Cảm ngộ nhân sinh từ dịch họa Covid-19 Vũ Hán

22/02/20204:16 SA(Xem: 10454)
Cảm ngộ nhân sinh từ dịch họa Covid-19 Vũ Hán

CẢM NGỘ NHÂN SINH
TỪ DỊCH HỌA COVID-19 VŨ HÁN
Đại đức Thích Ngộ Phương

 

coronavirusNam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Nam Mô Đức Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm
Con kính chào chư vị thiện hữu tri thức.

Nam Mô A Mi Đà Phật

Kính thưa quý vị,

Thành phố Vũ Hán hơn hai tháng  qua, bây giờ giống như một thành phố ma, vắng tanh bóng người. Con người đã đi đâu? Ở bệnh viện thì quá tải, ở lò thiêu hoạt động 24/24 giờ, khắp chốn như thành nghĩa địa. Bi kịch này đến khi nào dứt? Đau đớn này khi nào ngưng? Ta không biết được. Và không những dịch bệnh này đến dịch bệnh khác,  từ thiên tai, nhân họa này đến thiên tai, nhân họa khác. Lòng người kinh hoảng, quạ về từng đàn, như ngửi được mùi xác chết của con người la liệt, đất trời u ám, sấm chớp mưa gió. Nếu như thiên địa cũng cảm được nỗi kinh hoàng điêu linh của con người, địa ngục nơi trần gian, thì con cũng thấy đó mà cảm nhận nhân sinh, có mấy điều muốn chia sẻ cùng quý vị.

Điều thứ nhất, như lời Phật dạy thế gianvô thường, sớm còn tối mất, bao hơn thua được mất, ân ái, ghét thương sớm muộn cũng vô thường, tới đây hai tay trắng và về với nắm xương khô. Như bao người đã thấy: nương dâu thành ruộng bể. Nhân sinh thì ảo mộng. Tuy nhiên khổ nhiều hơn vui, mất nhiều hơn được, khóc nhiều hơn cười. Vợ chồng, con cái yêu thương tháng ngày, khi sinh tử gõ cửa thì hoảng loạn, sợ hãi, khóc than khôn nguôi. Của cải vật chất giữ gìn tháng năm, đến khi thần chết tìm đến thì phút chốc như gió, như mây, phí công vô ích. Vì vậy, ta mới thấy được danh lợi, phú quý, tài sản, người thương, ruộng vườn, con cái là những vật ngoài thân mà mỗi lần sinh tử đến thì không một vật ngoài thân nào bảo vệ được ta cả, chỉ có nghiệp của mỗi người tốt hoặc xấu mới quyết định được số phận tái sinh của mỗi cá nhân.

 Sống trên đời, người qua kẻ lại đến với nhau yêu thương, nhung nhớ, ganh ghét, hận thù,,, dù gì  cũng chỉ một kiếp người, như “quán trọ trần gian”, như “một huyễn mộng chiêm bao”. Sự sống là khách qua đường, chết là trở về với cố hương, đất trời này chỉ là quán trọ thì quý vị thử  nghĩ “Ai sẽ là người xót thương ta?” Không có người thương nào hết, chỉ có cát bụi, chỉ có cát bụi muôn đời xót thương.  Biết vậy thì không nên lấy bất kỳ vật ngoài thân nào làm tài sản, chúng rồi sẽ bỏ ta mà đi. Người trí biết tu hành thì lấy phúc đức, lấy nhân đức, lấy đạo đức, lấy công đức của lòng lương thiện, của tâm tu hành làm tài sản,  đó là những thứ sẽ theo bảo vệ mình hết kiếp này đến kiếp sau.

Thử nghĩ trong lúc hoạn nạn kinh hãi, sống chết trong gang tấc của người Vũ Hán thì lúc đó họ kêu trời, trời không thấu; họ than đất, đất không nghe; họ kêu người, người nghe mà không thể giúp được. Mẹ cha, anh em ruột rà có ai chết thay? Có ai chở họ đi bệnh viện? Có ai mua thuốc nấu cơm được cho họ không? Không hề. Họ chờ chết từng giây, đừng nói chi từng phút, từng giờ, từng ngày. Nỗi đau, nỗi sợ kinh khủng vô vàn, tột cùng khôn nguôi, thì lúc đó cái gì quyết định? Kính thưa quý vị, nghiệp của mỗi người. Thấy đó mà ta mới biết, nhìn người mà thấy mình. Mình còn được sống mình  nên chọn cái của cải nào chân thật để nó theo yểm trợhộ trì kiếp người của mình.

