Đạt Lai Lạt Ma Tại Harvard & Nhập Trung Đạo Cương Yếu

07/11/201012:00 SA(Xem: 149663)
Đạt Lai Lạt Ma Tại Harvard & Nhập Trung Đạo Cương Yếu

ĐẠT LAI LẠT MA TẠI HARVARD
& NHẬP TRUNG ĐẠO CƯƠNG YẾU

Chân Nguyên dịch
dalai-lama-harvard

Vài nét về bản dịch Việt ngữ

Về nội dung

 

dalai-lama-harvard-coverSách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ và Nhập trung đạo cương yếu — một tiểu luận về Tính không được Đạt-lại Lạt-ma đích thân biên soạn bằng Tạng ngữ.

Phần đầu được dịch từ hai bản ngoại ngữ, bản Anh ngữ của giáo sư Hopkins dưới tựa »The Dalai Lama at Harvard — Lectures on the Bud­dhist Path to Peace« (Snow Lion Publications, Ithaca New York 14851, USA 1988) và bản dịch từ Anh sang Đức ngữ dưới tên »Ein­füh­rung in den Buddhis­mus — Die Harvard Vor­lesungen« của Chris­tof Spitz (»Phật học nhập môn — Các khóa trình tại Harvard«, Herder Ver­lag, Freiburg im Breisgau, 1993; cũng có tựa khác là »Die Vorträge in Har­vard«, »Các khóa trình tại Harvard«, Aquamarin Verlag, Grafing, 1991). Vì những điểm khó hiểu, cực kì phức tạp của các vấn đề được Đạt-lại Lạt-ma trình bày nên dịch giả người Việt phải sử dụng cả hai bản dịch để có thể hiểu và trình bày tinh xác hơn.

Trong bản Anh và Đức ngữ có một điểm bất đồng rất lớn giữa những đoạn văn mà trong đó, Đạt-lại Lạt-ma trình bày, diễn giảng rất trực tiếp, rất cụ thể, dễ hiểu — thậm chí khôi hài —, và những đoạn văn cực kì phức tạp, trình bày triết lí Tính không, Nhận thức học, Tâm lí học Phật giáo, những điểm mà độc giả chỉ có thể thông hiểu được khi đã đọc đi đọc lại nhiều lần một đoạn văn và làm quen với cách sử dụng thuật ngữ hết sức tinh tế của Đạt-lại Lạt-ma. Thỉnh thoảng dịch giả phải biến đổi cấu trúc của văn bản để có thể trình bày bằng Việt ngữ một cách thích hợp.

Chính vì những điểm hết sức phức tạp của phần đầu mà dịch giả quyết định đưa thêm vào tiểu luận Nhập trung đạo cương yếu với mục đích làm sáng tỏ những đoạn văn trùng phức, tối nghĩa trong phần đầu. Nhập trung đạo cương yếu có tên Tạng ngữ »dbu ma'i lde mig«, Jürgen Manshardt (Tỉ-khâu Dscham­pa Dönsang) dịch sang Đức ngữ dưới tên »Der Schlüssel zum Mittleren Weg«, được Trung tâm Tây Tạng (Tibe­tisches Zentrum e. V. Hamburg) tại Cộng Hòa Liên Bang Đức xuất bản. Độc giả nào muốn tham khảo phần này bằng Anh ngữ có thể sử dụng bản dịch của giáo sư J. Hopkins dưới tên »The Buddhism of Tibet and The Key to the Middle Way« (Unwin Hyman, London, Eng­land).

Về dịch thuật

Ghi chú ở cuối mỗi chương trong phần Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard được giáo sư Hopkins thực hiện. Ghi chú của dịch giả người Việt cũng như dịch giả người Đức được đánh dấu riêng và ghi trong ngoặc. Cước chú trong cả hai phần được dịch giả người Việt đưa vào.

Để tránh trường hợp gây phức tạp thêm những gì vốn đã khó hiểu, trong phần đầu, dịch giả không ghi thêm những thuật ngữ Phạn hoặc Tạng ngữ tương ưng trong chính bản văn mà chỉ thêm vào dưới dạng cước chú — trong trường hợp chúng chưa được giáo sư J. Hopkins lưu ý đến trong tổng mục ghi chú sau mỗi chương. Trong phần hai và Từ vị, dịch giả mạnh dạn đưa vào những thuật ngữ ngay trong chính bản — chúng được được ghi trong ngoặc đơn và viết nghiêng —, vì quan niệm phần này dành cho những người muốn tìm hiểu thêm, đã thông thạo một vài thuật ngữ ở đây. Mục Từ vị và bảng đối hiếu thuật ngữ được dịch giả người Việt đưa vào để làm sáng tỏ thêm những gì được trình bày. Ai muốn tìm hiểu thêm về những thuật ngữ Phật giáo Tây Tạngthể tham khảo thêm quyển Từ Điển Phật Học của Nguyễn Tường Bách và dịch giả.

Những điểm cần được lưu ý:

1. Danh từ phenomenon của tiếng Anh (Phạn: dharma, Tạng: chos, Đức: Phä­nomen) được dịch là »hiện tượng« thay vì »pháp« (trong trường hợp nó không có nghĩa là Phật pháp) để dễ hiểutương ưng với ngôn ngữ phổ biến hiện nay. Nhưng thỉnh thoảng cũng được biến chuyển để câu văn được xuôi tai hơn.

