Hành Trình Đến Chánh Niệm

25/12/201012:00 SA(Xem: 163022)
Hành Trình Đến Chánh Niệm

Bhante Henepola Gunaratana & Jeanne Malmgren
HÀNH TRÌNH ĐẾN CHÁNH NIỆM
Tự Truyện Của Bhante Henepola Gunaratana

Journey to Mindfulness: The Autobiography of Bhante G
NXB Wisdom Publications 2003
Chuyển Ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh 2006
NXB Phương Đông 2007

hanhtrinhdenchanhniem-dieulien
Bản PDF: HÀNH TRÌNH ĐẾN CHÁNH NIỆM - Diệu Liên Lý Thu Linh dịch bản final 2021


Các Tác Giả

Bhante Henepola GunaratanaBhante Henepola Gunaratana, người Tích Lan (Sri Lanka), là tác giả của hai quyển sách do nhà xuất bản Wisdom Publications ấn hành, Mindfulness In Plain English (Chánh Niệm - Thực Tập Thiền Quán, dịch giả Nguyễn Duy Nhiên) và Eight Mindful Steps to Happiness: Walking The Buddha’s Path (tạm dịch: Bát Chánh Đạo: Bước Theo Dấu Chân Phật). Là một tu sĩ Phật giáo trong gần 65 năm, Sư đã đạt được danh hiệu cao nhất ở Bắc Mỹ của phái Siyam Nikaya, thuộc Phật giáo Nguyên Thủy. Sau khi qua Mỹ năm 1968, Sư lấy bằng Tiến sĩ về triết họcđại học American ở Washington, D.C. Sư đã qua các nước châu Âu, châu Á, Úc và Nam Mỹ để hướng dẫn các khóa an cư tu thiền. Năm 1988 Sư thành lập Hội Bhavana, một tu viện/trung tâm tu thiền ở West Virginia, nơi Sư hiện đang sinh sống.

Jeanne Malmgren, là một Phật tử thuần thành. Cô là phóng viên báo và tạp chí 23 năm nay. Các bài viết của cô được giải thưởng Florida Society of Newspaper Editors (Hội Biên Tập Báo Chí Florida), và Society of Professional Journalists (Hội Nhà Báo Chuyên Nghiệp). Cô sống ở Seminole, Florida, với chồng, và ba con gái được sinh ra ở Campuchia.


Lời Nói Đầu

Viết tự truyện có lẽ không phải là chuyện một vị tỳ kheo, một nhà sư Phật giáo nên làm, vì các tỳ kheo chúng tôi phải luôn phấn đấu để diệt ngã, không phải để tôn vinh nó. Qua thiền quánchánh niệm chúng tôi muốn tu tập buông bỏ ái luyến, thực hành vô ngã. Vậy thì tại sao tôi lại viết cả một quyển sách về mình?

Cũng khá lạ lùng là ý tưởng ấy lại đến trong những khoá thiền của tôi.

Bất cứ khi nào hướng dẫn một khoá thiền, tôi thường yêu cầu các thiền sinh viết các câu hỏi ra giấy, rồi bỏ vào trong một cái hộp. Mỗi tối, sau buổi thuyết pháp chính thức của tôi, giảng về những điều dạy căn bản của Đức Phật, tôi bốc một vài tờ giấy đó ra khỏi hộp, từng cái từng cái, và trả lời bất cứ câu hỏi gì ở đó.

Thường các thiền sinh muốn biết về việc hành thiền: làm thế nào để duy trì được mức độ mà họ đã thực hành được ở các khoá tu; họ phải làm gì khi quá phẫn nộ đến nỗi không thể ngồi yên; làm thế nào để thực hành nếu họ không có một vị thầy tốt ở cạnh bên. Tuy nhiên, đôi khi cũng có người hỏi về cuộc đời tôi:

“Thưa, Sư đã tu được bao lâu rồi?”
“Thưa, là người sinh ra và trưởng thànhTích Lan, Sư có cảm giác thế nào?”
“Thưa, làm sao Sư có thể giữ được các giới luật của người tu trong cái thế giới đầy những cám dỗ nầy?”

Khi trả lời những loại câu hỏi này tôi thường lan man, dông dài. Tôi kể những câu chuyện về đời tôi và các thiền sinh có vẻ rất thích thú. Thiền đường, thường là nơi yên tĩnh, lại đầy vang tiếng cười. Các thiền sinh thường nói, “Bhante, Sư nên viết quyển tự truyện của mình”.

