Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động & Những Dòng Truyền Thừa (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

11/04/20244:48 SA(Xem: 4703)
Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động & Những Dòng Truyền Thừa (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
SƠ LƯỢC VỀ 
THIỀN TÔNG TÀO ĐỘNG &
NHỮNG DÒNG TRUYỀN THỪA
SUMMARIES OF THE
TS'AO TUNG ZEN  SCHOOL & LINEAGES OF TRANSMISSION
so luoc ve thien tao dongPDF icon (4)SƠ LƯỢC VỀ TÔNG TÀO ĐỘNG

 

Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

 

Mục Lục
Table of Content
Mục Lục—Table of Content 
Lời Đầu Sách—Preface 
Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Đức Phật & Sự Phát Triển Thiền Trong Phật Giáo—Summaries of the Buddha & the Development of Zen in Buddhism
Chương Một—Chapter One: Đức Phật & Sự Khai Sinh Của Thiền—The Buddha & the Birth of Zen  
Chương Hai—Chapter Two: Đại Cương Về Thiền—An Overview of Zen 
Chương Ba—Chapter Three: Thiền Trong Giáo Lý Đạo Phật—Zen in Buddhist Theories  
Chương Bốn—Chapter Four:Những Diễn Tiến Và Sự Thay Đổi Của Thiền Tông—The Progresses and Changes of the Zen School  
Chương Năm—Chapter Five: Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma Truyền Thiền Pháp Sang Trung Hoa—TheFirstPatriarch Bodhidharma Transmitted Methods of Zen to China 
Chương Sáu—Chapter Six: Sơ Lược Về Thiền Tông & Thiền Tông Trung Hoa—Summaries of the Zen School & the Chinese Zen Sects  
Chương Bảy—Chapter Seven: Các Vị Tổ Đầu Tiên Của Thiền Tông Trung Hoa—First Patriarchs in Chinese Zen Sects
Chương Tám—Chapter Eight: Sự Phát Triển & Tàn Lụn Của Trường Phái Bắc Thiền Của Thần Tú Sau Thời Đại Sư Hoằng Nhẫn—The Development & Decline of the Northern Zen School of Shen Hsiu After the Time of Great Master Hung-Jen
Chương Chín—Chapter Nine: Lục Tổ Huệ Năng—The Sixth Patriarch Hui Neng
Chương Mười—Chapter Ten: Sự Phát Triển & Hưng Thịnh Của Trường Phái Nam Thiền Của Huệ Năng Sau Thời Đại Sư Hoằng Nhẫn—The Development & Prosperity of the Southern Zen School of Hui Neng After the Time of Great Master Hung-Jen  
Phần Hai—Part Two: Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động Trung Hoa—Summaries of the the Chinese Ts'ao Tung Zen School 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Thiền Sư Động Sơn Lương Giới (807-869): Khai Tổ Thiền Tông Tào Động—Zen Master Tung-Shan Liang-Chieh: The Founding Patriarch of the Ts'ao Tung Tsung 
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Pháp Ngữ Của Thiền Sư Động Sơn Lương Giới Khai Tổ Thiền Tông Tào Động—Zen Master Tung Shan Liang Chieh's Dharma Talks The Founding Patriarch of the Ts'ao Tung Zen School  
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Thiền Tông Tào Động Tại Trung Hoa: Sự Phát Triển & Hưng Thịnh—The Tsao-Tung Zen School in China: The Development & Prosperity  
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Tào Động Mặc Chiếu Thiền—Silent Illumination Zen of the Ts'ao Tung School  
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Những Dòng Truyền ThừaTổ Sư Của Thiền Phái Tào Động—Lineages of Transmission And Patriarchs of the Ts'ao-Tung Zen School  
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Tào Động Tông Đời Thứ Hai Nối Pháp Thiền Sư Lương Giới—The Second Generation of the Ts'ao Tung Tsung Zen Master Liang-Chieh's Dharma Heirs  
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Pháp Ngữ Của Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch Nhị Tổ Tào Động Tông—Zen Master Ts’ao-Shan Pen-Chi's Dharma Talks, the Second Patriarch of the Ts'ao Tung Zen School  
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Tào Động Tông Đời Thứ Ba Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Third Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh   
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Tào Động Tông Đời Thứ Tư Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Fourth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh     
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty:      Tào Động Tông Đời Thứ Năm Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Fifth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh   
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One:    Tào Động Tông Đời Thứ Sáu Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Sixth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh  
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Tào Động Tông Đời Thứ Bảy Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Seventh Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh   
