĩ bàn,

Thị: là

Xả: xả bỏ,

Nhị: hai,

Tiện: liền, tức thì,

Chuyển: chuyển đổi,

Y: nương tựa.

Nghĩa bài Tụng:

      Trí tuệ mầu nhiệm không thể nghĩ bàn (bất tư nghì) là trí tuệ giải thoát được chỗ đối tượng (sở) để chứng đắc (đắc), đó là trí tuệ xuất thế gian, vì trí tuệ này đã xả bỏ hai thứ chướng thô trọng là chướng phiền não và chướng sở tri, nên chứng được hai quả Chuyển YBồ ĐềNiết Bàn.

Giải thích bài Tụng:

      Trong bài Tụng này có hai vấn đề cần phải triển khai mới nắm được yếu chỉ của nó. Hai vấn đề này là trí tuệ mầu nhiệm và hai chướng thô trọng; Trí tuệ mầu nhiệm như thế nào mà không cần đến đối tượng để chứng đắc, nó là gì, ở đâu và muốn tìm được nó phải làm cách nào? Còn hai chướng thô trọng cũng như thế nào, chúng nó ở đâu và làm cách nào xả bỏ chúng nó để chứng đắc hai quả chuyển yBồ Đề và Niết Bàn?

      Trước hết Trí Tuệ Mầu Nhiệm, muốn liễu ngộ được trí tuệ này, người tu hành phải nhờ trí tuệ sử dụng đối tượng để chứng đắcquán chiếu. Trí Tuệ sử dụng đối tượng để chứng đắc chính là trí tuệ Diệu Quan Sát của Ý Thức, nghĩa là sử dụng Trí Tuệ Diệu Quan Sát quán chiếu đối tượng là quán chiếu Tánh Duy Thức; Về Tánh Duy Thức đã được giải thích rõ trong hai bài tụng 27 và 28, ở đây chỉ trình bày cương yếu của nó; Tánh Duy Thức chính là tánh của Thức A Lại Da, vì thức này là chỗ nương tựa của vạn pháp để sanh khởi và nó cũng gọi là Thức Y Tha Khởi. Tánh Duy Thức này khi được chuyển thành trí tuệ, gọi là Trí Tuệ Đại Viên Cảnh là trí tuệ mầâu nhiệm mà bài tụng này đề cập đến. Từ Tánh Duy Thức, người tu Duy Thức Quán làm thế nào để chuyển nó thành Trí Tuệ Đại Viên Cảnh mầu nhiệm? Đây là điều quan trọng thứ hai.

      Điều kiện thứ hai là, Tánh Duy Thức muốn chuyển nó thành Trí Tuệ Đại Viên Cảnh mầu nhiệm, người tu Duy Thức Quán phải tẩy sạch hai chướng thô trọng (Chướng Phiền Não và Chướng Sở Tri) ở trong Tạng Thức A Lại Da (Kho Chứa). Lý do, Tánh Duy Thức đây cũng tức là tên khác của Tạng Thức A Lại Da, nguyên vì thức này chính là một kho chứa vĩ đại, chuyên tàng trữ tất cả chủng tử vạn pháp trong đó. Tất cả hồ sơ chủng tử vạn pháp trong kho Tạng Thức A lại Da được phân ra làm hai loại chướng: một là Chướng Phiền Não và hai là Chướng Sở Tri. Người tu Duy Thức quán xoá sạch hai chướng này trong Tàng Thức A Lại DA tức thì Tàng Thức A Lại Da liền chuyển thành hai quả chuyển yBồ ĐềNiết Bàn, đó là Trí Tuệ mầu nhiệm vô phân biệt.

      Đại ý bài Tụng này là, Trí Tuệ mầu nhiệm không thể nghĩ bàn tức là chỉ cho Trí Tuệ Đại Viên Cảnh của Tạng Thức A Lại Da và muốn chứng đắc Trí Tuệ mầu nhiệm này với điều kiện phải xoá sạch hai chướng thô trọng nói trên trong kho Tạng Thức A Lại Da; nếu được như thế, Tạng Thức A Lại Da lập tức chuyển thành Trí tuệ Đại Viên Cảnh, đó là Trí Tuệ mầu nhiệm không thể nghĩ bàn, đồng thời hai quả chuyển y Bồ ĐềNiết Bàn ngay lúc đó liền được chứng ngộ.

      Yếu chỉ bài tụng này cho chúng ta có một nhận định, theo như chúng ta tu học mà ai cũng đều biết qua, muốn thành một vị Phật, chúng ta phải hoàn tất ba điều kiện là, Tự giác, giác tha và hạnh giác ngộ phải được viên mãn. Tự giác theo đây là phải xoá sạch phiền não chướng trong kho tạng thức A lại Da, Giác tha, cũng theo đây là cũng phải xoá sạch sở tri chướng trong kho tạng thức A Lại Da, công hạnh xoá sạch hai chướng phiền nãosở tri trong kho tạng thức A Lại Da đã viên mãn tức là đã thành Phật, nghĩa là đã chuyển thành Trí Đại Viên Cảnh. Nếu được như thế, chúng ta không cần phải tìm Phật đâu xa mà chỉ cần chuyển Tạng Thức A Lại Da thành Trí Đại Viên Cảnh tức là chúng ta đã được thành Phậtchúng ta đã chứng ngộ được hai quả Bồ ĐềNiết Bàn.

