Lời dẫn về việc khác bản in lại sách Tây Quy Trực Chỉ

12/07/20164:41 CH(Xem: 8178)
Lời dẫn về việc khác bản in lại sách Tây Quy Trực Chỉ

AN SĨ TOÀN THƯ
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT 
CẦU SINH TỊNH ĐỘ
Nguyên tác: Tây Quy Trực Chỉ
Chu An Sỹ - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016

Lời dẫn về việc khác bản in lại
sách Tây Quy Trực Chỉ

 

Những trước tác của tiên sinh Chu An Sĩ còn lưu truyền ở đời, kể ra có 4 bộ sách. Thứ nhất là Âm chất văn quảng nghĩa (khuyên người tin sâu nhân quả), thứ hai là Vạn thiện tiên tư tập (khuyên người bỏ sự giết hại), thứ ba là Dục hải hồi cuồng (khuyên người bỏ sự tham dục) và thứ tư là Tây quy trực chỉ (khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ). Những ai may mắn được xem qua các sách này, thảy đều mừng vui tin nhận làm theo, vì thế mà khắp nơi đều khắc bản in ra, lưu hành rất rộng. 

Riêng bộ sách Tây quy trực chỉ, trước đây vốn đã qua sự san định sửa đổi của Giang Thiết Quân ở Ngô Môn, không còn giống như khi Chu tiên sinh viết ra. Họ Giang cho rằng nội dung quyển Cương yếu chẳng qua chỉ là trích lấy phần toát yếu trong bản soạn tập Đại Di-đà kinh của Vương Long Thư đưa vào cùng 48 lời nguyện [của đức Phật A-di-đà] mà thôi, nay [ông ấy] đã mang bản kinh Vô Lượng Thọ dịch vào đời Ngụy hợp với 2 bản luận của Lâm cư sĩ mà khắc bản lưu hành, nên phần Cương yếu không cần phải khắc in nữa. Đó là không biết rằng trọn bản sách Tây quy trực chỉ này của Chu tiên sinh, đều là trích soạn từ trước tác của nhiều người [chứ không riêng gì phần Cương yếu], nếu cho rằng vì các bản khác đã có rồi nên không cần in lại, thì trọn sách này không khỏi phải dần dần bị cắt bỏ cho đến hết mất.


Nay tôi đến chỗ Chu Quân Bảo ở Ngu Sơn, được cư sĩ Thắng Liên tặng cho một bản khắc nguyên bản [sách Tây quy trực chỉ], vừa nhìn thấy thật hết sức vui mừng không kể xiết, tin chắc rằng đó là do nguyện lực của Chu tiên sinh gia trì, đặc biệt còn lưu giữ được bản này để mang lại lợi lạc cho người đời sau. Tôi liền gấp rút giao cho thợ khắc bản in, để khôi phục sách này trở lại như nguyên tác ban đầu.

Chu tiên sinh từng có lời nguyện rằng: “Nguyện đem hạt giống sen vàng chín phẩm cõi Tây phương, gieo trồng trong khắp cõi Ta-bà.” Đó chính là mong muốn cho sách này được lưu hành rộng khắp, truyền mãi về sau.

Tháng giêng, niên hiệu Quang Tự năm thứ 12
Nhân Sơn - Dương Văn Hội
Kính ghi

Lời dẫn

Đức Thế Tôn vì một đại sự nhân duyênxuất hiện ở đời. Ngài thương xót hết thảy chúng sinh trôi lăn trong sáu đường luân hồi, sống chết nối nhau, chịu đựng khổ não không cùng tận. Cho nên, trong hết thảy các cõi Phật mười phương, ngài đã chỉ ra thế giới Cực Lạc ở phương tây để giúp chúng sinh biết chỗ hướng về. Ngài lại truyền dạy một pháp môn hết sức đơn giản thuận tiện, chỉ cần niệm tưởng đến đức Phật A-di-đà liền được vãng sinh. Đây quả thật là con thuyền từ lớn lao giữa biển khổ sinh tử

Tôi nhờ phước báu sâu dày từ đời trước, may mắn được gặp pháp môn này, không dám quên ơn đức sâu nặng của đức Đại từ Như Lai, nên mang những yếu chỉ trong hai bản kinh A-di-đà, gồm đại bảntiểu bản, trích yếu khái quát lại đưa vào một bản văn, giúp người đọc xem qua một lần có thể dễ dàng nắm hiểu rõ ràng, đặt tên là Cương yếu của pháp môn Tịnh độ.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.