Thức tỉnh đi, thế gian ơi! (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

15/09/20205:30 SA(Xem: 8697)
Thức tỉnh đi, thế gian ơi! (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Awaken, Oh World!
THỨC TỈNH ĐI, THẾ GIAN ƠI!
Author: Bhikkhu Revata Tác giả: Tỷ-kheo Revata
Translated into Vietnamese: Group of Meditator in Pa-Auk forest monastery
Chuyển ngữ: Nhóm thiền sinh Rừng Thiền Pa-Auk

Giới thiệu:


THỨC TỈNH ĐI, THẾ GIAN ƠI!“Thức Tỉnh đi, Thế Gian Ơi!”

Bởi vì muốn đánh thức thế gian vẫn đang ngủ say quá lâu trong căn phòng tối tăm của vô minh nên tác giả đã đặt tựa đề của quyển sách này là “Thức Tỉnh Đi, Thế Gian Ơi!”.

Khởi đầu của vòng luân hồi (saṃsāra) là không thể tìm ra. Điểm đầu tiên thì không thấy được và không thể nhận biết. Tất cả chúng ta đang đi lang thang và thơ thẩn trong vòng bất tận của sanh và tử, bị chướng ngại bởi vô minh và bị xiềng xích bởi tham ái. Chúng ta vẫn đang đi lang thang và thơ thẩn trên những lối đi quen thuộc xưa cũ của sanh và tử. Chúng ta sẽ tiếp tục đi như vậy đến một tương lai bất tận không có điểm kết. Trừ khi chúng ta có thể xua tan được đám mây vô minh mà trong đó chúng ta đang sống và chết.​

Thế nào là “vô minh”? Vô minh là không biết được chân lý. Cho cái sai là đúng và cho cái đúng là sai. Vô minhảo tưởng. Có những điều mà chúng ta chưa biết. Nhưng, đơn thuần không biết những điều này thì không phải là vô minh. Đối nghịch với vô minhChánh Trí. Chánh Trí là biết được các Pháp như chúng thực sự là, biết được cái đúng là đúng và cái sai là sai.

Từ chánh trí khởi lên chánh tư duy; từ chánh tư duy khởi lên chánh nghiệp. Không có chánh trí thì chúng ta sẽ lạc lối. Ta sẽ vẫn mãi theo đuổi các con đường sai lầm. Vì thế, thật là quan trọng để biết cái gì là thiện và cái gì là không thiện. Nhiều người có thể nghĩ rằng đây là một công việc rất dễ dàng. Ngay cả một người bình thường cũng nghĩ rằng anh ta biết được sự khác nhau giữa thiện và bất thiện. Tuy nhiên, khi quý vị đọc bài pháp thoại “Con người đang làm những gì”? có thể quý vị sẽ nhận ra rằng hầu hết mọi người đang tự lừa phỉnh mình.

Để hiểu được điều gì là thiện và điều gì là bất thiện, một vị Phật phải xuất hiện trên thế gian này. Giống như bóng tối bị xua tan khi mặt trời hiện ra, vô minh biến mất khi một vị Phật xuất hiện. Chỉ với sự xuất hiện của một vị Phật mà chúng ta mới có thể hiểu được điều gì là thiện và điều gì là bất thiện.

Bài pháp thoại đầu tiên sẽ đánh thức quý vị khỏi giấc ngủ dài lâu trong căn phòng của sự vô minh – nơi không biết gì đến các sự khác biệt giữa điều thật sự thiện và điều thật sự bất thiện. Bài pháp thoại cũng sẽ làm sáng tỏ cho quý vị thấy rằng thật khó để được tái sanh làm người sau khi đã sống và chết như một con người. Hy vọng nó sẽ giúp cho quý vị có được chánh tríchánh tư duy về những việc mà quý vị đang làm và có thể gợi cho quý vị câu hỏi sâu sắc về những việc mà quý vị cần phải làm.

1. Con Người Đang Làm Những Gì? Và những pháp thoại khác… (What are Humans Doing? and Other talks) 2. Một Cuộc Sống Thật Sự An Toàn (A life of true security) 3. Ba Câu Châm Ngôn Của Chư Thiên (Three sayings of devas) 4. Cho gì? (Giving what?) 5. Niệm Sự Chết (Recollection of death) 6. Pháp Vi Diệu (Profound Dhamma) 7. Những Việc Một Người Muốn Làm (What one wants to do)




pdf_download_2

Thức tỉnh đi, thế gian ơi! (Awaken, oh world!)

 




.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48570)
24/04/2012(Xem: 122105)
21/04/2014(Xem: 14453)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.