Lục Tổ Huệ Năng Thiền Pháp Yếu Lược (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

08/01/20245:13 SA(Xem: 5591)
Lục Tổ Huệ Năng Thiền Pháp Yếu Lược (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
LỤC TỔ HUỆ NĂNG
THIỀN PHÁP YẾU LƯỢC
ESSENTIAL SUMMARIES OF
THE SIXTH PATRIARCH HUI-NENG'S
Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
 
Mục Lục
Table of Content
Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface  
Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Sự Phát Triển Thiền—A Summary of the Development of Zen  
Chương Một—Chapter One: Thiền Trong Thời Sơ Khởi Của Phật Giáo—Zen in Early Buddhism  
Chương Hai—Chapter Two: Thiền và Đức Phật—Zen and the Buddha 
Chương Ba—Chapter Three: Thiền Trong Giáo Lý Đạo Phật—Zen in Buddhist Teachings 
Chương Bốn—Chapter Four: Đức Phật Thích Ca Mâu NiThiền Tứ Niệm Xứ—Sakyamuni Buddha and the Fourfold Mindfulness  
Chương Năm—Chapter Five: Những Diễn Tiến Và Thay Đổi Của Thiền Tông—The Progresses and Changes of the Zen School  
Chương Sáu—Chapter Six: Kinh Luận Về Thiền Trước & Sau Thời Lục Tổ Huệ Năng—Sutras and Commentaries on Meditation Before & After the Time of the Sixth Patriarch Hui-Neng
Chương Bảy—Chapter Seven: Thiền Tông Trung Hoa—Chinese Zen School 
Chương Tám—Chapter Eight: Sáu Vị Tổ Đầu Tiên Trong Thiền Tông Trung Hoa—First Six Patriarchs in the Chinese Zen School 
Phần Hai—Part Two: Những Cuộc Gặp Gỡ & Biến Cố Đầy Ý Nghĩa Của Lục Tổ Huệ Năng: Nền Tảng Của Kinh Pháp Bảo Đàn—Hui-Neng's Meaningful Meetings & Events: The Foundation of the Jewel Platform Sutra
Chương Chín—Chapter Nine: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Một Vị Khách Mua Củi—The Meeting Between Hui-Neng & A Customer Who Bought Firewood 
Chương Mười—Chapter Ten: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Sư Phụ Tương Lai Hoằng Nhẫn—The Meeting Between Hui-Neng & His Will-Be Master Hung-Jen  
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Thần Tú Trình Kệ—Shen Hsiu Submitted His Verse   
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Huệ Năng Nhờ Người Viết Kệ Trên Tường—Hui-Neng Asked Someone to Write His Verse on the Wall 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Ngũ Tổ Xóa Bài Kệ & Gặp Riêng Huệ Năng—The Fifth Patriarch Erased the Verse & Asked to Have A Private Meeting With Hui-Neng   
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Hoằng Nhẫn Trao Y Bát Cho Huệ Năng & Khuyên Từ Nay Chỉ Có Tâm Truyền Tâm—Hung-Jen Transmitted Robe and Bowl to Hui-Neng & Advised Him From That Time On, the Dharma Would Only Be Transmitted From Mind to Mind  
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Huệ Minh—The Meeting Between Hui-Neng & Hui-Ming 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Pháp Sư Ấn Tông—The Meeting Between Hui-Neng & Dharma Master Yin Tsung 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Chí Đạo—The Meeting Between Hui-Neng & Bhiksu Chih-Tao  
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Thiền Sư Chí Thành—The Meeting Between Hui-Neng & Zen Master Chih-Ch’eng 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Hành Tư—The Meeting Between Hui-Neng & Hsing Szu  
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng Và Hành Xương—The Meeting Between Hui-Neng & Hsing Ch'ang  
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Hoài Nhượng—The Meeting Between Hui-Neng & Huai-Jang 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Huyền Giác Vĩnh Gia—The Meeting Between Hui-Neng & Hsuan-Chiao of Yung-Chia  
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Giữa Huệ Năng & Pháp Đạt—The Meeting Between Hui-Neng & Fa-Ta 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Giữa Huệ Năng & Pháp Hải Thiều Châu—The Meeting Between Hui-Neng & Fa-Hai Shao-Chou  
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Giữa Huệ Năng & Phương Biện—The Meeting Between Hui-Neng & Fang Pien
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Cậu Bé Thần Hội—The Meeting Between Hui-Neng & The Young Boy Named Shen-Hui 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Trí Hoàng—The Meeting Between Hui-Neng & Chih-Huang 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Trí Thông—The Meeting Between Hui-Neng & Chih T'ung  
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Trí Thường—The Meeting Between Hui-Neng & Chih Ch'ang  
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Cuộc Gặp Gỡ Giữa Huệ Năng & Ni Sư Vô Tận Tạng—The Meeting Between Hui-Neng & Nun Wu Chin Tsang  
Phần Ba—Part Three: Sơ Lược Về Lục Tổ Huệ Năng & Sự Hưng Khởi Của Dòng Thiền Nam Tông—A Summary of the Sixth Patriarch Hui-Neng & The Rise of the Southern Zen School   
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Cuộc ĐờiHành Trạng Của Lục Tổ Huệ Năng—Life and Acts of the Sixth Patriarch Hui-Neng   
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Ý Chỉ Hoàng Mai—The Secrets of Huang-Mei 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Bài Kệ Bất Hủ Của Cư Sĩ Huệ Năng—Layperson Hui Neng's Extraordinary Verse  
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Kiến Giải Đại Thừa—The Views and Understanding of the Great Vehicle  
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Huệ Năng: Tiếng Sét Vô Tâm—Hui-Neng: The Lightning of The Mind of Non-Existence 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Sự Hưng Khởi Của Dòng Thiền Nam Tông—The Rise of the Southern Zen School  
