Sơ Lược Về Thiền Đại ThừaTối Thượng Thừa Tập 2 (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

29/01/20243:58 SA(Xem: 5636)
Sơ Lược Về Thiền Đại Thừa Và Tối Thượng Thừa Tập 2 (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
SƠ LƯỢC VỀ
THIỀN ĐẠI THỪA & 
TỐI THƯỢNG THỪA

SUMMARIES OF THE MAHAYANA ZEN  & THE ZEN OF THE HIGHEST VEHICLE
TẬP 2VOLUME 2
Thiền 2PDF icon (4)SƠ LƯỢC VỀ THIỀN ĐẠI THỪA VÀ TỐI THƯỢNG THỪA-2
Xem tập 1:
Sơ Lược Về Thiền Đại Thừa Và Tối Thượng Thừa Tập 1 (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Mục Lục Tập II
Table of Content Volume II

Mục Lục—Table of Content   
Lời Đầu Sách—Preface  
Phần Bốn (B)—Part Four (B): Tu Tập Thiền Đại Thừa—Cultivation of the Mahayana Zen 
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Vai Trò Của Tánh Không Trong Tu Tập Thiền Đại Thừa—Roles of Sunyata or Emptiness  In Cultivation of Mahayana Zen 
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Pháp Môn Công Truyền & Bí Truyền Của Thiền Tông Sau Tổ Bồ Đề Đạt Ma—The Exoteric & Esoteric Methods of Zen After Bodhidharma 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Tu Tập Thiền Đại Thừa Trước Thời Công Án—Mahayana Zen Practices Before the System of Koan  
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Sơ Lược Về Thiền Lý Theo Các Truyền Thống Thiền Đại Thừa—A Summary of Zen Theories In the Traditions of The Mahayana Zen 
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Sơ Lược Về Thiền Tập Theo Các Truyền Thống Thiền Đại Thừa—A Summary of Zen Practices In the Traditions of The Mahayana Zen  
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Thiền Chỉ & Thiền Tuệ Giác—Samatha & Insight Meditation 
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Các Đối Tượng Thiền Quán Theo Kinh Trường Bộ—Objects Of Meditation in the Digha Nikaya  
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Tu Tập Thiền Của Bậc Bồ Tát—Practices of Zen of Bodhisattvas  
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Tu Tập Thiền Đại Thừa Theo Tinh Thần Của Sáu Ba La Mật—Practices of Mahayana Zen in the Spirit of the Six Paramitas 
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Tu Tập Theo Truyền Thống Thiền Của Khất Sĩ—Practices In the Zen Tradition of the Mendicants 
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Thiền Tọa—Sitting Meditation 
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Tu Tập Thiền Định Về Tâm Là Chăn Tâm Mà Chăn Tâm Không Khác Gì Chăn Trâu—Zen Cultivation of the Mind Means Mind-Herding; And Mind-Herding Is Not Different From Ox-Herding957
Chương Năm Mươi Chín—Chapter Fifty-Nine: Pháp Quán Tưởng Trong Thiền Đại Thừa—Methods of Contemplation in the Mahayana Zen 
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Quán Chiếu Về Tánh Không Trong Tu Tập Thiền ĐạiThừa—Contemplation on Emptiness In Cultivation of theMahayana Zen
Phần Năm—Part Five: Tu Tập Thiền Tối Thượng Thừa—Cultivation of the Zen of the Highest Vehicle 
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Sơ Lược Về Thiền Tối Thượng Thừa—A Summary of the Zen of the Highest Vehicle 
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Niêm Hoa Vi Tiếu: Thông Điệp Đầu Tiên Của Đức Phật Về Thiền Đốn Ngộ—Buddha Held Up a Flower and Kasyapa Smiled: The Buddha's First Message on the Sudden-Enlightened Zen 
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Bát Câu Nghĩa Đóng Vai Trò Then Chốt Trong Thiền Đại Thừa & Tối Thượng Thừa—Eight Fundamental Principles Play the Key Role in Mahayana Zen & the Zen of the Highest Vehicle
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Tối Thượng Thừa Đốn Giáo—Sudden Teachings of the Highest Vehicle
Chương Sáu Mươi Lăm—Chapter Sixty-Five: Đốn Giáo & Tiệm Giáo Theo Kinh Pháp Bảo Đàn—Sudden and Gradual Teachings in the Point of View of the Jewel Platform Sutra 
Chương Sáu Mươi Sáu—Chapter Sixty-Six: Pháp Hoa Tam Muội—Saddharma-Pundarika-Samadhi 
Chương Sáu Mươi Bảy—Chapter Sixty-Seven: Giác Ý Tam Muội—Bodhyanga-Samadhi 
