1. Pháp thiền thứ nhất Thiền tọa cơ bản

24/12/20202:58 CH(Xem: 5551)
1. Pháp thiền thứ nhất Thiền tọa cơ bản

 

TÂM THƯ THÁI
7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH
Dza Kilung Rinpoche 

Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức

 PHẦN MỘT

Mỗi chương đều khởi đầu bằng một lời giới thiệu về phong cách thiền định, tiếp theo là phần tổng quan, trình bày các thành phần chinh và đôi lúc lờ các chù đề có liên hệ. Phần kế tiếp của chương bao gồm sự miêu tá về pháp thiền trong thực tế cùng các chỉ dẫn chuyên biệt hơn. Sau đó, có một liệt kê về các đề nghị ngắn gọn mà thiền giả có thể nhớ hay tham khảo trong lúc thực hành như một lời nhắc nhở và như một sự khích lệ. Các chương đều kết thúc bằng phần “Hỏi & Đáp” trích từ các ghi chép về nhũng cuộc thiền định của các môn sinh dưới sự dẫn dắt của Kilung Rinpoche.

1. PHÁP THIỀN THỨ NHẤT
THIỀN TỌA CƠ BẢN
Thiết lập nền tảng – bằng cách kết nối  Thân và Tâm

 

Pháp thiền thứ nhất này, chú trọng đến thân thể, được gọi là shad-gom trong tiếng Tây Tạng. Shad có nghĩa là “phân tích”, còn gom  tức là “thiền định”. Pháp môn này mang tính chất phân tích theo nghĩa người ta quán sát hay xem xét Thân và Tâm để biết rằng cả hai đều thư tháitự tại. Ở đây chúng ta hợp nhất Thân và Tâm. Chúng ta có thể có ý nghĩ rằng thiền định chỉ dành cho tâm thức. Mọi người đôi khi cho rằng thiền định có nghĩa là giảm bớt suy nghĩ hay giảm bớt sự làm việc bằng trí óc - có lẽ là bằng cách quan sát các suy nghĩ trong đầu mình, bằng cách đi theo chúng hay đối tượng nào khác bằng sự,chú ý. Trong những trường hợp như vậy, tâm trí có thể bảo, “Ô, tôi đang làm tốt. Tôi không bị bất kỳ thứ gì làm xao lãng, do đó tôi không cần phải quan tâm đến thân”. Nhưng sự việc đâu có đơn giản như vậy. Tâm phải được nối kết sâu sắc với các cảm xúc của Thân. Chúng phải cùng nhau an nhiên tự tại trong thiền định.

Mức độ thứ nhất này được gọi là thô, nhưng chỉ bởi vì sự nhấn mạnh là nhằm vào thân - một cái gì đó mà chúng ta có thể cảm, các cảm xúc có thể sờ mó được của mình. Thân là nền tảng hết sức quan trọng cho tất cả các pháp môn thiền định. Trong hiện thực, phải có sự cân bằng giữa cả hai - Tâm và Thân. Nếu Thân và Tâm bị chia cắt - với cái thân thì mặc nó, còn cái tâm thì ở nơi khác - cái thân, do thiếu sự hiện diện ngọt ngào của trạng thái thư giãn do quán niệm mang lại, có thể trở nên hết sức cứng nhắc, giống như một pho tượng. Tâm thì phóng đi như bay một mình, và Thân - không thể bắt kịp được - trở nên căng thẳng.

Khi bạn ngồi xuống để thiền, đôi lúc ngẫu nhiêntâm trí của bạn vẫn còn đang bị lỡ dở công việc. Tốt nhất là hãy kết thúc mọi điều bận tâm trước khi nhập thiền, hoặc nếu bạn vẫn còn vương những suy nghĩ như vậy khi bắt đầu thiền, hãy cho chúng nghỉ ngơi, càng nhanh càng tốt, và nhẹ nhàng mang sự chú ý đặt vào thân và xem nó có cảm giác ra sao. Sự quyết tâmthái độ dịu dàng cho phép chúng ta tránh được thói quen hối hả với mọi chuyện chỉ để làm cho xong. Trong thiền định, phẩm chất quan trọng hơn tốc độ. Đừng bao giờ quên điều then chốt này. Khi tâm hiện diện cùng với thân, bạn cảm thấy khác hẳn so với cách mà bình thường bạn cảm thấy khi làm việc hay khi ăn... Bạn trở nên an nhiên, tự tại hơn, có cảm giác ung dung, và cảm giác hạnh phúc có thể xuất hiện trong ý thức của bạn. Khi bạn trải nghiệm sự thư tháicảm giác rộng mở vô biên, điều này cho thấy Thân và Tâm đang ở cạnh nhau, quy nhất và hòa hợp.