Điều thứ hai, con cảm nhận phúc họa là do mỗi con người chúng ta tạo. Lúc kinh hoảng, sợ hãi như vậy người ta có thể gọi đó là thiên họa, là sự trừng phạt của Thượng đế, là ngày tận thế của nhân gian. Nhưng Thượng đế nào trừng phạt mà không phải là cái lòng tham, sự ích kỷ, lòng hận thù của con người thưa quý vị? Chỉ có nhân họa chứ không có thiên họa. Và cái họa đó chính từ cái tâm của mỗi con người chúng ta tạo, cá nhân hay là tập thể.

Kính thưa quý vị,

Không một vật gì tự có, kiếp người này cũng không phải tự sanh, tất cả là do nhân duyên, phúc với họa nó tạo thành. Khẩu trang không che được con virus của nghiệp xấu, viên thuốc không chữa lành được căn bệnh của nghiệp quả, chạy chỗ này, lánh chỗ kia cũng  không sao  tránh được “Luật nhân quả nghiệp báo”. Nghiệp báo giống như bóng với hình, lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng khó thoát.

Chúng ta từng thấy trong chiến tranh viên đạn tránh người, ở trong chiến trường người không thể tránh đạn. Đạn tránh người là tránh cái gì? Tránh cái công đức, cái thọ mạng, cái phước báu của người đó. Nhưng kính thưa quý vị, dẫu gì thì ta cũng có thể thấy được chỗ nào là đang chiến sự diễn ra ta tránh, chỗ nào là họng súng chĩa vào ta né. Nhưng ở đây ta không thể né được không khí và có thể bị nhiễm bất kỳ lúc nào. Tức là cái cộng nghiệp của nhân loại đến mức là chúng ta phải cộng hưởng chết chùm, chết chung ở bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Ta không thể tránh được. Chỉ có virus tránh ta, ta không thể tránh virus. Virus tránh con ngườiphúc đức, có thọ mạng lâu dài, còn  khi phước đã hết, nghiệp đã đến, quả xấu đã trổ, không phải vì nhiễm virus thì cũng vì lý do khác mà ta phải ra đi. Nói như vậy không phải để ỷ lạichủ quan với sức khỏe của mình mà để ta thấy được cái gì đến mà ngoài tầm kiểm soát thì đó là nghiệp báo từ nhân xấu của mỗi người.

 Kính thưa quý vị.

Tại thời của Đức Phật 2.600 năm về trước ở Ấn Độ, Vua Tỳ Lưu Ly đã kéo quân và quét sạch 10 triệu người dòng họ Thích CaĐức Phật là con của dòng họ đó. Hơn 2 lần ngăn cản nhưng  Phật lực cũng không cứu được nghiệp lực của mỗi người. Nghiệp quá khứ của họ, do đời trước dòng họ Thích Ca này giết bầy cá để ăn đến kiếp này phải trả lại bằng mạng sống. Mạng cá hay mạng người đều là mạng sống như nhau. Chết chùm như vậy đó là cộng nghiệp ác với nhau, bao nhiêu kiếp vẫn không bao giờ phai nhòa quên lãng, trả sớm trả muộn mà thôi.

Hay là ở trời Tây nước Ý Roma ngày xưa, ở thành phố Pompeii vào năm 79 sau Công Nguyên phồn hoa đô thị, giàu có bậc nhất nhì trời Tây lúc đó,vậy mà chỉ vài giờ khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào và chôn vùi tất cả xuống lòng đất. Quý vị có biết một trong những lý docon người của cả thành phố Roman trong phút chốc bao nhiêu ngàn người phải bỏ mạng là vì sao không? Bởi vì thành phố đó sau khi khai quật lên vào thế kỷ 17, 18 người ta mới phát hiện đó là một thành phố, xem mạng người như cỏ rác, lấy hận thù, sương máu trong đấu trương làm thú vui, một thành phố sa đọa, ăn chơi, đĩ điếm vô cùng. Một khi đạo đức con người xuống dốc thì luật vận hành của vũ trụ sẽ lên tiếng, cho nên cái chết của một cộng đồng con người hàng trăm, hàng ngàn người mỗi ngày phải bỏ mạng thì chắc chắn họ sẽ có những cộng nghiệp giống nhau. Và chúng ta hôm nay không phải là những con người riêng biệt trên thế gian này nữa mà chúng ta là một trong những nguyên nhân tạo ra cái cộng nghiệp đó. Và chúng ta đang thấy con virus đó nó đã lan tràn khắp thế giới, số lượng người nhiễm mỗi ngày một tăng,và không chỉ là virus Covid-19 không mà hết loại virus này đến virus khác cũng đang tràn lan chứng tỏ rằng cộng nghiệp đạo đức của nhân loại đã đến một cái mức độ báo động giống nhau, ngang nhau.

