Bất hại

14/05/20185:21 SA(Xem: 12412)
Bất hại
BẤT HẠI
Jon Kabat-Zinn
Nguyễn Duy Nhiên dịch


phong-sinhMột người bạn của tôi, sau mấy năm sống ở Nepal và Ấn Độ, trở về vào năm 1973, đã chia sẻ như sau: "Nếu tôi không thể làm gì hữu ích cho cuộc đời, thì ít ra tôi cũng sẽ cố gắng bớt gây tổn hại chừng nào tốt chừng ấy".
   
Tôi đã bị truyền lây bởi ý niệm về bất hại,ahimsa, ngay lúc ấy tại nơi phòng khách của tôi. Và tôi không bao giờ quên được giây phút đó. Mặc dù tôi cũng đã từng được nghe nói về thuyết bất bạo động trước đó rồi. Thái độ bất hại này là trái tim của pháp môn yoga, và cũng là lời tuyên thệ của các sinh viên y khoa trước khi họ trở thành bác sĩ thực thụ (hippocratic oath). Nó cũng là nguyên tắc nền tảng cho hành động của thánh Gandhi và sự tu tập của cá nhân ông. Nhưng hình như vì sự chân thành trong lời nói của người bạn tôi, cùng với một cái gì đó không phù hợp từ một con người mà tôi nghĩ là tôi biết về anh, đã gây cho tôi một ấn tượng rất mạnh.
   
Tôi chợt thấy rằng đó là một lối sống rất đẹp đối với thế giới chung quanh, cũng như cho chính bản thân tôi. Tại sao ta không thử cố sống sao để ít gây tổn thương cũng như khổ đau được chừng nào tốt chừng ấy? Nếu chúng ta có thể sống theo nguyên tắc đó, thì có lẽ mức độ bạo động và điên rồ trong tư tưởng, cũng như trong cuộc sống, đâu có đến nỗi tệ hại như ngày hôm nay. Và chúng ta cũng sẽ biết thương yêu chính mình hơn, trên tọa cụ cũng như giữa cuộc đời.
   
Cũng như mọi quan niệm khác, bất bạo độngbất hại có thể là một nguyên tắc rất tuyệt vời, nhưng chính việc sống đúng theo nó mới thật sự có giá trị. Bạn có thể thực tập sự từ ái của nguyên tắc bất bạo động đối với chính bạn và đối với những người chung quanh bất cứ lúc nào.
   
Có bao giờ bạn cảm thấy mình khó khăn với chính mình và khinh thường mình quá không? Hãy nhớ đến ahimsa trong giây phút ấy. Ghi nhận những cảm xúc ấy rồi buông bỏ chúng đi.
    Bạn có bao giờ nói về một người nào đó sau lưng họ không? Ahimsa.
    Bạn có cảm thấy rằng mình tự thúc đẩy quá mức, chẳng chú ý gì đến sức khỏe cũng như hạnh phúc của mình không? Ahimsa.
    Bạn có làm cho một người nào đó khổ đau không? Ahimsa.
Đem áp dụng lý thuyết bất bạo động với những người không có gì là nguy hại đối với ta, thì bao giờ cũng dễ. Nhưng khi đối diện với những người, hoặc hoàn cảnh nào có vẻ đe dọa, ta sẽ phản ứng ra sao, đó mới thật sự là bài thử nghiệm.
   
Ý muốn làm khổ hoặc làm hại kẻ khác được phát sinh từ một nỗi sợ trong ta. Muốn thực hành sự bất hại,ahimsa, ta cần phải nhìn thấy rõ được nỗi sợ của mình, để hiểu và làm chủ nó. Làm chủ nó có nghĩa là ta dám nhận lãnh trách nhiệm. Nhận lãnh trách nhiệm có nghĩa là ta không để cho nỗi sợ hoàn toàn sai xử hành động và quan điểm của mình. Chỉ có chánh niệm về sự dính mắc và ghét bỏ của chính ta, và ý muốn đối diện với những trạng thái này trong tâm, dù có đau đớn đến đâu, mới có thể giải thoát ta ra khỏi vòng khổ đau này.
   
Nếu ta không thấy ra được những điều ấy trong cuộc sống hằng ngày, những ý tưởngtốt lành đến đâu cũng sẽ rất là mong manh, chúng rồi cũng sẽ bị lòng tư lợi, ích kỷ của ta đè bẹp mất.

Nguyễn Duy Nhiên dịch
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48738)
24/04/2012(Xem: 122266)
21/04/2014(Xem: 14548)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.