Chương 8: Bốn Điều Làm Cho Bồ Tát Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm Từ Kiếp Này Đến Kiếp Khác

10/11/201012:00 SA(Xem: 27134)
Chương 8: Bốn Điều Làm Cho Bồ Tát Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm Từ Kiếp Này Đến Kiếp Khác

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT BẬC BỒ TÁT
SÁNG RỰC KHẮP BỐN PHƯƠNG &
NHỮNG BƯỚC CHÂN NHẸ NHÀNG TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG
Phạm Công Thiện
Nhà xuất bản: Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2010

CHƯƠNG 8
BỐN ĐIỀU LÀM CHO BỒ TÁT NUÔI DƯỠNG BỒ ĐỀ TÂM
TỪ KIẾP NÀY ĐẾN KIẾP KHÁC 

 

8. Bốn điều làm cho Bồ Tát nuôi dưỡng Bồ Đề Tâm từ kiếp này đến kiếp khác.

“Hỡi này, Ca Diếp, lại có bốn điều làm cho một vị Bồ Tát nuôi dưỡng được Bồ Đề Tâm từ kiếp này đến kiếp khác, khiến cho Bồ Đề Tâm vẫn hiện diện một cách tự nhiên trong lòng Bồ Tát ấy cho đến khi Bồ Tát ấy thành Phật. Đó là bốn điều gì?

 1. Không nói láo, dầu thân mệnh đời sống mình có phải hiểm nguy, lại càng không nên nói láo để giỡn đùa cười cợt;

 2. Luôn luôn đối xử với người đời một cách chính trựcthành thực, không nịnh hót bợ đỡ, hoặc tà ý quanh co vặn vẹo;

 3. Nghĩ đến những bậc Bồ Tát như là chư Phật, coi Bồ Tát như Phật, ca tụng tôn danh của chư Bồ Tát ở khắp bốn phương;

 4. Không vui thích với những giáo lý Tiểu Thừa, và giáo hóa ai đều khiến cho mọi ngườitín tâm với Phật Pháp, đều tu hành an trụ ở pháp Bồ Đề vô thượng”.

Làm thế nào để cho Bồ Đề Tâm không mất từ đời này đến đời khác? Làm thế nào Bồ Đề Tâm vẫn xuất hiện tự nhiên (tự nhiên hiện tiền) nơi Bồ Tát cho mãi đến khi thành Phật (cho đến ngồi đạo tràng)?

Điều thứ nhất là không bao giờ nói dối, không bao giờ vọng ngữ, dù có phải mất mạng đi nữa. Đối với Phật Giáo, mạng người rất quí báu, nhưng thà mất mạng còn hơn là sống mà nói dối. Vì sao? Vì không chịu nói dối mà chịu chết đi kiếp này, liền đầu thai lên trời lập tức! Còn nói dối kiếp này, phải chịu đầu thai bất tận vào ba nẻo xấu (ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục). Ngày xưa các bậc đạo sư thánh tăng chỉ cần thệ nguyện xứng danh sự thực, lập tức tất cả thần thông liền xuất hiện: lửa phải tắt, mù thành sáng, gương vỡ lại lành, vân vân... Người đời bây giờ cho rằng đôi khi nói dối để vui đùa thôi và điều này chẳng hại đến ai cả, thực ramất mạng còn không nói dối, huống chi phải nói dối mà không mất mạng! Đối với chư Bồ Tát, phải hiểu như thế này: không mất mạng mà tại sao phải cần nói dối? Cho cả đến việc mất mạng mà cũng nhất định không nói dối, vậy tại sao còn mạng mà cũng phải nói dối? Không nói dối ngay cả lúc ở vào hoàn cảnh trầm trọng trang trọng nhất, tại sao lại nói dối ở vào những hoàn cảnh bình thường? Dù nói láo để đùa chơi vẫn là vọng ngữ, cái nhân tưởng chỉ là một lỗi nhẹ vô thưởng vô phạt, nhưng cái quả sẽ trở thành hậu quả vô cùng lớn lao kinh khủng ở kiếp này và những kiếp sau, như cái hạt giống tí tẹo sinh ra cả rừng cây sầm uất ở tương lai.

Điều thứ hai là vẫn giữ cái lòng thẳng thắn, gọi là trực tâm, lìa bỏ tất cả siểm khúc, tất cả nịnh hót (siểm) và tất cả tà ý quanh co vặn vẹo (khúc). Đừng lợi dụngsử dụng sai ý nghĩa trực tâm để nóng giận ăn nói sỗ sàng và tự cho rằng mình “thành thực chân thành” để phỉ báng chỉ trích người khác. Trực tâm đúng nghĩa là trực tâm đều luôn luôn đầy lễ độ, lễ phép, đầy lòng tôn kínhtừ bi. Phải xem tất cả vị Bồ Tát như là chư Phật, đúng là chư Phật, vì Bồ Tát đúng nghĩa Bồ Tát đều nhất định thành Phật: ba vô số kiếp chỉ là một khoảnh khắc ngắn hơn một sát-na! Thờ lạy chiêm ngưỡng trăng non, vì trăng non sắp là trăng rằm.

Điều thứ tư chỉ là nhắc nhở chúng ta đừng ngừng lại ở chặng đường đầu (Tiểu Thừa) và phải tiếp tục lên đường cho đến lúc ngừng lại an ổn (an trụ) ở cứu cánh Giác Ngộ viên mãn, tức là Bồ Đề vô thượng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48782)
24/04/2012(Xem: 122304)
21/04/2014(Xem: 14594)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.