Chương Sáu Mươi Tám—Chapter Sixty-Eight: Nhất Hạnh Tam Muội—Single Conduct Samadhi
Chương Sáu Mươi Chín—Chapter Sixty-Nine: Muốn Tu Tập Thiền Tối Thượng Thừa Phải Đi Qua Tám Con Đường Thánh—Wanting to Cultivate the Zen of the Highest Vehicle Practitioners Must Get By  the Noble Eightfold Path 
Chương Bảy Mươi—Chapter Seventy: Muốn Tu Tập Thiền Tối Thượng Thừa Phải Tu Tập Tứ Niệm Xứ—Wanting to Cultivate the Zen of the Highest Vehicle Practitioners Must Cultivate Four Kinds of Mindfulness  
Chương Bảy Mươi Mốt—Chapter Seventy-One: Muốn Tu Tập Thiền Tối Thượng Thừa Phải Hành Giả Thấy Được Mặt Mũi Của Thực Tại—Wanting to Cultivate the Zen of the Highest Vehicle Practitioners Must See the True Face of Reality
Chương Bảy Mươi Hai—Chapter Seventy-Two: Pháp Vô Niệm Trong Thiền Đốn Ngộ—Free From Thought in the Sudden-Enlightened Zen  
Chương Bảy Mươi Ba—Chapter Seventy-Three: Trong Mỗi Niệm Đều Tự Thấy Bản Tánh Của Chính Mình—To See Your Own Nature in Every Thought  
Chương Bảy Mươi Bốn—Chapter Seventy-Four: Kiến Tánh Thành Phật—Seeing One’s Own Nature and Becoming A Buddha 
Phần Sáu—Part Six: Phụ Lục—Appendices 
Phụ Lục A—Appendix A: Tâm Thức: Dòng Chảy Bất Tuyệt Của Sự Sinh Tồn—Mind: Unceasing Flux of What We Call 'Existence' 
Phụ Lục B—Appendix B: Dập Tắt Dòng Suy Tưởng Và Làm Sáng Tỏ Tâm Tính—To Stop the Flow of Thoughts and to Clear the Mind 
Phụ Lục C—Appendix C: Tâm Là Đối Tượng Trong Tu Tập Thiền Quán—Minds As Objects In Meditation Practices  
Phụ Lục D—Appendix D: Niệm Xứ Của Tâm—Abidings of the Mind 
Phụ Lục E—Appendix E: Hành Giả Nên Luôn Giữ Cho Tâm Không Dao Động Trong Mọi Hoàn Cảnh—Practitioners Should Always Maintain an Un-Agitated Mind Under All Circumstances 
Phụ Lục F—Appendix F: ĐiềuPhục VọngTâm—To Tame Deluded Mind 
Phụ Lục G—Appendix G: Tu Tập  Tâm Bằng Thiền Quán—Cultivation of the Mind Through Practices of  Meditation & Contemplation 
Phụ Lục H—Appendix H: Tu Tâm Là Tự Kiểm Soát & Làm Chủ Lấy Tâm Mình—To Cultivate the Mind Means to Control & to Be Self-Mastery of the Mind 
Phụ Lục I—Appendix I: Tâm Ngoại Vô Pháp—Outside the Mind,There Is No Other Thing  
Phụ Lục J—Appendix J: Thấy Và Nghe Bằng Cái Tâm Bất Sanh—See & Listen With the Unborn Mind  
Phụ Lục K—Appendix K: Tu Tập Để Hiểu Được Tâm Bất Khả Đắc—To Cultivate to Comprehend the Mind Is Ungraspable 
Phụ Lục L—Appendix L: Cái Ngã Nào Là Cái Ngã Thật?—Which Is the True “Self”?   
Phụ Lục M—Appendix M: Cái Tâm Không Hiểu Đó Là Phật, Chứ Chẳng Có Cái Nào Khác!—The Mind That Does Not Understand Is the Buddha; There Is No Other! 
Phụ Lục N—Appendix N: Tâm Bất Nhị—The Non-Dual Mind 
Phụ Lục O—Appendix O: Những Lời Phật Dạy Về Tu Tâm Trong Giáo Điển Phật Giáo—The Buddha’s Teachings on Cultivations of the Mind In Buddhist Scriptures 
Phụ Lục P—Appendix P: Thấy Được Mặt Mũi của Thực Tại—To See the True Face of Reality  
Phụ Lục Q—Appendix Q: Biết Được Bản Chất Của Chính Mình—To Know One’s Own Nature  
Phụ Lục R—Appendix R: Thiền và Tánh Không—Zen and Sunyata 
Phụ Lục S—Appendix S: Đốn Giáo Tiệm Giáo—Teachings of Sudden and Gradual Enlightenments  
Phụ Lục T—Appendix T: Thiền & Sự Giải Thoát Ngay Trong Kiếp Nầy—Zen & the Liberation In This Very Life 
Phụ Lục U—Appendix U: Tâm Thanh Tịnh Phật Độ Thanh Tịnh—Pure Mind, the Buddha Land Is Pure   
Phụ Lục V—Appendix V: Bản Lai Diện Mục—Original Form 
Phụ Lục W—Appendix W: Thiền Hành—Walking Meditation  
Phụ Lục X—Appendix X: Tu Tập Thiền Theo Phật Giáo Mật Tông—Zen Practices In the Tantric Buddhism
Phụ Lục Y—Appendix Y: Thiền Lý & Thiền Tập Trong Tông Lâm Tế—Zen Theories & Practices In the Lin-Chi School 
Phụ Lục Z—Appendix Z: Thiền Lý & Thiền Tập Trong Tông Tào Động—Zen Theories & Practices In the Ts'ao Tung School
Phụ Lục AA—Appendix AA: Tào Động Mặc Chiếu Thiền—Silent Illumination Zen of The Ts'ao Tung School 
Phụ Lục BB—Appendix BB: Thiền Lý & Thiền Tập Trong Phật Giáo Việt Nam—Zen Theories & Practices in Vietnamese Buddhism 
Tài Liệu Tham Khảo—References 