30.- Bài Tụng Thứ 30.

Chữ Hán:

Thử vô lậu giới

Bất tư nghì Thiện, Thường,

An lạc, Giải thoát thân,

Đại Mâu Ni danh pháp.

Nghĩa danh từ:

Thử: đây, đấy,

Vô lậu: không bị sa rớt vào cảnh giới sanh tử luân hồi,

Giới: cảnh giới,

Bất tư nghì: không thể nghĩ bàn,

Mâu Ni: thanh tịnh tĩnh lặng.

Nghĩa bài Tụng:

      Đấy là cảnh giới vô lậu không thể nghĩ bàn, là tên của đạo pháp (danh pháp)  nghĩa là cảnh giới Chân Thiện, Chân Thường, Chân Lạc, Chân Ngã, Chân Tịnh.

Giải thích bài Tụng:

      Cảnh giới vô lậu không thể nghĩ bàn là cảnh giới chân thật không hư vọng, không bị biến đổi, tức là cảnh giới Niết Bàn của chư Phật trong mười phương. Cảnh giới Niết Bàn này là cảnh giới Chân Thiện, Chân Thường, Chân Lạc, Chân Tịnh và chư Phật sống trong đó gọi là Chân Ngã. Cảnh giới này không phải là cảnh giới theo quan niệm của chúng sanh. Cảnh giới Niết Bàn này như thế nào? Chúng ta muốn cảm nhận được cảnh giới Niết Bàn thì trước hết phải duyệt xét qua cảnh giới theo quan niệm. Đầu tiên chúng ta duyệt xét cảnh thiện của quan niệm:

      1/- Thiện theo quan niệm của chúng sanh như: Ai theo luật Tam Cang Ngũ Thường là thiện và nếu chống lại là ác; ai theo quan niệm chồng chúa vợ tôi là thiện, còn ai theo quan niệm nam nữ bình quyền là ác..v..v... đấy là thiện theo quan niệm của thế gian và thiện này đối với Phật Giáo không phải là Chân Thiện

      2/- Thường theo quan niệm như, có người cho Thái Cực là Thường, vì nó là nguồn gốc sanh ra lưỡng nghi (âm dương), Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng (đông, tây, nam, bắc), tứ tượng sanh ra Bát Quái..v..v..., có người khác quan niệm cho rằng, Thái Cực chưa phải là thường, theo tinh thần Kinh Dịch, nó nằm trong dịch biến của trời đất, cho nên nó không phải là thường còn, hơn nữa nó do Âm Dương (lưỡng nghi) hoà hợp làm một tạo nên nó, nhưng âm dương cũng theo tinh thần Kinh Dịch là loại luôn dịch biến, mà chúng nó hoà hợp tạo thành Thái Cực thì Thái Cực này cũng thuộc loại vô thường..v..v....; Thường của quan niệm này đối với Phật Giáo không phải là Chân Thường.

      3/- Lạc theo quan niệm như, Hỉ Lạc, An Lạc, Dục Lạc, Động Lạc, và còn nhiều nữa, ở đây chỉ đề cử một số để chứng minh như,

           - Hỷ Lạcvui mừng, nghĩa là những gì mong mõi từ lâu, giờ đây đã đạt thành, đó là hỷ lạc, thí dụ như một sinh viên vừa được ban giám thị tuyên bố nó trúng tuyển thì nó liền vui mừng nhẩy dựng lên, đó là cử chỉ hỷ lạc, nhưng sau khi lấy bằng xong, em sinh viên đó không còn cảm thấy hỷ lạc nữa; sự hỷ lạc này đối với Phật Giáo không phải là Chân Lạc.

           - An Lạctrạng thái an vui của tâm hồn con người, nhưng sự an vui này của họ không được lâu bền, nguyên vì tâm của họ không có chút hoà hợp với mọi người chung quanh, đây là những yếu tố khiến cho tâm của họ trở nên bất an và sự an lạc của họ bị biến mất; sự an lạc này đối với Phật Giáo không phải là Chân Lạc.

           - Dục Lạc: là cái vui ham muốn, nghĩa là cái vui đó được xây dựng trên ham muốn để được hưởng thụ, khi được hưởng thụ điều ham muốn đó thì cái vui lại biến mất. Thí dụ như có số người thích ăn thứ đồ ngon nhất, thích mặc kiểu đẹp nhất, thích ở kiểu sang nhất..v..v..... khi được hưởng thụ rồi thì chán, lại đi tìm những thứ khác để hưởng thụ tiếp, cứ tiếp tục như thế không bao giờ dừng; thứ dục lạc này đối với Phật Giáo không phải là Chân Lạc.  

