Hạnh Viễn Ly

24/08/20174:01 SA(Xem: 14123)
Hạnh Viễn Ly
HẠNH VIỄN LY
Trích dịch từ Live Now của Ananda Pereira - Tuệ Đăng dịch

doc hanhNgười ngồi một mình, tư duy một mình, đi một mình chính là người nổ lực mãnh liệt để tự điều phục bản thân. Người ấy mới là người tìm thấy nguồn an lạc trong rừng sâu vắng lặng. (Dhammapada 305)

Hạnh viễn ly là một trong muôn hạnh nguyện của các vị Bồ-tát. Các vị Bồ-tát đã tìm thấy đời sống viễn ly một cách tự nhiên, không phải vì không ưa thích hay muốn xa lánh tha nhân, nhưng vì các ngài đã tìm thấy một điều thiện hết sức tích cực và cao quí của đời sống viễn ly.

Sau khi đã từ bỏ đám đông ồn ào, một mình lặng lẽ ra đi, tự chọn cho mình nơi an trú, đời sống của vị Bồ-tát trở nên giản dị, thanh tịnh và thắm được tinh thần giải thoát.

Thực sự chúng ta không thể phủ nhận rằng: Bản năng thích quần tụ luôn luôn được thể hiện mạnh mẻ ở mỗi chúng ta. Lúc nào ta cũng muốn sống là sống chung, sống với người khác, chúng ta cảm thấy an tâm một cách vô cùng ngu xuẩn khi chỉ dám làm điều gi, nghĩ điều gì mà người khác vẫn thường hành động và vẫn thường suy nghĩ. Đến lúc gặp trường hợp bắt chúng ta phải sống biệt lập, xa rời tập thể gia đình hay xã hội trong một thời gian ngắn, chúng ta dĩ nhiêncảm thấy khó chịu và khổ sở vô cùng. Chúng ta cứ mong mỏi được chóng trở lại với cộng đồng quen thuộc.

Ngày nay, trên hầu hết các quốc gia hình như đều có xuất hiện sự cực đoan trong thái độ sống của những thành phần thuộc thế hệ trẻ. Người ta có thể say mê chạy theo mọi thứ, tín điều mọi chủ thuyết mà chính họ không hiểu rõ về đường lối của những chủ thuyết đó, và ngay cả nguyên nhân thúc đẩy họ đi đến sự chọn lựa ấy nữa. Vả lại, người ta cũng sẵn sàng hành động bất cứ điều gì theo nguyên tắc hơn là theo lương tri và khối óc lương tri của họ. Họ sẵn sàng chiến đấu và hy sinh cho những ý thức hệ, và luôn luôn duy trì lòng xác tín một cách mê muội đối với các lý thuyết khoa đại, mặc dù họ chưa hiểu thấu chủ thuyết ấy.

Hạnh viễn ly thực sự là một đức tính cao quí, có chiều sâu tâm linh hơn là tính cách tín điều máy móc. Từ những thời xa xưa, sự viễn ly được xem là giai đoạn rất cần thiết để đem lại sự thoải mái cho tâm hồn và giải tỏa trí lực khỏi những xáo trộn của đời sống. Đa số chúng ta đều bận rộn, chúng ta bị chi phối bởi bao nhiêu công việc phiền toái nhỏ nhặt. chúng ta cần phải có những giờ phút yên lặng và cô đơn để chúng ta được cơ hội đối diện với đời sống của chính mình, ở đây và lúc này. Có như thế chúng ta mới có thể tìm thấy cảm giác quân bìnhan lạc. Niềm thao thức về chân lý sẽ đến với chúng ta trong những giờ phút chiêm nghiệm đời sống. Bồ-tát là người suốt đời đi tìm chân lý. Trí lực của ngài luôn tỉnh giác trên nẻo đường đi tìm chân lýchuyên nhất hòa mình trong thế đạo. Chân lý ở đây là thứ chân lý toàn nhất, Bồ-tát đạt tới chân lý bằng cách tách rời, phá vỡ mảnh vỏ cứng của những phạm trù thuộc mọi tính điều để trở về quán chiếu tự tâm. Từ nguồn suối tâm linh sẽ tuôn trào những lời ngôn thuyết lợi ích cho tha nhân một cách tự tại, từ đôi môi hoan hỉ của Bồ-tát. Bồ-tát luôn luôn tùy thuận chúng sinh với tâm hoan hỉ, tin tấn cứu giúp chúng sinh nhưng vẫn sáng suốt giác ngộ không đánh mất tự tính. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm mà căn tánh của chúng sinh kém cỏi, chúng sinh bị vây bủa trong muôn nghìn mắt lưới hư vọng tà kiến. Trong trường họp ấy, dĩ nhiên một tâm hồn siêu tuyệt đã thể nhập chân lý hẳn phải tự mình chọn lấy đường lối duy nhất. Không bao giờ để mình bị gò bó trong những thành kiến sai lầm, luôn luôn dững dưng trước những thị phi của dư luận, bậc Bồ-tát vẫn an nhiên trên bước độc hành, một đường đi, một bóng người. lúc nào Bồ-tát cũng nổ lực thực hành mọi hạnh nguyện cứu giúp muôn loài. Nhưng với trí tuệ, Bồ-tát nhận thức sâu xa rằng sự cứu giúp chúng sinh, đôi khi có thể gây tai hại hơn là lợi ích cho chúng sinh, nhất là với những hạng căn cơ thấp kém. Vì thế, Bồ-tát chọn lựa thái độ sống ngoài hình thức xem có vẻ tiêu cực nhưng thực chất chứa đựng một sự nổ lực phi thường của tâm linh.

Trong đời sống tịch tịnh viễn ly, tâm vị Bồ-tát trở nên vắng lặng và dõng mãnh. Trong khi mọi người tầm thường sung sướng trong cái cảm giác bình an ấm cúng của gia đình và của thân quyến, xa nữa là trong cộng động xã hội, thì Bồ-tát cảm thấy an lạc, giải thoát trong đời sống cô liêu, tĩnh lặng. Vẻ thăm thẳm đầy đe dọa của rừng núi trùng điệp vẫn không gây sự sợ hãi nơi Bồ-tát, mọi phiền trược thế gian đã dưt bặt nơi ngài. Tâm thức của ngài càng lúc càng thanh tịnh trong bể ngát thiền định, mọi xiềng xích của đời sống, ngài đã cắt đứt. Tâm Bồ-tát thanh thoát, thanh tịnhtrong suốt, cánh cửa chân lý mở rộng mời Bồ-tát đến dạo chơi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48563)
24/04/2012(Xem: 122104)
21/04/2014(Xem: 14450)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.