Lời Đầu Sách

Theo Phật giáo, có năm loại thiền tập. Thứ nhất là Phàm Phu Thiền, loại Thiền dành cho tất cả mọi người, giúp ta tập trung và kiểm soát tâm, là loại thiền không chứa đựng nội dung triết lý hay tôn giáo. Thiền phàm phu là thứ thiền thực hành thuần túy vì tin rằng nó có thể cải thiện sức khỏe tinh thần lẫn thể xác. Tuy nhiên, dù thiền phàm phu có ích lợi rất nhiều trong việc tu tập hơn là đọc vô số sách đạo đức triết học, vẫn không thể giải quyết được vấn đề nền tảng của con người và mối tương quan của con người và vũ trụ, vì nó không thể phá vỡ được cái mê hoặc cơ bản về chính mình của hạng người thường, là mình rõ ràng khác với vũ trụ. Thứ nhì là Ngoại Đạo Thiền, loại Thiền theo con đường bên ngoài Phật giáothí dụ như phép Yoga của Ấn Độ, phép tĩnh tọa của Khổng giáo, hay phép tĩnh tâm thực hành của Ki Tô giáo, vân vân. Một khía cạnh của thiền ngoại đạo là nó thường được thực hành để luyện các năng lực hoặc kỹ năng siêu nhiên khác nào đó ngoài tầm với của người thường, chẳng hạn như đi chân trần trên những lưỡi kiếm bén, hoặc nhìn những con chim sẽ khiến chúng trở nên tê liệt. Một khía cạnh khác của thiền ngoại đạo là thực hành để được tái sanh vào các cõi trời. Tất cả những khía cạnh nầy đều không phải là mục tiêu của thiền Phật giáomục tiêu tối thượng của người tu thiền Phật giáo là giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não và thành Phật. Thứ ba là Tiểu Thừa Thiền, loại Thiền nhằm chỉ dạy chúng ta cách đưa từ trạng thái tâm nầy đến trạng thái tâm khác, thí dụ như từ mê mờ đến giác ngộTuy nhiên, Thiền Tiểu Thừa chỉ chú trọng đến sự an tâm của một mình mình mà thôi.