Mình nếu như là người con Phật, biết tin nhân quả, hiểu về tội phúc thì phải làm sao giữa thế giới hỗn độnđạo đức xuống cấp này, cho những con virus như vậy (thay vì là đạn, là súng thì giờ là những con virus) tránh mình,  không tìm đến mình.

Trước đối với bản thân tối thiểu phải giữ năm Giới, hơn nữa, tốt hơnmười Giới. Năm Giới là cơ bản để làm người kiếp sau, mười Giới là để sanh thiên lên các cõi Trời. Còn đã tỉnh ngộ rồi thì tín sâu, nguyện thiết và hành miên mật cầu vãng sinh tịnh độ, vượt thoát luân hồi.

Còn đối gia đình trên Cha Mẹ, Sư Trưởng phải thờ kính, vợ chồng phải chung thủy và chân thật, anh em phải hòa thuận, nhường nhịn; làm việc nghĩa thì không kể lể; thực hiện việc công đức, trả ơn thì đừng có so đo, tính toán; đối đãi với người ngoài xã hội thì cứ để người được mình mất, người trước mình sau, người trên mình dưới. Cái họ được là danh, là lợi trước mắt nhưng cái mình được là niềm vui trong lương tâm, cái âm phúc của cõi lòng dành cho mình và cho con cháu. Nếu có một chút tài giỏi thì đừng  khoe khoang, có một chút giàu sang thì đừng kênh kiệu. Tin sâu nhân quả nghiệp báo, luôn lấy cái chuyện tu nhân tích đức, sửa đổi bản thân để chuyển hóa lấy mình làm sự nghiệp quan trọng thì đó là người tu Phật.

Được như vậy đó chính là mình đang chuyển họa thành phúc, dịch bệnh có thể đến với ai chứ không đến với mình. Và nếu có đến với mình thì nhờ cái phúc đó mình sinh Thiên hoặc là một cõi nào cũng an lành tốt đẹp. Những gì diễn ra trước mắt ta để cho ta quay lại nhìn chính mình nếu còn thọ mạng thì tiếp tục tu sửa bản thân, nếu không còn thì cũng nhờ công đức ấy mà được tái sinh vào các cõi lành tốt đẹp hơn cõi này.

corona-chieu-222-1582369519345586127146Kính thưa quý vị

Điều thứ ba, ta thấy cả một thành phố Vũ Hán phồn hoa, giàu có, tráng lệ là một trong bảy thành phố lớn, cũng như là một đô thị được so sánh giống như Chicago của nước Mỹ, trung tâm giao thông vận chuyển cả một đất nước, thì ta thấy con người ở đó đang đi tìm gì? Cuối cùng một kiếp người, ta mong muốn điều gì? Hạnh phúc. Nhưng tại sao hạnh phúc chưa đến cửa ngõ thì tử thần đã đến gõ cửa trước rồi? Hạnh phúc là gì?

 Kính thưa quý vị, mình thấy người dân ly tán, mẹ cha, anh em ruột rà phải chứng kiến cảnh người thân ra đi từng phút, từng giây, đau đớn tột cùng với sự sợ hãi, hoảng loạn, chia lìa, chết chóc thì lúc đó rất nhiều người mới sực nhớ ra rằng ngoảnh lại nhìn cuộc đời như giấc mộng, được mất, bại thành bỗng chốc hóa hư không.

Quý vị nghĩ những người Vũ Hán bây giờ, hàng triệu, hàng triệu con người bị cách ly trong đó, nếu hỏi họ một câu, cho họ được chọn thì họ sẽ nói gì về hạnh phúc? Phồn hoa, phú quý, lợi danh, của cải, giàu sang quyền lực chăng? Chắc chắn, kính thưa quý vị không. Bởi vì toàn bộ những thứ đó họ có nhưng đến lúc này những thứ đó cũng như không. Đó là một thành phố giàu có, quyền lực, họ không thiếu những thứ đó nhưng giờ những thứ đó không cứu được họ. Nếu được hỏi, con nghĩ họ sẽ nói rằng, hạnh phúc con người thật đơn giản lắm nhưng bấy lâu nay họ có mà họ bỏ quên. Họ mong ước được một lần làm lại những điều như thế này. Đó là có nhà để về, có cơm để ăn, có người để thương. Đó là may mắn. Ăn thì ngon, ngủ thì sâu, thân thì khỏe mạnh, đó là thiên đường. Làm kiếp người đến khi đối mặt với tử sinh kinh hoàng, sợ hãi mới giật mình quay lại thấy những điều lầm lạc mà mình cố ý hay vô tình tạo ra, nhưng nhiều khi thời gian không cho mình được phép học bài học nào cả. Sự mê mờ của mình đánh đổi bằng những cái giá quá đắt. Chúng ta may mắn thấy được những con người đang phải trả giá có thể bằng cả mạng sống ấy thì hãy mau thức tỉnh và biết rằng hạnh phúc không phải quá khó khăn đánh đổi cả kiếp người.

Cả một kiếp người ta đi tìm cái gì quý vị? Rốt cuộc thì ta muốn cái gì? Lương thực ngàn gánh, ngày không quá ba bữa; nhà cả trăm gian tối ngủ chỉ một phòng; đồ cả trăm bộ bộ ngày chỉ một lần thay; tiền vàng bạc triệu một ngày cũng chỉ hai mươi bốn tiếng đồng hồ, hưởng thụ kiểu gì cũng cỡ đó thôi. Quan to, lộc hậu thì cũng phải xách gói đi cày như ai mỗi ngày; sơn hào hải vị thì có chứa cũng chỉ một bụng này mà thôi; vinh hoa phú quý nó cũng chỉ như áng mây bay vô thường. Tất cả những điều này đến khi nào ta đối mặt với sinh tử và ta không còn cách giải thoát nào nữa, bỗng giật mình nhìn lại ta mới thấy được cái sự thật đó. Bằng không, nếu còn khỏe, còn trẻ, còn năng lượng, còn tương lai ta sẽ muốn cao lương mỹ vị, vợ đẹp, con xinh, nhà lầu, xe hơi tiền vàng bạc triệu và họ đang là hiện thân của Lời Phật dạy. Chúng ta là người được may mắn thấy, nghe, chứng kiến thì nên tỉnh ngộ. Người đi để ta ở, người chết để ta sống, người mê để ta ngộ.

Kính thưa quý vị,

Nếu mà người sống có tỉnh thức, biết đủ thì hạnh phúc sờ sờ trước mặt mình rồi. Đối với bản thân mình, tiền nhiều tiền ít không quan trọng, đủ no mỗi bữa là hạnh phúc rồi; nhà giàu hay nhà nghèo không quan trọng miễn là anh em đùm bọc giúp đỡ nhau là hạnh phúc rồi; dù già hay trẻ  chỉ cần có sức khỏehạnh phúc rồi. Đó là đối với bản thân mình. Đối với người mình thương, họ đẹp hay họ xấu, mình thương và hiểu nhau là hạnh phúc rồi. Người chồng có đi về trễ một chút nhưng là người chồng thủy chung với gia đình, thương vợ, thương con là hạnh phúc rồi. Người vợ có nói nhiều thế nào mà đó là người vợ đảm đang, hy sinhgia đình, chồng con thì đó là hạnh phúc rồi. Con cái có học cao hay học thấp miễn là nó khỏe mạnh, trưởng thànhhạnh phúc rồi. Căn phòng mình ở dù lớn, dù nhỏ miễn căn phòng ở ấm áp, nhường nhịn là hạnh phúc rồi. Người có khó ưa, dễ ưa, khó chịu, dễ chịu, mình bao dungchấp nhận nhau một chút là hạnh phúc rồi.

Kính thưa quý vị,

Nếu khôngtruyền thông ta không thấy được cái cảnh điêu linh, đau khổ bi kịch của người Vũ Hán. Ta không cần phải qua tới đó để ta chứng kiến cái cảnh đáng sợ giống như địa ngục trần gian ở đó mà ở đây ta cũng có thể thấy được. Ta thấy điều gì quý vị?

Thấy thứ nhất, hiện giờ thành phố Vũ Hán giống như là một bãi tha ma. Muốn hiểu được kiếp người trước hãy vào nghĩa địa để mới thấy được còn sinh mạng này sống, hơi thở vào ra mỗi ngày đó là thắng lợi lớn nhất của nhân sinh. Muốn hiểu kiếp người hãy vào trong nhà thương, bệnh viện, mà quý vị thấy người Vũ Hán đang ở phần lớn trong bệnh viện để thấy rằng cái giường đắt nhất là giường bệnh, cái tài sản lớn nhất của đời ngườisức khỏe. Để hiểu được kiếp người hãy vào nhà tù. Cả thành phố Vũ Hán, người bệnh không dám tiếp xúc với người khác sợ bị kỳ thị, bản thân họ cũng không có được tự do để đi chữa lành bệnh. Họ đang tự nhốt mình và bị nhốt, giống như là một cái nhà tù. Hãy vào nhà tù như vậy thì ta mới thấy, ta mới hiểu được cái hạnh phúc tột cùng của con người đó là tự do.

Kính thưa quý vị,

Được sống là thắng lợi lớn nhất, sức khỏetài sản lớn nhất và tự dohạnh phúc lớn nhất của con người. Và chúng ta đã có, chúng ta không cần phải bán rẻ cả cuộc đời mình để mua lại sức khỏe, tự dosinh mệnh giống như họ bây giờ. Nhìn vào những người nhiễm bệnh, ta mới thấy được sức khỏe của mình nó quý trọng đến cỡ nào. Người nghèo mà không có sức khỏe giống như là người nghèo mà thêm gặp cái eo, lạnh vì sương mà thêm nữa buốt vì tuyết. Người giàu mà không có sức khỏe thì giống như là cày cả đời nhưng mà cuối cùng thì dã tràng xe cát biển đông, phí công vô ích. Người già mà không có sức khỏe thì mất đi niềm vui sống với con cháu, gia đình. Người trẻ mà không có sức khỏe, đó là nỗi đau đớn đứt ruột, đứt gan của mẹ cha. Chồng mà không có sức khỏe thì gánh nặng của vợ con. Cho nên hãy để sức khỏe là dấu cộng với tiền tài, của cải, danh vọng, vinh hoa. Đừng để sức khỏe là dấu trừ của những thứ đó. Sức khỏe mà trừ bất kỳ cái gì thì cái đó sẽ bằng không vì có hết mà không có sức khỏe là bằng không.

Kính thưa quý vị,

Nhìn vào người Vũ Hán bây giờ ta mới thấy được cảnh cha mẹ, vợ chồng, con cái ly tán, đau thương. Nhìn người mình thương chờ chết  là  nỗi đau đớn  không thể diễn tả thành lời. Ta là người chứng kiến thì mới hiểu thấu được gia đình, người thân là điểm tựa của tâm hồn, là bến đỗ bình yên của mỗi con người, là niềm hạnh phúc, là nơi bảo hộ. Dù ngoài kia có giông tố cỡ nào, ở với gia đình ta cũng thấy nó yên ấm đến lạ thường. Ta có nơi để về, ta có người để thương, mâm cơm để sẵn, gọi mẹ, gọi cha, gọi vợ, gọi chồng. Đó là cái tổ ấm hạnh phúc muôn đời của kiếp người này, chia sẻ ngọt bùi, yêu thương. Và chúng ta thấy chúng ta đang có không? Có. Nhưng chúng ta không trân trọng nó, đến khi nào lâm vào cảnh điêu linh như người Vũ Hán thì ta mới thấy được là đã quá muộn rồi. Còn gia đình thì chúng ta nên nâng niu và trân trọng, thương yêutha thứ.

Kính thưa quý vị,

Điều cuối cùng con muốn chia sẻ, đó là hãy nâng niu cái hiện tại của mình. Người Vũ Hán, tương lai của họ là gì? Vào lúc này, họ không còn tương lai nhiều nữa. Nhưng bình thường họ không nhận ra được “tương lai không thật có” cho đến khi họ bừng tỉnh rằng “tương lai không thật có” thì đã quá muộn rồi. Tương lai không quá dài, chúng ta hãy giác ngộ sớm, nâng niu, trân quý và giữ gìn những gì hiện tại.

Kính thưa quý vị, quá khứđau khổ cỡ nào nhưng may mắn là nó đã qua rồi, tương lai có đáng sợ cỡ nào nhưng may mắn là nó chưa tới, chỉ có cái duy nhất trên đời ta có đó là hiện tại này. Hãy hết lòng nâng niu, trân quý nó cho đến một lúc nào đó nếu ta không có khả năng, không còn năng lượng, sức khỏe, thời gian để chăm sóc nữa thì ta cũng nhẹ lòng mát dạ. Ta đã hết lòng trân quý, nâng niu, yêu thương, gìn giữ, bảo vệ, chăm sóc cái hiện tại mà mình có. Mình đã sống hết lòng với hiện tại trong từng khoảnh khắc thì mình không hề hối tiếc sau này.