Tôi đã đọc một vài câu chuyện đời của các vị thầy tâm linh nam cũng như nữ, và trong đó, lúc nào hình như cũng có những việc mầu nhiệm, lạ thường xảy đến cho nhân vật chính. Đôi khi, nhân vật chính có thể là người đã tạo ra những phép mầu đó.

Đọc những câu chuyện đầy ấn tượng này, người ta có thể kết luận rằng những người sống về tâm linh dầu gì cũng rất khác với người bình thường. Nhưng đối với tôi, tôi không thể kể về một sự mầu nhiệm nào. Suốt cuộc đời, tôi chỉ là một người bình thường. Ngay từ thời trẻ, tôi đã được dạy rằng, nếu siêng năng làm việc thì tôi sẽ được những kết quả tốt - không có gì là thần kỳ về điều đó. Có thể dưới nhiều cách nhìn, cuộc đời của tôi cũng rất giống cuộc đời của bạn.

Vì thế tôi rất do dự khi viết quyển sách mà các đệ tử của tôi đã đề nghị. Tôi lo âu rằng nó sẽ là một biểu hiện của ngã mạn, lo sợ rằng người ta có thể nghĩ ở tuổi già, tôi đã trở nên rồ dại và quá chấp ngã.

“Không nhất thiết là vậy,” một người bạn đã bảo tôi. “Có thể qua câu chuyện đời mình, Sư sẽ để lại một bài học gì đó”. Tôi đã suy nghĩ về điều nầy. Tôi đã quán sát về cuộc đời mình và nhận ra rằng, vâng, đây thật sự có thể là một cơ hội để mọi người thấy rằng giáo lý của Đức Phật là những lời hướng dẫn tuyệt diệu, khiến cho một người tầm thường như bản thân tôi có được một cuộc đời tràn đầy hạnh phúc, tràn đầy tự tại.

Là một tu sĩ, tôi đã hiến dâng cuộc đời mình để bảo vệduy trì giáo lý của Đức Phật. Ngược lại, Phật Pháp cũng đã bảo vệduy trì tôi. Đó là những gì tôi đã học được trong suốt 75 năm của cuộc đời. Căn bản đó là những gì tôi muốn chia sẻ với bạn trong những câu chuyện dông dài về cuộc đời tôi.

Thí dụ, tôi có thể nói một cách thành thật rằng bất cứ khi nào tôi cảm thấy tự cao, tự đại trong cuộc đời mình, thì tôi phải lãnh chịu nhiều đau khổ. Khi còn là một tu sĩ trẻ trong các Phật học viện, tôi thường dò xét các huynh đệ khác, tôi nói lén, tôi luôn tìm lỗi của người. Và vì thế, tôi luôn đau khổ.

Đúng ra, tôi phải nói rằng đó luôn là yếu điểm lớn nhất của tôi: xét lỗi của người. Thoát khỏi được tính xấu đó dầu chỉ chút ít, tôi cũng phải mất rất nhiều năm, qua rất nhiều cố gắng và lầm lỗi. Ngay chính bây giờ đôi khi tôi vẫn còn phải tranh đấu với nó. Nhưng dầu ít hay nhiều, tôi cũng rất hạnh phúc để nói rằng, bây giờ tôi có thể chấp nhận người khác như họ là. Và cuộc đời tôi (không, kể cả của họ!) đã trở nên thanh thản hơn cũng nhờ đó.

Nương tựa vào những điều dạy của Đức Phật, tôi đã tu tập để dần dần tránh xa những xung đột hơn là tạo ra chúng, hay tệ hơn nữa, đi tìm chúng. Điều đó đã khiến cho cuộc đời của tôi được yên ổn không thể kể xiết.

Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người, bất kể là họ đã làm gì, và hãy tin tôi, thiện tánh nầy thật không phải dễ mà có được! Tôi đã phải thực hành rất lâu, rất tinh tấn mới được. Nhưng sân hận, tự mãn và tánh hay phán đoán của tôi là những mảnh đất màu mỡ để tôi thực hành. Chỉ vì một người đã trở thành tu sĩ, không có nghĩa là người ấy lập tức thoát khỏi những tính cách uế nhiễm hay không quan tâm đến chuyện thế gian. Như bạn sẽ thấy trong suốt quyển sách, ngay chính trong thế giới được coi là cao thượng của tâm linh, tôi đã từng cảm nhận – nơi chính bản thân hay nơi người khác - những sự ganh tỵ nhỏ nhen, hại người, sự thờ ơ và lòng độc ác.

Giờ khi nghĩ lại, tôi thấy rằng tất cả những việc dường như rất tồi tệ lúc đó, cuối cùng cũng dẫn tới những kết quả tích cực. Tất cả những người hay những hoàn cảnh mà tôi đã nghĩ là chướng nghịch, thật ra cũng đã là những vị thầy thúc đẩy tôi đi con đường đã chọn, chỉ cho tôi những gì tôi cần tu tập để đạt được hạnh phúc.

Nhìn ngẫm lại, tôi rất mang ơn những chuỗi nhân quả kỳ diệu đã xảy ra trong cuộc đời tôi, mặc dầu, lúc đó, nhiều điều đã khiến tôi cảm thấy vô cùng đau đớn, bất hạnh. Nếu cha tôi không phải là một người quá khắc nghiệt, có thể tôi đã không bỏ nhà đi tu. Nếu các vị thầy của tôi đã không phạt tôi quá nặng, tôi đã không tìm đến các trường truyền giáo. Nếu tôi đã không bị mất trí nhớ và cần ‘thuốc chữa’, có thể tôi chẳng bao giờ quan tâm đến thiền. Nếu tôi không cảm thấy chán làm việc với những người hạ tiện ở Ấn Độ, tôi đã không bỏ Ấn Độ sang Malaysia. Nếu visa của tôi được gia hạn ở Malaysia, có thể tôi sẽ chẳng bao giờ phiêu lưu đến nước Mỹ. Và nếu mọi sự đã không tan vỡ một cách đớn đau ở chùa Phật giáo Washington (Washington Buddhist Vihara), có thể tôi đã không thiết lập hội Bhavana. Nhưng đó là cuộc đời tôi và tôi biết ơn tất cả.

Dầu vậy, tôi vẫn thấy đau đớn khi viết về một số điều nầy, đào xới lại kỷ niệm của những nỗi đau, ưu phiền cũ. Nhiều lần tôi gần như không còn ý chí và đã muốn bỏ ý định hoàn thành sách. Trong những khoảng thời gian khi hoài nghi dằn vặt, tôi luôn nhớ đến câu nói của Mark Twain: “Chỉ có người chết mới nói sự thật.”

Tôi đã nghĩ về những sự thật đôi khi rất xấu xa trong đời tôi, và tôi cảm thấy lo lắng. Nếu tôi viết về chúng một cách thành thật, tôi sẽ phơi bày những yếu kém, những thiếu sót của mình. Nhưng che giấu sự thật - điều đó cũng không đúng. Ngược lại, tính cách của một tu sĩ không phải là để viết về những lời nói hay hoàn cảnh không được tốt đẹp đã xảy ra hàng thế kỷ trước, để tiết lộ về những người không tốt với tôi, nhất là khi nhiều người trong số họ không còn sống để tự bào chữa.

Bên cạnh những nỗi lo đó nền văn hoá và phong tục nơi tôi sinh ra, không ủng hộ việc công khai các cuộc tranh chấp, xung đột. Khi các cháu người Sinhala của tôi đọc bản thảo đầu tiên của quyển sách này, họ rất kinh hoàng. “Sư không thể nói về người ta như vậy,” họ phê bình. “Tại sao Sư muốn bới lại những vấn đề cũ? Chúng chỉ đem lại phiền não cho Sư.”

Người cư sĩ Tích Lan không muốn nghe về những lầm lỗi hay thiếu sót của người tu. Họ thích nghĩ về người tu như là một người thánh thiện, cao thượng mà họ có thể bái lạy với lòng cung kính. Trong mối liên hệ tâm linh giữa người tu và hàng cư sĩ Phật giáo Á châu, việc bày tỏ lòng kính trọng một vị tỳ kheo bằng cách cúng dường hay giúp đỡ vị ấy, đem lại những phần thưởng tâm linh. Vì thế nếu họ khám phá ra một vị tỳ kheo có những điều không xứng đáng, sẽ làm đảo lộn cảm giác về tôn ti trật tự của người cư sĩ.

Nhưng trong nền văn hoá Tây phương, sự thật rất được đề cao. Vì thế tôi không thể kể câu chuyện của đời mình, mà bỏ qua những điều không tốt đẹp; đó sẽ là một bản thảo được ‘lược bớt’ và có thể sẽ bị coi là gian dối. Và nếu tôi tự họa mình như một người chưa bao giờ phải đương đầu với những khó khăn, yếu kém, thì câu chuyện của tôi chắc chắn không thể giúp ai nhìn thấy được giá trị của Phật pháp, trong việc giúp tôi đương đầu với những làn tên, mũi đạn của cuộc đời.