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Tào Động Tông Đời Thứ Tám Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Eighth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh  
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tào Động Tông Đời Thứ Chín Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Ninth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh     
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Tào Động Tông Đời Thứ Mười Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Tenth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh  
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Tào Động Tông Đời Thứ Mười Một Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Eleventh Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tào Động Tông Đời Thứ Mười Hai Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Twelfth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh  
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tào Động Tông Đời Thứ Mười Ba Tính Từ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới—The Thirteenth Generation of the Ts'ao Tung Tsung Counted from Zen Master Tung Shan Liang-Chieh  
Phần Ba—Part Three: Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động Nhật Bản—Summaries of the the Japanese Ts'ao Tung Zen School  
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động Nhật Bản—Summaries of the Japanese Soto Zen School  
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Những Bậc Tiền Bối Của Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền—Zen Master Eithei Dogen's Elders  
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Dòng Thiền Tào Động Song Song Với Dòng Thiền Của Đạo Nguyên Hy Huyền—The Collateral Lines of Soto Zen of Zen Master Eithei Dogen 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Đạo Nguyên Hy Huyền Thiền Sư (1200-1253): Sơ Tổ Tông Tào Động Nhật Bản—Zen Master Eithei Dogen: The First Patriarch of the Japanese Soto Zen School 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Thế Hệ Thứ Nhì Sau Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền—Second Generation After Zen Master Dogen Eithei  
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Thế Hệ Thứ Ba Sau Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền—Third Generation After Zen Master Dogen Eithei     
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Thế Hệ Thứ Tư Sau Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền—Fourth Generation After Zen Master Dogen Eithei   
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Thế Hệ Thứ Năm Sau Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền—Fifth Generation After Zen Master Dogen Eithei     
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Sau Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền Nhưng Không Rõ Thế Hệ—Unclear Generation After Zen Master Dogen Eithei  
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight:  Tào Động Tông Nhật Bản Thời Cận Đại—The Japanese Soto Zen School in Modern Times 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine:Thiền Sư Linh Mộc Đại Chuyết Trinh Thái Lang & Sự Phát Triển Thiền Nhật Bản Trong Thời Cận Đại—Zen Master D.T. Suzuki  & the Development of the Japanese Zen in Modern Times   
Phần Bốn—Part Four: Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động Việt Nam—Summaries of the the Vietnamese Ts'ao Tung Zen School  
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Sơ Lược Về Thiền Tông Việt Nam—Summaries of Vietnamese Zen School 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Tổng Quan Về Thiền Tông Tào Động Việt Nam—An Overview of the Vietnamese Ts'ao Tung Zen School    
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Tào Động Tông Xứ Đàng Ngoài—The Ts'ao Tung Zen School in the Tonkin  
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Dòng Thiền Tào Động Xứ Đàng Trong—The Ts'ao Tung Zen School in the Central Vietnam & the Cochinchine  
Phần Năm—Part Five: Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Khê Đại Hàn—Summaries of  the Ts'ao Chi Zen School In Korea       
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Tào Khê Tông Đại Hàn—Chogye-Chong in Korea   
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Một Số Chư Thiền Đức Tiêu Biểu Của Thiền Tông Triều Tiên—Some Typical Zen Virtues  of Korean Zen Schools  
Tài Liệu Tham Khảo—References    