2. Tính từ exact (Đức: exakt) và precise (Đức: präzis) được dịch là tinh xác, hai tính từ correct (Đức: korrekt) và valid (Đức: gültig) được dịch là chính xác (với ý nghĩa »đúng đắn [chính] và rõ ràng [xác]«), đúng đắn, có giá trịtùy theo trường hợp.

3. Một biểu thị rất quan trọng trong bản dịch này là Tồn tại trên cơ sở (bản) tự tính, được dịch từ danh từ inherent existence của Anh ngữ hoặc Đức ngữ in­här­ente Existenz. Danh từ Phạn ngữ tương ưng là svabhāvasiddhi. Svabhāva có nghĩa là »tự tính«, siddhi có nghĩa »thành tựu« hoặc »khởi lập«. Cả ba dịch giả, giáo sư J. Hopkins cũng như Ch. Spitz và J. Manshardt đều dịch svabhāvasiddhi từ đầu đến cuối sách là »inhe­rent existence (inhärente Exis­tenz)«. Tính từ »inhe­rent« có nghĩa là »nội tại«, »cố hữu« và như thế, »inherent existence« có nghĩa là một cách »Tồn tại trên cơ sở tự tính«. Trong một vài đoạn văn, dịch giả rất có thể dùng chữ »tự ngã«, »tự tính«, »bản tính«, hoặc »ngã« thay vào »Tồn tại trên cơ sở tự tính« — nhưng không thực hiện vì muốn trình bày bản dịch nhất quán và vì những nguyên do khác mà độc giả sẽ tự hiểu sau khi đọc dịch bản. »Tồn tại bởi tự tính«, »Tồn tại trên cơ sở cố hữu« là những biến dạng đồng nghĩa trong bản dịch này.

4. Dịch giả cố gắng trình bày tất cả bằng Việt ngữ, giảm thành phần thuật ngữ chữ Hán nhưng rất nhiều trường hợp, rất nhiều đoạn văn không cho phép. Ví dụ như trường hợp dịch chữ Anh ngữ continum of mind (Phạn ngữ: saṃtāna hoặc tantra). Nếu chỉ dịch đơn thuần là »dòng tâm thức« thì tất cả những khía cạnh, ý nghĩa của biểu thị continuum này không được trình bày trọn vẹn. Vì vậy dịch giả đành phải sử dụng thuật ngữ Hán việt rất tinh xác là »liên tục thống nhất thể (của tâm thức)«. Trong trường hợp không tránh được những thuật ngữ Hán việt đặc thù Phật giáo thì cước chú kèm theo sẽ làm sáng tỏ vấn đề hơn. Và ngược lại, trong trường hợp dịch giả biết rõ các thuật ngữ Hán việt tương ưng thì chúng sẽ được ghi thêm vào dưới dạng cước chú. Bảng đối chiếu thuật ngữ trong phần Từ vị có thể giúp độc giả xác định từ nguyên và cách dịch được áp dụng trong dịch phẩm này.

Cách phát âm Phạn và Tạng ngữ

Phạn ngữ được trình bày ở đây dưới dạng phổ biến nhất trong kinh sách Phật giáo nước ngoài. Sau đây là một vài qui tắc phát âm cơ bản, giản lược:

c
như ch của Anh ngữ. Cakra được đọc như chakra

ṃ, ṅ
phát âm gần như -ng, nhưng kéo dài một chút, ví dụ như saṃ-sā-ra như sang-sā-ra, kéo dài ng- với giọng mũi.


phát âm như ri, đọc nhanh, phớt qua chữ y. Rajāgṛha đọc như ra-jā-gri-ha. Ṛddhi đọc như riddhi.

ś, ṣ
như sh trong Anh ngữ, ś được phát âm mạnh hơn ṣ một chút, ś như (t)sh và ṣ như (d)sh. Śikṣāsamuucaya được đọc như shik-sh-sa-much-cha-ya.

ū
đọc như u Việt ngữ kéo dài

ā
đọc như a Việt ngữ kéo dài

ō
đọc như ô Việt ngữ kéo dài

e
đọc như ê Việt ngữ kéo dài

ī
đọc như y Việt ngữ kéo dài

Những dấu chấm dưới các chữ sau có thể bỏ qua như ḍ, ḷ, ṭ, ṇ. Dh được đọc như d với chữ h thật nhanh phía sau như dhātu.

Trong độc bản, Tạng ngữ được trình bày dưới dạng Hán việt hoặc cách dịch âm Việt hóa, có thể đọc gần như tiếng Việt; trong cước chú, ghi chú và Từ vị được la-tinh hóa theo hệ thống của Turrell Wylie (xem thêm trong »A Stan­dard System of Tibetan Tran­scrip­tion«, Harvard Journal of Asiatic Studies, vol. 22, 1959, trang 261-267).

Viết tắt

engl.: Anh ngữ; ger.: Đức ngữ; jap.: Nhật ngữ; skrt.: Phạn ngữ; tibet.: Tạng ngữ; tk.: Thế kỉ;
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 142076)
16/11/2010(Xem: 44276)
30/10/2010(Xem: 52172)
20/11/2010(Xem: 134183)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…