Mục đích của Thiền Tiểu Thừa là đạt được một trong tứ Thánh quả của Tiểu Thừa. Thứ tư là Đại Thừa Thiền, loại Thiền được chuyên chở bằng cổ xe lớn. Đây chính là một loại thiền Phật giáo vì mục đích của nó là kiến tánh ngộ đạo trong cuộc sống hằng ngày của mình. Thiền Đại Thừa nhấn mạnh về hai loại không: Ngã không (Nhân không) và Pháp không. Trong thực hành thiền Đại thừa, khởi đầu là ý thức về chân tánh, nhưng khi đã ngộ thì chúng ta mới nhận ra rằng tọa thiền còn hơn là một phương tiện để ngộ, vì tọa thiền là sự thực hiện thật sự của chân tánh. Trong Thiền Đại Thừa thì đối tượng là giác ngộ, nên người ta dễ nhận lầm tọa thiền chỉ là một phương tiện mà thôi. Kỳ thật tất cả những vị Thầy đã ngộ đạo đều cho rằng tọa thiền chính là sự thực hiện của Phật tánh vốn có chứ không phải chỉ là một kỹ thuật để đạt được sự ngộ đạo. Nếu tọa thiền không khác hơn một kỹ thuật như thế, người ta sẽ thấy rằng sau khi ngộ đạo thì tọa thiền sẽ không còn cần thiết nữa. Nhưng chính Đạo Nguyên đã chỉ rõ rằng ngược lại mới đúng, càng chứng ngộ sâu càng thấy cần thực hành. Thứ năm là Tối Thượng Thừa Thiền, loại Thiền đỉnh cao cùng tột của thiền trong Phật giáo.

Thiền Tối Thượng Thừa nhấn mạnh về sự không tịch của Tự Tánh hay tự tánh trống không và tĩnh lặng. Cái không về tự tính nghĩa là gì? Đấy là vì không có sự sinh ra của ngã thể, tức là sự đặc thù hóa là cấu trúc của tự tâm chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ rằng thực ra những sự vật đặc thù như thế chỉ là ảo tưởng, chúng không có tự tính, do đó mà bảo rằng chúng là không. Trạng thái không tịch của tự tánh cũng là trạng thái của niết bàn. Thiền nầy được thực hành bởi chư Phật trong quá khứ như Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà. Đây là sự biểu lộ của sự sống tuyệt đối, sự sống trong hình thức tinh khiết nhất. Đây là cách tọa thiền mà thiền sư Đạo Nguyên bênh vực, nó không dính dáng gì đến việc phấn đấu để ngộ hay đạt được bất cứ một đối tượng nào khác. Trong phương pháp thực hành cao nhất nầy, phương tiện và cứu cánh là một.

