Thư Viện Hoa Sen

Tín

11/04/20163:49 CH(Xem: 6798)
Tín

THIỀN QUÁN TÂM 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 
Sayadaw U Tejaniya

 

Tín

Quý vị phải có tín tâmniềm tin (saddha). Quý vị phải có niềm tin vào điều mình đang làm. Quý vị phải tin tưởng pháp hành. Quý vị cũng phải có niềm tinbản thân mình. Hãy hứng thú trong pháp hành và cách mình đang thực hành. Quan trọng hơn nữa, để có niềm tin vào điều mình đang làm, đòi hỏi quý vị phải biết những lợi ích do công phu mang lại. Chỉ khi nào quý vị hiểu được điều này, đức tin mới tăng trưởng

Với sự thực hành, niềm tin của ta sẽ lớn mạnh. Khi thực hành, quý vị cảm thấy an bình hay căng thẳng? Nếu quý vị thực hành đúng theo thiện pháp, quý vị sẽ không bao giờ bị căng thẳng. Nếu quý vị thực hành không đúng cách, quý vị sẽ bị căng thẳng. Khi quý vị không biết thực hành sao cho đúng và thực hành sai, quý vị sẽ thấy mệt mỏicăng thẳng. Một khi quý vị đã học cách thực hành đúng đắn:

1. Cả thân và tâm đều an lạc.

2. Không có buồn khổ sầu não.

3. Tuệ giác vipassana sẽ sinh khởi.

4. Tuệ chứng ngộ Đạo và Quả (Magga nana & Phala nana) sẽ sinh khởi.

5. Tâm hướng về Niết bàn

Đó là điều Đức Phật đã chỉ dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ. Nhiều người chưa biết cách thực hành sao cho đúng. Vì vậy đó là điều quý vị phải học. Đức tin ở Phật, Pháp, Tăng hiện giờ còn cao xa. Tuy nhiên, khi tuệ giác sanh khởi, quý vị sẽ cảm thấy điều ấy một cách tự nhiên

Quý vị thực tập để chứng ngộ chân lý hay để biết cách thực hành đúng đắn?

Đừng vội nghĩ đến “chứng ngộ. ” Đừng mong cầu kết quả. Hãy tin tưởng việc mình làm. Hãy hứng thú trong pháp hành. Hãy trở nên thuần thục trong pháp hành. Hãy tin tưởng bản thân mình. 

Đâu là những lợi ích của sự thực hành?

“Cần phải có trí tuệ và sự thông minh.” Hãy tạm gác tuệ minh sát, Đạo và Quả sang một bên. Cái phải có trước tiên là sự thông minh trong việc sử dụng chánh tinh tấn. Liệu tuệ minh sát có thể nảy nở trước khi chánh tinh tấn được áp dụng hay không? Nên trước tiên hãy học cách sử dụng chánh tinh tấn

Giữa thân và tâm, cái gì tinh tấn? Chính là tâm tinh tấn

Quý vị có thể trở nên thuần thục trong pháp hành không, nếu như:

- Quý vị không biết tâm.

- Quý vị không biết tâm nghĩ gì.

- Quý vị không biết tâm sử dụng tinh tấn như thế nào. 

- Quý vị không biết những loại suy nghĩ nào đang có mặt.

- Quý vị không biết những loại thái độ nào đang có mặt; 

- Hoặc bản chất của thái độ đó ra sao?

Nhiều thiền sinh gặp kinh nghiệm tốt và xấu trong quá trình thực hành. Đôi khi họ thực hành tốt, đôi khi họ không thỏa mãn với sự thực hành của họ. Khi được hỏi tại sao điều này xảy ra, họ không biết! 

Quý vị có biết tại sao họ không biết không? Bởi vì họ không có sự quan tâm hứng thú trong việc họ đang làm. Họ không nghiên cứu cái họ đang làm. Họ không biết họ đang làm cái gì, họ không biết lý do vì sao họ làm việc đó, và họ không biết tâm của chính họ. 

