Ít ăn ngủ, sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn

05/10/20174:08 SA(Xem: 12842)
Ít ăn ngủ, sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn
ÍT ĂN NGỦ, SỨC KHỎE TỐT, TINH THẦN MINH MẪN
HT. Thích Trí Quảng 
Bài giảng tại Học viện Phật giáo TP.HCM, ngày 27-8-2017

Thích Trí QuảngHôm nay nhân ngày Tự tứ, tôi gợi một số ý để chúng ta hiểu giáo pháp Phật xuyên suốt từ Nguyên thủy sang Đại thừa.
Đương nhiên Phật giáo bắt đầu từ Nguyên thủy, nhưng chúng ta phải nghĩ xa thêm một bước để thấy Phật giáo Nguyên thủy không phải bắt đầu ở Lộc Uyển như người ta thường nói.
Thật vậy, ở Lộc Uyển Phật thuyết Tứ Thánh đếtuyên bố Đức Phật xuất hiện trên cuộc đờiđạo Phật bắt đầu có từ đó. Nhưng Nguyên thủy nếu nghĩ xa thêm thì từ khi Phật thành đạoBồ Đề Đạo Tràng đã có Phật rồi, và Đức Phật này gồm đủ ba thânPháp thân, Báo thânỨng thân.

Ngay  trong  Phật giáo Nguyên thủy, chúng ta cũng biết Phật nhắc Đại Tăng rằng những gì Ngài nói như lá trong tay, những gì Phật hiểu biết như lá trong rừng. Lá trong tay rời khỏi sự sống. Lá trong rừng là sự sống của muôn loài. Đương nhiên sự sống của muôn loài trải dài từ vô số kiếp trước cho đến hiện tại và mãi đến tương lai, sự sống đó luôn tiếp diễn, không đứng yên.

Như vậy, giáo lý Nguyên thủy đối với chúng ta không phải là chân lý, nhưng là giáo pháp mà Phật để lại giúp chúng ta tham khảo, thực tậpchứng ngộ chân lý. Mặc dù từ khi Phật Thích Ca thành đạo mới có đạo Phật, nhưng nghĩ xa hơn, chúng ta cũng thấy trong kinh Nguyên thủy, Phật cũng dạy rằng trước Ngài đã có ba vị Phật quá khứ là Phật Ca Diếp, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni và Phật Câu Lưu Tôn.

 Và theo Đại thừa, nhìn xa nữa còn có Phật Tỳ Bà Thi, nhưng vị Phật này cũng không phải là Phật khởi đầu, mà Ngài là vị Phật thứ 997 trong quá khứ.

Với tầm nhìn truy nguyên về cội gốc như vậy, có thể khẳng định rằng Phật giáo Nguyên thủy đã có từ lâu xa. Vì vậy, quá khứvô cùng tậnvị lai cũng vô cùng tận. Còn chúng ta chỉ sống ở phút giây hiện tại.

Đức Phật thành tựu Vô thượng Bồ-đề, chứng ngộ chân lý. Chân lý đó là mối tương quan tương duyên tồn tại của các loài, trong đó có chư Phật, Bồ-tát, Hộ pháp Long thiên. Đó là cái thấy của tầm nhìn xa rộng như vậy.

Nhưng Phật giáo Nguyên thủy giới hạn, vì muốn ngăn chặn tất cả sai trái của con người, đặc biệtsai trái của người xuất gia. Vì vậy, Phật chế giới luật cho chúng ta để ngăn chặn tâm không tốt của người tu và ngăn chặn ác ma, không cho xâm hại đời sống người tu. 

Trong lúc đó, vì nghiêm trì giới luật, Phật giáo Nguyên thủy quy định ai phạm giới luật thì bị đuổi khỏi Tăng đoàn và dù có Phật ra đời, họ cũng không sám hối được. Người phạm giới phải chấp nhận cuộc đời bất hạnh và chết phải vào địa ngục, mà điển hình là Đề Bà Đạt Đa phải chịu quả báo như vậy.