Trong tập sách nầy chúng ta hầu như chỉ đề cập nhiều nhất đến Thiền Đại Thừa và Tối Thượng ThừaĐại thừa xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ I trước CN, nói là cỗ xe lớn vì tông chỉ của nó là giúp được nhiều người cùng giải thoát. Kỳ thật chủ đích của Đại thừa là cứu độ nhứt thiết chúng sanh. Một trong những điểm tối quan trọng của Phật giáo Đại thừa là nó nhấn mạnh đến giá trị của người tại gia. Nó cho rằng những người thế tục cũng có thể đạt tới đại giác và Niết bàn nếu người ấy chịu cố công tu hànhPhật giáo Đại Thừa đưa ra những giáo lý mạch lạc về tánh không và chân nhưvân vân. Những nhà Đại Thừa tin rằng chư pháp đều là “không”, theo ý nghĩa mỗi pháp không là gì cả trong tự thân của chúng, và tự thân của chúng cũng không là gì cả. Do vậy, bất cứ pháp nào cũng không thể phân biệt được với các pháp khác. Kết quả là tất cả các pháp đều hoàn toàn không thực và đều giống như nhau. Tánh không nói trên có thể được xem như là chân như, khi người ta nhận thức mỗi sự vật hoàn toàn đúng như chúng thực là, không thêm bớt điều gì. Chỉ có một chân như duy nhất, và thế giới đa dạng chỉ được dựng lên bằng trí tưởng tượng của chúng ta mà thôi. Nếu tất cả là một và như nhau thì cái tuyệt đối cũng sẽ giống với cái tương đốivô vi cũng như hữu vi, và niết bàn cũng giống như luân hồi. Vì thế những nhà Đại Thừa đi đến kết luận: “Trí tuệ chân thật phải vượt lên trên tánh nhị biên của cả chủ thể và khách thể, cũng như sự xác định và phủ định.”

Đại Thừa không những là một triết lý và tâm lý phát triển cao độ và thâm sâu, mà nó cũng là một cỗ xe năng động để đạt thành Phật quả. Giáo pháp tu tập căn bản của Đại Thừa là việc tu tập Lục Độ Ba La Mật, trong đó trí tuệ viên mãn là cái đỉnh cao nhất, vì sự hiểu biết trực tiếp sâu sắc về tánh không sẽ biến đổi việc thực hành bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấn và thiền định thành viên mãnVai trò của trí tuệ viên mãn thật là độc đáo trong sáu đức hạnh viên mãn, vì dưới ánh sáng của trí tuệ viên mãnchúng ta thấy rõ tánh không của chủ thể, khách thể cũng như hành động của năm đức hạnh kia. Thí dụ như trong việc bố thíchính trí tuệ viên mãn khiến cho chúng ta hiểu được tính không của chủ thể hay người cho, tính không của khách thể hay người nhận, và tính không của tặng vật. Tương tự, trong đức hạnh viên mãn của trì giớinhẫn nhụctinh tấn, và thiền định, chính là do sự hiểu biết trí tuệ viên mãn mà chúng ta có thể hiểu được sự thanh tịnh hay tính không của chủ thể, khách thể, và hành động hiện diện  trong từng phạm vi hành động. Hành trì sáu đức hạnh viên mãn đưa đến việc thủ đắc công đức và kiến thứcĐức hạnh bố thítrì giới, và nhẫn nhục viên mãn sẽ dẫn đến sự tích lũy công đức; trong khi thiền định và trí tuệ viên mãn lại dẫn đến sự tích lũy kiến thức cần thiết cho việc tu tậpđức hạnh tinh tấn cần thiết cho cả công đức và kiến thức. Cả hai thứ công đức và kiến thức đều tối cần thiết cho việc tu tập để đạt thành Phật quả. Ngoài rabốn tâm vô lượng hay bốn đức hạnh phát sinh ra các đức hạnh cứu độ vị tha. Chúng là những đại nguyện của những bậc giác ngộ muốn giải thoát chúng sanh. Những bậc giác ngộ nầy dùng đủ mọi phương tiện thiện xảo để độ mình độ người.


