Một câu chuyện giản dị và thông thường của pháp (song ngữ)

21/04/20194:10 SA(Xem: 8244)
Một câu chuyện giản dị và thông thường của pháp (song ngữ)
MỘT CÂU CHUYỆN GIẢN DỊ VÀ THÔNG THƯỜNG CỦA PHÁP
Luangpor Pramote Pamojjo
Dhamma.com dịch Việt

whichwayRất khó cho chúng ta để có thể thấy rằng, giáo pháp là một điều vô cùng bình thườngđơn giản. Bởi vì từ hình thức của tôn giáo cho đến các giáo lýchúng ta đã biết thì cho dù như thế nào cũng có vẻ như không hề dễ dàng. Trước tiênngôn ngữ. Có rất nhiều từ ngữ được sử dụng bằng tiếng Pali trong các bài giảng pháp. Bên cạnh đó lại có rất nhiều những thuật ngữ chuyên sâu mà chỉ riêng việc tìm hiểu ý nghĩa của chúng thôi cũng đã là một việc khó khăn rồi.

Khi đã quen với các thuật ngữ và bắt đầu vào việc học giáo pháp, chúng ta lại gặp phải những trở ngại khác. Có rất nhiều bài giảng phápĐức Phật đã truyền đạt. Thêm vào đó lại còn có nhiều sách báo từ các đệ tử của Ngài chỉ dạy.

Ngoài ra, một số người khi bắt tay vào việc thực hành lại gặp phải vấn đề như có rất nhiều trung tâm hành thiền và tất cả trong số đó đều cho rằng phương pháp mà mình đang sử dụngchính xác nhất theo phương pháp Tứ niệm xứ (Satipatthana). Có khi họ còn cho rằng các trung tâm khác đã chỉ dạy những cách thức sai lệch và không phù hợp với lối thực tập Tứ niệm xứ này.

Những khó khăn mà mọi người mắc phải nói trên khiến cho tôi phải tự hỏi bản thân mình rằng “Liệu chúng ta có thể nào nghiên cứu giáo pháp một cách đơn giản mà không cần phải biết đến tiếng Pali, không đọc sách hay không phải đến bất cứ một thiền viện nào không?”

Thực chất giáo phápĐức Phật đã truyền đạt là những điều rất giản đơn và đời thường, giống như những người từng được nghe Ngài trực tiếp thuyết pháp thường kêu lên rằng: “Nó thật quá rõ ràng! Giáo pháp mà Ngài đã truyền đạt giống như lộn mặt trái của một vật ra vậy.”

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì mỗi chúng ta đều sinh ra với pháp, sống với pháp và cũng chết cùng với pháp. Nó luôn là như thế nhưng chúng ta không nhận ra được rằng pháp hiện hữu ở nơi đây cho đến khi được Đức Phật chỉ dạy thì chúng ta mới chợt nhận ra rằng nó một cách dễ dàng.

Một điều nữa là sự hiểu biết sâu rộng của Ngài. Những vấn đề phức tạp nhất cũng được Ngài giải thích một cách ngắn gọn và súc tích. Ngài có khả năng truyền đạt những điều cốt lõi của giáo pháp một cách thích hợp nhất cho từng người nghe. Ngài không gặp phải bất cứ trở ngại gì về mặt ngôn ngữ nên có thể truyền đạt pháp một cách đơn giảndễ hiểu. Khác với nhiều người nghiên cứu và giảng dạy giáo phápthế hệ sau này, họ đã làm cho pháp, từ những điều rất gần gũi và rất đơn giản, trở nên phức tạp và xa xôi với chúng ta đến mức không cần thiết cho việc chấm dứt khổ đau. Thậm chí ngôn ngữ được sử dụng trong việc giảng dạy pháp cũng gây ra khó khăn cho bất cứ ai muốn tìm hiểu những bài dạy của Đức Phật.

Thế nhưng sự thật là pháp lại rất gần gũi với chúng ta, thậm chí gần đến mức có thể nói đó là chuyện về chúng ta, chuyện của chính mình. Và lĩnh vực nghiên cứu pháp cũng rất là giản đơn. Đó là làm thế nào để không sinh ra khổ đau?

Khi nghiên cứu Pháp, chúng ta nghiên cứu trực tiếp đến những vấn đề sau: “Sự đau khổ nằm ở đâu?” “Nó phát sinh ra sao?” “Và chấm dứt như thế nào?”

Sự thành công của việc nghiên cứu pháp là ở việc thực hành pháp cho đến khi thoát khỏi sự đau khổ chứ không phải ở số lượng kiến thức ngập tràn trong đầu óc hay là ở khả năng giảng dạy giáo pháp một cách xuất chúng.

Sự thật là những khổ đau mà chúng ta đã trải qua lại nằm ở trong chính thân và tâm của mỗi người. Phạm vi nghiên cứu pháp thật ra chỉ nằm bên trong cái thân và tâm này thôi. Thay vì cứ nhìn ra thế giới bên ngoài để học hỏi thì ta hãy tự nhìn vào bên trong cái thân và tâm của chính mình. Phương pháp rất đơn giản chỉ cần ta quan sát thân và tâm một cách chặt chẽ, rốt ráo. Và ta có thể bắt đầu bằng việc quan sát cơ thể vật lý này.

Đầu tiên là thư giãn thân và tâm. Ta không cần phải quá căng thẳng hay suy nghĩ nhiều về việc thực hành pháp. Ta chỉ nên nghĩ rằng mình sẽ chỉ quan sát cái cơ thể này thôi. Không quan trọng là ta sẽ quan sátnhận biết được bao nhiêu, chỉ cần ta quan sát nhiều nhất có thể cũng đã đủ rồi.

Một khi đã cảm thấy thoải mái, chúng ta hãy thử nghĩ đến cơ thể của mình. Ta có thể nhận biết toàn bộ cơ thể, xem nó như thể là ta đang xem một người máy. Nó có thể đi bộ, di chuyển, nhai, nuốt thức ăn để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể và bài tiết chất thải ra bên ngoài.

Nếu chúng ta xem người máy này có tên là “tôi” đang thực hiện nhiệm vụ của mình và ta chỉ ở đó quan sát. Đến một mức độ nào đó ta sẽ thấy rằng cơ thể này thực sự không phải là của mình. Nó chỉ là một vật thể không bao giờ đứng yên và không cố định. Ngay cả các bộ phận tạo nên người máy có tên là “tôi” này cũng thay đổi liên tục. Chẳng hạn như hít vô rồi thở ra, ăn uống rồi lại bài tiết. Nó không phải là những vật chất ổn định để có thể duy trì mãi được. Nếu chúng ta thực hành quán xét thân và tâm của mình như thế thì sự bám chặt vì hiểu lầm rằng “Cơ thể là của tôi” sẽ tự giảm dần đi. Và rồi ta sẽ nhận thấy có một tính chất tự nhiên khiến ta có thể nhận biết được cơ thể và nó nằm ở bên trong. Đó chính là tâm.

Đến khi chúng ta thấy rõ ràng rằng cơ thể chỉ là một khối vật chất, không ổn định, nó không phải là chúng ta. Lúc này ta hãy thử tiếp tục quan sát những gì tiềm ẩn bên trong nó và với phương pháp này ta sẽ nghiên cứu về bản thân mình được sâu sắc và chi tiết hơn.