 

Lời Đầu Sách

 

Như chúng ta đã biết, trong Phật giáo, thiền làm công việc của một ngọn đuốc đem lại ánh sáng cho một cái tâm u tối. Nói chung, mỗi tông phái thiền cung cấp cho hành giả với loại ánh sáng của nó, nhưng đều giúp cho hành giả có ánh sáng để thấy được mọi thứ. Giả như chúng ta đang ở trong một căn phòng tối tăm với một ngọn đuốc trong tay. Nếu ngọn đuốc quá mờ, hay nếu ngọn đuốc bị gió lay, hay nếu tay chúng ta không nắm vững ngọn đuốc, chúng ta sẽ không thấy được cái gì rõ ràng cả. Tương tự như vậy, nếu chúng ta không thiền đúng cách, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được trí tuệ có thể xuyên thủng được sự tăm tối của vô minh để nhìn thấy bản chất thật sự của cuộc sống và cuối cùng đi đến chỗ đoạn tận được khổ đau và phiền não. Vì vậy, Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ rằng thiền chỉ là một phương tiện, một trong những phương tiện hay nhất để đạt được trí huệ trong đạo Phật.

Sau Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Thiền được chia làm 5 trường phái chình hay Ngũ Gia Thiền, chỉ cho giáo pháp riêng biệt được giảng dạy từ những truyền thốngliên hệ tới những vị Thiền sư đặc biệt. Ba trong số năm truyền thống này: Tào Động, Vân Môn, và Pháp Nhãn, đi xuống từ dòng truyền thừa được truy nguyên ngược về Thanh Nguyên Hành TưThạch Đầu Hy Thiên. Hai truyền thống kia: Lâm TếQuy Ngưỡng, được tiếp nối từ Mã Tổ Đạo NhấtBách Trượng Hoài Hải. Tông Lâm Tế về sau này lại sản sanh ra hai nhánh Dương Kỳ và Hoàng Long. Khi mà hai phái sau này được thêm vào Ngũ Gia thì người ta gọi đó là Thất Tông. Tông Lâm Tế là một trong những trường phái Thiền nổi tiếng của trung Quốc được Thiền sư Lâm Tế sáng lập. Lâm Tếđại đệ tử của Hoàng Bá. Vào thời kỳPhật giáo bị ngược đãi ở Trung Quốc khoảng từ năm 842 đến năm 845 thì thiền sư Lâm Tế sáng lập ra phái thiền Lâm Tế, mang tên ông. Trong những thế kỷ kế tiếp, tông Lâm Tế chẳng những nổi bậc về Thiền, mà còn là một tông phái thiết yếu cho Phật giáo Trung Hoa thời bấy giờ. Tông Lâm Tế mang đến cho Thiền tông một yếu tố mới: công án. Phái Thiền Lâm Tế nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự “Đốn Ngộ” và dùng những phương tiện bất bình thường như một tiếng hét, một cái tát, hay đánh mạnh vào thiền sinh cốt làm cho họ giựt mình tỉnh thứcnhận ra chân tánh của mình.

Trong khi pháp môn của tông Lâm Tế là bắt tâm của các môn đồ phải tìm cách giải quyết một vấn đề không thể giải quyết được mà chúng ta gọi là tham công án hay thoại đầu. Chúng ta có thể xem pháp môn bí truyền của tông Lâm Tế rất là rắc rối, vì lối tham thoại đầu hay công án hoàn toàn vượt ra ngoài tầm của kẻ sơ học. Người ấy bị xô đẩy một cách cốt ý vào bóng tối tuyệt đối cho đến khi ánh sáng bất ngờ đến được với y. Trái lại, pháp môn tu tập của tông Tào Động là dạy cho môn đồ cách quán tâm mình trong tĩnh lặng. Chúng ta có thể xem pháp môn của tông Tào Độnghiển nhiên hay công truyền. Nếu ngay từ đầu, môn đồ được chỉ dẫn thích đáng bởi một vị thầy giỏi, pháp môn của tông Tào Động không đến nỗi khó tu tập cho lắm. Nếu chúng ta có thể có được những lời dạy khẩu truyền từ một thiền sưkinh nghiệm thì không sớm thì muộn chúng ta sẽ học được cách 'quán tâm trong tĩnh lặng' hoặc, nói theo thuật ngữ Thiền, cách tu tập loại 'mặc chiếu Thiền'.