Khi quý vị thấy được mối liên hệ giữa tâm và cái đang xảy ra, quý vị sẽ hiểu bản chất của nhân và quả. 

Trước tiên, quý vị bắt đầu với sắc, hay đối tượng. Trong khi duy trì chánh niệm, hãy luôn kiểm tra tâm. Tâm đang hay biết cái gì? Khi hay biết, tâm có thư giãn thoải mái không? Thái độ quan sát ra sao? Quý vị phải luôn kiểm tra. Đừng nên chỉ chú tâm vào đối tượng. 

Khi đi thiền hành, hãy kiểm tra tâm xem nó có sốt ruột hay thư giãn. Điều ấy có khó biết không? Không! Quý vị chỉ cần kiểm tra tâm thôi, phải không? Hay biết tâm mình có khó khăn lắm không? Đừng tìm kiếm tâm vi tế vội. Nếu quý vị hay biết được tâm ở mức độ thô là đã ổn rồi. Tâm đang thế nào? Nó cảm thấy an ổn hay căng thẳng? Quý vị có thể biết được điều đó, đúng không? Quý vị phải quan sát tâm mình. Điều gì đang xảy ra đối với tâm? Có sự hay biết về tính liên hệ này rất quan trọng trong pháp hành

- Quý vị đang hay biết với tâm nào?

- Quý vị đang chánh niệm. Tâm cảm thấy gì?

- Tâm cảm thấy thế nào khi quý vị hay biết đối tượng này?

- Thử nghiệm và liên hệ tâm và đối tượng theo cách như vậy. 

Lúc nào quý vị phải thực hành? 

Nhiều thiền sinh cho rằng họ phải bắt đầu thực hành khi nghe tiếng chuông nhắc nhở bắt đầu thời ngồi thiền. Không phải như vậy. Tiếng chuông chỉ để nhắc nhở quý vị mà thôi. Thời gian thực hành bắt đầu từ khi quý vị thức dậy vào buổi sáng cho đến khi đi ngủ vào buổi tối. Khi thức dậy vào buổi sáng, hãy kiểm tra mình. Tâm có tỉnh táo không? Sảng khoái không? Quý vị có thấy được những thứ đó không? Quý vị phải tự hỏi mình. 



Quý vị đã thức dậy nhưng vẫn muốn ngủ tiếp. Biết được điều ấy có khó khăn không? Quý vị đang thực hành để biết được thân và tâm. Điều gì xảy ra, cứ để nó xảy ra. Không có gì quan trọng cả. Quý vị chỉ cần hay biết và ghi nhận. Ngồi trên tọa cụ chưa hẳn là đang hành thiền. Đừng gọi đó là hành thiền. Một số thiền sinh ngồi và ngủ gục, một số khác ngồi và vọng tưởng lung tung. Quý vị có gọi đó là hành thiền không?

Tôi có nói lúc trước rằng “hành thiền là công việc liên quan tới tâm.” Tâm phải có chánh niệm. Nó phải hay biết và hứng thú tìm hiểu chính nó. 

Như tôi đã nói, quý vị phải có chánh niệm liên tục để nó có đà và trở thành tự nhiên. Đà chánh niệm (chánh niệm tự nhiên) có được là nhờ thực hành từng giây từng phút. Nếu quý vị muốn có chánh niệm tự nhiên, quý vị không muốn một ngọn lửa bùng cháy trong giây lát. Quý vị muốn loại lửa từ củi hay than - loại lửa tiếp tục cháy trong một thời gian dài. Quý vị muốn nó được duy trì không gián đoạn

Chúng ta thường quên kiểm tra bản thân vì đã có thói quen hướng ra bên ngoài. Chính vì vậy quý vị phải luôn tự hỏi và nhắc nhở mình. Khi nhắc mình, quý vị duy trì được chánh niệm