Kỳ thật, Thiền Đại Thừa và Thiền Tối Thượng Thừa bổ sung cho nhau. Khi được thực hành đúng bạn ngồi trong niềm tin kiên định rằng tọa thiền chính là thể hiện Chân tánh không ô nhiễm của mình, và đồng thời bạn ngồi trong niềm tin trọn vẹn rằng cái ngày ấy sẽ đến, khi bạn kêu lên: “Ô, nó đây rồi!” Bạn sẽ nhận ra chân tánh nầy không lầm lẫn. Vì thế, về mặt tự thức, bạn không cần cố gắng để ngộ. Theo Thiền Sư Khuê Phong Tông Mật (780-841) trong Truyền Đăng Lục, quyển XIII, người tu thiền ngộ ngã pháp đều không, những hành giả nầy đang tu theo Thiền Đại ThừaThiền Sư Khuê Phong Tông Mật thường bảo chúng đệ tửHành giả tu Thiền y theo Phật tức là tu tập Thiền Tối Thượng Thừa. Người đốn ngộ xưa nay luôn có tự tánh thanh tịnh bởi vì tự tánh thường thanh tịnh trong bản thể của nó. Tự tánh thanh tịnh, không sanh diệt, tự đầy đủ, không dao động, và thường sanh muôn pháp. Nói cách khác, trạng thái không tịch của tự tánh cũng là trạng thái không còn bị quấy rối, là trạng thái của Niết Bàn. Theo Truyền Đăng Lục, quyển V, một hôm Lục Tổ bảo chúng: “Tôi có một vật không đầu, không đuôi, không danh, không tự, không lưng, không mặt, các người lại biết chăng?” Thần Hội bước ra nói rằng: “Ấy là bổn nguyên của chư Phật, là Phật tánh của Thần Hội.” Cũng theo Truyền Đăng Lục, quyển V, và bộ Hiển Tông Ký, một hôm có một vị Tăng đến hỏi Thiền sư Thần Hội: Thế nào là Đại Thừa và thế nào là Tối Thượng Thừa? Thiền sư Thần Hội đáp: Đại Thừa là Bồ Tát và Tối Thượng Thừa là Phật. Một vị Bồ Tát thực hành hạnh Bố Thí Ba La Mật, chỉ thấy có ba thứ không: không thấy người bố thí, không thấy vật thí, và cũng không thấy người được bố thí. Trong khi hành giả tu tập Thiền Tối Thượng Thừa chỉ thấy Tự Tánh vốn Không Tịch.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Sơ Lược Về Thiền Đại Thừa Và Tối Thượng Thừa” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Thiền trong Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần trình bày những lời dạy cốt lõi của đức Phật, một bậc giác ngộ vĩ đại trong lịch sử nhân loại, về Thiền Đại Thừa và Tối Thượng Thừa. Những giáo pháp của Ngài đã mở ra một kỷ nguyên mới: khởi điểm của một đời sống bớt khổ thêm vui cho toàn thể thế giớiPhật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng nếu chúng ta chịu tu y như cách mà đức Phật đã truyền lại, chưa nói đến chuyện giải thoát rốt ráo, cuộc sống hằng ngày của chúng ta sẽ trở nên tỉnh thức, yên bình và hạnh phúc hơn nhiều lắm. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường thiền định thanh tịnh thân tâm và diệt trừ đau khổ và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Sơ Lược Về Thiền Đại Thừa Và Tối Thượng Thừa” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độđặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những muốn hiểu biết thêm về Thiền trong Phật giáo nhằm dẫn đến cuộc sống an bìnhtỉnh thức và hạnh phúc.
Cẩn đề
Anaheim, California, ngày 3 tháng 8  năm 2023
Thiện Phúc

Preface

 