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Bắc Tiệm Nam Đốn—Northern Gradual & Southern Immediate  
Phần Bốn—Part Four: Lục Tổ Huệ Năng Thiền Pháp Yếu Lược—Essential Summaries of The Sixth Patriarch Hui-Neng's Methods of Zen  
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Bản Lai Diện Mục—Original Face or Buddha-Nature 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Bổn Lai Vô Nhất Vật—Not One Thing Originated 
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Chẳng Biết Bổn Tâm, Học Pháp Vô Ích!—Studying the Dharma Without Recognizing the Original Mind Is of No Benefit!
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Biết Được Bổn Tâm Là Nguồn Gốc Của Sự Giải Thoát—Recognition of Your Original Mind Is the Original Liberation  
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Bất Dụng Ngôn Ngữ—Not Using Words     
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Phật Tính Vô Bắc Vô Nam—There Is Ultimately No North or South in the Buddha Nature   
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Phật Tánh Là Tánh Bất Nhị—The Buddha-nature Is the Non-Dualistic Nature  
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Trí Tuệ Bát Nhã Theo Kinh Pháp Bảo Đàn—Prajna Wisdom According to the Platform Sutra of the Sixth Patriarch’s Dharma Treasure  
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Giải Thoát Bát Nhã Ba La Mật Theo Kinh Pháp Bảo Đàn—Prajna-Paramita Emancipation in the Point of View of  the Platform Sutra  
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Vô Niệm—Free From Thought  
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Tự Tâm Chúng Sanh Thấy Tự Tâm Phật Tánh—The Living Beings Within Your Mind and How to See the Buddha-Nature There  
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Tự Tánh Mê, Tức Chúng Sanh; Tự Tánh Giác, Tức Phật—Confused, the Self-Nature Is a Living Being; Enlightened, It Is a Buddha 
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Công Đức-Phước Đức Theo Lục Tổ Huệ Năng—Virtue and Merit In the Zen Sect According to the Sixth Patriarch Hui-Neng 
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Định Huệ Đồng Thời—Dhyana and Prajna Are Present at the Same Time  
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Tu Tập Nhất Tướng&Nhất Hạnh Tam Muội—Cultivation of Samadhi of OneMark and the Samadhi of One Conduct
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Tọa Thiền Theo Quan Điểm Của Lục Tổ Huệ Năng—Sitting Meditation in Hui-Neng's Point of View 
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Tự Tánh Chân Phật—The True-Suchness Self-Nature is the True Buddha  
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Tự Tánh Thanh Tịnh, Không Sanh Diệt, Tự Đầy Đủ, Không Dao Động, Hay Sanh Muôn Pháp—Hui-Neng: The Self-nature, Pure, Neither Produced Nor Destroyed, Completed in Itself, Can Produce All Dharmas      
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương Trong Kinh Pháp Bảo Đàn—The Five-Fold Dharma-Body Refuge of the Self-Nature in the Jewel Plaform Sutra  
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Vô Tướng Sám Hối—The Markless Repentance   
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Vô Tướng Tam Quy Y Giới—Precepts of the Triple Refuge That Has No Mark  
Chương Năm Mươi Chín—Chapter Fifty-Nine:     Viên Mãn Báo Thân Phật—The Full Reward-Body of the Buddha 
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Tu Tập Giới-Định-Huệ Theo Kinh Pháp Bảo Đàn—Cultivation of Discipline-Meditation-Wisdom in the Jewel Platform Sutra   
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Tri Tự Bổn Tâm Kiến Tự Bổn Tánh—Recognize Your Own Original Mind, See Your Own Original Nature  
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Ấm Giới Nhập & Ba Mươi Sáu Đôi Đối Pháp—Five Heaps-Twelve Entrances-Eighteen Realms & Thirty-Six Pairs of Opposites   
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Bất Tư Thiện Bất Tư Ác—Think Neither Good Nor Evil 
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Chỉ Cầu Làm Phật Chứ Không Cầu Gì Khác—Seeking Only to Be a Buddha, and Nothing Else 
Chương Sáu Mươi Lăm—Chapter Sixty-Five: Tứ Hoằng Thệ Nguyện—Four Magnanimous Vows  
Chương Sáu Mươi Sáu—Chapter Sixty-Six: Chớ Quán Tịnh, Chớ Để Tâm Không, Không Nên Thủ Xả, Chỉ Nên Tùy Duyên—Not to Contemplate Stillness or Empty the Mind, Not to Grasp or Reject, Let Go Well in Harmony with Circumstance511
Chương Sáu Mươi Bảy—Chapter Sixty-Seven: Chơn Giả Động Tịnh—The True-False Motion-Stillness
Chương Sáu Mươi Tám—Chapter Sixty-Eight:    Đạo Do Tâm Ngộ—The Way is Awakened From the Mind  
Chương Sáu Mươi Chín—Chapter Sixty-Nine: Đốn Ngộ—SuddenTeachings    
Chương Bảy Mươi—Chapter Seventy: Đừng Tìm Về Quá Khứ-Đừng Tưởng Tới Tương Lai—Do Not Pursue the Past; Do Not Lose Yourself in the Future 
Chương Bảy Mươi Mốt—Chapter Seventy-One: Kiến Tánh Thành Phật—Seeing One’s Own Nature and Becoming a Buddha  
Chương Bảy Mươi Hai—Chapter Seventy-Two:    Nhất Niệm Ngộ Chúng Sanh Thị Phật, Bất Ngộ Tức Phật Thị Chúng Sanh—A Single Enlightened Thought, the Living Being is a Buddha. Unenlightened, the Buddha is a Living Being  
Chương Bảy Mươi Ba—Chapter Seventy-Three: Nhất Thể Tam Thân Tự Tánh Phật—In One’s Own Body to Have the Trikaya Three Bodies of a Single Substance 
Chương Bảy Mươi Bốn—Chapter Seventy-Four: Niệm Niệm Tự Tánh Tự Kiến—To See Your Own Nature in Every Thought 
Chương Bảy Mươi Lăm—Chapter Seventy-Five: Phật Tánh Không Tên và Không Có Sự Diễn Tả Dầu Được Diễn Tả—Even Name and Described, Buddha-nature Remains Without Name or Description  