           - Động Lạc: là những thứ an lạc trong trạng thái biến động, nếu khôngbiến động thì không có an lạc, nếu không có khổ thì không có vui, trong kinh Phật gọi là “Bán lạc khổ”, nghĩa là cõi này là nơi con người sống trong đó luôn luôn tìm điều an vui trong sự khổ, thí dụ như con người nếu cho ở nhà luôn suốt hai tuần lễ nghĩ ngơi thì chịu không nỗi, phải đi làm việc gì đó để giết thì giờ; cũng như người có công ăn việc làm thì có an vui, nếu sở làm cho họ nghĩ luôn thì họ mất an vui, họ phải đi tìm việc làm khác để được an vui..v..v... Đó là điều an lạc trong có động, nếu không có động thì không có an lạc; thứ Động Lạc này đối với Phật Giáo không phải là Chân Lạc.

      4/- Chân Ngã, là ngã tướng chân thật, không sanh diệt, không hư vọng, không biến đổi. Muốn cảm niệm được chân ngã này trước hết chúng ta duyệt xét nghiệp ngã của chúng sanh; nghiệp ngã của chúng sanh chính là chỉ cho nghiệp tướng; nghiệp tướng của chúng sanh luôn luôn thay đổi theo nghiêp lực, nghĩa là nghiệp tướng của con cái không giống khuôn đúc nghiệp tướng của cha mẹ, của ông nội bà nội, của ông ngoại bà ngoại, xa hơn nữa, nghiệp tướng của loài người khác hơn nghiệp tướng của các loài chúng sanh hữu tình khác.

      Giờ đây chúng ta quán chiếu Chân Ngã để cảm niệm: Chân Ngã gọi cho đủ là Chân Ngã Phật Tánh. Chân Ngã Phật Tánh là ngã tánh chân thật của chư Phật trong mười phương. Ngã Tánh này không phải là ngã tướng của chúng sanh. Chân Ngã Phật Tánh tức là Pháp Thân của chư Phật trong mười phương; Chân Ngã Phật Tánh của chư Phật không có tướng sai biệt như tướng của chúng sanh; Chân ngã Phật Tánh nếu thâu nhỏ lại nằm trong thân vi trùng, lớn hơn nữa nằm trong thân con người và lớn hơn nữa nằm trong Pháp Thân của chư Phật không bao giờ thay đổi tướng, nên gọi là Chân Ngã; tạm thời thí dụ cho dễ hiểu như, Ngã Tướng Tam Tạng thỉnh kinh dùng để quây phim so với Ngã Tướng Tam Tạng thỉnh kinh nằm trong DVD, nằm trong hạt điện và chiếu lên trên màn ảnh TV tất cả đều không khác nhau. Từ ý niệm này cho chúng ta cảm nhận được rằng Chân Như Phật Tánh của Pháp Thân chư Phật nơi các cảnh giới Niết Bàn tịnh tịch trong mười phươngchân thật không vọng, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng không giảm, đó mới chính là Chân Ngã thật sự.

      5/- Chân Tịnh: Chân Tịnh đây là chỉ cho nghĩa của hai chữ Mâu Ni; Mâu Ni nghĩa là tịch tịnh, Tịch là tĩnh lặng tuyệt đối, không chút biến động, Tịnh là trong sạch tuyệt đối của bản tâm, không chút bợn nhơ. Đây là chỉ cho cảnh giới Niết Bàn Đại Mâu Ni của Chân Ngã Pháp Thân chư Phật trong mười phương an trụ.

      Tóm lại, người tu Duy Thức Quán chứng thành hai quả chuyển yBồ ĐềNiết Bàn. Quả Chuyển Y thứ nhất là Bồ Đề, là Chân Ngã Pháp Thân, cũng là Báo Thân, tức là chỉ cho Chư Phật Chánh Báo trong mười phương; còn Quả Chuyển Y thứ hai là cảnh giới Niết Bàn vô lậu không thể nghĩ bàn, đây là cảnh giới Chân Thiện, Chân Thường, Chân Lạc và Chân Tịnh, tức là cảnh giới y báo của chư Phật chánh báo trong mười phương an trụ. Đây là tinh thần độc đáo của Duy Thức Quán mà trong 30 bài Tụng của Bồ Tát Thế Thân từng tự trình bày. Người Tu học Duy Thức cố gắng gối đầu đọc kỹ 30 bài Tụng này cho thật nhuần nhuyễn.

Thích Thắng Hoan

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 140079)
16/11/2010(Xem: 41296)
30/10/2010(Xem: 50893)
20/11/2010(Xem: 123527)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.