Một điều nữa là “đợi, ghi nhận và quan sát”. Quý vị có thấy việc quan sát thật dễ dàng không? Theo pháp môn ở đây, chúng ta không chú tâm, kiểm soát, gắng sức, hay thắt chặt kỷ luật. Tất cả những cái đó phát xuất từ tham (lobha). Khi có ham muốn, quý vị dùng nhiều sự cố gắng. Khi không thỏa mãn với cái mình đạt được, quý vị dùng sức để tinh tấn. Khi không biết mình nên làm gì, quý vị cắm đầu cắm cổ thực hành

Vì thế tôi sẽ nói về “quan sát với trí tuệ. ” Trong khi ngồi, quý vị có thể biết những gì một cách tự nhiên? Quý vị không theo dõi hơi thở hay phồng xẹp; không chú tâm theo dõi. Quý vị chỉ hay biết và bây giờ quan sát bản thân

- Quý vị có thể biết những gì một cách tự nhiên?

- Cái gì đang xảy ra trên thân?

- Quý vị có biết mình đang ngồi không?

Cử động phồng, xẹp của bụng, cảm giác nóng, tiếng động.

- Cánh tay quý vị có mỏi không?

- Quý vị có biết bàn tay mình đang xúc chạm không?

Thấy, nghe, nóng, lạnh, xúc chạm, sự mệt mỏi… quý vị có cần cố gắng nhiều để biết được chúng không? Quý vị có cần chú tâm không?

- Có mệt mỏi không?

- Có khó khăn không?

Thực hành như vậy cả ngày liệu có làm ta mệt mỏi không? Tự hỏi mình xem có chánh niệm không. Chỉ khi nào có chánh niệm, quý vị hãy ngồi thiền hoặc đi thiền hành. Tâm sẽ bắt đối tượng nó muốn, hết cái này đến cái khác. Đó là bản chất của tâm. Khi ngồi, đi, hay ăn, hãy luôn đặt câu hỏi. Tâm luôn biết được cái nó muốn, có phải không? Đó là sự hay biết tự nhiên, vậy hãy nắm bắt cái tự nhiên, sẽ dễ dàng hơn cho bạn. Tìm kiếm cái mình muốn đòi hỏi cố gắng. Cái nào tốt hơn đây? Quan sát hơi thở hay phồng xẹp? Không cái nào cả. Chúng đều như nhau. Quý vị không nên ưa thích cái nọ hơn cái kia. Nếu làm như vậy là quý vị đã bị dính mắc. 

Đối tượng ở mũi là đối tượng. Đối tượng ở bụng cũng là đối tượng. Âm thanh là đối tượng. Nóng là đối tượng. Trong thiền minh sát, mắt là một giác quan, tai là một giác quan khác. “Vipassana” là sử dụng bất cứ đối tượng nào để có chánh niệm, để phát triển định và tuệ…. Đó là “vipassana”. Khi không có hiểu biết, đối tượng có thể làm sinh khởi tham, sân, si. Người có chánh niệmtrí tuệ sẽ sử dụng đối tượng để có chánh niệm, phát triển tâm định vững chắctrí tuệ. Đối tượng không phải là cái quan trọng nhất. Thái độ chân chánh mới là cái chính. 

Một số thiền sinh cố gắng loại bỏ mọi âm thanh, hình sắc khi họ thực hành. Thay cho việc hay biết hoặc quan sát chúng, họ lờ chúng đi. Nếu quý vị muốn có tuệ giác vipassana, nhưng lại thực tập để đạt định, liệu quý vị có gặt hái được trí tuệ không? Chẳng phải quý vị có chánh niệm với bất cứ đối tượng nào quý vị bắt đầu hay biết sao? Quý vị có thể bắt đầu với âm thanh, đúng không? Quý vị có phải đi tìm âm thanh không? Chẳng phải lúc nào chúng cũng sẵn có đó sao? Quý vị có thể biết là có âm thanh. Quý vị có thể hay biết cảm giác nóng? Cảm giác lạnh? Hãy bắt bất cứ đối tượng nào đang có mặt. Đừng đi tìm các đối tượng vi tế

Nếu quý vị thực hành được như vậy, với sự thoải máichánh niệm liên tục, sức mạnh của tâm sẽ tăng trưởng

Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81846)
25/12/2015(Xem: 17884)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: