Công đức chiêm bái Phật tích

15/06/20201:00 SA(Xem: 6788)
Công đức chiêm bái Phật tích
CÔNG ĐỨC CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH
Quảng Tánh

cay bo de tai bo de dao trang
Chư Tăng ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề tại Bồ đề đạo tràng nơi đức Thích Ca thành đạo

Trước khi diệt độ, Đức Phật đã ban bố những di huấn quan trọng cho các đệ tử về sau nương tựa tu hành. Dĩ nhiên nương tựa Pháp và Luật để thẳng tiến đến các Thánh quả giải thoát là tối cần nhưng không phải ai cũng làm được điều ấy. Để gieo trồng phước duyên với Phật và Thánh chúng, hàng đệ tử luôn tâm thành hướng vọng về bốn Thánh tích, tưởng nhớ đến nơi Phật đản sinh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân và nơi Phật nhập Niết-bàn.

Không chỉ tưởng nhớ đến Thánh tích mà hàng đệ tử còn “hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ”. Tiếp tục nuôi dưỡng thiện tâm ấy cho đến ngày được đặt chân lên đất Phật, phủ phục trước Thánh địa linh thiêng, tâm xúc động nghẹn ngào, nghe ra pháp âm của Phật như vẫn còn đồng vọng. Chiêm bái Phật tích với lòng dâng trào xúc động, với tâm thành kính cúng dường, bằng sự phát nguyện nỗ lực tu tập là nhân của phước báo thù thắng cõi trời.

“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo.
 (…)
Bấy giờ, A-nan trịch áo bày vai phải, quỳ gối phải xuống đất, bạch Phật:
- Thế Tôn, hiện nay các Sa-môn khắp bốn phương, gồm những vị kỳ cựu đa văn, thấu hiểu kinh luật, đức hạnh thanh cao, thường đến bái yết Phật, nhân đó con được lễ kính và gần gũi hỏi han. Nhưng sau khi Phật diệt độ rồi, họ không đến nữa, con không còn biết hỏi ai nữa, làm sao?
Phật bảo A-nan:
- Ngươi chớ lo. Các con nhà dòng dõi thường có bốn chỗ tưởng nhớ:
1. Tưởng tới chỗ Phật sinh, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.
2. Tưởng tới chỗ Phật thành đạo, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.
3. Tưởng tới chỗ Phật chuyển Pháp luân đầu tiên, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.
4. Tưởng tới chỗ Phật vào Niết-bàn, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.
 
Này A-nan, sau khi Ta diệt độ, trai hay gái con nhà dòng dõi nhớ nghĩ khi Phật giáng sinh có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo có những thần thông như thế, khi Phật chuyển Pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật diệt độ có những lời di huấn như thế. Rồi mỗi người đi đến bốn chỗ đó kính lễ, dựng chùa tháp cúng dường. Khi chết đều được sanh lên cõi trời, chỉ trừ người đắc đạo.
(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])

Thế nên, nghĩ đến Đức Phật, ngoài việc niệm ân đức Phật bảo (Nam-mô Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn), chúng ta luôn nghĩ tưởng đến Thánh tích với các đặc điểm “khi Phật giáng sinh có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo có những thần thông như thế, khi Phật chuyển Pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật diệt độ có những lời di huấn như thế” để khắc sâu niềm tịnh tín.

Quan trọng hơn, hàng đệ tử Phật nên một lần hành hương chiêm bái, cúng dườngtu tập nơi các Thánh tích. Đức Phật Thích Ca đã đản sinh ở Lâm-tỳ-ni, thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng, chuyển pháp luânLộc Uyển, và nhập Niết-bàn tại Câu-thi-na là sự thật lịch sử, Thánh tích vẫn được bảo tồn. Ân đức của Phật và Thánh chúng vẫn còn lắng đọng và lan tỏa nơi các Thánh tích khiến cho người hành hương tâm cảm được. Nếu ai có thiện căn khi chiêm bái, kính lễ Thánh tích mà tâm xúc động mạnh, phát nguyện tu học dũng mãnh thì phước đức tăng trưởng, nghiệp chướng tiêu trừ, đạt được phước quả sinh thiên.

Quảng Tánh

 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48560)
24/04/2012(Xem: 122100)
21/04/2014(Xem: 14449)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.