Điều nằm tiềm ẩn bên trong cơ thể này mà ta có thể thấy được dễ dàng đó là cảm giác hạnh phúc, bất hạnh hay quân bình. Ví dụ khi chúng ta thấy người máy này di chuyển đến chỗ này hay chỗ khác thì không bao lâu sau nó sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau, đói khát hay những cảm giác khó chịu khác liên tục phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định. Một khi những cảm giác khó chịu đó mất đi nó sẽ được thay thế bằng những cảm giác thoải mái khác (cảm thấy hạnh phúc) cũng trong một khoảng thời gian nhất định. Như khi chúng ta khát nước, ta sẽ cảm thấy khó chịu nhưng nếu được uống nước thì những cảm giác khó chịu vì khát nước đó sẽ mất đi hoặc khi chúng ta ngồi ở một tư thế trong một khoảng thời gian dài, ta sẽ cảm thấy đau mỏi, cảm thấy bất hạnh nhưng khi thay đổi tư thế thì những cảm giác khó chịu đó cũng sẽ tan biến và cảm giác bất hạnh cũng sẽ không còn nữa (cảm thấy hạnh phúc).

Đôi khi chúng ta bị bệnh, chúng ta sẽ nhận thức được nỗi đau trong cơ thể một cách liên tục trong một thời gian dài. Ví dụ khi chúng ta bị đau răng liên tục trong vài ngày, nếu chúng ta theo dõi, quán sátnhận thức được cơn đau đó ta sẽ thấy rất rõ ràng rằng cơn đau ấy nó nằm chèn ở giữa nướu và răng nhưng nướu và răng bản thân nó lại không thấy đau gì cả. Cơ thể cũng giống như người máy vậy, nó sẽ không có cảm giác đau khổ, những đau khổ ấy lại là một cái khác nằm ẩn ở bên trong cái cơ thể này.

chúng ta cũng sẽ biết rằng những cảm giác hạnh phúc, cảm giác khổ đau hay là một cảm giác bình thường nào đó nó không phải là cơ thể, nó chỉ là một cái gì nằm ở bên trong cơ thể mà thôi. Và quan trọng là những cảm giác ấy cũng là một cái gì đang được nhận biết, được quan sát giống như việc quan sát chính cái thân thể này.

Tiếp đến chúng ta sẽ nghiên cứu bản thân mình một cách chi tiết hơn thông qua việc theo dõiquan sát kỹ lưỡng mỗi khi phát sinh một cơn đau bất kì nào, tâm trí chúng ta cũng sẽ cảm thấy khó chịu. Ví dụ như khi chúng ta đói bụng thì sẽ dễ tức giận, khi chúng ta mệt mỏi cũng sẽ dễ tức giận, bị bệnh cũng dễ tức giận hay cảm giác ham muốn phát sinh mà không được đáp ứng cũng sẽ dễ tức giận. Chúng ta hãy nhận thức được những sự giận dữ đang xuất hiện ấy trong khi đối mặt với khổ đau.

Ngược lại, khi chúng ta nhìn thấy cảnh đẹp, nghe thấy âm thanh vui tai, ngửi thấy mùi thơm, nếm được vị ngon, cơ thể được tiếp xúc với những thứ mềm mại hoặc nhiệt độ vừa phải, thoải mái, không quá nóng cũng không quá lạnh hay được nghĩ đến những gì mình thích thì chúng ta sẽ cảm thấy thích thúhài lòng với những gì mà chúng ta được nghe, được ngửi, được nếm, được tiếp xúc và được nghĩ đó. Lúc này ta hãy nhận biết những sự yêu thích và hài lòng ấy, một khi chúng ta đã nhận biết được sự tức giận hay sự yêu thích thì tương tự ta cũng có thể nhận biết được những tâm trạng khác chẳng hạn như sự nghi ngờ, sự ác cảm, sự trầm cảm, sự ghen tị, thái độ khinh thị người khác hay sự trong sáng, sự bình yên trong tâm trí v.v..