Chương Bảy Mươi Sáu—Chapter Seventy-Six: Tại Gia Thiện Tâm—Good Mind Lay People 
Chương Bảy Mươi Bảy—Chapter Seventy-Seven: Thành Tất Cả Tướng Tức Tâm, Lìa Tất Cả Tướng Tức Phật—The Setting up of Marks is Mind, Separation from Them is Buddha   
Chương Bảy Mươi Tám—Chapter Seventy-Eight: Y Bát Hay Pháp?—Robe and Bowl or the Faith in Dharma? 
Chương Bảy Mươi Chín—Chapter Seventy-Nine: Yếu Chỉ Khác Biệt Giữa Giáo Pháp Của Thần Tú Và Huệ Năng—Different Important Meanings Between Shen-Hsiu’s Teaching and That of Hui-Neng 
Chương Tám Mươi—Chapter Eighty: Tu Tập Thiền Quán—Cultivation of Meditation  
Chương Tám Mươi Mốt—Chapter Eighty-One: Trụ Tâm Quán Tịnh Là Bệnh Chứ Không Phải Là Thiền Tập—To Dwell With the Mind Contemplating Stillness Is Sickness, Not Meditation Practice   
Chương Tám Mươi Hai—Chapter Eighty-Two: Tà Tâm Khởi Ma Hiện, Chánh Tâm Khởi Phật Hiện—Deviant Mind Arises, Demons Appear; Correct Mind Arises, Buddhas Appear  
Chương Tám Mươi Ba—Chapter Eighty-Three: Lấy Pháp Vô Tâm Chế Ngự Vọng Tâm—To Use the Method of No-Mind to Tame the Deluded Mind  
Chương Tám Mươi Bốn—Chapter Eighty-Four: Giữ Cái Tâm ‘Không’ Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Keep the ‘Mind of Emptiness” In Daily Life  
Chương Tám Mươi Lăm—Chapter Eighty-Five: Khi Tánh Không Ở Nữa Thì Tất Cả Đều Chết—When Nature Is No More, All Is Dead   
Chương Tám Mươi Sáu—Chapter Eighty-Six: Thể Tâm Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn—The Essence of the Mind In the Point of View of the Dharma Jewel Plaform Sutra   
Chương Tám Mươi Bảy—Chapter Eighty-Seven: Tâm Phật Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn—The Mind of Buddha In the Point of View of the Dharma Jewel Platform Sutra  
Chương Tám Mươi Tám—Chapter Eighty-Eight: Không Thiện Không Ác, Dứt Thấy Nghe, Tâm Không Dính Mắc—Not to Cultivate Good, Not to do Evil, Cut off Sight and Sound, Mind Unattached  
Chương Tám Mươi Chín—Chapter Eighty-Nine: Tự Tâm Quy Y Tự Tánh—Own Mind Takes Refuge with the Self-Nature 
Chương Chín Mươi—Chapter Ninety: Người Có Đốn Tiệm, Pháp Không Tiệm Đốn—People Understand Things Slowly or Quickly. Dharma Is Not Sudden or Gradual 
Chương Chín Mươi Mốt—Chapter Ninety-One: Tức Tâm Tức Phật—Mind Is Buddha  
Chương Chín Mươi Hai—Chapter Ninety-Two: Tu Tâm Dưỡng Tánh—Cultivate the Mind and Nurture the Nature 
Chương Chín Mươi Ba—Chapter Ninety-Three: Từ Đâu Mà Có Duyên Khởi?—From Where Does Causation Arise?  
Chương Chín Mươi Bốn—Chapter Ninety-Four: Tu Tập Công Đức—Cultivation of Virtues               
Chương Chín Mươi Lăm—Chapter Ninety-Five: Bốn Trí Theo Kinh Pháp Bảo Đàn—Four Wisdoms In the Dharma Jewel Platform Sutra 
Chương Chín Mươi Sáu—Chapter Ninety-Six: Hương Thiền Trong Kinh Pháp Bảo Đàn—The Fragrance of Meditation In the Jewel Platform Sutra 
Chương Chín Mươi Bảy—Chapter Ninety-Seven: Chân Lý Bát Nhã Theo Kinh Pháp Bảo Đàn—The Ultimate Prajna-Truth In the Jewel Platform Sutra  
Chương Chín Mươi Tám—Chapter Ninety-Eight: Đại Trí Tuệ Đáo Bỉ Ngạn Theo Kinh Pháp Bảo Đàn—Maha-Prajna-Paramita In the Jewel Platform Sutra 
Chương Chín Mươi Chín—Chapter Ninety-Nine: Vãng Sanh Tịnh Độ Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn—Being Reborn in the Buddha’s Pure Land In the Point of View of the  Jewel Platform Sutra  
Chương Một Trăm—Chapter One Hundred: Huệ Năng Thị Tịch Kệ—Hui-Neng's Verses At the Time of Death  
Phần Năm—Part Five: Phụ Lục—Appendices  
Phụ Lục A—Appendix A: Bất Nhiễm Ô—Untaintedness 
Phụ Lục B—Appendix B: Bồ Đề Bổn Vô Thọ—Bodhi Tree Has Been No Tree  
Phụ Lục C—Appendix C: Chẳng Lập—Not Establishing   
Phụ Lục D—Appendix D: Chơn Lý Đạo—Path of Truth  
Phụ Lục E—Appendix E: Danh Vị Bị Thách Thức Tranh Cãi—A Contested Title
Phụ Lục F—Appendix F: Diệu Lý Của Chư Phật Chẳng Quan Hệ Đến Ngôn Ngữ Văn Tự—The Subtle Meaning of All Buddhas Is Not Based on Languages and Words 
Phụ Lục G—Appendix G: Duyên: Phân Bón Cho Vòng Luân Hồi—Conditions: Fertilizers to the Cycle of Births & Deaths  
Phụ Lục H—Appendix H: Đại Định Tâm—Great Meditative Mind  
Phụ Lục I—Appendix I: Đạt Đạo—Attainment of the Tao  
Phụ Lục J—Appendix J: Độ Thế Tâm—The Mind that Vows to Save the World
Phụ Lục K—Appendix K: Hữu Tâm Nhập Định Hay Vô Tâm Nhập Định?—Enter into Samadhi with a Thoughtful Mind or with a Thoughtless Mind? 
Phụ Lục L—Appendix L: Giữ Tâm Vô Thường, Chẳng Phải Dụng Công, Phật Tánh Hiện Tiền, Chẳng Phải Thầy Trao, Cũng Không Sở Đắc—Hold Impermanence in Mind, Without an Effort, Buddha-Nature Manifests, Not Transmitted from Master, and Not Obtain a Thing      
Phụ Lục M—Appendix M: Liễu Liễu Thường Tri—Ever-Shining Wisdom  
Phụ Lục N—Appendix N: Lời Kinh Chấn Động Mạnh Đến Tim—The Words Deeply Touched His Heart 
Phụ Lục O—Appendix O: Lưu Thông—To Hand Down 
Phụ Lục P—Appendix P: Mà Vật Gì Đến?—What Is It That Thus Come? 
Phụ Lục Q—Appendix Q: Nhất Thái Lưỡng Tái—The Same Number On Two Faces of a Dice 
Phụ Lục R—Appendix R: Ông Có Mong Biến Vòng Tròn Thành Phật Không?—Do You Wish to Make a Circle a Buddha? 
Phụ Lục S—Appendix S: Tám Muôn Bốn Ngàn Trí Huệ—Eighty-Four Thousand Wisdoms From the One Prajna    
Phụ Lục T—Appendix T: Tâm Xả Và Trí Huệ—Equanimity and Wisdom  
Phụ Lục U—Appendix U: Thanh Tịnh Pháp Thân Phật—The Clear, Pure Dharma-Body Buddha   
Phụ Lục V—Appendix V: Trí Tuệ Quán Chiếu—Contemplate and Illuminate with the Wisdom  
Tài Liệu Tham Khảo—References   


Lời Đầu Sách

Khi người cư sĩ mang tên Huệ Năng đến Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ. Tổ hỏi rằng: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật gì?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu thuộc Lãnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác.” Tổ bảo rằng: “Ông là người Lãnh Nam, là một giống người mọi rợ, làm sao kham làm Phật?” Huệ Năng liền đáp: “Người tuy có Bắc Nam, nhưng Phật tánh không có Nam Bắc, thân quê mùa nầy cùng với Hòa Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác.” Lời đáp đẹp lòng Tổ lắm. Thế rồi Huệ Năng được giao cho công việc giã gạo cho nhà chùa. Hơn tám tháng sau mà Huệ Năng chỉ biết có công việc hạ bạc ấy. Đến khi Ngũ Tổ định chọn người kế vị ngôi Tổ giữa đám môn nhân. Ngày kia Tổ báo cáo vị nào có thể tỏ ra đạt lý đạo, Tổ sẽ truyền y pháp cho mà làm Tổ thứ sáu. Lúc ấy Thần Tú là người học cao nhất trong nhóm môn đồ, và nhuần nhã nhất về việc đạo, cố nhiên được đồ chúng coi như xứng đáng nhất hưởng vinh dự ấy, bèn làm một bài kệ trình chỗ hiểu biết, và biên nơi vách bên chái nhà chùa. Kệ rằng:
                                Thân thị Bồ đề thọ,
                               Tâm như minh cảnh đài
                               Thời thời thường phất thức,
                                Vật xử nhạ trần ai.
(Thân là cây Bồ Đề, tâm như đài gương sáng. Luôn luôn siêng lau chùi, chớ để dính bụi bặm). Ai đọc qua cũng khoái trá, và thầm nghĩ thế nào tác giả cũng được phần thưởng xứng đáng. Nhưng sáng hôm sau, vừa thức giấc, đồ chúng rất đổi ngạc nhiên khi thấy một bài kệ khác viết bên cạnh, kệ rằng: 
                                    Bồ đề bổn vô thọ,
                                    Minh cảnh diệt phi đài,
                                   Bản lai vô nhất vật,
                                   Hà xứ nhạ trần ai ?
 (Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng chẳng đài. Xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi bặm?). Tác giả của bài kệ nầy chính là Huệ Năng, một cư sĩ chuyên lo tạp dịch dưới bếp, suốt ngày chỉ biết bữa củi, giã gạo cho chùa. Diện mạo người quá tầm thường đến nỗi không mấy ai để ý, nên lúc bấy giờ toàn thể đồ chúng rất đỗi sửng sốt. Nhưng Tổ thì thấy ở vị Tăng không tham vọng ấy một pháp khí có thể thống lãnh đồ chúng sau nầy, và nhất định truyền y pháp cho người. Nhưng Tổ lại có ý lo, vì hầu hết môn đồ của Tổ đều chưa đủ huệ nhãn để nhận ra ánh trực giác thâm diệu trong những hàng chữ trên của người giã gạo Huệ Năng. Nếu Tổ công bố vinh dự đắc pháp ấy lên e nguy hiểm đến tánh mạng người thọ pháp. Nên Tổ ngầm bảo Huệ Năng đúng canh ba, khi đồ chúng ngủ yên, vào tịnh thất Tổ dạy việc. Thế rồi Tổ trao y pháp  cho Huệ Năng làm tín vật chứng tỏ bằng cớ đắc pháp vô thượng, và báo trước hậu vận của đạo Thiền sẽ rực rỡ hơn bao giờ hết. Tổ còn dặn Huệ Năng chớ vội nói pháp, mà hãy tạm mai danh ẩn tích nơi rừng núi, chờ đến thời cơ sẽ công khai xuất hiệnhoằng dương chánh pháp. Tổ còn nói y pháp truyền lại từ Tổ Bồ Đề Đạt Ma làm tín vật sau nầy đừng truyền xuống nữa, vì từ đó Thiền đã được thế gian công nhận, không cần phải dùng y áo tiêu biểu cho tín tâm nữa. Ngay trong đêm ấy Huệ Năng từ giả tổ.
Sau khi Huệ Năng đã trở thành pháp tử chính thức của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, nhưng mãi đến mười lăm năm sau, khi ông vẫn chưa bao giờ được phong làm sư, đến tu viện Pháp Tâm ở Quảng Châu, nơi diễn ra cuộc tranh luận về phướn động hay gió động. Sau khi biết được sự việc, thì pháp sư Ying-Tsung đã nói với Huệ Năng rằng: “Hỡi người anh em thế tục kia, chắc chắn người không phải là một kẻ bình thường. Từ lâu ta đã nghe nói tấm cà sa Hoàng Mai đã bay về phương Nam. Có phải là người không?” Sau đó Huệ Năng cho biết chính ông là người kế vị ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Thầy Ấn Tông liền thí phát cho Huệ Năng và phong chức Ngài làm thầy của mình. Sau đó Lục tổ bắt đầu ở tu viện Pháp Tâm, rồi