Việc dành một chỗ riêng trong nhà hay bất cứ nơi nào mà bạn chọn để ngồi thiền - một nơi đỡ bị phân tâm mà bạn thấy thoải mái cũng như thích thú, một môi trường mà trong đó bạn có thể vun bồi cho việc tú tập, biến nó thành thói quen - là một ý kiến rất hay. Việc này sẽ mang đến năng lượng tích cực, năng lượng sẽ thúc đẩy việc tu tập của bạn. Hãy dành chút thời gian và sự chăm sóc cho việc chọn lựa tấm nệm thiền mà bạn sẽ sử dụng. Khi đó, chỗ ngồi thiền của bạn sẽ trở nên hấp dẫn, khả ái, cứ như nó đang nói với bạn, "Xin chàọ. Bạn có muốn thiền trong vài phút không? Tôi đã bị để trống khá lầu rồi đấy. Tôi rất nhớ bạn”. Bằng cách đó, mối trường của bạn tạo nên sự khác biệt, mang đến cảm hứng để phát triển việc tu tập thiền định. Có thời gian đều đặn để ngồi, thiền là một trợ giúp tích cực khác nữa.

 

Thiền là gì?

Những gì chúng ta thật sự làm khi bắt đầu hành thiền? Chúng ta đang chuyển hóa sự bận rộn, vốn là trạng thái tinh thần thông thường, thành sự thư thái, an nhiên. Đây là điều mà tất cả chúng ta  đều hết sức cần. Khi bắt đầu, chúng ta không chú ý nhiều đến chuyện kiểm soát tâm thức. Chúng ta không chỉ trích trạng thái bình thường của mình, bằng cách nói với mình, “Ồ, cái tâm nghịch ngợm, anh thật vô chừng. Anh phải ngưng chuyện này lại!” Chúng ta sẽ trở nên thư giãn hơn, cởi mở hơn và bớt quan tâm đến chuyện kiểm soát. Do đó, chúng ta bắt đầu một cách nhẹ nhàng, chỉ cần mang tâm thức trở lại với cảm xúc của thân khi nó đi lạc.

Ở giai đoạn này, chúng ta không xử lý những thể thức phức tạp, chẳng hạn như tập trung sự chú ý vào các cảnh trí được hình dung hay dõi theo hơi thở. Chúng ta không muốn chất nặng tâm trí bằng những chi tiết sẽ gặp ở những cấp thiền định tinh tế hơn. Tâm cũng giống như các biến chứng, lúc đầu chúng ta có thể thấy mình muốn thử một hình thức thiền định phức tạp hơn. Nhưng chẳng mấy chốc, sự nỗ lực cần thiết sẽ hút cạn năng lượng của chúng ta, và sự thích thú đối với thiền định sẽ héo tàn. Do đó, hãy bắt đầu bằng cách phát triển một nền tảng chắc chắnthoải mái liên quan đến việc chú ý vào thân.  Chúng ta không vội vàng. Hãy thư thả trong sự an nhiên tự tại, thoải mái, đồng thời duy trì ý thức vào việc năng lượng đang lưu chuyển ra sao trong thân.

Ngày nay, chúng ta được tiếp xúc với nhiều pháp môn tu thân rất hữu ích cho cơ thể đến từ các nền văn hóa khác nhau. Nhiều người tập yoga, thái cực quyền hay một hình thức luyện tập nào đó. Theo quan điểm Phật giáo, chúng tathân hữu tướng và thân vô tướng. Thân hữu tướng chính là cái thân thể bình thường của chúng ta. Còn thân vô tướng, đôi khi được gọi là cái thân tế vi (tương tự như kinh lạc và khí trong môn Thái cực quyền và phép châm cứu của Trung Quốc) thì không thể thấy được, nhưng là một sự phản ánh năng lượng của cơ thể. Nếu thân thông thường của chúng ta được thư giãn, năng lượng của thân tế vi được cải thiện. Thân tế vi được cấu tạo bằng các luân xa và các kênh năng lượng. Những thứ này có tác động quan trọng đến dòng năng lượng trong cơ thể.   Chúng ta không đi sâu vào đề tài này, nhưng khi thân đạt tư thế tốt, và được chăm sóc cần thận, sẽ cho phép các kênh năng lượng vận hành thuận lợi, khiến cho cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng và hạnh phúc.

Tư thế: Thiền định trong sự thoải mới

Trong pháp thiền thứ nhất, chúng ta tập trung vào việc làm cho thân cảm nhận về thiền định một  cách sâu sắc. Để làm điều đó, cần một tư thế thoải mái, ổn định. Chúng ta có thể ngồi thiền trên ghế, nhưng việc cố gắng ngồi bắt chéo hai chân trên sàn nhà vẫn hay hơn rất nhiều, bởi điều này có thể mang đến tư thế thẳng lưng và thoải mái, cho phép các năng lượng của cơ thể lưu chuyển nhẹ nhàng. Khi chúng ta nhìn các bức tranh hay các bức tượng mô tả Đức Phật, ngài ngồi thật thẳng, đến độ viên mãn, không nghiêng bên này cũng chẳng nghiêng bên kia; trong tư thế kiết già (lotus posture), với hai chân bắt chéo nhau - bàn chân bên này đặt lên đùi bên kia.

            Nếu trong suốt nhiều năm chỉ ngồi trên ghế, bạn có thể thấy ngại khi ngồi bắt chéo chân trên sàn. Nhưng bây giờ có lẽ là lúc thích hợp để thử ngồi như vậy. Trong trường hợp này, bạn nên từ từ bước vào một trong những tư thế bắt chéo chân đơn giản hơn,  bởi vì sự linh hoạt của các cơ gân là cần thiết. Yoga có thể hữu ích bởi nó mang đến cho bạn sự mểm dẻo cần thiết. Khi cơ thể bắt đầu thư giãn, điều đó ảnh hưởng đến tâm. Tâm nói, “Vâng, tôi có thể làm được”, và thân sẽ nghe theo tâm cũng như kiểm tra xem điều đó là có thể hay không. Còn nếu như Thân ngại việc thử làm, khi ấy tâm sẽ nói, “Không, tôi chưa thể làm được. Đừng có thử điều đó!” Khi ấy, bạn bị mắc kẹt vào nỗi sợ.

Nói chúng, trong thiền định, chúng ta cần sự cởi mở và sự sẵn sàng thay đổi, để thăng tiến. Do đó, việc cho phép mình thử qua những tư thế thiền định mới mẻ và đầy tính thách đố cũng là một phần của thiền định. Nếu dụng công nhẹ nhàng và từ từ, một tư thế từng bị xem là mang tính thách đố sẽ trở thành khả thi và cuối cùnghết sức thoải mái. Tôi nhận ra, từ thời còn thiếu niên, nhiều người quen với việc sử dụng ghế khi ngồi, và đối với một số người, chuyện cong gập đầu gối là thật sự khó khăn hoặc không thể, bởi vì hai đầu gối của họ luôn luôn được ghế nâng lên, nên lúc nào cũng ở góc độ hơi co lại thôi. Cũng có mối lo ngại về chuyện an toàn nữa, bởi một số người có các vấn nạn về khớp, hay vấn đề về thần kinh, và bác sĩ có thể nói với bạn là không được gập đầu gối quá nhiều. Trong những trường hợp như vậy, tất nhiên bạn nên tôn trọng lời bác sĩ để đảm bảo không tự gây tổn thương cho mình.

 

Bởi tư thế kiết già có thể mang tính thách đố đối với nhiều người, cho nên sau đây là một số tư thế  hữu ích mà bạn có thể thử qua:

Tư thế bán già tương tự như tư thế kiết già, nhưng trong khi một chân (giả sử chân trái) vắt lên đùi bên kia thì bàn chân bên kia vẫn còn nằm trên mặt sàn và ở bên dưới đùi hoặc mắt cá chân của chân đang vắt lên. Như với tất cả các tư thế khác, thỉnh thoảng nên đảo chân để tránh bị mỏi.

            Trong tư thế Miến Điện (Bưrmèse posture), bàn chân trái được đặt nằm lên háng, còn bàn chân phải thì được xếp ra phía trước. (Và dĩ nhiên bạn có thể làm ngược lại).

  ' Một biến thể nhẹ nhàng hơn của tư thế này sẽ là bàn chân phải được đặt nằm trước hay sau của bàn chân kia.

Trong tư thế dễ, các chân đặt chéo lại, bàn chân trái nằm dưới đùi của chân phải, còn bàn chân phải nằm dưới đùi của chân trái (rồi thỉnh thoảng lại hoán chuyển).

Trong tư thế Milarepa, bận có thể sử dụng tay để hỗ trợ cho phần thân sau. Sau khi sử dụng một trong các tư thế bắt chéo chân nói trên, hãy đặt bàn tay trái, mở ra hay nắm lại, chống lên sàn chỗ phía sau hông trái. Đặt bàn tay phải lên đầu gối chân phải, bàn tay trùm lấy đầu gối hoặc tựa lên đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trên. Một lần nữa, thỉnh thoảng hãy hoán đổi vị trí.

Thường thường, người ta hay ngồi trên một cái nệm trong các tư thế này, và bạn có thể phải trải nghiệm qua các độ cao thấp khác nhau, rồi hình dáng và kích cỡ của nệm để tìm ra cái nào là thích hợp nhất cho cơ thể của mình. Hãy chú ý đến góc giữa khung xương chậu và các đầu gối để tránh việc gây ra sự căng kéo của lưng.

Trong tất cả các tư thế, điều quan trọng là phải để cho các đầu gối sát xuống sàn, không ít thì nhiều, chứ không phải là để cho chúng nhô cao lên. Việc ấy sẽ xảy ra khi bạn có sự căng ở các cơ bắp, dây chằng và các khớp xương chân. Nếu bạn có khó khăn trong việc để cho các đầu gối nằm thoải mái sát xuống sàn, bạn có thể dùng nệm để hỗ trợ cho đùi và đầu gối, rồi từ từ dùng những chiếc nệm càng lúc càng nhỏ hơn khi các cơ bắp và gần cốt được thoải mái áp xuống sàn.

 

Các tư thế quỳ cũng được sử dụng - đầu gối hướng về phía trước với hai chân xếp ngay bên dưới đùi; còn hông thì tựa trên phần trong của mắt cá chân. Nếu bạn chọn sử dụng tư thế này, phải đảm bảo rằng không gây căng thẳng cho các đầu gối và mắt cá chân. Bạn cũng có thể quỳ bằng cách dùng một cái ghế thiền nhỏ để đỡ hông cao khỏi mắt cá chân, để các mắt cá chân và đầu gối không chịu lực đè nhiều quá. Trong trường hợp nào cũng phải nhớ giữ cho lưng thật thẳng như trong các tư thế ngồi bắt chéo chân đã nói trên.