Khi chúng ta nghiên cứu những tâm trạng hay những cảm giác trên ngày càng nhiều, ta sẽ bắt đầu nhận ra rằng tất cả các trạng thái đó thực sự không ổn định. Như khi chúng ta giận dữnhận biết về sự giận dữ đó, ta sẽ thấy rằng mức độ của sự giận dữ sẽ thay đổi liên tục, đến một lúc nào đó nó sẽ tự mất đi. Và mặc dù sự giận dữ có biến mất hay không thì nó cũng chỉ là một đối tượng được quan sátnhận biết chứ không phải là chúng ta. Không có chúng ta bên trong sự giận dữ này. Ta có thể nhận ra các cảm xúc và tâm trạng khác cũng giống như việc nhận biết về sự giận dữ này vậy.

Đến đây ta sẽ nhận thấy thật rõ ràng rằng cơ thể này chỉ là một người máy mà thôi. Cái cảm giác hạnh phúc, khổ đau hay là các trạng thái khác cũng chỉ là đối tượng được nhận biết chứ không phải là chúng ta. Càng theo dõinghiên cứu tâm của chính mình, ta sẽ càng nhận thấy được quá trình hoạt động của nó một cách rõ ràng hơn. Đến một lúc nào đó ta sẽ nhận ra một sự thật rằng đau khổ chỉ là cảm xúc được phát sinh bởi một nguyên nhân nào đó và nó chỉ tác động trong một khoảng thời gian mà thôi.

Và rồi ta sẽ nhận ra được những năng lực hay sự thúc đẩy nằm bên trong tâm của ta. Như khi ta nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, tâm ta cảm thấy yêu thích cô ấy. Điều này sẽ tạo ra một sự thúc đẩy trong tâm làm cho tâm ta chuyển ra ngoài và bám vào người phụ nữ ấy mà quên mất đi rằng bản thân mình chỉ đơn thuần là nhìn thấy một người phụ nữ mà thôi. (Về việc tâm di chuyển, nếu là người học kinh điển có thể sẽ cảm thấy bối rối. Nhưng nếu bắt tay vào thực hành, ta sẽ nhận ra rằng sự nhận biết ấy nó thực sự có thể di chuyển được. Đúng như lời Đức Phật đã nói: Tâm nó có thể di chuyển đi đây đó thật xa. Thực không sai một từ nào).

Hoặc khi ta bắt đầu nghi ngờ về cách thức thực hành pháp, ta cũng sẽ thấy như có một lực thúc đẩy buộc ta phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Tâm ta sẽ chuyển vào thế giới của sự suy nghĩvà ta đã quên đi việc nhận biết chính mình. Con người máy này nó vẫn còn ở đó nhưng ta lại quên nghĩ về nó như thể là nó đã biến đi đâu mất rồi vậy. Những cảm giác khác ở bên trong tâm trí ta ra sao ta cũng không biết vì lúc này đây ta đang mải bận rộn kiếm tìm câu trả lời cho những chuyện mà mình đang nghi ngờ.

Nhưng nếu rèn luyện nhận biết cái tâm này ngày một nhiều hơn thì không bao lâu sau ta sẽ tự nhận ra được rằng đau khổ nó phát sinh như thế nào? Sự thoát khỏi khổ đau sẽ nảy sinh ra sao? Trạng thái không đau khổ là như thế nào? Bản thân tâm của chúng ta nó sẽ tự tiến bộ mà không cần phải suy nghĩ về Thiền định, Trí huệ hay Niết bàn.

Đến đây ta có thể không thành thạo giáo pháp, có thể không hiểu lấy được một từ ngữ tiếng Pali nhưng tâm trí đã thoát khỏi khổ đau. Hoặc là mặc dù vẫn gặp phải khổ đau nhưng sẽ không đau khổ nhiều và nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi.

Tôi viết bài này để làm quà cho tất cả những ai quan tâm đến việc học tập và thực hành giáo pháp. Để truyền đạt rằng Giáo pháp là chuyện rất đỗi bình thường, là chuyện về bản thân ta và không quá khó khăn để ta có thể tự mình học và thực hành theo. Đừng có nản chí khi nghe người khác nói chuyện về giáo pháp mà ta lại không thể hiểu. Ta không cần phải biết bất cứ gì, chỉ cần biết rằng làm thế nào để ta không phải khổ đau thôi cũng đã đủ rồi. Vì tất cả những điều ấy chính là Phật giáo và bất cứ ai cũng nên học hành theo vì việc này rất cần thiết cho bản thân của mỗi người.