Chân lý đầu tiên trong Tứ diệu đế của Đức Phậtcuộc đời chứa đầy đau khổ. Chúng ta không thể thoát khỏi khổ đau. Sự chọn lựa duy nhất của chúng ta là phải cố gắng chế ngự các uế nhiễm: tham, sân và si, nơi bản thânnguyên nhân gây ra mọi đau khổ. Chế ngự được các uế nhiễm này là công phu tu tập của cả một đời, mà tôi hy vọngcâu chuyện đời tầm thường của tôi, cuộc hành trình đi đến chánh niệm của bản thân tôi, sẽ chứng tỏ điều đó. Và tôi cũng mong, câu chuyện của tôi sẽ minh chứng rằng, dầu những khổ đau của bạn có mãnh liệt tới đâu, bạn cũng sẽ chế ngự được chúng.


Lời Người Dịch

Tôi có thú đi nhà sách. Trước đây thì là những góc sách văn học. Giờ mỗi lần được vào nhà sách Barnes & Nobles, tôi lại thường tìm đến góc sách Phật học.

Lần đó, tôi bị thu hút bởi quyển sách có màu bìa tối, chữ trắng đen. Thật không có gì hấp dẫn ngoài gương mặt của một nhà sư. Gương mặt hiền từ, với đôi mắt sáng, và nụ cười mỉm đầy ‘chất thiền’ đó đã khiến tôi phải mang quyển sách về nhà.

Về nhà, lật đôi ba trang, mới hay đó là tác giả của một quyển sách thiền mà tôi rất thích khi đọc bản Việt ngữ của dịch giả Nguyễn Duy Nhiên: Chánh Niệm -Thực Tập Thiền Quán. Thế là tò mò đọc hết quyển sách, thế là bỗng muốn dịch quyển sách ấy.

Vài ba tháng sau, một người bạn đạo, chị Tâm Hạnh bỗng gọi điện. Đôi ba chuyện, rồi chị bảo sẽ đi dự khóa thiền của Sư Gunaratana. À, nhớ ra quyển sách. Nhớ đến ý định sẽ dịch sách. Chị Tâm Hạnh bảo sẽ hỏi Sư cho mình được dịch. Chỉ vậy. Mà rồi sau đó nhận được thư của Sư hoan hỷ cho phép mình được dịch. Thật đúng là duyên lành!

Quyển Tự Truyện của Sư Gunaratana, dĩ nhiên không phải là một tác phẩm văn chương. Nhưng đó là một câu chuyện đời rất thật của một người rất bình thường như chúng ta. Có những lúc tôi phải gập sách lại cười khan một mình. Mà cũng lắm khi lại thấy nghẹn ngào, tức tưởi. Không phải là cách kể chuyện, mà là những câu chuyện khiến người đọc thêm vững lòng tin vào Phật Pháp.

Quyển sách dịch này còn để lại trong riêng tôi những kỷ niệm không thể bao giờ quên. Đó là khi tôi dịch chương 22 của quyển sách, khi tác giả kể về lần thăm viếng mẹ lần cuối, cũng là lúc tôi nhận được tin mẹ tôi bịnh nặng. Rồi Sư lại kể về tâm trạng của người con, không được ở bên mẹ vào giây phút cuối. Ôi, trang sách là của Sư, mà nỗi lòng là của người dịch, nên nước mắt tôi cũng ướt dầm.

Xin chân thành cảm ơn Sư Gunaratana đã bỏ qua những áy náy ban đầu để hoàn thành quyển tự truyện này. Gấp sách lại, người đọc không hề thấy niềm tin của mình bị lay động bởi những điều không hay được kể trong sách, mà đọng lại là một tấm gương sáng quyết tâm tu hành của một bậc chân tu. Và càng thấy gần gủi, thông cảm, yêu kính hơn những vị tu sĩ mình vẫn gặp hàng ngày.

Mong là bạn cũng được nhiều niềm vui khi đọc quyển Tự truyện này. Xin hồi hướng công đức dịch thuật đến tất cả mọi chúng sanh, đến cha mẹ đã quá cố của tôi. Đặc biệt xin cảm ơn chị tôi, Chơn Đăng Lý Thu Lan, vì đã gánh vác hết mọi việc thời gian mẹ tôi nằm bịnh, để tôi có thể hoàn tất việc dịch quyển sách này.

Chắc chắn là bản dịch vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được những sự chỉ giáo của các bậc tôn sư, quý đạo hữuđộc giả, để những lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Diệu Liên Lý Thu Linh
Hè 2006 - Việt Nam
Ltl3107@yahoo.com

Chân thành cảm ơn dịch gỉa đã gửi tặng TVHS sách (ấn bản giấy 2007) và phiên bản PDF (4/4/2021)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77393)
25/12/2015(Xem: 16858)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.