Bảo LâmTào Khê. Huệ Năng và Thiền phái của ngài chủ trương đốn ngộ, bác bỏ triệt để việc chỉ học hiểu kinh điển một cách sách vở. Dòng thiền nầy vẫn còn tồn tại cho đến hôm  nay. Trong khi ở phương Bắc thì Thần Tú vẫn tiếp tục thách thức về ngôi vị tổ, và tự coi mình là người sáng lập ra dòng Thiền “Bắc Tông,” là dòng thiền nhấn mạnh về “tiệm ngộ.” Trong khi người ta vẫn xem Huệ NăngLục Tổ, và cũng là người sáng lập ra dòng thiền “Nam Tông,” tức dòng thiền “đốn ngộ.” Chẳng bao lâu sau đó thì dòng thiền “Bắc Tông” tàn lụi, nhưng dòng thiền “Nam Tông” trở thành dòng thiền có ưu thế, mà mãi đến hôm nay rất nhiều dòng thiền từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đại HànViệt Nam, vân vân đều cho rằng mình bắt nguồn từ dòng thiền này. Ông tịch năm 713 sau Tây Lịch. Sau khi Huệ Năng viên tịch, chức vị  tổ cũng chấm dứt, vì Ngài không chỉ định người nào kế vị.
Mặc dầu ảnh hưởng của Thiền tông từ thời Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Lục Tổ Huệ Năng rất nhỏ đối với xã hội vì các vị tổ nầy sống trong thanh bần, không có trụ xứ cố định, và thường theo một nguyên tắc là không ngủ lại bất cứ nơi nào quá một đêm. Tuy nhiên, thời kỳ nầy được xem nhưthời kỳ hoàng kim của Thiền Tông Trung Hoa vì chính thời kỳ nầy đã khai sanh ra một loại văn hóa Thiền hết sức đặc biệt trong lịch sử Phật giáo. Kinh Pháp Bảo Đàn được Lục Tổ thuyết, là văn bản chủ yếu của Thiền Nam Tông, gồm tiểu sử, những lời thuyết giảngngữ lục của Lục Tổ tại chùa Bảo Lâm được đệ tử của Ngài là Pháp Hải ghi lại trong tổng cộng 10 chương. Trong đó, Lục Tổ cũng dạy rằng: “Không ngờ tự tánh mình vốn thanh tịnh, vốn không sanh không diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, vốn sanh muôn pháp.” Về sau nầy, toàn bộ những lời thuyết giảng của ông được lưu giữ lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, tác phẩm Phật pháp duy nhất của Trung Quốc được tôn xưng là “Kinh.” Lục Tổ Huệ Năng khẳng định rằng khi xưa ngài ở nơi Ngũ Tổ Nhẫn, một phen liền được ngộ, chóng thấy chơn như bản tánh, khi ấy đem giáo pháp nầy lưu hành khiến cho người học đạo chóng ngộ được Bồ Đề, mỗi người tự quán nơi tâm, tự thấy bản tánh, nếu tự chẳng ngộ phải tìm những bậc đại thiện tri thức, người hiểu được giáo pháp tối thượng thừa, chỉ thẳng con đường, ấy là thiện tri thức, có nhơn duyên lớn, chỗ gọi là hóa đạo khiến được thấy tánh. Tất cả pháp lành nhơn nơi thiện tri thức mà hay phát khởi. Ba đời chư Phật, 12 bộ kinh, ở trong tánh của người vốn tự có đủ, không có thể tự ngộ thì phải nhờ thiện tri thức chỉ dạy mới thấy. Nếu tự mình ngộ thì không nhờ bên ngoài, nếu một bề chấp bảo rằng phải nhờ thiện tri thức khác mong được giải thoát thì không có lẽ ấy. Vì cớ sao? Trong tự tâmtri thức tự ngộ, nếu khởi tà mê vọng niệm điên đảo thì thiện tri thức bên ngoài, tuy có giáo hóa chỉ dạy, cũng không thể cứu được. Nếu khởi chánh chơn Bát Nhã quán chiếu thì trong khoảng một sát na vọng niệm đều diệt, nếu biết tự tánh một phen ngộ tức đến quả vị Phật. Đời sau người được pháp của ta, đem pháp môn đốn giáo nầy, đối với hàng người đồng kiến đồng hành phát nguyện thọ trì như là thờ Phật, cố gắng tu thân không dám lui sụt thì quyết định vào quả vị Thánh, nhưng phải truyền trao, từ trước đến giờ, thầm truyền trao phó chớ không được dấu kín chánh pháp. Nếu không phải là hàng đồng kiến đồng hành, ở trong pháp môn khác thì không được truyền trao, e tổn tiền nhơn kia, cứu cánh vô ích, sợ người ngu không hiểu, chê bai pháp môn nầy rồi trăm kiếp ngàn đời đoạn chủng tánh Phật.
Chúng ta có thể tìm thấy giáo pháp Thiền Đốn Ngộ ở bất cứ chương nào trong kinh Pháp Bảo Đàn; tuy nhiên, Phẩm Thứ Hai, Lục Tổ Huệ Năng có một bài tụng Vô Tướng nhấn mạnh về pháp Đốn Tiệm, và ngài khuyên mỗi người phải tụng lấy, người tại gia, người xuất gia chỉ y đây mà tu, nếu không tự tu, chỉ ghi nhớ lời của ngài thì cũng không có ích gì: “Thông cả thuyết và tâm, như mặt trời giữa hư không, chỉ truyền pháp kiến tánh, ra đời phá tà tông. Pháp thì không đốn tiệm, mê ngộ có mau chậm, chỉ pháp kiến tánh nầy, người ngu không thể hiểu. Nói tuy có muôn thứ, trở về lý chỉ một, phiền não trong nhà tối, thường phải sanh mặt trời huệ. Tà đến phiền não sanh, chánh đến phiền não dứt. Tà chánh đều không dùng, thanh tịnh mới hoàn toàn. Bồ Đề vốn tự tánh, khởi tâm tức tà vọng, tâm tịnh ở trong vọng, chỉ chánh không ba chướng. Người đời nếu tu hành, tất cả chẳng trọn ngại, thường tự thấy lỗi mình, cùng đạo đức tương đương. Sắc loại tự có đạo, đều chẳng chướng ngại nhau, lìa đạo riêng tìm đạo, trọn đời không thấy đạo. Lăng xăng qua một đời, kết cuộc cũng tự phiền, muốn thấy đạo chơn thật, hạnh chánh tức là đạo. Nếu khôngtâm đạo, hạnh tối không thấy đạo. Người chơn chánh tu hành, không thấy lỗi thế gian, nếu thấy lỗi người khác, lỗi mình đã đến bên, người quấy ta chẳng quấy, ta quấy tự có lỗi. Chỉ dẹp lỗi nơi tâm, phá trừ các phiền não, yêu ghét chẳng bận lòng, duỗi thẳng hai chân ngủ. Như mặt trời giữa hư không, muốn nghĩ giáo hóa người, tự phải có phương tiện, chớ khiến người nghi ngờ, tức là tự tánh hiện. Phật pháp nơi thế gian, không lìa thế gian giác, lìa thế tìm Bồ Đề, giống như tìm sừng thỏ. Chánh kiến gọi xuất thế, tà kiếnthế gian, tà chánh đều dẹp sạch, tánh Bồ Đề hiện rõ. Tụng nầy là đốn giáo, cũng gọi thuyền đại pháp, mê nghe trải nhiều kiếp, ngộ trong khoảng sát na.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Lục Tổ Huệ Năng Thiền Pháp Yếu Lược” này không phải là một nghiên cứu chi tiết về pháp đốn giáo của Lục Tổ, mà nó chỉ viết rất tóm lược về Thiền Pháp của ngài, một loại thiền pháp được xem như là điểm khởi đầu, là nền móng của thời kỳ hoàng kim của Thiền Tông Trung Hoa vì chính giáo pháp nầy đã khai sanh ra một loại văn hóa Thiền hết sức đặc biệt trong lịch sử Phật giáo. Đốn ngộ giảng về thực chứng chân lý tức thì không tùy thuộc vào những thời giảng thuyết bằng lời hay qua những giai đoạn khác nhau. Vì lẽ "Ngộ" đập thẳng vào căn bản của cuộc sống, nên đạt ngộ đánh dấu một khúc quanh quyết định cho cuộc tu tập của hành giả. Tuy nhiên, cái ngộ ấy phải là toàn triệt, phải "tiệt đoạn" mới có được kết quả thỏa đáng. Ngộ chính thật là một cuộc cách mạng nội tâm cùng tuyệt. Vì Thiền thuộc phạm vi cá tánh, chẳng phải trí thức, nghĩa là Thiền nảy mầm lên từ ý chí như nguyên lý đầu tiên của cuộc sống. Một trí óc tinh nhuệ có thể không xô nổi cánh cửa huyền vi của đạo Thiền, nhưng một bản lãnh oai hùng uống ngay được ngọn nước đầu nguồn. Không biết trí thức có phải chỉ là phiến diện chạm sơ bên ngoài rìa của cá thể con người hay không. nhưng thực sự thì ý chí mới chính là con người, nên Thiền kêu gọi đến ý chí. Hễ nắm chặt được then máy ấy là có "Ngộ Thiền." Tuy nhiên, hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng sẽ là quá kiêu ngạo khi thật tin rằng mình có thể trở nên giác ngộ hay đốn ngộ sau một vài ngày tu tập. Ngược lại, hành giả cần phải kiên trì tinh tấn tu tập, giống như một dòng nước chảy mãi không ngừng. Cuộc hành trình đi đến giác ngộgiải thoát đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Thiền Pháp, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Lục Tổ Huệ Năng Thiền Pháp Yếu Lược” bằng song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ, hy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi này sẽ giúp cho Phật tử hiểu biết thêm về Thiền Pháp đã tồn tại gần mười bốn thế kỷ nay. Sau hết, tác giả tập sách nầy xin chân thành cám ơn rất nhiều cho sự kiên nhẫn của toàn thể đọc giả vì sự lặp đi lặp lại của một vài bài kệ quan trọng của hai ngài Thần TúHuệ Năng vì nó hết sức cần thiết trong việc làm sáng tỏ vấn đề liên quan tới ý nghĩa của một vài chương sách. Những mong tất cả chúng ta đều có thể hiểu được Thiền Pháp nầy như những tiêu chuẩn trong cuộc tu có thể giúp hướng chúng ta đến một cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc cho chính mình và cuối cùng đi đến giải thoát rốt ráo.           
Thiện Phúc

