AN SĨ TOÀN THƯ
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT
CẦU SINH TỊNH ĐỘ
Nguyên tác: Tây Quy Trực Chỉ
Chu An Sỹ - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016
Chuyện vãng sinh của hàng cư sĩ
Chu Tục Chi
Chu Tục Chi sống vào đời Tấn, quê ở Nhạn Môn. Năm mười hai tuổi đã học thông cả Ngũ kinh, Ngũ vĩ, xưng hiệu là Thập Kinh Đồng Tử. Các vị công khanh quan chức nhiều lần mời thỉnh nhưng ông đều không đến.
Ông thờ ngài Tuệ Viễn ở Lô Sơn làm thầy, tham gia vào Bạch Liên xã niệm Phật. Khi Văn Đế vừa lên ngôi, ban chiếu triệu ông vào cung đối đáp. Sau khi trò chuyện với ông, hoàng đế hết sức vui mừng. Người đời bấy giờ tôn xưng ông là Thông Ẩn Tiên sinh.
Về sau ông vào ở Chung Sơn, chuyên tâm niệm Phật, càng già càng thêm chuyên cần. Một hôm, ông bỗng nhìn lên không trung mà nói: “Phật đến đón ta.” Liền chắp hai tay cung kính rồi tịch.
Tống Mãn
Tống Mãn sống vào đời Tùy, quê ở Thường Châu. Ông niệm Phật bằng phương pháp đếm hạt đậu, được đến ba mươi thạch.
Vào tháng 9 niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 8, sau khi lo việc trai tăng xong, ông ngồi an nhiên mà tịch. Mọi người đều nhìn thấy hoa trời, đồng thời có mùi hương thơm lạ lan tỏa.
Trịnh Mục Khanh
Trịnh Mục Khanh sống vào đời Đường, cả nhà đều tu pháp môn niệm Phật. Trong khoảng niên hiệu Khai Nguyên, ông bệnh nặng, có người khuyên nên ăn cá, ông cự tuyệt không chịu.
Khi ấy, ông cầm lư hương nơi tay, phát nguyện vãng sinh, bỗng có mùi hương thơm lạ tỏa khắp, ông lặng lẽ an nhiên mà tịch.
Người cậu là thượng thư Tô Đĩnh, một hôm nằm mộng thấy hoa sen nở ra giữa hồ báu, có Mục Khanh ngồi trên hoa sen.
Nguyên Tử Tài
Nguyên Tử Tài sống vào đời Đường, trú ở chùa Quán Âm, Nhuận Châu. Ông thông hiểu kinh A-di-đà, tu pháp môn niệm Phật.
Một hôm ông có bệnh nhẹ, chợt nghe giữa không trung có tiếng nhạc, lại có mùi hương thơm lan tỏa, dường như có tiếng người nói: “Nhạc âm tiếng thô đã qua, nhạc âm tinh tế tiếp đến, ông sắp đi rồi.” Ông liền niệm Phật mà tịch, hương thơm lạ tỏa lan suốt mấy ngày chưa tan hết.
Tôn Lương
Tôn Lương sống vào đời Tống, quê ở Tiền Đường. Ông ẩn cư để đọc Kinh điển trong Đại tạng, hiểu sâu được yếu chỉ kinh Hoa Nghiêm.
Ông nương theo Luật sư Đại Trí thọ giới Bồ Tát, chuyên tâm niệm Phật mỗi ngày đến một vạn Phật hiệu, suốt hai mươi năm không ngừng.
Một hôm, ông bảo người nhà thỉnh chư tăng đến niệm Phật để trợ lực vãng sinh. Khi chư tăng đến đông đủ, niệm Phật chưa được bao lâu, ông bỗng hướng lên không trung chắp tay nói: “Đức Phật và Bồ Tát ngự tòa sen đến rồi.” Liền lui lại, ngồi xuống yên ổn rồi tịch.
