Ni sư Đại Minh Ni sư Đại Minh sống vào đời Tùy, mỗi khi vào
thất lễ bái
niệm Phật thì trước hết thay
y phục sạch sẽ, miệng ngậm
trầm hương. Tùy Văn Đế về sau
hết sức kính trọng Ni sư.
Vào ngày
ni sư thị tịch,
đại chúng đều cảm nhận mùi
trầm hương tỏa lan khắp quanh phòng, trong chốc lát bỗng có ánh
hào quang rực rỡ hiện thành từng vầng, lớp lớp như mây, hướng về phương tây rồi mờ nhạt dần.
Ni sư Tịnh Chân
Ni sư Tịnh Chân sống vào đời Đường, trú ở chùa Tích Thiện,
Trường An,
đắp y bằng vải vụn,
hằng ngày đi
khất thực.
Ni sư tụng kinh Kim Cang đến mười vạn lượt,
hằng ngày chuyên tâm niệm Phật. Một hôm,
ni sư nói với
đệ tử: “Trong vòng năm tháng ta đã được thấy Phật mười lần, lại có hai lần thấy
đồng tử đùa vui trên
hoa sen báu. Ta được
vãng sinh vào hàng
thượng phẩm.”
Ni sư vừa nói xong thì
ngồi kiết già nghiêm trang thị tịch, ánh
tường quang tỏa sáng cả phòng.
Ni sư Ngộ Tánh
Ni sư Ngộ Tánh sống vào đời Đường, ở
Lô sơn tu pháp môn
niệm Phật,
kiên trì phát nguyện vãng sinh.
Một hôm, bỗng nghe trên không trung vang tiếng nhạc,
ni sư bảo
đệ tử quanh mình rằng: “Ta được
vãng sinh vào hàng
trung phẩm, nhìn thấy được những người cùng
chí hướng tinh tấn niệm Phật đều có
hoa sen đợi nơi
Cực Lạc. Các con mỗi người đều phải tự
nỗ lực.”
Nói xong liền
thị tịch.
Ni sư Năng Phụng
Ni sư Năng Phụng sống vào đời Tống, quê ở
Tiền Đường.
Ni sư chuyên tu theo
pháp môn Tịnh độ, đã từng
nằm mộng thấy
hào quang của Phật chiếu vào thân mình.
Đến khi
ni sư nghe được tiếng lành giữa không trung, liền nói với
đồ chúng: “Đã đến lúc ta
vãng sinh rồi.”
Trong
phút chốc,
đồ chúng bỗng nghe tiếng
niệm Phật của
ni sư hết sức mạnh mẽ, nhìn lại thì đã thấy ngài
ngồi yên chắp tay hướng về phương tây mà
thị tịch, hương thơm lạ tỏa lan khắp phòng, lại có tiếng nhạc xa dần về phương tây rồi mất.
Ni sư Pháp TạngNi sư Pháp Tạng sống vào đời Tống, ở Kim Lăng.
Ni sư chuyên cần quyết chí niệm Phật, không
quan tâm vướng bận
mọi việc bên ngoài.
Một đêm,
ni sư nhìn thấy
đức Phật A-di-đà và các vị
Bồ Tát đến, ánh
hào quang rực sáng
vi diệu, liền
chắp tay niệm Phật mà
thị tịch.
Lời bàn
Đại sư Liên Trì nói rằng: “Khi
đức Phật cho phép di mẫu xuất gia, có than rằng
Chánh pháp do đây sẽ diệt mất sớm hơn.
Ví như phụ nữ xuất gia tất cả đều được như năm vị nêu trên, thì
Chánh pháp lại càng xương thịnh biết bao. Chỉ tiếc là
việc đời không thể được như thế, nên lời
báo trước của
Phật quả thật không sai.”