Ứng dụng Chánh Tư Duy trong ngày Tết

12/02/20183:16 CH(Xem: 10241)
Ứng dụng Chánh Tư Duy trong ngày Tết

blank
ỨNG DỤNG CHÁNH TƯ DUY TRONG NGÀY TẾT

Sadi Thích Ngộ Trí Viên

chuc tetChánh tư duy là tất cả mọi khởi tâm, tác ý của con người, không vướng mắc vào tư duy tham lam, tư duy sân hậntư duy si mê.

Ta không nên hiểu tư duy chân chínhtư duy chín chắn như cách nói thông thường trong dân gian. Tư duy chín chắn có chiều sâu, suy nghĩ mọi vấn đề có trước có sau, có trong có ngoài, có tự thân và tương quan xã hội. Người có tư duy chín chắn được xem là người trưởng thành, không có thái độ bồng bột, vội vã, hấp tấp, bất đồng, bất mãn, bỏ cuộc giữa chừng. Tư duy chín chắn chỉ là phần nhỏ của Chánh tư duy. Có rất nhiều tư duy chín chắn không có nội dung của đạo đứctâm linh, chỉ nhằm đáp ứng phước đức thế gian.

Hàng triệu người có tư duy chín chắn vẫn còn mê tín dị đoan. Họ nghĩ rằng Thượng đế là đấng sáng thế, tạo ra con người, tạo nên sơn hà, vũ trụ. Mặt khác, ta cũng không nên hiểu Chánh tư duy đồng nghĩa với tư duy tích cực. Phần lớn tư duy tích cực chỉ xử lý tình huống, giúp cho cảm xúc bế tắc được tháo mở, những trở ngại được hanh thông. Tự trấn an chính mình để vượt qua những gian truân thách đố của cuộc đời chỉ là tư duy tích cực.

I. Tư duy sân hận

Người Phật tử trong những ngày Tết không nên xem những bộ phim mang tính chất bạo lực, chơi những game online bạo lực như Đột Kích, Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile, v.v.... Không sát hại các loài động vật để ăn nhậu, không dùng thực phẩm mặn. Ngoài ra, người Phật tử cần tránh khó chịu, cộc cằn, nổi đóa... với những chuyện bất như ý xung quanh mình.

Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ cần tránh thị phi dông dài vì sau một hồi thị phi thì chỉ toàn chất chứa ganh ghét, đố kị... đối với người này hay người khác. Có chuyện gì thì cũng không nên liếc mắt, trừng mi, quát tháo, đập bàn, xô ghế, giậm chân, la hét, chửi bới, ra lệnh đánh đập hoặc tự bản thân sử dụng những phương tiện vũ khí khác nhau tạo ra thương tích cho đối tượng.

Song song với việc dừng lại tư duy sân hận, người Phật tử biết cách kham nhẫn bao gồm các nghịch cảnh, đối tượng của người giao tiếp như thấy mặt khó ưa, làm cho ta không thấy thoải mái, mọi ứng xử ngược lại với sở thích của ta, bao gồm cả thời tiết và các ảnh hưởng của thế giới vật chất nói chung.

II. Tư duy si mê

Tư duy si mê, mà tư duy mê tín dị đoan là loại tư duy phổ biến trong ngày Tết, bao gồm tư duy thiếu hiểu biết nhân quả hoặc tư duy dựa trên nền tảng mê tín dị đoan. Các Phật tử vài chục năm đi chùa vẫn còn tư duy gồm các suy nghĩ: Trong nhà nên thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẹ sanh Mẹ độ, Quan Công, Táo Quân, Thần Tài, Thổ Địa, Tỳ Hươu… dù trong ngày quy y Tam bảo, đã phát nguyện Quy y Phật bất quy y thiên thần quỷ vật.

Đức Phật không muốn mình có vai trò độc tôn như các tôn giáo khác. Ở đây, ta phải hiểu tại sao không cần phải nương vào thượng đế, các thần linh, các vật linh? Tất cả mọi người, mọi chủng loại đều sống theo quy luật nhân quả. Nếu Thượng đế và các vị thần có thật, các vị ấy cũng không thể vượt ra khỏi quy luật nhân quả. Nương vào các vị ấy làm gì để rơi vào chủ nghĩa định mệnh. Tin vào nhân quả, thẳng bước mà đi, khỏi phải nhọc công vào những niềm tin vu vơ không có giá trị. Phật tử lâu năm vẫn còn thờ các thần linh ở trong nhà là đang sống với tà tư duy, không xử lý vấn đề dựa trên nhân quả. Điều này cực kỳ khó, rất nhiều Phật tử tự an ủi rằng, mình thờ dư, không có thần này cũng có thần khác bảo vệ, lỡ không thờ, sau này làm ăn không lên (?!). Chính niềm tin tham lam này làm cho mê tín ngày càng có chỗ để sống.

Đồng thời, trong ngày Tết, người Phật tử càng không nên uống rượu vì rượu che mất trí tuệ, làm chúng ta có những hành vi trái quấy.

III. Tư duy tham ái

Trong ngày Tết, dù chúng ta có được lì xì ít hay nhều, chúng ta cũng không nên khởi lòng tham đối với bao lì xì rằng tôi mong cho ông bà nội lì xì tôi 500.000 đồng... Chính vì sự mong cầu đó mà lỡ khi ta được lì xì có 50.000 đồng thì chúng ta bị thất vọng, hay nói theo ngôn ngữ dân gian là ham hố. Càng không nên tỏ thái độ bất mãn khi nhận lì xì ít.

Một điều đánh lưu ý nữa là trong ngày Tết, đừng vì ham vui tốc độ mà đi đua xe, dẫn đến tai nạnđau thương.

IV. Những gì là chánh tư duy

Trong ngày Tết, chúng ta nên thực tập hoan hỷ đối với tất cả mọi người, buông xả mọi sự ganh ghét, đố kỵ, hơn thua thường ngày đối với những người mình không ưa, thực tập trọn vẹn 5 điều đạo đức của Phật tử tại gia, thực tập biết đủ đối với số tiền lì xì, không xót xa khi mình phải lì xì cho các em nhỏ, không cùng thần linh vì như thế là mất thời gian và gây ô nhiễm môi trường vì khói bụi, hạn chế chơi game, lướt Facebook và các mạng xã hội, xem phim... để dành thời gian cho người mình yêu thương, cho cha mẹ, gia đình - sống thực và sống tỉnh thức.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48567)
24/04/2012(Xem: 122105)
21/04/2014(Xem: 14452)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.