In Buddhist cultivation of meditation, there are five varieties of meditation. First, Ordinary Zen for anybody and everybody, which help people learn to concentrate and control their mind, being free from any philosophic or religious content. Ordinary is a pure Zen practice, in the belief that it can improve both physical and mental health. However, the fact remains that ordinary Zen, although far more beneficial for the cultivation of the mind than the reading of countless books on ethics and philosophy, is unable to resolve the fundamental problem of man and his relation to the universe, because it cannot pierce the ordinary man’s basic delusion of himself as distinctly other than the universe. Second, an outside way of meditation or Outsider Zen, i.e. Indian (Hindu) Yoga, the quiet sitting of Confucianism, contemplation practices in Christianity, etc. One aspect of the outsider Zen is that it is often practiced in order to cultivate various supranormal powers or skills, or to master certain arts beyond the reach of ordinary man, i.e walking barefooted on sharp sword blades or staring at sparrows so that they become paralized. Another aspect of the outsider Zen is that it is practiced to obtain rebirth in various heavens. These aspects of the outsider Zen are not the objects of Zen Buddhism; the ultimate goal of Buddhist meditators is to get rid of sufferings and afflictions and to become a Buddha. Third, Hinayana Zen or Zen of Small Vehicle. This is the vehicle or teaching that is to take you from one state of mind to another state of mind, i.e. from delusion to enlightenment. However, Zen of the Smal Vehicle looks only into one’s own peace of mind.  The purpose of Zen of Small Vehicle is to attain one of the four degrees of saintliness of Hinayana. Fourth, Mahayana Zen or Great Vehicle Zen, this is a truly Buddhist Zen, for it has its central purpose, seeing into your essential nature and realizing the way in your daily life. The Mahayana Zen emphasizes on two kinds of void: the non-reality of the atman, the soul, the person; and the non-reality of things. In the practice of Mahayana Zen your aim in the beginning is to awaken to your true-nature, but upon enlightenment you realize that meditation is more than a means to enlightenment. It is the actualization of your true-nature. The object of the Mahayana Zen is Awakening, it is easy to mistakenly regard meditation as but a means. However, any enlightened masters point out from the beginning that meditation is in fact the actualization of the innate Buddha-nature and not merely a technique for achieving enlightenment. If meditation were no more than such a technique, it would follow that after awakening meditation would be unnecessary. But T’ao-Yuan himself pointed out, precisely the reverse is true; the more deeply we experience awakening, the more we perceive the need for practice. Fifth, Zen of the highest vehicle. This is the culmination and crown of Buddhist Zen. The Zen of the Highest Vehicle emphasizes on the emptiness and calmness or tranquility. What is meant by Emptiness of Self-nature (Self-substance)? It is because there is no birth of self-substance by itself. That is to say, individualization is the construction of our own mind; to think that there are in reality individual objects as such, is an illusion; they have no self-substance, therefore, they are said to be empty. The Emptiness and calmness of Self-nature also means the immaterial, a condition beyond disturbance, the condition of nirvana. This Zen was practiced by all Buddhas of the past, namely Sakyamuni and Amitabha.  It is the expression of the Absolute Life, life in its purest form. It is the meditation that T’ao-Yuan chiefly advocated and it involves no struggle for awakening or any other objects. In this highest practice, means and end are just one. 

In this book, we only mention on the Zen of the Great Vehicle and the Zen of the Highest Vehicle most of the time. The Mahayana arose in the first century BC. It is called Great Vehicle because its objective is the salvation of all beings. It opens the way of liberation to a great number of people and indeed, expresses the intentionto liberate all beings. One of the most critical in Mahayana is that it stresses the value on laypersons. It emphasizes that laypersons can also attain nirvana if they strive to free themselves from worldly bondages. Mahayana Buddhism introduced some coherent doctrines dealing with emptiness and Suchness, and so on. Mahayanists believe that all dharmas are empty in the sense that each one is nothing in and by itself. Any dharma is therefore indistinguishable from any other dharma. In consequence all dharmas are ultimately non-existent and the same. The above mentioned emptiness can be called “Suchness”, when one takes each thing “such as it is”, without adding to or subtracting any thing from it. There can be only one Suchness and the multiple world is only a construction of our imagination. If all is one and the same, then also the Absolute will be identical with the Relative, the Unconditioned with the Conditioned, Nirvana with Samsara. So, the Mahayanists conclude that true knowledge must rise above the duality of either subject and object, or affirmation and negation.