Một cái đai dùng để ngồi thiền có thể là một hỗ trự hữu ích. Kiểu truyền thống (có thể dễ dàng kiếm được trên mạng) được làm bằng len đan có các dây buộc bằng vải mà bạn có thể điều chỉnh theo kích thước của cơ thể và cách bố trí hỗ trợ mà bạn quyết định. Bạn cũng có thể sử dụng một cái thắt lưng thông thường, với điều kiện là nó phầi đủ rộng để không gây ra bất cứ sự cứa hay bó chặt nào lên da. Đối với các tư thế ngồi bắt chéo chân, bạn có thể sử dụng dây đai này để vòng qua phần giữa lưng hay cuối lưng, đồng thời để cho nó trải rộng ra đến trước hai đầu gối. Bạn cũng có thể sử dụng những cách bố trí khác, chẳng hạn như đeo quanh một bên vai và từ đó để cho nó trải rộng ra xung quanh cũng như xuống phía dưới của đầu gối đối diện.

Ghế có thể mang lại sự hỗ trợ rất tốt, với điều kiện nó phải chắc chắn và bạn có thể ngồi thẳng lưng. Không được nghiêng về bên này cũng không nghiêng sang bên kia, không ngả về phía trước hoặc ngả về phía sau, đồng thời tránh khuynh hướng muốn tựa lưng vào thành ghế. Trọng lượng cơ thể phải được đặt nằm ngay giữa các xương hông. Hai chân nằm phẳng trên sàn nhà. Nếu ghế có tay vịn, bạn có thể đặt bàn tay và cánh tay lên, còn nếu ghế không có tay  vịn, có thể đặt hai bàn tay ngửa trên vạt áo, hoặc úp xuống hai đầu gối.

            Còn các bàn tay thì sao? Có hai tư thế cơ bản. Trong bất kỳ tư thế  nào trong các tư thế ngồi nói trên, bạn cũng đều có thế đặt lòng bàn tay úp xuống hai đầu gối. Điều này có khuynh hướng tạo sự thoải mái cho dòng năng lượng lưu chuyển khắp Thân và cũng hữu ích nếu bạn đang cảm thấy quá phấn khích. Vị thầy Đại viên mãn của Phật giáo Tây Tạng là Longchenpa (hay Longchen Rabjam, học giả và thiền giả đáng kính ở thế kỷ 14), nổi tiếng với việc sử dụng tư thế này. Tư thế bàn tay như vậy được gọi là sem-nyi ngal-so) thủ ấn thư giãn vào trạng thái tự nhiên của tâm thức. Tư thế thứ hai là đặt bàn tay lên vạt áo, lòng bắn tay ngửa lên, bàn tay trái đặt xuống  bên dưới để đỡ cho bàn tay phải, hai ngón cái chạm nhẹ vào nhau. Điều này tạo nên nhiều sức nóng và năng lượng hơn trong cơ thể và có thể hữu ích nếu bạn đang cảm thấy uể oảithờ thẫn.   Tư thế này, cũng mang tính chất biểu tượng, với bàn tay trái tượng trưng cho trí tuệ, chống đỡ cho bàn tay phải tượng trưng cho lòng từ bi.

            Nói chung, chúng ta cố gắng gióng thẳng cơ thể của mình trong thiền định dựa theo tư thế bảy điểm của Đại Nhật Như Lai - Buddha Vairochana (tư thế bảy điểm là: hai chân bắt chéo, hai bàn tay nằm trên vạt áo hoặc để trên đầu gối, lưng thẳng, hai vai dang rộng, cằm hơi hạ xuống, đầu lưỡi chạm lên vòm miệng, mắt nhìn quá đầu mũi). Việc này mang đến sự dẫn thông cho toàn bộ cơ thể.

Một khi đã tạo được cái nền cho tư thế, tức là tư thế  của đôi chân, chúng ta phải đảm bảo cơ thể đang ngồi thẳng - thẳng nhưng thoải mái, chứ không phải cứng nhắc như pho tượng. Bạn không nghiêng sang bên này bên kia hoặc ngồi kiểu sụm lưng hay khom về phía trước quá nhiều. Nhưng, trong những nguyên tắc chỉ đạo như vậy, bạn vẫn thoải mái, và chính sự linh hoạt của tâm thức giúp cho cơ thể được thư giãn.

Cằm hơi gập vào và hơi hạ xuống một chút. Nếu ngước mặt lên, có thể khiến bạn dễ bị mỏi. Chỉ cần biết chắc là bạn không để nghiêng đầu về phía trước so với cổ là được. Hai mắt có thể nhắm hoặc mở. Việc nhắm mắt lại sẽ xua tan những hình ảnh gây phân tâm - bạn chỉ nhìn thấy tâm thức của mình. Do đó, nếu bạn mới tập ngồi thiền, lúc đầu việc nhắm mắt có thể hữu ích. Trái lại, có một số người thích mở mắt. Đến một lúc nào đó, khi bạn trở nên từng trải trong tu tập thiền định, học cách thiền định với hai mắt mở thì sẽ tốt hơn. Xét cho cùng, chúng ta đều luôn luôn đang nhìn vào thế giới vật chất, và chẳng cần gì phải trốn tránh chuyện nhìn. Theo nghĩa nào đó, việc mở mắt có nghĩa là bất cứ khi nào nhìn thấy một điều gì đó khiến bị phân tâm, thay vì tránh né nó, chúng ta cần làm quen với nó và thoải mái cùng nó. Đây là một phần của truyền thống Đại viên mãn, điều mà chúng ta sẽ biết về sau này. Hãy giữ thái độ cởi mở đón nhận.

Hướng cái nhìn của bạn về phía chóp mũi, đồng thời tập trung sự chú ý vào khoảng không trước nó chừng sáu hay bảy tấc. Hướng cái nhìn hơi đi xuống để giảm bớt sự phân tâm, đồng thời cũng giúp cho tâm trí yên tĩnh thật sự. Nhưng bạn không phải lúc nào cũng nhìn xuống; thỉnh thoảng có thể phải nối kết với thiên nhiên, chẳng hạn như khi bạn có cảnh vật thoáng đãng gần đó. Điều hết sức quan trọng là thỉnh thoảng phải nối kết với năng lượng của toàn thể tự nhiên, hãy nhìn ra bên ngoài. Thêm nữa, có thể điều chỉnh cái nhìn của mình tùy theo tâm trạng và mức độ năng lượng của bạn. Khi tâm hết sức thư tháithanh tịnh - đến mức bạn muốn buồn ngủ - đó là lúc thích hợp để ngước nhìn lên, có ánh mắt hướng lên trên. Nhưng nếu tâm trí đang hết sức xao động với quá nhiều suy nghĩ xuất hiệnnhảy nhót lung tung, việc nhìn xuống phía dưới nhiều hơn sẽ hữu ích.

Hai vai phải ở tư thế giống như mang một cái ách. Nếu bận đang mang một cách ách quanh cổ, hai đầu ách sẽ hạ xuống. Do đó, hai vai sẽ được thư giãn hơn là căng thẳng. Hai tay buông thõng ở thế cần bằng, và bạn có thể sử dụng tư thế bàn tay nào cũng được như đã nói ở trên. Hãy đặt lưỡi hơi chạm lên vòm miệng trên ngay sau hàm răng, giúp ngăn không để cho nước bọt bị trào ra quá nhiều, và cũng giúp miệng không trở nên quá khô, dễ gây ra sự phân tâm.

Nói tóm lại, bảy điểm là: (1) ngồi trên sàn nhà và bắt chéo chân, (2) lưng thẳng và thoải mái, (3)  cằm hơi gập xuống, (4) mắt nhìn xuống phía dưới, (5) hai vai giống như mang một cái ách cày, (6) hai cánh tay để thõng, và (7) lưỡi chạm lên vòm miệng. (Có những biến thể khác trong tư thế này).

Nếu gặp khó khăn khi ngồi theo các tư thế khác mà đòi hỏi phải ngồi trên sàn nhà, bạn có thể ngồi dựa vào tường. Nếu thấy việc ngồi trên sàn nhà là quá khó khăn hay gây đau nhức, bạn có thể ngồi trên ghế.

 

 

Quán thân

Chúng ta đã tiến hành bước thứ nhất trong pháp thiền này - thiết lập một tư thế thoải mái và thư giãn. Bây giờ chỉ cần cho phép mọi sự như nó đang là: hãy cảm nhận toàn bộ cơ thể, đồng thời tập trung sự chú ý vào tất cả các cảm giác mà bạn đang nhận biết. Hãy nghĩ việc này cũng giống như đang tắm vòi sen với nước chảy nhẹ - cảm giác êm dịu của nước trên da lân những tính chất thoải máithư thái khác do nhiệt độ của nước, âm thanh của nước... mang lại. Bạn đang làm điều tương tự khi quán thân. Khi nối kết với thân qua trặng thái thiền định, bạn vừa “đọc" cơ thể của mình, vừa làm cho toàn thể bản chất của Thân và Tâm dung hợp với nhau. Hãy cảm thấy cái cốt lõi duy nhất của chúng. Hãy cảm thấy tính chất là một của chúng. Chẳng có sự phân biệt. Điều quan trọng nhất trong pháp thiền này là phải có nhận thức ấy. Khi làm như vậy, bạn bắt đầu cảm giác và thấu hiểu sự tuần hoàn của năng lương trong cơ thể, kết quả từ sự tương tác thư giãn của các kênh năng lượng.

Trong một kỳ ngồi thiền, chúng ta không bị bắt buộc phải bận rộn, mà chỉ thoải mái thư giãn. Hãy cố gắng để mở rộng và nối kết với thân thể mình. Càng thư thái bao nhiêu, chúng ta càng dễ khám phá ra rằng Thân là tâm và Tâm là thân. Hãy cố gắng an trụ vào đó, hài hòa và nối kết. Khi nối kết thật sâu sắc với Thân, đó chính là định. Tâm không còn bị tán loạn nữa mà trở nên dung nhập với thân. Nhờ việc thư thái không còn bị xao lãng, chúng ta gỡ bỏ sự cách biệt giữa thân với tâm. Đây là hình thái thiền định nhất điểm - được gọi là samadhi (nhập định).