(Surce: Dhamma.com)
Thư Viện Hoa Sen
_____________________________

Luangpor Pramote Pamojjo 2TIỂU SỬ SƯ LUANGPOR PRAMOTE PAMOJJO

Sư Luangpor Pramote Pamojjo sinh năm 1952 tại Ban Dokmai, Phường Ban Bat, Quận Pom Prap Sattru Phai, Thành phố Bangkok Thái Lan.

Học vấn
– Cấp Tiểu học Trường Suriyawong (Lớp 1-3), Trường chùa Plubplachai (Lớp 4-6)
– Cấp Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông – Trường Yothinburana
Đại học và Cao học – Khoa Chính trị tại Trường Đại học Chulalongkorn

Sự nghiệp


– Nhân viên tại Ban Chỉ huy Hoạt động An ninh Vương quốc (1975-1978)
– Nhân viên phân tích Chính sách và Kế hoạch tại Hội đồng An ninh Quốc gia (1978-1992)
– Chuyên gia tại Tập đoàn Viễn thông Thái Lan (1992-2001)

Việc Học và Thực hành Pháp
Học giả Pháp, trình độ sơ cấp
Học hành Thiền Quán niệm hơi thở (anapanasati) theo lời giảnh dạy của nhà sư Thanpor Lee Dhammadharo từ năm 1959.
– Học Pháp hành với một số thiền sư từ năm 1982, chẳng hạn như sư Luangpu Dune Atulo, sư Luangpor Bhud Thaniyo, sư Luangpu Tes Tesrungsi, sư Luangpu Sim Buddhajaro, sư Luangpu Boonjan Janthawaro và sư Luangpu Suwat Suwajo.
Xuất gia lần đầu tiên lúc còn là sinh viên ở chùa Chonlaprathan Rangsarit tỉnh Nonthaburi, Sư Luangpu Panya Nantha Bhikku là sư chủ trì.
Xuất gia lần thứ hai ở chùa Buraparam tỉnh Surin vào ngày 30 tháng 6 năm 2001, Sư Phra Ratworakhun (Somsak Punthito) là sư chủ trì.

Nơi ở trong mùa an cư
– Năm năm đầu tiên ở Suan Phothiyan Arunwasi xã Tha Muang Tỉnh Kanchanaburi của sư Than Phra Ajanh Sujin Sujinno.
– Năm thứ sáu ở Suan Santidham xã Sriracha tỉnh Chonburi với sự đồng ý của sư chủ trì việc xuất gia.

Tác phẩm
Phương pháp Thực hành dẫn đến Thoát khổ (1999-2001, trước khi xuất gia lần thứ hai)
Con đường dẫn đến Giác ngộ (2002)
– Ánh sáng Phật pháp (2004)
Con đường Duy nhất (2006)
Con đường Thoát khổ (2006)
Cốt lõi lời truyền dạy của sư Luangpu Dune Atulo (2008)

________________________
Bản tiếng Anh:

A SIMPLE AND ORDINARY SUBJECT CALLED DHAMMA
An essay in Thai by “Santinan” (Luangpor Pramote Pamojjo nowadays), 31st August 1999

Luangpor Pramote PamojjoIt is difficult for us to see that Dhamma (the Teachings of the Buddha) is simple and ordinary. This is because reflection of Buddhism and Dhamma are often less than ordinary. To begin with, the language used in Dhamma teachings is full of Pali words and contains many technical terms. Therefore, understanding the terminology alone is a challenge to everyone.

Once we are familiarized with the terms, there is another obstacle, in that there are many volumes of the Buddha’s Teachings and an overabundance of interpretations by his disciples. In addition, when one wants to begin practicing, he will be faced with yet another challenge: there are many meditation centers and most of them suggest that their teaching methods most accurately reflect the Buddha’s Teachings on the Four Foundations of Mindfulness (Satipatthana). Some places even accuse others of deviating from the actual Teachings.

