Thư Viện Hoa Sen

Lời Chào Tạm Biệt

14/10/20193:03 CH(Xem: 7492)
Lời Chào Tạm Biệt

TỦ SÁCH PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG
CHÓ RỪNG VÀ SƯ TỬ
Tác giả: Thích Chân Tính
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ TPHCM 2019

 

LỜI CHÀO TẠM BIỆT

Kính thưa đại chúng!

Trước hết, thầy xin sám hối vì sự nhập thất của thầy quá bất ngờ, không thông báo cho đại chúng biết. Nói là bất ngờ chứ thật ra thầy cũng đã báo trước từ ngày giỗ Tổ 16 tháng 10 năm Mậu Tuất rồi, gần đây nhất là buổi lễ sám hối đêm 30 tháng 11 âm lịch. Thầy muốn để cho mọi việc diễn ra tự nhiên, không phô trương ồn ào làm động chúng lại thêm lưu luyến, bịn rịn. Hơn hai mươi năm trước, thầy đã có lời phát nguyện nếu còn sống tới sáu mươi tuổi (tức là năm 2018), thầy sẽ tạm dừng mọi Phật sự để nhập thất đọc đại tạng kinh vào đúng ngày thầy xuất gia mùng 08 tháng 12 âm lịch. Và thật là nhân duyên phước đức đầy đủ, thầy vẫn còn hiện hữu trên cuộc đời này vừa tròn sáu mươi tuổi đời, bốn mươi lăm tuổi đạo. Mặc dù thầy rất vui khi lời phát nguyện đã được như ý, thế nhưng khi nghĩ đến Tăng chúng, Phật tử và các Phật sự còn dang dở thầy rất băn khoăn, lo lắng không biết mình nhập thất có được yên hay không. Thầy cảm thấy rất có lỗi với đại chúng vì chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Thầy mong rằng, đại chúng sẽ hiểu và thông cảm cho thầy.

Hơn hai mươi năm trước, hoàn cảnh lúc bấy giờ khác, đệ tử ít, Phật tử không bao nhiêu, trách nhiệm của thầy cũng nhẹ hơn nên thầy đã phát nguyện như thế. Nếu như ở hoàn cảnh hiện tại, Tăng chúng đông, Phật tử nhiều, Phật sự đa đoan, thầy sẽ không phát nguyện nhập thất như vậy. Vì ở ngoài vẫn có thể đọc đại tạng kinh được.

Đức Phật dạy, mạng sống chỉ trong hơi thở, nếu vô thường đến mọi việc cũng phải chấp nhận buông xuôi. Sự vắng mặt đột ngột của thầy là cú sốc đối với chư Tăng và là gánh nặng Phật sự đối với đại chúng. Tuy nhiên, đó là bước đầu của sự thay đổi một thói quen, thầy nghĩ chỉ sau một thời gian ngắn, mọi việc sẽ đi vào quỹ đạo một cách tốt đẹp và phát triển một cách bền vững trên nền tảng sẵn có. Trước sau gì đại chúng cũng phải thừa tiếp các Phật sự và đây có lẽ là cơ hội rất tốt để huynh đệ thực tập khi vắng mặt thầy. Hiện tại, thầy chỉ tạm vắng chứ chưa mất hẳn, nên tuy không trực tiếp vẫn có thể gián tiếp hỗ trợ tư vấn các Phật sự cho đại chúng. Mặc dù thế, trong thâm tâm thầy vẫn mong muốn đại chúng sẽ có đầy đủ bi, trí, dũng và tự quyết định mọi Phật sự. Tổ thầy đã đặt nền móng Phật sự vững chắc, đại chúng chỉ nỗ lực phát huy quang đại. Nếu chúng ta không tiến lên có nghĩa là tụt hậu. Thế hệ sau phải hơn thế hệ trước thì Phật pháp mới trường tồn và phát triển, vì “con hơn cha là nhà có phúc”.

Bao năm qua, bằng đạo đức tu hành của mình, Tổ thầy đã xây dựng lên ngôi chùa Hoằng pháp tốt đẹp trong mắt người Phật tử, đại chúng hôm nay cần phải giữ gìntiếp tục phát huy, bằng cách tự thân mỗi người cố gắng tu học, giữ gìn oai nghi, giới luật. Đừng để một con sâu làm rầu nồi canh, một cái ung nhọt làm tổn thương đoàn thể Tăng già. Vô tình phá nát công trình tâm linh mà bao thế hệ tiền bối đã dày công vun đắp.

Nếu đại chúng thương thầy, giúp thầy thực hiện lời nguyện xưa, tạo điều kiện thuận lợi để thầy an tâm tu học trong một thời gian thì hãy đoàn kết yêu thương nhau, tinh tấn tu hành. Khi thầy vắng mặt đại chúng phải nỗ lực tu học nhiều hơn, tự đi trên đôi chân của mình, lấy giới luậtgiáo pháp làm thầy. Đừng nghĩ rằng, thầy vắng mặt sẽ không có ai kiềm chế mình, và như vậy mình được tự do buông lung phóng túng, làm theo ý riêng. Thầy có mặt đại chúng tu một, thầy vắng mặt đại chúng phải tu gấp đôi.

Sự vắng mặt của thầy cũng là một thiệt thòi lớn cho các chú mới xuất gia, vì không được gần thầy, không thường xuyên nghe những lời khuyên nhủ của thầy, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi giới, định, tuệ. Thầy thật là có lỗi và thiếu trách nhiệm giáo dưỡng các chú. Tuy nhiên, thầy rất tin tưởng ở các sư huynh, đủ đạo lực làm chỗ nương tựa tinh thần cho các sư đệ. Các sư huynh sẽ là người thay thầy chăm sóc, thương yêu các sư đệ của mình. Người xưa có câu: “Quyền huynh thế phụ” là vậy. Thầy rất mong huynh đệ hãy đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, tu hành khi vắng thầy. Mỗi ngày sau buổi điểm tâm sáng, các thầy tỳ kheo nên thay phiên nhau có bài pháp ngắn khoảng mười lăm phút trở lại. Hằng ngày, đại chúng được nghe Phật pháp, tưới tẩm hạt giống Bồ đề, đạo tâm tăng trưởng, tinh tấn tu hành, đạo tràng nhờ đó mà ngày càng trang nghiêm thanh tịnh. Việc này rất quan trọng, chư Tăng nên thay thầy thực hiện thường xuyên.

Riêng các Phật tử nội tự, quý vị được đầy đủ phước duyên vào chùa tu học cùng đại chúng, gần thầy chính bạn hiền, cần giữ gìn oai nghi, chấp hành nội quy, nghiêm trì giới luật để thân tâm được thanh tịnh, an lạc. Nhất là nữ giới cần phải tôn kính Tăng bảogiữ gìn hạnh kiểm, đừng để phát sinh ái nhiễm làm ô uế chốn thiền môn, ảnh hưởng xấu đến Tăng đoàn. Quý vị cũng nên chân thành góp ý khi thấy chư Tăng hay Phật tử nào có những hành vi bất chính, để cùng nhau xây dựng đạo tràng Hoằng Pháp ngày một thanh tịnh, phát triển vững chắc. Quý Phật tử làm việc trong các ban ngành của chùa cũng nên hết lòngsự nghiệp hoằng pháp lợi sinhphục vụ. Cùng hỗ trợ chư Tăng hoàn thành các Phật sự, chung tay vận chuyển bánh xe Chính pháp nơi đời ngũ trược này. Phước đức của quý vị thật là vô lượng vô biên.

Đối với tài sản của Tam bảo, đại chúng phải bảo vệ giữ gìn, vì nó là của mồ hôi nước mắt, thậm chí xương máu của tín thí cúng dường, nó là của chung không ai được quyền lợi dụng tư riêng. Nếu cá nhân nào xâm phạm, đại chúng phải lên tiếng, trước là giúp người đó không phạm tội trộm cắp, sau nữa là bảo vệ được tài sản của Tam bảo. Mỗi người đều ý thức và có trách nhiệm như vậy thì kẻ gian sẽ không có cơ hội để hành động. Tịnh tài tịnh vật của Phật tử cúng dường cho cá nhân được quyền sử dụng. Tài sản Tam bảocủa chung phải sử dụng vào mục đích chung, không để cá nhân lợi dụng chiếm đoạt làm của riêng. Ngoài ra, khi sử dụng các đồ dùng của Tam bảo phải giữ gìnhết sức tiết kiệm. Tu hành là để tích phước chứ không phải hưởng phước, làm tổn phước. Hiện nay, chùa chúng ta đang xây dựng tòa nhà đa năng và ngôi chính điện chùa Hoằng Pháp tại Cambodia. Trong thời gian thầy nhập thất, tất cả tiền bạc Phật tử cúng dường nên ưu tiên cho hai công trình này và các Phật sự hoằng pháp cần thiết. Việc mua đất mở rộng chi nhánh và xây dựng cơ sở mới tạm hoãn lại cho đến khi hai công trình trên hoàn thành.