Đừng tạo ra những kỳ vọng hay thúc ép thái quá. Chỉ cần thật thư thái. Hãy khai mở sự nối kết của Thân và Tâm. Nếu chúng ta bận tâm với chuyện đấy và kéo quá nhiều hay trở nên có thái độ phê phán, khi ấy việc thiền định chỉ trở nên một trong những phóng chiếu bình thường của chúng ta, và tâm không cảm nhận được phẩm chất đặc biệt của định. Cũng đừng rơi vào cực đoan ngược lại, trong đó bạn mơ màng và ngủ gà ngủ gật. Nếu việc này xảy ra, bạn có thể động đậy cơ thể hoặc duỗi người để tỉnh táo trở lại, hoặc nhìn ra xa, hoặc đứng dậy và đi loanh quanh hay uống một ly nước.

Pháp thiền này cũng có một khía cạnh mang tính phân tích. Thỉnh thoảng, hãy nhìn qua khắp cơ thể và xem có bất kỳ sự đau nhức hay căng trương nào đó đang xảy ra hay không. Hãy tự hỏi, “Hai cánh tay của mình đang ra sao? Có cảm thấy ổn hay không? Các mắt cá chân, lưng, cổ, các khu vực khác của cơ thể đang như thế nào?” Nếu bạn thấy có chỗ nào đó đang bị căng cứng, hãy hỏi mình,xem điều gì khiến nó bị căng cứng như vậy. Bằng cách an trú vào bộ phận đang căng cứng của cơ thể, hãy buông bỏ sự căng cứng vào bên trong sự thư giãn.

Nếu bạn đang có một dạng bệnh tật đau đớn nào đó liên quan đến cấc khớp xương, hãy cố gắng giải tỏa tâm thức để không quá chú ý vào vùng đau nhức. Thay vì chú mục vào đó, hãy quan sát toàn bộ ,cơ thể và thư giãn tất cả mà không bị lôi kéo tập trung suy nghĩ vào khu vực đang đau nhức. Thay vì sử dụng đèn flash có chùm tia hẹp và sáng, hãy dùng một cái đèn có chùm tia rộng hơn và có ánh sáng dịu hơn. Bằng cách như vậy, bạn đang mở lòng đón nhận, đồng thời trải rộng sự nhận biết của mình về thân xác. Quả thật là cùng ánh sáng ấy - tâm thức - nhưng trong trường hợp sau (dùng đèn có chùm tia tỏa rộng hơn), kết quả là một sự thư thái của toàn bộ cơ thể. Điều này giúp làm dịu bớt sự đau nhức.

Khi tâm an định, thiền định có thể mang rất nhiều tính chất trị liệu. Đó là một lý do nữa giải thích vì sao việc dụng công như vậy vào cơ thể là hết sức quan trọng. Hãy kiểm tra để biết xem đang có chỗ nào đó.bị ách tắc, nơi mà năng lượng không lưu chuyển êm ái. Về khía cạnh tinh thần, đừng lo lắng, sợ hãi hay có thái độ phê phán gì hết. Thay vì thế, hãy từ ái với chính mình - thoải mái, thư giãn, cởi mở và hít thở nhẹ nhàng. Mỗi khoảnh khắc là một cơ hội để tươi mới. Bạn không cần phải an trú vào quá khứ, vào những câu chuyện cũ xưa. Việc đó chỉ tạo ra căng thẳng, do đó chúng ta cần phải buông bỏ thói quen thăm viếng quá khứlo âu về tương lai. Chúng ta không lái xe vào đường cao tốc đông đúc, tấp nập. Thiền định là một môi trường an toàn, trong đó tâm thức của chúng ta có thể tự do, thoải mái. Sự tự do này thuận lợi cho một năng lượng đặc biệt và một trải nghiệm đặc biệt, và với điều đó, chúng ta có thể giao tiếp được với bản chất đích thực của tâm thức, và đây mới là toàn bộ ý tưởng.

Sau cùng, khi bạn khám phá ra các cảm xúc của cơ thể mỗi lúc mỗi thêm sâu sắc hơn, Thân và Tâm sẽ hợp nhất, và tâm thức sẽ có được hiểu biết thật sự sâu sắc về bản chất của các cảm xúc này. Bạn sẽ biết được các kỹ năng và năng lực vốn sẽ hữu ích cho các dạng thiền định khác. Thân sẽ trở nên quen với việc mở rộng đón nhận và sẵn sàng tham gia vào thiền định một cách thư thái, thoải mái.

 

CHỈ DẪN THỰC HÀNH

Chúng ta có thể bắt đầu một lần ngồi thiền của mình bằng cách niệm ba âm tiết OM, AH và HUNG. OM đại diện cho thân. Nó nối kết chúng ta với thân cùng cảc kênh năng lượng của thân, đồng thời làm cho Thân trở nên cởi mở đón nhận việc thiền định. AH có liên quan đến khẩu, tức sự nói hay lời nói, và làm yên tĩnh tình trạng huyên thuyên trong nội tâm có thể dẫn đến sự suy nghĩ miên man không dứt, hay do kiểu suy nghĩ như vậy mà dẫn đến sự huyên thuyên của nội tâm. Chúng ta không cần phải đi theo các suy nghĩ của mình - cuộc trò chuyện đang diễn ra trong đầu chúng ta. Chúng ta có thể thư giãn ra khỏi các cấu trúc thói quen đó và không bị lôi cuốn bởi chúng. HUNG tức là tâm thức. Như đã nói trên, tâm thức đồng nghĩa tinh thần; trí tuệ, trạng thái giác ngộ, ỷ thức nguyên sơ, cùng những thuật ngữ khác nữa nói về trạng thái ý thức tối thượng. Bởi nó nằm trong luân xa trái tim, cho nên đôi khi nó được gọi là tâm (heart). Đôi khi trong sách này nó được gọi một cách đơn giản là trí (mind), nhưng không phải để nói đến trí não. Đây là bình diện tinh thần. Đầy cảm hứnghạnh phúc.

Hãy xướng mỗi âm tiết bằng một giọng đơn, đồng thời kéo dài nó ra suốt lúc thở ra cho đến khi nó hết còn thành tiếng một cách tự nhiên.

Khi chúng ta đang thiền định hay làm việc gì đó, điều quan trọng là cả ba thứ - Thân, khẩu, ý - phải được nối kết vớí nhau. Chẳng hạn, khi chúng ta đang nói, lời nói cần phải được kết nối với ý thức trên bình diện tâm-thức, và những thứ này cần được nối kết với cảm giác cho việc biểu đạt hòa hợp. Hãy mang thân, khẩu và ý của bạn vào cùng một chỗ, đồng thời nhẹ nhàng nghỉ ngơi, không tham dự vào bất kỳ hoạt động hay sự cố gắng nào. chìa khóa để đạt được điều đó chính là chỉ cần có mặt ở bên trong từng khía cạnh có mặt cùng với thân, khẩu và ý.

Khi bạn cảm thấy mình trở nên bị phân tâm - với tâm trí lang thang vào những cảnh tưởng tưởng -việc này không thành vấn đề,- chỉ cần quay trở lại. Hãy an định nó một cách nhẹ nhàng và từ từ, không cần phải trở nên quán tâm thái quá khi tâm trí lang thang. Hãy từ từ và dịu dàng mang sự chú ý củạ bạn trở về với hiện tại.

Hai mắt có thể nhắm hay mở, hoặc bạn thỉnh thoảng có thể thực hiện luân phiên - việc đó tùy bạn. Nhắm hay mở, hãy dung nhập bất cứ điều gì bạn cảm nhận được bằng thị giác (hay bằng các giác quan khác) một cách đầy đủ vào bên trong môi trường  thiền định. Nếu chúng ta phân biệt một cái tâm an định, thư thái với những gì mà bình thường chúng ta gọi là “những điều gây phân tâm” - tiếng chuông điện thoại, ai đó đang nói lớn tiếng, âm thanh của  - xe cộ... - thật ra chính sự bực mình, sự căng thẳng ở trong lòng chúng ta gây nên sự phân tâm. Khi việc này xảy ra, đây là dịp để chúng ta dung nhập những hiện tượng ấy với thiền định, để làm cho chúng trở thành một phần của thiền định. Một khi đã trở nên quen, chúng ta sẽ có thể giữ vững sự thanh tịnh và tập trung lúc đang ở trong những hoàn cảnh ồn ào. Chẳng có cách nào để đóng kín cái thế giới sinh tử luân hồi, hay để khóa kín mọi thứ. Chẳng hạn, mặc dù trong các kỳ thiền địnhgiảng pháp theo nhóm thì chuyện yêu cầu mọi người phải tắt điện thoại di độngbình thường, nhưng tôi cũng không bắt buộc trong chuyện này. Nếu có một chiếc điện thoại reo lên, bạn có thể sử dụng việc này như một cơ hội để dung nhập “điều gây phân tâm” vào cuộc thiền định của mình.

Bạn không cần phải bố trí việc thiền định thành những lần ngồi thiền thật láu. Thiền cũng giống như một thác nước. Nó có vẻ là một mảng khối, nhưng thực ra nó được cấu thành từ rất nhiều giọt nước nhỏ. Bạn có thể ngưng nghỉ lần ngồi thiền của mình bất cứ lúc nào và rồi bắt đầu trở lại từ đầu.

 

GỢI Ý THỰC HÀNH

(Việc nhìn nhanh qua các nhắc nhở này trước hoặc trong lúc ngồi thiền có thể giúp bạn tạo ra một bầu không khí hữu ích).

•    Hãy thư giãn mọi căng thẳng và mọi suy nghĩ.

•    Hãy mở rộng đón nhận và cảm nhận bản chất của thân.

•    Hãy trải nghiệm thật sâu thân và năng lượng của Thân.

•    Hãy vui vẻ cảm nhận năng lượng của thân đang lưu chuyển một cách tự nhiên.

•    Bây giờ, bạn có thể buông bỏ bất kỳ sự căng thẳng, khẩn trương hay ngăn trở nào. Chỉ cần thư giãn và thoải mái.

•    Đừng quá chăm chú hay quá lơ là - chỉ cần ở đó cùng với sự thư giãn.

•    Hãy nối kết với thân - một cách nhẹ nhàng và thư thái.

•    Hãy cảm nhận thân và thấy sự nối kết sâu sắc mà không có sự ráng sức nào hết; chỉ cần cho phép việc trải nghiệm, việc nối kết.

•    Đừng vội vàng; luôn hết sức thư thái.

 

HỎI & ĐÁP

H: Khi tâm hợp nhất với thân, việc ẩy cố cảm giác ra sao? Có phải thân cảm thấy giống như một toàn thể, hay thầy cảm nhận những cảm giác khác nhau từ các phần khác nhau của cơ thể tại những thời điểm khác nhau?

Đ: Bạn sẽ nhận thấy các cảm giác của toàn bộ thân bền trong cái tâm an tĩnh của mình, chứ không phải những phần riêng biệt của cơ thể.

H: Có phải các suy nghĩ được cho là sẽ chăm dứt hoàn toàn khi Thân và Tâm được hợp nhất?

Đ: Không, không phải các suy nghĩ sẽ chấm dứt hoàn toàn, mà là cái tâm thức suy nghĩ đang đạt được một cảnh giới càng lúc càng tế vi hơn. Rồi bạn có thể bắt đầu trải nghiệm rằng chẳng còn chút phân biệt nào nữa, điều có thể gọi là sự hợp nhất.

H: Khi xướng các âm tiết OM, AH và HUNG, chúng ta sẽ cảm thấy một điều gì đó trong đầu, cổ họng và ngực?

Đ: Đúng vậy. Ba âm tiết này rất hữu ích và có ý nghĩa rất sâu xa, mặc dù ở đây chúng ta không đi sâu vào vấn đề. Mục đích của chúng ta khi sử dụng chúng trong lúc thiền định chính là để có sự cân bằng - thân, khẩu và ý. Các thiền giả bình thường hay nghĩ tâm là sự vật chính trong thiền định, và có thể chẳng dành sự chú trọng nhiều cho Thân và khẩu.

Khi nói “OM”, bạn sẽ cảm nhận được tiếng động của năng lượng giác ngộ, khiến cho cơ thể trở nên có ý thứcthanh tịnh. (Về mặt cơ thể, OM lan tỏa khắp đầu, bên trong lẫn bên ngoài, giống như một quả cầu năng lượng. Quả cầu này có kên quan đến luân xa, tức trung tâm năng lượng, ở đỉnh đầu.) Hãy buông bỏ mọi sự căng thẳng trên cơ thể; hãy thư giãn và ung dung tự tại, cũng như hãy nối kết với thân sáng suốt của những hữu thể giác ngộ.

Khi nói “AH”, hãy nghĩ đến âm thanh của lời nói của năng lượng giác ngộ, điều làm cho lời nói của bạn trở nên điểm đạm và tinh khiết. Điều đó có nghĩa là trạng thái huyên thuyên trong đầu bạn chẳng còn nhiều nữa. Bạn cảm thấy cái tâm trí hay trò chuyện đang lắng dịu, và trở nên tĩnh lặng một cách cởi mở hơn. Hãy nối kết với lời nói sáng suốt của những hữu thể giác ngộ.

Khi nói “HƯNG”, bạn cảm thấy năng lượng của nó trong tâm-thức, một tâm-thức đang trở nên cởi mởthanh tịnh. Hãy buông bỏ hết các loại bám chấp vị ngã, và cảm nhận được bản chất an nhàn của cái tâm vốn không bám chấp. Hãy nối kết thật sâu sắc với bản chất của tâm mà không có sự chen vào các suy nghĩ nặng nề, và cảm nhận cái tâm sáng suốt của những hữu thể giác ngộ.

Màu sắc của ba âm tiết này là trắng, đỏ và xanh dương. Cũng có thể xem các màu sắc ấy là những năng lượng.

H: Tôi bị căng cứng ở các đầu gối và đôi lúc ồ hai bên hông cho dù ngồi ỉâu hay mau trên sàn nhà trong tư thế bắt chéo chân. Thầy có nói là yoga sẽ hữu ích cho các khớp xương. Còn về những việc khởi động cho nóng người và mềm dẻo cơ thể, chẳng hạn như những người chạy bộ hoặc các vận động viền vẫn hay làm trước khi thi đấu, liệu có ích hay không? Có phải thiền định là thứ phải có sức khỏe?

Đ:  Vâng, có hai lý do để Ịàm nóng người trước khi hành thiền nếu có thể được. Cơ thể của bạn có thể đang buồn ngủ và không có năng lượng cần thiết để ngồi theo các tư thế thiền. Trong trường hợp như vậy, bạn cần phải truyền năng lượng cho nó trước khi ngồi thiền. Để làm điều này, bạn có thể chạy bộ hay thực hiện những động tác vận động khác để làm nóng người. Tình huống thứ hai là khi bạn cảm thấy đau nhức và căng cứng trên cơ thể do thiếu vận động. Ở đày, một lần nữa, bạn phải làm mểm dẻo cơ thể trước khi ngồi thiền. Việc thực hiện các động tác vận động và làm mềm dẻo cơ thể cũng rất hữu ích. Khi Thân và Tâm đã thư thái, việc ngồi thiền mà không cần đến những việc khởi động là không thành vấn đề

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48764)
24/04/2012(Xem: 122286)
21/04/2014(Xem: 14582)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.