Preface

 

When the lay person named Hui Neng arrived at Huang Mei and made obeisance to the Fifth Patriarch, who asked him: “Where are you from and what do you seek?” Hui Neng replied: “Your disciple is a commoner from Hsin Chou, Ling Nan and comes from afar to bow to the Master, seeking only to be a Buddha, and nothing else.” The Fifth Patriarch said: “You are from Ling Nan and are therefore a barbarian, so how can you become a Buddha?” Hui Neng said: “Although there are people from the north and people from the South, there is ultimately no North or South in the Buddha Nature. The body of this barbarian and that of the High Master are not the same, but what distinction is there in the Buddha Nature?” Although there are people from the North and people from the South, there is ultimately no North or South in the Buddha Nature. This pleased the master very much. Hui-Neng was given an office as rice-pounder for the Sangha in the temple. More than eight months, it is said, he was employed in this menial labour. When the fifth patriarch wished to select his spiritual successor from among his many disciples. One day the patriarch made an announcement that any one who could prove his thorough comprehension of the religion would be given the patriarchal robe and proclaimed as his ligitimate heir. At that time, Shen-Hsiu, who was the most learned of all the disciples and thoroughly versed in the lore of his religion, and who was therefore considered by his fellow monks to be the heir of the school, composed a stanza expressing his view, and posted it on the outside wall of the meditation hall, which read: 

                        The body is like the bodhi tree,

                       The mind is like a mirror bright,

                       Take heed to keep it always clean,

                        And let no dust accumulate on it.  

All those who read these lines were greatly impressed and secretly cherished the idea that the author of this gatha would surely be awarded the prize. But when they awoke the next morning they were surprised to see another gatha written alongside of it. The gatha read:  

                        The Bodhi is not like the tree,

                       The mirror bright is nowhere shinning,

                       As there is nothing from the first,

                       Where can the dust itself accumulate?

(Bodhi tree has been no tree, the shining mirror was actually none. From the beginning, nothing has existed, how would anything be dusty?). The writer of these lines was Hui-Neng, an insignificant layman in the service of the monastery, who spent most of his time inpounding rice and splitting wood for the temple. He has such an unassuming air that nobody ever thought much of him, and therefore the entire community was now set astir to see this challenge made upon its recognized authority. But the fifth patriarch saw in this unpretentious monk a future leader of mankind, and decided to transfer to him the robe of his office. He had, however, some misgivings concerning the matter; for the majority of his disciples were not enlightened enough to see anything of deep religious intuition in the lines by the rice-pounder, Hui-Neng. If he were publicly awarded the honour they might do him harm. So the fifth patriarch gave a secret sign to Hui-Neng to come to his room at midnight, when the rest of the monks were still asleep. The he gave him the robe as insignia of his authority and in ackowledgement  of his unsurpassed spiritual attainment, and with the assurance that the future of their faith would be brighter than ever. The patriarch then advised him that it would be wise for him to hide his own light under a bushel until the proper time arrived for the public appearance and active propaganda, and also that the robe which was handed down from Bodhi-Dharma as a sign of faith should no more be given up to Hui-Neng'’ successors, beause Zen was now fully recognized by the outside world in general and there was no more necessity to symbolize the faith by the transference of the robe. That night Hui-Neng left the monastery. 

After Hui-Neng became an official Dharma successor of the fifth patriarch Hung-Jen, but 15 years of hiding, he went to Fa-hsin monastery (at the time he was still not even ordained as a monk) in Kuang Chou, where his famous dialogue with the monks who were arguing whether it was the banner or the wind in motion, took place. When Ying-Tsung, the dharma master of the monastery, heard about this, he said to Hui-Neng, “You are surely no ordinary man. Long ago I heard that the dharma successor of Heng-Jen robe of Huang Mei had come to the south. Isn’t that you ?” The Hui-Neng let it be known that he was the dharma successor of Heng-Jen and the holder of the patriarchate. Master Ying-Tsung had Hui-Neng’s head shaved, ordained him as a monk, and requested Hui neng to be his teacher. Hui-Neng began his work as a Ch’an master, first in Fa-Hsin monastery, then in Pao-Lin near Ts’ao-Ch’i. Hue Neng and his Ch’an followers began the golden age of Ch’an and they strongly rejected method of mere book learning. After the passing away of the fifth patriarch Hung-Jen, the succession was challenged by Shen-Hsiu, who considered himself as the dharma-successor of Hung-Jen, and founder of the “Northern School,” which stressed on a “gradual awakening.” While in the South, Hui-Neng was considered to be the real dharma successor of Hung-Jen, and the founder of the “Southern School,” which emphasized on “sudden awakening.” Soon later the Northern School died out within a few generations, but the Southern School continued to be the dominant tradition, and contemporary Zen lineages from China, Japan, Korea and Vietnam, etc..., trace themselves back to Hui-Neng. He died in 713 A.D. After his death, the institution of the patriarchate came to an end, since he did not name any dharma-successor.