Nhưng qua kinh điển Đại thừa cũng phát xuất từ kinh Nguyên thủy, nhưng do sự tu  hành, hành giả chứng từ Sơ quả đến Nhị quả, Tam quả, Tứ quả A-la-hán. Thật vậy, người tham khảo giáo lý Nguyên thủyứng dụng trong cuộc sống tu hành, gặt hái được những thành quả tốt đẹp thì cái nhìn của họ trở thành khác và hành xử của họ cũng khác, tạo thành Tam thừa giáo là Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát đều thấy biết khác nhau.

Riêng người chứng Sơ quả, họ không còn lệ thuộc ăn uống, ngủ nghỉ như người thường, không còn lệ thuộc tình cảm thế gian hay xã hội. Như vậy, họ đã bước vào dòng thác trí tuệ của Thánh Hiền, Bồ-tát, Phật.

Nhận thức như vậy, việc quan trọng của chúng ta là làm sao bước vào dòng thác trí tuệ này, nhưng đến đây cũng chỉ mới nhìn thấy một phần sự thật của cuộc sống, nói rõ hơn là chúng ta không còn đòi hỏi vật chất như trước khi tu.

Người tu thụ giới sẽ có cái thấy khác và cuộc sống khác với trước khi thụ giới. Quan trọng là chúng ta phải bước chân vào lãnh vực này; nếu không, chúng ta sẽ bị ngũ dục cám dỗ là đã kẹt tứ đại ngũ uẩn, tức ăn ngủ quá nhiều vì nghĩ rằng thiếu những thứ này mình sẽ chết. Nhưng sự thật ăn ngủ là việc của thế gian, của phàm tục. Vì thực tế cho chúng ta thấy bậc Hiền Thánh không cần ăn như ta mà họ vẫn sống khỏe mạnh. Cụ thể là Phật sống chùa Kim Sơn ăn những thứ mà chúng ta tưởng rằng ăn vô là chết liền. Chẳng hạn như người bị bệnh ghẻ lở, ngài dám kê miệng vô hút mủ này ăn và có khi ngài lại lấy gạch bể vụn làm thức ăn. Ăn những thức ăn không thể ăn và không thể sống, nhưng ngài vẫn sống khỏe chứng tỏ ngài hơn chúng ta.

Trái lại, tôi có bạn đồng tu quanh năm tìm thức ăn bổ, nhưng không bổ được mà lại chết. Vì vậy, tôi phát hiện đó là nghiệp Tăng. Chúng ta tu phải chuyển nghiệp, xóa nghiệp; nếu không, tu suốt đời vẫn là phàm phu Tăng và cứ đi xuống, không đi lên được, vì tuổi lớn thì sức khỏe yếu, trí tuệ giảm, thậm chí còn bị lú lẫn.

Nhưng đắc được Sơ quả Dự lưu, Phật nói người này chắc chắn không bị đọa và chỉ còn bảy lần sinh tửđắc quả La-hán. Vì vào được thế giới của Dự lưu, thì liên hệ giữa họ và Phật, Bồ-tát, Hiền Thánh dễ hơn, nên họ tiếp thu được nguồn năng lượng đặc thù, trí tuệ đặc thù, nên họ có cuộc sống và sự hiểu biết hoàn toàn khác.

Người tu vào quả vị này thì đầu tiên, họ phát hiện điều rất bình thường mà tôi gọi là đói tâm, đói mắt và đói cơ thể. Thế nào là đói tâm. Đói tâm là còn nghiệp tham ăn thì chúng ta biết mìnhngạ quỷ, vì chúng ta còn muốn ăn, còn ham ăn. Vì vậy, bề ngoài mang hình thức tu, nhưng bên trong là ngạ quỷ, là ác ma. Có cách tu để chuyển ma bên trong này trở thành Hiền Thánh.

Vào thời tôi là Sa-di thiếu ăn, nên thèm ăn, nhưng nhờ Hòa thượng Thiện Hoa dạy, giúp tôi có suy nghĩ và phát hiện đói tâm là ngạ quỷ, đó là nghiệp mà người tu phải xóa trước, không ham ăn nữa. Phật đi tu là Ngài không ham ăn. Nếu ham ăn, Ngài đã ở cung điện tha hồ ăn.

Đi tu, từ bỏ cuộc sống bên ngoài, nhưng túc nghiệp chúng ta còn, nên phải xóa nghiệp này trước. Lúc nhỏ, ở nhà tôi được nuông chiều, nên không bệnh cũng giả bệnh. Giả bệnh để có thức ăn ngon. Bà ngoại thấy tôi không ăn thì kiếm thức ăn khác cho ăn. Được nuông chiều như vậy thì tệ lần.

Nhưng tu, vào chùa, cuộc sống hoàn toàn khác. Mình bệnh thiệt, không đi quả đường được, có người đem cháo trắng và chút đường cho ăn, mình nhìn ứa nước mắt. Đó là mình nhớ quá khứ chưa tu thì được người thân chăm sóc chiều chuộng. Hòa thượng Thiện Hoa dạy phải xóa sạch túc nghiệp này, mới bước vào dòng Thánh được. Còn lưu giữ túc nghiệp trong tâm thì sớm muộn cũng bỏ đời tu. Tôi đã từng chứng kiến huynh đệ hoàn tục là vậy.

Nhưng nếu biết quán sát những khó khăn trong cuộc sống tu hànhthử thách để giúp chúng ta tiến lên trong nhà đạo, chắc chắn sẽ gặt hái được những điều Phật dạy.

Riêng tôi, ý thức sâu sắc như vậy, tôi khởi ý niệm không muốn ăn. Tu của chúng tathực hiện ngay trong lòng ta trước. Không muốn ăn, không cần ăn thì tôi cảm thấy không đói và lại khỏe ra. Không muốn ăn thì sự thèm khát của chúng ta tự biến mất. Muốn làm Hiền Thánh phải tập điều này. 

Vì vậy, bữa sau lên quả đường có một miếng đậu hủ cắt làm bốn, nhưng may  mắn có một thầy bệnh không ăn quả đường, tôi lật đật gắp miếng đậu hủ dư để vô bát. Rõ ràng là con ma tham ăn đã xuất hiện trong lòng tôi. Huynh đệ liền nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ, thấy đây là con ma Sa-môn, không phải đệ tử Đức Thích Ca. Và thấy người nhìn không thiện cảm thì mình phải biết tự sửa đổi.

Nhưng con ma trong tôi lại lý luận là mình ăn giùm thầy khác mà, đâu có sao. Tuy nhiên, sau đó cảm thấy xấu hổ chuyện này, nên hôm sau lên quả đường, có bốn quả chuối, cũng có một người bệnh. Lần này, tôi tự nghĩ mình tu phải có sửa đổi, nên quyết định không ăn quả nào, nghĩa là mình phạt con ma muốn ăn, không cho ăn. Lần lần mình lấy giới luật cột nó lại, trói nó lại thì con ma phải chịu thua mình chứ.

Bữa sau nữa, tôi tiến bộ thêm. Một Phật tử cúng cho Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp (cố HT. Thiện Hoa) một tai nấm rơm, mà năm mươi năm trước, khó có được một tai nấm rơm. Ngài sai tôi đem tai nấm xuống bếp, bảo nấu cho được sáu bát cháo để cúng dường cho sáu Thượng tọa giảng sư.

Khi tôi bưng cháo lên Hòa thượng Trưởng ban, ngài cười và nói cho con ăn. Từ nhỏ mình chưa được ăn nấm nên cũng muốn thử ăn cho biết. Hòa thượng cho đáng lẽ ăn, nhưng khi bưng cháo ra, tôi gặp huynh đệ kê mũi vô tô cháo ngửi, nói ngon quá, nên tôi cho huynh này tô cháo luôn.

 Từ đó về sau, trên bước đường tu, tôi có chuyển đổi, diệt được con ma tham ăn, trong lòng thấy nhẹ. Học đức hạnh của thầy và tôi suy nghĩ thấy Phật nhập Thiền, da bụng dính xương sống. Còn mình có phải đệ tử của Phật hay không. Nghĩ như vậy, việc ăn mặc, ngủ nghỉ của tôi bắt đầu xóa đi thì đói con mắt cũng biến mất theo cái tâm mình.

Tâm của ta không nghĩ ăn, không muốn ăn, nên mùi vị thức ăn không còn khuấy động mình, tự nhiên sáu căn thanh tịnh. Lúc trước, nghe mùi thức ăn, nhìn thấy thức ăn thì cảm giác đói. Nhưng tâm đói không còn thì mùi vị không hấp dẫn nữa và thức ăn thấy ngon cỡ nào, tâm chúng ta cũng không vướng bận. Đó là con đường đi lên của chúng ta tu được thì đời sống Sa-môn có khổ, ta vẫn thấy an lành, hơn người ở chỗ không ham ăn và khá hơn nữa, không ham mê ngũ dục: tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn, ngủ. Tất cả những đòi hỏi này không còn đối với ta. Thiết nghĩ đời sống Sa-môn càng đơn giản chừng nào tốt chừng đó.

Tuần trước, tôi mời các vị lãnh đạo Phật giáo thành phố kiết thất mười ngày. Đương nhiên ở nhà, các Hòa thượng, Thượng tọatiện nghi về ăn mặc, ngủ nghỉ. Tôi nhận thấy vị nào có nhiều tiện nghi thì đến đây kiết thất cảm thấy khó khăn. Vị nào sống ít tiện nghi thì thấy an lạc. Tập trung kiết thất, nằm trên chiếu trải dưới đất và sáng chỉ có bát cháo, nhưng hình như không ổn, nên hôm sau, tôi bảo cho thêm xôi hay bánh ăn sáng.

Tôi nghĩ Sa-môn gầy thì tốt, đừng tăng cân, nên giữ trọng lượng cơ thể trung bình sẽ thấy dễ chịu. Riêng tôi, khi tăng cân, tôi bớt ăn, sụt cân thì bổ sung. Giữ cơ thể cân bằng, ít bệnh tật. Từ mấy chục năm nay, tôi không cho tăng cân, chỉ khoảng 55kg, không lên, không xuống. Làm việc nhiều, xuống một ký, tôi uống sữa là phục hồi sức khỏe.

Trên bước đường tu, hạn chế vật chất nhiều, tinh thần sẽ lên, vì chúng ta thừa thì giờ để tu. Từ đó, mối liên hệ của ta và xã hội nhẹ lần. Hòa thượng Thiện Hoa nói ý này rằng phúc đức thay cho người cô độc, họ không bị phiền não thế tục quấy rầy.

Các thầy cô tu hành nhưng còn liên hệ với đời sống thế tục, họ sẽ gặm nhấm đạo đức của chúng ta, khiến chúng ta khó đi vào con đường Thánh.

Theo kinh nghiệm, qua một mùa an cư, tôi thấy mình không lệ thuộc xã hội và không bị tình cảm chi phối, không lệ thuộc ăn uống, ngủ nghỉ.

Người ta thường nghĩ ăn để bổ dưỡng, ngủ để khỏe, nhưng ăn ngủ nhiều có thực sự khỏe không. Vì vậy, thực tế tu hành của chúng tađiều chỉnh, ít ăn ngủ, nhưng sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn, có cái nhìn chính xác. Chính Đức Phật của chúng ta đã thể hiện rõ nét điều này.

Tuy nhiên, chúng ta sống cách Phật xa, nhưng nhớ lời di huấn của Phật, thì thực tập, từng bước chúng ta chứng Sơ thiền cho đến Tứ thiền, chúng ta có được đời sống hoàn toàn khác. Cơ thể người tu cũng như người thường, nhưng tinh thần người tu khác hẳn, nên chúng ta có cái nhìn khác ở chỗ ăn ngủ đơn sơ, nhưng mặt chúng ta sáng hơn.