Vương Điền
Vương Điền sống vào đời Tống, quê ở Tứ Minh, hiệu Vô Công Tẩu. Ông thông đạt hết thảy tông chỉ Thiền tông, giáo pháp Thiên Thai... Ông từng trước tác sách Tịnh độ tự tín lục.
Về già, ông chuyên tâm niệm Phật. Ngày lâm chung ngồi an nhiên hướng về phương tây niệm Phật mà tịch, có mùi hương thơm lạ lan tỏa. Sau khi hỏa thiêu thu được 108 viên xá lợi nhỏ như hạt đậu.
Tôn Trung
Tôn Trung sống vào đời Tống, quê ở Tứ Minh. Ông sớm hâm mộ pháp môn niệm Phật cầu vãng sinh Tây phương, dựng am niệm Phật.
Về sau ông nhân lúc có bệnh, thỉnh một trăm vị tăng đến niệm Phật. Ngay trong lúc niệm Phật, ông bỗng hướng lên không trung chắp tay, vẻ mặt hoan hỷ, an nhiên mà tịch.
Người trong thành lúc đó đều nghe có tiếng nhạc trời, có mùi hương lạ, dần dần hướng về phương tây rồi mất.
Ông có hai người con cũng chuyên tâm niệm Phật, về sau đều lần lượt ngồi an nhiên mà tịch.
Thẩm Thuyên
Thẩm Thuyên sống vào đời Tống, nhà ở Tiền Đường, cùng người vợ họ Thi chuyên tâm tu tập pháp môn Tịnh độ. Hằng ngày làm được việc thiện nào, đều hồi hướng về Tây phương Cực Lạc.
Về sau, vợ chồng ông lần lượt vãng sinh, đều cảm được hóa Phật hiện đến nghênh đón, có tiếng nhạc trời vang vọng.
Đường Thế Lương
Đường Thế Lương sống vào đời Tống, người huyện Cối Kê. Ông một lòng trì giới, niệm Phật, tụng kinh A-di-đà đến mười vạn lượt.
Một hôm, ông không bệnh, bỗng nói: “Phật đến đón tôi.” Nói rồi lễ bái, vừa xong liền qua đời.
Cùng lúc ấy có người ở núi Đạo Vị, bỗng mộng thấy phía tây có ánh hào quang lạ, cờ phướn, hương hoa, nhạc trời vang vọng, lại nghe có tiếng nói giữa không trung rằng: “Đường Thế Lương đã vãng sinh về Cực Lạc.”
Lục Tuấn
Lục Tuấn sống vào đời Tống, quê ở Tiền Đường. Lúc còn trẻ tuổi làm việc trong công môn, một thời gian lâu sau bỏ việc quay về chuyên tu pháp môn Tịnh độ. Mỗi khi đối trước tượng Phật sám hối, thường rơi nước mắt đầm đìa trên hai má.
Ngày lâm chung, ông thỉnh Luật sư Viên Tịnh đến khai thị về Tây phương Cực Lạc, tụng Quán kinh vừa đến Phẩm Thượng, ngài Viên Tịnh nói: “Có thể đi được rồi.” Lục Tuấn nói: “Thánh chúng chưa đông đủ, xin đợi thêm một chút.” Chẳng bao lâu, ông bỗng đứng dậy đi đến chỗ chiếc giường tre, ngồi xuống ngay ngắn quay mặt về hướng tây rồi tịch.
Ngô Tử Chương
Ngô Tử Chương sống vào đời Nguyên, quê ở Tô Châu, gia đình nhiều đời làm nghề thầy thuốc. Ông và người anh là Tử Tài cùng theo học Hòa thượng Vân Ốc, chuyên cần tinh tấn niệm Phật, cả nhà đều kính phụng theo Phật pháp.
Trong khoảng niên hiệu Chí Chính, ông không bệnh, chắp tay cung kính niệm danh hiệu Phật rồi an nhiên mà tịch.
Liên Hoa Thái Công
Ông sống vào đời Minh, người đất Việt, suốt đời sống chơn chất, mộc mạc, ngày đêm kiên trì niệm Phật không ngừng.
Sau khi ông mất, trên nắp quan tài bỗng hóa sinh một cành hoa sen. Thân quyến cùng dân làng đều hết sức kinh ngạc xưng tán, do đó biết chắc rằng ông đã được vãng sinh.
Cư sĩ họ Hoa
Cư sĩ họ Hoa sống vào đời Minh, quê ở Giang Can. Ông là người thuần hậu, chất phác, không hề biết đến sự dối lừa. Suốt đời chỉ chuyên tâm cầu được vãng sinh Tây phương Cực Lạc.
Vào độ tuổi trung niên, ông giao hết việc nhà cho con, lập thất sống riêng một mình, không còn liên hệ đến việc đời, chỉ chuyên tâm sáng tối tinh cần niệm Phật. Khi sắp lâm chung, ông tự biết trước ngày giờ, thay y phục nghiêm trang, từ biệt mọi người rồi an nhiên mà tịch.
Cư sĩ họ Ngô
Ngô Mao sống vào đời Thanh, là gia nhân của Ngô Lục Phòng ở huyện Thanh Dương. Ông là người trì giới, thường làm việc thiện, chuyên tâm niệm Phật không ngừng.
Vào năm đầu niên hiệu Thuận Trị, gặp lúc quân họ Tả
vượt sông, cả nhà Ngô Lục Phòng đều đưa nhau chạy
lánh nạn, chỉ để
một mình Ngô Mao ở lại
giữ nhà thay chủ. Khi quân giặc vào làng, ông bị đâm bảy nhát giáo mà chết. Một lát sau có người em của ông vừa đến, ông
chợt tỉnh lại nói với em rằng: “Anh có
nghiệp ác đời trước, lẽ ra phải đọa làm thân lợn qua bảy kiếp, nhưng nhờ
công đức trì trai,
giữ giới, nên chịu bảy nhát giáo này để
giải trừ oan nghiệp trước kia, từ đây được sinh thẳng về
Tây phương Cực Lạc.”
Về sau, người chủ cũ của ông là Ngô Lục Phòng có lần
tình cờ nhìn thấy trên không một vị thần, cờ phướn trước sau
hết sức tôn nghiêm, bảo Ngô Lục Phòng rằng: “Tôi là Ngô Mao ngày trước, hôm nay có việc đến
cõi trời, đi ngang qua đây.” Nói xong không nhìn thấy nữa. Ngô Lục Phòng liền vẽ lại
hình tượng Ngô Mao để
kính lễ.
Chu Ích Sinh
Chu Ích Sinh là con nhà thế tộc ở
Côn Sơn, nhà ở sau Thị Kiều, làm nghề thầy thuốc, đối với những người
nghèo khó ông không hề tính toán chuyện tiền bạc, mỗi khi có bệnh gọi đến là đi ngay.
Suốt ngày ông
chuyên tâm niệm Phật không ngừng,
hết lòng cầu sinh Tây phương Cực Lạc. Vào năm Ất Tỵ thuộc niên hiệu Khang Hy, tuổi gần đến bảy mươi, bỗng nói với
mọi người rằng sắp qua đời, gọi
gia nhân bảo: “Mang giấy bút đến đây, ta muốn viết kệ rồi đi.” Viết xong
bài kệ liền
hân hoan niệm Phật mà đi.
Trầm Thừa Tiên
Trầm Thừa Tiên người
Côn Sơn, sống ở phường
Tuyên Hóa, làm nghề thợ mộc. Năm được hơn 70 tuổi, ông
ăn chay niệm Phật,
chuyên tâm tu tập Tịnh độ, tuy lúc làm việc tay không rời
búa rìu nhưng miệng vẫn luôn
niệm Phật không dứt.
Vào tháng 3 thuộc niên hiệu Khang Hy năm thứ 10, ông tự biết ngày giờ, nên trước khi
lâm chung ba ngày đã từ biệt tất cả bạn bè,
thân tộc, nói rằng: “Tôi sắp
vãng sinh Tây phương, từ đây không còn
gặp nhau nữa.” Lại nói với các con: “Ngày mai là ngày rằm, cha sẽ
vãng sinh.” Sáng sớm, ông tắm rửa thay
y phục, ngồi ngay ngắn quay mặt về
hướng tây, đặt một cái án nhỏ phía
trước mặt để tựa vào đó mà
niệm Phật. Sau đó
đốt hương trầm rồi ngồi
kết già mà tịch.
Vương Mạnh Lân và Trinh Sinh
Vương Mạnh Lân là
dòng dõi nho gia ở
Côn Sơn,
một đời dạy học,
tính tình chân chất không
dối trá. Ông sinh được một con trai hiệu là Tương Thần, thờ
cha mẹ hết sức hiếu thuận. Vương Mạnh Lân suốt ngày chỉ lo
niệm Phật, không vướng bận việc khác.
Đầu
mùa đông thuộc niên hiệu Khang Hy năm thứ 41, ông đã hơn 70 tuổi, có chút bệnh nhẹ. Đầu tháng 11, tôi đến vấn an, Vương Mạnh Lân nói: “Người
thế gian vẫn lấy ngày 17 tháng này làm ngày đản sanh của
đức Phật A-di-đà. Tôi sẽ
đi vào ngày đó.” Tôi liền nói: “Vậy tôi sẽ đến đúng ngày để tiễn
tiên sinh.”
Đúng ngày 17, sáng sớm tôi lại đến vấn an. Ông tuy bệnh nằm nhưng
thần sắc lộ vẻ
hoan hỷ,
an nhiên. Tôi nói: “Tiên sinh nên
phát tâm Bồ-đề. Trong kinh dạy rằng: ‘Người
tu hành không
phát tâm Bồ-đề cũng giống như cày ruộng mà không gieo giống.’” Nhân đó tôi lại đem nội dung
Tứ hoằng thệ nguyện ra cùng ông
bàn luận hết sức chi ly. Ông tỏ vẻ rất
hài lòng. Tôi liền nói: “Giờ xin tạm biệt, lát nữa sẽ quay lại.” Tôi ngầm dặn dò con trai ông là Tương Thần rằng: “Khi
cha con dứt bỏ
trần duyên, trong nhà không được kêu gào khóc lóc.”
Khoảng sau giờ cơm trưa, tôi
trở lại thì Vương Mạnh Lân đã
niệm Phật mà đi rồi.
Trong
thân tộc của Vương Mạnh Lân có Trinh Sinh cũng là
bà con bên nội của tôi. Cha Trinh Sinh là bậc
tài đức, thuộc hàng
thiện hữu ở trường học
Côn Sơn,
hết sức tôn sùng kính phụng
Tam bảo. Trinh Sinh
tuổi trẻ đẹp trai, có tài viết chữ, nhưng nhiều
tập khí xấu, không tin
Tam bảo. Ngày kia
đột nhiên ngã bệnh, bỗng thấy một con quỷ đen cao to, trong ý cho đó là kẻ oán cừu đời trước. Trinh Sinh
hết sức kinh sợ, khi ấy mới
dũng mãnh niệm Phật, cầu
vãng sinh Tây phương. Mỗi lúc tiếng
niệm Phật hơi buông lơi thì hình quỷ lại
hiện ra, nên lại
cố gắng hơn nữa. Đến lúc
lâm chung thì khí cùng lực kiệt, tiếng
niệm Phật càng lúc càng nhỏ yếu, có vẻ như mất dần về
hướng tây. Theo lý mà suy thì tuy không có
nhạc trời hay hương thơm lạ
hiển hiện, nhưng
nhất định đã được
vãng sinh Cực Lạc.