Đối với các chùa mời huynh đệ đến giảng pháp hoặc hỗ trợ các khóa tu, các buổi lễ nếu đủ duyên thì nên nhận lời để tạo thiện duyên với chư tôn đức Tăng Ni. Khi đã làm phải tận tâm tận tình, xem việc chùa khác cũng như việc chùa mình. Và cũng không nên nhận bất cứ thù lao nào của chư Tăng Ni. Đặc biệt một năm có hai lần, huynh đệ cố gắng duy trì và hỗ trợ cho chùa Bằng – Hà Nội tổ chức Khóa tu mùa hè và Lễ hoa đăng kỷ niệm Phật thành đạo. Sau này có chư tôn đức Tăng Ni nào hỏi thăm thầy, đại chúng hãy thay thầy sám hối vì thầy đã không có lời chào tạm biệt đến các vị trước khi nhập thất. Nếu thầy tiết lộ sự việc trước, sợ mọi người sẽ tuyên truyền và việc nhập thất sẽ gặp trở ngại nên thầy không chào tạm biệt ai cả. Rất mong chư tôn đức Tăng Ni, chư huynh đệ ở các chi nhánh hoặc đang du học nước ngoài hoan hỷ niệm tình thông cảm.

Một lời nhắn nhủ sau cùng của thầy là người xuất gia hãy lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Muốn khai trí tuệ trước phải thâm nhập kinh tạng, mà đại tạng kinh chính là kho tàng trí tuệ của đức Phật đã ban cho chúng ta. Người xuất gia mà không tận hưởng được những pháp vị này thì thật là uổng phí cả một đời tu. Hơn năm mươi năm trước, chưa có bộ đại tạng kinh tiếng Việt đầy đủ nên việc học hiểu lời Phật dạy có phần lệch lạc. Ngày nay, chúng ta có đầy đủ phước báu, chư tôn đức Tăng đã dịch phần lớn đại tạng kinh từ chữ Hán và Pāli sang tiếng Việt, nên mới có cơ hội học lời Phật dạy đầy đủ. Cho nên, thầy đã phát nguyện trong đời tu của mình phải đọc cho được đại tạng kinh Pāli. Dẫu biết rằng, trí phàm không thể hiểu hết lời Phật dạy, thế nhưng qua đó mà thầy có thể định hướng cho con đường tu hành của mình chính xác hơn. Thầy hy vọng, người Phật tử một đời tu tập của mình hãy nên đọc đại tạng kinh một lần để tận hưởng được những pháp vịđức Phật đã ban cho. Nếu không như thế, chúng ta gần Phật cũng như xa Phật, như muỗng múc canh hằng ngày mà không hưởng được vị ngon của canh. Chúng ta hãy đọc đại tạng kinh và khuyến khích mọi người cùng đọc thì lợi ích cho chúng sinh thật là vô lượng vô biên. Tất nhiên, đọc đại tạng kinh không có nghĩa là phải nhập thất mới đọc được, do thầy phát nguyện nhập thất đọc kinh tạng nên phải giữ đúng lời nguyện. Hiện tại, chùa Hoằng pháp có thầy Tâm Sỹ hằng ngày vẫn tu tập và làm việc với đại chúng, thế nhưng thầy vẫn tranh thủ thời gian đọc hết bộ kinh Nikāya, đặc biệt là thầy đọc đâu nhớ đó, rất đáng khâm phục. Mong rằng, lời nhắn nhủ này của thầy sẽ được đại chúng lưu tâm thực hiện.

Trong thời gian qua, sống chung với đại chúng, thầy có làm gì sai trái hoặc làm phiền lòng mọi người, đại chúng hoan hỷ cho thầy sám hối.

Thầy hy vọng, thời gian nhập thất đọc đại tạng kinh (thật ra thầy chỉ đọc bộ kinh Nikāya) sớm kết thúc để thầy được tiếp tục tu học cùng đại chúng. Chúc chư Tăng Ni, quý Phật tử năm mới thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường như ý.

Chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: