Học Hạnh Không Kiêu Ngạo Và Nói Ít

28/07/20211:00 SA(Xem: 5136)
Học Hạnh Không Kiêu Ngạo Và Nói Ít

HỌC HẠNH KHÔNG KIÊU NGẠO VÀ NÓI ÍT
 Quảng Tánh

Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên.


duc phat thuyet phapMột thời Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ni-sư vì có chút việc nên đến thành Vương Xá, ở tại Vô sự thất, cười đùa kiêu ngạo, tháo động, không chánh niệm như khỉ vượn.

Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử cùng với chúng Tỳ-kheo sau giờ ngọ thực, vì có chút việc nên vân tập tại giảng đường. Tỳ-kheo Cù-ni-sư sau khi đã làm xong việc trong thành Vương Xá, đi đến giảng đường. Tôn giả Xá-lê Tử từ đằng xa trông thấy Cù-ni-sư đi đến. Nhân Cù-ni-sư mà bảo các Tỳ-kheo rằng:

- Này chư Hiền, Tỳ-kheo vô sự, sống ở nơi vô sự, nên học hạnh không nói những đề tài súc sinh. Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo vô sự, sống ở nơi vô sự mà hay nói những vấn đề súc sinh, sẽ bị các Tỳ-kheo chỉ trích cật vấn: ‘Vị Hiền giả này sống ở nơi vô sự mà làm gì? Vì sao thế? Vị Hiền giả này sống ở nơi vô sự nhưng hay nói những đề tài súc sinh’. Nếu đến ở trong đại chúng, cũng bị các Tỳ-kheo thường hay chỉ trích, cật vấn. Do đó, này chư Hiền, Tỳ-kheo vô sự, sống ở nơi vô sự, nên học không nói những đề tài súc sinh.

- Này chư Hiền, Tỳ-kheo vô sự, sống ở nơi vô sự, nên học không kiêu ngạoít nói năng. Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo vô sự, sống ở nơi vô sự mà hay kiêu ngạo và nói năng nhiều sẽ bị các Tỳ-kheo chỉ trích cật vấn: ‘Vị Hiền giả này sống ở nơi vô sự mà làm gì? Vì sao thế? Vị Hiền giả này sống ở nơi vô sự mà lại hay kiêu ngạo và nói năng nhiều’. Nếu đến ở trong đại chúng, cũng bị các Tỳ-kheo thường hay chỉ trích, cật vấn. Do đó, này chư Hiền, Tỳ-kheo vô sự, sống ở nơi vô sự nên học không kiêu ngạoít nói năng”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Xá-lê Tử tương ưng, kinh Cù-ni-sư, số 26 [trích])

Ở trích đoạn trước, Tôn giả Xá-lợi-phất dạy Tỳ-kheo sống độc cư cần học hạnh cung kính và không cười giỡn. Trích đoạn này, Tôn giả tiếp tục dạy các Tỳ-kheo vô sự nên học các hạnh: 1-Không nói đến những đề tài súc sinh, 2-Không kiêu ngạoít nói năng.

Đề tài về súc sinh là một trong những nội dung nói chuyện tạp của các Tỳ-kheo trẻ. Tạp thoại về mọi chuyện ở đời là tập khí khó bỏ của người tu mà đúng ra nên “luận bàn Chánh pháp và giữ im lặng của bậc Thánh”. Cho nên, người tu mà không luận bàn Chánh pháp, thích nói về chuyện súc sinh cùng các chuyện vui buồn thế gian thì rơi vào phóng dật, bị người chê cười.

Kiêu ngạonói nhiều là hai tật xấu tiếp theo mà người mới tu cần lưu ý để điều chỉnh. Việc từ bỏ đời sống thế tục để xuất gia, rồi sau khi xuất gia chọn lối sống vô sự nơi núi rừng tuy cao cả nhưng chỉ là những bước chân đầu tiên trên đường đạo. Người mới bắt đầu cất bước trên đạo lộ thì quý nhưng cũng chưa có gì để tự hào. Quan trọng là về đích, là thành tựu giác ngộ. Trước gió bão nghiệp lực và giông tố cuộc đời, nếu biết cúi đầu thì sẽ đi nhanh hơn, còn ưỡn ngực và khệnh khạng thì sớm muộn gì cũng bị quật ngã. Với người tập tu thì nên học hạnh khiêm cung. Như bông lúa chín, hạt càng chắc càng cúi xuống thấp, chỉ có hạt lép mới ngẩng cao đầu. Nếu kiêu ngạo hơn người liền rơi ngay vào ngã mạn, bị trói buộctrầm luân.

Nói nhiều thì sẽ sai nhiều. Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên. Bởi biết lắng nghe là thể hiện sự sâu sắc, vững chãi và thấu hiểu. Nói nhiều mà không mấy đúng thì thật tệ hại, vừa nông nổi lại vừa phóng dật. Thế nên cần học hạnh không kiêu ngạoít nói năng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48570)
24/04/2012(Xem: 122105)
21/04/2014(Xem: 14454)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.