Cành Triêu Nhan

26/08/20174:03 SA(Xem: 15055)
Cành Triêu Nhan
CÀNH TRIÊU NHAN
Thích Phước Tịnh
Nhà xuất bản Phương Đông
canh_trieu_nhan

LỜI ĐẦU SÁCH

Triêu nhan vốn là một loài dây leo bình dị, gần gũi có thể mọc ở khắp mọi nơi. Màu sắc và hình dáng của hoa luôn ở bên cạnh bước chân và cái nhìn của ta. Thế nhưng đôi khi chúng ta quên lãng sự có mặt của nó, có lẽ vì nó quá bình thường. Nhưng sẽ có một lúc nào đó bất chợt, sự hiện diện của hoa bừng sáng trước mắt ta, trong lòng ta và ta nhận thấy một lần hoa nở là thiên thu tức khắc tròn đầy trong một niệm.

Tập sách nầy được tuyển từ những bài pháp thoại chia sẻ ở nhiều nơi tại các đạo tràng thiền tập. Mặc dù chúng tôi đã nhuận văn cẩn trọng nhưng có lẽ vẫn không tránh khỏi những dòng chữ quê vụng được phiên tả từ các băng giảng. Mong rằng sự góp mặt mộc mạc đơn sơ của tập sách nầy cũng giống như sự hiện diện bình dị, gần gũi của hoa Triêu nhan, mà tên gọi dân gian là “hoa bìm bìm”, mọc khiêm tốn bên vệ đường có thể làm thư giãn lòng người lại qua khi dừng chân chợt ngắm.

Tu viện Lộc Uyển
Tháng đầu hạ 2009
Thích Phước Tịnh









                                                                                                          



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48432)
24/04/2012(Xem: 121953)
21/04/2014(Xem: 14373)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.