Tào Độngtruyền thống Thiền tông Trung Hoa được ngài Động Sơn Lương Giới cùng đệ tử của ngài là Tào Sơn Bổn Tịch sáng lập. Tên của tông phái lấy từ hai chữ đầu của hai vị Thiền sư này. Có nhiều thuyết nói về nguồn gốc của phái Tào Động. Một thuyết cho rằng nó xuất phát từ chữ đầu trong tên của hai Thiền sư Trung QuốcTào Sơn Bổn TịchĐộng Sơn Lương Giới. Một thuyết khác cho rằng đây là trường phái Thiền được Lục Tổ Huệ Năng khai sáng tại Tào Khê. Ở Việt Nam thì Tào Động là một trong những phái Thiền có tầm cở. Những phái khác là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Lâm Tế, Thảo Đường, vân vân. Tào Động được truyền sang Nhật Bản vào thế kỷ thứ XIII bởi thiền sư Đạo Nguyên; tông phái nhấn mạnh đến tọa thiền như là lối tu tập chính yếu để đạt được giác ngộ. Trong nửa đầu thế kỷ thứ XIII, truyền thống của phái Tào Động được một thiền sư Nhật Bản tên Đạo Nguyên đưa vào Nhật. Thiền Tào Động, cùng với thiền Lâm Tế, là những dòng duy nhất còn tồn tại hiện nay ở Nhật. Dầu mục đích của hai phái nầy về căn bản là giống nhau, nhưng những phương pháp đào tạo của họ lại khác nhau. Trong khi phái Tào Động đặt pháp Mặc Chiếu Thiềnphương pháp 'Chỉ Quán Đả Tọa' lên hàng đầu; thì phái Lâm Tế lại đặt lên hàng đầu Khán Thoại Thiềnphương pháp công án. Độc tham là một trong những yếu tố chính trong sự đào tạo Thiền Tào Động đã tàn lụn từ giữa thời kỳ Minh Trị. Tại Đại Hàn, đây là truyền thống Phật giáo lớn nhất trong xứ, kiểm soát khoảng 90 phần trăm các tự viện tại xứ này. Nó mang tên Núi Tào KhêTrung Quốc, nơi mà Lục Tổ Huệ Năng của dòng Thiền Trung Quốc đã trụ. Vào thế kỷ thứ 20 Thiền tông Tào Khê của Triều Tiên chính thức kết hợp các tự viện thuộc các tông phái Phật giáo khác, với kết quả là nhiều thiền viện Tào Khê vẫn còn giữ truyền thống tu tập từ thời Chinul và cộng đồng tự viện mà ông đã sáng lập tại vùng Tây Nam Triều Tiên. Tuy nhiên, dù sự tuyên bố về sự liên hệ này được các học giả đương thời cho là mong manh, và Tào Khê Tông dường như chỉ mới trổi dậy như là một truyền thống riêng biệt vào hồi đầu thế kỷ 20 mà thôi.

Ngày nay có nhiều tông phái Thiền với nhiều sự khác biệt đáng kể về phương cách thực tập. Thí dụ như đặc điểm của tông Tào Động là sự yên lặng và thiền sư Hoàng Trí Chánh Giác đã gọi phương pháp thiền của tông Tào Động là ‘Tịch Chiếu Thiền’, nghĩa là lẳng lặngsoi sáng. Điều nầy cho thấy họ chú trọng nhiều đến việc tĩnh tọa thiền quán, để nhờ vào đó, hay chính trong trạng thái đó mà đạt đến sự giác ngộ, hay sự tỉnh giác nội tâm về tánh không tuyệt đối. Có bốn giáo thuyết đặc thù của tông Tào Động: 1) Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh khi sanh ra, và do đó tất nhiên đều sẽ giác ngộ, 2) Tất cả chúng sanh có thể tận hưởng sự an lạc của Phật tánh khi ở trong trạng thái thiền quán tỉnh lặng, 3) Công phu hành trì và sự trau dồi tri thức phải luôn luôn bổ khuyết cho nhau, 4) Các nghi thức công phu lễ sám hằng ngày cần phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ngược lại với sự yên tĩnh mà tông Tào Động áp dụng, tông Lâm Tế chủ trương không ngừng hoạt động với một công án được lựa chọn cho đến khi đạt đến giác ngộ. Theo như cách nói của thiền sư Đại Huệ Tông Cảo: “Chỉ một công án, trọn một đời không lúc nào buông bỏ. Đi đứng nằm ngồi, chú tâm không dứt. Khi thấy đã hết sức nhàm chán, là lúc giờ phút cuối cùng sắp đến, đừng để lỡ mất. Khi tâm thức đột nhiên bừng sáng, ánh sáng ấy sẽ soi sáng toàn vũ trụ, và cảnh giới giác ngộ của chư hiền thánh hiện ra tường tận như từng sợi tóc, bánh xe chánh pháp được chuyển ngay trong một hạt bụi.”