The truth is that Dhamma is extremely close to us. It is so close that we can say it is about ourselves. The Dhamma’s aim is simple – How to be free from suffering (dukkha). When we study Dhamma, we should look directly into “where suffering is, how suffering arises and how to end suffering.”

We have all faced these difficulties. And they are what led me to question myself as to whether it is possible to study Dhamma in a more simple way: without learning Pali, without reading books and without having to join a meditation center.

Actually Dhamma as taught by the Buddha is quite easy and simple, as his disciples exclaimed, “It is so explicitly clear my Lord! The Truth that You reveal is like turning an inverted object right side up.”

This should not come as a surprise because we are all born with Dhamma, live with Dhamma, and will all die with Dhamma. We just don’t realize where Dhamma is until it is revealed to us through the Teachings of the Buddha, which provide us with a simple path to follow.

Another point to note is just how wise the Buddha truly was. He could make the most complicated topic simple and easy to comprehend. He had the ability to convey the essence of the Dhamma in a way which was most suitable for his listeners. Language was no obstacle, for he was able to communicate clearly without relying on complicated terminology. On the contrary, many people who have studied and taught Dhamma in later generations have turned Dhamma into something complicated, out of reach, and not easily applicable as a tool to end suffering. Even the language used in their teachings is difficult for any ordinary person to understand.

The truth is that Dhamma is extremely close to us. It is so close that we can say it is about ourselves. The Dhamma’s aim is simple – How to be free from suffering (dukkha). When we study Dhamma, we should look directly into “where suffering is, how suffering arises and how to end suffering.”

To be successful in the study of Dhamma means to practice until reaching the end of suffering, not about the amount of knowledge acquired or the ability to explain Dhamma beautifully!

By simply observing the body, our clinging to the wrong view that the body is “ours” will eventually fade. Then, we will see that there is some other nature (that we call mind), which knows this body and which resides within it.

The truth is that the suffering we experience lies within our body and mind. The field of study for Dhamma is actually inside of us. Instead of looking to the outside world for learning, we may look inwardly at our own selves. The method is simple: just to observe our body and mind closely. We can start by simply observing our physical body.

The first step is to relax. There is no need to be tense or to think about practicing Dhamma. We just observe our own body. It does not matter how much we can notice, we just observe as much as we can. Once at ease, we can be aware of the whole body. We watch it as we might watch a robot… walking, moving, chewing, swallowing food (adding some material thing to the body), and excreting waste.

If we can watch this robot-body which we call “ours” performs its tasks, as neutral observers we will eventually see that the body is not really ours and moves of its own accord. It is only a material object, which never stands still and never stays fixed. Even the components of this robot change constantly, with substances moving in and out all the time, such as breathing in and breathing out, consuming food and drinks and excreting waste. Thus, the body is just a group of elements (earth, wind, fire, and water) which is not permanent.

By simply observing the body, our clinging to the wrong view that the body is “ours” will eventually fade. Then, we will see that there is some other nature (that we call mind), which knows this body and which resides within it.

Once we can see that this body is just a group of constantly changing elements and does not belong to us, why don’t we try to observe that which is hidden inside our physical body. In this way, we can learn about ourselves more deeply and in greater detail.

That thing which is hidden inside of us can easily be seen. It is the feelings of happiness, unhappiness, and neutrality. For example, as we observe this robot-body moving around, soon we will see aching, pain, thirst, hunger, and some other discomforts arising from time to time. However, once the unhappy feelings pass, we will again feel happy for a time (happiness arising). For example, when we are thirsty and feeling unhappy, we drink some water and the unhappiness caused by the thirst is gone. Or if we are sitting for a long time and begin to ache, we feel unhappy. Once we adjust the body position, the discomfort goes away and the unhappiness disappears with it (happiness arising).