Tôi thấy một số thầy mặt tối, vì bóng đen phiền não còn, nên hiện nét mặt ảm đạm là nghiệp Tăng. Thầy nào mặt sáng là bước được một chân vào nhà đạo, phải nhớ bước tiếp, bước trở ra là khổ liền. Tôi tu gần suốt cuộc đời, thấy rõ người bước vào con đường giải thoát không được, nên bước ra bị khổ vô cùng. Quý vị thấy bạn tu có tiến bộ thì ráng nỗ lực bắt chước.

Tu hành, ăn ít, khỏe mạnh, mặt sáng và hiểu biết đúng đắn thì được người quý trọng. Vì vậy, thấy họ quý trọngbiết mình có được cái gì đây, nên họ thân cận, cúng dường để họ muốn lấy cái được của mình. Nói cách  khác, mình tu được phước, người thân cận, cúng dường là họ muốn mua phước này.

Còn tu sĩ giả nghe cúng dường, không mời cũng xách y áo tới. Phật tử không cúng không được, nhưng phải cúng là cúng bất đắc dĩ. Người tu giả này đã không có phước lại còn nhận thêm của cúng dường thì nợ tăng dần đến mức không còn ai muốn gần, muốn giúp.

Tôi thấy có người rơi vô tình trạng này. Họ thực sự không bệnh, nhưng nói cần tiền uống thuốc thì về sau bị bệnh thật, lúc đó xin tiền uống thuốc, người ta cũng không cho.

Tôi nhắc nhở anh em những gì mình tu được, ráng để dành để mình đi xa hơn. Tôi luôn tâm niệm đường đến quả vị Phật còn xa, phải giữ gìn phước đức để làm lộ phí cho ta đi hết kiếp này, còn những kiếp sau nữa. Chắc gì kiếp này ta thành Phật, phải chuẩn bị cho kiếp sau.

Nếu tu kiếp này có tư lươngđắc quả Tu-đà-hoàn thì tái sanh, chúng ta mang thân người có trí thông minh hơn, sức khỏe tốt hơn. Đối với tôi, hai phước này cần thiết nhất và điều thứ ba là ta không có đòi hỏi ham muốn, nghĩa là thân thọ hình, tức thânđói khát, nhưng tâm không thọ hìnhtâm không đói khát.

Một vị đắc đạo nói câu đơn giản rằng con người là thùng phân biết đi, vì tâm họ chứng Ly sanh hỷ lạc, nghĩa là đã có được ốc đảo tâm linh rồi. Tu hành mà không có ốc đảo tâm linh thì sẽ trôi nổi trong sinh tử luân hồi.

Có ốc đảo tâm linh, chúng ta thường sống trong thiền định hơn và được an lạc hơn. Tuy nhiên, trở lại thân tứ đại, ta phải chịu khổ với nó, nhưng thực sự không bị lệ thuộc vật chất nhiều. Còn người nghiệp chướng nhiều thì thân hành hạ tâm và tâm hành hạ lại thân, nên họ tu rất vất vả mà chẳng được gì. Những người có ốc đảo tâm linh an trú thì tái sanh, tâm hồn họ thanh thoát hơn, dễ tiến tu trên đường đạo hơn. Vì vậy, mặc áo tu giống nhau, nhưng khác nhau ở tu chứng.

Tóm lại, qua ba tháng an cư, tôi nghĩ quý thầy cô cũng có hành trang gặt hái được từ thân giáo sư, nên lấy đó làm kinh nghiệm tiến tu cho các mùa an cư kế tiếp. Cầu Phật gia hộ cho quý vị an lạc trong Chánh pháp.
HT. Thích Trí Quảng
(Giác Ngộ)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48561)
24/04/2012(Xem: 122100)
21/04/2014(Xem: 14449)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.