Phải thành thật mà nói, pháp môn của phái Tào Độngpháp môn giản dị và cụ thể, có thể thích hợp cho nhiều người ở thế kỷ hai mươi mốt này. Việc này phần lớn là vì sự tu tập công án, cột trụ chính yếu nếu không nói là cột trụ độc nhất của lối tu tập theo phái Lâm Tế, quá khó khăn và không thích hợp đối với tâm thức hiện đại. Ngoài ra, trong khi tu tập Thiền bằng cách tham công án, chúng ta không ngừng phải nhờ vào một vị Thiền sưthẩm quyền từ đầu đến cuối. Như thế, đối với xã hội hiện đại là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Một trở ngại nữa cho việc tu tập công án là nó có xu hướng làm tâm trí luôn luôn căng thẳng, như thế sẽ không giảm bớt, mà chỉ làm tăng thêm, những căng thẳng tinh thần của con người trong xã hội hiện đại hôm nay. Theo Giáo sư Chang Chen-Chi trong tác phẩm "Thiền Đạo Tu Tập", trải qua nhiều thế hệ Tào ĐộngLâm Tế là hai phái Thiền đối nghịch nhau, mỗi phái cung hiến, trên những phương diện nhất định nào đó, một pháp môn tu tập Thiền khác nhau. Bởi vì những pháp môn dị biệt này mà một người học Thiền độc lập có thể chọn pháp môn nào thích hợp với mình nhất và giúp ích mình nhiều nhất. Pháp môn Thiền giản dị, cụ thểminh bạch kiểu Ấn Độ do phái Tào Động chủ trương, trổi vượt hoặc được ưa chuộng hơn pháp môn rắc rối, khó hiểu, và "bí truyền" kiểu Trung Hoa do phái Lâm Tế tiêu biểu vẫn luôn luôn là một vấn đề còn tranh luận. Nói tóm lại, pháp môn tu tập của phái Tào Động là dạy môn đồ cách quán tâm mình trong tĩnh lặng. Trái lại, pháp môn của phái Lâm Tế, là bắt tâm của môn đồ phải tìm cách giải quyết một vấn đề không thể giải quyết được mà chúng ta gọi là tham công án hay thoại đầu. Có thể xem pháp môn của phái Tào Độnghiển nhiên hay công truyền, trong khi pháp môn của phái Lâm Tếẩn mật hay bí truyền. Khách quan mà nói, cả hai pháp môn này đều có những điểm sở trườngsở đoản, lợi và bất lợi. Nếu chúng ta muốn tránh các yếu tố khó hiểu và bí ẩn của Thiền và cố ghi lại trực tiếp một lời dạy giản dị và cụ thể thực tiễn thực sự, thì có lẽ pháp môn của phái Tào Động thích hợp hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn thâm nhập sâu xa hơn vào cốt tủy của Thiền, và sẵn lòng chấp nhận những khó khăn và trở ngại ngay từ buổi ban đầu, thì có lẽ pháp môn của phái Lâm Tế, phái Thiền thịnh hànhphổ biến nhất ở Trung Hoa và Nhật Bản hiện nay, là thích hợp hơn.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động & Những Dòng Truyền Thừa” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về triết thuyết của Thiền Tông Tào Động, mà nó chỉ tóm lược về Thiền Tông Tào Động & Những Dòng Truyền Thừa và pháp tu đặc biệt của nó. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích cuối cùng của người tu Phậtgiác ngộgiải thoát, nghĩa thấy được cách nào để thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử ngay trong kiếp này. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động & Những Dòng Truyền Thừa” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu một cách khái quát về Thiền Tông Tào Động, một trong những tông phái quan trọng nhất trong Phật Giáo. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

Cẩn đề,

Thiện Phúc

Preface

 

As we've known, generally speaking, each Zen school supplies practitioners with its own light, but it can help practitioners to see everything. In Buddhism, meditation functions the job of a torch which gives light to a dark mind. Suppose we are in a dark room with a torch in hand. If the light of the torch is too dim, or if the flame of the torch is disturbed by drafts of air, or if the hand holding the torch is unsteady, it’s impossible to see anything clearly. Similarly, if we don’t meditate correctly, we can’t never obtain the wisdom that can penetrate the darkness of ignorance and see into the real nature of existence, and eventually cut off all sufferings and afflictions. Therefore, sincere Buddhists should always remember that meditation is only a means, one of the best means to obtain wisdom in Buddhism.