Hiện tại của chúng ta không như người Vũ Hán cho nên chúng ta thấy rằng những gì chúng taxung quanh là một điều nghiễm nhiên bình thường. Nhưng không quý vị, đó là cả một ước mơ, một thiên đường, là một điều cao quý của những người Vũ Hán mong ước bây giờ. Đó là bản thân sức khỏe của chúng ta. Đó là những gì chúng ta có như vật chất, của cải. Đó là những con người thân yêu bên cạnh. Cho nên hễ còn cái thân này, hãy biết nâng niu từng tế bào sống.

Hãy đi ngủ trước 11 giờ để gan được bơm nhiều oxy hơn. Hãy hít thật sâu và vận động cơ thể để buồng phổi này được chứa nhiều oxy hơn. Bình thường phổi của mình chứa tới 6 lít oxy nhưng mình thở chỉ có nửa lít thôi, là 1 /12 sức chứa buồng phổi, còn lại là mình tiêu hủy năng lượng oxy đó bằng suy nghĩ buồn đau, lo sợ.

Nếu như biết thương mình thì mình không giận để đừng hại gan. Mình không buồn để đừng hại phổi. Mình không sợ để đừng hại thận. Mình không lo để đừng hại dạ dày. Mình không kích động để đừng hại tim. Mình đừng giành giật hơn thua, qua lại lời to tiếng lớn với người thương bên cạnh. Mình đừng có so sánh với người những gì ta có họ không, những gì họ có ta không mà chạy đua hơn thua để kiếm tìm hạnh phúc. Mình phải biết hài lòng với hiện tại và từ đó mình sống như là một nguồn suối mát chảy âm thầm trong rừng sâu nhưng mà đầy năng lượng sống để làm cho đất phì nhiêu nhiệm màu. Mình cống hiến, mình hy sinh, đó là tạo ra âm phúc cho mình. Nếu không mình nguyện làm một loài hoa thầm lặng giữa rừng tuy một mình, đơn giản nhưng mà vẫn rực rỡ khoe sắc, tỏa hương không cần ai phải ngắm nhìn khăn tặng.

Kính thưa quý vị,

Nhìn người mà thấy ta, cảm nhận được nhân sinh, thì đau đớnKhổ đế, trong cái Khổ đế mà ta thấu hiểu được nguyên nhân của Khổ đế thì cái Khổ đế bắt đầu trở thành Khổ thánh đếnguyên nhân của nó cũng là Tập thánh đế. Và ta sẽ có được Diệt thánh đế và Đạo thánh đế, đó là nhìn vào cái khổ bằng con mắt trí tuệlòng từ bi, người mê để ta ngộ.

Kính thưa quý vị, bốn điều con chia sẻ đó:

Điều thứ nhất, thế gian này vô thường, nhân sinh ảo mộng.

Điều thứ hai, kiếp sống của con ngườidựa trên phúc đức, tội báo và bàn tay con ngườitác giả của mỗi cá nhân.

Điều thứ ba, hạnh phúc tự thân ở ngay trước mắt đơn giản, dung dị vô cùng.

Điều thứ tư, hãy biết trân quý hiện tại, những gì mình có tuy không quá xa hoa nhưng để đến lúc nào đó ta không có nó nữa thì đó thực sự là điều xa xỉ thì quá muộn.

Câu cuối cùng con muốn chia sẻ là lời Phật dạy ở trong Kinh Tất cả lậu hoặc, bài Kinh Trung Bộ thứ 2, “sadosaṃ vā cittaṃ ‘sadosaṃ citta’nti pajānāti, vītadosaṃ vā cittaṃ ‘vītadosaṃ citta’nti pajānāti Phật nói rằng” “Này các Tỳ-kheo, ta nói cho các Thầy về sự chấm dứt của đau khổnguyên nhân đau khổ cho kẻ thấy và biết chứ không phải cho kẻ không thấy và không biết”.

Những gì con chia sẻ là cho những bậc có thiện duyên, Phật duyên, Tam Bảo duyên để cùng nhau tu tập, không đúng, không sai, không khen, không chê. Kính đại chúng hoan hỷ.

A Mi Đà Phật.

https://www.youtube.com/watch?v=6bUSWw6StMA

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48435)
24/04/2012(Xem: 121956)
21/04/2014(Xem: 14375)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.