Như chiếc trống mục nát

13/07/20191:03 SA(Xem: 9224)
Như chiếc trống mục nát
NHƯ CHIẾC TRỐNG MỤC NÁT
Quảng Tánh

Pháp thoại dưới đây, Thế Tôn dùng hình ảnh một chiếc trống hư mục, da trống bị tróc từng mảng lớn, chỉ còn lại một đống gỗ, trở nên vô dụng để làm ảnh dụ cho hàng Tỳ-kheo đời sau không tu giới-định-tuệ; không hoan hỷ thọ trì Chánh pháp của Như Lai để được lợi ích xuất ly mà ngược lại, “Đối với những sách dị luận tạp nham thế gian, văn từ trau chuốt, tạp cú thế tục, thì chuyên tâm lãnh thọ, nghe những lời nói ấy hoan hỷ, kính cẩn tập theo”. Hạng người này là những chiếc trống mục trong Chánh pháp.

duc phat thuyet phap“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Lộc uyển, trú xứ của các Tiên nhân, nước Ba-la-nại. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Thời quá khứ có một người tên là Đà-xá-la-ha. Người này có một cái trống tên là A-năng-ha, âm thanh rất hay, rất thâm trầm, vang bốn mươi dặm. Trống kia đã lâu nên nhiều chỗ bị rách thủng. Bấy giờ, thợ bịt trống cắt lột da bò để quấn chung quanh. Tuy được quấn chung quanh, tiếng trống vẫn không cao, không hay, không thâm trầm. Một thời gian sau, trống lại hư mục, da bị tróc mảng lớn, chỉ còn lại là đống gỗ.

Cũng vậy, Tỳ-kheo tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ. Do tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, nên đối với những kinh điểnNhư Lai đã nói, sâu xa, chiếu sáng, khó thấy khó hiểu, không thể suy lường, quyết định nghĩa vi diệu bí mật, là chỗ biết của bậc minh trí; Tỳ-kheo ấy nhận hiểu nhanh chóng và đầy đủ hết, nghe những điều được nói ấy, hoan hỷ kính cẩn tu tập, để được lợi ích xuất ly.

Tỳ-kheo đời vị lai không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ; nghe kinh điểnNhư Lai đã nói, sâu xa, chiếu sáng, là pháp duyên khởi tùy thuận tương ưng với Không, mà không thọ trì liền, không thích đến để nhận lãnh; nghe những lời nói ấy thì không hoan hỷ, không kính cẩn tu tập, không được lợi ích xuất ly. Nhưng đối với những sách dị luận tạp nham thế gian, văn từ trau chuốt, tạp cú thế tục, thì chuyên tâm lãnh thọ, nghe những lời nói ấy hoan hỷ, kính cẩn tập theo, không được lợi ích xuất ly. Đối với Tỳ-kheo ấy, những điều được Như Lai thuyết, sâu xa, chiếu sáng, là pháp duyên khởi tùy thuận tương ưng với Không, ở đây tiêu diệt. Cũng như trống kia vì hư mục nên rách nát, chỉ còn lại đống gỗ.

Cho nên, này các Tỳ-kheo, phải siêng năng phương tiện tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ; đối với những điều mà Như Lai đã nói, sâu xa, chiếu sáng, là pháp duyên khởi tùy thuận tương ưng với Không, hãy tức thời thọ trì, toàn bộ thọ trì; nghe những lời nói ấy thì hoan hỷ, kính cẩn tu tập, được lợi ích xuất ly.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1258)

Ngẫm lời Phật dạy trong pháp thoại ở trên, liên hệ đến lãnh vực hoằng pháp trong thời gian qua, xu hướng trẻ hóa, xã hội hóa khi truyền bá Phật phápcần thiết nhưng quá sa đà vào những hiện tượng hay chủ đề “nóng” mà số đông đang quan tâm, vô hình trung rơi vào dòng xoáy thế tục hóa, tranh luận, thị phi lại chưa hẳn là điều hay.

Điển hình là chỉ trong vòng mấy mươi ngày mà có hơn chục vị giảng sư cứ loanh quanh với “độ ta không độ nàng” (nhân danh bảo vệ Chánh pháp, còn dụng tâm thế nào thì mỗi người tự biết), mới thấy được hấp lực của “dị luận tạp nham thế gian, văn từ trau chuốt, tạp cú thế tục”.

Vẫn biết Phật pháp không xa rời thế gian, nhưng nếu sử dụng phương tiện quá đà vì tự ngã và tư lợi thì không khéo sẽ biến mình thành chiếc trống mục nát, dù có ra sức vá víu cũng vô dụng mà thôi. 

Quảng Tánh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48735)
24/04/2012(Xem: 122264)
21/04/2014(Xem: 14547)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?