After Bodhidharma Patriarch, Zen School was divided into five main sects or the Five Houses of Zen which refer to separate teaching lines that evolved from the traditions associated with specific masters. Three of these traditions, Ts'ao-tung, Yun-men, and Fa-yan, descended from the transmission line traced back to Ch'ing-yuan Hsing-ssu and Shih-t'ou Hsi ch'ien. The other two, the Lin-chi and Kuei-yang, proceeded from Ma-tsu Tao-i and Pai-chang Huai-hai. The Lin-chi House later produced two offshoots, the Yang-chi and Huang-lung. When these last two were added to the Five House, together they are referred to as the Seven Schools of Zen. Lin-chi Tsung is one of the most famous Chinese Ch’an founded by Ch’an Master Lin-Chi I-Hsuan, a disciple of Huang-Po. At the time of the great persecution of Buddhists in China from 842 to 845, Lin-Chi founded the school named after him, the Lin-Chi school of Ch’an. During the next centuries, this was to be not only the most influential school of Ch’an, but also the most vital school of Buddhism in China. Lin-Chi brought the new element to Zen: the koan. The Lin-Chi School stresses the importance of “Sudden Enlightenment” and advocates unusual means or abrupt methods of achieving it, such as shouts, slaps, or hitting them in order to shock them into awareness of their true nature.

While the Lin-chi approach is to put the student's mind to work on the solution of an unsolvable problem known as koan or head phrase exercise. The approach of the Lin-chi school may be regarded as covert or esoteric is very complicated, for the Lin-chi approach of head phrase exercise is completely out of the beginner's reach. He is put purposely into absolute darkness until the light unexpectedly dawns upon him. On the contrary, the Tsao-tung approach to Zen practice is to teach the student how to observe his mind in tranquility. We may regard the approach of the Tsao-tun school as overt or exoteric. If, in the beginning, the student can be properly guided by a good teacher, the approach of Tsao-tung sect is not too difficult to practice. If one can get the 'verbal instructions' from an experienced Zen Master one will soon learn how to 'observe the mind in tranquility' or, in Zen term, how to practice the 'serene-reflection' type of meditation. 

Ts’ao Tung, a Chinese Ch’an tradition founded by Tung-Shan Liang-Chieh (807-869) and his student Ts’ao-Shan Pen-Chi (840-901). The name of the school derives from the first Chinese characters of their names. It was one of the “five houses” of Ch’an. There are several theories as to the origin of the name Ts’ao-Tung. One is that it stems from the first character in the names of two masters in China, Ts’ao-Shan Peân-Chi, and Tung-Shan Liang-Chieh. Another theory is that Ts’ao refers to the Sixth Patriarch and the Ch’an school was founded by Hui-Neng, the sixth patriarch. In Vietnam, it is one of several dominant Zen sects. Other Zen sects include Vinitaruci, Wu-Yun-T’ung, Linn-Chih, and Shao-T’ang, etc. Ts’ao-Tung was brought to Japan by Dogen in the thirteenth century; it emphasizes zazen, or sitting meditation, as the central practice in order to attain enlightenment. In the first half of the 13th century, the tradition of Soto school was brought to Japan from China by the Japanese master Dogen Zenji; there, Soto Zen, along with Rinzai, is one of the two principal transmission lineages of Zen still active today. While the goal of training in the two schools is basically the same, Soto and Rinzai differ in their training methods. Though even here the line differentiating the two schools cannot be sharply drawn. In Soto Zen, 'Mokusho' Zen and thus 'Shikantaza' is more heavily stressed; in Rinzai, 'Kanna' Zen, and koan practice. In Soto Zen, the practice of 'dokusan', one of the most important element of Zen training, has died out since the middle of the Meiji period. In Korea, this is the largest Buddhist order in the country, which controls around ninety percent of Korea’s Buddhist temples. It takes its name from Ts’ao-Ch’i Mountain in China, where Hui-Neng, the sixth Chinese patriarch of Ch’an, is reported to have stayed. Officially a Son order, during the twentieth century, Chogye also incorporated temples belonging to other Buddhist sects, with the result that many Chogye temples still adhere to practices of a tradition which traces itself back to Chinul (1158-1210) and the monastic community he founded on Chogye Mountain in the southwest of the Korean peninsula. Despite this claim, however, the connection is considered tenuous by contemporary scholars, and Chogye only seems to have emerged as a distinguishable order in the early twentieth century.

Nowadays there are so many Zen sects with considerable differences in methods of practices. For example, the Ts’ao-Tung was always characterized by quietism and Zen master Hung-Chih Cheng Chueh (died in 1157) gave it the special name of “Mo-Chao Ch’an” or “Silent-Illumination Ch’an”. This indicated that the school stressed the quiet sitting still in silent meditation, by or in which enlightenment, or spiritual insight into absolute emptiness, is attained. Four doctrines are mentioned as characteristic of the Ts’ao-Tung: 1) All beings have the Buddha-nature at birth and consequently are essentially enlightened, 2) All beings can enjoy fully the Bliss of the Buddha-nature while in a state of quiet meditation, 3) Practice and knowledge must always complement one another, 4) The strict observance of religious ritual must be carried over into our daily lives. In opposition to the quietism advocated by the Ts’ao-Tung, the Lin-Chi advocated ceaseless activity on the chosen kung-an which must be carried on until sudden enlightenment supervenes. As Ta Hui Tsung Kao put it: “Just steadily go on with your kung-an every moment of your life! Whether walking or sitting, let your attention be fixed upon it without interruption. When you begin to find it entirely devoid of flavor, the final moment is approaching: do not let it slip out of your grasp! When all of a sudden something flashes out in your mind, its light will illuminate the entire universe, and you will see the spiritual land of the Enlightened Ones fully revealed at the point of a single hair and the wheel of the Dharma revolving in a single grain of dust.”

Sincerely speaking, the plain and tangible approach of the Tsao Tung sect may be much better suited to many people in this twenty-first century. This is mainly because the koan exercise, the mainstay if not the only stay of the Lin-Chih practice, is too difficult and too uncongenial for modern mind. Besides, in practicing Zen by means of the koan exercise, one must constantly rely on a competent Zen Master from the beginning to end. This again presents an extremely difficult problem in the modern society. Another problem to the koan exercise is that it tends to create a constant strain on the mind, which will not relieve, but only intensify, the mental tensions which many people suffer in nowadays society. According to Professor Chen-Chi in "The Practice of Zen", (p.55), for many generations the Tsao Tung and the Lin-Chih have been "rival" sects, each offering, in certain aspects, a different approach to the Zen practices. Because of these different approaches the individual student can choose the one that suits him best and helps him most. The superiority or preferability of the plain, tangible, explicit Indian approach to Zen, advocated by the Tsao Tung sect, over the bewildering, ungraspable, and "esoteric" Chinese Ch'an approach reprsented by the Lin-Chih sect, has always been a controversial subject. In short, the Tsao Tung approach to Zen practice is to teach the student how to observe his own mind in tranquility. The  Lin-chih approach, on the other hand, is to put the student's mind to work on the solution of an unsolvable problem known as the koan, or hua-tou exercise. The former may be regarded as overt or exoteric, the latter as covert or esoteric. Objectively speaking, both of these approaches possess their merits and demerits, their advantages as well as their disadvantages. If one wants to by-pass the recondite and cryptic Zen elements and try to grasp directly a plain and tangible instruction that is genuinely practical, the Tsao Tung approach is probably the more suitable. But if one wants to penetrate more deeply to the core of Zen, and is willing to accept the initial hardships and frustrations, the approach of the Lin-Chih sect, the most prevalent and popular Zen sect in both China and Japan today, is probably preferable.

This little book titled “Summaries of the Ts'ao Tung Zen School & Its Lineages of Transmission” is not a profound philosiphical study of the the the Ts'ao Tung Zen School, but a book that summarizes he Lin Chi Zen School & Its Lineages of Transmission and methods of cultivation. Devout Buddhists should always remember the ultimate goal of any Buddhist cultivator is to attain enlightenment and emancipation, that is to say to see what method or methods to escape or to go beyond the cycle of births and deaths right in this very life. For these reasons, though presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Summaries of the Ts'ao Tung Zen School & Its Lineages of Transmission” in Vietnamese and English to briefly introduce on the Ts'ao Tung Zen School, one of the most important Zen schools in Buddhism. Hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

                                               

Respectfully,






Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…