The Mahayana is not only a highly developed and profound philosophy and psychology, it is also an accessible, dynamic vehicle for achievement of Buddhahood. The basic practice doctrine of Mahayana Buddhism is the cultivation of the six paramitas; among them, the perfection of wisdom is the crown of the six perfections, for it is the penetrative, direct understanding of emptiness will transform the practices of generosity, morality, patience, energy, and meditation into perfections.  The role of the perfection of wisdom is unique among the six perfections, for it is in the light of the perfection of wisdom that we see the emptiness of the subject, object, as well as action of the other five perfections. For example, in the perfection of generosity, it is the perfection of wisdom that causes us to understand the emptiness of the subject of the action of giving or the giver, the emptiness of the object of giving or the recipient, and the emptiness of the gift.  Similarly, in the perfections of morality, patience, energy, and meditation, it is through understanding the perfection of wisdom that one understands the purity or emptiness of the subject, object, and action present in every sphere of action. The practice of the six paramitas results in the accomplishment of the two accumulations of merit and knowledge. The perfection of generosity, morality, and patience result in the accumulation of merit; while those of meditation and wisdom result in the accumulationof knowledge; the perfection of energy is necessary in both accumulations of merit and knowledge. These two accumulations is very necessary for the cultivation and achievement of the Buddhahood. Besides, four infinite minds or four perfections of virtues may also be termed stereological or altruistic perfections.  They are great vows of the enlightened ones with intention to free all sentient beings. These Enlightened Beings use all kinds of skillful means to save themselves as well as to save others.

As a matter of fact, Mahayana Zen and Zen of the highest vehicle are in fact complementary for one another. When rightly practiced, you sit in the firm conviction that meditation is the actualization of your undefiled True-nature, and at the same time you sit in complete faith that the day will come when, exclaiming “Oh, this is it!” You will unmistakably realize this True-nature. Therefore you need not self-consciously strive for enlightenment. According to Zen Master Kuei-Feng Tsung-Mi in the Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume XIII, Zen practitioners who enlighten on both the emptiness of the self and things, these practitioner have been practicing on the Mahayana Zen. Zen Master Kuei-Feng Tsung-Mi usually told his disciples: Zen practitioners who practice exactly the way the Buddha did, they are practicing the Zen of the Highest Vehicle. Practitioners with Sudden Enlightenment formerly and today always have a Self-existent pure mind because the nature of the original nature is always pure in its original essence. The self-nature is originally pure in itself, neither produced nor destroyed, originally complete in itself, originally without movement, and can produce the ten thousand dharmas. In other words, the Emptiness and calmness of Self-nature also means the immaterial, a condition beyond disturbance, the condition of Nirvana. According to the Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume V, one day the Sixth Patriarch addressed the assembly as follows: “I have a thing. It has no head or tail, no name or label, no back or front. Do you all know what it is?” Shen-Hui stepped forward and said, “It is the root source of all Buddhas, Shen-Hui’s Buddha nature!” Also according to the Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume V, and the Hsien-Tsung Chi, one day, a monk came and asked Zen Master Shen-Hui: What is the Great Vehicle and what is the Highest Vehicle? Zen Master Shen-Hui replied: The Great Vehicle is the Bodhisattva and the Highest Vehicle is the Buddha. A Bodhisattva who practices Dana Paramita only see three kinds of emptiness: Emptiness of the giver, emptiness on the thing that is given, and emptiness on the receiver. Meanwhile, a practitioner who practices Zen of the Highest Vehicle only sees the Emptiness of Self-nature. This little book titled “Summaries of the Mahayana Zen & the Zen of the Highest Vehicle” is not a profound study of meditation in Buddhism, but a book that simply presents the core teachings of from the Buddha, the Great Enlightened in human history, on the Mahayana Zen and the Zen of the Highest Vehicle. These teachings did open a new era: A starting point of a life with less suffering but more happiness for the whole world.

This little book titled “Summaries of the Mahayana Zen & the Zen of the Highest Vehicle” is not a profound study of meditation in Buddhism, but a book that simply presents the core teachings of from the Buddha, the Great Enlightened in human history, on the Mahayana Zen and the Zen of the Highest Vehicle. These teachings did open a new era: A starting point of a life with less suffering but more happiness for the whole world. Devout Buddhists should always remember that if cultivate exactly the way the Buddha did relay to us, not talking about the final emapacipation, our present life would surely be much more mindful, peaceful and happy. The Buddha already explained clearly about the path of meditation to purify the body & mind and to reduce sufferings in life and He advanced to the Buddhahood on that path. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Summaries of the Mahayana Zen & the Zen of the Highest Vehicle” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 

Respectfully,

Anaheim, California, August 3, 2023

Thien Phuc
Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…