Tô Kỳ Sơn
Tô Kỳ Sơn là người
Côn Sơn,
tên thật là Khởi Phụng, thời còn trẻ hướng theo
thiền tông, đi
tham học với các bậc
thiện tri thức khắp nơi, cũng đã có chỗ
ngộ nhập lẽ thiền. Ông suốt
một đời giữ giới không giết hại, cho dù trùng kiến cũng không làm
tổn thương.
Về già, ông
hết lòng chuyên tu Tịnh độ, trong lúc đi đứng nằm ngồi vẫn luôn
duy trì câu
niệm Phật, không hề
gián đoạn. Vào năm Kỷ Mão thuộc niên hiệu Khang Hy, ông được 80 tuổi, gặp lúc trời quá lạnh, ông quấn chăn mà ngồi
niệm Phật. Khoảng trưa ngày 26 tháng 11, ông bảo người cháu nội là Điền Phương rằng: “Nhân duyên
Tịnh độ đã
thuần thục nên từ ba ngày trước ta đã thấy
Phật hiện đến, nhưng ta không muốn nói cho con biết mà thôi. Đêm nay, vào giờ tý ta sẽ
vãng sinh.”
Nói rồi trở dậy thay
y phục, đốt đèn
thắp hương, ngồi ngay ngắn hướng về phía tây, bảo người nhà cùng
niệm Phật để
trợ lực vãng sinh. Vừa sắp đến canh ba thì nghe tiếng
niệm Phật của ông nhỏ dần, rồi
lặng lẽ qua đời.
Ngô
Kính SơnNgô
Kính Sơn là người cùng làng với Tô Kỳ Sơn, lại đồng tu trong nhóm
niệm Phật. Năm ông hơn 70 tuổi mới
phát tâm tham học Phật pháp. [Cháu nội Tô Kỳ Sơn là] Tô Điền Phương, thuộc hàng
thiện hữu tri thức, thấy ông
tuổi hạc đã cao nên khuyên ông
chuyên tu Tịnh độ cầu
vãng sinh Tây phương, có thể
thành tựu ngay
trong đời này. Ngô
Kính Sơn tin theo, ngày đêm
niệm Phật không biếng trễ.
Chưa được một năm sau, có người thân của Ngô
Kính Sơn tìm đến chỗ Tô Điền Phương thưa rằng: “Sáng sớm hôm nay,
Kính Sơn nhìn thấy
Hộ Pháp hiện ra tiếp dẫn vãng sinh. Giờ phút
cuối cùng ngồi
an nhiên mà tịch, có
đặc biệt dặn lại tôi đến
tạ ơn ông đã khuyên
niệm Phật.”
Vương Quân Vinh
Vương Quân Vinh là người
Thái Thương,
Côn Sơn, từ nhỏ đã
trì giới tu học, chỗ thấy biết trong
Phật pháp thật
siêu phàm trác tuyệt. Về sau, ông tu theo
pháp môn Tịnh độ, mỗi ngày
niệm Phật hiệu đủ vạn lần, bất kể
thời tiết nóng bức hay rét lạnh cũng không
gián đoạn.
Niên hiệu Khang Hy năm thứ 56, vào ngày 2 tháng 8, ông tự
biết trước thời điểm
lâm chung nên cho thỉnh
Trưởng lão Kiền Hạnh ở am
Tịnh Danh đến, muốn được ngài khai thị và
chứng minh. Vừa đúng giữa trưa, thầy Kiền Hạnh nói: “Sao không để ngày mai đi?” Quân Vinh đáp: “Con đã
quyết định đi hôm nay rồi.” Liền bảo mang giấy bút đến, viết kệ để lại, rồi bảo con gái chuẩn bị quan tài.
Mọi việc đã xong, liền
cung kính chắp tay niệm Phật mà đi.
Người con gái bế di thể ông đưa vào quan tài, nhưng không sao nhấc lên nổi, liền khấn nguyện thầm thì
tự nhiên nhấc lên thật nhẹ nhàng. Năm ấy ông được 81 tuổi.