Although the influence of the Zen Sect in China from the first patriarch Bodhidharma to the sixth patriarch Hui-Neng was very little on society because these patriarchs lived in poverty without a fixed residence and generally made it a rule not to spend more than one night  in any one place. However, this period was considered the golden age of Zen Sect in China for it gave birth to very special kind of Zen literature in Buddhist history. The Platform Sutra (Sutra of Hui-Neng, Sixth Patriarch Sutra) was lectured by the Sixth Patriarch, the basic text of the Southern Zen School in China. The Sutra of the Sixth Patriarch from the High Seat of the Dharma Treasure, basic Zen writing in which Sixth Patriarch’s biography, discourses and sayings at Pao-Lin monastery are recorded by his disciples Fa-Hai in a total of ten chapters. In the sutra, the Sixth Patriarch also said: “It was beyond my doubt that: “The True Nature has originally been serene. The True Nature has never been born  nor extinct. The True Nature has been self-fulfilled. The True Nature has never been changed. The True Nature has been giving rise to all things in the world.” Later, all his words are preserved in a work called the Platform Sutra, the only sacred Chinese Buddhist writing which has been honoured with the title Ching or Sutra. The Sixth Patriarch Hui-Neng confirmed that when he was with the High Master Jen, I was enlightened as soon as I heard his words and suddenly saw the true suchness (truth) of my own original nature. That is why I am spreading this method of teaching which leads students of the Way to become enlightened suddenly to Bodhi, as each contemplates his own mind and sees his own original nature. If you are unable to enlighten youself, you must seek out a great Good Knowing Advisor, one who understands the Dharma of the Most Superior Vehicle and who will direct you to the right road. Such a Good Knowing Advisor possesses great karmic conditions, which is to say that he will transform you, guide you and lead you to see your own nature. It is because of the Good Knowing Advisor that all wholesome Dharmas can arise. All the Buddhas of the three eras (periods of time), and the twelve divisions of Sutra texts as well, exist within the nature of people, that is originally complete within them. If you are unable to enlighten yourself, you should seek out the instruction of a Good Knowing Advisor who will lead you to see your nature. If you are one who is able to achieve self-enlightenment, you need not seek a teacher outside. If you insist that it is necessary to seek a Good Knowing Advisor in the hope of obtaining liberation, you are mistaken. Why? Within your own mind, there is self-enlightenment, which is a Good Knowing Advisor itself. But if you give rise to deviant confusion, false thoughts and perversions, though a Good Knowing Advisor outside of you instructs you, he cannot save you. If you give rise to genuine Prajna contemplation and illumination, in the space of an instant, all false thoughts are eliminated. If you recognize your self-nature, in a single moment of enlightenment, you will arrive at the level of  Buddha. Those of future generations who obtain my Dharma, should take up this Sudden Teaching. The Dharma door including those of like views and like practice should vow to receive and uphold it as if serving the Buddhas. To the end of their lives they should not retreat, and they will certainly enter the holy position. In this way, it should be transmitted from generation to generation. It is silently transmitted. Do not hide away the orthodox Dharma and do not transmit it to those of different views and different practice, who believe in other teachings, since it may harm them and ultimately be of no benefit. I fear that deluded people may misunderstand and slander this Dharma-door and, therefore will cut off their own nature, which possesses the seed of Buddhahood for hundreds of ages and thousands of lifetimes.

We can find the Sudden Teachings of Zen anywhere in the Jewel Platform Sutra; however, in Chapter Two, the Sixth Patriarch Hui-Neng has a verse of no-mark that emphasizes on the Sudden Teachings, and he advises everyone should all recite. Those at home and those who have left home should cultivate accordingly. If practitioners do not cultivate it, memorizing it will be of no use: “With speech and mind both understood, like the sun whose place is in space, just spread the ‘seeing-the-nature way’, appear in the world to destroy false doctrines. Dharma is neither sudden nor gradual, delusion and awakening are slow and quick, but deluded people cannot comprehend, this Dharma-door of seeing-the-nature. Although it is said in ten thousand ways, united, the principles return to one; in the dark dwelling of defilements, always produce the sunlight of wisdom. The deviant comes and affliction arrives, the right comes and affliction goes. The false and true both cast aside, in clear purity the state of no residue is attained. Bodhi is the original self-nature; giving rise to a thought is wrong; the pure mind is within the false: only the right is without the three obstructions. If people in the world practice the Way, they are not hindered by anything. By constantly seeing their own transgressions, they are in accord with the Way. Each kind of form has its own way, without hindering one another; leaving the Way to seek another way, to the end of life is not to see the Way. A frantic passage through a life, will bring regret when it comes to its end. Should you wish for a vision of the true Way, right practice is the Way. If you don’t have a mind for the Way, you walk in darkness blind to the Way. If you truly walk the Way, you are blind to the faults of the world. If you attend to others’ faults, your fault-finding itself is wrong; others’ faults I do not treat as wrong; my faults are my own transgressions. Simply cast out the mind that finds fault, once cast away, troubles are gone; when hate and love don’t block the mind, stretch out both legs and then lie down. If you hope and intend to transform others, you must perfect expedient means. Don’t cause them to have doubts, and then their self-nature will apear. The Buddhadharma is here in the world; Enlightenment is not apart from the world. To search for Bodhi apart from the world is like looking for a hare with horns. Right views are transcendental; deviant views are all mundane.    Deviant and right completely destroyed: The Bodhi nature appears spontaneously. This verse is the Sudden Teaching, also called the great Dharma boat. Hear in confusion, pass through ages, in an instant’s space, enlightenment.

This little book titled “Essential Summaries of the Sixth Patriarch Hui-Neng's Methods of Zen” is not a detailed study of the Sixth Patriarch Hui-Neng's Sudden teachings, but a book that only summarizes his methods of meditation, a kind of Zen that was considered as the starting point, the foundation of the golden age of Zen Sect in China for it gave birth to very special kind of Zen literature in Buddhist history. Sudden teaching expounds the abrupt realization of the ultimate truth without relying upon verbal explanations or progression through various stages of practice. As enlightenment at the primary fact of existence, its attainment marks a turning point in a Zen practitioner's life. The attainment, however, must be thorough-going and clear-cut in order to produce a satisfactory result. Enlightenment is really a mental revolution that is so complete. Zen is a matter of character and not of the intellect, which means that Zen grows out of the will as the first principle of life. A brilliant intellect may fail to unravel all the mysteries of Zen, but a strong soul will drink deep of the inexhaustible fountain. We don't know if the intellect is superficial and touches only the fringe of one's personality, but the fact is that the will is the man himself, and Zen appeals to it. When one becomes penetratingly conscious of the working of this agency, there is the opening of enlightenment and the understanding of Zen. However, Zen practitioners should always remember that if you expect to become enlightened or attain a sudden enlightenment after a few days of cultivation, it would be too presumtuous. On the contrary, you should apply sustained effort on a regular basis, like the continual flowing of a stream. The journey leading to enlightenment and emancipation demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Methods of Zen, I venture to compose this booklet titled “Essential Summaries of the Sixth Patriarch Hui-Neng's Methods of Zen” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists to understand more about a very special method of Zen that that has been existing for almost fourteen centuries. Last but not least, the author of this book would like to thanh so much for readers' patience in the repetition of some of Shen Shiu's and Hui-Neng's important verses that are extremely necessary in clearing up related meanings of some chapters. Hoping that we all can look at this very special method of Zen as standards for an examplary cultivation that can help us lead a life of peace, mindfulness and happiness for our own; and eventually to a final emancipation.

 

                                                                                                Thiện Phúc




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.