Sometimes when we are ill, we can be aware of physical suffering continuously for a longer period of time. For example, when we have a toothache for several days, if we closely monitor the pain, we will discover that the discomfort arises from somewhere between the tooth and the gum.

However, these objects (tooth and gum) themselves don’t produce the pain. The body is like a robot which does not feel pain and suffering, yet the discomfort resides inside the body. We will see that these feelings of happiness, unhappiness and neutrality are not part of the body, but something that can be felt and observed within the body, just like the body itself.

From there, we can study ourselves in greater detail. We can closely observe that when physical suffering arises, it is our mind which reacts negatively. For example, when we are hungry we get upset more easily, when we are tired we get angry more easily, when we have fever we get agitated more easily, or when our desires are not met we get irritated more easily. We can be aware of the anger that arises when faced with physical suffering.

On the other hand, when we see beautiful sights, hear pleasing sounds, smell pleasant fragrances, taste delicious flavors, feel a soft touch or a comfortable temperature – not too hot and not too cold – or think pleasant thoughts, we will feel liking and satisfaction with such sights, sounds, fragrances, tastes, touches, and thoughts. Once we are aware of pleasant and unpleasant feelings as they arise, we can similarly become aware of other feelings such as doubtfulness, vengeance, depression, jealousy, disdain, cheerfulness, and tranquility of mind as well.

If we observe ourselves more and more, we will soon understand how suffering occurs, how to be free from suffering, and how it feels to be without suffering. Our mind will rectify itself without having to think about meditation, wisdom, or the path that leads to the end of suffering.

When we study these feelings further, we will begin to realize that they themselves are not stable. For example, when we are angry and become conscious of the anger, we can detect the constant change in the intensity of this anger. Eventually, it will fade and disappear. Whether or not the feeling of anger disappears, what is important is that the anger is seen as an object to be observed, not belonging to us. There is no “us” in the anger. We can observe other feelings with this same understanding.

At this point we can see that our body is like a robot. And the feelings of happiness, unhappiness, and all others are just objects to be observed and do not belong to us. The more we understand about the process of our minds, the more evident is the truth that suffering only arises when there is a cause. We will find that there is a natural impulse, or force within our mind. For example, when we see a beautiful woman, our mind will start to develop a liking toward her. This creates a compelling force toward that woman. Our mind will in turn wander toward that woman, seeing only that woman, and we forget about ourselves.

(Regarding the subject of mind wandering, a person who has only studied from textbooks may feel puzzled. However, if a person really gets into practice, he/she will see just how far the mind can wander, just as described word-for-word by the Buddha Himself.)

Or when we have doubtful thoughts about how to practice Dhamma, we will see that we have the urge to find an answer. Our mind will then wander into the world of thoughts. This is when we forget about ourselves. The robot-body is still here, but we forget about it, as if it has disappeared from this world. There may be other emotions inside as well; however, we might not be aware of them because our mind is busy searching for answers to the doubtful thoughts.

If we observe ourselves more and more, we will soon understand how suffering occurs, how to be free from suffering, and how it feels to be without suffering. Our mind will rectify itself without having to think about meditation, wisdom, or the path that leads to the end of suffering.

We may not be well-versed in Dhamma or Pali words, but our minds can still be free from suffering. And, even though we still experience suffering, it will be less intense and for a shorter period of time.

I wrote this essay as a small gift for all those who are interested in practicing Dhamma in order to convey that: Dhamma is ordinary, it is about ourselves, and can be learned by ourselves without much difficulty. So do not feel discouraged when you hear people who are well-versed in Dhamma talking about theory.

An essay in Thai by “Santinan” (Luangpor Pramote Pamojjo nowadays), 31st August 1999 : Source - https://www.dhamma.com/foryouthenewcomer/ 

 

Thư Viện Hoa Sen



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48782)
24/04/2012(Xem: 122303)
21/04/2014(Xem: 14593)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.