Thiền Và Tâm Phân Học

17/02/20224:56 SA(Xem: 3002)
Thiền Và Tâm Phân Học
THIỀN VÀ TÂM PHÂN HỌC
Daisetz Teitaro Suzuki,
Erich Fromm, & Richard de Martino 
Như Hạnh dịch Việt
Nhà xuất bản Phương Đông
Thiền và Phân Tâm Học - Như Hạnh dịchPDF icon (4)Thiền và Tâm phân học - DT Suzuki - Như Hạnh dịch

Ở phương Tây trong suốt nửa cuối thế kỷ XX, Thiền và Phân tâm học là hai lĩnh vực nghiên cứu gây sóng gió trong giới học giả cũng như trong đông đảo công chúng. Cho đến thời điểm hiện nay, những cuộc tranh cãi, những tác phẩm giới thiệu hai môn học này vẫn tràn ngập các diễn đàn và các thư viện Âu-Mỹ. Còn ở Việt Nam, Thiền đã trở thành một trào lưu tìm kiếm, học hỏiứng dụng ở mọi lĩnh vực đời sống, thậm chí trở thành một ngôn ngữ thời trang. Còn Phân tâm học thì không được như thế, có lẽ do những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như đặc trưng “phương Tây” của môn khoa học này.

Giữa Thiền và Phân tâm học có những điểm chung khi cùng chia sẻ hành trình tìm hiểu tầng sâu trong tâm thức con người, cũng như tìm lời giải cho căn bệnh tinh thần của thời đại, dù ở phương Đông hay phương Tây.

Cuốn sách này tập hợp những bài viết của ba tác giả nổi tiếng: Erich Fromm, Richard de Martino và Daisetz Teitaro Suzuki về Thiền và Phân tâm học. Riêng D.T. Suzuki độc giả Việt Nam đã quen thuộc qua tác phẩm lừng danh “Thiền Luận”.

                                                                                                                                  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.